HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2016/NQ-HĐND
|
Phú Thọ, ngày 19
tháng 7 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật
Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Xét Tờ
trình số 2704/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo
cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
1. Quan điểm
hỗ trợ
- Thúc đẩy
phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững theo hướng liên kết sản xuất,
đổi mới tổ chức sản xuất, chú trọng khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, hợp
tác xã kiểu mới, trang trại, hộ gia đình sản xuất hàng hóa;
- Cơ chế tập
trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ khâu khó, khâu mới, đòi hỏi yêu cầu
cao về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất; bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm
an toàn, chất lượng cao;
- Hỗ trợ phù hợp
với điều kiện của tỉnh, khuyến khích các địa phương bổ sung ngân sách để hỗ trợ
cho nông dân; góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân;
- Thực hiện cơ
chế, thủ tục hành chính đơn giản giúp người dân dễ tiếp cận được cơ chế và được
hưởng đầy đủ, kịp thời các cơ chế hỗ trợ; đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục
đích, có hiệu quả, tạo động lực cho người dân chủ động trong đầu tư phát triển.
2. Nguyên tắc
hỗ trợ
- Trong cùng
thời gian có nhiều chính sách hoặc có chính sách mới của nhà nước được ban
hành, đối tượng thụ hưởng chỉ được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi
nhất. Các đối tượng và nội dung hỗ trợ không có trong cơ chế này thì được hưởng
các chính sách hỗ trợ của trung ương hoặc của tỉnh đã ban hành;
- Hỗ trợ sản
xuất tập trung phù hợp với quy hoạch; chủng loại giống cây trồng, giống thủy sản
được hỗ trợ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
- Cơ chế hỗ trợ:
Thực hiện hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền.
3. Đối tượng
điều chỉnh và phạm vi áp dụng
- Các hợp tác
xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình sản xuất hàng hóa quy mô lớn tham gia
các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ; trường hợp các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình sử dụng vốn
tín dụng ưu đãi, vốn bảo lãnh tín dụng của Nhà nước để đầu tư thì không thuộc đối
tượng hỗ trợ theo Nghị quyết này;
- Các cơ quan,
đơn vị có liên quan đến điều hành, quản lý, thẩm định, nghiệm thu và sử dụng kinh
phí hỗ trợ theo Nghị quyết này.
4. Các cơ
chế hỗ trợ
4.1. Hỗ
trợ phát triển cây chè
- Đối tượng hỗ
trợ: Hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình sản xuất chè xanh tại các huyện Tân
Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba;
- Điều kiện hỗ
trợ: Hợp tác xã có diện tích trồng lại chè liền vùng từ 5 ha trở lên; trang trại,
hộ gia đình có diện tích trồng lại chè liền vùng từ 2,1 ha trở lên, sử dụng các
giống chè chất lượng cao;
- Nội dung, mức
hỗ trợ: Hỗ trợ trồng thay thế chè giống cũ bằng các giống chè chất lượng cao phục
vụ chế biến chè xanh; tối đa 8 triệu đồng/ha chi phí mua giống; định mức kỹ thuật
20.000 bầu/ha;
- Phương thức
hỗ trợ: Hỗ trợ sau khi trồng lại, được nghiệm thu.
4.2. Hỗ
trợ phát triển cây bưởi Diễn
a) Hỗ trợ sản
xuất giống
- Đối tượng hỗ
trợ: Hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình sản xuất giống hoặc có cây bưởi Diễn đề
nghị bình tuyển cây đầu dòng;
- Điều kiện hỗ
trợ: Có cây bưởi Diễn đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc có vườn ươm đảm bảo tiêu
chuẩn có công suất tối thiểu 30.000 cây/năm (có diện tích trên 5.000 m2);
- Nội dung,
phương thức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ 01 lần
100% chi phí bình tuyển cây đầu dòng, tối đa 2,1 triệu đồng/cây. Hỗ trợ sau khi
có giấy chứng nhận cây đầu dòng;
+ Hỗ trợ 01 lần
chi phí xây dựng vườn sản xuất cây giống, tối đa 200 triệu đồng/vườn. Hỗ trợ
sau khi nghiệm thu, vườn ươm đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất cây giống.
b) Hỗ trợ
trồng mới
- Đối tượng hỗ
trợ: Trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác trồng mới bưởi Diễn trong vùng sản xuất
tập trung;
- Điều kiện hỗ
trợ: Trang trại có diện tích trồng mới từ 2,1 ha trở lên; hợp tác xã, tổ hợp
tác có diện tích trồng mới liền vùng từ 5 ha trở lên, trong đó quy mô hộ từ 0,5
ha tập trung trở lên;
- Nội dung, mức
hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí mua cây giống phục vụ trồng mới, tối đa 8 triệu đồng/ha.
Định mức kỹ thuật 400 cây/ha;
- Phương thức
hỗ trợ: Hỗ trợ sau khi trồng mới, được nghiệm thu.
4.3. Hỗ
trợ giống lúa chất lượng cao
- Đối tượng hỗ
trợ: Hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ gia đình liên kết sản xuất lúa chất lượng
cao;
- Điều kiện hỗ
trợ: Có quy mô diện tích liền vùng từ 10 ha trở lên, áp dụng đồng bộ các tiến bộ
kỹ thuật;
- Nội dung, mức
hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí mua giống lúa chất lượng cao để gieo trồng, tối đa
900.000 đồng/ha; định mức kỹ thuật 60 kg/ha;
- Phương thức
hỗ trợ: Hỗ trợ 02 vụ/năm (vụ xuân, vụ mùa), hỗ trợ sau khi gieo cấy, được nghiệm
thu.
4.4. Hỗ
trợ xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Đối tượng hỗ
trợ: Trang trại;
- Điều kiện hỗ
trợ: Chăn nuôi lợn có quy mô thường xuyên từ 300 con trở lên, xây dựng và lắp đặt
hệ thống công trình Biogas (xây hoặc phủ bạt HDPE) có tổng thể tích từ 100 m3
trở lên;
- Nội dung hỗ
trợ: Hỗ trợ một lần 50% chi phí xây dựng công trình Biogas, tối đa 40 triệu đồng/trang
trại;
- Phương thức
hỗ trợ: Hỗ trợ sau khi xây dựng, được nghiệm thu.
4.5. Hỗ
trợ phát triển rừng sản xuất
- Đối tượng hỗ
trợ: Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại;
- Điều kiện hỗ
trợ: Trồng mới rừng sản xuất thâm canh có quy mô liền vùng từ 20 ha trở lên,
trong đó quy mô hộ từ 1,0 ha trở lên;
- Nội dung, mức
hỗ trợ: Hỗ trợ một lần/chu kỳ chi phí mua cây giống, tối đa 2,5 triệu đồng/ha;
- Phương thức
hỗ trợ: Hỗ trợ sau khi trồng mới, được nghiệm thu.
4.6. Hỗ
trợ phát triển thủy sản
- Đối tượng hỗ
trợ: Trang trại;
- Điều kiện hỗ
trợ: Có quy mô mặt nước liền khoảnh từ 2,1 ha trở lên, nuôi thâm canh thủy sản;
- Nội dung, mức
hỗ trợ: Hỗ trợ một lần/giai đoạn 2016 - 2020 chi phí mua cá giống mới, tối đa 5
triệu đồng/ha và không quá 30 triệu đồng/trang trại;
- Phương thức
hỗ trợ: Hỗ trợ sau khi mua cá giống, được nghiệm thu.
4.7. Hỗ
trợ thuê và dồn đổi đất sản xuất nông nghiệp
a) Hỗ trợ
thuê đất sản xuất nông nghiệp
- Đối tượng hỗ
trợ: Hợp tác xã, trang trại thuê mới đất trồng cây hàng năm hoặc đất đồi (đất
trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất) để sản xuất nông nghiệp;
- Điều kiện hỗ
trợ: Có hợp đồng thuê đất, có phương án sản xuất phù hợp với mục đích sử dụng đất
được cấp có thẩm quyền cho phép:
+ Diện tích
thuê đất: Đối với trang trại tối thiểu 2 ha liền khoảnh (đất trồng cây hàng
năm, đất đồi); đối với hợp tác xã tối thiểu 2 ha liền khoảnh đối với đất trồng
cây hàng năm, 5 ha liền khoảnh đối với đất đồi;
+ Thời gian
thuê đất: Liên tục ít nhất 5 năm đối với đất trồng cây hàng năm, 10 năm đối với
đất đồi.
- Nội dung, mức
hỗ trợ: Hỗ trợ một lần, tối đa 3 triệu đồng/ha đối với đất trồng cây hàng năm,
2 triệu đồng/ha đối với đất đồi;
- Phương thức
hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ sau khi có hợp đồng; tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất
phù hợp với mục đích sử dụng đất.
b) Hỗ trợ dồn
đổi đất nông nghiệp
- Đối tượng hỗ
trợ: Chính quyền địa phương cấp xã, thôn, hợp tác xã nông nghiệp, hộ gia đình
thực hiện dồn đổi đất trồng cây hàng năm;
- Điều kiện hỗ
trợ: Vùng thực hiện dồn đổi phải nằm trên địa bàn 1 xã, có quy mô diện tích liền
vùng tối thiểu 30 ha; sau dồn đổi diện tích thửa ruộng bình quân phải đạt
1.080m2/thửa trở lên đối với các xã đồng bằng, từ 720m2/thửa trở lên đối với
các xã trung du, miền núi, số thửa bình quân đạt dưới 5 thửa/hộ;
- Nội dung, mức
hỗ trợ:
+ Hỗ trợ cho
Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa cấp xã và cấp thôn để tổ chức hội họp, tuyên truyền,
xây dựng phương án dồn điền đổi thửa, tối đa 0,5 triệu đồng/ha;
+ Hỗ trợ 100%
chi phí cho công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cấp đổi, cấp mới giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa.
5. Nguồn vốn
hỗ trợ
Nguồn vốn hỗ
trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện. Đối với huyện Thanh Sơn,
Tân Sơn, Yên Lập ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%; các huyện, thành, thị còn lại ngân
sách tỉnh hỗ trợ tối đa 90% kinh phí thực hiện.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;
- Thường trực
Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này
được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVIII, kỳ họp thứ Hai thông qua ngày
15 tháng 7 năm 2016, có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế
các Nghị quyết số 36/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của HĐND tỉnh về hỗ trợ các
chương trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 và Nghị quyết số
10/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết
số 36/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của HĐND tỉnh về hỗ trợ các chương trình sản
xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2015./.