Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 335/KH-UBND 2021 thực hiện Bộ Tiêu chí về môi trường khu vực nông thôn Bắc Kạn

Số hiệu: 335/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đinh Quang Tuyên
Ngày ban hành: 15/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 15 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/ĐH ngày 28/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 24/12/2020 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh 5 năm 2021 - 2025; Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng và an ninh năm 2021; Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành kế hoạch Thực hiện Bộ Tiêu chí về môi trường khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí đã quy định tại Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 29/5/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn, để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và thuận tiện hơn trong công tác nghiệm thu xã nông thôn mới.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ngành, các tổ chức, cá nhân về công tác vệ sinh môi trường khu vực nông thôn.

II. YÊU CẦU

- Các biện pháp triển khai thực hiện thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với lộ trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện của từng cấp, từng ngành, các tổ chức, đơn vị và hộ gia đình, cá nhân trong công tác vệ sinh môi trường nông thôn.

III. CHỈ TU THỰC HIỆN

Phấn đấu số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm giai đoạn 2021-2025 cụ thể như sau:

- Năm 2021: số xã đạt tăng thêm ít nhất 06 xã;

- Năm 2022: số xã đạt tăng thêm ít nhất 11 xã;

- Năm 2023: số xã đạt tăng thêm ít nhất 8 xã;

- Năm 2024: số xã đạt tăng thêm ít nhất 09 xã;

- Năm 2025: số xã đạt tăng thêm ít nhất 07 xã.

IV. NỘI DUNG

1. Đối với tiêu chí 17.1. Có tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch:

1.1. Nội dung thực hiện:

Thực hiện theo Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 7/9/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về thực hiện tiêu chí về môi trường (nếu có); Hướng dẫn số 606/HD-BCĐ ngày 15/10/2020 của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 07/9/2017.

1.2. Biện pháp thực hiện

- Đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, định kỳ bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn để duy trì ổn định công trình hiện có để phục vụ người dân được sử dụng nước sạch.

- Đối với các công trình đầu tư mới, cần khảo sát việc cam kết nộp phí sử dụng nước của người dân, ưu tiên đầu tư thực hiện những công trình có ít nhất 75% người dân cam kết trả phí sử dụng.

- UBND cấp xã chỉ đạo các tổ quản lý thường xuyên nhắc nhở người dân nâng cao ý thức tiết kiệm vì cộng đồng; rà soát và thu phí đầy đủ để người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm nước sạch.

- UBND xã thành lập các tổ quản lý và phải xây dựng quy chế hoạt động cụ thể, rõ ràng, phân công trách nhiệm trong công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng.

- Vận động người dân sử dụng nước tham gia vào quá trình đầu tư, xây dựng, giải phóng mặt bằng hệ thống cấp nước như: góp kinh phí, hiến đất, đấu nối vào từng hộ...

- Tăng cường tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm bảo vệ công trình nước sạch cho người dân, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường để từng bước xã hội hóa từ phía người dân trong việc xây dựng công trình nước sạch theo quy chuẩn;

- Đối với khu vực dân cư sống phân tán cần áp dụng cấp nước nhỏ lẻ như bể chứa khu vực hoặc bể chứa nước mưa hộ gia đình, tuy nhiên các loại hình này chất lượng không ổn định và khó kiểm soát chất lượng, môi trường, do vậy cần chú trọng hướng dẫn xây dựng, bảo vệ nguồn nước và môi trường.

- Tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ quản lý công trình nước sạch.

2. Đối với tiêu chí cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo về bảo vệ môi trường

2.1. Nội dung thực hiện:

Thực hiện theo Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 7/9/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về thực hiện tiêu chí về môi trường (nếu có) và các nội dung sau:

- Cơ sở sản xuất - kinh doanh bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 3, Mục 1, Phụ lục của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng quy định tại cột 4, Danh mục thuộc Khoản 3, Mục 1, Phục lục của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019.

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại, thuộc đối tượng quy định tại Điều 12, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 phải kê khai đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ có hoạt động khai thác nước dưới đất, xả thải nước thải vào nguồn nước thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 và Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 phải thực hiện thủ tục xin cấp phép khai thác nước dưới đất và xin cấp phép xả thải nước thải vào nguồn nước.

- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hồ sơ về bảo vệ môi trường, phải thực hiện đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ bảo vệ môi trường về phân loại, xử lý chất thải; Đối với các cơ sở không thuộc đối tượng phải lập các hồ sơ nêu trên, vẫn phải thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động.

2.2. Biện pháp thực hiện

- Các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nêu trên phải thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ về bo vệ môi trường theo quy định.

- UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đảm bảo tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường; thường xuyên rà soát các đối tượng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để yêu cầu lập đầy đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định.

- UBND xã và các tổ chức chính trị - xã hội tại xã giám sát quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, kịp thời thông báo tới cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường.

3. Đối với tiêu chí 17.3. Đạt tiêu chuẩn cảnh quan, môi trường được đánh giá xanh - sạch - đẹp, an toàn

3.1. Nội dung thực hiện: Thực hiện theo Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 7/9/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về thực hiện tiêu chí về môi trường (nếu có).

3.2. Biện pháp thực hiện: UBND xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện các nội dung:

- Xây dựng hương ước về giữ gìn vệ sinh chung trong xã và các hộ gia đình tổ chức thu dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng định kỳ 01 lần/tháng; vệ sinh hồ ao, nạo vét kênh mương thường xuyên; Các hương ước này phải được niêm yết công khai bằng hình thức phù hợp để người dân cùng thực hiện và giám sát, hàng tuần thông báo trên phương tiện loa phát thanh của xã, tổ dân phố.

- Kiểm soát rác thải sinh hoạt, không để phát sinh các bãi rác thải tự phát, đặc biệt khu vực giáp ranh các xã, vị trí các cầu, bờ sông, suối... bằng các biện pháp như: phát huy tự giám sát trong cộng đồng nhân dân, gắn quy định này với các hương ước của địa phương, tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân về tác hại của rác thải đến sức khỏe và môi trường, cắm các biển cấm đổ rác tại các nơi dễ bị đổ rác;

- Các khu vực chợ có bố trí các thùng rác lưu động để thu gom rác thải; bố trí các biển quy tắc họp chợ trong đó có quy định về bảo vệ môi trường...

4. Đối với tiêu chí 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

4.1. Nội dung thực hiện: Thực hiện theo Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 7/9/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về thực hiện tiêu chí về môi trường (nếu có) và các nội dung sau:

- Việc khâm liệm, mai táng, hỏa táng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;

- Xóa bỏ các hủ tục mê tín, lạc hậu và những nghi thức rườm rà khác; Không thực hiện chôn cất trong khu đồng ruộng.

4.2. Biện pháp thực hiện

UBND xã tuyên truyền, phổ biến về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc mai táng; Hướng dẫn người dân trong xã thực hiện việc chôn cất đúng quy định.

5. Đối với tiêu chí 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định

5.1. Nội dung thực hiện

Thực hiện theo Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 7/9/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về thực hiện tiêu chí về môi trường (nếu có) và các nội dung sau:

5.1.1. Về nước thải

- Khuyến khích các hộ dân tại các khu dân cư tập trung sử dụng nhà vệ sinh tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh và thuận tiện cho việc đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung.

- Đối với khu vực dân cư phân tán, địa hình khó khăn, hộ gia đình phải có công trình thu gom và xử lý nước thải như bể tự hoại hoặc hố ga lắng cặn trước khi thải ra môi trường. Nước thải hộ gia đình không chảy tràn, đổ thải bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm, không tạo thành các vũng, ao tù nước đọng.

5.1.2. Về chất thải rắn sinh hoạt

- Phân loại chất thải tại nguồn:

Việc phân loại tại nguồn giúp giảm tối đa lượng rác thải phát sinh ra các khu xử lý tập trung và tạm thời khắc phục các bất cập để duy trì hiệu quả hoạt động của các công trình xử lý rác thải quy mô nhỏ trong giai đoạn chưa đủ điều kiện đầu tư đồng bộ hệ thống công trình xử lý rác thải quy mô lớn, công nghệ hiện đại.

Chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình phải được phân loại tại nguồn theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác.

- Sau khi thực hiện phân loại, chất thải rắn sinh hoạt được quản lý như sau:

+ Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

+ Chất thải thực phẩm không tận dụng được, phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

5.1.3. Về việc thu gom, vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật:

Thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 436/SNN-TT&BVTV ngày 20/3/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn.

5.1.4. Đối với phụ phẩm nông nghiệp (Rơm, rạ, cây khô,...)

Tổ chức thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp: các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, phải thu gom, sử dụng lại phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, chất đốt, thức ăn gia súc, sản xuất nấm... Hạn chế đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công cộng.

5.2. Biện pháp thực hiện

5.2.1. Đối với nước thải

- Đối với tiêu thoát nước, việc nạo vét, tu bổ hệ thống mương rãnh tiêu thoát nước phải được thực hiện định kỳ, đặc biệt trong mùa mưa và UBND xã phải giao trách nhiệm cụ thể về từng thôn.

- Đối với việc xử lý nước thải: Nước thải khu dân cư tập trung của xã phải được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Đầu tư xây dựng công trình bể tự hoại, kết cấu bằng bê tông cốt thép để xử lý nước thải khu dân cư cấp xã. Nước thải sinh hoạt sau được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại tại các hộ dân, đấu nối vào các tuyến ống nhựa HDPE dọc theo các tuyến đường, thu gom về bể xử lý nước thải.

Tùy thuộc vào số hộ trong khu dân cư tập trung của xã mà thiết kế bể tự hoại 03 ngăn (01 ngăn chứa, 02 ngăn lắng hoặc 01 ngăn chứa, 01 ngăn lắng và 01 ngăn lọc) với kích thước phù hợp. Dung tích bể xử lý nước thải tập trung, do UBND cấp xã khảo sát, tính toán theo số hộ dân trong khu vực dân cư tập trung.

Việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải được tổ chức thực hiện như sau:

+ UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị liên quan khảo sát, lựa chọn địa điểm, chuẩn bị mặt bằng xây dựng công trình xử lý nước thải.

+ UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch, bố trí kinh phí xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt cho các xã, trong đó ưu tiên các xã về đích nông thôn mới, cụ thể: giai đoạn 2021-2025 xây dựng được hệ thống xử lý nước thải cụm dân cư cho 41 xã, trong đó: năm 2021 là 6 xã, năm 2022 là 11 xã, năm 2023 là 8 xã, năm 2024 là 9 xã, năm 2025 là 07 xã. UBND các huyện, thành phố trên cơ sở các xã dự kiến về đích nông thôn mới theo từng năm, bố trí kinh phí thực hiện.

+ Vn động người dân thực hiện xã hội hóa một phần việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và đường ống đấu nối từ hộ gia đình về hệ thống xử lý nước thải tập trung của xã.

+ Sau khi hoàn thành công trình, UBND xã có trách nhiệm tổ chức quản lý công trình đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng công năng.

5.2.2. Về chất thải rắn sinh hoạt

- UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

- UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt các nội dung theo Kế hoạch số 785/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, vận động nhân dân thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình; hạn chế và tiến tới không sử dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần.

5.2.3. Về việc thu gom, vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật:

- UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho người dân việc sử dụng, thu gom, vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo Văn bản hướng dẫn số 436/SNN-TT&BVTV ngày 20/3/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn.

- Tăng cường, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho công tác xây dựng các bể chứa, khu lưu chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; Đến năm 2025, xây dựng thêm được ít nhất 200 bể thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tnh.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các địa phương tiến hành khảo sát, lập kế hoạch dự toán kinh phí và triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng các bể lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật đến năm 2025, phân kỳ thực hiện từng năm, trong đó, ưu tiên các xã dự kiến về đích nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- UBND cấp xã:

+ Xây dựng và thực hiện hương ước ở các cộng đồng dân cư về giám sát thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, bảo quản bể chứa, đưa nội dung này vào tiêu chí bình xét gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

+ Lắp đặt pano, áp phích hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

+ Định kỳ tổ chức các hoạt động xã hội hóa để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng đối với công tác này.

5.2.4. Đối với phụ phẩm nông nghiệp:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn, trong đó bao gồm nội dung tuyên truyền về tác hại của việc đốt rơm rạ, phế phẩm đối với đất canh tác và môi trường để người dân dần nâng cao ý thức.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ xử lý, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp; Phổ biến, khuyến khích người dân sử dụng chế phẩm vi sinh và xử lý phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

6. Đối với tiêu chí 17.6. Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

6.1. Nội dung thực hiện: Thực hiện theo Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 7/9/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về thực hiện tiêu chí về môi trường (nếu có).

6.2. Biện pháp thực hiện

- Khuyến khích các hộ dân sử dụng nhà tiêu tự hoại, ngoài ra có thể sử dụng các nhà tiêu hp vệ sinh khác như nhà tiêu khô chìm, nhà tiêu khô nổi, nhà tiêu thấm dội nước và đảm bảo quy định về kỹ thuật theo Quy chuẩn số QCVN 01:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hp vệ sinh.

- UBND các xã phân công cán bộ phụ trách thôn, bản hướng dẫn, vận động các hộ làm nhà tiêu, chuồng nuôi nhốt gia súc hp vệ sinh, xây dựng các mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”, gia đình “5 không, 3 sạch”...; Huy động lực lượng thanh niên, cộng đồng dân cư tham gia hỗ trợ ngày công dựng nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước sinh hoạt thực hiện lồng ghép trong chương trình giúp đỡ người neo đơn, người có công...

- UBND huyện, UBND xã và các tổ chức chính trị - xã hội: kêu gọi các cơ quan, đơn vị, cá nhân ủng hộ vật liệu làm nhà vệ sinh cho các hộ nghèo, cận nghèo; Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác vệ sinh môi trường đến sức khỏe người dân.

7. Đối với tiêu chí 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường

7.1. Nội dung thực hiện: Thực hiện theo Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 7/9/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về thực hiện tiêu chí về môi trường (nếu có) và các nội dung sau:

- Các cơ sở chăn nuôi có đủ hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định tại Danh mục thuộc Khoản 3, Mục 1, Phục lục của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019, cụ thể như sau:

+ Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 500 đầu gia súc hoặc 20.000 đầu gia cầm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng: Có quy mô chuồng trại từ 100 đến dưới 500 đầu gia súc hoặc từ 5.000 đến dưới 20.000 đầu gia cầm phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

+ Đối với các hộ chăn nuôi có quy mô dưới 100 gia súc hoặc dưới 5.000 gia cầm không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

- Chuồng trại chăn nuôi gia súc bố trí xa nguồn nước, tách biệt với nơi ở của người, định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, áp dụng các biện pháp thu gom để xử lý chất thải chăn nuôi như đào hố chôn, ủ, máy ép phân, sử dụng chế phẩm sinh học, xử lý chất thải bằng hệ thống bể biogas....

- Hộ gia đình có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh và có thể áp dụng một trong các hình thức sau để xử lý chất thải chăn nuôi: Xử lý bằng hầm biogas, xử lý bằng đệm lót sinh học hoặc xử lý bằng hố ủ phân hữu cơ. Riêng với hình thức hố ủ phân hữu cơ: hố xây 02 ngăn, đáy láng bằng xi măng, thành hxây gạch để chống nước phân thẩm thấu ra ngoài, hố ủ phải có nắp đậy, mái che để tránh mưa cuốn theo phân chảy tràn, kích thước của hố ủ phân phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi của hộ gia đình.

- Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

7.2. Biện pháp thực hiện:

- Tích cực tuyên truyền, vận động từ cấp xã, thôn để người dân nâng cao ý thức đối với việc xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, không thả rông gia súc...; việc tuyên truyền vận động phải thực hiện bng nhiều hình thức, phải sát sao đến từng hộ gia đình.

- Buộc di dời các chuồng trại không đảm bảo khoảng cách, gần chuồng tri và nguồn nước.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm lập kế hoạch tổ chức tập huấn cho người dân các xã kỹ thuật ủ phân chuồng, cách tận dụng các phụ phẩm nông, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, rơm rạ, thân cây chuối, ngô, đậu, lạc, mía, rác thải hữu cơ sinh hoạt... để làm phân vi sinh dùng thay thế cho phân hóa học đối với cây trồng.

8. Đối với tiêu chí 17.8. Hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

8.1. Nội dung thực hiện: Thực hiện theo Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 7/9/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về thực hiện tiêu chí về môi trường (nếu có); Hướng dẫn số 606/HD-BCĐ ngày 15/10/2020 của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 07/9/2017.

8.2. Biện pháp thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố và UBND các xã/phường/thị trấn:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Tổ chức triển khai thực hiện; tăng cường công tác phổ biến hướng dẫn về thực hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; kiểm tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn theo phân cấp tại Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 08/10/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương danh sách các cơ sở sản xuất không chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm.

- Sở Y tế: Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và thanh, kiểm tra liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc, phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định

- Sở Công Thương: Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Sở Công thương, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ vào điều kiện nguồn vốn, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư để thực hiện các tiêu chí về bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định bố trí kinh phí để hỗ trợ các đơn vị, địa phương thực hiện các tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm đảm bảo đúng quy định.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ động tham mưu các nội dung liên quan đến công tác xử nước thải, rác thải, hướng dẫn các thủ tục hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với khu vực nông thôn sau khi các văn bản dưới Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được ban hành.

- Tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn.

- Hằng năm phối hợp với Sở Tài chính rà soát nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho công tác bảo vệ môi trường khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ giảm thiểu túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần.

- Hướng dẫn việc vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và BTài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

4. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã: Thực hiện đầy đủ các nội dung đã phân công cụ thể tại Mục IV.

5. Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Bắc Kạn

Tăng cường thời lượng phát sóng các bản tin, phóng sự về việc thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những bất cập, UBND cấp xã, cấp huyện phản ánh các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh theo cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
Gửi bn điện tvà gửi bản giấy
cho các đơn vị không có TDOffice:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể t
nh;
- C
ác Sở: CT, KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT,
TN&MT; KH&CN, XD, Y tế;
- VP Điều phối XD NTM;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Bắc Kạn;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;

Gửi bản giấy:
- Lưu: VT, Huy
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Quang Tuyên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 335/KH-UBND ngày 15/06/2021 thực hiện Bộ Tiêu chí về môi trường khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.046

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.243.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!