Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 216/KH-UBND 2018 Chương trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại Quảng Bình

Số hiệu: 216/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Lê Minh Ngân
Ngày ban hành: 12/02/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 216/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2018 - 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Khống chế bệnh Dại trên đàn chó nuôi và trên người nhằm tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% số xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) lập được danh sách hộ nuôi chó.

- 100% tổng đàn chó trong diện tiêm phòng được tiêm vắc-xin Dại.

- Không có ca bệnh Dại trên chó và người.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Quản lý đàn chó nuôi

- Tổ chức quản lý chó nuôi bằng việclập danh sách hộ gia đình nuôi chó, thống kê số lượng chó nuôi trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin Dại.

- Chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó cho cấp trưởng thôn và thực hiện cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên gia đình.

- Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách số hộ nuôi, số lượng chó nuôi báo cáo UBND cấp xã vào tháng 2 hàng năm và báo cáo đột xuất khi có biến động đàn chó nuôi.

- Cấp xã báo cáo cấp huyện (qua Trạm Chăn nuôi và Thú y), cấp huyện báo cáo cấp tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2. Công tác tiêm phòng vắc xin Dại

Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại định kỳ cho đàn chó vào tháng 3 - 4 hàng năm; huy động các nguồn lực, lực lượng tại chỗ để tổ chức tiêm đại trà, tập trung trong thời gian ngắn; tổ chức tiêm bổ sung cho chó mới sinh hoặc bị bỏ sót chưa được tiêm bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt mục tiêu đề ra; xử lý nghiêm các hộ nuôi không chấp hành tiêm phòng cho chó nuôi theo quy định.

3. Thông tin truyền thông

- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh; mục đích quản lý đàn chó nuôi và công tác tiêm phòng vắc xin Dại; hướng dẫn người bị chó cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.

- Tổ chức thông tin bằng các hình thức như: Phóng sự, tin bài trên Đài Phát thanh - Truyền hình, báo Quảng Bình, Cổng thông tin điện tử; truyền thông học đường; tờ rơi, áp phích về công tác phòng, chống bệnh Dại.

4. Giám sát bệnh dại

Tăng cường giám sát phát hiện bệnh Dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư. Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh Dại ở người và động vật. Tổ chức thu thập, xét nghiệm mẫu để đánh giá lưu hành bệnh Dại. Hàng năm lập bản đồ phân bố đàn chó, bản đồ dịch tễ bệnh Dại để xác định khu vực có nguy cơ cao nhằm ưu tiên tập trung các nguồn lực trong công tác phòng, chống bệnh Dại.

5. Điều tra và xử lý ổ dịch

Điều tra, xử lý các ổ dịch bệnh Dại trên người và động vật theo hướng tiếp cận “Một sức khỏe”, có sự phối hợp của ngành thú y và y tế. UBND cấp xã thành lập các tổ, đội bắt chó có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Dại và chó thả rong trong vùng có ổ dịch Dại để xử lý.

6. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chó

Tăng cường kiểm dịch vận chuyển chó trong nước và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó bất hợp pháp theo quy định của pháp luật về thú y.

7. Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh Dại

Tổ chức tập huấn về kỹ năng quản lý đàn chó; điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại; kỹ năng truyền thông về bệnh Dại; kỹ thuật xử lý các vết thương do động vật cào cắn; quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; kỹ năng bắt chó mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật.

8. Xây dựng vùng an toàn bệnh dại

Khuyến khíchcác xã, phường, thị trấn nơi có đông khách du lịch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và du khách tới du lịch, tham quan.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

- Ngân sách tỉnh: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động ở cấp tỉnh bao gồm: Công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo kỹ thuật, quản lý đàn chó nuôi, giám sát dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.

- Ngân sách cấp huyện, xã: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động ở địa phương bao gồm: Công tác thông tin tuyên truyền, quản lý đàn chó nuôi, kinh phí triển khai tiêm phòng vắc xin Dại.

- Kinh phí do người dân tự đảm bảo: Chi trả tiêm phòng vắc xin Dại cho chó và điều trị y tế dự phòng.

2. Dự toán kinh phí: 4.556 triệu đồng (bằng chữ: Bốn tỷ năm trăm năm mươi sáu triệu đồng), cụ thể như sau:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng cộng

Kinh phí qua các năm

Nguồn ngân sách

2018

2019

2020

2021

1

Công tác tuyên truyền

220

55

55

55

55

Ngân sách tỉnh, cấp huyện

2

Quản lý chó nuôi

200

50

50

50

50

Ngân sách tỉnh

3

Hội nghị triển khaitiêm phòng dại

200

50

50

50

50

Ngân sách tỉnh, cấp huyện

4

Hỗ trợ tổ tiêm, mua vật tư tiêm phòng

640

160

160

160

160

Ngân sách cấp huyện

5

Vắc xin, công tiêm

2.816

704

704

704

704

Người nuôi chó

6

Tập huấn nâng cao năng lực

360

90

90

90

90

Ngân sách tỉnh, cấp huyện

7

Giám sát bệnh dại, xây dựng bản đồ dịch tễ

120

30

30

30

30

Ngân sách tỉnh

Tổng

4.556

1.139

1.139

1.139

1.139

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống bệnh Dại như quản lý chó nuôi, kỹ thuật tiêm phòng vắc xin Dại, giám sát, điều tra và xử lý động vật mắc bệnh Dại.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin Dại cho động vật; chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn các địa phương thực hiện.

- Phối hợp với Sở Y tế triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người theo quy định tại Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật sang người.

- Căn cứ tình hình thực tế của công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện. Đồng thời chủ động làm việc với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương.

2. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người; trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người; hướng dẫn xử lý vết thương và điều trị dự phòng cho người bị chó, mèo cắn.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế thực hiện công tác truyền thông học đường về bệnh Dại.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về công tác tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, cảnh báo sự nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

5. Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Quảng Bình: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế tăng cường tuyên truyền về tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, cảnh báo sự nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

6. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Xây dựng và bố trí kinh phí tổ chức thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn.

- Tổ chức rà soát, thống kê, quản lý đàn chó; công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó; theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại trên đàn chó; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

-Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện việc đăng ký nuôi chó, lập sổ theo dõi hộ nuôi và số lượng hộ nuôi chó đến từng hộ gia đình; yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành tiêm phòng dại theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về nuôi chó, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi.

- Tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh Dại; khuyến khích người dân giám sát, phát hiện báo cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương các trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh dại; hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để điều trị dự phòng kịp thời.

7. Trách nhiệm của chủ vật nuôi

-Đăng ký việc nuôi chó với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, ký cam kết về nuôi nhốt (hoặc xích) giữ chó trong khuôn viên gia đình. Khi đưa chó ra khỏi nhà, chó phải được xích và rọ mõm đề phòng cắn người.

- Chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó theo quy định.

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Chủ vật nuôi phải bồi thường cho người bị chó cắn, cào theo quy định của pháp luật.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài những nhiệm vụ nêu trên, chủ trì đôn đốc, theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- C
ục Thú y;Chi cục Thú y vùng III;
- Ch
ủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT; Y tế; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Ngân

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 216/KH-UBND ngày 12/02/2018 thực hiện "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2018-2021" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


852

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.165.82
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!