Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Kế hoạch 436/KH-UBND 2021 phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm thủy sản Lào Cai 2022
Số hiệu:
|
436/KH-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Kế hoạch
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Lào Cai
|
|
Người ký:
|
Hoàng Quốc Khánh
|
Ngày ban hành:
|
28/12/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
436/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 28 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NGUY HIỂM Ở GIA SÚC, GIA CẦM VÀ DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
THỦY SẢN TỈNH LÀO CAI NĂM 2022
Căn cứ Luật Thú y 2015; Luật Thủy
sản 2017;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNN
ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động
vật trên cạn; Thông tư số 24/2019/TT-BNN ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016
của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Thông tư số
04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng,
chống dịch bệnh cho động vật thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 1814/QĐ-TTg
ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia
phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030;
Căn cứ Chỉ thị số 6477/CT-BNN-TY
ngày 08/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết
liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng
cuối năm 2021 và đầu năm 2022;
Căn cứ Nghị quyết số
26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh Lào Cai ban hành một số chính
sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường quản lý Nhà nước về công
tác thú y; nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên
môn trong việc chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cảnh báo, phòng chống
dịch bệnh.
- Phát hiện dịch nhanh, kịp thời dập dịch,
hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đặc biệt là các bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi, Cúm gia cầm, LMLM gia súc, bệnh Tai xanh ở lợn, bệnh Dại ở động vật
và dịch bệnh động vật thủy sản...
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn
gia súc, gia cầm và thủy sản của tỉnh, phục vụ sản xuất, ổn định đời sống, bảo
vệ sức khoẻ con người và môi trường.
2. Yêu cầu
- Tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo
và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.
Huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm và thủy sản phải tuân theo quy định của của Luật Thú y, chỉ đạo
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục
Thú y.
- Triển khai các biện pháp tổng hợp
nhằm ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái phát hoặc lây lan từ bên
ngoài vào địa bàn tỉnh.
- Sử dụng, quản lý kinh phí, vật tư,
hóa chất, trang thiết bị phòng, chống dịch hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo đúng
quy định hiện hành.
- Tổ chức thông tin tuyên truyền các
biện pháp phòng, chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức đến tận thôn, xóm, cơ sở
chăn nuôi hộ gia đình; đảm bảo hiệu quả, không để lãng phí các nguồn lực đầu
tư.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Công tác phòng
dịch bệnh khi chưa có dịch bệnh xảy ra
a) Điều tra dịch tễ, xác định vùng
nguy cơ xảy ra dịch bệnh
Tập hợp số liệu thống kê tình hình dịch
bệnh, xác định nguồn dịch, đường lây truyền, xây dựng bản đồ dịch tễ, lấy mẫu
giám sát chủ động, nâng cao năng lực dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên địa
bàn. Điều tra ổ dịch và thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b) Thông tin tuyên truyền, tập huấn
- Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính
xác tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm, LMLM gia súc, Tai xanh ở lợn, Dịch tả lợn
Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu, bò và các dịch bệnh khác ở động vật trên cạn
và động vật thủy sản, ở người trên địa bàn cả nước và của tỉnh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các hệ
thống phương tiện thông tin đại chúng: Báo Lào Cai, Đài phát thanh - Truyền
hình tỉnh, huyện, thành phố; loa truyền thanh của xã, phường; tờ rơi, áp phích
để phổ biến cho nhân dân thấy được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật,
không chỉ thiệt hại đối với sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ,
tính mạng của con người. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ và người dân
trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên
môn cho hệ thống thú y của tỉnh, huyện, thành phố và lực lượng ở xã, phường, thị
trấn trực tiếp tham gia tiêm phòng, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm tại cơ
sở. Tập huấn cho hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và chăn
nuôi an toàn sinh học.
- Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn
các cơ sở, trang trại chăn nuôi thực hiện sản xuất chăn nuôi an toàn, không sử
dụng chất cấm, hoá chất, kháng sinh cấm; không lạm dụng thuốc thú y, chất xử
lý, cải tạo môi trường.
c) Giám sát dịch bệnh
- Tăng cường hệ thống thông tin giám
sát dịch bệnh đến tận cơ sở, từng thôn, bản, tổ dân phố... có địa chỉ để tiếp
nhận những thông tin khai báo về tình hình dịch bệnh động vật từ người dân. Tổ
trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, bản có trách nhiệm báo cáo kịp thời, chính xác
về tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn với chính quyền cơ sở và thú y cấp
xã.
- Tổ chức thường trực để tiếp nhận
thông tin kịp thời về dịch bệnh động vật tại các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp,
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra,
giám sát sự lưu hành của vi rút gây bệnh: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, lợn
Tai xanh, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục; tổ chức các đợt giám sát để
xác định mức độ bảo hộ của vắc xin tiêm phòng.
d) Tiêm phòng vắc xin
- Vắc xin và chỉ tiêu tiêm phòng: Tổ chức
tiêm phòng định kỳ, bổ sung và khẩn cấp các loại vắc xin bắt buộc cho gia súc,
gia cầm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và theo chỉ đạo của
UBND tỉnh, cụ thể:
+ Vắc xin LMLM trâu, bò: 198.500 liều;
tỷ lệ tiêm phòng đạt 80 % tổng đàn trở lên; mỗi con trâu, bò tiêm phòng 02 liều
trên năm, cách nhau 6 tháng, trường hợp bê, nghé tiêm phòng lần đầu, cần tiêm
nhắc lại sau 4 tuần.
+ Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò: 198.500
liều, tỷ lệ tiêm phòng đạt 80 % tổng đàn trở lên; mỗi con trâu, bò tiêm phòng
02 liều trên năm, cách nhau 6 tháng.
+ Vắc xin Dịch tả lợn cổ điển và Tụ
huyết trùng lợn: 250.000 liều, tỷ lệ tiêm phòng tại cơ sở chăn nuôi tập trung,
hộ chăn nuôi với số lượng lớn đạt 70% tổng đàn trở lên, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thả
rông tỷ lệ đạt 30% tổng đàn trở lên. Sử dụng vắc xin 3 trong 1 (tiêm một mũi
phòng 03 bệnh Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng và Phó thương hàn lợn; đảm bảo
nguyên tắc bảo hộ của vắc xin cao và giá thành thấp hơn so với vắc xin đơn lẻ Dịch
tả lợn cổ điển và Tụ huyết trùng lợn); giảm chi phí về công tiêm phòng (01 mũi)
cho người chăn nuôi; giảm phản ứng Stress có hại sau tiêm phòng cho lợn (02
mũi, còn 01 mũi).
Đối với lợn nái, đực giống tiêm phòng
02 liều trên năm, cách nhau 6 tháng; đối với lợn thịt mỗi đời lợn tiêm phòng mỗi
loại vắc xin 01 liều.
+ Vắc xin Dại: 87.000 liều, tỷ lệ
tiêm phòng tại các phường, thị trấn, trung tâm xã đạt 85 % tổng đàn trở lên,
khu vực còn lại đạt trên 70 % tổng đàn; mỗi con chó tiêm phòng 01 liều/năm.
+ Vắc xin Cúm gia cầm: 2.100.000 liều,
tỷ lệ tiêm phòng tại cơ sở chăn nuôi tập trung, hộ chăn nuôi với số lượng lớn đạt
80% tổng đàn trở lên;
(Một số loại vắc xin, như: Lép tô,
Ecoli, Viêm phổi, Suyễn lợn, Circo, Newcastle, Gumboro, Đậu dê, VDNC trâu bò,
DTLCP... các cơ sở, trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi chủ động đầu tư kinh phí
mua vắc xin, hoặc nhận hỗ trợ vắc xin từ các nguồn hợp pháp khác để bảo vệ đàn
vật nuôi của mình).
- Phạm vi tiêm phòng: tại 152/152 xã,
phường, thị trấn của tỉnh Lào Cai thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp
và PTNT.
- Thời gian tiêm phòng: Tổ chức tiêm
phòng 2 đợt chính trong năm cho đàn gia súc (đợt 1 vào tháng 3-4, đợt 2 vào
tháng 9 - 10). Ngoài ra tổ chức tiêm phòng bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc,
gia cầm mới sinh hoặc mới mua về.
- Loại vắc xin, liều lượng và cách sử
dụng, bảo quản vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y và nhà sản xuất.
- Bổ sung dụng cụ tiêm phòng, trang bị
tủ lạnh bảo quản vắc xin, hộp xốp bảo quản vắc xin để phục vụ tốt nhiệm vụ tiêm
phòng.
đ) Vệ sinh, khử trùng tiêu độc
- Phát động trên địa bàn toàn tỉnh 02
đợt tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi, thực hiện
vào tháng 2, tháng 3 và tháng 10-11 năm 2022 và các đợt tổng vệ sinh khử trùng,
tiêu độc theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT; khử trùng, tiêu độc khi có ổ
dịch phát sinh theo quy định.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư hóa chất,
trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, cấp phát thành 02 đợt
chính và cấp phát khẩn cấp khi có dịch xảy ra, để các địa phương thực hiện và
giám sát sử dụng đảm bảo hiệu quả cao.
- Địa bàn vệ sinh khử trùng tiêu độc
định kỳ 02 đợt tại 152 xã, phường, thị trấn; chú trọng thực hiện ở khu vực chăn
nuôi tập trung, mật độ cao, ổ dịch cũ, khu vực thu gom, chợ mua bán động vật, sản
phẩm động vật tươi sống, cơ sở giết mổ động vật... theo Phụ lục số 08 Thông tư
số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Nhà nước hỗ trợ hóa chất khử trùng thực
hiện vào 02 đợt chính và khi có dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và động
vật thủy sản xảy ra; định kỳ hàng tuần, hàng tháng người chăn nuôi thực hiện vệ
sinh và đầu tư kinh phí mua vôi bột, hóa chất khử trùng tiêu độc, bảo vệ đàn vật
nuôi, phòng dịch bệnh phát sinh và lây lan.
e) Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ,
kiểm tra vệ sinh thú y
- Thực hiện kiểm dịch tận gốc đối với
động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản
phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh theo Thông tư số 25/2016/TT-BNN ngày
30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật trên cạn và Thông tư số
26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
- Tịch thu, tiêu hủy động vật, sản phẩm
động vật nhập lậu; động vật có biểu hiện bị bệnh hoặc chết do bệnh.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vận
chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y.
- Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối
với động vật, sản phẩm động vật tại các chợ và tụ điểm buôn bán.
- Tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá
nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở giết mổ
quy mô nhỏ được hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính
phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 về phê duyệt phương án xây
dựng, quản lý các điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh
Lào Cai và Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 13/4/2021 của UBND tỉnh về xây dựng cơ
sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.
f) Quản lý hoạt động buôn bán thuốc
thú y
- Tổ chức kiểm tra các điều kiện buôn
bán thuốc thú y của các cơ sở; việc thực hiện các quy định pháp luật về buôn
bán thuốc thú y; kiểm tra chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ
biến chính sách, pháp luật về thú y cho các hộ buôn bán thuốc thú y, hành nghề
thú y, qua đó yêu cầu người hành nghề thú y thực hiện tốt các quy định về phòng
chống dịch bệnh.
g) Xây dựng và duy trì cơ sở an
toàn dịch bệnh
- Triển khai thực hiện tốt hoạt động
chuyên môn duy trì cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB): Hợp tác xã chăn nuôi Xuân Tiến,
đảm bảo mục tiêu các cơ sở xây dựng ATDB là mô hình thực hiện tốt biện pháp
phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, phát
triển chăn nuôi bền vững.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các trang
trại, gia trại, cơ sở chăn nuôi tiếp tục xây dựng và đề nghị công nhận cơ sở ATDB
gia súc, gia cầm.
- Đối với các phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh đã được công nhận an toàn với bệnh Dại động vật, cần tiếp tục thực hiện
biện pháp như: Quản lý chặt chẽ đàn chó nuôi, thực hiện tiêm phòng triệt để vắc
xin dại, xử lý chó thả rông chó không tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm đánh giá
kháng thể sau tiêm phòng..., duy trì cơ sở an toàn với bệnh Dại.
- Tùy từng điều kiện thực tế của cơ sở,
tiếp tục xây dựng an toàn đối với một số bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn, LMLM
gia súc, Cúm gia cầm, Niu cát xơn, Dại động vật trên địa bàn tỉnh.
- Cơ sở ATDB được công bố trên
Website của Cục Thú y và của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai; được ưu
tiên khi xuất bán sản phẩm chăn nuôi: Nếu xuất ra ngoài tỉnh trong vòng 01 ngày
làm việc sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; nếu xuất trong tỉnh được mang
kèm theo bản sao Giấy chứng nhận cơ sở ATDB làm căn cứ xác định nguồn gốc động
vật, sản phẩm động vật.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cơ sở
ATDB về việc thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng...; tổ chức
đánh giá, giám sát, xét nghiệm huyết thanh định kỳ hoặc đột xuất; nếu phát hiện
lỗi ảnh hưởng đến việc kiểm soát an toàn dịch bệnh, thì yêu cầu có biện pháp và
thời hạn khắc phục; nếu không khắc phục lỗi đúng hạn hoặc không lấy mẫu huyết
thanh xét nghiệm duy trì, thì Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu
lực theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNN ngày 02/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- Năm 2022 xây dựng và công nhận 08
cơ sở an toàn dịch bệnh; đăng ký với Cục thú y, đồng thời thực hiện các biện
pháp chuyên môn xây dựng vùng an toàn bệnh Dại tại thành phố Lào Cai và thị xã
Sa Pa, đảm bảo năm 2023 đạt tiêu chí Vùng an toàn bệnh Dại động vật.
m) Quan trắc, cảnh báo phòng chống
dịch bệnh động vật thủy sản
Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình
hình dịch bệnh; lấy mẫu, phân tích, kháng sinh đồ đối với vi khuẩn steptococus,
Aeromonas, Edwardsiella, nấm trên cá hồi, cá tầm, cá trắm cỏ, cá chép, cá rô
phi... thực hiện quan trắc môi trường phân tích, xét nghiệm cảnh báo dịch bệnh;
dự phòng hóa chất khi dịch bệnh xảy ra hoặc thiên tai bão lũ.
2. Khi dịch bệnh
xảy ra
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện
pháp bao vây, khống chế, dập dịch theo quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp
và PTNT và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp:
a) Công bố dịch, công bố hết dịch
- Thực hiện theo quy định của Luật
Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNN và Thông tư số 04/2016/TT-BNN của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- Khi phát hiện ổ dịch UBND cấp xã
báo cáo khẩn cấp với UBND cấp huyện và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp. Khi có sự
đề nghị phối hợp từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi
và Thú y tiến hành xác minh dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm,
UBND cấp xã tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch như đối với dịch bệnh
nguy hiểm đã được công bố. Căn cứ diễn biến của ổ dịch và kết quả xét nghiệm,
Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế đề nghị UBND cấp huyện quyết định công bố dịch
bệnh động vật theo quy định.
- Thẩm quyền công bố: Chủ tịch UBND cấp
huyện quyết định công bố dịch và công bố hết dịch bệnh trên cạn thuộc phạm vi
huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố dịch và công bố
hết dịch trên cạn và động vật thủy sản phạm vi từ 02 huyện trở lên; trên cơ sở
đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cùng cấp và các điều kiện quy định
tại Khoản 2 Điều 26 và Khoản 1, Điều 31 Luật Thú y; Điều 11 Thông tư số
07/2016/TT-BNN và hướng dẫn của Cục Thú y.
b) Xử lý ổ dịch
- Đối với ổ dịch bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi: Tiêu hủy lợn chết, lợn mắc bệnh và lợn trong cùng ô chuồng, cách ly
triệt để lợn khỏe mạnh, kiểm soát vận chuyển, khử trùng tiêu độc và thực hiện
quyết liệt các biện pháp chống dịch theo Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày
07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng chống
bệnh DTLCP, giai đoạn 2020-2025 và Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 13/8/2020 về
phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2020-2025.
- Đối với ổ dịch Cúm gia cầm: Đối với
ổ dịch Cúm gia cầm: Tổ chức tiêu hủy bắt buộc gia cầm, sản phẩm gia cầm trong ổ
dịch, tiêm phòng khẩn cấp chống dịch theo Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư
số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày
24/4/2019 của UBND tỉnh.
- Đối với ổ dịch LMLM gia súc: Thực
hiện tiêu hủy hoặc nuôi cách ly theo dõi, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng khẩn
cấp chống dịch theo Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long
móng, giai đoạn 2021- 2025” và Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 18/12/2021 của UBND
tỉnh về triển khai Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng tỉnh
Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.
- Đối với ổ dịch Viêm da nổi cục trên
trâu, bò: Xử lý ổ dịch theo Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi
cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030 và Kế hoạch số 415/KH-UBND ngày
13/12/2021 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh VDNC trên trâu bò tỉnh Lào Cai,
giai đoạn 2022-2030.
- Đối với ổ dịch Tai xanh ở lợn: Tiêu
hủy lợn chết và mắc bệnh không có khả năng hồi phục; cách ly triệt để lợn ốm,
điều trị tích cực, tiêm phòng khẩn cấp chống dịch theo Phụ lục 11 ban hành kèm
theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đối với ổ dịch bệnh Dịch tả lợn cổ
điển: Tiêu hủy lợn chết và mắc bệnh, cách ly triệt để, tiêm phòng vắc xin vào ổ
dịch và xung quanh theo Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN
của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đối với ổ dịch Dại động vật: Thực
hiện theo Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- Đối với ổ dịch các loại dịch bệnh
khác: Thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
c) Tiêm phòng khẩn cấp vắc xin chống
dịch
Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với
các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp xác định phạm vi, đối tượng tổ chức tiêm
phòng khẩn cấp khi có dịch bệnh xảy ra theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày
31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật
trên cạn.
d) Vệ sinh tiêu độc ổ dịch
Khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng
cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi, phương tiện vận chuyển động vật nhiễm bệnh
của hộ có động vật bị mắc bệnh, nơi tiêu hủy động vật và khu vực xung quanh
(thôn, bản, xã, phường), người tham gia tiêu hủy động vật nhiễm bệnh theo hướng
dẫn của cơ quan Thú y và quy định Bộ Nông nghiệp và PTNT.
đ) Thành lập các Tổ, Chốt kiểm
soát tạm thời
Thành lập các Chốt kiểm soát tạm thời,
Tổ kiểm soát cơ động để kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật mẫn
cảm tại các đầu mối giao thông ra, vào ổ dịch. Tùy thuộc vào phạm vi và mức độ ổ
dịch, cơ quan thú y đề nghị thành lập Tổ, Chốt ở các cấp với từng vị trí, địa
điểm, thời gian khác nhau.
e) Kiểm soát biên giới
Các địa phương có đường biên giới tổ
chức kiểm soát triệt để việc xuất, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật ra, vào
địa bàn. Thành lập các Tổ kiểm soát cơ động do lực lượng Biên phòng chủ trì
tăng cường kiểm tra; trọng tâm là cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và 02 bên cánh gà cửa
khẩu; cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở, đường qua lại tạm thời (nếu có);
các tụ điểm, chợ thuộc các huyện thành phố có đường biên giới. Xử lý triệt để
tình trạng xuất, nhập lậu và gắn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nếu để xảy
ra tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh.
g) Thực hiện tái đàn chăn nuôi trở
lại sau khi hết dịch
Tùy từng dịch bệnh, như: Dịch tả lợn
Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn cổ điển...
thực hiện tái đàn chăn nuôi trở lại sau khi hết dịch, đảm bảo nguyên tắc phát
triển chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về
chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi.
3. Cơ chế chính
sách và kinh phí thực hiện
a) Cơ chế chính sách
- Ngân sách Trung ương:
+ Trường hợp dịch bệnh bùng phát, có
chiều hướng lây lan diện rộng, địa phương không đảm bảo đủ lượng vắc xin, hóa chất
để kịp thời phòng, chống dịch bệnh, UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết
định xuất cấp hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Dự trữ quốc
gia.
+ Trường hợp năm 2022 có các cơ chế,
chính sách hỗ trợ của Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tham mưu UBND
tiếp nhận sử dụng hiệu quả nguồn lực (vật tư và kinh phí).
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ:
Vắc xin tiêm phòng các loại bệnh bắt
buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Kinh phí tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh, vật tư, hoá chất phòng, chống dịch bệnh, công tiêm phòng theo quy định
(Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào
Cai và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc thù khác phục vụ công tác phòng, chống
dịch bệnh).
Khi có bệnh DTLCP, VDNC xảy ra có chiều
hướng lây lan trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và PTNT xác định số lượng nhu cầu
vắc xin chống dịch, tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua vắc xin đáp ứng nhu
cầu phòng, chống dịch bệnh (Nếu thực sự cần thiết).
- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ tiêu hủy
gia súc, gia cầm; hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành.
+ Trường hợp năm 2022, các cơ chế,
chính sách có sự thay đổi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tham
mưu UBND điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp quy định.
- Nhân dân thực hiện: Ngoài phần hỗ
trợ của nhà nước đế đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, người
chăn nuôi đầu tư kinh phí mua thuốc thú y, hóa chất, vôi bột và các loại vắc
xin: Xoắn khuẩn, Sưng phù đầu, Viêm phổi màng phổi, Suyễn; LMLM lợn, DTLCP,
VDNC, Tai xanh lợn, Cico...đối với gia cầm vắc xin: Niu cát sơn; Tụ huyết
trùng, Gum bô rô, Dịch tả vịt...
b) Khái toán kinh phí thực hiện
phòng, chống dịch
* Kinh phí phòng, chống dịch (khi
chưa có dịch bệnh xảy ra):
Tổng kinh phí (khái toán): 21.434.782.000
đồng;
- Ngân sách tỉnh: 18.678.837.000 đồng;
trong đó:
+ Kinh phí thực hiện theo Nghị quyết
số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh: 16.744.999.000 đồng;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc
thù khác phục vụ phòng, chống dịch bệnh: 1.933.838.000 đồng.
- Ngân sách cấp huyện: 257.645.000 đồng;
- Người dân thực hiện: 2.498.300.000
đồng.
(Có các Phụ biểu dự toán chi tiết
từ số 01 đến số 09 kèm theo)
* Khi có dịch xảy ra, kể cả trường hợp
chưa đủ điều kiện công bố dịch:
Tùy mức độ cụ thể của từng dịch bệnh,
để đảm bảo chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm, UBND
các huyện, thành phố, chủ động sử dụng dự phòng ngân sách mua vật tư, bảo hộ
sinh học, hoá chất phun tiêu độc khử trùng khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
Trường hợp dự phòng ngân sách cấp huyện
đã sử dụng hết, yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng ngân
sách cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp kinh phí phòng, chống
dịch gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết
định.
Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở
Tài chính và các đơn vị có liên quan xác định kinh phí thực hiện trình UBND tỉnh
phê duyệt, đồng thời, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính để hỗ trợ địa
phương trong trường hợp cần thiết.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND
tỉnh tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa
bàn tỉnh, đảm bảo khống chế ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh động vật trên địa bàn
tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức
thực hiện Kế hoạch này; xác định phương thức, phạm vi vệ sinh khử trùng tiêu độc,
hoá chất sử dụng; phạm vi, đối tượng tiêm phòng vắc xin từ nguồn ngân sách nhà
nước, đảm bảo việc sử dụng kinh phí ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các
ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống
dịch trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch định
kỳ hằng tháng báo cáo UBND tỉnh.
- Chuẩn bị đầy đủ và cung ứng kịp thời
vắc xin, vật tư bảo hộ, hóa chất, trang thiết bị bảo quản vắc xin, bình máy phục
vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông
hướng dẫn, thông tin tuyên truyền kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh
gia súc, gia cầm, nguy cơ phát dịch và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã
tổ chức tiêm phòng vắc xin định kỳ và bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc, gia cầm.
Xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra giám sát sau tiêm phòng, phát hiện kịp thời
sự lưu hành của vi rút Cúm gia cầm, vi rút gây bệnh LMLM gia súc, Dịch tả lợn
Châu Phi, xác định bảo hộ của vắc xin sau tiêm phòng.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành
phố và các ngành liên quan hướng dẫn xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ, kinh
doanh gia súc, gia cầm; kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở buôn bán thuốc
thú y đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân dân trên
địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.
3. Các Sở, ngành liên quan
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ Kế hoạch
UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT phân bổ
nguồn lực ngân sách để thực hiện.
- Sở Tài chính: Căn cứ Kế hoạch UBND
tỉnh phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách, chủ trì thẩm định kinh phí phòng,
chống dịch bệnh thuộc trách nhiệm bố trí của ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh xem
xét, quyết định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh, báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng
Chính phủ hỗ trợ kinh phí vắc xin LMLM, vật tư theo Quyết định số 1632/QĐ-TTg
ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Chương trình quốc
gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025 và các quy định khác
có liên quan (nếu có), đảm bảo đủ kinh phí mua vắc xin tiêm phòng đúng thời
gian quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng
trong ngành từ tỉnh đến cơ sở tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm; cử cán bộ tham gia các Chốt, Tổ cơ động các cấp khi có dịch bệnh
xảy ra trên địa bàn; xử lý đối tượng vi phạm trong việc vận chuyển buôn bán động
vật và các sản phẩm động vật ra, vào vùng dịch theo quy định của pháp luật.
- Cục Quản lý thị trường thường xuyên
kiểm soát vận chuyển, lưu thông động vật, sản phẩm động vật và công tác phòng,
chống dịch bệnh tại địa phương; cử cán bộ tham gia các Chốt kiểm dịch, Tổ cơ động
các cấp khi có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Sở Y tế: Phối hợp với ngành Nông
nghiệp trong việc thông tin, báo cáo kịp thời, chủ động thực hiện biện pháp
phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. Rà soát, chuẩn bị đầy đủ
cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy
ra trên người.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối
hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Chăn nuôi và Thú y) hướng
dẫn và chỉ đạo tổ chức thông tin kịp thời và chính xác về nguy cơ, tác hại và
diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành đẩy mạnh
các hình thức tuyên truyền như: Phát thanh, truyền thanh, khẩu hiệu, pa nô, áp
phích, tuyên truyền lưu động...
- Đài Phát thanh truyền hình tỉnh,
Báo Lào Cai: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Chăn
nuôi và Thú y) xây dựng nội dung, chuyên mục cho chương trình truyền thông đại
chúng về các biện pháp phòng, chống dịch.
- Đề nghị các tổ chức, đoàn thể,
chính trị xã hội: Chỉ đạo trong hệ thống từ tỉnh đến cơ sở, vận động hội viên,
đoàn viên thực hiện công tác phòng chống dịch trong gia đình và cộng đồng. Tham
gia giám sát các nguồn kinh phí được ngân sách hỗ trợ cho phòng, chống dịch để
tránh thất thoát, lãng phí.
4. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Chịu trách nhiệm về công tác phòng,
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý. Tăng cường chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở các cấp. Xây dựng kế hoạch chi tiết,
bố trí nguồn kinh phí của địa phương, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư; chủ động,
kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo, tổ chức tốt việc phối hợp
giữa các lực lượng trên địa bàn: Công an, Quản lý thị trường, Biên phòng, Thú y
và chính quyền cơ sở kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển
trái phép động vật sản phẩm động vật, làm lây lan dịch bệnh.
- Thông tin, tuyên truyền trên hệ thống
truyền thanh, truyền hình của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân về
công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; đưa tin đầy đủ, kịp thời,
chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh và biện pháp phòng, chống; hướng dẫn
các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, dấu hiệu để phát hiện dịch bệnh, biện
pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm để người dân tự bảo vệ bản thân,
bảo vệ cộng đồng và chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn
quản lý đàn gia súc, gia cầm; triển khai công tác quy hoạch chăn nuôi, giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường; tổ chức giám sát tình
hình dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm
kịp thời bao vây, khống chế không để dịch lây lan; thực hiện giám sát dịch bệnh
gia súc, gia cầm đến tận thôn, bản, hộ chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh, khử
trùng môi trường.
- Chỉ đạo điều tra số lượng gia súc,
gia cầm tại địa phương, đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng cho từng loại gia
súc, gia cầm ở địa phương, báo cáo trước ngày 01/3/2022 và ngày 20/8/2022 (qua
Chi cục Chăn nuôi và Thú y để tổng hợp, đáp ứng nhu cầu vắc xin tiêm phòng).
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn
ban quản lý các chợ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc chăn nuôi,
vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập
lậu không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, buôn bán không đúng
nơi quy định.
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định
tiêu hủy đàn gia súc, gia cầm bị bệnh trong diện phải tiêu hủy khi đã được Chi
cục Chăn nuôi và Thú y xác định và thực hiện các biện pháp phòng, chống kịp thời,
hiệu quả.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thống
kê tổng hợp báo cáo diện tích phun hóa chất, nghiệm thu, quyết toán hoá chất được
hỗ trợ, đảm bảo việc quản lý, sử dụng hoá chất phun tiêu độc khử trùng định kỳ
thường xuyên và trong trường hợp có dịch xảy ra đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Chỉ đạo đăng ký xây dựng vùng, cơ sở
an toàn dịch bệnh về Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi và thú y).
- Chỉ đạo thực hiện dịch vụ sự nghiệp
công đối với công tác thú y theo Quyết định số 3011/QĐ-UBND ngày 26/9/2019; nhất
là đối với dịch vụ tiêm phòng vắc xin, phun hoá chất tiêu độc, khử trùng môi
trường chăn nuôi phòng chống dịch bệnh, đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu
quả, phù hợp với quy định hiện hành.
- Bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch,
đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm của
địa phương.
5. UBND các xã, phường, thị trấn
- Trực tiếp thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đến thôn, bản, hộ chăn nuôi trên địa
bàn.
- Thành lập tổ giám sát hoặc giao cho
trưởng thôn, cán bộ thú y cơ sở theo dõi, giám sát, tiếp nhận và báo cáo thông
tin về dịch bệnh ở động vật.
- Huy động các tổ chức đoàn thể ở địa
phương, vận động nhân dân hưởng ứng và tham gia thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch theo quy định. Tăng cường tuyên truyền trên loa truyền thanh về công
tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Thống kê đàn gia súc, gia cầm, lập
kế hoạch tiêm phòng trong các đợt theo kế hoạch của tỉnh, huyện; thông báo cho
người chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động phối hợp, thực hiện
và tham gia bắt giữ gia súc, gia cầm trong quá trình tiêm.
- Giám sát và quản lý chặt chẽ vắc
xin, vật tư, hóa chất và kinh phí được hỗ trợ, đảm bảo chi đúng đối tượng theo
quy định.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp không
chấp hành về phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng bắt buộc theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm tỉnh Lào Cai năm 2022, yêu cầu Thủ trưởng các
đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ triển khai, thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- TT. UBND tỉnh;
- Cục Thú y, Chi cục TY Vùng I;
- Các sở, ngành liên quan trong KH;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Lưu: VT, BBT, TH1, NLN1,3.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
Biểu số: 01
TỔNG HỢP KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
GIA SÚC, GIA CẦM, THỦY SẢN NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số 436 /KH-UBND ngày 28 tháng 12.năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị
tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
Cộng
|
Nguồn
ngân sách
|
Ngân
sách tỉnh
|
Ngân
sách huyện
|
Dân
đóng góp
|
I
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
Tai xanh, Cúm gia cầm và một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm
|
9,935,940,000
|
7,950,940,000
|
|
1,985,000,000
|
-
|
Khái toán kinh phí chi
|
9,935,940,000
|
7.950,940,000
|
|
1,985,000,000
|
II
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Dại
|
2,463,632,000
|
1,692,687,000
|
257,645,000
|
513,300,000
|
-
|
Khái toán kinh phí chi
|
2,463,632,000
|
1,692,687,000
|
257,645,000
|
513,300,000
|
III
|
Kinh phí khống chế bệnh LMLM
|
5,555,698,000
|
5,555,698,000
|
|
|
-
|
Khái toán kinh phí chi
|
5,555,698,000
|
5,555,698,000
|
|
|
IV
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Dịch
tả lợn Châu Phi
|
2,618,537,000
|
2,618,537,000
|
|
|
-
|
Khái toán kinh phí chi
|
2,618,537,000
|
2,618,537,000
|
|
|
V
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Viêm
da nổi cục trên trâu, bò
|
717,405,000
|
717,405,000
|
|
|
-
|
Khái toán kinh phí chi
|
717,405,000
|
717,405,000
|
|
|
VI
|
Kinh Phí phòng, chống dịch bệnh
động vật thủy sản
|
143,570,000
|
143,570,000
|
|
|
-
|
Khái toán kinh phí chi
|
143,570,000
|
143,570,000
|
|
|
Tổng
cộng (I+II+III+IV+V+V1)
|
21,434,782,000
|
18,678,837,000
|
257,645,000
|
2,498,300,000
|
Biểu số: 02
TỔNG HỢP NGUỒN KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH
BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM, THUỶ SẢN NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số: 436/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị
tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
Cộng
|
Nguồn
ngân sách
|
Ngân
sách tỉnh
|
Ngân
sách cấp huyện
|
Dân
đóng góp
|
A
|
Kinh phí thực hiện theo Nghị quyết
số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh
|
19,500,944,000
|
16,744,999,000
|
257,645,000
|
2,498,300,000
|
I
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
Tai xanh, Cúm gia cầm và một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm
|
9,386,000,000
|
7,401,000,000
|
0
|
1,985,000,000
|
1
|
Kinh phí mua vắc xin, công tiêm
phòng
|
6,953,500,000
|
4,968,500,000
|
0
|
1,985,000,000
|
-
|
Cúm gia cầm
|
882,000,000
|
882,000,000
|
|
|
-
|
Vắc xin THT trâu, bò
|
1,191,000,000
|
1,191,000,000
|
|
|
-
|
Vắc xin Dịch tả lợn
|
1,150,000,000
|
1,150,000,000
|
|
|
-
|
Vắc xin THT lợn
|
1,150,000,000
|
1,150,000,000
|
|
|
-
|
Công tiêm phòng vắc xin THT trâu,
bò
|
595,500,000
|
595,500,000
|
|
|
-
|
Công tiêm phòng vắc xin lợn
|
1,250,000,000
|
|
|
1,250,000,000
|
-
|
Công tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm
|
735,000,000
|
|
|
735,000,000
|
2
|
Kinh phí mua hóa chất
|
1,900,000,000
|
1,900,000,000
|
|
|
3
|
Trang thiết bị bảo bộ
|
532,500,000
|
532,500,000
|
|
|
II
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Dại
|
2,135,692,000
|
1,364,747,000
|
257,645,000
|
513,300,000
|
1
|
Kinh phí mua vắc xin Dại
|
1,242,360,000
|
1,242,360,000
|
|
|
2
|
Kinh phí trả công tiêm phòng
|
513,300,000
|
|
|
513,300,000
|
3
|
Kinh phí xây dựng mới và duy trì cơ
sở an toàn dịch bệnh và hỗ trợ
|
380,032,000
|
122,387,000
|
257,645,000
|
|
III
|
Kinh phí khống chế bệnh LMLM
|
5,348,690,000
|
5,348,690,000
|
|
|
1
|
Kinh phí mua vắc xin
|
3,751,650,000
|
3,751,650,000
|
|
|
2
|
Kinh phí trả công tiêm phòng
|
595,500,000
|
595,500,000
|
|
|
3
|
Kinh phí mua hóa chất
|
863,500,000
|
863,500,000
|
|
|
4
|
Trang thiết bị bảo bộ
|
138,040,000
|
138,040,000
|
|
|
IV
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Dịch
tả lợn Châu Phi
|
2,250,562,000
|
2,250,562,000
|
|
|
1
|
Kinh phí mua hoá chất
|
1,900,000,000
|
1,900,000,000
|
|
|
2
|
Trang thiết bị bảo bộ
|
350,562,000
|
350,562,000
|
|
|
V
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Viêm
da nổi cục trên trâu, bò
|
380,000,000
|
380,000,000
|
|
|
1
|
Kinh phí mua hóa chất
|
380,000,000
|
380,000,000
|
|
|
B
|
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ
đặc thù khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh
|
1,933,838,000
|
1,933,838,000
|
|
|
I
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
Tai xanh, Cúm gia cầm và một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm
|
549,940,000
|
549,940,000
|
|
|
1
|
Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo
phòng, chống dịch
|
151,100,000
|
151,100,000
|
|
|
2
|
Kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm
|
284,220,000
|
284,220,000
|
|
|
3
|
Kinh phí tập huấn
|
22,340,000
|
22,340,000
|
|
|
4
|
Kinh phí tuyên truyền
|
92,280,000
|
92,280,000
|
|
|
II
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Dại
|
327,940,000
|
327,940,000
|
|
|
1
|
Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo
phòng, chống dịch
|
127,215,000
|
127,215,000
|
|
|
2
|
Kinh phí tuyên truyền, Hội nghị
|
14,920,000
|
14,920,000
|
|
|
3
|
Kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm
|
84,465,000
|
84,465,000
|
|
|
4
|
dịch; làm biển hiệu cho cơ sở công
nhận an toàn bệnh Dại
|
54,000,000
|
54,000,000
|
|
|
5
|
Kinh phí in ấn sổ theo dõi, quản lý
đàn chó
|
47,340,000
|
47,340,000
|
|
|
III
|
Kinh phí khống chế bệnh LMLM
|
207,008,000
|
207,008,000
|
|
|
1
|
Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo
phòng, chống dịch
|
61,165,000
|
61,165,000
|
|
|
2
|
Kinh phí lấy mẫu, chẩn đoán xét
nghiệm
|
145,843,000
|
145,843,000
|
|
|
IV
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Dịch
tả lợn Châu Phi
|
367,975,000
|
367,975,000
|
|
|
1
|
Kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm
|
179,175,000
|
179,175,000
|
|
|
2
|
Công tác phí, xăng xe phục vụ công
tác chỉ đạo, phòng chống dịch
|
188,800,000
|
188,800,000
|
|
|
V
|
Kinh phí phòng, chống bệnh Viêm
da nổi cục trên trâu, bò
|
337,405,000
|
337,405,000
|
|
|
1
|
Kinh phí tuyên truyền
|
92,280,000
|
92,280,000
|
|
|
2
|
Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo
phòng, chống dịch
|
115,380,000
|
115,380,000
|
|
|
3
|
Kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm
|
129,745,000
|
129,745,000
|
|
|
VI
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
động vật thủy sản
|
143,570,000
|
143,570,000
|
|
|
1
|
Kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm
|
81,650,000
|
81,650,000
|
|
|
2
|
Kinh phí tuyên truyền
|
61,920,000
|
61,920,000
|
|
|
Tổng
cộng (A+B)
|
21,434,782,000
|
18,678,837,000
|
257,645,000
|
2,498,300,000
|
Biểu số 03
DỰ TOÁN KINH PHÍ VẮC XIN, HÓA CHẤT,
CÔNG TIÊM PHÒNG, BẢO HỘ SINH HỌC, GIÁM SÁT DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2022
(Kèm
theo kế hoạch số: 436/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị
tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
Cộng
tổng (A+B)
|
|
|
|
19,120,912,000
|
A
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
- Ngân sách tỉnh
|
|
|
|
16,622,612,000
|
1
|
Kinh phí mua vắc xin tiêm phòng
|
|
|
|
9,367,010,000
|
1.1
|
Vắc xin cúm gia cầm
|
Liều
|
2,100,000
|
420
|
882,000,000
|
1.2
|
Vắc xin THT trâu, bò
|
Liều
|
198,500
|
6,000
|
1,191,000,000
|
1.3
|
Vắc xin THT lợn
|
Liều
|
250,000
|
4,600
|
1,150,000,000
|
1.4
|
Vắc xin Dịch tả lợn
|
Liều
|
250,000
|
4,600
|
1,150,000,000
|
1.5
|
Vắc xin LMLM Type O
|
Liều
|
198,500
|
18,900
|
37751.650.000
|
1.6
|
Vắc xin Dại
|
Liều
|
87,000
|
14,280
|
1.242.360.000
|
2
|
Kinh phí mua hóa chất khử trùng
(Benkocid, Iocid...)
|
|
24,450
|
|
5,043,500,000
|
2.1
|
Hóa chất khử trùng phòng, chống dịch
Lở mồm long móng
|
Lít
|
4,000
|
190,000
|
760,000,000
|
-
|
Hóa chất Chloramin T
|
Kg
|
450
|
230,000
|
103^00,000
|
2.2
|
Hóa chất khử trùng phòng chống dịch
bệnh nguy hiểm gia súc, gia cầm
|
Lít
|
10,000
|
190,000
|
1,900,000,000
|
2.3
|
Hóa chất khử trùng phòng, chống bệnh
Dịch tả lợn Châu Phi (Dự phòng khi có dịch đề nghị cấp bổ sung)
|
Lít
|
10,000
|
190,000
|
1,900,000,000
|
2.4
|
Hóa chất khử trùng phòng, chống dịch
Viêm da nổi cục trâu, bò
|
Lít
|
2,000
|
190,000
|
380,000,000
|
3
|
Trang bị bảo hộ phòng, chống dịch
|
|
|
|
1,021,102,000
|
3.1
|
Trang bị bảo hộ phòng, chống dịch
LMLM
|
|
|
|
138,040,000
|
-
|
Bảo hộ sinh học: (80 công chức, viên
chức Chi cục CNTY, Trung tâm DVNN + 152 thú y cấp xã) x 2 kỳ/năm x 95.000 đồng
|
Bộ
|
464
|
95,000
|
44,080,000
|
-
|
Kính bảo hộ: 232 người/ cái x 02
cái/người/năm x 40.000 đồng
|
Cái
|
464
|
40,000
|
18,560,000
|
-
|
Khẩu trang hoạt tính 232 người x 4
cái x 45,000 đồng
|
Cái
|
928
|
45,000
|
41,760,000
|
-
|
Găng tay Cao su dày 232 người x 1
đôi/kỳ tiêm phòng x 2 kỳ/năm x 25.000 đồng
|
Đôi
|
464
|
25,000
|
11,600,000
|
-
|
Ủng Cao su: 232 người/đôi x 01
đôi/người/năm x 95.000 đồng
|
Đôi
|
232
|
95,000
|
22,040,000
|
3.2
|
Trang bị bảo hộ phòng, chống dịch bệnh
nguy hiểm gia súc, gia cầm: Gồm 15 cán bộ Chi cục; 1.730 Thú y xã, thôn, bản;
30 cán bộ trong BCĐ của 9 huyện, xã
|
|
|
|
532,500,000
|
-
|
Bảo hộ sinh học: 1775 người/bộ/ x
95.000 đồng
|
Bộ
|
1,775
|
95,000
|
168,625,000
|
-
|
Kính bảo hộ: 1745 người x 1 cái/người
x 40.000 đồng
|
Cái
|
1,775
|
40,000
|
71,000,000
|
-
|
Găng tay Cao su dày 1775 người/đôi
x 25.000 đồng
|
Đôi
|
1,775
|
25,000
|
44,375,000
|
-
|
Khẩu trang hoạt tính: 1775 cái/người
x 45.000 đồng
|
Cái
|
1,775
|
45,000
|
79,875,000
|
-
|
Ủng Cao su: 1775 người/đôi x 95.000
đồng
|
Đôi
|
1,775
|
95,000
|
168,625,000
|
3.3
|
Trang bị bảo hộ phòng, chống bệnh Dịch
tả lợn Châu Phi: cho 1.775 người x 2 bộ (Gồm: 15 Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và
Thú y; 1.730 Thú y xã, thôn, bản; 30 cán bộ trong BCĐ của 9 huyện, xã)
|
|
|
|
350,562,000
|
|
Bảo hộ sinh học: 1775 người/bộ/ x
95.000 đồng
|
Bộ
|
1,775
|
95,000
|
168,625,000
|
|
Kính bảo hộ: 1745 người x 1 cái/người
x 40.000 đồng
|
Cái
|
888
|
40,000
|
39,937,500
|
|
Găng tay Cao su dày 1775 người/đôi
x 25.000 đồng
|
Đôi
|
888
|
25,000
|
17,750,000
|
|
Khẩu trang hoạt tính: 1775 cái/người
x 45.000 đồng
|
Cái
|
888
|
45,000
|
39,937,500
|
|
Ủng Cao su: 1775 người/đôi x 95.000
đồng
|
Đôi
|
888
|
95,000
|
84,312,000
|
4
|
Kinh phí trả công tiêm phòng (theo Nghị quyết 26-2020/NQ-HĐND)
|
|
|
|
1,191,000,000
|
-
|
Chi trả công tiêm phòng vắc xin
LMLM
|
Liều
|
198,500
|
3,000
|
595,500,000
|
-
|
Chi trả công tiêm phòng vắc xin THT
trâu, bò
|
Liều
|
198,500
|
3,000
|
595,500,000
|
B
|
Kinh phí trả công tiêm phòng do
người dân chi trả (theo Thông tư 283/2016/TT-BTC)
|
|
|
|
2,498,300,000
|
1
|
Công tiêm phòng vắc xin THT lợn,
Dịch tả lợn
|
Liều
|
500,000
|
2,500
|
1
250,000,000
|
2
|
Công tiêm phòng vắc xin Cúm gia
cầm
|
Liều
|
2,100,000
|
350
|
735,000,000
|
3
|
Công tiêm phòng vắc xin Dại
|
Liều
|
87,000
|
5,900
|
513,300,000
|
Biểu số 04
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VẮC XIN TIÊM PHÒNG
NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số: 436/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2921 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT
|
Chỉ
tiêu kế hoạch vắc xin
|
ĐVT
|
Tổng
|
TP
Lào Cai
|
Bát
Xát
|
Bảo
Thắng
|
Sa
Pa
|
Văn
Bàn
|
Bảo
Yên
|
Mường
Khương
|
Bắc
Hà
|
Si
Ma Cai
|
1
|
THT Trâu, bò
|
Liều
|
198,500
|
9,500
|
30,000
|
22,500
|
15,000
|
38,000
|
20,500
|
21,000
|
23,000
|
19,000
|
-
|
Vắc xin cấp không
|
Liều
|
178,500
|
8,000
|
27,000
|
21,000
|
13,000
|
35,000
|
18,000
|
18,500
|
21,000
|
17,000
|
-
|
Vắc xin dự phòng chống dịch
|
Liều
|
20,000
|
1,500
|
3,000
|
,1500
|
2,000
|
3,000
|
2,500
|
2,500
|
2,000
|
2,000
|
2
|
LMLM Trâu, bò
|
Liều
|
198,500
|
9,500
|
30,000
|
22,500
|
15,000
|
38,000
|
20,500
|
21,000
|
23,000
|
19,000
|
-
|
Vắc xin cấp không
|
Liều
|
178,500
|
8,000
|
27,000
|
21,000
|
13,000
|
35,000
|
18,000
|
18,500
|
21,000
|
17,000
|
-
|
Vắc xin dự phòng chống dịch
|
Liều
|
20,000
|
1,500
|
3,000
|
1,500
|
2,000
|
3,000
|
2,500
|
2,500
|
2,000
|
2,000
|
3
|
THT lợn
|
Liều
|
250,000
|
18,000
|
25,000
|
90,000
|
10,000
|
36,000
|
20,000
|
17,000
|
22,000
|
12,000
|
4
|
Dịch tả lợn
|
Liều
|
250,000
|
18,000
|
25,000
|
90,000
|
10,000
|
36,000
|
20,000
|
17,000
|
22,000
|
12,000
|
5
|
Dại
|
Liều
|
87,000
|
11,200
|
6,500
|
24,000
|
6,500
|
11,000
|
12,500
|
5,500
|
6,500
|
3,300
|
-
|
Vắc xin cấp không
|
Liều
|
82,000
|
10,500
|
6,000
|
23,000
|
6,000
|
10,500
|
12,000
|
5,000
|
6,000
|
3,000
|
-
|
Vắc xin dự phòng chống dịch
|
Liều
|
5,000
|
700
|
500
|
1,000
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
300
|
6
|
Cúm gia cầm
|
Liều
|
2,100,000
|
105,000
|
25,000
|
1,790,000
|
-
|
35,000
|
105,000
|
15,000
|
25,000
|
-
|
-
|
Vắc xin cấp không
|
Liều
|
2,040,000
|
100,000
|
20,000
|
1,750,000
|
-
|
30,000
|
100,000
|
15,000
|
25,000
|
-
|
-
|
Vắc xin dự phòng chống dịch
|
Liều
|
60,000
|
5,000
|
5,000
|
40,000
|
|
5,000
|
5,000
|
|
|
|
Biểu số 05
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ KIỂM TRA
GIÁM SÁT, PHÒNG CHỐNG DỊCH , LẤY MẪU, XÉT NGHIỆM DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM
2022
(Kèm
theo Kế hoạch số: 436/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
Tổng
cộng (I+II+III+IV+V+VI)
|
|
|
|
1,539,448,000
|
I
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm
|
|
|
|
389,515,000
|
1
|
Chi phí xét nghiệm, chẩn đoán bệnh
gia súc, gia cầm; vận chuyển mẫu
|
|
|
|
215,140,000
|
-
|
Xét nghiệm vi rút cúm gia cầm bằng phương
pháp Realtime RT-PCR - theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC (một mẫu xét nghiệm 3
chỉ tiêu (A,H,N)= 1.069.000 đồng)
|
Mẫu
|
50
|
1,069,000
|
53,500,000
|
-
|
Xét nghiệm vi rút Tai xanh (PRRS) bằng
phương pháp Realtime RT-PCR - Theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
Mẫu
|
50
|
610,500
|
30,575,000
|
-
|
Xét nghiệm vi rút Dịch tả lợn cổ điển
bằng phương pháp realtime RT- PCR - Theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
Mẫu
|
50
|
610,500
|
30,575,000
|
-
|
Xét nghiệm vi rút Niu cát xơn bằng phương
pháp realtime RT-PCR - Theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
Mẫu
|
50
|
610,500
|
30,575,000
|
-
|
Xét nghiệm phân lập, giám định vi
khuẩn Streptococcus spp - Bệnh liên cầu lợn theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
Mẫu
|
30
|
308,500
|
9,305,000
|
-
|
Xét nghiệm kháng nguyên Leptospira
bằng phương pháp PCR theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
Mẫu
|
20
|
610,000
|
12,250,000
|
-
|
Xét nghiệm phân lập, giám định vi
khuẩn gây bệnh Nhiệt thán bằng phương pháp Realtime RT-PCR
|
Mẫu
|
10
|
436,000
|
4,360,000
|
-
|
Công tác phí chuyển mẫu xét nghiệm Hà
Nội: Vé tàu, xe 900.000đồng/chuyến; lưu trú 200.000/ngày
|
Chuyến
|
40
|
1,100,000
|
44,000,000
|
2
|
Vật tư, dụng cụ lấy mẫu
|
|
|
|
23,275,000
|
-
|
Bơm kim tiêm nhựa lây mẫu loại 10ml
|
Cái
|
300
|
3,000
|
900,000
|
-
|
Kim 18G lấy mẫu máu.
|
Cái
|
300
|
1,500
|
450,000
|
-
|
Ống Eppendonrf đựng mẫu huyết thanh
|
Ống
|
300
|
5,000
|
1,500,000
|
-
|
Găng tay cao su mỏng
|
Đôi
|
100
|
5,500
|
550,000
|
-
|
Khẩu trang y tế
|
Cái
|
100
|
2,000
|
200,000
|
-
|
Cồn
|
Lít
|
2
|
60,000
|
120,000
|
-
|
Bông thấm nước
|
Kg
|
1
|
230,000
|
230,000
|
-
|
Khay đựng dụng cụ đựng mẫu
|
Cái
|
3
|
150,000
|
450,000
|
-
|
Hộp xốp bảo quản mẫu loại 10 lít
|
Cái
|
40
|
100,000
|
4,000,000
|
-
|
Quần áo bảo hộ sinh học
|
Bộ
|
50
|
160,000
|
8,000,000
|
-
|
Ủng cao su
|
Đôi
|
5
|
95,000
|
475,000
|
-
|
Đá khô bảo quản mẫu
|
Viên
|
100
|
15,000
|
1,500,000
|
-
|
Túi nilon zip vuốt mép đựng mẫu bệnh
phẩm loại dày
|
Kg
|
2
|
200,000
|
400,000
|
-
|
Bộ dụng cụ mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm:
Bộ dụng cụ gồm: Panh, kéo, dao mổ, nhiệt kế, hộp đựng dụng cụ... (mỗi loại 2
cỡ)
|
Bộ
|
3
|
1,500,000
|
4,500,000
|
3
|
Hỗ trợ xăng xe, công tác phí,
văn phòng phẩm,...
|
|
|
|
151,100,000
|
-
|
Hỗ trợ xăng xe cho Lãnh đạo đi kiểm
tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở. Bình quân 10 chuyến/huyện/năm x 8
huyện x 25 lít /chuyến x 25.000 đồng
|
Lít
|
2,000
|
25,000
|
50,000,000
|
-
|
Công tác phí, xăng xe cho lãnh đạo
đi Hà Nội
|
|
|
|
18,300,000
|
+
|
Xăng xe công tác LC-HN: 03 chuyến/năm
x 140 lít / chuyến
|
Lít
|
420
|
25,000
|
10,500,000
|
+
|
Lệ phí cầu, đường 03 chuyến/năm x
800.000 đồng
|
Chuyến
|
3
|
800,000
|
2,400,000
|
+
|
Công tác ngoài tỉnh: 03 người x 6
ngày/năm x 200.000 đồng
|
Người/ngày
|
18
|
200,000
|
3,600,000
|
+
|
Tiền phòng ngủ: Tiền ngủ 3 tối/năm
x 600.000 đồng/tối
|
Phòng
|
3
|
600,000
|
1,800,000
|
-
|
Công tác phí cho cán bộ đi giám sát
tiêm phòng, kiểm tra dịch bệnh
|
|
|
|
76,800,000
|
+
|
Hỗ trợ đi lại: 8 lượt người/huyện/năm
x 9 huyện x 2 lượt x trung bình 70km/lượt
|
Km
|
10,080
|
5,000
|
50,400,000
|
+
|
Tiền lưu trú: 8 người/huyện/năm x 9
huyện x 200.000 đồng
|
Ngày/người
|
72
|
200,000
|
14,400,000
|
+
|
Tiền ngủ: (8 người x 5 tối/năm/huyện
x 8 huyện x 300.000 đ)
|
Đêm
|
40
|
300,000
|
12,000,000
|
-
|
Văn phòng phẩm, điện thoại,...
|
Tháng
|
12
|
500,000
|
6,000,000
|
II
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
Lở mồm long móng
|
|
|
|
207,008,000
|
1
|
Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng
LMLM, chi phí lấy mẫu, xét nghiệm, hỗ trợ chủ gia súc
|
|
|
|
145,843,000
|
1.1
|
Chi phí lấy mẫu máu: 160 mẫu/4
huyện
|
|
|
|
8,128,000
|
-
|
Tiền công lấy mẫu kiểm tra huyết
thanh 160 mẫu x 30.800đồng
|
Mẫu
|
160
|
30,800
|
4,928,000
|
-
|
Hỗ trợ chủ gia súc được lấy mẫu 160
con x 20.000đồng
|
Con
|
160
|
20,000
|
3,200,000
|
1.2
|
Bảo hộ lấy mẫu
|
|
|
|
7,355,000
|
-
|
Quần áo bảo hộ sinh học dùng một lần:
8 bộ/huyện x 4 huyện x 95.000đồng
|
Bộ
|
32
|
95,000
|
3,040,000
|
-
|
Khẩu trang dùng 1 lần: 8 cái /huyện
x 4 huyện x 45.000đồng
|
Cái
|
32
|
45,000
|
1,440,000
|
-
|
Găng tay cao su y tế dùng 1 lần: 10
đôi/huyện x 4 huyện x 5.500đồng
|
Đôi
|
40
|
55,000
|
2,200,000
|
-
|
Ủng cao su : 5 đôi x 95.000đồng
|
Đôi
|
5
|
95,000
|
475,000
|
-
|
Kính bảo hộ : 5 cái x 40.000đồng
|
Cái
|
5
|
40,000
|
200,000
|
1.3
|
Dụng cụ lấy mẫu
|
|
|
|
3,390,000
|
-
|
Bơm tiêm nhựa 10 ml: 160 cái x
2.500đồng
|
Cái
|
160
|
2,500
|
400,000
|
-
|
Kim lấy mẫu: 160 cái x 1.500đồng
|
Cái
|
160
|
1,500
|
240,000
|
-
|
Ống chắt, đựng huyết thanh: 160 cái
x 5.000đồng
|
Cái
|
160
|
5,000
|
800,000
|
-
|
Hộp xốp bảo quản mẫu: 5 chiếc x
100.000đồng
|
Chiếc
|
5
|
100,000
|
500,000
|
-
|
Khay INOX để dụng cụ: 3 chiếc x
150.000đồng
|
Chiếc
|
3
|
150,000
|
450,000
|
-
|
Bông, cồn sát trùng, lau rửa dụng cụ;
đá khô dùng bảo quản mẫu: 160 mẫu /4 huyện
|
Huyện
|
4
|
250,000
|
1,000,000
|
1.4
|
Chi phí xét nghiệm mẫu
|
|
|
|
92,570,000
|
-
|
Định lượng kháng thể bằng phương
pháp LP ELISA: 160 mẫu x 277.000đồng
|
Mẫu
|
160
|
277,000
|
44,320,000
|
-
|
Phát hiện và định typ vi rút LMLM bằng
phương pháp Realtime RT-PCR: 50 mẫu x 965.000đồng
|
Mẫu
|
50
|
965,000
|
48,250,000
|
1.5
|
Chi phí gióng giá cố định
trâu, bò để lấy mẫu máu: 16 cái/4 huyện x 500.000 đồng
|
Cái
|
16
|
500,000
|
8,000,000
|
1.6
|
Chi phí công tác phí cho cán
bộ đi lấy mẫu
|
|
|
|
26,400,000
|
-
|
Phụ cấp lưu trú: 4 người/huyện x 4
huyện x 2 ngày/huyện x 200.000đồng/ngày
|
Ngày
|
32
|
200,000
|
6,400,000
|
-
|
Tiền ngủ: 4 người/2 phòng/huyện x 4
huyện x 500.000đồng
|
Phòng
|
8
|
500,000
|
4,000,000
|
-
|
Hỗ trợ cán bộ đi lại: 4 người/huyện
x 4 huyện x trung bình 200km/2 lượt x 0,2L/100 km x 25.000 đ/L
|
Km
|
3,200
|
5,000
|
16,000,000
|
2
|
Hỗ trợ xăng xe ôtô, xe máy cho lãnh
đạo, công chức chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng, chống dịch; họp chỉ đạo PCD
tại Bộ NN&PTNT, Cục Thú y.
|
|
|
|
48,965,000
|
2.1
|
Xăng ô tô/
|
|
|
|
25,365,000
|
-
|
Ôtô công tác ngoại tỉnh: 2 chuyến x
600km / 2 lượt x 0,191/100km x 25.000đ
|
Lít
|
228
|
25,000
|
5,700,000
|
-
|
Ôtô công tác: 9 huyện, TP, TX x 2
chuyến x 250km/chuyến x 0,19l/100km x 25.000đ
|
Lít
|
787
|
25,000
|
19,665,000
|
2.2
|
Công tác phí:
|
|
|
|
23,600,000
|
-
|
Tiền đi lại cho công chức đi
phương tiện cá nhân:
|
|
|
|
4,000,000
|
|
10 người x 2 chuyến x 200 km/chuyến
x 0,2l/100km x 25.000đ
|
km
|
800
|
5,000
|
4,000,000
|
-
|
Phụ cấp lưu trú:
|
|
|
|
10,400,000
|
|
- Đi công tác ngoại tỉnh: 3 người x
2 ngày x 2 chuyến x 200.000đồng
|
Ngày
|
12
|
200,000
|
2,400,000
|
|
- Đi công tác nội tỉnh: 10 người x
2 chuyến x 2 ngày x 200.000đ/ ngày
|
Ngày
|
40
|
200,000
|
8,000,000
|
-
|
Tiền ngủ
|
|
|
|
6,800,000
|
|
- Tiền ngủ ngoại tỉnh (HN): 2 đêm x
900.000 đồng
|
Đêm
|
2
|
900,000
|
1,800,000
|
|
- Tiền ngủ nội tỉnh: 10 đêm x
500.000 đồng
|
Đêm
|
10
|
500,000
|
5,000,000
|
-
|
Lệ phí đường bộ:
|
|
|
|
2,400,000
|
|
- Phí đường cao tốc Nội Bài -
Lào Cai
|
Chuyến
|
2
|
700,000
|
1,400,000
|
|
- Phí đường cao tốc Nội Bài -
Lào Cai đi nội tỉnh: 1 năm x 1.000.000đ
|
Năm
|
7
|
1,000,000
|
1,000,000
|
3
|
Chi văn phòng phẩm, điện, điện
thoại, chi khác...
|
|
|
|
12,200,000
|
3.1
|
Văn phòng phẩm, vật tư văn
phòng
|
|
|
|
6,200,000
|
-
|
Giấy A4 30 gam x 55.000đ
|
gam
|
40
|
55,000
|
2,200,000
|
-
|
Mực phô tô: 01 lọ x 1.200.000đ
|
Ống
|
1
|
1,200,000
|
1,200,000
|
-
|
Mực máy in: 2 lọ x 900.000đ
|
Ống
|
2
|
900,000
|
1,800,000
|
-
|
VPP vật tư VP khác...
|
Năm
|
1
|
1,000,000
|
1,000,000
|
3.2
|
Hỗ trợ tiền điện thoại.
|
|
|
|
6,000,000
|
-
|
Điện thoại cố định: 12 tháng x
500.000 đồng
|
Tháng
|
12
|
500,000
|
6,000,000
|
Ill
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
Dại
|
|
|
|
284,020,000
|
1
|
Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ
đạo phòng, chống dịch
|
|
|
|
115,215,000
|
1.1
|
Xăng xe
|
|
|
|
59,115,000
|
-
|
Hỗ trợ cán bộ đi lại: 5 lượt người/huyện/năm
x 9 huyện x trung bình 150km/2 lượt x 0,2l/100km x 25.000đ
|
Km
|
6,750
|
5,000
|
33,750,000
|
-
|
Ôtô công tác ngoại tỉnh: 2 chuyến x
600km / 2 lượt x 0,19l/100km x 25.000đ
|
Lít
|
228
|
25,000
|
5,700,000
|
-
|
Ôtô công tác: 9 huyện, TP, TX x 2
chuyến x 250km/chuyến x 0,2l/100km x 25.000đ
|
Lít
|
787
|
25,000
|
19,665,000
|
1.2
|
Công tác phí
|
|
|
|
56,100,000
|
-
|
Công tác phí trong tỉnh
|
|
|
|
45,000,000
|
+
|
Phụ cấp lưu trú trong tỉnh: 5 người
x 3 ngày/huyện x 9 huyện x 200.000 đồng
|
Ngày
|
135
|
200,000
|
27,000,000
|
+
|
Tiền ngủ xã: 5 người x 2 tối x 9
huyện x 200.000đồng
|
Tối
|
90
|
200,000
|
18,000,000
|
-
|
Công tác phí ngoài tỉnh: 03 chuyến
|
|
|
|
11,100,000
|
+
|
Phụ cấp lưu trú ngoài tỉnh 3 người
x 2 ngày x 3 chuyến x 200.000đồng
|
Ngày
|
18
|
200,000
|
3,600,000
|
+
|
Tiền phòng ngủ: 06 phòng x 900.000
đồng/phòng
|
Phòng
|
6
|
900,000
|
5,400,000
|
+
|
Lệ phí cầu, đường: 03 chuyến x
700.000đồng/chuyến
|
Chuyến
|
3
|
700,000
|
2,100,000
|
2
|
Hỗ trợ điện thoại, VPP
|
|
|
|
12,000,000
|
-
|
Điện thoại, cước phí bưu chính:
500.000đồng x 12 tháng
|
Tháng
|
12
|
500,000
|
6,000,000
|
-
|
Văn phòng phẩm, biểu mẫu...: 500.000
đồng x 12 tháng
|
Tháng
|
12
|
500,000
|
6,000,000
|
3
|
Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm,
giám sát dịch
|
|
|
|
84,465,000
|
3.1
|
Công tác phí lấy mẫu chó, mèo
nghi mắc bệnh Dại (dự kiến 20 mẫu)
|
|
|
|
43,360,000
|
-
|
Hỗ trợ km cho cán bộ đi lấy mẫu (bình
quân 150km/2 lượt x 2 người/tháng x 12 tháng: 3.600 km x 0,2l/100km x 25.000đ
|
Km
|
3,600
|
5,000
|
18,000,000
|
-
|
Tiền công lấy mẫu bệnh phẩm (mổ đầu
chó, mèo nghi mắc bệnh dại để lấy não mang đi xét nghiệm)
|
Mẫu
|
20
|
188,000
|
3,760,000
|
-
|
Hỗ trợ chủ nuôi chó, mèo lấy mẫu (mổ
đầu chó, mèo để lấy não mang đi xét nghiệm): 20 mẫu x 200.000 đồng
|
Con
|
20
|
200,000
|
4,000,000
|
-
|
Trả công bắt, giữ chó, mèo lấy mẫu
(chó, mèo có biểu hiện bệnh dại): 20 mẫu x 100.000 đồng
|
Mẫu
|
20
|
100,000
|
2,000,000
|
-
|
Phụ cấp công tác phí: 2 người x 2
ngày/tháng x 12 tháng x 200.000
|
Ngày
|
48
|
200,000
|
9,600,000
|
-
|
Tiền thuê phòng ngủ: 2 người/phòng
x 12 phòng x 500.000
|
Phòng
|
12
|
500,000
|
6,000,000
|
3.2
|
Dụng cụ lấy mẫu
|
|
|
|
11,955,000
|
-
|
Hộp xốp bảo ôn, bảo quản mẫu loại 10
lít: 20 cái x 100.000đồng (lấy mẫu và vận chuyển mẫu xét nghiệm)
|
Chiếc
|
20
|
100,000
|
2,000,000
|
-
|
Đá khô: 4 viên/mẫu x 20 mẫu x
15.000đồng/viên
|
Viên
|
80
|
15,000
|
1,200,000
|
-
|
Găng tay mỏng cao su dày: 20 đôi x
25.00đồng
|
Đôi
|
20
|
25,000
|
500,000
|
-
|
Khẩu trang hoạt tính: 20 cái x
45.000đồng
|
Cái
|
20
|
45,000
|
900,000
|
-
|
Bông y tế: 1 kg
|
Kg
|
1
|
220,000
|
220,000
|
-
|
Cồn y tế: 1 lít
|
Lít
|
1
|
50,000
|
50,000
|
-
|
Bảo hộ sinh học
|
Bộ
|
70
|
95,000
|
6,650000
|
-
|
Ủng cao su
|
Đôi
|
3
|
95,000
|
285,000
|
-
|
Túi nilon zip vuốt mép đựng mẫu bệnh
phân loại dày: 01 kg x 150.000đồng
|
Kg
|
1
|
150,000
|
150,000
|
3.3
|
Chi phí xét nghiệm mẫu
|
|
|
|
11,000,000
|
-
|
Công tác phí đi Hà Nội gửi mẫu
|
|
|
|
11,000,000
|
+
|
Vận chuyển mẫu đi Hà Nội: Vé tàu, xe
từ BX Lào Cai- BX Mỹ Đình; thuê xe tắc xi từ bến xe MĐ đến Trung tâm Chẩn
đoán: 10 chuyến x 2 lượt vé/chuyến x 450.000 đồng/vé
|
Vé
|
20
|
450,000
|
9,000,000
|
+
|
Tiền Lưu trú: 10 chuyến x 1 ngày x
200.000 đồng
|
Ngày
|
10
|
200,000
|
2,000,000
|
3.4
|
Phí xét nghiệm chẩn đoán bệnh Dại
bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang trực tiếp và phương pháp Realtime
RT-PCR: 20 mẫu x 907.500đồng
|
Mẫu
|
20
|
907,500
|
18,150,000
|
4
|
Hỗ trợ cho người tham gia trực
tiếp đi kiểm tra dịch, giám sát tiêm phòng, lấy mẫu
|
|
|
|
25,000,000
|
|
Dự kiến hỗ trợ người bị chó cắn khi
đi tiêm phòng, kiểm tra dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm: 10 người x 2.500.000 đồng
|
Người
|
10
|
2,500,000
|
25,000.000
|
5
|
Kinh phí in ấn sổ theo dõi, quản
lý đàn chó
|
|
|
|
47,340,000
|
|
In sổ theo dõi đàn chó nuôi và kết
quả tiêm phòng vắc xin dại giai đoạn 2022- 2026: 1.578 thôn, tổ x 01 quyển
phát cho Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố (02 trang bìa ngoài, bìa bóng kính
+ 30 tờ in 2 mặt)
|
Quyển
|
1,578
|
30,000
|
47,340,000
|
IV
|
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh
dịch bệnh tả lợn Châu Phi
|
|
|
|
367,975,000
|
1
|
Chi phí xét nghiệm mẫu bệnh
phẩm
|
|
|
|
152,625,000
|
|
Xét nghiệm vi rút VDNC bằng phương
pháp Real time RT-PCR (dự tính): 250 mẫu x 610.500đồng
|
Mẫu
|
250
|
610,500
|
152,625,000
|
2
|
Vật tư, dụng cụ lấy mẫu
|
|
|
|
26,550,000
|
-
|
Bơm tiêm nhựa lấy mẫu loại 10ml:
250 cái x 2.500đồng
|
Cái
|
250
|
2500
|
625,000
|
-
|
Kim lấy mẫu máu: 250 cái x 1.500đồng
|
Cái
|
250
|
1,500
|
375,000
|
-
|
Ống nghiệm EDTA/Heparin chứa chất
chống đông máu: 250 cái x 5.000đồng
|
Ống
|
250
|
5,000
|
1,250,000
|
-
|
Ống Eppendonrf đựng mẫu huyết
thanh: 250 cái x 5.000đồng
|
Ống
|
250
|
5^000
|
1,250,000
|
-
|
Găng tay cao su mỏng: 250 đôi x
5.500đồng
|
Đôi
|
250
|
5500
|
1,375,000
|
-
|
Khẩu trang : 250 cái x 2.000đồng
|
Cái
|
250
|
2,000
|
500,000
|
-
|
Khay đựng dụng cụ, đựng mẫu: 4 cái
x 150.000đồng
|
Cái
|
4
|
150,000
|
600,000
|
-
|
Hộp xốp bảo quản mẫu loại 12 lít:
100 cái x 150.000đồng
|
Cái
|
100
|
150,000
|
15,000,000
|
-
|
Quần áo bảo hộ sinh học: 30 bộ x
95.000đồng
|
Bộ
|
30
|
95,000
|
2,850,000
|
-
|
Ủng cao su : 5 đôi x 95.000đồng
|
Đôi
|
5
|
95,000
|
475,000
|
-
|
Đá khô bảo quản mẫu: 150 viên x
15.000đồng
|
viên
|
150
|
15,000
|
2,250,000
|
3
|
Công tác phí, xăng xe, điện thoại,
văn phòng phẩm
|
|
|
|
188,800,000
|
3.1
|
Công tác phí
|
|
|
|
161,800,000
|
-
|
Công tác họp tại Hà Nội 02
chuyến
|
|
|
|
13,600,000
|
+
|
Lưu trú: 200.000 đồng
|
Người
|
12
|
200,000
|
2,400,000
|
+
|
Tiền ngủ: 02 tối x 900.000 đồng/phòng
|
Phòng
|
2
|
900,000
|
1,800,000
|
+
|
Xăng xe Ô tô công tác Hà Nội
|
Lít
|
320
|
25,000
|
8,000,000
|
+
|
Lệ phí cầu, đường: 02 chuyến x
700.000đồng/chuyến
|
Chuyến
|
2
|
700,000
|
1,400,000
|
-
|
Chi phí đi Hà Nội gửi mẫu xét
nghiệm
|
|
|
|
33,000,000
|
+
|
Lưu trú: 01 người/lần/ngày x 30 lần
x 200.000 đồng/ngày
|
Lần
|
30
|
200,000
|
6,000,000
|
+
|
Vận chuyển mẫu đi Hà Nội: Vé tàu,
xe từ BX Lào Cai- BX Mỹ Đình; thuê xe tắc xi từ bến xe MĐ đến Trung tâm Chẩn
đoán: 30 chuyến x 2 lượt vé/chuyến x 450.000 đồng/vé
|
Vé
|
60
|
450,000
|
27,000,000
|
-
|
Công tác trong tỉnh
|
|
|
|
115,200,000
|
+
|
Lưu trú: 8 lượt người/tháng x 12
tháng/năm x 200.000 đồng
|
Người
|
96
|
200,000
|
19,200,000
|
+
|
Tiền phòng ngủ: 8 lượt người/4
đêm/tháng x 12 tháng/năm x 500.000đ/phòng
|
Phòng
|
48
|
500,000
|
24,000,000
|
+
|
Tiền đi lại: 8 lượt người/tháng x 12
tháng/năm x bình quân 150km/2 lượt x 0,2l/100km x 25.000đ
|
Km
|
14,400
|
5,000
|
72,000,000
|
3.2
|
Hỗ trợ xăng xe cho Lđ đi kiểm
tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở. Bình quân 3 chuyến/huyện/năm x 8
huyện x 25 lít/chuyến x 25.000 đồng
|
Lít
|
600
|
25,000
|
15,000,000
|
3.3
|
Hỗ trợ tiền điện thoại, văn
phòng phẩm: 12 tháng x 1.000.000 đ/tháng
|
Tháng
|
12
|
1,000,000
|
12,000,000
|
V
|
Kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm sau
tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm
|
|
|
|
45,805,000
|
1
|
Xét nghiệm mẫu sau tiêm phòng vắc
xin Cúm gia cầm
|
|
|
|
19,940,000
|
-
|
Định lượng kháng thể Cúm gia cầm bằng
phương pháp HI
|
Mẫu
|
200
|
95.000
|
19,000.000
|
-
|
Công lấy mẫu gia cầm
|
Mẫu
|
200
|
4,700
|
940,000
|
2
|
Bảo quản mẫu, vật tư, dụng cụ lấy
mẫu
|
|
|
|
17,065,000
|
-
|
Bơm tiêm nhựa lấy mẫu loại 10ml: 200
cái x 2.500 đồng
|
Cái
|
200
|
2,500
|
500,000
|
-
|
Kim lấy mẫu máu: 200 cái x 1.500đồng
|
Cái
|
200
|
1,500
|
300,000
|
-
|
Ống Eppendonrf đựng mẫu huyết
thanh: 200 cái x 5.000đồng
|
Ống
|
200
|
5,000
|
1,000,000
|
-
|
Găng tay cao su y tế: 100 đôi x
5.500đồng
|
Đôi
|
100
|
5,500
|
550,000
|
-
|
Khẩu trang y tế: 100 cái x 45.000đồng
|
Cái
|
100
|
45,000
|
4,500,000
|
|
Khay đựng dụng cụ, đựng mẫu: 4 cái
x 150.000đồng
|
Cái
|
4
|
150,000
|
600,000
|
-
|
Hộp xốp bảo quản mẫu loại 10 lít:
20 cái x 150.000đồng
|
Cái
|
20
|
150,000
|
3,000.000
|
-
|
Quần áo bảo hộ sinh học: 30 bộ x
160.000đồng
|
Bộ
|
30
|
160,000
|
4,800,000
|
-
|
Ủng cao su 5 đôi x 95.000 đồng
|
Đôi
|
5
|
95,000
|
475,000
|
-
|
Đá khô bảo quản mẫu: 50 viên x
15.000 đồng
|
Viên
|
50
|
15,000
|
750,000
|
-
|
Bông y tế: 1 kg
|
Kg
|
1
|
230,000
|
230,000
|
-
|
Cồn y tế: 1 lít
|
Lít
|
1
|
60,000
|
60,000
|
-
|
Túi nilon đựng mẫu: 2kg x 150.000đồng
|
Kg
|
2
|
150,000
|
300,000
|
3
|
Công tác phí
|
|
|
|
8,800,000
|
-
|
Công tác phí chuyến mẫu xét nghiệm
Hà Nội: Vé tàu, xe 900.000đồng/lần; lưu trú 200.000/ngày
|
Lần
|
2
|
1.100,000
|
2,200,000
|
-
|
Công tác phí cho cán bộ đi triển
khai và lấy mẫu
|
|
|
|
6,600,000
|
+
|
Chi phí đi lại: 6 người x 2 lượt x
trung bình 70km/lượt x 0,2l/100km x 25.000đ
|
Km
|
840
|
5,000
|
4,200,000
|
+
|
Lưu trú: 6 người x 2 ngày x 200.000
đồng/ngày
|
Ngày
|
12
|
200,0000
|
2,400,000
|
VI
|
Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ
đạo phòng, chống dịch Viêm da nổi cục trâu, bò
|
|
|
|
245,125,000
|
1
|
Xăng xe
|
|
|
|
17,480,000
|
|
Xăng xe Ô tô công tác trong tỉnh: 8
chuyến x 160km/ chuyến x 0,19l/100km x 25.000đ
|
Lít
|
243
|
25,000
|
6,080,000
|
|
Xăng xe ô tô công tác Hà Nội: 04
chuyến/ năm x 600km/ chuyến x 0,19l/1 00km x 25.000đ
|
Lít
|
456
|
25,000
|
11,400,000
|
2
|
Công tác phí
|
|
|
|
85,900,000
|
2.1
|
Công tác phí trong tỉnh
|
|
|
|
74,700,000
|
-
|
Hỗ trợ cán bộ đi lại: 6 lượt người/huyện/năm
x 9 huyện x trung bình 150km/2 lượt x 0.2l/100km x 25.000đ
|
Km
|
8,100
|
5,000
|
40,500.000
|
-
|
Phụ cấp lưu trú trong tỉnh: 6 người
x 2 ngày/tháng x 12 tháng x 200.000đồng/ngày
|
Ngày
|
144
|
200,000
|
28,800.000
|
-
|
Tiền ngủ xã: 3 tối/tháng x 12 tháng
x 150.000đồng
|
Tối
|
36
|
150,000
|
5,400,000
|
2.2
|
Công tác phí ngoài tỉnh: 04 chuyến/năm
|
|
|
|
11,200,000
|
-
|
Phụ cấp lưu trú ngoài tỉnh: 3 người
x 2 ngày/chuyến x 4 chuyến x 200.000đồng
|
Ngày
|
24
|
200,000
|
4,800,000
|
-
|
Tiền phòng ngủ: 04 phòng x 900.000
đồng/ phòng
|
Phòng
|
4
|
900,000
|
3,600,000
|
-
|
Lệ phí cầu, đường: 04 chuyến x
700.000đồng/chuyến
|
Chuyến
|
4
|
700,000
|
2,800,000
|
3
|
Hỗ trợ điện thoại, VPP
|
|
|
|
12,000,000
|
-
|
Văn phòng phẩm, biểu mẫu: 500.000 đồng
x 12 tháng
|
Tháng
|
12
|
500,000
|
6,000,000
|
-
|
Điện thoại, cước phí bưu chính:
500.000đồng x 12 tháng
|
Tháng
|
12
|
500,000
|
6,000,000
|
4
|
Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm,
giám sát dịch
|
|
|
|
129,745,000
|
4.1
|
Chi phí lấy mẫu xét nghiệm (dự
kiến 70 mẫu)
|
|
|
|
51,600,000
|
-
|
Hỗ trợ km cho cán bộ đi lấy mẫu (bình
quân 160km/2 lượt x 4 người/tháng x 12 tháng: 7.680 km x 0,2l/100km x 25.000đ
|
Km
|
7,680
|
5,000
|
38,400,000
|
-
|
Phụ cấp công tác phí: 4 người x 12
ngày x 200.000
|
Ngày
|
48
|
200,000
|
9,600,000
|
-
|
Tiền thuê phòng ngủ: 12 phòng x
300.000
|
Phòng
|
12
|
300,000
|
3,600,000
|
4.2
|
Chi phí lấy mẫu chẩn đoán bệnh
|
|
|
|
19,605,000
|
-
|
Hộp xốp bảo ôn, bảo quản mẫu loại
10 lít: 40 cái x 100.000 đồng (dùng để bảo quản khi lấy mẫu và vận chuyển mẫu
xét nghiệm)
|
Chiếc
|
40
|
100,000
|
4,000,000
|
-
|
Đá khô: 4 viên/mẫu x 40 mẫu x 15.000đồng/viên
|
Viên
|
160
|
15,000
|
2,400,000
|
-
|
Găng tay cao su: 100 đôi x 5.500đồng
|
Đôi
|
100
|
5,500
|
550,000
|
-
|
Khẩu trang hoạt tính: 100 cái x
45.000đồng
|
Cái
|
100
|
45,000
|
4,500,000
|
-
|
Khay để dụng cụ, đựng mẫu: 2 cái x
150.000 đồng
|
Cái
|
2
|
150,000
|
300,000
|
-
|
Ống Falcon 50ml đựng mẫu bệnh phẩm:
70 ống
|
Ống
|
70
|
5,000
|
350,000
|
-
|
Bơm tiêm nhựa loại 10ml
|
Cái
|
70
|
2,500
|
175,000
|
-
|
Kim lấy mẫu
|
Cái
|
70
|
1,500
|
105,000
|
-
|
Bông y tế: 1 kg
|
Kg
|
1
|
230,000
|
230,000
|
-
|
Cồn y tế: 1 lít
|
Lít
|
1
|
60,000
|
60,000
|
-
|
Bảo hộ sinh học
|
Bộ
|
70
|
95,000
|
6,650,000
|
|
Ủng cao su
|
Đôi
|
3
|
95,000
|
285,000
|
4.3
|
Chi phí xét nghiệm mẫu
|
|
|
|
58,540,000
|
-
|
Công tác phí đi Hà Nội
|
|
|
|
22,000,000
|
|
Vận chuyển mẫu đi Hà Nội : Vé tàu,
xe từ BX Lào Cai- BX Mỹ Đình; thuê xe
|
|
|
|
|
+
|
Tắc xi từ bến xe MĐ đến Trung tâm
Chẩn đoán: 20 chuyến x 2 lượt vé/chuyến x 450.000 đồng/vé
|
Vé
|
40
|
450,000
|
18,000,000
|
+
|
Tiền Lưu trú: 20 chuyến x 1 ngày x
200.000 đồng
|
Ngày
|
20
|
200,000
|
4,000,000
|
-
|
Phí xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Viêm da nổi cục bằng phương pháp Realtime RT-PCR: Dự kiến 70 mẫu x 522.000đồng/mẫu
|
Mẩu
|
70
|
522000
|
36,540,000
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu số 06
PHÂN BỔ TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ, HÓA CHẤT
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NGUY HIỂM Ở GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số 436/KH-UBND, ngày tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT
|
Huyện,
TX, TP
|
Số
xã, phường, TT
|
Số
thôn, tổ
|
Trang
thiết bị, vật tư, hoá chất sử dụng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
|
Bảo
hộ phòng, chống dịch bệnh
|
Hóa
chất (lít/kg)
|
Bảo
hộ (bộ)
|
Kính
(chiếc)
|
Khẩu
trang (chiếc)
|
Găng
tay (đôi)
|
Ủng
(đôi)
|
1
|
Lào Cai
|
17
|
305
|
459
|
357
|
391
|
357
|
255
|
2,050
|
2
|
Bát Xát
|
21
|
182
|
567
|
441
|
504
|
441
|
462
|
3,050
|
3
|
Bảo Thắng
|
14
|
193
|
378
|
294
|
340
|
294
|
263
|
5,000
|
4
|
Bảo Yên
|
17
|
213
|
459
|
357
|
425
|
357
|
340
|
3,550
|
5
|
Bắc Hà
|
19
|
158
|
475
|
380
|
437
|
380
|
361
|
2,225
|
6
|
Mường Khương
|
16
|
157
|
432
|
336
|
368
|
336
|
320
|
2,550
|
7
|
Sa Pa
|
16
|
116
|
400
|
304
|
368
|
304
|
304
|
2,050
|
8
|
Si Ma Cai
|
10
|
59
|
250
|
196
|
230
|
196
|
150
|
1,825
|
9
|
Văn Bản
|
22
|
195
|
594
|
462
|
528
|
462
|
440
|
4,075
|
10
|
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
|
|
|
236
|
33
|
124
|
63
|
15
|
75
|
Tổng
|
152
|
1,578
|
4,250
|
3,160
|
3,715
|
3,190
|
2,910
|
26,450
|
Biểu số 07
DỰ TOÁN KINH PHÍ TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số: 436/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị
tính: Đồng
STT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
Ghi
chú
|
Tổng
cộng kinh phí (A+B)
|
|
|
|
312,740,000
|
|
A
|
KINH PHÍ TẬP HUẤN
|
|
|
|
22,340,000
|
|
I
|
Kinh phí tập huấn bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, TX,
TP và Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y
|
|
|
|
22,340,000
|
|
|
* Tập huấn quản lý dịch bệnh; kỹ
năng trong xử lý các ổ dịch, tiêu độc khử trùng, chẩn đoán lâm sàng, mổ khám
bệnh tích, lấy bảo quản mẫu các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gia súc, gia cầm
(trọng tâm tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ dịch bệnh mới VDNC trâu, bò).
|
Lớp
|
1
|
|
22,340,000
|
Thời
gian: 02 ngày/lớp; tổng số 32 người. (27 người/9 TTDV Nông nghiệp huyện, TP,
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: 05 người)
|
-
|
Thuê hội trường (loa đài, máy chiếu,
...)
|
Ngày
|
2
|
2,000,000
|
4,000,000.00
|
|
-
|
Khánh tiết: In Baner 2,5 x 3,5 m
|
HT
|
1
|
1,000,000
|
1,000,000.00
|
|
-
|
Tài liệu cấp phát cho học viên: 32 quyển
x 20.000đ/bộ
|
Bộ
|
32
|
20,000
|
640,000.00
|
|
|
Văn phòng phẩm: Giấy khổ Ao, bút viết
bảng, giấy A4 các màu; bút bi, sổ...
|
Bộ
|
32
|
20,000
|
640,000.00
|
|
-
|
Tiền nước uống, ăn giữa giờ: 32 người
x 2 ngày x 20.000 đ/
|
Người
|
64
|
20,000
|
1,280.000.00
|
|
|
Chi phí giảng viên + Trợ giảng / Quản
lý lớp
|
|
|
|
3,680,000.00
|
|
+
|
Công tác phí Giảng viên + Trợ giảng
/ Quản lý lớp: 2 người x 2 ngày/huyện
|
Người
|
4
|
200,000
|
800,000.00
|
|
+
|
Tiền giảng viên: 800.000đồng/buổi
x 2 buổi
|
Người
|
2
|
800,000
|
1,600,000.00
|
|
+
|
Tiền trợ giảng/ Quản lý lớp bằng
80% giảng viên
|
Người
|
2
|
640,000
|
1,280,000.00
|
|
-
|
Thuê động vật trâu bò, mua lợn,
gia cầm, dụng cụ thực hành:
|
|
|
|
11,100,000.00
|
|
+
|
Mua lợn thực hành: 2 con x 35
kg/con x 90.000đ/kg
|
Kg
|
70
|
90.000
|
6,300,000
|
|
+
|
Mua gà thực hành 5 con x 2
kg/con x 100.000 đồng/kg
|
Kg
|
10
|
100,000
|
1,000,000
|
|
+
|
Panh, dao, kéo, cặp nhiệt độ, xi
lanh...: 3 bộ x 1.000.000 đồng
|
Bộ
|
3
|
1,000,000
|
3,000,000
|
|
+
|
Khay đựng dụng cụ 2 cái x
150.000đồng
|
Cải
|
2
|
150,000
|
300,000
|
|
+
|
Thuê trâu, bò để thực hành: 01
con x 500.000đồng/con
|
Con
|
1
|
500,000
|
500,000
|
|
B
|
TUYÊN TRUYỀN, HỘI NGHỊ
|
|
|
|
290,400,000
|
|
I
|
TỜ RƠI, ÁP PHÍCH, TÀI LIỆU TUYÊN
TRUYỀN
|
|
|
|
283,400,000
|
Theo
Quyết định 71 /2016/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh và theo thực tế)
|
1
|
In ấn, xuất bản Áp phích tuyên
truyền bệnh Viêm da nổi cục và các biện pháp phòng, chống
|
|
|
|
92,280,000
|
Cấp
cho 1.436 thôn tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh mỗi thôn tổ
|
-
|
In ấn (bao gồm cả dựng ma két; đọc,
rà soát chính tả)
|
Tờ
|
3,000
|
30,000
|
90,000,000
|
-
|
Biên tập nội dung, duyệt nội dung
|
Người
|
4
|
300,000
|
1,200,000
|
|
-
|
Nhuận bút Tỷ lệ % nhuận bút từ
8-12% giá trị
|
Tờ
|
3,000
|
360
|
1,080,000
|
02 tờ
áp phích
|
2
|
In ấn, xuất bản tờ rơi tuyên
truyền một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở gia súc, gia cầm ( LMLM, Dịch tả lợn
Châu Phi, Tai Xanh, cúm gia cầm)
|
|
|
|
92,280,000
|
Cấp
cho 75% số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm 227.554 hộ trên địa bàn toàn tỉnh hộ
chăn nuôi, theo Kế hoạch phòng chống
|
-
|
In ấn (bao gồm cả dựng ma két; đọc,
rà soát chính tả)
|
Tờ
|
30,000
|
3,000
|
90,000,000
|
-
|
Biên tập nội dung, duyệt nội dung
|
Người
|
4
|
300,000
|
1,200,000
|
-
|
Nhuận bút Tỷ lệ % nhuận bút từ
8-12% giá trị
|
Tờ
|
30,000
|
36
|
1,080,000
|
|
3
|
In ấn, xuất bản tờ rơi tuyên
truyền bệnh Dại và biện pháp phòng chống
|
Tờ
|
|
|
7,920,000
|
Theo
kế hoạch phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030. cấp cho các hộ nuôi chó
mèo trên địa bàn toàn tỉnh
|
-
|
In ấn (bao gồm cả dựng ma két, đọc
soát chính tả)
|
Tờ
|
20,000
|
300
|
6,000,000
|
|
-
|
Biên tập nội dung, duyệt nội dung:
|
Người
|
4
|
300,000
|
1,200,000
|
|
-
|
Nhuận bút Tỷ lệ % nhuận bút từ
8-12% giá trị
|
Tờ
|
20,000
|
36
|
720,000
|
|
4
|
In ấn, xuất bản Tờ rơi tuyên truyền
về một số dịch bệnh thủy sản thường gặp ở cá và các biện pháp phòng, chống
|
|
|
|
61,920,000
|
|
-
|
In ấn (bao gồm cả dựng ma két; đọc,
rà soát chính tả)
|
Tờ
|
20,000
|
3,000
|
60,000,000
|
|
-
|
Biên tập nội dung, duyệt nội dung
|
Người
|
4
|
300,000
|
1,200,000
|
|
|
Nhuận bút Tỷ lệ % nhuận bút từ
8-12% giá trị
|
Tơ
|
20,000
|
36
|
720,000
|
|
5
|
Kinh phí làm biển hiệu cho cơ sở
an toàn dịch bệnh
|
|
|
|
29,000,000
|
|
|
Biển, hiệu cơ sở được công nhận an
toàn dịch bệnh: Dự kiến có 05 cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh, mỗi cơ sở
được cấp 01 cái, biển hiệu được gắn tại cổng cơ sở, vị trí dễ quan sát, nhằm
giới thiệu, quảng bá cơ sở ATD
|
Cái
|
5
|
5,000,000
|
25,000,000
|
(Bao
gồm chi phí làm biển, công vận chuyển và gắn, lắp biển).
|
|
Tiền đi lại: 02 người x 5 cơ sở
100km/cơ sở x 2.000đ/km
|
Km
|
1000
|
2,000
|
2,000,000
|
|
|
Phụ cấp lưu trú: 02 người/ngày x
200.000đồng x 5 cơ sở
|
Ngày
|
10
|
200.000
|
2,000,000
|
|
II
|
HỘI THẢO, HỘI NGHỊ
|
|
|
|
7,000,000
|
|
|
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện
Kế hoạch khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại tỉnh Lào Cai giai đoạn
2017-2021; triển khai Kế hoạch nhiệm vụ phòng chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2022-2030
|
HN
|
1
|
|
7,000,000
|
Dự kiểm
có 100 đại biểu tham dự gồm: Lãnh đạo Sở NN và PTNT, Lãnh đạo các huyện, Y tế,
Khuyến nông, Phòng NN/KT, Trung tâm DVNN, Chi cục CNTY, đại diện các cơ sở
ATDB...
|
-
|
Thuê hội trường (loa đài, máy chiếu,
...)
|
Ngày
|
1
|
2,000,000
|
2,000,000
|
|
-
|
Khánh tiết: In Baner 2,5 x 3,5 m
|
HT
|
1
|
1,000,000
|
1,000,000
|
|
-
|
Tài liệu, văn phòng phẩm
|
Bộ
|
100
|
20,000
|
2,000,000
|
|
-
|
Tiên nước uống, ăn giữa giờ
|
Người
|
100
|
20,000
|
2,000,000
|
|
Biểu số 08
DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG MỚI CƠ SỞ AN
TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ AN TOÀN BỆNH DẠI NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số:436/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của UBND Lào Cai)
Đơn vị
tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
Cộng
tổng (A+B)
|
|
|
|
380,032,000
|
A
|
Kinh phí xây dựng mới cơ sở an
toàn dịch bệnh (ngân sách tỉnh)
|
|
|
|
122,387,000
|
I
|
Kinh phí xây dựng cơ sở an toàn
dịch bệnh đối với bệnh Dại (kế hoạch dự kiến xây dựng
03 cơ sở ở các huyện Mường Khương, Văn bản, TP Lào Cai; mỗi cơ sở lấy 34 mẫu
xét nghiệm)
|
|
|
|
47,387,000
|
1
|
Công tác phí, hỗ trợ người dân
và công bắt giữ chó
|
|
|
|
3,840,000
|
-
|
Vận chuyển mẫu đi Hà Nội: Vé tàu,
xe từ BX Lào Cai- BX Mỹ Đình; thuê xe tắc xi từ bến xe MĐ đến Trung tâm Chẩn
đoán: 2 chuyến x 2 lượt vé/chuyến x 350.000 đồng/vé
|
Vé
|
4
|
350,000
|
1,400,000
|
-
|
Tiền Lưu trú: 2 chuyến x 1 ngày x
200.000 đồng
|
Ngày
|
2
|
200,000
|
400,000
|
|
Hỗ trợ chủ nuôi chó được lấy mẫu
máu
|
Mẫu
|
102
|
10,000
|
1,020,000
|
-
|
Thuê người bắt giữ chó để lấy mẫu
máu
|
Mẫu
|
102
|
10,000
|
1,020,000
|
2
|
Dụng cụ, vật tư lấy mẫu
|
|
|
|
2
747,000
|
|
Bơm kim tiêm nhựa 10ml: 102 cái x
2.500đồng
|
Cái
|
102
|
2,500
|
255,000
|
|
Ống chắt huyết thanh: 102 cái x
5.000đồng
|
Cái
|
102
|
5,000
|
510,000
|
-
|
Kim lấy mẫu máu (kim bướm): 102
cái/3 cơ sở x 2.500 đồng
|
Cái
|
102
|
2,500
|
255,000
|
-
|
Rọ mõm (cố định chó lấy mẫu): 6
cái/3 cơ sở x 100.000đồng
|
Cái
|
6
|
100,000
|
600,000
|
-
|
Hộp xốp bảo ôn, bảo quản mẫu loại
10 lít: 3 cái x 100.000đồng
|
Cái
|
3
|
100,000
|
300,000
|
-
|
Bông thấm nước: 1kg x 230.000đồng
|
Kg
|
1
|
230,000
|
230,000
|
-
|
Cồn: 01 lít x 50.000đồng
|
Lít
|
1
|
50,000
|
50,000
|
-
|
Đá khô: 15 viên x 5.500đồng
|
Viên
|
15
|
15,000
|
225,000
|
-
|
Găng tay mỏng 50 đôi x 5.500đồng
|
Đôi
|
50
|
5,500
|
275,000
|
-
|
Túi bóng: 1 kg x 47.000đ
|
Kg
|
1
|
47,000
|
47,000
|
3
|
Kinh phí xét nghiệm mẫu định lượng
kháng thể Dại bằng phương pháp FAVN: 3 cơ sở x 34 mẫu = 102 mẫu x 400.000đồng
|
Mẫu
|
102
|
400,000
|
40,800,000
|
II
|
Kinh phí hỗ trợ mới xây dựng cơ
sở an toàn dịch bệnh động vật (LMLM, DTL, CGC...); dự kiến 05 cơ sở (hỗ trợ
sau đầu tư theo Nghị quyết số 26/2020 của HĐND tỉnh)
|
Cơ
sở
|
5
|
15,000,000
|
75,000,000
|
B
|
Kinh phí duy trì cơ sở an toàn dịch
bệnh Dại (ngân sách cấp huyện)
|
|
|
|
257,645,000
|
|
Duy trì cơ sở an toàn dịch bệnh Dại
đã được công nhận còn hiệu lực (duy trì hàng năm), từ năm 2019 đến năm 2021
đã có 17 cơ sở được công nhận tại: Sa Pa, Bát Xát, TP Lào Cai, Bắc Hà, Bảo Thắng
|
|
|
|
257,645,000
|
1
|
Chi phí lấy mẫu
|
|
|
|
7,650,000
|
-
|
Hỗ trợ cán bộ Chi cục đi công tác lấy
mẫu: 2 người/huyện x 17 cơ sở/5 huyện x trung bình 160 km/2 lượt x 0,2L/100
km x 25.000 đ/L
|
Lít
|
34
|
5,000
|
170,000
|
-
|
Phụ cấp công tác phí: 2 người x 1
ngày x 17 cơ sở 200.000 đồng
|
Ngày
|
34
|
200,000
|
6,800,000
|
-
|
Hỗ trợ chủ nuôi chó được lấy mẫu
máu
|
Mẫu
|
34
|
10,000
|
340,000
|
-
|
Thuê người bắt giữ chó để lấy mẫu
máu
|
Mẫu
|
34
|
10,000
|
340,000
|
2
|
Dụng cụ lấy mẫu
|
|
|
|
13,295,000
|
-
|
Bơm kim tiêm nhựa 10ml: 34 mẫu /cơ
sở x 17 cơ sở sở x 2.500đồng
|
Cái
|
578
|
2,500
|
1,445,000
|
-
|
Ống chắt huyết thanh: 578 cái/17 cơ
sở x 5.000đồng
|
Cái
|
578
|
5,000
|
2,890,000
|
-
|
Kim lấy mẫu máu (kim bướm): 578
cái/17 cơ sở x 2.500đồng
|
Cái
|
578
|
2,500
|
1,445,000
|
-
|
Hộp xốp bảo ôn, bảo quản mẫu loại
10 lít: 10 cái x 100.000đồng
|
Cái
|
17
|
100,000
|
1,700,000
|
-
|
Bông thấm nước- 2kg x 230.000đồng
|
Kg
|
2.00
|
230,000
|
460,000
|
-
|
Cồn: 02 lít/17 cơ sở x 45.000đồng
|
Lít
|
2
|
50,000
|
100,000
|
-
|
Đá khô: mỗi cơ sở 50 viên x 15.000
đ
|
Viên
|
50
|
15,000
|
750,000
|
-
|
Găng tay cao su mỏng: mỗi cơ sở 10
đôi x 17 cơ sở x 5.500đồng
|
Đôi
|
170
|
5,500
|
935,000
|
-
|
Khẩu trang y tế: 10 cái x 17 cơ sở
|
Hộp
|
170
|
2,000
|
34,000
|
-
|
Quần áo bảo hộ: 2 bộ/cơ sở x 17 cơ
sở
|
Bộ
|
34
|
95,000
|
3,230,000
|
3
|
Chi phí xét nghiệm mẫu
|
|
|
|
236,700,000
|
-
|
Vận chuyển mẫu đi Hà Nội : Vé tàu,
xe: 10 chuyến x 2 vé/chuyến x 350.000 đồng/vé
|
Vé
|
10
|
350,000
|
3,500,000
|
-
|
Tiền Lưu trú: 10 chuyến x 1 ngày x
200.000 đồng
|
Ngày
|
10
|
200,000
|
2,000,000
|
-
|
Kinh phí xét nghiệm mẫu định lượng
kháng thể Dại bằng phương pháp FAVN: 17 cơ sở x 34 mẫu = 578 mẫu x 400.000đồng
|
Mẫu
|
578
|
400,000
|
231,200,000
|
Phụ biểu số
09
DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
THỦY SẢN NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số: 436/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị
tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
Ghi
chú
|
|
Cộng
(1+2)
|
|
|
|
81,650,000
|
|
|
Chi phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu
|
|
|
|
81,650,000
|
|
1
|
Chi phí lấy mẫu, xét nghiệm (khi
dịch bệnh xảy ra)
|
|
|
|
47,225,000
|
Căn
cứ Khoản 1, Điều 14 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT
|
1.1
|
Công tác phí đi lấy mẫu
|
|
|
|
21,600,000
|
Nghị
quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2017
|
|
Phụ cấp lưu trú: 1 người/huyện x 4
huyện x 4 ngày x 200.000 đồng
|
Người
|
16
|
200,000
|
3,200,000
|
|
|
Tiền đi lại 01 người/huyện x 4 huyện
x 200 km/chuyến x 4 chuyến x 0,2l/100km x 25.000đ
|
Kg
|
3,200
|
5,000
|
16,000,000
|
|
-
|
Tiền ngủ 1 người/huyện/ x 4 huyện x
600.000 đồng
|
Phòng
|
4
|
600,000
|
2,400,000
|
|
1.2
|
Vật tư lấy mẫu
|
|
|
|
1,425,000
|
|
-
|
Hộp xốp bảo quản vận chuyển mẫu 5 hộp
x 150.000đồng
|
Hộp
|
5
|
150,000
|
750,000
|
|
|
Túi nilon zipper vuốt mép đựng mẫu bệnh
phẩm loại dày 2kg x 150.000đồng
|
Kg
|
2
|
150,000
|
300,000
|
|
-
|
Găng tay 50 đôi x 5.500đồng
|
Đôi
|
50
|
5500
|
275,000
|
|
-
|
Khẩu trang 50 cái x 2.000đồng
|
Cái
|
50
|
2,000
|
100,000
|
|
1.3
|
Chi phí xét nghiệm mẫu hang
phương pháp Realtime RT-PCR
|
Mẫu
|
30
|
620,000
|
18,600,000
|
Thông
tư số 283/2016/TT-BTC: 30 mẫu x 620.000 đồng
|
1.4
|
Công tác phí đi gửi mẫu
|
|
|
|
5,600,000
|
Nghị
quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2017
|
-
|
Tiền lưu trú 1 người x 200.000 đồng
x 4 ngày
|
Ngày
|
4
|
200,000
|
800,000
|
|
-
|
Tiền ngủ 2 đêm x 600.000 đồng/đêm
|
Đêm
|
2
|
600,000
|
1,200,000
|
|
-
|
Vé tàu, xe 1 người x 900.000 đồng/chuyến
x 4 chuyến
|
Chuyến
|
4
|
900,000
|
3,600,000
|
|
2
|
Chi phí lấy mẫu giám sát, xét
nghiệm (Số mẫu dự kiến 30 mẫu)
|
|
|
|
34,425,000
|
Giám
sát chủ động căn cứ Khoản 2, Điều 10 Thông tư 04/2016/TT- BNNPTNT
|
2.1
|
Vật tư lấy mẫu
|
|
|
|
1,425,000
|
|
|
Hộp xốp bảo quản vận chuyển Mẫu 5 hộp
x 150.000đồng
|
Hộp
|
5
|
150,000
|
750,000
|
|
-
|
Túi đựng mẫu loại 2kg x 50.000đồng
|
Kg
|
2
|
150,000
|
300,000
|
|
-
|
Găng-tay 50 đôi x 5.500đồng
|
Đôi
|
50
|
5500
|
275,000
|
|
-
|
Khẩu trang 50 cái x 2.000đồng
|
Cái
|
50
|
2,000
|
100,000
|
|
2.2
|
Công tác phí đi lấy mẫu
|
|
|
|
8,800,000
|
Nghị
quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2017
|
-
|
Phụ cấp lưu trú: 1 người/huyện x 4 huyện
x 4 ngày x 200.000 đồng
|
Người
|
16
|
200,000
|
3,200,000
|
|
-
|
Tiền đi lại 1 người/huyện x 4 huyện
x 8 lượt x 100.000 đồng.
|
Người
|
32
|
100,000
|
3,200,000
|
|
-
|
Tiền ngủ 1 người/huyện/ x 4 huyện x
600.000 đồng
|
Phòng
|
4
|
600,000
|
2,400,000
|
|
2.3
|
Chi phí công tác phí chuyển mẫu
đi xét nghiệm tại Hà Nội
|
|
|
|
5,600,000
|
Nghị
quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2017
|
-
|
Tiền lưu trú 1 người x 200.000 đồng
x 4 ngày
|
Ngày
|
4
|
200,000
|
800,000
|
|
-
|
Tiền ngủ 2 đêm x 600.000 đồng/đêm
|
Đêm
|
2
|
600,000
|
1,200,000
|
|
-
|
Vé tàu, xe 1 người x 900.000 đồng/chuyến
x 4 chuyến
|
Chuyến
|
4
|
900,000
|
3,600,000
|
|
2.4
|
Chi phí xét nghiệm mẫu
|
|
|
|
18,600,000
|
(Theo
Thông tư số 283/2016/TT-BTC)
|
-
|
Chi phí xét nghiệm mẫu: 30 mẫu x
620.000đồng
|
Mẫu
|
30
|
620,000
|
18,600,000
|
|
Kế hoạch 436/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và dịch bệnh động vận thủy sản tỉnh Lào Cai năm 2022
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Kế hoạch 436/KH-UBND ngày 28/12/2021 về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và dịch bệnh động vận thủy sản tỉnh Lào Cai năm 2022
4.321
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
|