ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/KH-UBND
|
Tiền Giang, ngày
04 tháng 02 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN, TẬP TRUNG, BẢO
ĐẢM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GẮN VỚI CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ ĐẾN NĂM 2030”
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Thực hiện Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày
09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án
Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc
gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện “Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập
trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến
năm 2030” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nhằm phục
vụ nhu cầu sử dụng rau ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và quốc
tế.
- Củng cố và phát triển nhân rộng các vùng sản xuất
rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường
tiêu thụ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng rau trong tỉnh, trong nước và một phần
xuất khẩu, phát triển bền vững ngành hàng rau; góp phần đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, an ninh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng
và giải pháp phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy
xuất nguồn gốc gắn với sơ chế, chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên
địa bàn tỉnh theo Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Trong đó, phấn đấu trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt
tiêu chuẩn an toàn; Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất
nguồn gốc chiếm từ 30% trở lên.
2. Yêu cầu
- Tổ chức sản xuất ngành hàng rau trên địa bàn tỉnh
theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ giữa người trồng rau với Hợp tác xã/Tổ hợp
tác và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau. ứng dụng khoa học công nghệ
mới trong toàn bộ quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm rau chất lượng, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng cạnh tranh cao.
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao của sở,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực
hiện các nội dung Kế hoạch đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Định hướng phát triển sản xuất rau tập trung
trên toàn tỉnh
Phấn đấu đến năm 2030, diện tích vùng sản xuất rau
tập trung trên địa bàn tỉnh là 7.826 ha, diện tích gieo trồng khoảng 38.059 ha,
chiếm 56,8% diện tích rau toàn tỉnh; sản lượng ước đạt 784.128 tấn, chiếm 59,9%
sản lượng rau toàn tỉnh, trong đó:
- Rau cải các loại: Diện tích canh tác 2.048 ha, diện
tích gieo trồng khoảng 16.175 ha, sản lượng 355.526 tấn, tập trung tại các huyện
Châu Thành, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thành phố Gò Công,...
- Rau ăn quả (cà chua, dưa leo, khổ qua, bầu bí, mướp,...):
Diện tích canh tác 815 ha, diện tích gieo trồng khoảng 2.595 ha, sản lượng
58.599 tấn, tập trung tại các huyện Cai Lậy, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thành
phố Gò Công,...
- Dưa hấu: Diện tích vùng trồng tập trung 370 ha,
diện tích gieo trồng 1.115 ha, sản lượng 27.573 tấn, tập trung tại các huyện
Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây và Gò Công Đông.
- Rau gia vị: Diện tích vùng trồng tập trung 365
ha, diện tích gieo trồng khoảng 2.350 ha, sản lượng 60.265 tấn, tập trung tại
các huyện Châu Thành, Tân Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thành phố Gò
Công.
- Cây sả: Diện tích vùng trồng tập trung 2.200 ha,
diện tích gieo trồng 4.400 ha, sản lượng 70.400 tấn, tập trung tại huyện Tân
Phú Đông.
- Rau má: Diện tích vùng trồng tập trung 515 ha, diện
tích gieo trồng khoảng 2.060 ha, sản lượng 31.900 tấn, tập trung tại huyện Tân
Phước, Châu Thành.
- Hành lá: Diện tích vùng trồng tập trung 177 ha,
diện tích gieo trồng khoảng 942 ha, sản lượng 17.454 tấn, tập trung tại các huyện
Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thành phố Gò Công.
- Ớt cay: Diện tích vùng trồng tập trung 260 ha, diện
tích gieo trồng khoảng 1.040 ha, sản lượng 14.436 tấn, tập trung tại các huyện
Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông.
- Rau họ đậu: Diện tích vùng trồng tập trung 95 ha,
diện tích gieo trồng 570 ha, sản lượng 11.055 tấn, tập trung tại các huyện Tân
Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thành phố Gò Công.
- Rau khác: Đến năm 2030, phát triển diện tích vùng
sản xuất tập trung các loại rau màu khác như rau ăn củ, rau ăn hoa,... với diện
tích 982 ha, diện tích gieo trồng 6.812 ha, ước sản lượng đạt 136.921 tấn.
(Đính kèm Phụ lục)
2. Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn, tập
trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến
Phấn đấu đến năm 2030, diện tích vùng sản xuất rau
an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc trên toàn tỉnh khoảng 3.130 ha,
diện tích gieo trồng đạt 15.200 ha, sản lượng 313.600 tấn, chiếm 40% sản lượng
rau được trồng tập trung của tỉnh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Về tổ chức sản xuất
- Căn cứ chỉ tiêu diện tích kế hoạch đề ra, các huyện,
thị xã, thành phố tiến hành xác định quy mô vùng sản xuất rau tập trung, vùng sản
xuất rau an toàn tại địa phương, gắn sản xuất, thu mua, sơ chế, bảo quản, chế
biến và tiêu thụ.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội
đồng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn phù hợp với quy hoạch của từng địa
phương. Phát triển hệ thống logistics phục vụ thương mại cho các loại sản phẩm
rau tươi, rau đã qua sơ chế, chế biến tại các chợ đầu mối nông sản.
- Củng cố, duy trì các Hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ
rau an toàn hiện có và thành lập mới Hợp tác xã sản xuất rau an toàn tại các
vùng sản xuất tập trung đê cung cấp rau cho thị trường trong tỉnh và các đơn vị
liên kết chế biến - tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
- Tạo điều kiện kết nối giữa doanh nghiệp, HTX và Tổ
hợp tác với các hộ gia đình sản xuất rau, để sản xuất rau tại các vùng tập
trung, gắn với tiêu thụ sản phẩm, tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyển
giao khoa học công nghệ về quy trình sản xuất rau an toàn, sơ chế, bảo quản
rau,... xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất rau.
2. Về khoa học công nghệ
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch
số 234/KH-UBND ngày 13/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về Phát triển
nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Qua đó,
đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, hữu cơ trong sản xuất rau.
- Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy trình kỹ
thuật sản xuất rau an toàn, quy trình sản xuất rau hữu cơ của tỉnh, triển khai rộng
rãi cho người sản xuất ứng dụng, nâng cao giá trị cây rau và thúc đẩy ngành
hàng rau phát triển bền vững.
- Nghiên cứu, chế tạo, tiếp nhận hoặc mua bản quyền
công nghệ mới trong sơ chế, bảo quản, chế biến rau, đồng thời thực hiện đồng bộ
các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy chuyển đổi số, truy xuất
nguồn gốc trong sản xuất rau an toàn.
- Xây dựng các mô hình điểm để trình diễn và chuyển
giao kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn hữu cơ, bảo đảm truy
xuất nguồn gốc tại các vùng sinh thái và xây dựng mô hình, chuỗi liên kết sản
xuất, chế biến, tiêu thụ rau tại các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung (ưu
tiên các loại rau chủ lực, có lợi thế sản xuất của tỉnh).
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao nhân rộng kết quả
nghiên cứu các quy trình sản xuất ứng dụng chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực
vật từ thảo mộc nhằm hạn chế hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ, tăng cường sử dụng
phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và các biện pháp cơ giới
hóa vào thực tiễn sản xuất rau, tại các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung.
3. Về thị trường tiêu thụ
- Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng
quy mô vùng trồng rau, ưu tiên tại các vùng tập trung và thúc đẩy hình thành
các chuỗi liên kết sản xuất rau từ xây dựng vùng trồng đến sơ chế, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp
tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới
và nâng cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn để xây
dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất rau.
- Nghiên cứu dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm
rau, đầu tư phát triển mạnh thị trường trong nước, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa, xây dựng hình ảnh sản phẩm
thông qua chất lượng cao, an toàn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Đối với thị trường trong nước, tiếp tục hỗ trợ
các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xây dựng thương hiệu sản phẩm rau
an toàn, gắn với mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; đa dạng hóa các kênh phân
phối rau an toàn, hình thành các sàn giao dịch; đẩy mạnh các hoạt động kết nối
cung cầu, triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại,... để người tiêu dùng có đủ
thông tin về sản phẩm rau của tỉnh.
- Đầu tư thực hiện chỉ dẫn địa lý đối với các vùng
sản xuất an toàn đối với nhóm rau chủ lực hoặc nhóm rau bản địa có tiềm năng hoặc
hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu lớn, có uy tín, gắn với chỉ dẫn
địa lý.
4. Về quản lý nhà nước
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách liên
quan đến phát triển sản xuất rau an toàn: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất
trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp hữu cơ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã,... Đồng thời, nghiên cứu,
trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới hỗ trợ phát triển rau, trong đó
có rau an toàn; chính sách hỗ trợ áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau
an toàn, xây dựng mã số vùng trồng, chuyển đổi số trong sản xuất rau an
toàn,...
- Thực hiện công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản
xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón, chất kích thích sinh trưởng, giống, chất bảo quản,...); nguồn gốc, xuất xứ,
chất lượng các sản phẩm rau. Quản lý chặt chẽ các yếu tố gây ô nhiễm đất, nguồn
nước tưới cho các vùng sản xuất rau an toàn,...
- Tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng, an
toàn thực phẩm đối với sản phẩm rau trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Về đầu tư, tăng cường năng lực
- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển
sản xuất rau theo hướng xã hội hóa, chủ yếu là vốn của doanh nghiệp và người
dân. Các hộ gia đình đầu tư hình thành vùng sản xuất rau tập trung. Hợp tác xã,
Tổ hợp tác liên kết với các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư cơ sở sơ chế, bảo
quản rau. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở sơ chế, nhà máy
chế biến, thương hiệu sản phẩm rau,....
- Ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển
sản xuất rau theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng cơ
chế, chính sách; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân
lực, ưu tiên nguồn nhân lực sản xuất rau an toàn; cơ sở vật chất cho các cơ sở
đào tạo, nghiên cứu sản xuất, chế biến rau; hạ tầng vùng sản xuất rau tập
trung: giao thông, thủy lợi, điện,....; chợ đầu mối, sàn giao dịch.,...; xúc tiến
thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ,....
6. Về hợp tác quốc tế
Phối hợp với các Viện, trường, các cơ quan nghiên cứu
khoa học, tổ chức ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, sơ chế, chế biến
rau; phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau; quản lý các yếu tố gây ô
nhiễm nguồn nước và đất trồng rau; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu
thụ,...
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn
tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Lồng ghép vốn ngân sách nhà nước từ các chương
trình, dự án thực hiện chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng sản xuất liên kết,
ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông, đào tạo và tập huấn cho hợp tác xã
và thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tham
gia liên kết.
- Các nguồn vốn tài trợ quốc tế.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức đưa chỉ tiêu phát triển các vùng sản xuất
rau an toàn, tập trung vào kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng năm của tỉnh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,
kinh doanh rau ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
rau trong nước và xuất khẩu.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trưởng; tăng
cường kiểm tra, giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rau
trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích chuyển đổi một số diện tích sản xuất
lúa, cây trồng kém hiệu quả thành vùng sản xuất rau tập trung theo nhu cầu thị
trường, nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế cho người sản xuất.
- Tăng cường chỉ đạo, bố trí tốt khung thời vụ, giống
rau màu, liên kết sản xuất - tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên
một đơn vị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Hướng dẫn các địa phương thiết lập vùng trồng, đề
nghị cấp mã số, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tổ chức tập huấn chuyển giao khoa
học công nghệ về quy trình sản xuất rau an toàn, sơ chế, bảo quản rau,... xây dựng
các mô hình sản xuất rau công nghệ cao.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách liên
quan đến phát triển sản xuất rau an toàn.
- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, tham mưu đề xuất các
giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép, cân đối, bố trí nguồn đầu tư
thực hiện các công trình, dự án theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng
năm; triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp
tác.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các đơn vị, địa phương có liên quan cân đối nguồn kinh phí chi thường
xuyên trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
4. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan tổ chức quảng bá, giới thiệu sản
phẩm rau an toàn trong các chương trình phát triển thương mại điện tử của tỉnh.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, chú trọng
xúc tiến sản phẩm rau an toàn, phát triển, mở rộng thị trường nội địa; tăng cường
hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
- Tiếp tục tổ chức kết nối tiêu thụ các sản phẩm
nông nghiệp, trong đó có sản phẩm rau an toàn.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các
sở ngành và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về
khoa học công nghệ, các chương trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quy
trình sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm rau an toàn.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền, đẩy
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị mới tiên tiến trong trồng,
chăm sóc phát triển vùng nguyên liệu rau an toàn, tập trung trên địa bàn tỉnh;
tập huấn kiến thức tiêu chuẩn quốc gia về Nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ
quốc tế; các yêu cầu về chứng nhận thực phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ trong áp dụng
phát triển vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh.
6. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Thực hiện có hiệu quả phát triển hợp tác, liên kết
săn xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và phát huy vai trò đại diện khu vực kinh tế
tập thể nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp đặc biệt sản phẩm rau an toàn, có giá trị kinh tế cao.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tuyên truyền các nội dung của Kế hoạch đến đông đảo các thành viên, hội
viên; đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện; hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện
(nếu có); cung cấp thông tin về thị trường rau; chuyển giao khoa học công nghệ
về sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến rau cho người sản xuất,...
- Vận động nông dân tham gia đấu tranh với những
hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, nhất là đối với trên rau màu thực phẩm.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này, UBND các huyện, thị xã,
thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn,
tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ
đến năm 2030 trên địa bàn đảm bảo phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại
địa phương.
- Thực hiện tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
trong canh tác rau tại địa phương, khuyến cáo cơ cấu giống, thời vụ, thúc đẩy
chuyển đổi số trong sản xuất rau màu phù hợp với từng vùng sản xuất; chuyển
giao quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGAP, GlobalGAP, quy trình
sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất rau hữu cơ, quy trình
canh tác bền vững, khoa học công nghệ mới.
- Tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, sản xuất rau màu đảm bảo an toàn thực phẩm, ưu tiên sản xuất rau
theo hướng hữu cơ hoặc chứng nhận hữu cơ theo yêu cầu của người tiêu dùng để nâng
cao giá trị sản phẩm.
- Đầu tư, nâng cấp hoặc đề xuất đầu tư, nâng cấp hạ
tầng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn phù hợp với quy hoạch của từng địa
phương.
- Phối hợp thực hiện công tác xúc tiến thương mại sản
phẩm rau, đặc biệt rau đạt chứng nhận hữu cơ, GAP, OCOP.
9. Về chế độ báo cáo
Định kỳ trước ngày 15/11 hàng năm, các sở ngành, địa
phương gửi báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch này gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT
để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án
phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc
gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang./.
Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Cổng thông tin điện tử, Công báo tỉnh;
- VPUB: CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, PKT (Tú.NN).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Trọng
|
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH SẢN XUẤT RAU TẬP TRUNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 04/02/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang)
TT
|
Chủng loại rau
|
Thông tin vùng
sản xuất
|
Đơn vị tính
|
Tổng cộng
|
Huyện, thị xã,
thành phố
|
Cái Bè
|
Cai Lậy
|
Thị xã Cai Lậy
|
Tân Phước
|
Châu Thành
|
Chợ Gạo
|
Gò Công Tây
|
Thành phố Gò
Công
|
Gò Công Đông
|
Tân Phú Đông
|
Tổng diện tích vùng sản xuất
|
Ha
|
7.826
|
180
|
159
|
60
|
145
|
1.900
|
215
|
828
|
650
|
1.489
|
2.200
|
Tổng diện tích gieo trồng
|
Ha
|
38.059
|
780
|
595
|
230
|
647
|
12.165
|
1.120
|
4.113
|
4.460
|
9.549
|
4.400
|
Tổng sản lượng
|
Tấn
|
784.128
|
17.455
|
13.316
|
5.405
|
13.579
|
265.237
|
20.340
|
92.147
|
105.078
|
211.255
|
70.400
|
1
|
Rau cải các loại
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
2.048
|
50
|
25
|
|
20
|
770
|
75
|
220
|
263
|
625
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
16.175
|
350
|
175
|
|
140
|
6.160
|
600
|
1.650
|
2.100
|
5.000
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
220
|
200
|
201
|
|
210
|
223
|
219
|
214
|
225
|
218
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
355.526
|
7.000
|
3.518
|
|
2.940
|
137.368
|
13.140
|
35.310
|
47.250
|
109.000
|
|
2
|
Rau ăn quả (cà chua, dưa leo, khổ qua, bầu bí,
mướp,...)
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
815
|
70
|
84
|
50
|
30
|
70
|
|
233
|
77
|
200
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
2.595
|
250
|
270
|
150
|
100
|
245
|
|
700
|
260
|
620
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
226
|
231
|
224
|
251
|
245
|
213
|
|
220
|
240
|
221
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
58.599
|
5.775
|
6.048
|
3.765
|
2.450
|
5.219
|
|
15.400
|
6.240
|
13.702
|
|
3
|
Dưa hấu
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
370
|
60
|
50
|
|
38
|
|
|
127
|
|
95
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
1.115
|
180
|
150
|
|
115
|
|
|
380
|
|
290
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
247
|
260
|
250
|
|
228
|
|
|
250
|
|
242
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
27.573
|
4.680
|
3.750
|
|
2.625
|
|
|
9.500
|
|
7.018
|
|
4
|
Rau gia vị (diếp cá, tía tô, húng,..)
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
365
|
|
|
|
10
|
150
|
|
10
|
70
|
125
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
2.350
|
|
|
|
60
|
900
|
|
65
|
450
|
875
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
256
|
|
|
|
250
|
260
|
|
210
|
250
|
260
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
60.265
|
|
|
|
1.500
|
23.400
|
|
1.365
|
11.250
|
22.750
|
|
5
|
Cây sả
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
2.200
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.200
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
4.400
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.400
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
160
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
160
|
Sản lượng
|
Tấn
|
70.400
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
70.400
|
6
|
Rau má
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
515
|
|
|
|
15
|
500
|
|
|
|
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
2.060
|
|
|
|
60
|
2.000
|
|
|
|
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
155
|
|
|
|
150
|
155
|
|
|
|
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
31.900
|
|
|
|
900
|
31.000
|
|
|
|
|
|
7
|
Hành
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
177
|
|
|
|
|
10
|
40
|
28
|
10
|
89
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
042
|
|
|
|
|
60
|
120
|
168
|
60
|
534
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
185
|
|
|
|
|
175
|
200
|
190
|
200
|
180
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
17.454
|
|
|
|
|
1.050
|
2.400
|
3.192
|
1.200
|
9.612
|
|
8
|
Ớt cay
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
260
|
|
|
|
10
|
|
100
|
80
|
|
70
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
1.040
|
|
|
|
40
|
|
400
|
320
|
|
280
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
139
|
|
|
|
150
|
|
120
|
180
|
|
117
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
14.436
|
|
|
|
600
|
|
4.800
|
5.760
|
|
3.276
|
|
9
|
Rau họ đậu
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
95
|
|
|
|
10
|
|
|
30
|
20
|
35
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
570
|
|
|
|
60
|
|
|
180
|
120
|
210
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
194
|
|
|
|
185
|
|
|
190
|
199
|
197
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
11.055
|
|
|
|
1.110
|
|
|
3.420
|
2.388
|
4.137
|
|
10
|
Rau khác
|
Diện tích vùng sản
xuất
|
Ha
|
982
|
|
|
10
|
12
|
400
|
|
100
|
210
|
250
|
|
Diện tích gieo trồng
|
Ha
|
6.812
|
|
|
80
|
72
|
2.800
|
|
650
|
1.470
|
1.740
|
|
Năng suất
|
Tạ/ha
|
201
|
|
|
205
|
202
|
240
|
|
280
|
250
|
240
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
136.921
|
|
|
1.640
|
1.454
|
67.200
|
|
18.200
|
36.750
|
41.760
|
|