Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2000/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 02/02/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2000/NQ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 2 năm 2000

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ hưu. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai dưới mức hạn điền, với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu; một số có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động được thoả thuận giữa hai bên. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng; vốn vay của tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.

Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời.

1. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về phát triển kinh tế trang trại, song còn một số vấn đề về quan điểm và chính sách phải tiếp tục làm rõ như: việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất để làm kinh tế trang trại; việc thuê mướn, sử dụng lao động; việc cán bộ, đảng viên làm kinh tế trang trại; việc đăng ký hoạt động và thuế thu nhập của trang trại...Những vấn đề đó chậm được giải quyết đã phần nào hạn chế việc khai thác tiềm lực phong phú ở nhiều vùng để phát triển kinh tế trang trại.

2. Hiện còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định, lâu dài, nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất.

3. Hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc; thị trường còn kém phát triển.

4. Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

II. QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển các trang trại trong thời gian qua và căn cứ vào chủ trương đối với kinh tế trang trại đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1997) và Nghị quyết số 06 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp và nông thôn, cần giải quyết một số vấn đề về quan điểm và chính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại trong thời gian tới.

1. Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại:

- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.

- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới .

- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

2. Một số chính sách lâu dài của Nhà nước đối với kinh tế trang trại

- Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.

- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

- Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả.

3. Về chính sách cụ thể.

a) Chính sách đất đai

- Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 85/1999/NĐ-CP , ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP , ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.

Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được ủy ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại.

Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, có vốn đầu tư để phát triển trang trại, được ủy ban nhân dân xã sở tại cho thuê đất.

Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.

- Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại, thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê, hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết này, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

b) Chính sách thuế

- Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP , ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện.

- Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

c) Chính sách đầu tư, tín dụng

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 mục I Chương II của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước và việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo các quy định của Nghị định này.

- Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc vay vốn được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg , ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về "Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn", chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP , ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

d) Chính sách lao động

- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.

- Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ; thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất.

- Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.

đ) Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho phát triển sản xuất. Chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong trang trại. Các chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng nước mặt, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy hoạch không phải nộp thuế tài nguyên nước.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ sản) hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để bảo đảm đủ giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và cho hộ nông dân trong vùng.

- Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.

e) Chính sách thị trường.

- Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.

- Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nuớc.

Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.

Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.

g) Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại.

Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi.

h) Nghĩa vụ của chủ trang trại.

Chủ trang trại có nghĩa vụ:

Trong quá trình sản xuất phải thực hiện các quy trình kỹ thuật về bảo vệ đất và làm giàu đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai;

Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động;

Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn các điạ phương xây dựng quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại; quy hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi, cơ sở công nghiệp chế biến; tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, thông tin thị trường; hướng dẫn các doanh nghiệp công nghiệp chế biến ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, nguyên liệu cho các trang trại; tổ chức đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý cho chủ trang trại; hàng năm, trình Chính phủ báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế trang trại và kiến nghị những chính sách cần bổ sung, sửa đổi để phát triển kinh tế trang trại.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện các chính sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình nêu trong Nghị quyết này.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Quy hoạch vùng mở mang kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; hàng năm công bố quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt; công bố quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất có nhu cầu cho thuê, niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân các cấp để các hộ gia đình, cá nhân đăng ký thuê sử dụng lập trang trại.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho vùng phát triển kinh tế trang trại phù hợp với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới.

- Bảo đảm trật tự an ninh trên địa bàn để nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No.03/2000/NQ-CP

Hanoi, February 2, 2000

 

RESOLUTION

ON THE FARM ECONOMY

I. ASSESSMENT OF THE SITUATION

Carrying out the renovation policy of the Party and State, the farmers’ household economy has brought into play its great impact and created a new strength in the development of agriculture and the rural economy. On the basis of the autonomous economy of the farmers’ households, through capital and labor investment, many farms have taken shape with higher technology and management levels, with a view to expanding the scope of commodity production and raising productivity, efficiency and competitiveness in the market mechanism.

At present, the farm economy is rapidly expanding in quantity with the participation of many economic sectors, chiefly the farmers’ household farms and also a sizeable proportion of the families of retired officials, workers, public employees, and retired members of the army and police force. Almost all the farms have a land area of diversified origin but generally below the average area prescribed for a farmer’s household family. These farms use mainly the labor force of the families; a number of them hire seasonal as well as regular labor who are paid upon mutual accord. Nearly all the investments are self-procured capital and loans from the community; the loans from credit organizations account only for a small proportion. The majority of the farms have been able to develop the advantages of each region to conduct integrated business, using the yields from short-term investments to sustain long-term investments.

The development of the farm economy has helped bring into play more capital from the population, expand the cultivated areas on the bare hills and wild land, especially in the midlands, mountain and coastal areas; created more jobs for the rural labor force, thus contributing to the eradication of hunger and alleviation of poverty; and increasing the volume of commodity farm produce. A number of farms have contributed to the production and supply of good strains, the supply of technical service and the consumption of products of the farmers in the region.

However, the process of developing the farm economy has posed many problems which need timely settlement.

1. Though, the Party and State have worked out the policy on developing the farm economy, a number of questions concerning the viewpoints and policy must be further elucidated, such as the allocation, lease, assignment and accumulation of land for the farm economy; the hiring and use of labor; the question of officials and Party members engaged in the farm economy, the registration of the farm�s operations and the income tax of the farms... These questions, which have been slow in resolving, have to some extent limited the exploitation of the abundant potentials of many areas to develop the farm economy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Almost all the localities with a good development of the farm economy have not carried out well the planning of production, water conservancy, communication, electricity, water for daily life, communication and information; the market remains underdeveloped.

4. The majority of the farm owners still have a poor knowledge of the market, science, technique and management skill, and do not have sufficient capital for long-term development; they are often puzzled and resigned to accept losses when the price of farm produce dips or when meeting difficulties in marketing their products.

II. VIEWPOINT AND POLICY IN THE DEVELOPMENT OF THE FARM ECONOMY

On the basis of reviewing the practice of the formation and development of the farms in the recent past and on the policy toward the farm economy outlined in the Resolution of the 4th Plenum of the Central Committee of the Party (December 1997) and Resolution No. 06 of November 10, 1998 of the Political Bureau on agricultural and rural development, it is necessary to settle a number of questions concerning the viewpoint and policy in order to create a more favorable environment and conditions for the strong development of the farm economy in the coming period.

1. Necessity to have a unified view of the nature and position of the farm economy:

- The farm economy is a form of organizing the production of commodity goods in agriculture and the rural areas by relying chiefly on the household families aimed at expanding the scope and raising the efficiency of production in cultivation, livestock breeding, aquaculture, forest planting, and associating production with processing and the consumption of farm, forestry and aquacultural products.

- The development of the farm economy aims to effectively exploit and use land, capital, technique and management experience to contribute to the sustainable development of agriculture; create jobs and increase income; encourage the people to get rich along with eradicating hunger and alleviating poverty; redistribute labor and population and build a new countryside.

- The process of changing the land use right and accumulating land and fields to create farms must be associated with the process of redistribution of the labor force in the countryside and step by step moving agricultural labor to non-agriculture sectors, accelerating the industrialization of agriculture and the countryside.

2. A number of long-term policies of the State toward the farm economy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The State particularly encourages the investment for effective exploitation and use of the waste land, bare hills and mountains in the midlands, the mountain areas, along the borders and on the offshore islands, the full use of the still wild lands, ponds, marshes, lakes, alluvial land along the rivers and the coast, the water surface in the bays, lagoons and tide pools for agricultural, forestry and fishery production along specialization with a high rate of commodity goods. With regard to the areas with narrow arable land and a high density of population, the State encourages the development of the farm economy using little land and a large work force, highly intensive cultivation coupled with processing, trade and service in order to produce farm products with high economic value. Priority in land allocation and lease shall be given to those farmer households having large capital, production and management experiences which want to expand the scope of production of commodity farm products, and also those households which do not have land for agricultural production and which wish to build a lasting fortune in agriculture.

- The State invariably carries out the policy of developing the economic autonomy of the farmers� households, developing the farm economy along with the conversion of the old cooperatives, broadening the various forms of the economy of cooperation and joint enterprise in production and business among the farmers’ households, farms, State-owned agriculture and forestry farms, State enterprises and enterprises of other economic sectors in order to create a motive force and an integrated strength to promote the development of agriculture and the countryside.

- The State shall provide assistance in capital, science and technology in processing and consuming products, in building the infrastructure and creating other favorable conditions for the sustainable development of the farms.

- To strengthen the State management work so that the farms can develop healthily and effectively.

3. About specific policies

a/ Land policy:

- The family households that have the wish and capability of using land to develop farms shall be allocated or leased land by the State and issued with certificates of land use right. The competence in land allocation and land lease shall conform with the provisions of Decree No. 85/1999/ND-CP of August 28, 1999 of the Government amending and supplementing a number of stipulations on the allocation of agricultural land to family households and individuals for stable and long-term use, and Decree No. 163 /1999/ND-CP of November 16,1999 of the Government on the allocation and lease of forestry land to organizations, family households and individuals for stable and long- term use for forestry purposes.

Family households that directly engage in agricultural and forestry production or aquaculture, that live in the locality and have the wish and capability of using land to expand production, shall be considered by the commune People’s Committees for renting land to develop their farms beside the land allotted to them within the quota of the locality.

Non-agricultural family households that have the wish and capability of building a lasting fortune from agricultural and forestry production and aquaculture shall be leased land by the commune People�s Committees to practice the farm economy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The area of land to be allocated or leased depends on the land fund of the locality and the capacity for production and business of the farm owner.

- Family households and individuals are allowed to assign the land use rights; to rent or sub-rent the land use right of other organizations, family households and individuals in order to develop the farms as prescribed by law. The assignees or renters of the lawful right to use land have the rights and obligations prescribed by the land legislation and shall be issued with the land use right certificates.

Family households and individuals that have been allocated or assigned the land use right for farm development but have exceeded the land use quota set prior to January 1st, 1999, shall be allowed to continue to use the land already allocated or assigned, the area of land in excess of quota shall be converted into leased land as prescribed by the land legislation and they shall be issued with land use right certificates.

Family households and individuals that use land but are not yet allocated or leased land or that have been assigned the land use right but not yet issued with land use certificates prior to the promulgation of this Decree shall, if they are not implicated in land dispute and if they are using land for the right purpose, be considered for land allocation or lease and shall be issued with land use right certificates.

- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to direct the land administration agencies to urgently issue land use right certificates to these farm owners so that they can confidently invest in developing production.

b/ Tax policy:

- To encourage and create conditions for the family households and individuals to invest in developing the farm economy, especially in the areas of waste land and bare hills and mountains, sand bands, lakes and tide pools on the coast, income tax shall be exempted for the farms over a maximum period as prescribed in Decree No. 51/1999 ND-CP of July 8, 1999 of the Government detailing the implementation of Law on Domestic Investment Promotion (amended) No. 03/1998/QH10.

As prescribed by the Law on Enterprise Income Tax, the farmer’s family households and individuals engaged in large-scale commodity production and having high income are subject to enterprise income tax. The Ministry of Finance is assigned with studying and submitting to the Government proposals on amendments and supplements to Decree No. 30/1998/ND-CP of May 13, 1998 of the Government detailing the implementation of the Law on Enterprise Income Tax, whereby the objects of this tax are households engaged in farm economy which have stable production and business and have large commodity value and profits. Also under the to-be- amended Decree the Government shall reduce to the lowest level the tax rate for them aimed at encouraging the development of the farm economy, provided that this is approved by the population and is practicable.

- The farms shall enjoy exemption or reduction of land lease charge as prescribed by the land legislation if they rent uncultivated land, bare hills and mountains and wild land to plant production forests and perennial trees and if they rent areas in natural water surfaces where no investment has been made for transformation with a view to agricultural, forestry and fishery production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Based on the planning for the development of agricultural, forestry and fishery production in the areas with difficult or extremely difficult economic and social conditions, the State shall adopt policies to assist the investment in developing the infrastructure such as communications, water conservancy, electricity, water for daily life, information and processing establishments in order to encourage household families and individuals to develop the farms for agricultural, forestry and fishery production.

- The farms set up to develop production and business in the domains belonging to the subjects provided for in Article 8, Section I, Chapter II of Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999 of the Government are eligible for loans from the State Development Investment Assistance Fund. The borrowing of State credit capital for development investment shall conform with the provisions of this Decree.

- The farms set up to develop production and business are eligible for commercial credits from State-owned commercial banks. The loans shall conform with the prescriptions of Decision No. 67/1999/QD-TTg of March 30, 1999 of the Prime Minister on "Some policies on bank credits for agricultural and rural development". The farm owners shall be allowed to use their assets formed from the loan capital to guarantee the loans as stipulated in Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999 of the Government on the guarantee for loans of credit organizations.

d/ Labor policy:

- The State encourages and creates conditions to assist farm owners to expand the scope of their production and business and create many jobs for the rural labor force, with priority given to the use of the labor of the landless or land deficient farmers for agricultural production and poor families which run short of employment. Farm owners are allowed to hire labor without limit; they shall pay the laborers as agreed with them and as prescribed by labor legislation. Farm owners must provide labor protection equipment according to each occupation for the laborers and shall have to share responsibility with the laborers when they meet with mishaps or accidents or fall sick while working under labor contracts.

- Where socio-economic conditions are exceptionally difficult, the farm owner is eligible for priority loan of capital under the program for job settlement, eradication of hunger and alleviation of poverty, in order to create jobs for the laborers on the spot and attract laborers from the densely populated areas to come and develop production.

- The State shall adopt plans to assist job-training for laborers at the farms in many forms such as concentrated training or short-term fostering.

e/ Science, technology and environmental policy:

-The Ministry of Agriculture and Rural Development shall together with the localities adopt the overall planning and concrete plans to build water conservancy works to create water sources for production development. For their part, the farm owners shall also invest their own capital or borrow from development credit sources of the State to build the system of irrigation works in service of production and daily life at the farms. The farm owners shall build their own water conservancy projects to use surface water and underground water within the farm according to plan without having to pay water resource tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To encourage the farm owners to contribute capital to the Fund of Assistance to Scientific Development in collaboration with the scientific and training institutions, to transfer scientific and technical advances to the farms and to provide technical service for farmers in the area.

f/ Market policy:

- The Ministry of Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to organize well the supply of market information and scientific and technical recommendations to help the farms determine the right orientation of their businesses and production in conformity with the demands of the markets in the country and abroad.

- The State shall assist in the investment for upgrading, expanding and building new establishments of the processing industry in the areas of concentrated or specialized production; guide the signing of contracts for the supply of materials and marketing of farm produce. To encourage the various economic sections to take part in developing the industry of procesing farm products and marketing commodity farm products of the farms and farmers in the area.

- The State encourages the development of the rural markets, the centers for transaction and trading of farm produce and agricultural materials; creates conditions for the farm owners to have access to and take part in programs and projects of cooperation and exhibition fairs in the country and abroad.

To step up the linkage between the establishments for production, processing and marketing of farm produce of different economic sectors, especially between State enterprises and the cooperatives, farm owners and farmer households.

The State creates conditions and encourages farm owners to directly export their products and products they gather from other farms and farmer households and to import agricultural materials.

g/ Policy of protecting invested assets of the farms:

The assets and lawful investment capital of the farms shall neither be nationalized, nor confiscated by administrative measures. Where for national defense and security reasons or for the interests of the nation, the State needs to recover the land already allocated or leased to the farms, the farm owner shall be refunded or compensated at the market price at the time of announcement of the recovery decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The farm owner has the obligation:

In the process of production, he/she must abide by the technical processes for land production and enrichment and other prescriptions of land legislation;

To pay tax and perform other financial obligations as prescribed by law;

To observe the prescriptions of law on national defense, security and public order and safety;

To carry out fully the obligations prescribed by the legislation on labor;

To observe the legislation on protection of the environment, protection of the historic and cultural relics and places of scenic beauty.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to guide the localities to formulate the planning for the areas of farm economy development; to plan the development of water conservancy networks, the establishments of processing industries; to organize the system of promotion for agriculture and forestry, market information; to guide the enterprises of the processing industries in signing contracts for marketing farm produce and raw materials for the farms; to organize professional, technical and management training for the farm owners; to yearly submit to the Government an integrated report on the situation of the farm economy and make recommendations as to the policies that need to be supplemented or amended in order to develop the farm economy.

2. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government shall guide the implementation of the policies under their functions and tasks mentioned in this Resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To plan the areas for developing the farm economy in conformity with the overall plan of socio-economic development of the provinces; yearly to announce the planning on land use already approved by the competent agencies; to announce the unused land fund, the land fund that should be leased and post them up at the Offices of the People’s Committees of all levels so that the household families and individuals may register for land rent to be used for the setting up of farms.

- To build the infrastructures in service of the areas devoted to the development of the farm economy in conformity with the development of agriculture and the rural areas in the new period.

- To ensure order and security in the areas so that the population will be confident in investing in development of production.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.535

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.82.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!