ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
152/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày 15 tháng 9 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TĂNG CƯỜNG
NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CÁC CẤP, GIAI ĐOẠN
2021-2030" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg
ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú
y các cấp, giai đoạn 2021-2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống
cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn
tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao năng lực
hệ thống thú y các cấp, nhằm đáp ứng hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản, bảo vệ phát triển chăn nuôi bền vững, góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng
cao giá trị gia tăng; cung cấp thực phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu
dùng; bảo vệ sức khỏe nhân dân và môi trường sinh thái.
2. Yêu cầu
- Kiện toàn, củng cố, tăng cường
năng lực hệ thống quản lý ngành thú y từ cấp tỉnh đến cấp xã theo đúng chủ
trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo
tinh gọn, nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi các nhiệm vụ thú y hiệu quả, hiệu lực,
phù hợp với thực tiễn, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh động vật.
- Nâng cao năng lực phòng, chống dịch
bệnh động vật; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; quản lý hành nghề thú y, thuốc thú
y.
- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố, các đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để xây
dựng kế hoạch cụ thể, thiết thực nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung
của Kế hoạch này.
II. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền,
phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực thú
y
- Tiếp tục đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, cơ chế chính
sách về thú y, nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động
trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản.
- Đánh giá 10
năm triển khai thực hiện Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2. Rà soát, hoàn thiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,
chính sách, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành thú y
Rà soát các
văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực thú y của Trung
ương, của tỉnh, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; hoàn thiện cơ chế chính
sách hỗ trợ trong công tác thú y bao gồm: Công tác phòng, chống dịch bệnh động
vật (đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm); kiểm dịch vận chuyển, kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; quản lý buôn bán, sử dụng
thuốc thú y; kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong
công tác thú y; hỗ trợ xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn
sinh học; hệ thống các cơ quan, mạng lưới thú y trên địa bàn tỉnh.
3. Kiện toàn,
củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y các cấp
a) Đối với cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi,
Thú y và Thủy sản (gọi tắt là Chi cục) được sắp xếp, kiện toàn trên cơ sở hợp
nhất Chi cục Chăn nuôi và Thú y với Chi cục Thủy sản, là đơn vị trực thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi, thú y, thủy sản trên địa
bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
b) Đối với cấp huyện: Tổ chức đánh
giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố về
lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản theo cơ cấu tổ chức được quy định tại Quyết
định 128/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi
tắt là Trung tâm Dịch vụ); trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt động của Trung tâm
Dịch vụ, căn cứ tình hình thực tiễn của tỉnh và hướng dẫn của các Bộ, ngành
Trung ương, để xây dựng mô hình tổ chức, quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn
nuôi, thú y, thủy sản cấp huyện phù hợp đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
c) Đối với cấp xã: rà soát, kiện
toàn, củng cố mạng lưới chăn nuôi, thú y, thủy sản cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân
cấp xã thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản trên
địa bàn, được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn áp dụng
theo quy định tại Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05/8/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Đối với trạm kiểm dịch động vật
đầu mối giao thông: Rà soát, đánh giá, kiện toàn, củng cố hoạt động của Trạm Kiểm
dịch động vật tại các đầu mối giao thông đảm bảo hoạt động hiệu quả.
4. Nâng cao
năng lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật
- Hằng năm, xây dựng
và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật,
thủy sản; xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí, vật
tư, vắc xin, hóa chất, phương tiện, dụng cụ, nhân lực phục vụ công tác phòng chống
dịch bệnh động vật. Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung của các chương
trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật (Kế hoạch thực hiện
chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia khống
chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2018-2021; Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), giai đoạn
2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh
nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030...). Đề xuất, xây dựng và tổ
chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật theo
chỉ đạo của Trung ương; tổng kết, đánh giá, đề xuất nội dung cụ thể cho các
chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật giai đoạn 2026-2030 và
các năm tiếp theo.
- Tăng cường năng lực, tổ chức
giám sát chủ động, dự báo, cảnh báo, ứng phó với dịch bệnh, nhất là đối với các
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây sang người, bệnh dịch mới phát sinh
trên địa bàn; chú trọng tại nơi có ổ dịch cũ; khu vực có nguy cơ cao (địa bàn
giáp ranh với các tỉnh; khu đông dân cư; tập trung buôn bán gia súc, gia cầm,
thủy sản….) để phát hiện, cảnh báo sớm và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được
phát hiện, ở diện hẹp; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không khai báo,
bán chạy gia súc, gia cầm bệnh chết, vứt xác động vật chết ra môi trường làm
lây lan dịch bệnh.
- Thông tin, tuyên truyền sâu rộng
bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, các quy định của
pháp luật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt các quy định
trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật chủ động; đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong thu thập, quản lý, phân tích và cảnh báo dịch bệnh.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho
cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thú y xã trong lĩnh vực chăn nuôi, thú
y, thủy sản nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh
động vật từ tỉnh đến cơ sở.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất đối với chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại,
gia trại theo hướng sản xuất hàng hoá có kiểm soát đảm bảo vệ sinh thú y. Khuyến
khích phát triển chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn, chăn nuôi trang trại
an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP); đẩy mạnh xây dựng các
vùng, cơ sở, chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh, gắn với chế biến, tiêu thụ sản
phẩm đối với các loại vật nuôi.
5. Nâng cao
năng lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với
động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật
- Tổ chức rà soát, sắp xếp lại mạng
lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng
hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP), bảo vệ môi trường;
phối hợp triển khai giám sát động vật, sản phẩm động vật theo Kế hoạch quốc gia
về giám sát vệ sinh thú y, ATTP giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích thu hút các tổ chức,
cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp phù hợp với điều
kiện của tỉnh trên địa bàn.
- Tăng cường các biện pháp quản lý
giết mổ, nhất là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không bảo đảm vệ sinh thú y
và ATTP, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định. Tổ chức thực hiện
chặt chẽ công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
- Bố trí đủ cán bộ làm công tác kiểm
soát giết mổ; tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
mới ban hành, có liên quan đến công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, ATTP đối
với thực phẩm có nguồn gốc động vật theo chuỗi; tập huấn nâng cao năng lực quản
lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y, thủy sản các cấp, nhất là cấp cơ sở về ATTP; ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện giám sát ATTP đối với một số sản phẩm chủ lực có nguồn gốc động vật của tỉnh.
6. Nâng cao
năng lực quản lý thuốc thú y và các dịch vụ thú y
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra, giám sát các cơ sở sản sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, hành nghề dịch vụ
thú y trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở buôn bán thuốc thú y thực hiện thực
hành tốt nhà thuốc (GPP).
- Tổ chức tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ về bảo quản, buôn bán, sử dụng thuốc thú y cho các cơ sở buôn bán thuốc,
các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; triển khai thực hiện cam kết không sử
dụng chất cấm trong chăn nuôi.
7. Tăng cường
hợp tác quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật
Xây dựng, triển khai các giải pháp
để thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có thế mạnh của tỉnh vào các
thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng.
8. Nâng cao
năng lực nghiên cứu về thú y
- Chủ động phối hợp với các cơ
quan Trung ương, các trường Đại học, các vụ, viện chuyên ngành nhằm tăng cường
nghiên cứu về dịch tễ thú y, các loại dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lây sang
người, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, bao gồm cả việc tiếp nhận,
chuyển giao khoa học, công nghệ.
- Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật
mới, tiến bộ vào lĩnh vực: chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy
sản và công tác an toàn vệ sinh thực phẩm nhanh, chính xác.
(Có
biểu phân công nhiệm vụ cụ thể kèm theo)
III. CƠ CHẾ TÀI
CHÍNH
Thực hiện theo các cơ chế, chính
sách của Trung ương, của tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực hệ thống cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn
tỉnh.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị
liên quan tham mưu, triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án
“Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai
đoạn 2021-2030” trên địa bàn.
- Chủ
trì phối hợp với Sở Nội vụ,
các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức, đánh
giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp
lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo Quyết định 128/QĐ-UBND
ngày 04/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh; đề xuất kiện toàn bộ
máy nhằm củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan
quản lý chuyên ngành thú y trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với chủ trương của
Đảng, quy định của Luật Thú y, các Văn bản chỉ đạo của
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng
yêu cầu phòng chống dịch bệnh động vật, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
- Chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh,
trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ công tác phòng chống
dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.
- Định kỳ hằng năm đánh giá
tình hình thực hiện và kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường
năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn
2021-2030” trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án kiện toàn, củng cố, nâng cao năng
lực hệ thống tổ chức cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài
chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo tiền lương,
các khoản phụ cấp theo lương (nếu có), kinh phí chi thường xuyên theo phân cấp
ngân sách cho cơ quan quản lý thú y các cấp. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách
và tình hình thực tế của địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung
kinh phí phòng chống dịch bệnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các
văn bản hướng dẫn, phù hợp với quy định pháp luật về thú y.
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà
nước cho hoạt động của hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
các cấp; phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật; thực hiện các Đề án,
Dự án, Kế hoạch.
5. Các Sở,
ngành liên quan: Căn cứ chức
năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển
khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch.
6. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, nội
dung Kế hoạch, tổ chức triển khai thực
hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền trên địa bàn được giao quản
lý.
- Phối hợp tổ
chức đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp lĩnh vực
chăn nuôi, thú y và thủy sản theo Quyết định 128/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất
mô hình tổ chức quản lý Nhà nước, các giải pháp tổ chức thực hiện về chăn nuôi,
thú y, thủy sản trên địa bàn được giao quản lý đảm bảo hiệu lực, hiệu quả phù hợp
với thực tiễn, đúng theo chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, đánh giá, kiện
toàn, củng cố hệ thống nhân viên chăn nuôi, thú y, thủy sản cấp xã theo quy định.
- Hàng năm, bố trí các nguồn lực
và kinh phí để tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Tổng hợp báo cáo hằng năm, sơ kết,
tổng kết kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Đề án "Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030" trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang, yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố các sở, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- Lãnh đạo VP;
- Chuyên viên: NLN, TH- VX, NC;
- Lưu VT (Toản).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Giang
|
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ
QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm
theo Kế hoạch số: 152/KH-UBND ngày 15/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Nội dung, nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian dự kiến hoàn thành
|
1
|
Rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực thú y của Trung ương, của tỉnh, đề
xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
Sở, ngành có liên quan
|
Hàng
năm
|
2
|
Đánh giá 10 năm triển khai thực
hiện Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
Sở, ngành có liên quan
|
Năm
2026
|
3
|
Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động
của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố về lĩnh vực chăn nuôi
và thú y theo Quyết định 128/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh; đề xuất mô
hình tổ chức bộ máy quản lý lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản của địa
phương.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, thành phố; các ngành, đơn vị liên quan
|
Tháng
10/2021
|
4
|
Xây dựng Dự thảo Đề án kiện
toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y các cấp
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Nội vụ; các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố
|
Khi
có hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của hệ thống Thú y ở địa phương
|
5
|
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
động vật, thủy sản; dự kiến kinh phí trình HĐND tỉnh phê duyệt phục vụ cho
công tác phòng chống dịch bệnh động vật
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện,
thành phố
|
Hàng
năm
|
6
|
Xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an
toàn dịch bệnh
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Cục
Thú y; Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành
phố.
|
Năm
2021-2030
|
7
|
Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây
dựng cơ sở giết mổ tập trung.
|
Sở
Kế hoạch và Đầu tư
|
các
Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố
|
Năm
2022-2030
|
8
|
Quản lý, kiểm tra, giám sát các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, hành nghề dịch vụ thú y trên địa bàn
tỉnh
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố
|
Hàng
năm
|
9
|
Kế hoạch giám sát ATTP đối với một
số sản phẩm chủ lực có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2021- 2025, định hướng 2030.
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
UBND các huyện, thành phố,
các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
Năm
2021-2030
|
10
|
Kiện toàn hoạt động các Trạm kiểm
dịch đầu mối giao thông trên địa bàn.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
sở, ngành; UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan
|
Theo
hướng dẫn của Bộ NN và PTNT
|
11
|
Rà soát; nâng cao năng lực
quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động
vật nhỏ lẻ trên địa bàn các huyện, thành phố
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan
|
2022-2030
|
12
|
Tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh động vật cho hệ thống chăn
nuôi, thú y, thủy sản các cấp
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Cục
Thú y; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các huyện, thành phố
|
Hàng năm
|
13
|
Tổ chức giám sát chủ động, dự
báo, cảnh báo, ứng phó với dịch bệnh động vật
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Cục
Thú y; Các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan
|
Thường xuyên
|
14
|
Tổng kết, đánh giá, đề xuất nội
dung cụ thể cho các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật
giai đoạn 2026-2030 và các năm tiếp theo
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
2025
|
15
|
Tổng hợp báo cáo kết quả triển
khai thực hiện Kế hoạch
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
Hằng
năm, sơ kết, tổng kết
|