UBND THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA
KINH TẾ NĂM 2017
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 35/KH-BCĐ
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 1672/QĐ-TTg,
ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra Kinh
tế năm 2017 và Quyết định số 1896/QĐ-BKHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành phương án Tổng điều tra kinh tế năm 2017 (sau đây viết tắt
là TĐT), Ban chỉ đạo TĐT kinh tế thành phố Hà Nội năm 2017 xây dựng kế hoạch Tổng
điều tra trên địa bàn Thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU
TRA
Tổng điều tra kinh tế năm 2017 thu thập
thông tin về các cơ sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp nhằm đáp ứng các mục đích sau:
1- Đánh giá sự phát triển về số lượng
cơ sở và lao động của các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; kết quả sản xuất
kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu và sự phân bổ của các
cơ sở, của lao động trên địa bàn, ngành kinh tế, hình thức sở hữu, đáp ứng yêu
cầu quản lý;
2- Tính toán chỉ tiêu thống kê chính
thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng
sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (GRDP) năm 2016, các chỉ tiêu thống kê
khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia;
3- Bổ sung số liệu và cập nhật cơ sở
dữ liệu về doanh nghiệp, dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong thời kỳ tiếp theo của
ngành Thống kê, các Bộ, ngành và địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN
VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đối tượng điều tra
Là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc
mọi loại hình kinh tế, các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể,
hiệp hội, đơn vị sự nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tổ chức phi Chính phủ thỏa mãn cả ba điều kiện sau đây:
- Có địa điểm cố định trên lãnh thổ
Việt Nam để trực tiếp thực hiện hoặc quản lý, điều hành
các hoạt động thuộc các ngành kinh tế;
- Có chủ thể sở hữu và người đứng đầu
chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động, có lao động chuyên nghiệp;
- Có thời gian
hoạt động liên tục hoặc định kỳ theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh.
Riêng các cơ sở đã đăng ký kinh
doanh nhưng chưa đi vào hoạt động, đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, các cơ sở tạm ngừng SXKD theo thời vụ hoặc để đầu tư mở rộng quy mô SXKD,
đổi mới công nghệ, sửa chữa, chuyển đổi mô hình pháp lý hoặc tổ chức, chờ sáp
nhập, giải thể...nhưng bộ phận quản lý đang hoạt động,
có thể trả lời thông tin trên phiếu vẫn là các đơn
vị điều tra.
Cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017
không bao gồm các đối tượng:
- Các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và
thủy sản (đã điều tra trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
năm 2016);
- Các đoàn ngoại giao, Đại sứ quán,
Lãnh sự quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam.
2. Đơn vị điều tra
Các đơn vị điều tra của cuộc Tổng điều
tra được chia thành 04 khối sau:
2.1. Khối doanh nghiệp: Gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hạch toán kinh tế độc lập, được thành lập
và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể gồm các loại đơn vị điều tra sau:
- Doanh nghiệp không có cơ sở trực
thuộc đóng tại địa điểm khác (các cuộc Tổng điều tra trước gọi là doanh nghiệp
đơn) là doanh nghiệp chỉ có một địa điểm cố định duy nhất để thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh;
- Doanh nghiệp có cơ sở trực thuộc
đóng tại địa điểm khác với trụ sở chính, cụ thể:
+ Trụ sở chính của doanh nghiệp: Là
nơi điều hành chung hoạt động của toàn doanh nghiệp. Trụ sở chính chỉ áp dụng đối
với doanh nghiệp có ít nhất 01 cơ sở trực thuộc đóng ở địa điểm khác;
+ Cơ sở trực thuộc doanh nghiệp: Là
chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, địa điểm sản xuất kinh doanh nằm
ngoài trụ sở chính hoặc cùng địa điểm với trụ sở chính
nhưng hạch toán riêng như: hầm mỏ, nhà ga, nhà máy, xưởng sản xuất, cửa hàng.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp nước ngoài đóng tại Việt Nam.
- Tập đoàn, Tổng công ty:
+ Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty
có hoạt động hạch toán toàn ngành thuộc các lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, điện
lực, bảo hiểm, hàng không, đường sắt, ngân hàng có nhiều
đơn vị chi nhánh đóng trên phạm vi cả nước, Ban chỉ đạo trung ương sẽ tổ chức
điều tra khối văn phòng và các đơn vị hạch toán phụ thuộc (có Phụ lục 01 kèm
theo); Cục Thống kê chỉ tiến hành
thu thập thông tin đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập, trực thuộc các tập
đoàn, tổng công ty này có địa điểm đóng trên địa bàn Thành
phố.
+ Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty
còn lại ngoài danh sách nêu trên, các Cục Thống kê tổ chức điều tra. Đơn vị điều
tra là: văn phòng tập đoàn, tổng công ty (báo cáo phần hoạt động của văn phòng
tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào văn phòng tập đoàn,
tổng công ty) và các doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn, tổng công ty hạch toán độc
lập.
Các Tập đoàn, Tổng công ty tổ chức
theo mô hình công ty mẹ, công ty con: Đơn vị điều tra là công ty mẹ và các công
ty thành viên là công ty con hạch toán kinh tế độc lập.
2.2. Khối hành chính, sự nghiệp: Gồm các cơ quan Đảng, Nhà
nước, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, hội, các cơ sở trực thuộc cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp, có sử dụng con dấu và tài khoản riêng, các tổ chức
phi Chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể gồm các loại đơn vị điều tra sau:
- Các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể,
ở các cấp từ Trung ương đến địa phương;
- Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp;
- Các đơn vị sự nghiệp;
- Các cơ sở trực thuộc cơ quan, đơn vị,
tổ chức nói trên (kể cả các cơ sở trực thuộc, hoạt động
SXKD nhưng chưa hoặc không đăng ký thành lập doanh nghiệp, ví dụ: nhà khách,
nhà nghỉ, trung tâm tổ chức hội nghị, xưởng in, cửa hàng bán lẻ hàng hóa...);
- Các tổ chức phi Chính phủ nước
ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
2.3. Khối cá thể: Gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Cụ thể bao gồm các đơn vị điều tra là cơ sở SXKD thuộc sở hữu của một người, một
nhóm người hoặc một gia đình, chưa đăng ký hoạt động theo loại hình doanh nghiệp
(trừ các cơ sở thuộc ngành nông lâm nghiệp, thủy sản đã được điều tra trong Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016).
Riêng cơ sở SXKD cá thể ngành xây dựng, do đặc thù của hoạt động này và mục tiêu thống kê số
lượng cơ sở, quy định: cơ sở SXKD cá thể xây dựng là đội/tổ/nhóm cá thể (gọi chung là đội xây dựng
cá thể) do một người đứng ra làm đội trưởng (hay còn gọi là chủ/cai thầu xây dựng)
thực hiện nhận thầu và tiến hành xây dựng mới, lắp
đặt thiết bị, sửa chữa công trình xây dựng; được xác định theo tên và địa chỉ
thường trú của chủ cơ sở (đội trưởng hay còn gọi là chủ/cai thầu xây dựng). Số
lượng đơn vị cơ sở tính theo số lượng đội trưởng; không xác định số lượng cơ sở theo số lượng công trình mà đội trưởng đang tiến hành xây dựng.
Như vậy, trường hợp đội trưởng xây dựng cùng một thời điểm nhận nhiều công
trình xây dựng, vẫn chỉ tính là một cơ sở.
2.4. Khối tôn giáo: Bao gồm các cơ sở tôn giáo được nhà nước công nhận; cơ sở tín ngưỡng.
Cụ thể gồm các loại đơn vị điều tra sau:
- Cơ sở tôn giáo: Là nơi thờ tự, tu
hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo
và những cơ sở khác của tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận như: chùa, tu
viện, thiền viện, tịnh xá, niệm phật đường, nhà thờ, nhà xứ, nhà thờ họ công
giáo, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trường đào tạo
riêng của tôn giáo...;
- Cơ sở tín ngưỡng: Là nơi thực hiện
hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng. Trong cuộc Tổng điều tra này chỉ bao gồm
các cơ sở tín ngưỡng là, đình, đền, phủ, miễu, am. Loại
trừ: các cơ sở tín ngưỡng là từ đường, nhà thờ họ (của một dòng họ hoặc gia
đình, không diễn ra các hoạt động thăm viếng, tín ngưỡng mang tính cộng đồng).
3. Phạm vi Tổng điều tra
Tổng điều tra: Điều tra toàn bộ đối với
các loại đơn vị thuộc đối tượng điều tra, thuộc các loại hình kinh tế, các
ngành kinh tế trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội.
III. LOẠI ĐIỀU
TRA, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
1. Loại điều tra
Cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017
thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.
1.1. Điều tra toàn bộ: Được thực hiện đối với tất cả các đối tượng, đơn vị điều tra nhằm thu
thập những thông tin cơ bản. Cụ thể, điều tra toàn bộ đối với các đơn vị điều
tra thuộc cả 4 khối là: doanh nghiệp, hành chính, sự nghiệp, cá thể và tôn giáo.
1.2. Điều tra chọn mẫu:
Được thực hiện đối với các đối tượng, đơn vị điều tra được chọn nhằm thu thập một số thông tin
chi tiết cho từng loại đơn vị điều tra. Số lượng, phương pháp và quy trình chọn
mẫu được quy định riêng cho từng loại đơn vị điều tra. Cụ thể:
- Chọn mẫu điều tra các doanh nghiệp
hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để điều
tra thu thập thông tin về sử dụng công nghệ trong sản xuất theo phiếu số
1Am/TĐTKT-KH. Danh sách các doanh nghiệp điều tra mẫu được Ban chỉ đạo Trung ương chọn và gửi về để thực hiện thu thập số liệu.
- Chọn mẫu điều tra các cơ sở SXKD cá
thể: một số cơ sở SXKD cá thể được chọn vào mẫu điều tra để
thu thập thông tin chi tiết về kết quả SXKD theo chuyên ngành. Chọn mẫu điều tra được thực hiện để suy rộng
kết quả toàn Thành phố. Trên cơ sở phương pháp và cách thức chọn mẫu do BCĐ
Trung ương quy định, BCĐ TĐT thành phố Hà Nội sẽ tiến hành chọn mẫu điều tra để
thu thập số liệu bằng phần mềm thống nhất toàn quốc.
- Chọn mẫu điều tra các cơ sở hành
chính, sự nghiệp: một số cơ sở hành chính, sự nghiệp được chọn vào mẫu điều tra
thu thập thông tin chi tiết về thu,
chi theo khoản mục, tài sản cố định để suy rộng kết quả toàn Thành phố. Ban Chỉ
đạo TĐT Thành phố sử dụng danh sách các đơn vị hành chính, sự nghiệp đã lập
trong Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
năm 2012, cập nhật mới nhất những thay đổi để làm dàn chọn
mẫu và thực hiện chọn mẫu trên cơ sở ngành kinh tế cấp 2 theo VSIC 2007 và gửi
danh sách mẫu cho Ban Chỉ đạo Trung ương phối hợp thực hiện thu thập thông tin.
2. Phương pháp thu thập số liệu
Áp dụng kết hợp phương pháp phỏng vấn
trực tiếp và phương pháp gián tiếp tùy theo từng loại đơn vị điều tra:
- Đối với các đơn vị điều tra thuộc
khối doanh nghiệp và khối hành chính, sự nghiệp: tùy theo tình hình thực tế kết
hợp sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp (điều tra viên
đến đơn vị điều tra, hỏi thông tin và ghi vào phiếu) và
phương pháp gián tiếp (cơ quan thống kê mời đại diện đơn vị
điều tra tham dự tập huấn để nghe hướng
dẫn ghi phiếu điều tra hoặc điều tra viên gửi phiếu đến đơn vị điều tra, hướng dẫn ghi phiếu trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông
tin, hẹn ngày gửi trả phiếu đã điền thông tin cho cơ quan thống kê).
- Đối với các đơn vị điều tra thuộc
khối cá thể và tôn giáo: áp dụng thống nhất phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
IV. THỜI ĐIỀM, THỜI
KỲ VÀ THỜI GIAN TỔNG ĐIỀU TRA
1. Thời điểm Tổng điều tra
- Khối doanh nghiệp và hành chính, sự
nghiệp: từ ngày 01/3/2017;
- Khối cá thể và khối tôn giáo: từ
ngày 01/7/2017.
2. Thời kỳ Tổng điều tra
Những chỉ tiêu thu thập theo thời kỳ
được lấy thông tin theo số phát sinh trong năm 2016 hoặc các tháng năm 2017 tùy
theo từng chỉ tiêu và đơn vị điều tra, được quy định cụ thể trong từng loại phiếu
điều tra.
3. Thời gian chuẩn bị và thu thập
thông tin
- Đối với khối doanh nghiệp: chuẩn bị
thu thập thông tin: 15 ngày, từ ngày 01 đến 15/3/2017. Tiến
hành thu thập thông tin trong 75 ngày, từ ngày 15/3 đến 31/5/2017;
- Đối với khối hành chính, sự nghiệp:
chuẩn bị thu thập thông tin trong 30 ngày, từ ngày 01 đến 31/3/2017. Tiến hành
thu thập thông tin trong 60 ngày, từ ngày 01/4 đến 31/5/2017;
- Đối với khối cá thể, tôn giáo: chuẩn
bị thu thập thông tin trong 10 ngày, từ ngày 20 đến 30/6/2017. Tiến hành thu thập
thông tin trong 30 ngày, từ ngày 01/7 đến 30/7/2017.
V. NỘI DUNG, PHIẾU
ĐIỀU TRA
1. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra bao gồm các nhóm
thông tin sau:
1.1. Thông tin chung về cơ sở
- Thông tin định danh của cơ sở;
- Ngành hoạt động, sản xuất kinh
doanh chính (theo VSIC 2007);
- Loại hình sở hữu;
- Loại hình tổ chức, cơ sở,...
1.2. Thông tin về lao động và
thu nhập của người lao động
- Thông tin về người đứng đầu cơ sở;
- Lao động của cơ sở;
- Thu nhập của người lao động.
1.3. Thông tin về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh
- Tài sản, nguồn
vốn;
- Kết quả, chi phí của hoạt động sản
xuất, kinh doanh;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách;
- Vốn đầu tư thực hiện;
- Tiêu dùng năng lượng;
- Tình hình sử dụng công nghệ trong
các doanh nghiệp công nghiệp;
- Các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành.
1.4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng máy tính, mạng internet cho
SXKD;
- Sử dụng hình thức thương mại điện tử
qua hoạt động mua, bán hàng hóa.
1.5. Thông tin về tình hình tiếp
cận các nguồn vốn của doanh nghiệp
- Mục tiêu tiếp cận các nguồn vốn;
- Kết quả tiếp cận các nguồn vốn;
- Lý do bị từ chối tiếp cận các nguồn
vốn.
1.6. Nhóm thông tin chuyên đề về
doanh nghiệp
- Đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp chế biến, chế tạo;
- Gia công hàng hóa xuất, nhập khẩu với
nước ngoài.
2. Các loại phiếu điều tra
Các nhóm thông tin cần điều tra được
thu thập theo 41 loại phiếu điều tra (có Phụ
lục 02 chi tiết các loại phiếu kèm theo).
- Khối doanh nghiệp: áp dụng 22
loại phiếu
Mỗi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc
tạm ngừng hoạt động để mở rộng SXKD, chờ sáp nhập, giải thể
thực hiện một số loại phiếu điều tra, cụ thể như sau:
- Phiếu 1A/TĐTKT-DN để ghi thông tin
về hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp (lưu ý: không bao gồm thông tin của cơ sở
trực thuộc thiết lập ở nước ngoài);
- Một hoặc một số loại phiếu chuyên
ngành từ Phiếu 1A.2/TĐTKT-CN đến Phiếu 1A.9.5/TĐTKT-GD tùy số lượng cơ sở trực
thuộc và thực tế ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, cơ sở trực thuộc thực hiện hoạt động nào thì ghi thông tin vào
phiếu tương ứng với hoạt động đó;
- Phiếu 1Am/TĐTKT-KH nếu là doanh
nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được chọn mẫu điều tra;
- Phiếu 1D/TĐTKT-CS nếu doanh nghiệp
có văn phòng trụ sở chính chỉ thực hiện hoạt động quản lý và ít nhất một cơ sở
trực thuộc đóng tại địa điểm khác với văn phòng trụ sở chính.
Đối với các doanh nghiệp có cơ sở trực
thuộc, đơn vị ghi thông tin vào phiếu điều tra là trụ sở chính, nơi đặt bộ máy
điều hành toàn doanh nghiệp. Số liệu tổng doanh thu, chi
phí, lao động... của các cơ sở trực thuộc và văn phòng trụ sở chính phải bằng số
liệu ghi cho toàn doanh nghiệp.
- Khối hành chính, sự nghiệp:
áp dụng 13 loại phiếu
Mỗi cơ sở thuộc khối hành chính, sự
nghiệp thực hiện một trong 13 loại phiếu điều tra nêu trên.
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất kinh
doanh trực thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, không thành lập doanh nghiệp,
ngoài phiếu 3A hoặc 3S còn phải thực hiện thêm phiếu chuyên ngành áp dụng cho
doanh nghiệp, tương ứng với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở đó. Ví dụ:
Nhà khách của Bộ ngành, có kinh doanh dịch vụ lưu trú phải thực hiện thêm phiếu
1A.6.1/TĐTKT-LTAU: Kết quả hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống; Đơn vị sự nghiệp
giao thông có thực hiện dịch vụ vận tải và hỗ trợ vận tải (như vận tải xe buýt,
cảng vụ...phải thực hiện thêm phiếu 1A.5.1/TĐTKT-VT hoặc phiếu
1A.5.2/TĐTKT-KB).
- Khối cá thể: áp dụng 5 loại
phiếu
Mỗi cơ sở SXKD cá thể thực hiện một
trong 05 loại phiếu điều tra nêu trên.
- Khối tôn giáo: áp dụng 01 loại phiếu
Phiếu 4/TĐTKT-TG: Phiếu thu thập
thông tin về cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
VI. PHÂN LOẠI THỐNG
KÊ SỬ DỤNG TRONG TỔNG ĐIỀU TRA
Có 5 bảng danh mục được sử dụng để
đánh mã số trong các phiếu điều tra, gồm:
1. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân
VSIC 2007.
2. Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.
3. Bảng danh mục các đơn vị hành
chính Việt Nam.
4. Danh mục các dân tộc Việt Nam.
5. Bảng danh mục nước và vùng lãnh thổ.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thành lập Ban chỉ đạo các cấp
Từ tháng 9/2016 - 12/2016: Thực hiện
các hướng dẫn theo quy định tại Công văn số 7509/BKHĐT-TCTK
ngày 15/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực TĐT
kinh tế năm 2017 các cấp của Thành phố đã được thành lập, cụ thể:
- Ban Chỉ đạo TĐT thành phố Hà Nội do
một đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố là Trưởng ban, Cục trưởng Cục Thống kê
làm Phó Trưởng ban thường trực và các thành viên là đại diện Lãnh đạo các Sở,
ngành có liên quan.
- Ban Chỉ đạo TĐT thành phố Hà Nội có
trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra trên địa bàn Thành phố
theo đúng kế hoạch, nội dung và phương án Tổng điều tra của Ban Chỉ đạo TĐT
Trung ương, đồng thời tham mưu về chủ trương, giải pháp để
hỗ trợ các cấp, các ngành trong Tổng điều tra. Tổ Thường trực Tổng điều tra Thành phố là bộ phận thường trực giúp Ban Chỉ
đạo TĐT Thành phố tổ chức chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2017, có văn phòng
đặt tại Cục Thống kê thành phố Hà Nội (số 1 Hàn Thuyên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
- Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế
năm 2017 của 30 quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) và 584 Ban
Chỉ đạo TĐT của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã) có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng
điều tra tại cấp mình phụ trách theo đúng hướng dẫn của Ban Chỉ đạo TĐT Thành
phố.
2. Lập và tổng hợp danh sách các
đơn vị điều tra
2.1. Lập danh sách đơn vị điều
tra
a/ Khối doanh nghiệp
- Từ ngày 01/01 đến 28/02/2017: việc
rà soát danh sách doanh nghiệp đã được Tổ thường trực của
Thành phố thực hiện theo Quyết định số 1879/QĐ-BKHĐT ngày
26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kết quả rà soát danh sách doanh
nghiệp được thống nhất giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế
và Cục Thống kê theo tình trạng hoạt động:
+ Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động;
+ Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh
nhưng đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa đi
vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động;
+ Doanh nghiệp chờ giải thể;
+ Doanh nghiệp không tìm thấy hoặc
không xác minh được.
+ Doanh nghiệp thuộc đối tượng khác.
- Danh sách các chi nhánh, văn phòng
đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn Thành phố cũng
được rà soát và thống nhất giữa Sở
Công Thương và Cục Thống kê.
- Tổng hợp danh sách doanh nghiệp được
rà soát để làm căn cứ chọn mẫu điều tra, phân chia địa bàn điều tra, phân công
đơn vị điều tra cho điều tra viên.
- Căn cứ vào kết quả rà soát danh
sách doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố sẽ phân công đơn vị điều tra cho
Ban Chỉ đạo cấp huyện để tiến hành điều tra.
Báo cáo kết quả lập danh sách được thực
hiện theo Quyết định số 1879/QĐ-BKHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2016 về việc tổ chức
rà soát danh sách doanh nghiệp năm 2017.
b/ Khối hành chính, sự nghiệp
* Lập danh sách nền
Trong tháng 02/2017: Ban Chỉ đạo TĐT
Thành phố tổ chức lập danh sách nền khối hành chính, sự nghiệp địa phương dựa
trên các nguồn:
- Danh sách các đơn vị hành chính, sự
nghiệp tính đến thời điểm 31/12/2016 do Kho bạc Nhà nước; Cục Thuế thành phố Hà
Nội và Sở Nội vụ cung cấp;
- Danh sách cơ sở hành chính, sự nghiệp
từ kết quả Tổng điều tra cơ sở, kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 Cục Thống
kê Thành phố cung cấp;
- Danh sách các đơn vị, tổ chức Đảng
do Thành ủy quản lý cung cấp;
- Danh sách các cơ sở y tế và các đơn
vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn Thành phố do Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động
và quản lý cung cấp;
- Danh sách các cơ sở giáo dục và các
đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn Thành phố do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp
giấy phép hoạt động và quản lý cung cấp;
- Danh sách các cơ sở đào tạo nghề và
các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn do Sở Lao động Thương binh và Xã
hội cấp giấy phép hoạt động và quản lý cung cấp;
- Danh sách các cơ sở văn hóa, thể
thao, du lịch và các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn do Sở Văn hóa và
Thể thao; Sở Du lịch cấp giấy phép hoạt động và quản lý cung cấp;
- Danh sách các cơ sở thông tin, truyền
thông và các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn do Sở Thông tin và Truyền
thông cấp giấy phép hoạt động và quản lý cung cấp;
- Danh sách các đơn vị hành chính, sự
nghiệp do các Sở, ban, ngành còn lại khác quản lý, cung cấp;
- Các nguồn khác: tham khảo thêm các
nguồn tài liệu từ Niên giám hành chính của tỉnh/thành phố; Trang vàng điện thoại...
* Lập danh sách thực tế
Điều tra viên tiến hành lập danh sách
thực tế tại địa bàn. Điều tra viên lập danh sách thực tế phải nắm chắc danh
sách nền trên địa bàn được phân công, trực tiếp đến từng cơ sở để gặp chủ cơ sở
hoặc người quản lý, hỏi và ghi chép vào bảng kê danh sách cơ sở theo đúng mẫu
biểu quy định.
- Trước ngày 10/3/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT cấp xã hoàn thành và gửi bảng kê danh sách các đơn vị hành chính, sự nghiệp
theo Mẫu số 03BK/TĐTKT-HC “Bảng kê
danh sách cơ sở hành chính, sự nghiệp có đến 1/4/2017” về
Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện;
- Trước ngày 15/3/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện hoàn thành, gửi danh sách và dữ liệu đã nhập tin các đơn vị hành
chính, sự nghiệp; Biểu 03H/TĐTKT-HC “Số lượng cơ sở hành chính, sự nghiệp trên địa bàn phân theo xã/phường/thị
trấn” về Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố;
- Trước ngày 31/3/2017: Ban chỉ đạo
TĐT Thành phố hoàn thành danh sách các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa
bàn TP Hà Nội; gửi Biểu 03T/TĐTKT-HC “Số lượng cơ sở hành chính, sự nghiệp trên địa bàn phân theo huyện/quận/thành
phố” về Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương.
c/ Khối cá thể
* Quy định địa bàn điều tra:
Đối với khối cá thể quy định địa bàn
điều tra là xã, phường, thị trấn.
Các khu vực tập trung nhiều cơ sở
SXKD cá thể như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại thì mỗi khu vực này là một
địa bàn điều tra riêng và giao cho các Ban quản lý những khu vực đó lập danh
sách, phối hợp triển khai thu thập thông tin.
* Lập danh sách nền
Trong tháng 4/2017: Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố tổ chức lập danh sách nền
khối cá thể.
Danh sách nền được Ban Chỉ đạo TĐT
Thành phố tổ chức lập cho từng địa bàn/đơn vị điều tra dựa trên Danh sách cơ sở
sản xuất kinh doanh cá thể từ kết quả điều tra toàn bộ cơ sở SXKD cá thể
01/7/2015.
* Lập danh sách thực tế
Trong tháng 5/2017: Điều tra viên tiến
hành lập danh sách thực tế các đơn vị điều tra tại địa bàn điều tra.
Danh sách thực tế là bảng kê các đơn
vị điều tra được điều tra viên lập tại địa bàn điều tra. Điều tra viên lập danh
sách thực tế phải nắm chắc danh sách nền trên địa bàn được phân công, tìm hiểu
địa bàn được phân công, trực tiếp đến từng cơ sở để gặp chủ cơ sở hoặc người quản
lý, hỏi và ghi chép vào bảng kê danh sách cơ sở theo đúng mẫu biểu quy định.
Cách đi liệt kê là phải đảm bảo nguyên tắc thứ tự, lần lượt, không bỏ cách
quãng, tránh trùng hoặc sót cơ sở trên địa bàn.
Danh sách các cơ sở SXKD cá thể được
lập theo hai loại danh sách: Danh sách các cơ sở SXKD có địa điểm cố định (sẽ
thực hiện phiếu điều tra) và danh sách các cơ sở SXKD cá thể không thực hiện
phiếu điều tra.
- Trước ngày 15/5/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT cấp xã gửi bảng kê danh sách cơ sở SXKD cá thể theo Mẫu số 02-BK/TĐTKT-CT “Bảng kê cơ sở SXKD cá thể có địa điểm cố định sẽ thực hiện phiếu điều
tra” và Mẫu số 02a-BK/TĐTKT-CT “Bảng kê cơ sở SXKD cá thể
không thực hiện phiếu điều tra” về Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện;
- Trước ngày 05/6/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện gửi danh sách các cơ sở SXKD cá thể và dữ liệu đã nhập tin theo
chương trình thống nhất của BCĐ TĐT Trung ương; Biểu 02H/TĐTKT-CT “Số cơ sở SXKD cá thể trên địa bàn phân theo xã/phường/thị
trấn” về Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố;
- Trước ngày 15/6/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT Thành phố hoàn thành danh sách các cơ sở SXKD cá thể trên địa bàn TP Hà Nội;
- Trước ngày 25/6/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT Thành phố gửi Biểu 02T/TĐTKT-CT “Báo cáo số lượng cơ sở
SXKD cá thể trên địa bàn phân theo huyện/quận/thành phố” về Ban Chỉ đạo TĐT
Trung ương.
d/ Khối tôn giáo
* Lập danh sách nền
Trong tháng 4/2017: Ban Chỉ đạo TĐT
Thành phố tổ chức lập danh sách nền khối tôn giáo.
Danh sách nền các cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng: do Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương gửi kết hợp với danh sách các cơ sở tôn
giáo, tín ngưỡng trong Tổng điều tra cơ sở kinh tế, HCSN năm 2012.
* Lập danh sách thực tế
Trong tháng 5/2017: Điều tra viên tiến
hành lập danh sách thực tế các đơn vị điều tra tại địa bàn điều tra.
- Trước ngày 15/5/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT cấp xã gửi bảng kê danh sách các đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng theo Mẫu số
04BK/TĐTKT-TG “Bảng kê danh sách cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
trên địa bàn xã/phường có đến 1/7/2017” về Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện;
- Trước ngày 05/6/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện gửi danh sách các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và dữ liệu đã nhập
tin; Biểu 04H/TĐTKT-TG “Số lượng cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
trên địa bàn phân theo xã/phường/thị trấn” về Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố;
- Trước ngày 15/6/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT Thành phố hoàn thành danh sách các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn
thành phố Hà Nội;
- Trước ngày 25/6/2017: Ban Chỉ đạo TĐT
Thành phố gửi Biểu 04T/TĐTKT-TG “Số
lượng cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn phân theo huyện/quận/thành
phố” về Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương.
2.2. Tổng hợp danh sách đơn vị
điều tra
Tổng hợp danh sách đơn vị điều tra được
thực hiện cho từng khối, từng địa bàn điều tra để làm căn cứ chọn mẫu điều tra, phân chia địa bàn, danh sách đơn vị điều tra cho điều tra viên.
Căn cứ vào kết quả lập danh sách thực
tế, Ban Chỉ đạo TĐT các cấp tiến hành tổng hợp danh sách đơn vị điều tra theo từng
loại đơn vị điều tra:
- Danh sách các đơn vị điều tra thuộc
khối doanh nghiệp: thực hiện theo Quyết định số 1879/QĐ-BKHĐT ngày 26/12/2016;
- Danh sách cơ sở SXKD cá thể được
chia thành 2 loại: danh sách các cơ sở SXKD cá thể có địa điểm cố định, sẽ thực
hiện phiếu điều tra; danh sách cơ sở SXKD cá thể có địa điểm không ổn định, sẽ
không thực hiện phiếu điều tra;
- Danh sách cơ sở hành chính, sự nghiệp;
- Danh sách cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
2.3. Danh sách các đơn vị điều
tra mẫu
- Các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các cơ sở hành chính, sự nghiệp điều tra
mẫu: Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương gửi Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố danh sách đơn vị
mẫu để rà soát, cập nhật;
- Các cơ sở SXKD cá thể điều tra mẫu:
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố thực hiện chọn mẫu theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo TĐT
Trung ương, sử dụng phần mềm máy tính thống nhất trên toàn quốc. Thời gian hoàn
thành việc rà soát, chọn mẫu và lập bảng kê cơ sở mẫu trước ngày 20/6/2017.
3. Cập nhật địa bàn và danh sách
các đơn vị điều tra
Trong 5 ngày cuối tháng 6 năm 2017 và
quá trình điều tra, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã cập nhật địa bàn, danh
sách các đơn vị điều tra thuộc khối cá thể, đặc biệt với trường hợp trên địa
bàn phát sinh việc chia tách, sáp nhập về địa giới hành chính hoặc chuyển loại
đơn vị hành chính từ cấp xã sang cấp phường, khu đô thị mới, thị trấn, thị tứ mới
thay đổi địa giới sau thời điểm lập bảng kê.
4. Tuyển dụng điều tra viên, giám
sát viên và tổ trưởng
4.1. Điều tra viên
Điều tra viên là lực lượng quyết định
chất lượng cuộc điều tra.
- Cần tuyển chọn điều tra viên cho việc
lập danh sách đơn vị điều tra và thu thập thông tin trên phiếu điều tra. Căn cứ
vào tình hình thực tế tại địa bàn điều tra, vào số địa bàn, số đơn vị điều tra
và định mức điều tra cho một điều tra viên để xác định số lượng điều tra viên cần
tuyển dụng sao cho bảo đảm đủ lực lượng để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng
khâu thu thập thông tin, đồng thời sử dụng tiết kiệm kinh phí trong tuyển chọn,
tập huấn điều tra viên.
- Điều tra viên phải có sức khoẻ,
trình độ văn hóa, hiểu được nội dung điều tra. Khi làm nhiệm vụ, điều tra viên
có khả năng tiếp cận, phỏng vấn để thu thập thông tin theo yêu cầu điều tra.
- Nhiệm vụ của điều tra viên: tham gia tập huấn đầy đủ, nhận phiếu và danh sách đơn vị điều tra,
liên hệ hoặc trực tiếp đến các đơn vị điều tra được phân công để thu thập thông
tin trong phiếu điều tra theo đúng hướng dẫn, kiểm tra, hoàn thiện phiếu điều
tra, tổng hợp, giải trình danh sách đơn vị điều tra trên địa bàn được phân
công, chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do mình thực
hiện, giao nộp phiếu điều tra hoàn chỉnh cho tổ trưởng hoặc người có thẩm quyền.
4.2. Tổ trưởng
- Chỉ tuyển dụng tổ trưởng đối với
phiếu điều tra của khối cá thể. Quy định định mức 1 tổ trưởng phụ trách 5-7 điều
tra viên.
- Tổ trưởng là người thông thạo nghiệp
vụ, có kinh nghiệm, có khả năng giúp điều tra viên giải quyết khó khăn, vướng mắc;
chịu trách nhiệm kiểm tra phiếu, giám sát các công việc của điều tra viên từ
khâu triển khai đến khi kết thúc.
- Nhiệm vụ của tổ trưởng: tham gia tập huấn đầy đủ, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý đội điều
tra viên điều tra cơ sở SXKD cá thể tại địa bàn, quan hệ trực tiếp với địa
phương, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trong khâu lập danh sách
và thu thập thông tin, tuyên truyền giải thích mục đích, ý nghĩa, kế hoạch tiến
hành cuộc Tổng điều tra.
Trong quá trình triển khai thu thập
thông tin tại địa bàn, tổ trưởng có nhiệm vụ tổng hợp danh sách đơn vị điều tra
trên địa bàn, phân chia địa bàn điều tra, giao phiếu điều tra cho từng điều tra viên,
xây dựng kế hoạch điều tra, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc tiến
độ công việc, giám sát công việc của điều tra viên hàng ngày, hoàn thiện phiếu
điều tra, cập nhật tình hình gửi Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã theo định kỳ quy định chịu trách nhiệm bảo mật thông tin
và bảo quản phiếu điều tra do điều tra viên thuộc phạm vi quản lý giao nộp.
Trong tuần đầu tiến hành thu thập thông tin, tổ
trưởng cần kiểm tra phiếu của điều tra viên vào cuối mỗi ngày để bổ sung, hoàn chỉnh những thông tin còn thiếu hoặc chưa chính xác, rút kinh nghiệm cho ngày tiếp theo.
Tổ trưởng còn có nhiệm vụ tổng hợp nhanh kết quả điều tra trên địa bàn phụ trách, báo cáo và bàn giao phiếu điều
tra cho Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã theo quy định.
4.3. Giám sát viên
- Giám sát viên là các cán bộ thống kê và cán bộ thuộc các Sở, ngành của Thành phố hoặc quận, huyện, thị xã có khả
năng truyền đạt, phổ biến, hướng dẫn nghiệp vụ điều
tra.
- Giám sát viên có nhiệm vụ cùng tổ
trưởng giám sát việc chấp hành, triển khai các quy định, quy trình, kế hoạch
điều tra, giải thích hoặc phản ánh kịp thời những tồn tại vướng mắc trong quá
trình triển khai. Cùng với tổ trưởng
trực tiếp kiểm tra mẫu một số phiếu của điều tra viên để
rút kinh nghiệm.
- Chịu sự điều hành của Tổ thường trực
(giúp việc Ban chỉ đạo), theo dõi tiến độ điều tra, trực tiếp đi kiểm tra tại một
số địa bàn, tham gia nghiệm thu, tổng hợp nhanh, làm báo cáo tiến độ, tổng kết
tình hình điều tra.
- Giám sát viên được chia thành 2 cấp:
cấp Thành phố, cấp huyện.
5. Tập
huấn các Ban Chỉ đạo, giám sát viên, tổ trưởng, điều
tra viên
- Cấp Thành phố: Từ 15/2/2017 -
28/2/2017: Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ; Phổ biến kế hoạch, nội dung phương án TĐT, hướng dẫn các
quy trình và nội dung các loại phiếu điều tra cho Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực TĐT cấp huyện, giám sát viên và điều tra viên cấp Thành phố.
- Cấp huyện: Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện
tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn 3 lớp với các nội dung:
+ Lớp 1: Từ 01/3/2017 - 08/3/2017 -
Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ; Phổ biến kế hoạch, nội dung phương án TĐT, hướng dẫn các quy trình
và nội dung các loại phiếu điều tra cho Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã (2 đại diện tham
dự 1 buổi), giám sát viên và điều tra viên cấp huyện, điều tra viên cấp xã thực
hiện lập danh sách và điều tra khối hành chính, sự nghiệp. Thời gian lớp tập huấn
là 2 ngày.
+ Lớp 2: Từ 15/4/2017 - 25/4/2017 -
Ban chỉ đạo TĐT cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã tổ chức
lớp tập huấn cho tổ trưởng, điều tra viên cấp xã với nội dung: hướng dẫn lập
danh sách cá thể, tôn giáo tín ngưỡng. Thời gian tập huấn
1 ngày.
+ Lớp 3: Từ 10/6 - 20/6/2017 - Ban Chỉ
đạo TĐT cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã tổ chức lớp tập
huấn cho tổ trưởng, điều tra viên cấp xã hướng dẫn phiếu điều tra cá thể, tôn
giáo, tín ngưỡng, các quy định về nhiệm vụ của điều tra viên. Thời gian mỗi lớp
tập huấn là 1 ngày, số lượng người tham dự mỗi lớp tập huấn khoảng 60 người.
6. Hoạt động tuyên truyền
- Hoạt động tuyên truyền cần tập
trung làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung và kế hoạch thực hiện Tổng điều
tra đến các cấp, các ngành và cộng đồng.
- Ban Chỉ đạo TĐT các cấp, các ngành
cần huy động tối đa các hình thức tuyên truyền như: các phương tiện thông tin đại
chúng (đài phát thanh, truyền hình, loa truyền thanh, báo viết, báo điện tử, bản tin); cổ động (áp phích, khẩu hiệu, lô gô,...); tổ chức họp phổ
biến ở cộng đồng (họp thôn, tổ dân phố, các đoàn thể quần chúng,...). Vận động
các tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng thực hiện tuyên truyền sâu rộng để các
đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng điều tra tích cực hưởng ứng cuộc Tổng điều tra.
- Ban Chỉ đạo Thành phố sẽ cung cấp
cho Ban Chỉ đạo TĐT các cấp điều kiện vật chất cần thiết (in áp phích, lô gô, làm đĩa CD về các nội
dung cơ bản của cuộc Tổng điều tra, trong đó có mục hỏi/đáp về phạm vi, đối tượng,
nội dung, thời gian thực hiện thu thập thông tin, cách trả lời phiếu TĐT) để
tuyên truyền, phổ biến về cuộc TĐT từ Thành phố đến tận các địa bàn điều tra.
- Thời gian thực hiện hoạt động
tuyên truyền:
+ Tuyên truyền nội dung chung và
chuyên đề về khối doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp vào đầu tháng 3 năm 2017.
+ Tuyên truyền nội dung Tổng điều tra
khối cá thể, tôn giáo vào đầu tháng 5 và đầu tháng 7 năm 2017.
7. Triển khai điều tra ghi phiếu
7.1. Đối với khối doanh nghiệp:
bắt đầu từ ngày 01/3/2017.
Để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ
theo phương án của Ban Chỉ đạo Trung ương, kế hoạch triển
khai điều tra ghi phiếu của Ban Chỉ đạo Thành phố cũng như cấp huyện, cụ thể như sau:
- Phân công điều tra:
+ Điều tra viên cấp Thành phố chịu
trách nhiệm điều tra các doanh nghiệp nhà nước (kể cả DN cổ phần có vốn nhà nước
dưới 50%), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
đóng trên địa bàn các đơn vị quận, huyện có số lượng doanh
nghiệp lớn.
+ Điều tra viên cấp huyện chịu trách
nhiệm điều tra các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn, theo danh sách được
phân công do Ban Chỉ đạo Thành phố gửi về cho Ban Chỉ đạo cấp huyện.
- Từ ngày 01/3 đến ngày 30/4/2017:
các điều tra viên triển khai gửi phiếu tới doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại
diện, liên hệ, hướng dẫn phương pháp ghi phiếu điều tra và những quy định cụ thể
về nơi gửi, hình thức, thời gian gửi, để các doanh nghiệp
ghi phiếu gửi cho cơ quan thống kê.
- Từ 01/5 đến ngày 31/5/2017: điều
tra viên các cấp đôn đốc thu phiếu, kiểm tra đánh mã, hoàn thiện phiếu và nhập
tin.
- Công tác kiểm tra, giám sát, nhập
tin và nghiệm thu phải được tiến hành song song với công tác điều tra ghi phiếu sao cho Ban Chỉ đạo Thành phố đảm bảo
kết thúc công tác nghiệm thu toàn Thành phố trước ngày 30/6/2017.
- Ngay sau khi kết thúc điều tra, các
điều tra viên phải báo cáo giải trình số lượng đơn vị được phân công điều tra
theo các nguyên nhân: số doanh nghiệp
điều tra được, số còn hoạt động nhưng
không thu được phiếu, số đã sát nhập, giải thể, chuyển đi không xác định được ... báo cáo
giải trình được Ban Chỉ đạo các cấp tổng hợp và gửi về Ban Chỉ đạo Thành phố qua Tổ thường
trực TĐT trước ngày 30/6/2017 (theo
biểu mẫu gửi kèm).
Lưu ý:
Đối với khối doanh nghiệp, song song với thu thập phiếu điều tra doanh nghiệp
các đơn vị cần thu đầy
đủ báo cáo Tài chính của các doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
7.2. Đối với khối hành chính, sự
nghiệp: bắt đầu từ ngày 01/4/2017
- Từ 01/4/2017 - 31/5/2017: Triển
khai thu thập số liệu khối hành chính, sự nghiệp.
Trong quá trình triển khai điều tra, thu
thập thông tin, công tác giám sát, kiểm tra của Ban chỉ đạo các cấp được thực
hiện theo quy định của phương án.
- Để tránh trùng, sót trong quá trình
điều tra, trách nhiệm điều tra được phân công cụ thể như sau:
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể
thao, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Kho
bạc Nhà nước Hà Nội cử điều tra viên chịu trách nhiệm điều tra các đơn vị do
mình quản lý.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo cử điều tra
viên chịu trách nhiệm điều tra các đơn vị hành chính, sự nghiệp và khối các trường
trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp do Sở quản
lý.
+ Điều tra viên cấp Thành phố do Cục
Thống kê trưng tập chịu trách nhiệm điều tra phiếu hành chính, sự nghiệp cấp
trung ương (nếu có) và Thành phố (không bao gồm các đơn vị hành chính, sự nghiệp
thuộc các Sở trên).
+ Điều tra viên cấp huyện chịu trách
nhiệm điều tra phiếu khối hành chính, sự nghiệp cấp huyện.
+ Điều tra viên cấp xã chịu trách nhiệm
điều tra phiếu khối hành chính, sự nghiệp cấp xã.
Trong tuần đầu, các giám sát viên, tổ
trưởng cần kiểm tra phiếu của điều tra viên vào cuối mỗi ngày để bổ sung, hoàn
chỉnh những thông tin còn thiếu hoặc chưa chính xác, rút kinh nghiệm cho ngày
tiếp theo.
7.3. Đối với các khối cá thể và
tôn giáo: bắt đầu từ ngày 01/7/2017.
- Từ 01/7/2017 - 30/7/2017: Triển
khai thu thập số liệu cơ sở SXKD cá thể, cơ sở tôn giáo.
Trong quá trình triển khai điều tra,
thu thập thông tin, công tác giám sát, kiểm tra của Ban Chỉ đạo các cấp được thực
hiện theo quy định của phương án.
- Trách nhiệm điều tra được phân công
cụ thể như sau:
+ Điều tra viên cấp huyện chịu trách
nhiệm điều tra phiếu khối tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Điều tra viên cấp xã chịu trách nhiệm
điều tra phiếu khối cá thể.
Trong tuần đầu, các giám sát viên, tổ
trưởng cần kiểm tra phiếu của điều tra viên vào cuối mỗi ngày để bổ sung,
hoàn chỉnh những thông tin còn thiếu hoặc
chưa chính xác, rút kinh nghiệm cho ngày tiếp theo.
7.4. Báo cáo tiến độ điều tra
Trong quá trình triển khai điều tra để đảm bảo tiến độ thu thập số liệu, Ban chỉ đạo
các cấp cần có kế hoạch tổ chức giao ban thường xuyên để nắm tiến độ cũng như kịp
thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong TĐT. Những vấn đề chưa rõ hoặc chưa thống nhất cần xin ý kiến của
BCĐ cấp trên để được giải quyết. Thời gian báo cáo tiến độ Ban Chỉ đạo Thành phố
căn cứ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và thực tế công việc phát sinh sẽ
thông báo lịch cụ thể theo từng giai đoạn điều tra.
8. Công tác nghiệm thu phiếu điều
tra
Công tác nghiệm thu phiếu điều tra được
thực hiện với các nội dung nghiệm thu số lượng từng loại phiếu, mức độ đầy đủ các chỉ tiêu và chất lượng số liệu của phiếu. Các thành phần tham gia nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm
thu và chịu trách nhiệm về kết quả đã nghiệm thu.
8.1. Đối với khối doanh nghiệp
- Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện chịu
trách nhiệm nghiệm thu các loại phiếu điều tra và kết quả nhập tin khối doanh
nghiệp do điều tra viên cấp huyện thực hiện. Thời gian từ ngày 01/6 đến ngày
10/6/2017.
- Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố nghiệm
thu các loại phiếu điều tra khối doanh nghiệp và kết quả nhập tin cơ sở dữ liệu
doanh nghiệp phân công cho cấp huyện và điều tra viên Thành phố thực hiện. Thời
gian từ ngày 10/6 đến ngày 30/6/2017.
8.2. Đối với khối hành chính, sự
nghiệp
- Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã nghiệm thu
các loại phiếu của điều tra viên cùng cấp khối hành chính sự nghiệp. Thời gian
trước ngày 5/6/2017.
- Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện tiến hành
nghiệm thu các loại phiếu điều tra, biểu tổng hợp nhanh của Ban Chỉ đạo TĐT cấp
xã và của điều tra viên cấp huyện. Thời gian trước ngày 10/6/2017.
- Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố tiến hành
nghiệm thu các loại phiếu điều tra và các biểu tổng hợp nhanh của Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện và của điều tra viên cấp Thành phố. Thời
gian trước ngày 30/6/2017.
- Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương nghiệm
thu các loại phiếu điều tra khối hành chính sự nghiệp, biểu tổng hợp nhanh và kết
quả nhập tin cơ sở dữ liệu cấp Thành phố. Thời gian trước ngày 15/8/2017.
8.3. Đối với khối cá thể, khối
tôn giáo
- Tổ trưởng nghiệm thu phiếu của điều
tra viên khối cá thể.
- Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã nghiệm thu
phiếu của tổ trưởng (khối cá thể), điều tra viên cùng cấp khối tôn giáo. Thời
gian từ ngày 01/8/2017 - 05/8/2017, sau khi kết thúc giai đoạn thu thập thông
tin tại địa bàn.
- Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện nghiệm
thu phiếu điều tra, các biểu tổng hợp nhanh của Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã, điều
tra viên cấp huyện. Thời gian nghiệm thu từ 1 - 2 ngày tùy theo số lượng đơn vị
điều tra và chất lượng thông tin của các phiếu điều tra. Cấp huyện nghiệm thu cấp
xã từ 06/8/2017 - 15/8/2017.
- Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố nghiệm
thu phiếu điều tra và các biểu tổng hợp nhanh của Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện từ 20/8/2017 - 15/9/2017. Sau đó Ban Chỉ đạo Thành phố làm các thủ tục
nghiệm thu với Ban Chỉ đạo Trung ương.
- Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương nghiệm
thu các loại phiếu điều tra biểu tổng hợp nhanh và kết quả nhập tin cơ sở dữ liệu
cấp Thành phố. Thời gian trước ngày 15/10/2017.
9. Tổng hợp nhanh
Kết quả Tổng điều tra được tổng hợp
nhanh một số thông tin chủ yếu về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp do
Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương quy định. Thời gian tổng hợp
nhanh ở mỗi cấp như sau:
- Từ ngày 01/8/2017 - 10/8/2017: Ban
Chỉ đạo TĐT cấp xã tổng hợp nhanh một số thông tin chủ yếu về các cơ sở kinh tế,
hành chính, sự nghiệp và gửi về Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện.
- Từ ngày 15/8/2017 - 10/9/2017: Ban
Chỉ đạo TĐT cấp huyện tổng hợp nhanh một số thông tin chủ yếu về các cơ sở kinh
tế, hành chính, sự nghiệp và gửi về Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố.
- Trước ngày 15/10/2017: Ban Chỉ đạo
TĐT Thành phố gửi báo cáo kết quả tổng hợp nhanh toàn Thành phố về Ban chỉ đạo
TĐT Trung ương.
(Nội dung, biểu mẫu tổng hợp nhanh
các cấp được quy định trong Quy trình tổng hợp nhanh).
10. Xử lý số liệu, công bố kết quả
10.1. Xử lý số liệu, tổng hợp
chính thức
- Toàn bộ phiếu điều tra phải được kiểm
tra, làm sạch, đánh mã trước khi nhập tin (lần 1). Nhập tin các phiếu điều tra
thuộc khối doanh nghiệp do Ban Chỉ đạo Thành phố và cấp huyện thực hiện theo
phân cấp. Các phiếu điều tra còn lại do cấp Thành phố nhập
tin.
- Phiếu điều tra được nhập tin theo
chương trình thống nhất toàn quốc. Những dữ liệu nhập xong phải được chạy lỗi
kiểm tra, rà soát (lần 2). Khi hoàn chỉnh dữ liệu sẽ tiến
hành tổng hợp. Số tổng hợp phải được kiểm tra, rà soát, so sánh với kỳ Tổng điều
tra trước và các số liệu hiện có (lần 3).
- Sau khi hoàn thành mọi công việc
trên, toàn bộ dữ liệu của Hà Nội sẽ được truyền mạng về Ban Chỉ đạo Trung ương
để thẩm định và nhập vào số liệu toàn
quốc. Kết quả đạt yêu cầu sau nghiệm thu của Tổ Thường trực
TĐT Trung ương mới được Cục Thống kê đưa vào khai thác để làm báo cáo chính thức
năm 2016 và tổng hợp ở các bước tiếp theo.
10.2. Công bố kết quả Tổng điều
tra
- Kết quả tổng hợp nhanh một số chỉ
tiêu chính sẽ công bố vào tháng 12/2017.
- Kết quả tổng hợp chính thức được
công bố vào quý III năm 2018 (sau khi thống nhất với Ban Chỉ đạo Trung ương và
cộng thêm phần số liệu của khối công an, quốc phòng trên địa bàn) phân tổ chi
tiết toàn bộ thông tin đã thu thập trong các phiếu điều tra như: số cơ sở, số
lao động phân theo loại hình cơ sở, ngành kinh tế, phân theo trình độ đào tạo,
độ tuổi, người quản lý...; các chỉ tiêu doanh thu, thu nhập, công nghệ thông
tin theo các phân tổ như trên.
- Ban Chỉ đạo Thành phố trên cơ sở số
liệu chính thức tiến hành biên soạn một số ấn phẩm phục vụ công tác quản lý và
nghiên cứu, phổ biến cho các đối tượng
có nhu cầu sử dụng.
11. Công tác giám sát, kiểm tra,
thanh tra
Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc Tổng
điều tra, Ban Chỉ đạo TĐT các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện việc giám sát, kiểm tra kết hợp thanh tra thường
xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian từ khâu lập bảng
kê, tập huấn đến khâu thu thập, tổng hợp nhanh số liệu điều tra tại các địa
bàn.
- Lực lượng giám sát, kiểm tra, thanh
tra ở Thành phố là các thành viên Ban Chỉ đạo Thành phố, Tổ thường trực Thành
phố, giám sát viên Thành phố. Lực lượng kiểm tra của quận, huyện là các thành
viên Ban Chỉ đạo cấp huyện, Tổ thường trực cấp huyện, giám
sát viên cấp huyện. Lực lượng kiểm tra của xã/phường là Ban Chỉ đạo xã/phường
và các tổ trưởng.
- Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh
tra: Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc lập bảng kê các đơn vị điều tra, tổ chức
các lớp tập huấn, số lượng và chất lượng phiếu, cách hỏi và ghi phiếu của từng
điều tra viên, tính logic giữa các cột, dòng, các chỉ tiêu, quan hệ giữa các biểu,
kiểm tra số học, đơn vị tính, đánh mã, các thủ tục hành chính, kiểm tra thực địa
tại địa bàn,...
- Hình thức giám sát, kiểm tra, thanh
tra: Kiểm tra chéo, cấp trên giám sát, kiểm tra, thanh tra cấp dưới, kiểm tra
thường xuyên và kiểm tra đột xuất, kiểm tra trọng điểm, tổng kiểm tra trước khi
nghiệm thu. Ban Chỉ đạo TĐT cấp trên kiểm tra điển hình việc tổ chức và thực hiện
điều tra đối với cấp dưới để phát hiện và giải quyết tại chỗ, kịp thời các vấn
đề phát sinh trong quá trình điều tra.
Cuộc Tổng điều tra sẽ có phúc tra và
được tiến hành ngay sau khi kết thúc lập danh sách hoặc thu thập phiếu. Ban Chỉ
đạo Thành phố sẽ chọn một số quận/ huyện/ thị xã, phường/ xã/thị trấn để tiến hành phúc tra.
12. Tổng kết, khen thưởng, kỷ luật
12.1. Tổng kết
Việc tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức
thực hiện Tổng điều tra Kinh tế 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiến hành
ở cấp Thành phố.
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố tổ chức hội
nghị tổng kết Tổng điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thành phần tham dự gồm:
Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực TĐT cấp Thành phố, đại diện Ban Chỉ đạo, Tổ Thường
trực TĐT cấp huyện, đại diện các tập thể và cá nhân được khen thưởng của Bộ trưởng,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Cục trưởng Cục Thống kê.
12.2. Khen thưởng
Những tập thể, cá nhân có thành tích
tốt trong cuộc Tổng điều tra sẽ được xét tặng các hình thức khen thưởng: Bằng
khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố,
Giấy khen của Cục trưởng Cục Thống kê.
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố sẽ có hướng
dẫn cụ thể cho Ban Chỉ đạo cấp huyện đối với các hình thức khen thưởng. Kinh
phí khen thưởng đối với các hình thức khen thưởng: Bằng khen Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và Giấy khen của Cục trưởng Cục Thống kê do ngân sách Trung ương cấp.
Đối với hình thức khen thưởng Bằng
khen của Chủ tịch UBND Thành phố căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập
thể và cá nhân trong cuộc Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo TĐT
Thành phố trình Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, quyết định và bố trí kinh phí
khen thưởng theo quy định của pháp luật.
12.3. Kỷ luật
Những tập thể, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật thống kê trong cuộc Tổng điều tra sẽ bị kỷ luật theo quy định.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
VIII. THỜI GIAN TIẾN
HÀNH
Nội
dung công việc
|
Thời
gian thực hiện
|
Cơ
quan chủ trì
|
1. Tổ chức Hội nghị quán triệt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra kinh
tế 2017 trên địa bàn thành
phố Hà Nội:
|
Tháng 2/2017
|
Ban chỉ đạo TĐT Thành phố
|
2. Công tác chuẩn bị
|
2.1 Thành lập BCĐ và tổ thường trực
các cấp
|
Đã hoàn thành
trong tháng 10-12/2016
|
|
2.2 Lập danh sách nền, rà soát danh
sách doanh nghiệp
|
Tháng 01, 02/2017
|
Cục Thống kê, Cục Thuế, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương
|
2.3 Lập danh sách nền, rà soát danh
sách khối hành chính, sự nghiệp
|
Tháng 02, 3/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố
|
2.4 Xây dựng kế hoạch Tổng điều tra
|
Tháng 01/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố
|
2.5 Tuyển chọn điều tra viên và tổ
trưởng.
|
Tháng 2, 3, 4, 6/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT các cấp
|
2.6 Tuyên truyền cho TĐT
|
Đầu tháng 3/2017
Đầu tháng 5/2017
Đầu tháng 7/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT các cấp
|
2.7 Tập huấn cho Ban Chỉ đạo, Tổ
thường trực TĐT cấp huyện, giám sát viên và điều tra viên cấp Thành phố
|
Tháng 02/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố
|
2.8 Tập huấn cho Ban Chỉ đạo TĐT cấp
xã, giám sát viên, điều tra viên cấp huyện và điều tra viên cấp xã thực hiện
lập danh sách và điều tra khối HCSN
|
Tháng 3/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện
|
2.9 Tập huấn lập danh sách khối cá thể,
tôn giáo cho điều tra viên cấp xã; Tập huấn thu thập thông tin phiếu điều tra
cho tổ trưởng và điều tra viên cấp xã
|
Tháng 4/2017
Tháng 6/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện phối hợp
với Ban Chỉ đạo cấp xã
|
2.10 Rà soát, lập danh sách thực tế
đơn vị điều tra khối cá thể, tôn giáo
|
Trước ngày 15/5/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện phối hợp
với Ban Chỉ đạo cấp xã
|
3. Triển khai Tổng điều tra
|
3.1 Triển khai thu thập số liệu
|
|
Ban Chỉ đạo TĐT các cấp
|
- Khối doanh nghiệp (kể cả điều tra,
ghi mã, và nhập tin)
|
Tháng 3-5/2017
|
- Khối hành chính, sự nghiệp
|
Tháng 4-5/2017
|
- Khối cá thể, tôn giáo
|
Tháng 7/2017
|
3.2 Kiểm tra, giám sát, thanh tra
thu thập số liệu:
|
|
Ban Chỉ đạo TĐT các cấp
|
- Khối doanh nghiệp, HCSN
|
Tháng 4, 5, 6/2017
|
- Khối cá thể, tôn giáo
|
Tháng 7,8/2012
|
3.3 Nghiệm thu phiếu điều tra
|
|
Ban Chỉ đạo TĐT các cấp
|
- Khối doanh nghiệp, HCSN
|
Tháng 6/2017
|
- Khối cá thể, tôn giáo
|
Tháng 8 - 9/2017
|
3.4 Tổng hợp nhanh số liệu
|
|
Ban Chỉ đạo TĐT các cấp
|
- Cấp xã
|
Từ 01/8-10/8/2017
|
- Cấp huyện
|
Từ 15/8-10/9/2017
|
- Cấp Thành phố
|
Trước 15/10/2017
|
3.5 Rà soát, hoàn chỉnh dự toán
kinh phí TĐT theo số lượng địa bàn, đơn vị điều tra thực tế tại địa phương để
báo cáo Ban chỉ đạo TW điều chỉnh dự toán
|
Tháng 7-10/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố
|
4. Xử lý, tổng hợp, công bố kết
quả TĐT
|
4.1 Công bố kết quả tổng hợp nhanh
|
Tháng 12/2017
|
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố
|
4.2 Xử lý, tổng hợp kết quả chính
thức
|
Tháng 1- 7/2018
|
4.3 Công bố các
ấn phẩm, hoàn thiện cơ sở dữ liệu Tổng điều tra
|
Quý III năm 2018
|
XI. KINH PHÍ
1. Kinh
phí
Kinh phí Tổng điều tra kinh tế 2017
do ngân sách Trung ương cấp cho Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố theo khối lượng công
việc, số lượng đơn vị điều tra thực tế, định mức kinh phí bình quân cho từng loại
công việc, phù hợp với chế độ tài chính hiện hành.
Thành phố hỗ trợ một phần kinh phí
cho hoạt động của Ban Chỉ đạo Thành phố, công tác tuyên truyền và tổng hợp
nhanh một số chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý của Thành phố.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện, công
tác tuyên truyền và tổng hợp nhanh một số chỉ tiêu phục vụ
yêu cầu quản lý của cấp mình.
Ban Chỉ đạo TĐT Thành phố giao Cục Thống
kê Hà Nội phối hợp Sở Tài chính Hà Nội xây dựng dự toán và hướng dẫn công khai
các khoản được chi theo chế độ cho Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện để triển khai kịp
thời các công việc của TĐT theo đúng kế hoạch. Cục Thống kê Hà Nội chịu trách
nhiệm quyết toán với Tổng cục Thống kê và UBND Thành phố
theo đúng chế độ quy định.
Kinh phí Tổng điều tra phải được quản
lý, sử dụng đúng chế độ, mục đích, khoản mục, định mức, tiết kiệm, hiệu quả.
Trên cơ sở kế hoạch này, Ban Chỉ
đạo TĐT cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai TĐT
trên địa bàn và hướng dẫn Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã tổ chức, thực hiện đảm bảo phù
hợp và thống nhất với kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo Thành
phố.
Tổng điều tra kinh tế 2017 là cuộc Tổng
điều tra quan trọng, phức tạp, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng khác
nhau, thu thập số liệu trong thời gian ngắn. Yêu cầu Ban Chỉ đạo TĐT các cấp,
các Sở, ban, ngành căn cứ vào nhiệm vụ được giao, cần quán triệt, tiến hành tổ
chức triển khai tốt các công việc của TĐT theo đúng tiến độ, đảm bảo thực hiện
thành công cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nơi nhận:
- BCĐ TĐT TW;
- TT TU, TT HĐND Thành phố (để b/c);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để b/c);
- Các đ/c PCT UBND Thành phố;
- Thành viên BCĐ Thành phố;
- Các Sở, ngành, đơn vị thuộc
Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&THHN, Báo HNM, Báo
KTĐT;
- VPUB: CVP, PCVP TV.Dũng,
KT, TKBT;
- Lưu: VT, KTvân.
|
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ
Nguyễn Doãn Toản
|
PHỤ LỤC 01
DANH SÁCH TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY, DOANH NGHIỆP HẠCH
TOÁN TOÀN NGÀNH
Theo Kế hoạch số 35/KH-BCĐ
ngày 16 tháng 02 năm 2017 của BCĐ TĐT Kinh tế Thành
phố)
1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam;
2. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
3. Tổng công ty VNPT (Vinaphone);
4. Công ty cổ phần
Viễn thông FPT;
5. Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel;
6. Tổng công ty Viễn thông Mobiphone;
7. Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
8. Tập đoàn Bảo Việt;
9. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh;
10. Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ
Prudential Việt Nam;
11. Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt
Nam;
12. Công ty Bảo hiểm nhân thọ
Manulife;
13. Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex;
14. Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI);
15. Công ty TNHH Bảo hiểm Dai-ichi
life
16. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ
AIA (Việt Nam);
17. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
18. Tổng công ty Hàng không Việt Nam;
19. Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam;
20. Công ty cổ phần Hàng không
Vietjet;
21. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam;
22. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam;
23. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;
24. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam;
25. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất
Nhập khẩu;
26. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
gòn Thương tín;
27. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam;
28. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á
Châu;
29. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông
Á;
30. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội;
31. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
gòn.
32. Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội
(SHB)
33. Ngân hàng TMCP Phát triển Thành
phố HCM (HDbank)
34. Ngân hàng TMCP các DN ngoài quốc
doanh (VPbank)
PHỤ LỤC 02
LOẠI PHIẾU SỬ DỤNG TRONG TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ 2017
(Kèm theo kế hoạch số:
35/KH-BCĐ ngày 16 tháng 02 năm 2017 của BCĐ TĐT Kinh tế Thành
phố)
STT
|
Loại
phiếu
|
I
|
Khối doanh nghiệp
|
1
|
Phiếu số 1A/TĐTKT-DN: Phiếu thu thập
thông tin đối với doanh nghiệp - Áp dụng cho các DN nhà nước, DN ngoài nhà nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp thành viên trực
thuộc
|
2
|
Phiếu 1A.1/TĐTKT-HTX: Kết quả hoạt
động của hợp tác xã - Áp dụng cho các hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân
|
3
|
Phiếu số 1A.2/TĐTKT-CN: Kết quả sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp - Áp dụng cho doanh nghiệp đơn/cơ sở
trực thuộc có hoạt động công nghiệp
|
4
|
Phiếu số 1A.2m/TĐTKT-DVGC:
Kết quả hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài - Áp dụng cho doanh
nghiệp có thực hiện hoạt động gia công, lắp
ráp hàng hóa với nước ngoài
|
5
|
Phiếu số 1A.3/TĐTKT-XD:
Kết quả hoạt động xây dựng - Áp dụng cho doanh nghiệp
đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động xây dựng
|
6
|
Phiếu số 1A.4/TĐTKT-TN:
Kết quả hoạt động thương nghiệp - Áp dụng cho doanh nghiệp đơn/cơ sở trực
thuộc có hoạt động: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác
|
7
|
Phiếu số 1A.5.1
/TĐTKT-VT: Kết quả hoạt động vận tải, bưu chính, chuyển phát - Áp dụng cho doanh nghiệp đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động
vận tải, bưu chính, chuyển phát
|
8
|
Phiếu số 1A.5.2/TĐTKT-KB: Kết quả
hoạt động kho bãi, bốc xếp, hỗ trợ vận tải - Áp dụng cho doanh nghiệp
đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động kho bãi, bốc xếp, hỗ trợ vận tải
|
9
|
Phiếu số
1A.6.1/TĐTKT-LTAU: Kết quả hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống - Áp dụng cho doanh nghiệp
đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động dịch vụ
lưu trú, ăn uống
|
10
|
Phiếu số 1A.6.2/TĐTKT-DL:
Kết quả hoạt động dịch vụ du lịch lữ hành - Áp dụng cho
doanh nghiệp đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch lữ
hành và các hoạt động hỗ trợ du lịch
|
11
|
Phiếu số
1A.7.1/ĐTDN-TC: Kết quả hoạt động dịch vụ tài chính và
hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính
- Áp dụng cho các doanh nghiệp/cơ sở thuộc các tổ chức tín dụng; ngân
hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân
dân,...
|
12
|
Phiếu số 1A.7.2/ĐTDN-XNKNH: Hoạt động
xuất, nhập khẩu dịch vụ của ngân hàng, tổ chức tín dụng - Áp dụng cho các
ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính
có hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ
|
13
|
Phiếu số 1A.8/ĐTDN-BH:
Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm - Áp dụng cho
các doanh nghiệp đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động kinh doanh bảo hiểm và môi
giới bảo hiểm
|
14
|
Phiếu số 1A.9.1/TĐTKT-BĐS: Kết quả
hoạt động dịch vụ kinh doanh bất động sản - Áp dụng cho doanh nghiệp
đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động kinh
doanh, tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất
|
15
|
Phiếu số 1A.9.2/TĐTKT-TT: Kết quả
hoạt động dịch vụ thông tin và truyền thông - Áp dụng cho doanh nghiệp
đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động: xuất bản, điện ảnh, phát thanh, truyền hình,
viễn thông, lập trình, tư vấn, dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính và thông tin
|
16
|
Phiếu số 1A.9.3/TĐTKT-DVK: Kết quả
hoạt động dịch vụ khác - Áp dụng cho doanh nghiệp đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động dịch vụ chuyên
môn, khoa học, hành chính hỗ trợ, nghệ thuật vui chơi giải trí và dịch vụ
khác
|
17
|
Phiếu số 1A.9.4/TĐTKT-YT: Kết quả
hoạt động dịch vụ y tế - Áp dụng cho doanh nghiệp đơn/cơ sở trực thuộc có
hoạt động khám, chữa bệnh
|
18
|
Phiếu số 1A.9.5/TĐTKT-GD: Kết quả
hoạt động dịch vụ giáo dục - Áp dụng cho doanh nghiệp đơn/cơ sở trực thuộc
có hoạt động giáo dục, đào tạo
|
19
|
Phiếu số 1A.10/TĐTKT-RT: Kết quả hoạt
động thu gom và xử lý rác thải, nước thải - Áp dụng cho doanh nghiệp
đơn/cơ sở trực thuộc có hoạt động thu gom, xử lý rác thải, nước thải
|
20
|
Phiếu 1Am/TĐTKT-KH: Phiếu thu thập
thông tin về sử dụng công nghệ trong sản xuất - Áp dụng cho các doanh nghiệp
hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được chọn mẫu
điều tra
|
21
|
Phiếu 1C/TĐTKT-ĐT: Phiếu thu thập
thông tin áp dụng cho các doanh nghiệp đang đầu tư, chưa đi vào sản xuất kinh
doanh
|
22
|
Phiếu 1D/TĐTKT-CS: Phiếu thu thập
thông tin về trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh/văn phòng đại diện của
doanh nghiệp nước ngoài - Áp dụng cho văn phòng trụ sở chính của doanh
nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài
|
II
|
Khối hành chính, sự nghiệp
|
1
|
Phiếu 3A/TĐTKT-NN: Phiếu thu thập
thông tin về cơ quan Đảng, Nhà nước - Áp dụng cho các cơ quan thuộc Đảng,
Quốc Hội, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm
sát, các tổ chức chính trị - xã hội, không thuộc danh sách điều tra mẫu
thu/chi
|
2
|
Phiếu 3Am/TĐTKT-NN: Phiếu thu thập
thông tin điều tra mẫu về cơ quan Đảng, Nhà nước - Áp
dụng cho các cơ quan thuộc Đảng, Quốc Hội,
Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, các tổ chức
chính trị - xã hội, thuộc danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
3
|
Phiếu 3S/TĐTKT-SN: Phiếu thu
thập thông tin về cơ sở sự nghiệp (trừ cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông) - Áp dụng cho các cơ sở sự
nghiệp không thuộc danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
4
|
Phiếu 3Sm/TĐTKT-SN: Phiếu thu thập
thông tin điều tra mẫu về cơ sở sự nghiệp (trừ cơ sở y tế, giáo dục đào tạo,
văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông) - Áp dụng
cho các cơ sở thuộc danh sách điều tra mẫu
thu/chi
|
5
|
Phiếu 3Y/TĐTKT-YT: Phiếu thu thập
thông tin về cơ sở y tế - Áp dụng cho các cơ sở y tế không thuộc danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
6
|
Phiếu 3Ym/TĐTKT-YT: Phiếu thu thập
thông tin điều tra mẫu về cơ sở y tế - Áp dụng cho các cơ sở y tế thuộc
danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
7
|
Phiếu 3G/TĐTKT-GD: Phiếu thu thập
thông tin về cơ sở giáo dục, đào tạo - Áp dụng cho các cơ sở giáo dục đào tạo không thuộc danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
8
|
Phiếu 3Gm/TĐTKT-GD: Phiếu thu thập
thông tin điều tra mẫu về cơ sở giáo dục, đào tạo - Áp dụng cho các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc danh
sách điều tra mẫu thu/chi
|
9
|
Phiếu 3V/TĐTKT-VH: Phiếu thu thập
thông tin về cơ sở hoạt động văn hóa thể thao - Áp dụng cho các cơ sở văn
hóa, thể thao
không thuộc danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
10
|
Phiếu 3Vm/TĐTKT-VH: Phiếu thu thập
thông tin điều tra mẫu về cơ sở văn hóa, thể thao - Áp dụng cho các cơ sở văn hóa, thể thao thuộc danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
11
|
Phiếu 3T/TĐTKT-TT: Phiếu thu thập
thông tin về cơ sở hoạt động thông tin, truyền thông - Áp dụng cho các cơ sở thông tin, truyền
thông không thuộc danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
12
|
Phiếu 3Tm/TĐTKT-TT: Phiếu thu thập
thông tin điều tra mẫu về cơ sở thông tin, truyền thông - Áp dụng cho các
cơ sở thông tin, truyền thông thuộc danh sách điều tra mẫu thu/chi
|
13
|
Phiếu 3H/TĐTKT-HH: Phiếu thu thập
thông tin về hội, hiệp hội và các tổ chức phi Chính phủ
nước ngoài - Áp dụng cho các hội, hiệp hội và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam
|
III
|
Khối cá thể
|
1
|
Phiếu 2/TĐTKT-CT: Phiếu thu thập
thông tin về cơ sở SXKD cá thể - Áp dụng cho cơ sở không thuộc danh sách
điều tra mẫu kết quả SXKD
|
2
|
Phiếu 2A/TĐTKT-CN: Phiếu thu thập
thông tin về cơ sở SXKD cá thể hoạt động công nghiệp - Áp dụng cho cơ sở
thuộc danh sách điều tra mẫu kết quả sản xuất công nghiệp
|
3
|
Phiếu 2B/TĐTKT-VT: Phiếu thu thập
thông tin về các cơ sở SXKD cá thể hoạt động vận tải, kho bãi - Áp dụng
cho cơ sở thuộc danh sách điều tra mẫu kết quả kinh doanh vận tải, kho bãi
|
4
|
Phiếu 2C/TĐTKT-TN: Phiếu thu thập
thông tin về các cơ sở SXKD cá thể hoạt động thương mại - Áp dụng cho cơ sở
thuộc danh sách điều tra mẫu kết quả kinh
doanh bán buôn, bán lẻ hàng hóa, sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
|
5
|
Phiếu 2D/TĐTKT-DV: Phiếu thu thập
thông tin về các cơ sở SXKD cá thể hoạt động dịch vụ - Áp dụng cho cơ sở
thuộc danh sách điều tra mẫu kết quả kinh doanh dịch vụ
|
IV
|
Khối tôn giáo
|
1
|
Phiếu 4/TĐTKT-TG: Phiếu thu thập
thông tin về cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
|