ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 216/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày
15 tháng 07 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THUỶ SẢN NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Thực hiện Quyết định số
434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch
quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi, giai đoạn
2021 - 2030”; Công văn số 2635/BNN-TY ngày 07/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày
24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng,
chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030”; Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh
nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 -
2030, nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tổ chức thực hiện có hiệu quả
chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác
phòng, chống dịch bệnh cho thuỷ sản. Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho thuỷ sản
nuôi trên địa bàn Tỉnh; góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ sức khỏe người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
- Chủ động phòng, khống chế bệnh
ở cá tra nuôi, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 8% tổng diện tích nuôi.
- Chủ động phòng bệnh, chủ động
giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng
thuỷ sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng.
- Ngăn chặn có hiệu quả một số
tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi.
- Xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất
thuỷ sản an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của
Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Chủ động giám sát để phát hiện
sớm, cảnh báo kịp thời, có hiệu quả dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh gan thận mủ
(ESC), xuất huyết trên cá tra, bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) và bệnh nhiễm
khuẩn do vi khuẩn Streptococcus trên cá rô phi, cá điêu hồng, bệnh xuất
huyết mùa xuân trên cá chép, bệnh trắng đuôi (WTD) trên tôm càng xanh và một số
tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và theo cảnh báo của OIE/NACA; áp dụng kịp thời và có
hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm; khuyến cáo người nuôi áp dụng
biện pháp nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về
kinh tế.
- Theo dõi diễn biến chất lượng
nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), đánh giá tác động của hoạt động
NTTS đến môi trường và dự báo biến động của yếu tố môi trường nhằm đưa ra kế hoạch
sản xuất phù hợp, đảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững trên địa bàn Tỉnh.
II. NỘI
DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Phòng bệnh
và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành
a) Tập trung, huy động các
nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn
chặn và khống chế có hiệu quả bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản.
b) Áp dụng quy trình kỹ thuật
phòng, chống dịch bệnh
- Tuân thủ quy định về điều kiện
cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng
con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản
lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng biện pháp hỗ trợ nâng cao
sức đề kháng cho thuỷ sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Áp dụng biện pháp phòng bệnh,
chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y - thuỷ sản;
định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thuỷ sản, xử lý động vật trung gian
truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát
sinh; xử lý động vật thuỷ sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc,
khử trùng và áp dụng biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thuỷ sản, môi trường
nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,...
c) Giám sát bị động tại vùng
nuôi và cơ sở NTTS
- Thường xuyên kiểm tra cơ sở
nuôi thuỷ sản; trường hợp phát hiện động vật thuỷ sản có dấu hiệu bất thường,
nghi mắc bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và thông
số quan trắc môi trường.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và
hướng dẫn người nuôi áp dụng biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch
bệnh lây lan rộng.
d) Giám sát chủ động
- Tổ chức giám sát chủ động tại
cơ sở, vùng sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch
lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và
hướng dẫn biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu
xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
- Tổ chức giám sát chủ động,
xây dựng quy trình xét nghiệm, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, biện pháp ứng phó,
xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập vào
trong nước.
đ) Kiểm dịch, kiểm soát động vật,
sản phẩm động vật thuỷ sản
- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch
động vật thuỷ sản theo quy định của pháp luật. Thuỷ sản sử dụng làm giống lưu
thông trong Tỉnh, cần có nguồn gốc rõ ràng, được xét nghiệm âm tính với tác
nhân gây bệnh nguy hiểm.
- Tổ chức giám sát, xét nghiệm
tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên động vật thuỷ sản sử dụng làm giống theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện việc kiểm dịch động
vật thuỷ sản làm giống vận chuyển ra/vào khỏi địa bàn cấp tỉnh, lưu thông trên
địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm
trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thuỷ sản và sản phẩm động
vật trên địa bàn Tỉnh.
- Theo dõi công tác kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật thuỷ sản trên địa bàn toàn tỉnh.
e) Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời
phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật
thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản lưu hành trong nước và từ nước ngoài vào
Việt Nam.
2. Xây dựng
vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thuỷ sản ATDB, phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy
mạnh xuất khẩu
a) Tổ chức giám sát chủ động,
xây dựng cơ sở ATDB đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú
y thế giới (OIE) và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục
vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
b) Tổ chức ghi chép, lưu trữ
thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, tài liệu
liên quan để được công nhận ATDB.
c) Tiếp tục triển khai thực hiện
Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 02/12/2020 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về phòng, chống
dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2021 - 2025.
3. Tăng cường
năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong NTTS
a) Tăng cường công tác quan trắc,
cảnh báo môi trường vùng NTTS theo quy định, đặc biệt tại vùng nuôi tập trung đối
tượng nuôi chủ lực quốc gia, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế,... chủ động cảnh
báo, ứng phó với điều kiện môi trường bất lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại trong
NTTS.
c) Rà soát, đánh giá hiện trạng,
bổ sung điểm quan trắc môi trường; ưu tiên hệ thống quan trắc tự động tại vùng
nuôi thuỷ sản tập trung, vùng nuôi lồng, bè trên sông lớn.
d) Rà soát, đánh giá hiện trạng,
bổ sung trang thiết bị, máy móc, nguồn lực cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan
trắc, cảnh báo môi trường.
đ) Tăng cường đào tạo, tập huấn,
nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về quan trắc môi trường.
4. Thông
tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức
a) Tăng cường thông tin, tuyên
truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường vùng
NTTS, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thuỷ sản, biện pháp phòng, chống dịch bệnh
nguy hiểm trên thuỷ sản, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thuỷ sản ATDB.
b) Chia sẻ kết quả giám sát bị
động, giám sát chủ động, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thuỷ sản ATDB với hiệp
hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ xác định thị trường, đẩy
mạnh xuất khẩu.
5. Kiểm tra
cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ
việc sử dụng chất cấm dùng trong chăn nuôi, kháng sinh trong kinh doanh thuốc
thú y thuỷ sản, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong thuỷ sản.
- Lấy mẫu kiểm tra chất lượng
thuốc thú y, thuỷ sản và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi
trồng thuỷ sản: khoảng 50 mẫu/đợt.
- Thời gian thực hiện: ít nhất
02 đợt/năm.
(đính
kèm chi tiết Phụ lục)
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Sử dụng nguồn kinh phí hợp
pháp từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, và nguồn tài trợ khác theo quy định
pháp luật, với tổng kinh phí ước thực hiện cho giai đoạn 2021 - 2030 là
13.521.990.000 đồng.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban chỉ đạo Phòng, chống
dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi các cấp
Tăng cường công tác chỉ đạo thực
hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản có hiệu quả, đảm bảo khống chế, dập
dịch không để dịch bệnh trên thuỷ sản xảy ra, lây lan trên diện rộng, tạo điều
kiện phát triển và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với sở,
ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch. Đề xuất, trình Ủy ban nhân
dân Tỉnh quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh
Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội
của địa phương trong từng thời kỳ; hàng năm tổng kết, đánh giá tình hình thực
hiện và báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Hàng năm, chủ trì, phối hợp
các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch
kinh phí thực hiện nội dung của Kế hoạch này, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình
Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Căn cứ nhu cầu và nguồn lực
của địa phương, nhu cầu của doanh nghiệp và người NTTS tổ chức xây dựng vùng,
cơ sở ATDB, vùng đệm cơ sở ATDB theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và khuyến cáo của OIE.
3. Sở Tài chính
- Thẩm định, trình Ủy ban nhân
dân Tỉnh xem xét, phê duyệt và bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch
bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thuỷ sản nuôi trên địa bàn Tỉnh hàng năm (chung
trong kinh phí thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật, gia
súc, gia cầm và thuỷ sản hàng năm).
- Hướng dẫn công tác thanh
toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên
thuỷ sản nuôi theo quy định.
4. Công an Tỉnh
- Chỉ đạo lực lượng trong ngành
tham gia tích cực công tác phòng ngừa, phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuỷ sản và an toàn thực phẩm trên địa bàn Tỉnh.
- Căn cứ tình hình thực tế, cử
cán bộ tham gia các chốt, kiểm dịch động vật; phối hợp trong việc xử lý những đối
tượng vi phạm trong công tác thú y, thuỷ sản.
5. Sở Thông tin và Truyền
thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
báo chí trong Tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở thông tin tuyên truyền về các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thuỷ sản để các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh và hợp tác với
cơ quan có thẩm quyền trong xử lý ổ dịch.
6. Đài Phát thanh và Truyền
hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp, Cổng thông tư điện tử Tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các sở, ngành và địa phương có liên quan thông tin, tuyên
truyền phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thuỷ sản nuôi.
7. Các sở, ngành liên quan,
các tổ chức chính trị - xã hội
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực
hiện tốt Kế hoạch hàng năm trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm và thuỷ sản nuôi trên địa bàn Tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố
- Hàng năm, căn cứ nội dung Kế
hoạch này, chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở,
ngành liên quan xây dựng Kế hoạch của địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan chức
năng, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y -
thuỷ sản quản lý chặt cơ sở, ao bè nuôi thuỷ sản trên địa bàn; triển khai thực
hiện, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản; chủ động tổ chức
giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây,
khống chế không để dịch lây lan.
- Thường xuyên thông tin trên hệ
thống truyền thanh của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân về phòng,
chống dịch bệnh thuỷ sản.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho thuỷ sản.
Áp dụng các biện pháp nuôi an toàn sinh học theo hướng GAP, đạt các tiêu chuẩn
xuất khẩu như: ASC, Global GAP và BAP…; đồng thời chủ động giám sát và thực hiện
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ký cam kết không sử dụng chất cấm trong
NTTS.
Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan triển
khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
có khó khăn vướng mắc kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để được xem xét và giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- TVBCĐ PCDBCTVN Tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT; TC; TTTT;
- Công an Tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Đài PTTH ĐT; Báo ĐT;
- Lưu VT, CTTĐT Tỉnh, NC/KT(VA).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Minh Tuấn
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG CHI TIẾT THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NGUY
HIỂM, DỊCH BỆNH MỚI NỔI TRÊN THUỶ SẢN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng
Tháp)
TT
|
Nội dung thực hiện
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Giai đoạn 2026 - 2030
|
1
|
Triển khai thực hiện các kế
hoạch về công tác phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản
|
Triển khai thực hiện Kế hoạch
giai đoạn và thực hiện Kế hoạch năm; xây dựng Kế hoạch năm tiếp theo
|
Triển khai thực hiện Kế hoạch
giai đoạn và thực hiện Kế hoạch năm; xây dựng Kế hoạch năm tiếp theo
|
Triển khai thực hiện Kế hoạch
giai đoạn và thực hiện Kế hoạch năm; xây dựng Kế hoạch năm tiếp theo
|
Triển khai thực hiện Kế hoạch
giai đoạn và thực hiện Kế hoạch năm; xây dựng Kế hoạch năm tiếp theo
|
Triển khai thực hiện Kế hoạch
giai đoạn và thực hiện Kế hoạch năm; xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2026-2030 và
kế hoạch năm tiếp theo. Chuẩn bị tổng kết giai đoạn 2021-2025 vào năm 2026
|
Triển khai thực hiện kế hoạch
giai đoạn 2026 -2030 của Tỉnh và xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
hàng năm theo quy định
|
2
|
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn
người áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, quy định pháp luật về
nuôi, chủ động phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản
|
|
Tổ chức 02 lớp phổ biến, hướng
dẫn các quy định liên quan đến nôi trồng thuỷ sản cho các hộ nuôi, cơ sở nuôi
có tầm ảnh hưởng đối với vùng nuôi (mỗi lớp: 100 học viên, thời gian 01 ngày)
|
Tổ chức 02 lớp phổ biến, hướng
dẫn các quy định liên quan đến nôi trồng thuỷ sản cho các hộ nuôi, cơ sở nuôi
có tầm ảnh hưởng đối với vùng nuôi (mỗi lớp: 100 học viên, thời gian 01 ngày)
|
Tổ chức 02 lớp phổ biến, hướng
dẫn các quy định liên quan đến nôi trồng thuỷ sản cho các hộ nuôi, cơ sở nuôi
có tầm ảnh hưởng đối với vùng nuôi (mỗi lớp: 100 học viên, thời gian 01 ngày)
|
Tổ chức 02 lớp phổ biến, hướng
dẫn các quy định liên quan đến nôi trồng thuỷ sản cho các hộ nuôi, cơ sở nuôi
có tầm ảnh hưởng đối với vùng nuôi (mỗi lớp: 100 học viên, thời gian 01 ngày)
|
Tổ chức 10 lớp phổ biến, hướng
dẫn các quy định liên quan đến nôi trồng thuỷ sản cho các hộ nuôi, cơ sở nuôi
có tầm ảnh hưởng đối với vùng nuôi ((mỗi lớp: 100 học viên, thời gian 01
ngày)
|
3
|
Tổ chức giám sát bị động,
giám sát chủ động các tác nhân gây bệnh nguy hiểm
|
Tổ chức thực hiện giám sát chủ
động và bị động theo Kế hoạch số 162/KH-SNN ngày 20/01/2021 của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã được phê duyệt kinh phí tại Công văn số 90/UBND-KT
ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
|
Tổ chức thực hiện giám sát chủ
động và bị động tại một số cơ sở nuôi thuỷ sản trọng điểm, đặc biệt chú trọng
cơ sở nuôi thuỷ sản xuất khẩu
|
Tổ chức thực hiện giám sát chủ
động và bị động tại một số cơ sở nuôi thuỷ sản trọng điểm, đặc biệt chú trọng
cơ sở nuôi thuỷ sản xuất khẩu và 01 chuỗi cá tra an toàn dịch bệnh Gan thận mủ
|
Tổ chức thực hiện giám sát chủ
động và bị động tại một số cơ sở nuôi thuỷ sản trọng điểm, đặc biệt chú trọng
cơ sở nuôi thuỷ sản xuất khẩu và 02 chuỗi cá tra an toàn dịch bệnh Gan thận mủ
|
Tổ chức thực hiện giám sát chủ
động và bị động tại một số cơ sở nuôi thuỷ sản trọng điểm, đặc biệt chú trọng
cơ sở nuôi thuỷ sản xuất khẩu và 03 chuỗi cá tra an toàn dịch bệnh Gan thận mủ
|
Tổ chức thực hiện giám sát chủ
động và bị động tại một số cơ sở nuôi thuỷ sản trọng điểm, đặc biệt chú trọng
cơ sở nuôi thuỷ sản xuất khẩu và 08 chuỗi cá tra an toàn dịch bệnh Gan thận mủ;
01 chuỗi cá điêu hồng an toàn dịch bệnh về bệnh TiLV
|
4
|
Tổ chức hướng dẫn xây dựng
vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thuỷ sản an toàn dịch bệnh
|
Không
|
Tổ chức hướng dẫn xây dựng 01
vùng hoặc cơ sở hoặc chuỗi sản xuất thuỷ sản an toàn dịch bệnh về bệnh gan thận
mủ trên cá tra
|
Tổ chức hướng dẫn xây dựng 01
vùng hoặc cơ sở hoặc chuỗi sản xuất thuỷ sản an toàn dịch bệnh về bệnh gan thận
mủ trên cá tra
|
Tổ chức hướng dẫn xây dựng 01
vùng hoặc cơ sở hoặc chuỗi sản xuất thuỷ sản an toàn dịch bệnh về bệnh gan thận
mủ trên cá tra
|
Tổ chức hướng dẫn xây dựng 01
vùng hoặc cơ sở hoặc chuỗi sản xuất thuỷ sản an toàn dịch bệnh về bệnh TiLV
trên cá điêu hồng
|
Tổ chức hướng dẫn xây dựng 05
vùng hoặc cơ sở hoặc chuỗi sản xuất thuỷ sản an toàn dịch bệnh về bệnh gan thận
mủ trên cá tra
|
5
|
Quan trắc môi trường và đăng
tinh cảnh báo về môi trường nuôi thuỷ sản
|
Thực hiện theo Kế hoạch số 615/KH-CNTYTS ngày 08/4/2021, Quyết định số
1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Tổng cục Thuỷ sản.
|
Triển khai thực hiện kế hoạch
giai đoạn 2026-2030 của tỉnh và xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
hàng năm theo quy định
|
6
|
Tổ chức kiểm dịch động vật
thuỷ sản sử dụng làm giống vận chuyển; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về
kiểm dịch động vật thuỷ sản, sản phẩm động vật thuỷ sản theo quy định
|
Thực hiện kiểm dịch theo quy
định của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT
|
Thực hiện kiểm dịch theo quy
định của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ; tổ chức 02 đợt kiểm tra đánh giá việc
tuân thủ quy định pháp luật về kiểm dịch thuỷ sản 02 đợt/năm vào tháng 5 và
tháng 11 hàng năm.
|
Thực hiện kiểm dịch theo quy
định của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ; tổ chức 02 đợt kiểm tra đánh giá việc
tuân thủ quy định pháp luật về kiểm dịch thuỷ sản 02 đợt/năm vào tháng 5 và tháng
11 hàng năm.
|
Thực hiện kiểm dịch theo quy
định của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ; tổ chức 02 đợt kiểm tra đánh giá việc
tuân thủ quy định pháp luật về kiểm dịch thuỷ sản 02 đợt/năm vào tháng 5 và
tháng 11 hàng năm.
|
Thực hiện kiểm dịch theo quy
định của Thông tư số 26/2016/TT BNNPTNT; tổ chức 02 đợt kiểm tra đánh giá việc
tuân thủ quy định pháp luật về kiểm dịch thuỷ sản 02 đợt/năm vào tháng 5 và
tháng 11 hàng năm.
|
Thực hiện kiểm dịch theo quy
định của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ; tổ chức 02 đợt kiểm tra đánh giá việc
tuân thủ quy định pháp luật về kiểm dịch thuỷ sản 02 đợt/năm vào tháng 5 và
tháng 11 hàng năm
|
7
|
Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu
của Tỉnh về hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản, quan trắc môi trường
|
|
1 (cá tra)
|
1 (cá tra)
|
1 (điêu hồng)
|
1 (điêu hồng)
|
5 chuỗi
|
8
|
Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu
của Tỉnh về tình hình dịch bệnh trên thuỷ sản
|
Thực hiện thu thập dữ liệu dịch bệnh thuỷ sản hàng tuần, tháng, quý,
năm theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và Công văn số
1245/TY-TS
|
9
|
Tổ chức đào tạo, tập huấn
nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản cho đội ngũ thú y cấp tỉnh,
huyện
|
Thực hiện theo Kế hoạch số
162/KH-SNN ngày 20/01/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được
phê duyệt kinh phí tại Công văn số 90/UBND-KT ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh (đã thực hiện xong)
|
01 lớp x 60 người/lớp
|
01 lớp x 60 người/lớp
|
01 lớp x 60 người/lớp
|
01 lớp x 60 người/lớp,
|
05 lớp, 60 người/lớp
|
10
|
Tổ chức đào tạo, tập huấn
nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản cho đội ngũ thú y cấp xã
|
Thực hiện theo Kế hoạch số
162/KH-SNN ngày 20/01/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được
phê duyệt kinh phí tại Công văn số 90/UBND-KT ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh (đã thực hiện xong)
|
01 lớp x 144 người/lớp
|
01 lớp x 144 người/lớp
|
01 lớp x 144 người/lớp
|
01 lớp x 144 người/lớp
|
05 lớp x 144 người/lớp
|
11
|
Kiểm tra các cửa hàng kinh
doanh thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản
|
Việc chấp hành các quy định về kinh doanh thuốc thú y, thuỷ sản 02 đợt/năm
|
12
|
Tổ chức tập huấn về sử dụng
thuốc, kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản
|
Thực hiện theo Kế hoạch số
162/KH-SNN ngày 20/01/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được
phê duyệt kinh phí tại Công văn số 90/UBND-KT ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh
|
03 lớp x 50 học viên/lớp
|
03 lớp x 50 học viên/lớp
|
03 lớp x 50 học viên/lớp
|
03 lớp x 50 học viên/lớp
|
15 lớp x 50 học viên/lớp
|
13
|
In tài liệu tuyên truyền về sử
dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản
|
Thực hiện theo Kế hoạch số 162/KH-SNN
ngày 20/01/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được phê duyệt
kinh phí tại Công văn số 90/UBND-KT ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh
|
Dự trù 150 bộ/năm
|
14
|
Thực hiện giám sát dư lượng
kháng sinh, hóa chất trên thuỷ sản
|
Thực hiện theo Kế hoạch số
162/KH-SNN ngày 20/01/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được
phê duyệt kinh phí tại Công văn số 90/UBND-KT ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh
|
Mỗi đối tượng nuôi thu thập 50 mẫu/năm bao gồm cá tra, ếch, điêu hồng
và cá sặc rằn
|
15
|
Tổ chức thử nghiệm vắc- xin
phòng bệnh trên cá tra
|
|
|
|
|
03 ha
|
|
16
|
Cử cán bộ đào tạo về chẩn
đoán xét nghiệm bệnh thuỷ sản
|
|
03 cán bộ
|
03 cán bộ
|
03 cán bộ
|
03 cán bộ
|
15 cán bộ
|