Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 17/KH-UBND 2020 phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản tỉnh Lào Cai

Số hiệu: 17/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Trịnh Xuân Trường
Ngày ban hành: 17/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 17/KH-UBND

Lào Cai, ngày 17 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TỈNH LÀO CAI NĂM 2020

I. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2019

1. Tình hình nuôi trồng thủy sản

Năm 2019, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.079 ha, sản lượng đạt 8.730 tấn đạt 89% so với mục tiêu Đề án.

a) Diện tích, năng suất, sản lượng:

- Nuôi cá ao, hồ nhỏ: Diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ đạt 2.079 ha; sản lượng đạt 7.491 tấn, đạt 89,2 % mục tiêu Đề án. Đối tượng nuôi chủ yếu là các giống cá truyền thống (cá trắm, chép, trôi, mè,...) chiếm đến 90% diện tích và sản lượng nuôi trồng; phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến, bán thâm canh.

- Nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa: Thể tích nuôi cá lồng đạt 14.725 m3; sản lượng đạt 270 tấn, đạt 90% mục tiêu Đề án. Đối tượng nuôi lồng chủ yếu là cá ưa nước chảy, ăn thức ăn trực tiếp như: cá trắm cỏ, rô phi đơn tính, chép lai, lăng, chiên. Phương thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh và thâm canh.

- Nuôi cá nước lạnh: Thể tích nuôi nước lạnh đạt 54.245 m3; sản lượng đạt 598,5 tấn, đạt 90% mục tiêu Đề án. Đối tượng nuôi là loài cá hồi, cá tầm với phương thức nuôi thâm canh. Địa điểm nuôi tại 6/9 huyện, thị xã gồm: Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà và thành phố Lào Cai nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa.

- Nuôi cá hồ chứa, mặt nước lớn: Diện tích nuôi đạt 280 ha; sản lượng đạt 220 tấn, đạt 84% mục tiêu Đề án. Đối tượng nuôi là loài cá truyền thống với phương thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.

2. Tình hình dịch bệnh

- Dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế, nhất là các bệnh ảnh hưởng lớn đến sản xuất như: Bệnh vi rút mùa xuân trên cá chép, cá trắm cỏ, bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở cá rô phi, bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ, bệnh nấm, ký sinh trùng, xuất huyết ở cá tầm, cá hồi, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi...

- Năm 2019, do người dân đã tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nên trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại một số cơ sở nuôi trồng thủy sản xảy ra hiện tượng các chết bất thường như tại một số cơ sở nuôi cá nước lạnh của thị xã Sa Pa và một số hộ gia đình nuôi các đối tượng cá truyền thống (cá trắm cỏ, cá chép, rô phi đơn tính huyện Bảo Thắng, Bảo Yên) ...ước thiệt hại khoảng 25 ha.

3. Nguyên nhân dịch

- Kiến thức người nuôi thủy sản còn hạn chế, khi dịch xảy ra người dân không khai báo với cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở theo quy định, không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời làm dịch lây lan. Con giống một phần là nhập từ các địa phương khác, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Quy mô nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, ý thức phòng chống dịch bệnh còn hạn chế, chưa chú trọng đến công tác phòng bệnh. Sự biến đổi của thời tiết và môi trường nuôi bị ô nhiễm do mưa lũ và các ao, hồ nuôi gần khu công nghiệp cũng tác động bất lợi đến đối tượng nuôi.

- Việc xử lý mầm bệnh tại các vùng ao hồ nuôi thủy sản bị bệnh chưa được người dân quan tâm, chính vì vậy mầm bệnh tồn tại lâu dài trong môi trường nuôi làm phát sinh dịch trong vụ nuôi mới.

4. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý dịch bệnh động vật thủy sản

4.1. Thuận lợi

- Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế quan trọng của ngành nông nghiệp. Luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong hoạt động phát triển kinh tế thủy sản.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nguồn lợi thủy sản trong tỉnh đa dạng phong phú là cơ sở cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Sản phẩm thủy sản nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong tỉnh và một phần xuất ra ngoài tỉnh.

4.2. Khó khăn và thách thức

- Tình trạng nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, phân tán chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y đang còn phổ biến dễ nhiễm mầm bệnh nên khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh tạo thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh.

- Nguy cơ sử dụng tràn lan không có kiểm soát các loại hóa chất cấm, thuốc kháng sinh không có trong danh mục cho phép để phòng, trị bệnh động vật thủy sản diễn ra tùy tiện, đặc biệt trong nuôi cá, ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Ý thức người nuôi trồng thủy sản chưa cao, hiện tượng bán chạy thủy sản mắc bệnh, xả nước nhiễm bệnh ra môi trường... gây khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi.

- Cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thú y thủy sản hiện nay còn thiếu, chưa có chuyên môn sâu, phải bố trí nhân viên thú y kiêm thêm nhiệm vụ thú y thủy sản. Bên cạnh đó là các hạn chế về trang thiết bị chẩn đoán xét nghiệm, hệ thống báo cáo và cảnh báo dịch bệnh thủy sản, kinh nghiệm giám sát, điều tra ổ dịch còn thiếu và yếu.

- Hệ thống quản lý dịch bệnh Thú y thủy sản chưa được quan tâm, cán bộ làm công tác thú y thủy sản cấp huyện, cấp xã chưa được đào tạo, tập huấn chuyên môn.

- Việc kiểm soát vận chuyển con giống vào địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn; lực lượng thú y mỏng, địa bàn phức tạp, hệ thống giao thông thuận lợi nên khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015.

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản.

- Văn bản số 7362/BNN-TY ngày 03/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản, triển khai Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh thủy sản năm 2020.

- Căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua, nguy cơ xảy ra dịch bệnh động vật thủy sản trong tình hình nuôi thủy sản hiện nay.

2. Mục đích, yêu cầu

2.1. Mục đích

- Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ làm công tác Thú y thủy sản; kiến thức về kỹ thuật nuôi, phòng chống dịch bệnh thủy sản cho các hộ, chủ cơ sở nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thú y thủy sản; nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo phát hiện dịch nhanh và xử lý dịch kịp thời.

2.2. Yêu cầu

- Tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phải tuân theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí các nguồn lực đầu tư.

3. Giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản

3.1. Tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo, các kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; thực hiện nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm, hóa chất, kháng sinh cấm trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản; không lạm dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

3.2. Tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật

Tập huấn các quy định của Nhà nước về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản và kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị dịch bệnh ở cá nước ngọt, nước lạnh cho các hộ nuôi thủy sản tại huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Dự kiến mỗi huyện 01 lớp, mỗi lớp 30 người; thời gian mỗi lớp 02 ngày.

3.2. Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản

- Tăng cường công tác kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản; không để thủy sản giống chưa qua kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện kiểm dịch vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

3.3. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản, cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.

3.4. Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch

- Biện pháp phòng, chống dịch phải được thực hiện đồng bộ, với phương châm phòng bệnh là chính, sớm phát hiện dịch bệnh, xử lý nhanh gọn, triệt để, không để dịch lây lan ra diện rộng, đảm bảo môi trường nuôi trồng thủy sản sạch bệnh.

- Chủ cơ sở nuôi khi phát hiện thủy sản nghi nhiễm bệnh hoặc chết bất thường phải khẩn trương thông tin, báo cáo để Phòng Nông nghiệp và PTNT/KT Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra, hướng dẫn xử lý tạm thời; trường hợp nghi ngờ phải lấy mẫu bệnh phẩm, xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y để phối hợp kiểm tra, xử lý và hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng trị bệnh; khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản do dịch bệnh, thiên tai hoặc nguồn nước thải công nghiệp gây ra.

3.5. Xét nghiệm và xử lý dịch bệnh động vật thủy sản

- Tổ chức lấy mẫu giám sát, mẫu chẩn đoán bệnh khi có dịch xảy ra trên địa bàn; dự kiến lấy 50 mẫu; trong đó:

+ 20 mẫu đột xuất (khi có dịch xảy ra), gồm: 10 mẫu kiểm tra bệnh xuất huyết; 5 mẫu kiểm tra bệnh đốm đỏ lở loét; 5 mẫu kiểm tra bệnh thối mang ...

+ 50 mẫu giám sát bệnh do vi rút TiLV, bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn (streptococcus) gây ra trên cá rô phi, bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép, bệnh nấm, bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở cá hồi, cá tầm và một số bệnh khác do virus, vi khuẩn gây ra cho động vật thủy sản.

- Sử dụng hóa chất Han-iodine10% để xử lý dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh thủy sản; dự kiến tổng số hóa chất sử dụng là: 9.680 lít cho 250 ha (220 ha) cần phải xử lý (định mức hóa chất sử dụng 22 lít/ha x 2 lần), cụ thể:

+ Hóa chất phòng, chống dịch: Diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh, hoặc sau khi mưa lũ gây ô nhiễm cần xử lý môi trường bằng hóa chất, dự kiến 20 ha.

- Hóa chất dự phòng (chống dịch): Diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh nghiêm trọng, hoặc do mưa lũ gây ô nhiễm cần xử lý môi trường bằng hóa chất, dự kiến 200ha cần phải xử lý.

3.6. Quản lý hoạt động buôn bán thuốc thú y thủy sản

- Tổ chức kiểm tra các điều kiện buôn bán thuốc thú y của các cơ sở kinh doanh; việc thực hiện các quy định pháp luật về buôn bán thuốc thú y; kiểm tra chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường.

- Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về thú y cho các hộ buôn bán thuốc thú y thủy sản, hành nghề thú y, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn người hành nghề thú y thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

3.7. Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản

- Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở nuôi thủy sản xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát tại cơ sở; khi đủ điều kiện thì đề nghị công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) động vật thủy sản theo Thông tư số 14/2016/TT-BNN ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Trước mắt, cần tập trung xây dựng an toàn đối với cơ sở sản xuất con giống, cơ sở sản xuất cá nước lạnh, cá nước ngọt quy mô lớn.

- Các cơ sở khi được công nhận ATDB sẽ được công bố Danh sách trên Website của Cục Thú y và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai, được hưởng các quyền lợi theo quy định.

3.8. Kinh phí phòng, chống dịch

- Khái toán kinh phí thực hiện: 1.786.860.000, trong đó:

+ Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm bệnh: 67.660.000 đồng.

+ Kinh phí giám sát, hóa chất phòng, chống dịch: 39.600.000 đồng.

+ Kinh phí tập huấn: 41.600.000 đồng.

+ Kinh phí quan trắc môi trường nuôi thủy sản: 133.000.000 đồng.

+ Kinh phí dự phòng mua hóa chất khi dịch bệnh xảy ra hoặc thiên tai, bão lũ: 1.504.800.000 đồng.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo cơ chế tại Điều 6 Thông tư số 04/2016/TT-BNN ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(Có các Biểu số 1,2,3,4,5 kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn theo Kế hoạch này.

- Chỉ đạo, giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y là cơ quan đầu mối tham mưu và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT/KT, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyên môn đảm bảo đúng nội dung, yêu cầu của Kế hoạch này; xây dựng dự toán chi tiết trình Sở Tài chính cân đối, thẩm định, cấp kinh phí thực hiện theo quy định; chuẩn bị hóa chất, phương tiện thiết bị phục vụ phòng, chống dịch; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trong nuôi thủy sản, định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Thú y theo quy định.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động, nội dung của Kế hoạch.

2. Sở Tài chính

Căn cứ nội dung Kế hoạch và khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định hiện hành.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ nội dung Kế hoạch, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện nghiêm túc các nội dung của Kế hoạch; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình về công tác phòng, chống dịch trong nuôi thủy sản.

- Chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng con giống nhập vào địa phương; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp con giống đưa về địa phương chưa được kiểm dịch.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y; thực hiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai các hoạt động, nội dung theo Kế hoạch này.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn.

- Rà soát, đánh giá tình hình nuôi và phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn theo đúng quy định.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện về Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Chỉ đạo các Chủ cơ sở nuôi động vật thủy sản:

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi động vật thủy sản: Tuân thủ mùa vụ, thả nuôi đúng quy trình, chuẩn bị ao nuôi, quản lý chất lượng nước và chăm sóc thủy sản, hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu các chất độc hại cho thủy sản nuôi; sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất trong danh mục được phép lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tỉnh Lào Cai năm 2020, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y, Cơ quan Thú y Vùng I;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Đài PTTH tỉnh, Báo Lào Cai;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi - Thú y;
- CVP, PCVP2;
- BBT Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1, NLN1,2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Xuân Trường

 

Phụ biểu số 01

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 17/KH-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Tổng kinh phí

Ghi chú

 

Cộng

1,786,860,000

 

1

Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm bệnh

67,660,000

 

2

Kinh phí giám sát

39,600,000

 

3

Kinh phí tập huấn

41,600,000

 

4

Kinh phí quan trắc môi trường thủy sản

133,200,000

 

5

Hóa chất dự phòng (chống dịch)

1,504,800,000

 

 

Phụ biểu số 02

DỰ TOÁN KINH PHÍ GIÁM SÁT; HÓA CHẤT PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 17/KH-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

Cộng (I+II)

 

 

 

1,544,400,000

 

I

Kinh phí giám sát

 

 

 

39,600,000

 

 

Phụ cấp lưu trú:

 

 

 

 

 

-

1 người/huyện x 3 huyện x 2 ngày/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng

Người

72

200,000

14,400,000

 

-

Tiền đi lại 1 người/huyện/ tháng x 12 tháng x 3 huyện x 2 lượt x 100.000 đồng

Lượt

144

100,000

14,400,000

 

-

Tiền ngủ tại xã:

1 người/huyện/tháng x 3 huyện x 1 tối/tháng x 12 tháng x 300.000 đồng

Người

36

300,000

10,800,000

 

II

Hóa chất phòng, chống dịch

 

 

 

1,504,800,000

 

-

Dự phòng hóa chất Han - Iodine 10% dùng cho phòng, chống dịch và thiên tai bão lũ xảy ra (định mức khử trùng 22 lít/1 ha x 180 ha x 2 lần)

Lít

7,920

190,000

1,504,800,000

 

 

Phụ biểu số 03

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHẨN ĐOÁN, XÉT NGHIỆM BỆNH THỦY SẢN NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 17/KH-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Slượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

Cộng

 

 

 

67,660,000

 

1

Chi phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi có dịch bệnh xảy ra (Số mẫu dự kiến lấy: 20 mẫu)

 

 

 

25,995,000

 

-

Công tác phí đi lấy mẫu

 

 

 

6,400,000

 

+

Phụ cấp lưu trú: 1 người/huyện x 4 huyện x 4 ngày x 200.000 đồng

Người

16

200,000

3,200,000

 

+

Tiền đi lại 1 người/huyện x 4 huyện x 8 lượt x 100.000 đồng

Người

32

100,000

3,200,000

 

-

Chi phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu

 

 

 

12,895,000

 

+

Hộp xốp bảo quản vận chuyển mẫu loại 10 lít

Hộp

5

150,000

750,000

 

+

Túi nilon gấp mép loại dày đựng mẫu

Kg

1

300,000

300,000

 

+

Găng tay

Đôi

50

5,500

275,000

 

+

Khẩu trang

Cái

50

5,000

250,000

 

+

Chi phí xét nghiệm mẫu (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC)

Mu

20

566,000

11,320,000

 

-

Chi phí công tác phí chuyển mẫu đi xét nghiệm tại Hà Nội

 

 

 

6,700,000

 

+

Tiền lưu trú 1 người x 200.000 đồng x 5 ngày

Ngày

5

200,000

1,000,000

 

+

Tiền ngủ 2 đêm x 600.000 đồng/đêm

Đêm

2

600,000

1,200,000

 

+

Vé tầu, xe 1 người x 900.000 đồng/chuyến x 5 chuyến

Chuyến

5

900,000

4,500,000

 

2

Chi phí lấy mẫu giám sát, xét nghiệm
(Số mẫu dự kiến lấy: 50 mẫu)

 

 

 

41,665,000

 

-

Công tác phí đi lấy mẫu

 

 

 

6,400,000

 

+

Phụ cấp lưu trú: 1 người/huyện x 4 huyện x 5 ngày x 200.000 đồng

Người

16

200,000

3,200,000

 

+

Tiền đi lại 1 người/huyện x 4 huyện x 8 lượt x 100.000 đồng

Người

32

100,000

3,200,000

 

-

Chi phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu

 

 

 

29,665,000

 

+

Hộp xốp bảo quản vận chuyển mẫu loại 10 lít

Hộp

5

150,000

750,000

 

+

Túi nilon gấp mép loại dày đựng mẫu

Kg

1

300,000

300,000

 

+

Khẩu trang

Cái

30

5,000

150,000

 

+

Găng tay

Đôi

30

5,500

165,000

 

+

Chi phí xét nghiệm mẫu (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC)

Mu

50

566,000

28,300,000

 

-

Chi phí công tác phí chuyển mẫu đi xét nghiệm tại Hà Nội

 

 

 

5,600,000

 

+

Tiền lưu trú 1 người x 200.000 đồng x 4 ngày

Ngày

4

200,000

800,000

 

+

Tiền ngủ 2 đêm x 600.000 đồng/đêm

Đêm

2

600,000

1,200,000

 

+

Vé tầu, xe 1 người x 900.000 đồng/chuyến x 4 chuyến

Chuyến

4

900,000

3,600,000

 

 

Phụ biểu số 04

DỰ TOÁN KINH PHÍ TẬP HUẤN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 17/KH-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

Tổng kinh phí

 

 

 

41,600,000

 

I

Tập huấn công phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho các hộ, cơ sở nuôi thủy sản tại 03 huyện; (dự kiến 03 lớp, mỗi lớp 40 người x 1 ngày/lớp)

Lp

4

10,400,000

41,600,000

 

 

Dự kiến cho 1 lớp

 

 

 

10,400,000

 

1

Thuê hội trường, loa đài, tăng âm, phục vụ

HT

1

1,000,000

1,000,000

 

2

Khánh tiết

Bộ

1

500,000

500,000

 

3

Tiền nước ung

Người

40

20,000

800,000

 

4

Văn phòng phẩm, tài liệu

Bộ

40

20,000

800,000

 

5

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

Người

40

80,000

3,200,000

 

6

Hỗ trợ tiền đi lại cho học viên (30 người x 25.000đ/lượt x 2 lượt)

Người

40

50,000

2,000,000

 

7

Tiền công tác phí, tiền giảng viên

 

 

 

2,100,000

 

-

Hỗ trợ tiền đi lại (2 người x 100.000 lượt x 2 lượt)

Người

4

100,000

400,000

 

-

Tiền ngủ (2 người x 1 tối x 300.000đ/phòng)

Phòng

1

300,000

300,000

 

-

Lưu trú: 02 người x 02 ngày x 150.000

Ngày

4

150,000

600,000

 

-

Tiền giảng viên (1 người x 1 ngày x 800.000đ/ngày)

Người

1

800,000

800,000

 

 

Phụ biểu số 05

DỰ TOÁN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 17/KH-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: Đồng

TT

NỘI DUNG

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

Tổng cộng

 

 

 

133,200,000

 

I

Kiểm tra, cảnh báo phòng trừ dịch bệnh thủy sản tại 04 huyện Sa Pa, Bảo Thắng, Bát Xát, Bắc Hà (lấy mẫu, xét nghiệm, kiểm tra...)

 

 

 

50,000,000

Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016

1

Kiểm tra, cảnh báo phòng trừ dịch bệnh thủy sản

Đợt

4

 

14,000,000

 

 

Chi phí cho 01 đợt

 

 

 

3,500,000

 

-

Tiền ngủ của cán bộ 05 người: 300.000đ/ tối/ 01 người

Tối

5

300,000

1,500,000

Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017

-

Phụ cấp lưu trú cán bộ chỉ đạo: 05 người x 200.000đ/người/ ngày

Người

5

200,000

1,000,000

-

Đi lại (5 người x 2 lượt x 50km/lượt x 2.000 đ/km)

Km

500

2,000

1,000,000

2

Lấy mẫu, phân tích, kháng sinh đồ đối với vi khuẩn steptococus, Aeromonas, Edwardsiella, nấm trên cá hồi, cá tầm, cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi

 

4

 

36,000,000

 

 

Chi phí cho 01 đợt

 

 

 

9,000,000

 

-

Xét nghiệm mẫu: 20 mẫu x 400.000 đồng/ mẫu

Mu

20

400,000

8,000,000

Thực tế

-

Thùng xốp, đá lạnh: 20 hộp x 50.000 đồng/ hộp

Hộp

20

50,000

1,000,000

II

Chi thực hiện Quan trắc môi trường, lấy mẫu phân tích, xét nghiệm cảnh báo phòng trừ dịch bệnh thủy sản tại 04 huyện Sa Pa, Bảo Thắng, Bát Xát, Bắc Hà

 

 

 

83,200,000

Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016

1

Mua dụng cụ kiểm tra trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

32,000,000

 

-

Máy đo oxy hòa tan trong nước, nhiệt độ, pH: 01 cái x 12.000.000 đồng/cái

Cái

1

12,000,000

12,000,000

Thực tế

-

Đĩa đo độ trong secchi: 50 cái x 200.000 đồng/cái

Cái

50

200,000

10,000,000

-

Bộ dụng cụ thu mẫu (thùng bảo qun lạnh, bộ giải phu, bình đựng mu nước…). 01 bộ x 10.000.000 đồng/bộ

Bộ

1

10,000,000

10,000,000

2

Chi quan trắc môi trường, lấy mẫu, phân tích, xét nghiệm cảnh báo

 

4

 

51,200,000

NO2-

 

Chi phí cho 01 đt

 

 

 

12,800,000

 

-

Độ kiềm: 20 mẫu x 70.000 đồng/mẫu

Mu

20

70,000

1,400,000

Thực tế

-

NO2- (20 mẫu x 75.000 đồng/mẫu)

Mu

20

75,000

1,500,000

-

NH4+ (20 mẫu x 75.000 đồng/mẫu)

Mu

20

75,000

1,500,000

-

COD: 20 mẫu x 90.000 đồng/mẫu

Mu

20

90,000

1,800,000

-

BOD: 20 mẫu x 100.000 đồng/mẫu

Mu

20

100,000

2,000,000

-

NH3: 20 mẫu x 75.000 đồng/ mẫu

Mu

20

75,000

1,500,000

-

H2S: 20 mẫu x 75.000 đồng/ mẫu

Mu

20

75,000

1,500,000

-

Phí gửi mẫu: 01 đợt x 200.000 đồng/đợt

Đợt

1

200,000

200,000

-

Tiền ngủ của cán bộ 02 người: 300.000đ/ tối/ 01 người x 1 tối

Tối

2

300,000

600,000

Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017

-

Phụ cấp lưu trú cán bộ chỉ đạo: 02 người x 200.000đ/người/ngày x 1 ngày

Người

2

200,000

400,000

-

Đi lại: 2 người x 200.000 đ/2 lượt

Người

2

200,000

400,000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 17/KH-UBND ngày 17/01/2020 về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tỉnh Lào Cai năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


893

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.213.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!