Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 43/KH-UBND 2018 Đề án nửa triệu con đại gia súc đảm bảo tỷ trọng chăn nuôi Hà Giang

Số hiệu: 43/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Minh Tiến
Ngày ban hành: 30/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐỘT PHÁ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NỬA TRIỆU CON ĐẠI GIA SÚC VÀ ĐẢM BẢO TỶ TRỌNG CHĂN NUÔI TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP NĂM 2018 ĐẠT 32%

Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 31/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đột phá thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc và đảm bảo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp năm 2018 đạt 32%, cụ thể:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa, nhằm đưa tỷ trọng giá trị chăn nuôi năm 2018 chiếm 32% trong tỷ trọng ngành Nông nghiệp.

- Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho người dân, thúc đẩy phát triển chăn nuôi thành hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; từ đó nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

- ng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ vào trong chăn nuôi, chuyển dịch dần từ chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi.

- Phát triển chăn nuôi phải gắn với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.

2. Yêu cầu

- UBND các huyện, thành phố tập trung nguồn lực để đầu tư hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi nhm tăng nhanh tổng đàn gia súc, gia cầm. Mục tiêu cuối năm 2018 tổng đàn trâu, bò, dê, lợn có trên 2.072.153 con, tăng bình quân 6,4% so với năm 2017.

- Ưu tiên thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại đặc biệt là gia trại chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm nhằm tăng nhanh số lượng gia súc, gia cầm xuất chuồng.

- Xây dựng mới chợ đầu mối buôn bán đại gia súc tại các huyện (tối thiểu mi huyện phải có một chợ quy mô ti thiểu mi phiên phải có ít nhất từ 100 con gia súc trở lên). Nâng cấp và duy trì tốt hoạt động chợ bò tại trung tâm huyện Mèo Vạc, chợ Lũng Phìn huyện Đng Văn, chợ Tráng Kìm huyện Quản Bạ và mở rộng một số chợ gia súc dọc tuyến biên giới.

- Tổ chức bình tuyển đàn trâu, bò cái để làm giống, xây dựng vùng sản xuất trâu, bò cái giống nhằm đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trên đàn trâu, bò. Mục tiêu trong năm 2018 thụ tinh nhân tạo thành công trên 4.000 con trâu, bò.

- Đối với 04 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ mỗi huyện lựa chọn một xã chuyên sản xuất bò giống. Đối với các huyện vùng thấp của tỉnh xây dựng vùng sản xuất trâu giống (mi huyện lựa chọn một xã chuyên sản xuất con giống). Đối với các huyện còn lại tùy từng điều kiện mà lựa chọn xã, đối tượng vật nuôi để sản xuất con giống.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ thú y thôn bản.

- Nâng cấp Phòng chẩn đoán bệnh động vật cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y, nhằm phát hiện dịch bệnh gia súc, gia cầm sớm và ngăn chặn kịp thời.

- Đẩy mạnh quá trình xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm của ngành chăn nuôi nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

II. NỘI DUNG

1. Mc tiêu

- Đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong năm 2018 đạt 32% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, ước tổng giá trị thu được 2.880 tỷ đồng.

- Tổng đàn trâu, bò có mặt thường xuyên: 293.517 con, tăng 4,2% so với năm 2017, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 7.887,4 tấn, ước tổng giá trị thu được 586,47 tỷ đồng.

- Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên: 599.813 con, tăng 8%; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 32.765 tấn, ước giá trị thu được 1.038,5 tỷ đồng.

- Tổng đàn dê có mặt có mặt thường xuyên: 174.844 con, tăng 4,8%; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2.027 tấn, ước giá trị thu được 235,4 tỷ đồng.

- Tổng đàn gia cầm có mặt thường xuyên: 4.733,6 nghìn con, tăng 12% so với năm 2017, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 9.072,6 tấn, ước giá trị thu được từ chăn nuôi gia cầm 582,7 tỷ đồng.

- Tổng đàn ong: 43.964 tổ, tăng 1,8% so với năm 2017. Tổng sản lượng mật thu được 303,8 tấn, ước giá trị thu được 33,4 tỷ đồng.

- Triển khai bình tuyển trên 6.000 con trâu, bò cái chăn nuôi theo hướng sinh sản, duy trì đàn trâu, bò cái sinh sản để đảm bảo tỷ lệ tăng đàn tự nhiên.

- Thực hiện thụ tinh nhân tạo thành công cho đàn trâu, bò trên 4.000 con.

- Thực hiện thiến trâu, bò đực cóc không đủ tiêu chuẩn làm giống: 1.250 con.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, chăn nuôi tập trung quy mô gia trại, trang trại. Phấn đấu cuối năm 2018 hình thành mới 107 trang trại, gia trại chăn nuôi (trong đó: gia trại trâu, bò 27; gia trại lợn 45; gia trại gia cầm 21; gia trại dê 14).

(Có biểu 01, 02, 03 chi tiết kèm theo)

2. Các giải pháp triển khai thực hiện

2.1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Xây dựng Nghị quyết chuyên đề của các Huyện ủy, Thành ủy làm cơ sở chỉ đạo và triển khai thực hiện Kế hoạch. Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tng kết trong quá trình thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh và Trung ương đã ban hành.

- Thúc đẩy việc triển khai thực hiện hỗ trợ cho người chăn nuôi theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND, Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh v/v ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh; Quyết định 22/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của UBND tỉnh; Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 07/6/2017 của UBND tỉnh v/v sửa đi, bổ sung Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015.

- Đẩy mạnh triển khai, thực hiện Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Trong năm 2018 và những năm tiếp theo UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi phải theo quy hoạch tập trung, theo vùng xã trọng điểm, trang trại chăn nuôi quy mô lớn, kết hợp với chăn nuôi qui mô nhỏ hộ gia đình, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (Nhà sản xuất + Doanh nghiệp và thị trường). Phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP để tạo ra sản phẩm chất lượng an toàn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

2.2. Các giải pháp về kỹ thuật

a) Về công tác giống

- Đối với trâu, bò

+ Bình tuyển chọn lọc trâu, bò cái giống để chăn nuôi theo hướng sinh sản, xây dựng vùng sản xuất con giống; mục tiêu trong năm thực hiện bình tuyển 6.000 con. Trong năm 2018 tại 04 huyện vùng cao nguyên đá xây dựng hình thành các vùng, cơ sở sản xuất và cung ứng các dịch vụ về giống bò, các huyện thuộc vùng thấp xây dựng vùng, cơ sở sản xuất và cung ứng các dịch vụ về giống trâu.

+ Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo, phấn đấu trong năm thực hiện thụ tinh nhân tạo được trên 4.000 con trâu, bò.

+ Đưa một số giống trâu, bò ngoại hoặc trâu, bò lai như: Trâu lai F1 Murrah, bò Brahman; bò Charolais; bò Red Angust... và các tổ hợp lai của chúng. Tuy nhiên chỉ nên tập trung phát triển tại một số huyện có điều kiện kinh tế, điều kiện về đất, khí hậu thuận lợi, dân trí cao như: thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Mê (lưu ý: chỉ được phép nhập các ging vật nuôi nhập ngoại và tổ hợp lai của chúng phải nằm trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định).

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm KHKT Giống cây trồng và Gia súc Phó Bảng, triển khai sản xuất và cung cấp tinh bò cọng rạ, tinh đông viên phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò trên đàn tỉnh.

- Đối với lợn: Căn cứ vào điều kiện khí hậu, sinh thái và kinh tế của từng địa phương lựa chọn con giống sao cho phù hợp. Khuyến khích phát triển các giống địa phương có giá trị kinh tế cao như: Lọn đen Lũng Pù, Lợn Hung Bắc Mê... Tại các huyện vùng thấp như: Bắc Quang, Vị Xuyên, TP Hà Giang, Quang Bình, Bắc Mê khuyến khích người chăn nuôi phát triển nhanh các giống lợn siêu nạc. Dựa trên lợi thế của từng địa phương tập trung chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng vùng, cơ sở sản xuất giống lợn để cung cấp con ging và dịch vụ về công tác giống cho người dân trên địa bàn.

- Đối với gia cầm: Các huyện, thành phố trước mắt cần tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi các giống gia cầm bản địa có giá trị kinh tế cao và các giống gà thả vườn như: Gà ri lai, Lương phượng, Đông tảo, Mía, Hồ, Kabir, Ross đỏ, gà Mông, Vịt Bầu, ngan Trâu (ngan Đen), một số giống gia cầm khác của địa phương và tổ hợp lai giữa các giống gà thịt với gà nội.

Các địa phương cần chủ động ban hành các cơ chế hỗ trợ để khuyến khích xây dựng các vùng, các cơ sở sản xuất giống đạt tiêu chuẩn để cung cấp con giống cho người chăn nuôi.

- Đối với dê: Phát triển song song giữa giống dê cỏ địa phương và nghiên cứu khảo nghiệm đưa các giống dê lai có tầm vóc, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.

- Đối chăn nuôi ong: Phát triển bền vững nghề nuôi ong của tỉnh, tại 4 huyện vùng Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ tập trung bảo tồn, khai thác và phát triển giống ong nội địa phương (tên khoa học Apis Cerana).

b) Giải pháp về thức ăn

* Đối với trâu, bò, dê:

- Rà soát, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển các giống cỏ hiện có trên địa bàn tỉnh, từ đó xây dựng cơ cấu giống và lịch thời vụ cho từng loại giống; đặc biệt phát triển các giống có khả năng chịu lạnh và có hàm lượng dinh dưỡng cao.

- Mở rộng diện tích cỏ trồng bằng biện pháp chuyển đổi mạnh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

- Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học cho người chăn nuôi về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cỏ thức ăn gia súc và cách chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn trong vụ đông cho đàn trâu, bò thông qua các lớp tập huấn, các mô hình điểm, thông tin truyền thông ... triển khai trồng thêm diện tích ngô dầy để đáp ứng đủ lượng thức ăn thô xanh cho đàn vật nuôi.

* Đối với lợn, gia cầm:

- Phát huy hiệu quả nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có của địa phương, hướng dẫn người dân phối trộn các nguyên liệu thức ăn sẵn có địa phương để sử dụng cho chăn nuôi; Xây dựng hình sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với thức ăn của địa phương, nhằm giảm giá thành trong chăn nuôi.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ưu tiên hỗ trợ quỹ đất cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.

c) Giải pháp về thú y

- Nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị cho Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố để nâng cao năng lực trong công tác thụ tinh nhân tạo và phòng, chống dịch bệnh gia súc.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức về chăn nuôi - thú y, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và nâng cao năng lực cán bộ, nhất là thú y cơ sở tại thôn, bản.

- Chủ động kiểm soát và khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Nhiệt thán... Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm; khống chế và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt chú trọng trong công tác phòng, chống đói rét cho đàn trâu, bò.

- Tập huấn nâng cao trình độ chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi đối với các chủ gia trại và các hộ chăn nuôi.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp xã, các bộ khuyến nông, thú y thôn bản theo hình thức cầm tay chỉ việc, để đảm bảo 100% cán bộ thú y xã, phường, thị trấn và cán bộ khuyến nông, thú y thôn bản được tham gia nâng cao trình độ và hoạt động thực tiễn.

- Thường xuyên triển khai vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

d) Giải pháp về khuyến nông

- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y cơ sở thông qua công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng những tiến bộ khoa học mới trong chăn nuôi.

- Tổ chức tập huấn cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm bản địa sử dụng thức ăn công nghiệp, mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học, mô hình chăn nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.3. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng kế hoạch quảng bá và định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Nội dung tập trung các sản phẩm đặc hữu từ ngành chăn nuôi của tỉnh như: Thịt trâu, bò Hà Giang, Mật ong hoa Bạc hà... đến người tiêu dùng trên cả nước đặc biệt là các thành phố lớn. Tìm, giới thiệu các đơn vị, doanh nghiệp liên kết, thu mua sản phẩm chăn nuôi nhằm ổn định đầu ra cho người chăn nuôi.

- Xây dựng chợ buôn bán gia súc (quy mô từ 100 con trở lên/phiên chợ) tại 5 huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Bắc Mê, Yên Minh. Tiếp tục duy trì tốt hoạt động của chợ gia súc tại trung tâm huyện Mèo Vạc, chợ Lũng Phìn - huyện Đồng Văn, chợ Tráng Kìm - huyện Quản Bạ và mở rộng một số chợ gia súc tại các xã biên giới.

- Xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm đại gia súc của tỉnh và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

2.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Vận dụng linh hoạt các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa của trung ương như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh như: Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh v/v ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Quyết định 22/2015/QĐ-UBND, Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh, về quy định chi tiết thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Đẩy mạnh thực hiện đầu tư có thu hồi theo Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính và Nghị quyết của HĐND tỉnh, về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

- Htrợ đào tạo tập huấn theo Nghị quyết 112/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh; Quyết định 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh v/v ban hành quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020.

2.5. Các giải pháp về môi trường

- Quy hoạch vùng chăn nuôi, đưa chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại ra xa khu dân cư và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các chợ buôn bán gia súc gắn với phương án thu gom, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động kinh doanh của chợ, đặc biệt là phân, nước thải gia súc đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đối với các cơ sở chế biến, giết mổ gia súc tập trung cần đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh thú y, các tiêu chí bảo vệ môi trường theo quy định của Luật thú y và Kế hoạch 145/KH-UBND ngày 17/9/2015 về kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

2.6. Giải pháp về tuyên truyền, vận động: Phát huy tối đa vai trò của hệ thống thông tin đại chúng và các hội đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch về phát triển chăn nuôi bằng nhiều hình thức, như: Hội nghị, họp thôn, phóng sự, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, sân khấu hóa, hội thi, mô hình khuyến nông,…..

3. Kinh phí thực hiện

* Tổng kinh phí thực hiện: 235.361,9 triệu đồng. Trong đó:

3.1. Nguồn vốn vay tín dụng từ các Ngân hàng thương mại: 172.550 triệu đồng, trong đó:

- Vay vốn phát triển chăn nuôi lợn: 13.500 triệu đồng.

- Vay vốn phát triển chăn nuôi gia cầm: 2.520 triệu đồng.

- Vay vốn làm chuồng nuôi trâu, bò: 38.010 triệu đồng;

- Vay vốn mua trâu, bò: 110.680 triệu đồng.

- Vay vốn phát triển chăn nuôi dê: 7.840 triệu đồng.

3.2. Nguồn ngân sách nhà nước: 62.811,9 triệu đồng, trong đó:

* Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ mua vắc xin cho 6 huyện 30a và vắc xin Lở mồm long móng cho huyện Vị Xuyên: 11.276 triệu đồng.

* Ngân sách tỉnh: Tổng kinh phí: 39.116 triệu đồng, cụ thể:

- Hỗ trợ mua vắc xin: năm 2018 mua vắc xin Lở mồm long móng cho 4 huyện vùng đệm. Kinh phí thực hiện: 2.531 triệu đồng.

- Kinh phí mua hóa chất khử trùng tiêu độc: 2.000 triệu đồng.

- Hỗ trợ tiền công cho dẫn tinh viên: 2.080 triệu đồng.

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển chăn nuôi lợn: 1.350 triệu đồng.

- Hỗ trợ lãi suất vay vn phát triển chăn nuôi gia cầm: 252 triệu đồng.

- Htrợ lãi suất vay xây chuồng trại chăn nuôi: 3.801 triệu đồng.

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn mua trâu, bò: 11.068 triệu đồng.

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển chăn nuôi dê: 784 triệu đồng.

- Xây dựng thương hiệu tập thể trâu, bò Hà Giang: 50 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư xây dựng chợ buôn bán gia súc: 7.500 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà chẩn đoán dịch bệnh động vật thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y: 4.500 triệu đồng. Từ nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách tỉnh.

- Kinh phí xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi: 200 triệu đồng.

* Nguồn ngân sách huyện: Tổng kinh phí 15.419,9 triệu đồng, cụ thể:

- Kinh phí mua vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò, lợn, chó: 9.020,9 triệu đồng.

- Kinh phí bình tuyển trâu bò cái đủ tiêu chuẩn làm giống: 1.200 triệu đồng.

- Kinh phí hỗ trợ một lần cho mua trâu bò cái sinh sản: 1.625 triệu đồng.

- Hỗ trợ chi phí trồng cỏ mới: 936 triệu đồng.

- Kinh phí hỗ trợ thiến trâu, bò đực cóc: 438 triệu đồng.

- Kinh phí nâng cấp trang thiết bị cho 11 Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố: 2.200 triệu đồng.

(có biểu 04, 05, 06 cụ thể chi tiết kèm theo)

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

STT

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian

Kết quả

1

Phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm

UBND các huyện, thành phố

Trong năm 2018

Tổng đàn đến 01/12/2018:

- Đàn trâu, bò: 293.517 con

- Đàn lợn: 599.813 con

- Đàn dê: 174.844 con

- Đàn gia cầm: 4.733,6 nghìn con

- Đàn ong: 43.964 tổ.

2

Trồng mới diện tích cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc và khai thác, chế biến

UBND các huyện, thành phố

Quý II-III/2018

- Trồng mới 468 ha cỏ phục vụ chăn nuôi

- 100% hộ gia đình thực hiện chế biến thức ăn dự trữ cho trâu, bò qua đông

3

Nâng cấp trang thiết bị thụ tinh nhân tạo cho Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố

Quý II

- Hoàn thiện nâng cao năng lực công tác thụ tinh nhân tạo

- Thụ tinh nhân tạo cho 4.000 con trâu, bò

4

Bình tuyển trâu, bò cái làm đàn cái nền và quy hoạch thành vùng sản xuất con giống

UBND các huyện, thành phố

Quý I-II/2018

- Bình tuyển được 6.000 con trâu, bò sinh sản đạt tiêu chuẩn

- Mỗi huyện xây dựng được một xã chuyên sản xuất, cung cấp trâu, bò giống

5

Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT

Quý I - IV/2018

- Tiêm phòng các loại vắc xin bắt buộc cho 100% tổng đàn trâu, bò, lợn.

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi và khống chế dịch bệnh gia súc...

6

Nâng cấp phòng Chẩn đoán - Chi cục CN và Thú y

Sở Nông nghiệp và PTNT

Quý I - IV/2018

Hoàn thiện, nâng cao năng lực chẩn đoán dịch bệnh

7

Phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi

UBND các huyện/thành phố

Quý I - IV/2018

- Hình thành mới 107 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của trung ương, tỉnh

8

Xây dựng thương hiệu tập thể trâu, bò Hà Giang

Sở Khoa học và CN - chủ trì; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố phối hợp

Quý III/2018

Xây dựng và sử dụng nhãn hiệu tập thể trâu, bò Hà Giang

9

Xây dựng chợ buôn bán gia súc

UBND huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Bắc Mê, Yên Minh

Quý III/2018

Hoàn thiện 5 chợ buôn bán gia súc và đi vào hoạt động

10

Xúc tiến thương mại tuyên truyền, quảng bá tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Sở Công thương chủ trì, các Sở Thông tin và truyền thông;

UBND các huyện, thành phố phối hợp

Trong năm 2018

Tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, thiết kế, in ấn các tài liệu quảng bá về sản phẩm đại gia súc

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố

- Tham mưu cho Ban thường vụ các Huyện ủy, Thành Ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Có trách nhiệm cụ thể hóa thành kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện theo các nội dung Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ động cân đối nguồn ngân sách được giao theo phân cấp quản lý để tổ chức thực hiện kế hoạch (các nhiệm vụ thuộc ngân sách cấp huyện đảm bảo), trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa; chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại nhằm tăng nhanh tổng đàn và sản lượng thịt hơi suất chuồng.

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng đàn đại gia súc dựa trên tăng đàn tự nhiên đối với đàn trâu là 3,7%; đàn bò là 4,8% và tăng đàn cơ học, đàn lợn 8%, đàn gia cầm 12%. Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trên đàn trâu, bò, ln.

- Xây dựng mới chợ đầu mối buôn bán đại gia súc (quy mô tối thiểu mỗi phiên phải có ít nhất từ 100 con trở lên) và mở rộng một số chợ gia súc tại các xã biên giới.

- Thực hiện bình tuyển đàn trâu, bò cái để làm giống. Lựa chọn, quy hoạch một xã thành vùng chuyên sản xuất con giống cung cấp giống cho người chăn nuôi.

- Thực hiện thiến trâu, bò đực cóc không đủ tiêu chuẩn làm giống.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ bán chuyên trách phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp xã, các bộ khuyến nông, thú y thôn bản, người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh phải thực sự có hiệu quả, tránh tình trạng tập huấn, hướng dẫn mang tính hình thức.

- Tập trung rà soát, xác định những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, đất hoang hóa, ... để chuyển đổi sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn; cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát, sàng lọc và thống kê lại số liệu đăng ký vay vốn của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của Nghị quyết 209, Nghị quyết 86, các quyết định của UBND tỉnh và quy định của ngân hàng để công tác thẩm định được tập trung, hiệu quả.

- Thành lập các Tổ kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, gắn trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành liên quan, đặc biệt là các hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,...

- Chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường thực hiện công tác tiêm phòng, kiểm dịch cho đại gia súc sau từng đợt giải ngân và theo quy định của Luật Thú y. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngay tại cơ sở nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

- Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, đột xuất kết quả triển khai thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT.

2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN

2.1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện Kế hoạch tại các huyện, thành phố.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ chi tiết nguồn kinh phí thuộc ngân sách Trung ương hỗ trợ và bố trí kinh phí thực hiện những nhiệm vụ thuộc ngân sách tỉnh đảm bảo.

- Hướng dẫn kỹ thuật, chuyên môn cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; lập kế hoạch tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp xã, các bộ khuyến nông, thú y thôn bản trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm.

- Phối hợp các ngành có liên quan triển khai và thực hiện các Kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị trâu, bò; chuỗi giá trị lợn, chuỗi giá trị ong...

- Trên cơ sở báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch của các huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh hàng tháng, quý, năm và đột xuất.

2.2. Sở Tài chính Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ chi tiết nguồn kinh phí NSTW hỗ trợ và bố trí kinh phí thực hiện những nhiệm vụ thuộc ngân sách tỉnh đảm bảo;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các Sở, ngành liên quan kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch của các huyện, thành phố

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

2.3. Sở Công thương

- Rà soát, lập quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại, phân tích tìm hiểu các thị trường tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản; hỗ trợ quảng bá sản phẩm hàng hóa thế mạnh của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ ổn định.

- Phối hợp, hướng dẫn các huyện xây dựng các chợ buôn bán gia súc, đặc biệt các chợ buôn bán gia súc tại các xã biên giới phải phù hợp với quy định của pháp luật.

- Cập nhật thường xuyên thông tin về giá và thị trường thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Cung cấp thông tin cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố để chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm sát với thực tế.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo quản lý, xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về đất để đầu tư sản xuất, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường bền vững.

- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, đất hoang chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi.

2.5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Ưu tiên, bố trí các đề tài, dự án khoa học về phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố để xây dựng, thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.

- Xây dựng thương hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý trâu, bò Hà Giang.

- Phối hợp với các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các sở ngành có liên quan xây dựng dự án khoa học về ứng dụng công nghệ sinh sản để phát triển đàn trâu, bò Hà Giang.

2.6. Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố và các chủ trang trại, gia trại các thủ tục hành chính và thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

2.7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố để triển khai tới các cơ quan thông tin tuyên truyền theo nhiệm vụ tại kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 05/12/2017 của UBND tỉnh về lĩnh vực chăn nuôi.

2.8. Cục Thống kê tỉnh: Có trách nhiệm thống kê đánh giá chính xác, chi tiết và sát với thực tế về các chỉ tiêu phát triển chăn nuôi theo các nội dung của kế hoạch đã đề ra, số liệu cần kịp thời và cụ thể đến xã.

2.9. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội tỉnh: Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện thành phố tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch.

Căn cứ nội dung Kế hoạch, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các ngành chức năng, các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- TTr. Tỉnh ủy (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh;
- Các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và MT, Khoa học và CN, Công an, Thông tin và Truyền thông, Thống kê;
- Các huyện ủy, thành ủy; (phối hợp chỉ đạo)
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP (Đ/c Sang, Hòa);
- VNPTioffice;
- Lưu: VT, KTN
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Tiến

 

BIỂU 01: KẾ HOẠCH TỔNG ĐÀN - SẢN LƯỢNG CHĂN NUÔI NĂM 2017-2018

(Kèm theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng số

Chia ra các huyện

TP Hà Giang

Đồng Văn

Mèo Vạc

Yên Minh

Quản Bạ

Vị Xuyên

Bắc Mê

H.S. Phì

Xín Mần

Bắc Quang

Quang Bình

 

Tổng giá trị thu được từ chăn nuôi năm 2018

Tỷ đồng

2.880,00

59,82

166,24

186,38

265,61

157,57

438,48

232,17

312,43

294,90

457,72

308,68

A

Chăn nuôi trâu, bò

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn. Trong đó:

Con

281.803

2.967

21.982

30.397

34.779

21.432

38.458

26.713

29.069

30.479

22.686

22.841

- Đàn trâu

Con

171.342

2.687

949

4.177

13.739

6.890

34.858

19.178

23.087

21.028

22.081

22.668

- Đàn bò

Con

110.461

280

21.033

26.220

21.040

14.542

3.600

7.535

5.982

9.451

605

173

2

Số con xuất chuồng

Con

29.034

419

3.121

3.978

4.050

2.490

3.893

2.152

2.175

2.541

2.301

1.914

3

Sn lượng thịt trâu xuất chuồng

Tấn

3.697,23

76,45

46,13

85,32

331,55

147,20

975,70

322,31

367,20

351,24

518,0

476,13

3

Sản lượng thịt bò xuất chuồng

Tấn

3.110,94

23,72

668,68

773,14

634,51

414,22

54,83

206,00

98,18

192,09

37,8

7,77

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

501,70

7,80

46,14

55,98

67,50

38,36

83,89

39,61

36,48

41,11

45,09

39,74

II

Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn. Trong đó:

Con

293.517

3.049

23.112

31.780

36.206

22.372

39.927

27.744

30.241

31.794

23.666

23.626

 

Tăng % so với năm 2017

%

4,2

2,8

5,1

4,5

4,1

4,4

3,8

3,9

4,0

4,3

4,3

3,4

-

Đàn trâu

Con

177.719

2.761

988

4.261

14.114

7.048

36.184

19.933

23.980

21.959

23.043

23.448

 

Tăng % so với năm 2017

%

3,7

2,8

4,1

2,0

2,7

2,3

3,8

3,9

3,9

4,4

4,4

3,4

-

Đàn bò

Con

115.798

288

22.124

27.519

22.092

15.324

3.743

7.811

6.261

9.835

623

178

 

Tăng % so với năm 2017

%

4,8

2,9

5,2

5,0

5,0

5,4

4,0

3,7

4,7

4,1

3,0

2,9

2

Số con trâu xuất chuồng

Con

18.707

291

104

449

1.486

742

3.809

2.098

2.524

2.311

2.426

2.468

 

Số con bò xuất chuồng

Con

14.480

41

2.766

3.440

2.762

1.916

468

976

783

1.229

78

22

3

Sản lượng thịt trâu xuất chuồng

Tấn

4.557,8

73,5

23,9

103,2

341,7

170,6

963,6

530,8

580,6

531,6

613,7

624,5

 

Sản lượng thịt bò xuất chuồng

Tấn

3.329,6

8,6

636,1

791,2

635,1

440,6

107,6

224,6

180,0

282,8

17,9

5,1

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

586,47

6,61

42,24

58,60

68,38

41,96

86,24

57,97

59,25

61,72

51,71

51,79

B

Chăn nuôi ngựa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn

Con

2.137

0

84

106

110

522

75

130

152

827

40

91

2

Số con xuất chuồng

Con

768

0

125

65

107

35

65

55

69

207

17

23

3

Sản lượng thị hơi xuất chuồng

Tấn

100,46

0

14,54

7,38

4,25

13,70

10,76

10,1

10,63

23,49

2,2

3,41

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

13,3

0

1,924

0,976

0,562

1,813

1,424

1,336

1,407

3,108

0,291

0,451

II

Năm 2018

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn

Con

2.030

0

80

101

105

496

71

124

144

786

38

86

2

Số con xuất chuồng

Con

756

0

65

58

45

182

45

48

75

193

18

27

3

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

110

0

9,425

8,41

6,525

26,39

6,525

6,96

10,875

27,985

2,61

3,915

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

15,6

0

1,344

1,199

0,931

3,763

0,931

0,993

1,551

3,991

0,372

0,558

C

Chăn nuôi dê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn

Con

166.795

1.394

18.345

17.423

11.668

4.326

19.092

22.252

23.222

21.489

14.676

12.908

2

Số con xuất chuồng

Con

78.132

408

8.542

8.313

6.639

1.750

9.493

11.282

9.939

9.195

7.446

5.125

3

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

1.683

8,65

189,63

158,78

169,16

34,83

232,61

240,31

211,7

198,27

137,01

101,67

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

195,38

1,004

22,019

18,437

19,642

4,044

27,009

27,903

24,581

23,022

15,909

11,805

II

Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn

Con

174.844

1.450

19.262

18.294

12.251

4.542

20.047

23.365

24.383

22.563

15.263

13.424

2

Số con xuất chuồng

Con

88.289

461

9.652

9.394

7.502

1.978

10.727

12.749

11.231

10.390

8.414

5.791

3

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

2.027

9,2

241,3

234,8

187,6

49,4

236,0

280,5

247,1

228,6

185,1

127,4

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

235,4

1,1

28,0

27,3

21,8

5,7

27,4

32,6

28,7

26,5

21,5

14,8

D

Chăn nuôi lợn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn

Con

555.381

16.072

25.058

22.496

51.875

35.360

83.627

38.417

71.186

61.284

87.387

62.619

2

Số con xuất chuồng

Con

496.627

17.747

22.448

20.916

41.293

28.718

77.619

37.206

71.287

52.292

77.370

49.731

3

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

27.269,1

1079,5

1.144,8

1.125,3

2.115,2

1.313,0

5.036,9

1.938,4

3.177,5

2.685,8

4.586,7

3.066

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

864,29

34,2

36,3

35,7

67,0

41,6

159,6

61,4

100,7

85,1

145,4

97,2

II

Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn

Con

599.813

17.358

27.063

24.296

56.025

38.189

90.317

41.490

76.881

66.187

94.378

67.629

2

Số con xuất chuồng

Con

569.822

16.490

25.710

23.081

53.224

36.280

85.801

39.416

73.037

62.878

89.659

64.248

3

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

32.765

989

1.414

1.269

2.927

1.995

5.577

2.562

3.652

3.144

5.380

3.855

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

1.038,5

31,4

44,8

40,2

92,8

63,2

176,8

81,2

115,7

99,6

170,5

122,2

E

Chăn nuôi gia cầm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn

1000 con

4.226,18

95,91

222,21

282,12

316,12

176,80

642,42

231,34

375,52

398,00

955,04

530,70

2

Số con xuất chuồng

1000 con

4.234,41

88,84

170,02

190,83

332,71

158,93

680,14

226,85

421,7

435,35

1057,64

471,4

3

Sản lượng thịt hơi gà xuất chuồng

Tấn

5.160,70

123,61

211,28

232,6

361,51

205,68

897,73

257,86

514,01

479,1

1.320,5

556,82

 

Sản lượng thịt hơi vịt xuất chuồng

Tấn

916,34

18,21

19,38

19,36

87,52

34,2

113,16

75,13

80,3

75,84

251,2

142

 

Sản lượng thịt hơi ngan xuất chuồng

Tấn

569,47

11,09

24,35

44,11

33,31

19,57

80,58

16,62

72,12

107,23

119,3

41,23

 

Sản lượng thịt hơi ngỗng xuất chuồng

Tấn

14,04

0,15

1,03

0,56

0,31

0,9

0,45

2,72

1,61

1,44

2,6

2,32

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

429,79

9,94

16,75

19,32

30,88

16,85

71,15

22,42

43,17

42,65

109,21

47,46

II

Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng đàn gia cầm

1000 con

4.733,6

107,4

248,9

316,0

354,3

198,0

719,6

259,1

420,6

445,8

1.069,6

594,4

1

Tổng đàn gà

1000 con

3.871,96

86,55

215,81

259,83

278,79

168,11

591,24

209,14

336,54

377,44

860,61

487,91

 

Tổng đàn vịt

1000 con

547,58

15,77

14,53

21,22

54,56

15,23

77,60

44,41

40,94

31,09

143,75

88,48

 

Tổng đàn ngan

1000 con

306,69

4,98

17,68

34,23

20,87

14,41

50,67

4,27

41,63

36,85

64,36

16,74

 

Tổng đàn ngỗng

1000 con

7,38

0,12

0,85

0,68

0,13

0,22

0,08

1,27

1,46

0,43

0,91

1,23

2

Số con gà xuất chuồng

1000 con

4.359,2

93,45

184,69

200,53

341,30

167,24

740,14

225,40

419,58

424,74

1.081,71

480,48

 

Số con vịt xuất chuồng

1000 con

600,9

11,45

12,96

11,53

53,86

20,55

67,90

49,43

56,39

55,13

172,88

88,81

 

Số con ngan xuất chuồng

1000 con

327,6

6,08

14,69

26,26

20,60

10,63

41,94

7,65

50,49

63,88

66,30

19,09

 

Số con ngỗng xuất chuồng

1000 con

8,6

0,08

0,26

0,98

2,60

0,25

0,20

1,08

0,68

0,45

1,16

0,88

3

Sản lượng thịt hơi gà xuất chuồng

Tấn

6.756,8

144,8

286,3

310,8

529,0

259,2

1147,2

349,4

650,3

658,3

1676,7

744,7

 

Sản lượng thịt hơi vịt xuất chuồng

Tấn

1.321,9

25,2

28,5

25,4

118,5

45,2

149,4

108,7

124,1

121,3

380,3

195,4

 

Sản lượng thịt hơi ngan xuất chuồng

Tấn

950,0

17,6

42,6

76,2

59,7

30,8

121,6

22,2

146,4

185,2

192,3

55,4

 

Sản lượng thịt hơi ngỗng xuất chuồng

Tấn

43,9

0,4

1,3

5,0

13,3

1,3

1,0

5,5

3,4

2,3

5,9

4,5

4

Giá trị thu được

Tỷ đồng

582,7

12,1

23,4

27,1

46,1

21,7

92,3

30,8

59,1

61,8

144,4

63,9

 

Chăn nuôi ong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sổ tổ

Tổ

39.171

645

7.180

10.088

4.934

3.569

2.359

650

3.713

2.589

1.530

1.914

2

Sản lượng mật

Tấn

223,98

2,06

31,55

59

34,36

12,42

17,09

4,24

24,1

20

8,35

10,78

3

Giá trị thu được

Tỷ đồng

25,99

0,248

3,660

6,844

3,986

1,441

1,982

0,492

2,800

2,320

0,969

1,250

II

Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số tổ

Tổ

39.964

651

7.324

10.391

5.082

3.640

2.359

657

3.790

2.615

1.535

1.920

2

Sản lượng mật

Tấn

277,8

3,71

52,73

74,82

36,59

26,21

15,33

4,27

24,64

17,00

9,98

12,48

3

Giá trị thu được

Tỷ đồng

33,4

0,45

6,34

9,00

4,40

3,15

1,84

0,51

2,96

2,04

1,20

1,50

G

Giá trị thu được từ chăn nuôi khác năm 2018 (chó, thỏ, ếch, trứng....)

Tỷ đồng

387,9

8,2

20,1

23,0

31,2

18,0

53,0

28,1

45,1

39,2

68,0

54,0

* Ghi chú: - Tổng đàn gia súc, gia cầm; sản lượng thịt hơi và số con xuất chuồng năm 2017 khai thác từ nguồn của Cục Thống kê tỉnh.

                 - Ước kết quả thực hiện đến 01/10/2018

 

BIỂU 02: KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ TĂNG CƠ HỌC ĐÀN TRÂU, BÒ NĂM 2018

(Kèm theo Kế hoạch số: 43 /KH-UBND ngày 30  tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Huyện, TP

Năm 2017

Kế hoạch năm 2018

Nhu cầu cỏ cho tăng đàn

Tổng (con)

Trâu (con)

Bò (con)

Tăng so với năm 2017 (%)

Tổng đàn (con)

Trong đó

Số con tăng

Tổng trâu, bò tăng (con)

Nhu cầu cỏ (ha)

Trâu (con)

Bò (con)

Tăng tự nhiên

Tăng Cơ học

Tổng

Trâu (con)

Bò (con)

Tổng

Trâu (con)

Bò (con)

 

Tổng số

281.803

171.342

110.461

4,2

293.517

177.488

116.029

8.999

4.857

4.142

2.715

1.520

1.195

11.714

468

1

Đồng Văn

21.982

949

21.033

5,1

23.112

988

22.124

860

19

841

270

20

250

1.130

45

2

Mèo Vạc

30.397

4.177

26.220

4,5

31.780

4.261

27.519

1.133

84

1049

250

 

250

1.383

55

3

Yên Minh

34.779

13.739

21.040

4,1

36.206

14.114

22.092

1.117

275

842

310

100

210

1.427

57

4

Qun Bạ

21.432

6.890

14.542

4,4

22.372

7.048

15.324

720

138

582

220

20

200

940

38

5

Hoàng Su Phì

29.069

23.087

5.982

4,0

30.241

23.749

6.492

872

693

179

300

200

100

1.172

47

6

Xín Mần

30.479

21.028

9.451

4,3

31.794

21.959

9.835

915

631

284

400

300

100

1.315

53

7

Bắc Quang

22.686

22.081

605

4,3

23.666

23.043

623

680

662

18

300

300

 

980

39

8

Quang Bình

22.841

22.668

173

3,4

23.626

23.448

178

685

680

5

100

100

 

785

31

9

Vị Xuyên

38.458

34.858

3.600

3,8

39.927

36.184

3.743

1.154

1046

108

315

280

35

1.469

59

10

Bắc Mê

26.713

19.178

7.535

3,9

27.744

19.933

7.811

801

575

226

230

180

50

1.031

41

11

TP Hà Giang

2.967

2.687

280

2,8

3.049

2.761

288

62

54

8

20

20

 

82

3

* Ghi chú: Số liệu tổng đàn trâu, bò tính đến 01/10/2017 theo nguồn số liệu của Cục thống tỉnh Hà Giang.

 

BIỂU 03: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIA TRẠI CHĂN NUÔI NĂM 2018

(Kèm theo Kế hoạch số: 43/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng cộng

TP Hà Giang

Đồng Văn

Mèo Vạc

Yên Minh

Quản Bạ

Vị Xuyên

Bắc Mê

Hoàng Su Phì

Xín Mần

Bắc Quang

Quang Bình

 

Tổng số gia trại có mới trong năm 2018

Gia trại

107

8

8

7

7

8

15

16

7

6

13

12

1

Gia trại chăn nuôi lợn (Từ 50 con trở lên)

Gia trại

45

4

2

2

2

2

8

5

2

2

8

8

2

Gia trại chăn nuôi gia cầm (từ 500 con trở lên)

Gia trại

21

2

2

2

2

3

2

2

1

1

2

2

3

Gia trại chăn nuôi trâu, bò (từ 30 con trở lên)

Gia trại

27

2

3

2

2

2

2

4

2

3

3

2

4

Gia trại chăn nuôi dê (từ 50 con trở lên)

Gia trại

14

 

1

1

1

1

3

5

2

 

 

 

5

Gia trại chăn nuôi khác

Gia trại

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 04: DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỘT PHÁ ĐỀ ÁN NỬA TRIỆU CON GIA SÚC VÀ ĐẢM BẢO TỶ TRỌNG CHĂN NUÔI TOÀN TỈNH NĂM 2018 ĐẠT 32%

(Kèm theo Kế hoạch số: 43/KH-UBND ngày 30  tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Diễn giải

 

Trong đó

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Vay vốn tín dụng

 

Tổng

235.361,9

11.276,0

36.116,0

15.419,9

172.550,0

I

Vốn vay tín dụng Ngân hàng theo NQ209, NQ86

172.550,0

 

 

 

172.550,0

 

Vay vốn phát triển gia trại chăn nuôi lợn

13.500

 

 

 

13.500

 

Vay vốn phát triển gia trại chăn nuôi gia cầm

2.520

 

 

 

2.520

 

Vay vốn xây dựng chuồng trại Phát triển chăn nuôi trâu, bò

38.010

 

 

 

38.010

 

Vay vốn vay vốn mua trâu, bò giống

110.680

 

 

 

110.680

 

Vay vốn phát triển gia trại chăn nuôi dê

7.840

 

 

 

7.840

II

Ngân sách nhà nước

62.811,9

11.276,0

36.116,0

15.419,9

 

1

Kinh phí mua vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò, lợn

22.827,9

11.276,0

2.531,0

9.020,9

 

2

Kinh phí mua hóa chất khử trùng tiêu độc: 14.286 lít/ năm x 140.000đ/ lít

2.000

 

2.000

 

 

3

Kinh phí bình tuyển trâu bò cái. Dự kiến bình tuyển 6.000 con x 200.000đ/con

1.200

 

 

1.200

 

4

Hỗ trợ công chăn nuôi, chăm sóc trâu, bò cái được bình tuyển: 1.625 con x 1tr.đ/con

1.625

 

 

1.625

 

5

Hỗ trợ tiền công cho dẫn tinh viên: định mức 0,4 x lương cơ sở x 4.000 con

2.080

 

2.080

 

 

6

Hỗ trợ lãi suất vay xây chuồng trại chăn nuôi: 2.715 con x 3,5tr.đ/m2x 4m2/con x 10% năm

3.801

 

3.801

 

 

7

Kinh phí hỗ trợ lãi suất vay vốn mua trâu, bò năm 2018: 5.534 con x 20tr.đ/con x10% năm

11.068

 

11.068

 

 

8

Hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi lợn

1.350

 

1.350

 

 

9

Hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi gia cầm

252

 

252

 

 

10

Hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi dê

784

 

784

 

 

8

Hỗ trợ chi phí trồng cỏ mới: năm 2018 tăng 11.741 con x 400 m2/con = 468 ha x 2.tr.đ/ha

936

 

 

936

 

9

Hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu tập thể Bò vàng vùng cao nguyên đá Đồng Văn

50

 

50

 

 

10

Kinh phí hỗ trợ cho thiến trâu, bò đực cóc không đủ tiêu chuẩn làm giống 350.000đồng/con x 1.250 con/ năm

438

 

 

438

 

11

Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng chợ buôn bán gia súc. Năm 2018 thực hiện xây dựng 5 chợ x 1.500tr.đ/huyện.

7.500

 

7.500

 

 

12

Kinh phí nâng cấp trang thiết bị cho Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện để đảm bảo năng lực trong công tác thụ tinh nhân tạo và phòng chống dịch gia súc bệnh 200.000.000đ/1 trạm

2.200

 

 

2.200

 

13

Kinh phí xây dựng nhà chẩn đoán xét nghiệm tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y

4.500

 

4.500

 

 

14

Kinh phí Xúc tiến thương mại tuyên truyền, quảng bá tiêu thụ sản phẩm: 200 tr.đ/năm

200

 

200

 

 

 

BIỂU 05: DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHIA THEO HUYỆN

(Kèm theo Kế hoạch số: 43/KH-UBND ngày 30  tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang)

Stt

Nội dung

ĐVT

Tổng số

Trong đó

TP Hà Giang

Đồng Văn

Mèo Vạc

Yên Minh

Quảng Bạ

Vị Xuyên

Bắc Mê

Hoàng Su Phì

Xí Mần

Bắc Quang

Quang Bình

I

Dự kiến nhu cầu vay vốn tín dụng Ngân hàng

Tr.đ

172.550,0

2.720

14.980

15.980

18.900

13.280

22.730

17.700

17.860

20.420

17.380

10.600

 

Gia trại chăn nuôi lợn

Tr.đ

13.500,0

1.200

600

600

600

600

2.400

1.500

600

600

2.400

2.400

 

Gia trại chăn nuôi gia cầm

Tr.đ

2.520,0

240

240

240

240

360

240

240

120

120

240

240

 

Gia trại chăn nuôi trâu, bò

Tr.đ

148.690,0

1.280

13.580

14.580

17.500

11.760

18.410

13.160

16.020

19.700

14.740

7.960

 

Gia trại chăn nuôi dê

Tr.đ

7.840,0

0

560

560

560

560

1.680

2.800

1.120

0

0

0

II

Ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

Tr.đ

23.347,5

341,0

2.330,5

2.352,0

2.681,5

2.071,5

2.776,5

2.034,3

2.309,7

2.795,5

2.304,5

1.350,5

1

Kinh phí bình tuyến trâu bò cái. Dự kiến bình tuyển 6.000 con x 200.000đ/con

Con

6.000,0

 

500

650

800

300

800

650

650

650

500

500

Tr.đồng

1.200,0

 

100,0

130,0

160,0

60,0

160,0

130,0

130,0

130,0

100,0

100,0

2

Hỗ trợ công chăn nuôi, chăm sóc trâu bò cái được bình tuyển: 1.625 con x 1tr.đ/con

Con

1.625,0

0

135

176

216

84

216

176

176

176

135

135

Tr.đồng

1.625,0

0

135

176

216

84

216

176

176

176

135

135

3

Hỗ trợ công dẫn tinh viên: định mức 0,4 x lương cơ sở. 4.000 con

Con

4.000

 

800

400

350

800

350

190

160

350

550

50

Tr.đồng

2.080

 

416

208

182

416

182

99

83

182

286

26

4

Lãi suất hỗ trợ vay vốn phát triển chăn nuôi gia trại (tính theo mức lãi suất 10% của Ngân hàng)

Tr.đ

17.255,0

272,0

1.498,0

1.598,0

1.890,0

1.328,0

2.273,0

1.770,0

1.786,0

2.042,0

1.738,0

1.060,0

-

Gia trại chăn nuôi lợn

Tr.đ

1.350

120

60

60

60

60

240

150

60

60

240

240

-

Gia trại chăn nuôi gia cầm

Tr.đ

252

24

24

24

24

36

24

24

12

12

24

24

-

Gia trại chăn nuôi trâu, bò

Tr.đ

14.869

128

1.358

1.458

1.750

1.176

1.841

1.316

1.602

1.970

1.474

796

-

Gia trại chăn nuôi dê

Tr.đ

784

0

56

56

56

56

168

280

112

0

0

0

5

Hỗ trợ trồng cỏ mới: năm 2018 tăng 11.741 con x 400 m2/con = 468 ha x 2.tr.đ/ha

ha

468

3

45

55

57

38

59

41

47

53

39

31

Tr.đồng

936

6

90

110

114

76

118

82

94

106

78

62

6

Hỗ trợ thiến trâu, bò đực cóc không đủ tiêu chuẩn làm giống 350.000đồng/con x 1.250 con/ năm

Con

1.250

20

90

200

170

170

170

90

70

90

90

90

Tr.đồng

437,5

7,0

31,5

70,0

59,5

59,5

59,5

31,5

24,5

31,5

31,5

31,5

7

nâng cấp trang thiết bị Trạm Chăn nuôi và Thú y: 200 tr.đ/1 trạm

Tr.đồng

2.200

200

200

200

200

200

200

200

200

200

200

200

 

BIỂU 06: KINH PHÍ HUYỆN MUA VẮC XIN TIÊM PHÒNG GIA SÚC NĂM 2018

(Kèm theo Kế hoạch số: 43/KH-UBND, ngày 30 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Tên huyện

Tổng đàn trâu bò (con)

Tổng đàn lợn (con)

Tổng đàn chó (con)

Vắc xin huyện mua

Tổng liều vắc xin/năm

Ngân sách huyện mua

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

THT lợn

Dại chó

SL (liều)

T. tiền

SL (liều)

T. tiền

SL (liều)

T. tiền

SL (liều)

T. tiền

SL (liều)

T. tiền

I

6 huyện 30 a và huyện Vị Xuyên

1

Mèo Vạc

30.397

22.496

10.737

 

 

 

 

 

 

35.994

151.173

8.590

102.818

44.583

253.991

2

Đồng Văn

21.982

25.058

9.868

 

 

 

 

 

 

40.093

168.390

7.894

94.496

47.987

262.886

3

Yên Minh

34.779

51.875

8.667

 

 

 

 

 

 

83.000

348.600

6.934

82.995

89.934

431.595

4

Quản Bạ

21.432

35.360

4.688

 

 

 

 

 

 

56.576

237.619

3.750

44.892

60.326

282.511

5

H. Su Phì

29.069

71.186

9.628

 

 

 

 

 

 

113.898

478.370

7.702

92.198

121.600

570.568

6

Xín Mần

30.479

61.284

10.708

 

 

 

 

 

 

98.054

411.828

8.566

102.540

106.621

514.368

Tổng

168.138

267.259

54.296

0

0

0

0

0

0

427.614

1.795.980

43.437

519.938

471.051

2.315.919

II

Các huyện còn lại (vắc xin do tỉnh mua, huyện mua)

1

Vị Xuyên

38.458

83.627

15.332

38.458

306.895

76.916

468.418

133.803

561.973

133.803

561.973

12.266

146.819

395.246

2.046.079

2

Bắc Quang

22.686

87.387

20.186

22.686

181.034

45.372

276.315

139.819

587.241

139.819

587.241

16.149

193.301

363.845

1.825.132

3

Bắc Mê

26.713

38.417

7.980

26.713

213.170

53.426

325.364

61.467

258.162

61.467

258.162

6.384

76.416

209.457

1.131.275

4

TP.Hà Giang

2.967

16.072

3.051

2.967

23.677

5.934

36.138

25.715

108.004

25.715

108.004

2.441

29.216

62.772

305.039

5

Quang Bình

22.841

62.619

9.965

22.841

182.271

45.682

278.203

100.190

420.800

100.190

420.800

7.972

95.425

276.876

1.397.499

Tổng

113.665

288.122

56.514

113.665

907.047

227.330

1.384.440

460.995

1.936.180

460.995

1.936.180

45.211

541.178

1.308.197

6.705.024

Tổng cộng

281.803

555.381

110.810

113.665

907.047

227.330

1.384.440

460.995

1.936.180

888.610

3.732.160

88.648

1.061.117

1.779.248

9.020.943

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi chú: Nhu cầu vắc xin đối với trâu bò 100% so với tổng đàn; 80% so với tổng đàn lợn, chó.

                 Giá vắc xin thời điểm đầu năm 2018 theo báo giá của nhà sản xuất; THT trâu bò 6.090 đ/liều; Nhiệt thán 7.980đ/liều; DTL và THT lợn 4.200đ/liều; Dại chó 11.970 đồng/liều

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 43/KH-UBND về đột phá thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc và đảm bảo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp ngày 30/01/2018 đạt 32% do tỉnh Hà Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.879

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.207.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!