Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4716/KH-UBND 2017 hiện đại hóa thủy lợi 05 năm Phú Thọ

Số hiệu: 4716/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Nguyễn Thanh Hải
Ngày ban hành: 19/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4716/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 19 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HIỆN ĐẠI HÓA THỦY LỢI 05 NĂM 2016-2020 TỈNH PHÚ THỌ

Thực hiện Hiệp định tín dụng số 5352-VN ngày 24/4/2014 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) cho Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới; Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-BNN-XD ngày 19/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Dự án thành phần Cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Phú Thọ, thuộc dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới do WB tài trợ (WB7); Căn cứ Văn bản 1726/TCTL-QLCT ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thủy lợi về kế hoạch chi tiết Hợp phần I dự án WB7. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 05 năm 2016-2020 tỉnh Phú Thọ với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Củng cố các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, nâng cao hiệu quả quản lý, từng bước hiện đại hóa; đổi mới cơ chế vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ; bền vững về kỹ thuật và tài chính;

- Nâng cấp, củng cố, phát triển hạ tầng thủy lợi nội đồng, đáp ứng các phương thức canh tác tốt gắn với xây dựng nông thôn mới;

- Tập trung cải tạo, nâng cấp, chống xuống cấp để nâng cao năng lực phục vụ, chất lượng hệ thống công trình thủy lợi; tăng cường năng lực hệ thống công trình tiêu, phát triển cấp nước cho nuôi trồng thủy sản;

- Phát triển sản xuất nông nghiệp có tưới theo hướng hiện đại; đẩy mạnh thực hiện trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng chủ lực như bưởi, chè, cây ăn quả, rau sạch,...

- Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn theo hướng bền vững cả về kết cấu hạ tầng, mô hình quản lý và tài chính.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo cấp nước tưới chủ động cho 34.500 ha lúa;

- Cấp nước tưới cho 7.800 ha diện tích hoa màu, tạo nguồn tưới cho diện tích cây vùng đồi 2.400 ha; trong đó tưới hiện đại, tiết kiệm nước 500 - 700 ha;

- Cấp nước cho 3.700 ha diện tích nuôi trồng thủy sản;

- 154 xã nông thôn đạt tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới;

- Đảm bảo diện tích tiêu toàn tỉnh đạt 162.400 ha, trong đó tiêu bằng động lực 20.100 ha;

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi

- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Xem xét chuyển đổi cơ chế quản lý, khai thác từ giao kế hoạch sang đặt hàng hoặc đấu thầu quản lý, khai thác; khuyến khích mở rộng các hoạt động cung cấp các dịch vụ có thu, ưu tiên cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Chỉ đạo Công ty TNHH NN MTV khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch kinh doanh 05 năm, áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng lực quản trị, quản lý, năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Ban hành quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi và giá trần phí thủy lợi nội đồng theo hướng toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng giao cho các tổ chức dùng nước là các Hợp tác xã quản lý; trên cơ sở kinh phí thủy lợi nội đồng thu được từ phí đóng góp của các đơn vị, cá nhân dùng nước để vận hành tu bổ, sửa chữa hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất. Tăng cường phân cấp quản lý công trình thủy lợi, giao Công ty TNHH NN MTV khai thác công trình thủy lợi quản lý các công trình thủy lợi liên xã, liên huyện, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.

- Rà soát, củng cố các Hợp tác xã dịch vụ thủy lợi để tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động; thực hiện tốt kế hoạch thành lập, củng cố 06 hợp tác xã dịch vụ thủy lợi do dự án WB7 tài trợ làm mô hình nhân rộng đối với các hợp tác xã dịch vụ thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng hệ thống thủy lợi, nâng cao mức đảm bảo an toàn đập

- Tiếp tục xây dựng mới các công trình thủy lợi cho các khu vực chưa chủ động tưới, tiêu; tại các nơi có ưu thế về nguồn nước, cao trình để điều tiết nước giữa các khu vực. Nâng cấp hệ thống kênh chính của các hồ thủy lợi lớn có lợi thế về địa hình bằng đường ống có áp để giảm thất thoát nước, nâng cao, đa dạng diện tích phục vụ làm tiền đề cho các hệ thống tưới hiện đại, tiết kiệm nước.

- Tiếp tục xây dựng mới những trạm bơm tiêu với công suất lớn nhằm tiêu úng triệt để cho những vùng thường xuyên bị ngập úng, kết hợp tiêu để nuôi trồng thủy sản.

- Cải tạo, nâng cấp các hồ, đập được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp để nâng cao năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an toàn công trình.

- Tập trung cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương để tăng cường năng lực phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Chú trọng duy tu, sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi bằng nguồn ngân sách tỉnh và kinh phí hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức thủy nông hàng năm. Sửa chữa thường xuyên, thay thế thiết bị như máy bơm, động cơ đối với các trạm bơm bị hư hỏng cũng như các trạm bơm hiện có các thiết bị máy bơm cột nước thấp, độ cao Hs nhỏ bằng các máy bơm có cột nước bơm cao và có chiều cao Hs lớn; tu bổ, sửa chữa các công trình bể hút, bể xả; kiên cố hoá hệ thống kênh và các công trình trên kênh.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về an toàn đập, đảm bảo quản lý chặt chẽ về an toàn đạp từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý, vận hành.

- Nâng cao năng lực dự báo mưa lũ, vận hành hồ chứa hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi; lắp đặt các hệ thống quan trắc hiện đại cho các công trình thủy lợi lớn.

- Rà soát, lập và bổ sung quy trình vận hành các hồ chứa theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế tại khu vực. Tăng cường đảm bảo an toàn cho khu vực hạ lưu đập; dự báo, cảnh báo lũ, vận hành hồ chứa, bảo vệ an toàn đập và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập.

- Triển khai thực hiện tốt kế hoạch ứng phó với tình huống sự cố vỡ đập đối với những hồ chứa có nguy cơ mất an toàn; chủ động ứng phó, khắc phục khi công trình xảy ra sự cố.

3. Phát triển tưới cho cây trồng cạn

- Áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các loại cây trồng chủ lực.

- Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống hồ chứa nước vừa và nhỏ; đẩy mạnh áp dụng dẫn nước bằng hệ thống đường ống áp lực, tưới tiết kiệm nước để cung cấp nước cho khu vực đất vàm cao, đất dốc để tăng diện tích canh tác, tăng vụ sản xuất, đa dạng loại cây trồng.

4. Phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản

Xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi đảm bảo chủ động cấp, tiêu nước bền vững, tiết kiệm nước phục vụ cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh.

5. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, năng lực quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn.

- Tăng cường rà soát hiện trạng, công tác quản lý công trình cấp nước nông thôn; đẩy mạnh thực hiện Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung và Thông tư 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn theo hướng chú trọng những khu vực có nhu cầu sử dụng cao, bị ô nhiễm nguồn nước; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình lớn, quy mô liên xã đảm bảo các tiêu chuẩn bền vững để tăng tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 98%. Xây dựng mới 06 công trình cấp nước sạch.

6. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ

- Áp dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng, cải tạo, nâng cấp, quản lý khai thác công trình thủy lợi (đẩy mạnh sử dụng hệ thống đường ống áp lực, lắp đặt hệ thống quan trắc vận hành công trình thủy lợi, cấp nước nông thôn,…).

- Xây dựng các mô hình trình diễn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng như: chè, bưởi, rau an toàn; tăng cường đào tạo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thiết kế mẫu, đào tạo lắp đặt, sử dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Xây dựng hoàn thiện mạng lưới trạm đo mưa, hệ thống thông tin cảnh báo lũ lụt; tăng cường áp dụng các nghiên cứu khoa học trong cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.

- Từng bước lắp đặt hệ thống quan trắc và vận hành công trình thủy lợi thông qua kết nối mạng điều khiển, đặc biệt đối với các hồ chứa, công trình có quy mô tương đối lớn.

- Nghiên cứu, ứng dụng mô hình nông nghiệp thông minh 4.0 trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

7. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ mi tiết có dự thảou gia góp ý của các huyện, thành, thị và các Sở liên quang xây dựng, quản lý và vận hành công trình thủy lợi

Phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan thực hiện:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ ở cấp huyện, cấp xã.

- Đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là đội ngũ quản lý thủy nông ở các tổ chức dùng nước.

8. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức phổ biến và quán triệt nội dung Kế hoạch đến cán bộ công chức, viên chức, người lao động các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành thị, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Tuyên truyền, tổ chức tham quan học tập các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để cán bộ kỹ thuật tiếp cận nhanh kỹ thuật, thấy được hiệu quả kinh tế để áp dụng nhân rộng.

- Tuyên truyền, phổ biến các mô hình tổ chức dùng nước có hiệu quả để từ đó vận động các địa phương thực hiện việc thành lập, củng cố các tổ chức dùng nước theo mô hình hoạt động có hiệu quả.

- Tuyên truyền, phổ biến để toàn dân tham gia bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm; để người dân hiểu trách nhiệm trả phí dịch vụ thủy lợi nội đồng, nước sinh hoạt khi sử dụng nước từ các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt.

9. Huy động nguồn lực đầu tư

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch dự kiến đến năm 2020 là: 2.530,833 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 1.402,69 tỷ đồng;

- Ngân sách tỉnh: 82,329 tỷ đồng;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay các nhà tài trợ (ODA): 788,891 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư huy động từ doanh nghiệp: 218,384 tỷ đồng;

- Vốn huy động từ nguồn đóng góp của người dân: 38,539 tỷ đồng.

Cụ thể như sau:

- Xây dựng các trạm bơm tiêu: 827,656 tỷ đồng (trong đó: ngân sách Trung ương: 467,09 tỷ đồng; ngân sách tỉnh: 14,452 tỷ đồng; vốn ODA: 346,114 tỷ đồng).

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống các hồ chứa: 988,2 tỷ đồng (trong đó: ngân sách Trung ương: 760 tỷ đồng; ngân sách tỉnh: 24,9 tỷ đồng; vốn ODA: 203,3 tỷ đồng).

- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt: 456,923 tỷ đồng (trong đó: ngân sách tỉnh: 20 tỷ đồng; vốn ODA: 180 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp: 218,384 tỷ đồng; vốn huy động từ nguồn đóng góp của người dân: 38,539 tỷ đồng).

- Các công trình hạ tầng thủy lợi khác: 258,054 tỷ đồng (trong đó: ngân sách Trung ương: 175,6 tỷ đồng; ngân sách tỉnh: 22,977 tỷ đồng; vốn ODA: 59,477 tỷ đồng).

(Chi tiết có Phụ biểu kèm theo)

10. Danh mục công trình, dự án thuộc Kế hoạch

10.1. Danh mục các công trình thủy lợi

- Xây dựng hồ Ngòi Giành và hệ thống cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho các huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba. Hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Yên Lập.

- Xây dựng 04 trạm bơm tiêu mới, gồm: TB Dậu Dương (huyện Tam Nông), TB Đoan Hạ (huyện Thanh Thủy), TB Sơn Tình và TB tiêu cho các xã Sai Nga, Thanh Nga, Sơn Nga, thị trấn Sông Thao (huyện Cẩm Khê); hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu Ngòi Hiêng, Ngòi Trang (huyện Hạ Hòa).

- Cải tạo, nâng cấp 14 công trình hồ đập, gồm: Hồ Đá Đen, hồ Nhà Giặc, hồ Núi Đẫu, hồ Vĩnh Lại (huyện Đoan Hùng), hồ Đầm Gai (huyện Thanh Sơn), hồ Trằm Sắt, hồ Ba Gạc (huyện Thanh Ba), hồ Ban, hồ Đát Rội, hồ Dộc Gạo (huyện Cẩm Khê), hồ Cây Quýt (huyện Hạ Hòa), hồ Dộc Hẹp, hồ Sụ (huyện Thanh Thủy), hồ Vỡ (huyện Yên Lập) thuộc dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập, sử dụng nguồn vốn WB8.

- Sửa chữa thường xuyên, thay thế thiết bị như máy bơm, động cơ đối với các trạm bơm bị hư hỏng cũng như các trạm bơm có thiết bị máy bơm cột nước thấp, độ cao Hs nhỏ bằng các máy bơm có cột nước bơm cao và có chiều cao Hs lớn; tu bổ, sửa chữa các công trình bể hút, bể xả; kiên cố hoá hệ thống kênh và các công trình trên kênh.

- Tập trung cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương để tăng cường năng lực phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Kiên cố hóa 363 km kênh mương;

- Duy tu, sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi bằng nguồn ngân sách tỉnh và kinh phí hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức thủy nông hàng năm; dự kiến trong giai đoạn duy tu, sửa chữa 100 công trình.

10.2. Danh mục các dự án nuôi trồng thủy sản

- Xây dựng mới 01 dự án nuôi trồng thủy sản bền vững thuộc xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ.

- Cung cấp nước cho một số diện tích nuôi thâm canh phù hợp với hệ thống công trình thủy lợi hiện có.

10.3. Danh mục các công trình cấp nước sạch nông thôn

Xây dựng mới 06 công trình cấp nước sạch, gồm:

- Mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt Trung Nghĩa,huyện Thanh Thủy;

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các xã: Lương Lỗ, Đỗ Sơn và Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba;

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Phương Lĩnh huyện Thanh Ba, hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các xã Thanh Nga, Xương Thịnh, huyện Cẩm Khê;

- Hệ thống cấp nước cho các xã Tề Lễ, Quang Húc, huyện Tam Nông;

- Hệ thống cấp nước sạch tập trung 12 xã huyện Tam Nông;

- Cải tạo công trình cấp nước sinh hoạt Bằng Giã, huyện Hạ Hòa.

( Chi tiết có Phụ biểu kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016-2020.

2. Phân công tổ chức thực hiện

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tham mưu, giúp UBND tỉnh thống nhất theo dõi, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị trong triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh bố trí, lồng ghép các nguồn lực đầu tư để thực hiện Kế hoạch; xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư thu hút doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển, phân bổ nguồn vốn hàng năm đảm bảo thực hiện Kế hoạch hiệu quả.

2.3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn ngân sách phục vụ công tác đầu tư xây dựng, duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi, đê điều, cấp nước sinh hoạt nông thôn; hướng dẫn quản lý sử dụng, thanh, quyết toán nguồn kinh phí hàng năm theo quy định.

2.4. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thủy lợi, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về tưới tiết kiệm, quan trắc, đo, cảnh báo tự động, các tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng, quản lý và vận hành công trình thủy lợi tự động, các tiến bộ kỹ thuật trong quản lý thông tin an toàn đập, cảnh báo lũ, lũ quét,…

2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp với kế hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê điều, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt, phòng chống thiên tai.

2.6. UBND các huyện, thành thị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ở địa phương; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kế hoạch để các xã, phường, thị trấn và nhân dân hiểu, ủng hộ các nội dung triển khai của kế hoạch; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện các nội dung có liên quan của Kế hoạch này.

2.7. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết; thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống công trình thủy lợi, khả năng phục vụ của hệ thống; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành đánh giá năng lực của hệ thống; tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công nhân viên đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng và áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

2.8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện Kế hoạch này; các chủ trương, chính sách thực hiện tái cơ cấu, hiện đại hóa lĩnh vực thủy lợi.

2.9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ, các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch để tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức và nhân dân trong triển khai các nội dung Kế hoạch này

Trên đây là Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 05 năm tỉnh Phú Thọ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- CT, các PCT;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành thị;
- Báo Phú Thọ, Đài PT-TH tỉnh, Cổng GTĐT tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- CV NCTH;
- Lưu: VT, KTTH3(02b)(Q-100b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hải

 


PHỤ LỤC I

CHI TIẾT KẾ HOẠCH HIỆN ĐẠI HÓA THỦY LỢI 5 NĂM TỈNH PHÚ THỌ
(Kèm theo Kế hoạch số     /KH-UBND ngày    tháng    năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)

TT

Nhiệm vụ

Sản phẩm

Đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển thủy lợi

1

Xây dựng, ban hành kế hoạch

Kế hoạch của UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị và Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Quý III/2017

2

Tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung và kế hoạch thực hiện với UBND các huyện, thành, thị và toàn ngành

Gửi tài liệu kế hoạch được phê duyệt tới các huyện, thành, thị và các sở ngành liên quan

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị; các sở, ngành và Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Quý III/2017

3

Tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung và kế hoạch thực hiện cấp huyện với UBND cấp xã

Gửi tài liệu kế hoạch được phê duyệt tới UBND các xã, phường, thị trấn

UBND các huyện, thành, thị

UBND các xã, phường, thị trấn

Quý III/2017

II

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch thuộc lĩnh vực theo quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1

Rà soát, điều chỉnh các Quy hoạch thủy lợi, cấp nước sinh hoạt

Báo cáo đánh giá

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị; Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Hàng năm

III

Thực hiện các nhiệm vụ QLNN

1

Xây dựng Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 5 năm

Kế hoạch của UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị; các sở, ngành và Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Năm 2017

2

Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi

Quyết định của UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành và UBND các huyện, thành, thị

Năm 2018

3

Xây dựng kế hoạch thành lập, củng cố các tổ chức dùng nước

Kế hoạch của UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị

Năm 2017

4

Bổ sung quy trình vận hành các hồ chứa

Quyết định của UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị; Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Hàng năm

IV

Xây dựng các nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công nhằm thực hiện mục tiêu của Kế hoạch

1

Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi

Báo cáo đánh giá

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi cục Thủy lợi, UBND các huyện, thành, thị; Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Quý II/2017

2

Xây dựng Kế hoạch kiên cố hóa kênh mương nội đồng

Danh mục công trình và tiến độ thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị

UBND các xã, phường, thị trấn

Hàng năm

3

Xây dựng Kế hoạch duy tu, sửa chữa các công trình Thủy lợi

Danh mục công trình và tiến độ thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị và Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Hàng năm

4

Xây dựng Kế hoạch duy tu, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

Danh mục công trình và tiến độ thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị

Hàng năm

5

Xây dựng các mô hình tưới hiện đại, tiết kiệm nước cho lúa, bưởi, chè, rau

04 mô hình tưới

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị

Năm 2017

V

Công tác đào tạo, tập huấn

1

Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp Sở, huyện và thủy nông cấp tỉnh

Khóa đào tạo, tập huấn

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị, UBND và Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Hàng năm

2

Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nước sạch, trọng tâm là cán bộ ở cấp huyện và cấp xã

Khóa đào tạo, tập huấn

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn

Hàng năm

3

Đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi ở cấp xã

Khóa đào tạo, tập huấn

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn

Hàng năm

4

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy lợi.

Khóa đào tạo, tập huấn

Bộ NN và PTNT

UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

VI

Tổng kết, rút kinh nhiệm quá trình triển khai thực hiện kế hoạch

Hội nghị cấp tỉnh

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành, thị, Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

Năm 2020

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4716/KH-UBND ngày 19/10/2017 về hiện đại hóa thủy lợi 05 năm 2016-2020 tỉnh Phú Thọ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.563

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.45.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!