Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 273/KH-UBND 2020 thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ Hải Phòng 2021 2025

Số hiệu: 273/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Lê Khắc Nam
Ngày ban hành: 27/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TH
ÀNH PHHẢI PHÒNG
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 27 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. MỤC TIÊU

- Thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực sản xuất trọng điểm của thành phố.

- Nâng cao năng lực hấp thụ, ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.

- Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt trung bình 18% giai đoạn 2021 - 2025.

- Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp đạt 45% vào năm 2025.

II. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

1. Lĩnh vực cơ khí chế tạo

Đổi mới công nghệ thông qua đẩy mạnh hoạt động tiếp nhận chuyển giao, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ cho những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm: thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo những linh kiện phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và phát triển sản xuất một số sản phẩm cơ điện tử, điện tử hóa các sản phẩm cơ khí. Hình thành một số trung tâm gia công CAD/CAM/PLC/CNC, làm hạt nhân cho các khu công nghiệp, công nghệ cao, hỗ trợ cho việc đào tạo, nghiên cứu ứng dụng trong công nghiệp và tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế chế tạo sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ, đầu tư một số trung tâm đúc, tạo phôi hiện đại, máy móc nông nghiệp, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển, v.v... Nâng cao năng lực đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn để chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản xuất 3 nhóm sản phẩm cơ khí chính là thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy móc xây dựng.

Ứng dụng công nghệ CAD trong thiết kế, đổi mới công nghệ phóng dạng và hạ liệu, áp dụng kỹ thuật số trong hạ liệu với các máy cắt Plasma kỹ thuật CNC. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong làm sạch bề mặt kim loại và sơn phủ. Ứng dụng rộng rãi công nghệ hàn tự động. Nâng cao trình độ công nghệ chế tạo vỏ tầu bằng hợp kim nhôm Panel hoặc vật liệu mới. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các phụ kiện và nghi khí hàng hải, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

2. Lĩnh vực điện tử, điện lạnh, tin học

Tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại về dịch vụ phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin, sản xuất linh, phụ kiện điện tử, điện lạnh, viễn thông, công nghệ thông tin, tập trung chú trọng vào các khâu thiết kế, tạo khuôn mẫu, chế tạo linh kiện, màn hình.

Tập trung đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao, làm chủ công nghệ tiên tiến, tự thiết kế và sản xuất các sản phẩm công nghiệp điện, điện tử có sức cạnh tranh cao.

Phát triển hạ tầng số, kết nối và xử lý dữ liệu, giám sát mạng lưới, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

3. Công nghiệp hóa chất, nhựa

Nâng cấp công nghệ sản xuất theo hướng tự động hóa, điều khiển theo chương trình, trang bị hệ thống thiết bị tự kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tập trung đầu tư hướng vào các lĩnh vực như hóa kỹ thuật, hóa dược, hóa mỹ phẩm, cao su, nhựa cao cấp.

Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất linh kiện cao su tổng hợp, nhựa kỹ thuật cao phục vụ công nghiệp sản xuất ô tô, điện tử, điện lạnh, ti vi, máy tính, điện thoại, đồ chơi cao cấp. Ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, loại bỏ dần các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

4. Đúc, luyện kim, cán, kéo thép

Đầu tư đi mới công nghệ các nhà máy luyện gang, phôi thép hiện có theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng thấp.

Tập trung sản xuất thép chế tạo, thép hợp kim, thép tấm khổ lớn, chất lượng cao phục vụ cho ngành cơ khí, ngành đóng tàu và sản xuất kết cấu thép; các dự án sản xuất thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến, thép đặc biệt phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng.

Chú trọng tiếp thu công nghệ sản xuất các kim loại cao cấp (có hàm lượng các bon và các tạp chất thấp, kim loại màu có tính năng đặc biệt), các hợp kim đặc chủng với nhiều đặc tính nổi trội.

5. Sản xuất vật liệu xây dựng

Đổi mới công nghệ, nâng cao công suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường đối với các sản phẩm: xi măng, thủy tinh bao bì, thủy tinh dân dụng cao cấp, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, vật liệu trang trí nhẹ, siêu nhẹ, vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt.

Tập trung tiếp nhận và nhân rộng công nghệ sản xuất vật liệu không nung từ các nguyên liệu như đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện theo hướng công nghệ hiện đại, quy mô lớn, kích thước lớn, nhẹ để thay thế dần vật liệu nung.

6. Dệt - may, giầy dép

Đổi mới công nghệ theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mốt đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, bảo đảm tăng thường xuyên kim ngạch xuất khẩu và có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

Tổ chức sản xuất hp lý các cơ sở hiện có, đầu tư thiết bị tiên tiến ở khâu then chốt, quyết định chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đầu tư mới các dây chuyền sản xuất sản phẩm thời trang cao cấp; chuyển dần phương thức sản xuất từ hình thức gia công sang hình thức mua nguyên liệu - sản xuất - bán thành phẩm (FOB), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM).

Nâng cao năng lực và các giải pháp công nghệ tiên tiến trong thiết kế mẫu mốt thời trang nhằm chào hàng và tiếp cận trực tiếp với khách hàng không phải qua khâu trung gian.

7. Lĩnh vực kinh tế dịch vụ

Tập trung đổi mới công nghệ các ngành dịch vụ chủ lực có hàm lượng chất xám cao, có lợi thế và tầm ảnh hưởng rộng trong nước như: các hoạt động dịch vụ logistics; du lịch biển; phát triển mạng lưới thương mại và xây dựng thương hiệu; hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng số; hiện đại hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính, viễn thông.

Đổi mới, số hóa, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị ngành dịch vụ cảng biển; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics theo hướng đồng bộ, hiện đại tiến tới phát triển thương mại điện tử và logistics điện tử.

Triển khai hệ thống thông tin số, cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch tiến tới hình thành hệ thống du lịch thông minh.

8. Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản

Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh thực hành sản xuất tốt VietGAP, GlobalGAP; Hỗ trợ tập huấn khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản chế biến nông sản; nâng cao hiệu quả, chất lượng và giá trị gia tăng, hạ giá thành, góp phần tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng cơ cấu giá trị hàng hóa nông sản.

Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất; quản lý, truy xuất nguồn sản phm nông nghiệp bằng tem điện tử.

Hình thành mô hình cụm dịch vụ cơ khí, cơ điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; nghiên cứu, ứng dụng những giải pháp về cơ khí thuộc các lĩnh vực làm đất, tưới tiêu, thu hoạch, chế biến.

Nghiên cứu công nghệ, sản xuất các dụng cụ, thiết bị phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong lĩnh vực chế biến với quy mô nhỏ, hộ gia đình, trang trại như thiết bị, dụng cụ làm đất, thu hoạch, tưới tiêu, sấy, bảo quản, xay nghiền, vận chuyển cơ giới....

Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến thủy sản theo hướng phát huy năng lực công nghệ thiết bị hiện có, đồng thời từng bước đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu (đặc biệt thị trường EU và Bắc Mỹ). Xây dựng Hải Phòng thành Trung tâm chế biến thủy sản lớn ở khu vực phía Bắc, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Hình thành hệ sinh thái nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực (quỹ đất, nguồn nước, lao động, dịch vụ...), tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm. Phát huy hiệu quả kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tập đoàn đánh cá và các doanh nghiệp.

III. NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Tuyên truyền, thúc đẩy các hoạt động đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ

- Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, chuyển giao công nghệ; cập nhật thông tin, kiến thức về mô hình, giải pháp đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, cảnh báo công nghệ.

- Tổ chức đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới cho các kỹ sư, kỹ thuật viên. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp.

- Tổ chức hội thảo, hội nghị phổ biến kiến thức về công nghệ.

- Triển khai Đề án rà soát cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường khoa học và công nghệ.

- Tham gia các chợ công nghệ thiết bị; phát triển các hoạt động chợ, hội chợ, xúc tiến mua bán công nghệ, sản phẩm khoa học và công nghệ.

- Cập nhật, rà soát, sửa đổi danh sách các doanh nghiệp, cơ sở cần được tập trung ưu tiên đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài, kêu gọi các dự án FDI có công nghệ, kỹ thuật cao, hiện đại, thuộc lĩnh vực chủ yếu, góp phần đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ thành phố.

- Tổ chức đánh giá hiện trạng, trình độ và năng lực công nghệ trong một số ngành, lĩnh vực trọng điểm của thành phố.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ theo chiều sâu

- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ.

- Htrợ doanh nghiệp khai thác cơ sở dữ liệu thông tin về công nghệ; hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm về khoa học và công nghệ, tìm kiếm công nghệ; hỗ trợ giải mã công nghệ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo công nghệ, xây dựng vườn ươm công nghệ của thành phố.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ 4.0 để nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm và đổi mới quy trình công nghệ, trong đó có chi phí chuyển giao công nghệ, mua thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, chuyển giao công nghệ thông qua các dự án ứng dụng, dự án sản xuất thử nghiệm, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ làm chủ, thích nghi công nghệ hiện đại.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan Thường trực của Chương trình, có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

2. Sở Tài chính tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí kinh phí ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình; hướng dẫn xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí, thanh, quyết toán và quản lý tài chính theo quy định.

3. Các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động lồng ghép các nội dung đổi mới công nghệ vào các chương trình, kế hoạch, dự án do đơn vị phụ trách; thực hiện nhiệm vụ theo Chương trình./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- S
KHCN, Sở TC;
- CVP, PVP;
- Phòng: VX, NC&KTGS;
- CV: KHCN;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Khắc Nam

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 273/KH-UBND ngày 27/11/2020 thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


798

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.144.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!