Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1193/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
Ngày ban hành: 09/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1193/KH-UBND

Kon Tum, ngày 09 tháng 4 năm 2024

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt;

Căn cứ vào tình hình thực tế và kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt năm 2024 trên địa bàn tỉnh như sau[1]:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác phòng, chống chuột nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại đến năng suất, chất lượng nông sản đồng thời bảo vệ được sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.

- Sẵn sàng các điều kiện về nguồn nhân lực, trang thiết bị, vật tư để có thể tổ chức diệt chuột đồng loạt, tập trung ở các thời kỳ chuột phát sinh mạnh trên cây trồng nhằm ngăn chặn tác hại của chuột gây ra đối với sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi nguồn lực để diệt chuột đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian phát động chiến dịch diệt chuột. Công tác diệt chuột phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, địa phương và của toàn dân.

- Phòng, chống chuột phải đúng kỹ thuật, áp dụng các biện pháp tổng hợp; đảm bảo đúng tiến độ và thời gian, an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm và môi trường; ngăn chặn sự gây hại của chuột gây ra đối với sản xuất trồng trọt tới mức thấp nhất ngay từ đầu vụ sản xuất.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về tác hại của chuột đối với sản xuất nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng, để Nhân dân chủ đông tham gia phối hợp diệt chuột hiệu quả; đồng thời triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt.

2. Thường xuyên diệt chuột bằng các biện pháp thủ công như: Bẫy bán nguyệt, vợt, đập ... vào thời điểm trước và sau chiến dịch diệt đồng loạt trên toàn địa bàn. Phát động, tổ chức cộng đồng cùng tham gia diệt chuột trên khu vực sản xuất ở tất cả các địa phương.

3. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật diệt chuột bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến những kinh nghiệm hay, hiệu quả về các biện pháp diệt chuột để các địa phương và nhân dân biết thực hiện.

4. Theo dõi mùa vụ, trước mắt là vụ Đông Xuân năm 2023-2024 để xác định thời điểm diệt chuột hiệu quả bằng nhiều giải pháp. Ưu tiên các biện pháp dùng bả sinh học và biện pháp thủ công để bắt, diệt chuột.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền

Tuyên truyền người dân ra quân đồng loạt, liên tục và đều khắp để diệt chuột hiệu quả, bảo vệ cây trồng; Tuyên truyền vận động người dân tích cực diệt chuột; xem công tác diệt chuột là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

2. Các biện pháp diệt chuột

a) Biện pháp thủ công: Tùy theo đặc điểm khu vực sản xuất hay dân cư để tiến hành biện pháp phù hợp:

* Đối với khu dân cư có thể áp dụng các biện pháp như: Dùng các loại bẫy diệt chuột như: Bẫy lồng sập, bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt... hoặc dùng keo dính chuột. Chú ý đặt bẫy và keo dính chuột ngay tại các đường đi lại của chuột sẽ hiệu quả hơn.

* Đối với đồng ruộng:

- Vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nơi cư trú của chuột bằng cách: Phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven mương, bờ ruộng, tìm và phá các ổ chuột ở bờ ruộng ngay từ đầu vụ, dọn sạch rơm rạ, không để hoang hóa đồng ruộng;

- Săn bắt chuột bằng biện pháp thủ công như: Đào hang, đổ nước bắt chuột, xông khói, kết hợp với sử dụng chó và sử dụng các loại bẫy (Bẫy lồng sập, bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt đặt ở bờ mương, bờ ruộng, gần hang chuột và đường đi của chuột). Chú ý sau khi đào hang bắt chuột xong phải cho xác chuột vào hang và lấp hang lại để bảo vệ môi trường và hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông nôi đồng.

b) Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc diệt chuột có nguồn gốc sinh học hoặc bả sinh học để diệt chuột ở khu dân cư, kho tàng, công sở, đối với biện pháp này để đảm bảo diệt chuột đạt hiệu quả cao chú ý dùng các loại thuốc diệt chuột sinh học có nguồn gốc rõ ràng có trong danh mục cho phép hiện hành theo quy định của pháp luật hiện hành. Vận động Nhân dân nuôi chó, mèo để bắt diệt chuột; tuyệt đối không săn bắt các loại động vật là thiên địch của chuột như: Rắn, chim Cú mèo, chim Cú lợn,...

c) Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam như: Racumin 0.75TP; Cat 0.25 WP; Bachuot TAT 0.005%DR; Fadirat 0.005RB; Krats 0.005% pellet; Rat K 2%DP;... trộn với thức ăn chuột ưa thích như thóc ủ mầm, gạo rang, bắp, tôm, cua... làm bả diệt chuột. Đặt bả vào chiều tối và sáng sớm hôm sau phải thu dọn sạch sẽ bả thừa và xác chuột chết đem chôn ở những nơi cách xa nguồn nước sinh hoạt, xử lý bằng vôi bột, tránh gây ô nhiễm môi trường, tránh gây nguy hiểm cho người và vật nuôi. Chú ý khi dùng biện pháp này, nhất thiết phải mang các dụng cụ an toàn như khẩu trang, găng tay và không được để bả chung với các dụng cụ đựng thực phẩm, nước uống và phải thông báo rộng rãi cho người dân biết cụ thể về thời gian, địa điểm đặt bả để chủ động nhốt gia súc, gia cầm.

3. Thời gian tổ chức diệt chuột: Phát động chiến dịch diệt chuột tập trung cụ thể như sau:

a) Vụ Đông Xuân 2023-2024: Thời kỳ lúa đứng cái, làm đòng - trỗ - vào chắc: vào khoảng tháng 4.

b) Vụ Mùa năm 2024:

- Trước khi làm đất gieo cấy lúa vụ Mùa: Vào cuối tháng 6 - đầu tháng 7;

- Giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng - trỗ: Vào cuối tháng 8 - tháng 9;

- Thời điểm sau khi thu hoạch lúa vụ Mùa.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị có liên quan chủ động cân đối dự toán ngân sách giao năm 2024, kết hợp lồng ghép từ các nguồn hợp pháp khác và nguồn huy động trong Nhân dân (như tiền công trộn thuốc, đặt bả, vệ sinh,...) để triển khai thực hiện Kế hoạch này trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức, phát động các đợt diệt chuột tập trung.

- Chỉ đạo các phòng ban liên quan chủ động với chính quyền địa phương cấp xã trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện.

- Định kỳ 6 tháng (20/6) và năm (20/12) báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai kế hoạch này đảm bảo hiệu quả. Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục và các biện pháp diệt chuột nguy hiểm cho người và vật nuôi; đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn các biện pháp diệt chuột đến các hộ nông dân; phối hợp với các xã, hợp tác xã tổ chức thực hiện theo quy định.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp định kỳ 06 tháng (30/6), năm (30/12) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết, chỉ đạo.

3. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thành phố thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền về tác hại của chuột và hướng dẫn các biện pháp diệt chuột an toàn, hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Kon Tum, yêu cầu các đơn vị, địa phương theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị tổng hợp, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn hoặc giải quyết theo thẩm quyền./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (B/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- VP UBND tỉnh: CVP;
- Chi cục Trồng trọt và BVTV;
- Lưu: VT, NNTN.NLTA.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp



[1] Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1050/SNN-TT&BVTV ngày 29 tháng 3 năm 2024 về việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1193/KH-UBND ngày 09/04/2024 tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


245

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.254.35
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!