ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2745/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 01
tháng 8 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI HIỆP
ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT (SPS) CỦA TỔ
CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ CAM KẾT SPS TRONG KHUÔN KHỔ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Quyết định số
534/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án
“Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ
và kiểm dịch động vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS
trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng
các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật (SPS) của Tổ chức Thương mại
thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” trên địa
bàn tỉnh Kon Tum, như sau[1]:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Triển khai, thực hiện nhiệm về
quản lý an toàn thực phẩm, giám sát dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi/trồng
trọt; kiểm dịch động vật/thực vật, sản phẩm động vật/thực vật trên địa bàn tỉnh
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu theo đúng quy định của
pháp luật và các nội dung có liên quan tại Quyết định số 534/QĐ-TTg ngày 19
tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó góp phần nâng cao năng lực của
Việt Nam trong việc thực thi các nghĩa vụ đối với Hiệp định SPS của WTO và các
Hiệp định thương mại tự do trong thương mại nông, lâm, thủy sản và thực phẩm đảm
bảo hài hòa các quy định trong nước và quốc tế.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, an
toàn dịch bệnh động vật/thực vật trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo vệ sức khỏe con
người, an toàn dịch bệnh trên động vật/cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân và gia tăng giá trị, năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2025
- 100% cán bộ quản lý an toàn
thực phẩm và kiểm dịch động vật/thực vật nội địa được bồi dưỡng, cập nhật hàng
năm về chuyên môn nghiệp vụ;
- Kiện toàn đầu mối hỏi đáp các
quy định SPS của thị trường theo phân cấp, chức năng nhiệm vụ khi được cấp trên
phân công.
b) Định hướng đến năm 2030
- Đẩy mạnh kết nối thông tin
tương tác giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, cơ quan quản lý đối với lĩnh vực
an toàn thực phẩm, chăn nuôi - thú y, trồng trọt - bảo vệ thực vật và kiểm dịch
động vật, thực vật nội địa trên địa bàn tỉnh Kon Tum và hệ thống SPS của Việt
Nam.
- 100% công chức quản lý an
toàn thực phẩm; kiểm dịch động vật/thực vật, sản phẩm động vật/thực vật được bồi
dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
II. NHIỆM VỤ,
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Nâng cao
nhận thức cho các đối tượng liên quan về SPS
Nâng cao kiến thức chuyên môn
và năng lực thực thi SPS cho công chức làm công tác an toàn thực phẩm, thú y,
kiểm dịch động, thực vật, sản phẩm động, thực vật và các đối tượng liên quan bằng
cách cử công chức tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo, tập huấn, cập nhật
các quy định SPS, các quy định pháp luật có liên quan;
Nâng cao nhận thức về an toàn
thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật cho các chủ thể tham gia chuỗi sản
xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm (cán bộ quản lý, hợp tác xã,
doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan truyền thông, nông dân, nhà phân phối, người
tiêu dùng ) bằng cách tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các cơ quan, tổ
chức hội các quy định về SPS của thị trường nhập khẩu, tầm quan trọng của việc
tuân thủ các quy định về SPS trong việc mở cửa thị trường.
Khai thác, chia sẻ thông tin và
hướng dẫn về đáp ứng các biện pháp SPS theo từng nhóm thị trường đối với mặt
hàng là động, thực vật, sản phẩm động, thực vật của tỉnh Kon Tum xuất khẩu theo
nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế (theo lĩnh vực quản lý).
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở
Công Thương, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Hiệp hội Doanh
nghiệp tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
(từ năm 2025 đến 2030).
2. Đào tạo
nguồn nhân lực
Tham gia đào tạo, kiện toàn nguồn
nhân lực về: Kiểm nghiệm, kiểm chứng an toàn thực phẩm; kiểm dịch động, thực vật
và sản phẩm động, thực vật; giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về an
toàn thực phẩm; điều tra truy xuất nguồn gốc và xử lý sự cố về an toàn thực phẩm;
Tổ chức tập huấn năng lực cho
các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội, hiệp hội về quản lý giám sát trong các khâu
sản xuất, thu hoạch, chế biến, bao gói, ghi nhãn mác nông sản thực phẩm đáp ứng
các quy định về SPS của thị trường xuất khẩu.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế (theo lĩnh vực quản lý).
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở
Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; Liên minh Hợp tác xã; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Nông dân tỉnh
và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm
2025-2026.
3. Tiếp tục
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và triển khai thực hiện
Rà soát, hệ thống hóa các văn bản
quy phạm pháp luật trong nước (khi có yêu cầu), đặc biệt là các văn bản
ngành nông nghiệp nhằm hoàn thiện, cũng như kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu
có);
Tổ chức triển khai theo dõi việc
thực hiện đảm bảo các quy định pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm, chăn
nuôi - thú y; trồng trọt - bảo vệ thực vật; kiểm dịch động thực vật và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để thực thi có hiệu quả cam kết quốc tế
trong lĩnh vực SPS của WTO và các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa
phương.
Triển khai thực hiện Đề án phát
triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, tầm
nhìn đến năm 2030[2] nhằm bảo vệ sự cân bằng, an
toàn sinh thái và phát triển bền vững.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở
Y tế, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
(từ năm 2025 đến năm 2030).
4. Thanh
tra, kiểm tra và giám sát
Xây dựng và thực hiện Chương
trình giám sát, đánh giá, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm và an toàn dịch
bệnh động thực vật trong nông sản thực phẩm.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở
Tài chính; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
(từ năm 2025 đến năm 2030).
5. Kiện
toàn hệ thống SPS của địa phương
Xây dựng các điểm hỏi đáp SPS
và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, hội về các biện pháp vệ sinh
dịch tễ và kiểm dịch động vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết
SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do. Đầu tư trang thiết bị kỹ
thuật cho các điểm hỗ trợ kỹ thuật SPS tại địa phương.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế (theo lĩnh vực quản lý).
- Đơn vị phối hợp thực
hiện: Văn phòng SPS Việt Nam, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công
nghệ; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm
2024-2025.
6. Phân
tích và đánh giá rủi ro đối với các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm sinh vật
gây hại và dịch bệnh
Quản lý và kiểm soát chất lượng
môi trường (nước, đất,...) và các nguồn phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là
các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) lên con người và môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp thực
hiện: Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
(từ năm 2025 đến năm 2030)
7. Triển
khai các nhiệm vụ khoa học có liên quan
Xây dựng các mô hình khoa học ứng
dụng công nghệ để kiểm soát sinh vật gây hại; xây dựng các mô hình nông nghiệp
an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững; xây dựng các mô hình liên kết
các chuỗi giá trị; xây dựng các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Thực hiện các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ về: cơ sở khoa học để xây dựng các mức dư lượng tối đa cho phép
(MRL); phân tích rủi ro, đánh giá hiện trạng và biện pháp kiểm soát các đối tượng
kiểm dịch; thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để đánh giá tác động đối
với một số biện pháp mới của thành viên WTO nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua
rào cản và có cơ sở khoa học trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại;
nghiên cứu, đánh giá tác động của các chất ô nhiễm đối với sức khỏe con người;
đánh giá giảm thiểu rủi ro về sức khỏe con người do phơi nhiễm hóa chất độc hại
không qua thực phẩm.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ (theo lĩnh vực
quản lý); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở
Tài chính và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: từ năm
2025 đến năm 2030.
8. Hợp tác
quốc tế
Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp
tác xã, tổ hợp tác xã trong tỉnh tìm hiểu thông tin về thị trường và các quy định
liên quan đến SPS.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở
Công Thương, Sở Ngoại vụ.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội doanh nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
(từ năm 2025 đến năm 2030).
III. NGUỒN
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn ngân sách Nhà nước:
Bao gồm chi thường xuyên; nguồn chi đầu tư phát triển hàng năm của tỉnh theo
phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành được quản lý và thực hiện theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.
2. Nguồn xã hội hóa và các nguồn
hợp pháp khác: Nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã
được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức theo
dõi, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ trước ngày 12
tháng 12 hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua
Văn phòng SPS Việt Nam).
2. Sở Tài chính phối hợp Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương có liên quan tham
mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm triển khai Kế hoạch
của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản
quy định hiện hành; phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương theo phân
cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Các đơn vị được giao chủ trì
thực hiện các nhiệm vụ và các đơn vị phối hợp chủ động rà soát, cân đối trong
phạm vi dự toán được cấp thẩm quyền giao hàng năm để triển khai Kế hoạch này của
Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hàng
năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..
Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp
vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và
cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” trên địa bàn tỉnh
Kon Tum. Yêu cầu các đơn vị, địa phương theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được
giao tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, trong quá
trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế, Tài nguyên
và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Ngoại vụ;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Liên minh Hợp tác xã;
- Lưu: VT, NNTN.NLTA.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tháp
|
[1] Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Công văn số 2784/SNN-CCQLCL ngày 30 tháng 7 năm 2024 về việc
đề nghị ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực
thi hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật
(SPS) của tổ chức thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các hiệp định
thương mại tự do” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
[2] Quyết định số 1325/QĐ-UBND, ngày
19/12/2020 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt Đề án phát triển Nông nghiệp
hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.