Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 7647/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
Ngày ban hành: 12/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7647/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 12 tháng 9 năm 2024

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH ONG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 898/QĐ-BNN-CN ngày 02/4/2024 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 155/TTr-SNN ngày 29/8/2024; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành ong; sản phẩm hàng hóa của ngành ong bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Phát triển, duy trì khoảng 65.000 đàn ong; năng suất đạt khoảng 35 kg/đàn/năm; sản lượng mật ong ổn định 2.200 tấn/năm; trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 50%.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao chất lượng giống ong:

a) Tuyển chọn, lai tạo nâng cao chất lượng giống ong ngoại phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

b) Nhập khẩu các giống ong ngoại có năng suất, chất lượng cao, có tính kháng bệnh để chọn tạo, nhân đàn, mở rộng quy mô nuôi ong theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

2. Phát triển cây thức ăn và thức ăn bổ sung cho ong:

a) Thực hiện điều tra, khảo sát về trữ lượng cây nguồn mật, cây nguồn phấn, cây nguồn mật và phấn tại các địa phương để lập kế hoạch phát triển quy mô đàn ong phù hợp với nguồn cây thức ăn, hình thành vùng nuôi ong hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

b) Sử dụng nguồn thức ăn bổ sung, thức ăn thay thế cho ong bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn cho đàn ong, không tồn dư hóa chất trong sản phẩm ong mật.

3. Kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm ong:

a) Tổ chức kiểm tra, giám sát thú y và an toàn thực phẩm đối với các cơ sở nuôi ong, thu mua, sơ chế, chế biến mật ong phục vụ mục đích thương mại để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

b) Thực hiện kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh và các hóa dược trong sản phẩm ong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

c) Ứng dụng các giải pháp tổng hợp để điều trị bệnh trên ong, giúp bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ong.

d) Thực hiện chuyển đổi số, xây dựng hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu ở các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm ong để phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc, phòng chống gian lận thương mại đối với các sản phẩm ong.

4. Đổi mới sản xuất, thương mại ngành ong:

a) Mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm ong, ưu tiên liên kết với hợp tác xã, trang trại nuôi ong theo chuỗi giá trị, hướng hữu cơ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sơ chế, chế biến và thương mại hóa sản phẩm ngành ong góp phần duy trì bền vững cơ cấu tổng đàn ong mật, phù hợp với nguồn thức ăn cho ong và nhu cầu thị trường.

b) Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi ong, chuyển đổi theo lộ trình từ nuôi ong thùng đơn sang nuôi ong thùng kế để nâng cao năng suất, chất lượng mật ong.

c) Tổ chức lại hệ thống thu gom, sơ chế, chế biến, chế biến sâu các sản phẩm ong theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng nuôi ong hàng hoá, bảo đảm yêu cầu về bảo yêu cầu của thị trường.

d) Thu hút đầu tư cho chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm ong để năng cao giá trị gia tăng, gắn với xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường trong nước.

5. Đào tạo nguồn nhân lực:

a) Thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành ong cho cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thực hành về các lĩnh vực chuyên môn, quản lý trong ngành ong.

b) Đào tạo kết hợp với nghiên cứu học tập từ những mô hình thực tế có hiệu quả; kết hợp kết nối giữa các hộ nuôi với nhau nhằm trao đổi chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để thúc đẩy phát triển đàn ong mang tính bền vững.

c) Hướng dẫn các hộ nuôi lập kế hoạch cụ thể về quá trình nuôi và chăm sóc, giúp hộ nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức nhưng dễ dàng tiếp cận các nguồn chính sách hỗ trợ một cách đạt hiệu quả trong việc duy trì phát triển đàn và năng suất sản lượng lấy mật một cách có hiệu quả.

c) Lồng ghép kinh phí từ chương trình khuyến nông, chương trình nông thôn mới ở các cấp cho hoạt động đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình, truyền thông về nghề nuôi ong cho các đối tượng khác nhau, ưu tiên cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và nông dân.

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

2. Lồng ghép nguồn vốn trong các chương trình, đề án, kế hoạch thuộc ngành nông nghiệp và các dự án khác.

3. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030; đồng thời, chủ động tham mưu, lồng ghép các mục tiêu, nội dung của Kế hoạch này với các chương trình, đề án, dự án khác để triển khai thực hiện.

b) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch này tại các địa phương; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện; đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền; bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tham mưu cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện đạt mục tiêu và các nội dung của Kế hoạch.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đặt hàng, tuyển chọn các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất liên quan đến hỗ trợ phát triển ngành ong theo nội dung Kế hoạch.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Thực hiện khảo sát, điều tra về trữ lượng cây nguồn mật, cây nguồn phấn, cây nguồn mật và phấn ở địa phương để lập kế hoạch phát triển quy mô đàn ong phù hợp với kiện thực tế của địa phương.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành ong để phục vụ truy xuất nguồn gốc.

c) Thực hiện kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi ong, thu mua, sơ chế, chế biến mật ong phục vụ mục đích thương mại.

d) Phân công cơ quan, đơn vị đầu mối chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, TC, KHCN;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phúc

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 7647/KH-UBND ngày 12/09/2024 thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


120

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.37.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!