Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 70/2005/LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao Người ký: Nguyễn Thị Hoàng Anh
Ngày ban hành: 21/06/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
******

 

Số: 70/2005/LPQT

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2005 

 

Bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Hợp chủng quốc Hoa kỳ có hiệu lực từ ngày 21 tháng 6 năm 2005./.

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

 



Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

BẢN GHI NHỚ

VỀ THỎA THUẬN HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC LĨNH VỰC CÓ LIÊN QUAN GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ BỘ NÔNG NGHIỆP HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (MARD) và Bộ Nông nghiệp Hợp chủng quốc Hoa kỳ (USDA), dưới đây gọi là hai Bên;

Nhận thấy tầm quan trọng của sự hợp tác khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp;

Trên cơ sở Hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa kỳ, ký ngày 17 tháng 11 năm 2000;

Mong muốn thực hiện các chương trình hợp tác và trao đổi về nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan phù hợp với pháp luật của mỗi nước, nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai Bên, thông qua các hoạt động chung phù hợp với Bản ghi nhớ về Thỏa thuận, sau đây được gọi là “Bản ghi nhớ”;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Mục đích hợp tác

Bản ghi nhớ cùng với các chương trình trong khuôn khổ Bản ghi nhớ có những mục tiêu như sau: 1) tăng cường tiếp xúc và cộng tác giữa các nhà khoa học nông nghiệp và các cơ quan nghiên cứu, phát triển nông nghiệp và học tập lẫn nhau giữa hai nước; 2) tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu nông nghiệp và các cơ quan nông nghiệp trao đổi thông tin, ý tưởng, kỹ năng và kỹ thuật; 3) tăng cường các cơ hội hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề cùng quan tâm, liên quan đến nông nghiệp; 4) sử dụng các cơ sở đặc biệt trong nông nghiệp và phát triển phục vụ cho nghiên cứu nông nghiệp; 5) xây dựng các chương trình đào tạo hai Bên cùng có lợi.

Điều 2. Các lĩnh vực và phạm vi hợp tác

Những lĩnh vực ưu tiên được chọn lọc để hợp tác có thể bao gồm nhưng không hạn chế trong các lĩnh vực: thú y và bảo vệ thực vật; tiêu chuẩn kiểm dịch, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; các hệ thống phòng trừ sâu bệnh tổng hợp; công nghệ sinh học/vi sinh học; thương mại hóa các công nghệ mới; đánh giá rủi ro; thu thập, bảo tồn và xác định đặc tính của tập đoàn giống động, thực vật và vi sinh; dinh dưỡng cho người; các hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững; khoa học cây trồng; bảo quản đất và khống chế sói mòn; năng lượng trong nông nghiệp; kỹ thuật nông nghiệp; hợp tác xã và các lĩnh vực khác liên quan đến nông nghiệp được hai Bên thỏa thuận.

Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ then chốt về nông nghiệp nhằm tiếp cận những công nghệ mới, nhất là các giống cây trồng và vật nuôi mới, công nghệ sinh học và công nghệ chế biến nông sản.

Để mở rộng sự quan tâm rộng rãi và tăng cường các hoạt động, hai Bên, trên cơ sở thỏa thuận, sẽ huy động các cơ quan của Chính phủ, cộng đồng các nhà khoa học, doanh nghiệp và khu vực tư nhân của hai nước tham gia các chương trình hợp tác và trao đổi trong việc thực hiện Bản ghi nhớ này.

Hai Bên sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các nhóm công tác để phát triển các chương trình hợp tác dài hạn về nghiên cứu, khuyến nông và đào tạo, xác định tiềm năng liên doanh để thương mại hóa những công nghệ mới.

Điều 3. Ủy ban hỗn hợp

Một Ủy ban hỗn hợp sẽ được thành lập, đứng đầu là các cán bộ do hai Bên cử, để hướng dẫn, tạo điều kiện hợp tác và xem xét tiến trình hoạt động trong khuôn khổ Bản ghi nhớ. Ủy ban hỗn hợp có ba (3) thành viên, đại diện cho cộng đồng nông nghiệp của mỗi nước, làm việc với nhiệm kỳ ba (3) năm. Các thành viên Ủy ban hỗn hợp của Bên Việt Nam sẽ do Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đề cử. Các thành viên Ủy ban hỗn hợp của Bên Hoa kỳ sẽ do Giám đốc Cơ quan Dịch vụ nông nghiệp đối ngoại của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ đề cử. Ủy ban hỗn hợp họp ít nhất hai năm một lần, luân phiên tại Hoa kỳ và Việt Nam, theo thỏa thuận của hai Bên.

Mỗi Bên sẽ cử một Điều phối viên chương trình, chịu trách nhiệm điều phối và giám sát các hoạt động được triển khai trong khuôn khổ Bản ghi nhớ. Các Điều phối viên chương trình là thành viên thường trực của Ủy ban hỗn hợp. Trong những năm giữa các cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp, các Điều phối viên chương trình sẽ gặp nhau định kỳ vào thời gian và địa điểm do họ thỏa thuận để xem xét và điều chỉnh những ưu tiên của Chương trình Hợp tác nông nghiệp (ALP) và điều phối nội dung quản lý chương trình cụ thể.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Ủy ban hỗn hợp sẽ xây dựng một Chương trình hợp tác nông nghiệp (ALP), nhằm triển khai các hoạt động hợp tác. Tất cả các hoạt động hợp tác đó sẽ được hai Bên nhất trí, được mô tả và thực hiện theo các kế hoạch làm việc riêng cho mỗi hoạt động, trong đó mô tả chi tiết việc tổ chức thực hiện của các thành viên tham gia hoạt động.

Nói chung, hợp tác được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai Bên, thông qua việc trao đổi tư liệu và thông tin, trao đổi các nhà khoa học, chuyên gia và thực tập sinh; tổ chức các hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm thương mại nông nghiệp và cùng nhau xuất bản các nghiên cứu và báo cáo.

Hai Bên triển khai các chương trình hợp tác do hai Bên xem xét và thỏa thuận, sau khi tham khảo ý kiến của các đại diện của hai nước, phù hợp với pháp luật và chính sách quốc gia của hai nước.

Điều 5. Tài chính

Mỗi Bên sẽ tự chịu chi phí cho sự tham gia của mình, bao gồm cả các loại bảo hiểm thích hợp, tuỳ thuộc vào khả năng tài chính. Các chi phí liên quan đến các hoạt động được triển khai trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này phải phù hợp với từng kế hoạch làm việc riêng như đã quy định ở trên và mỗi Bên sẽ tuân thủ pháp luật và các quy định của nước mình.

Điều 6. Sở hữu trí tuệ

Việc xác định và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phát sinh hoặc được cung cấp trong quá trình triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này sẽ được thực hiện theo các quy định tại Phụ lục A của Hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa kỳ, ký ngày 17 tháng 11 năm 2000.

Điều 7I. Văn phòng Điều phối

Trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này, các Văn phòng Điều phối được chỉ định là Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Cơ quan Dịch vụ nông nghiệp đối ngoại, Vụ Phát triển và Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ.

Điều 8. Quan hệ với các thỏa thuận khác

Không một quy định nào trong Bản ghi nhớ này được giải thích làm phương hại hoặc thay đổi các Bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận hiện có giữa hai Bên.

Điều 9. Giải quyết tranh chấp

Những bất đồng có thể nảy sinh trong việc giải thích và áp dụng Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa hai Bên.

Điều 10. Hiệu lực, sửa đổi, thời hạn và chấm dứt hiệu lực

Bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn năm (5) năm, trừ khi bị chấm dứt hiệu lực sớm hơn do một Bên thông báo bằng văn bản cho Bên kia sau (6) tháng trước khi Bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực. Việc chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ này sẽ không ảnh hưởng tới giá trị hoặc thời hạn của các chương trình và hoạt động đang diễn ra trước khi Bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực.

Bản ghi nhớ này có thể được sửa đổi hoặc gia hạn trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa hai Bên.

Làm tại Oa-sinh-tơn D.C., ngày 21 tháng 6 năm 2005, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau

THAY MẶT
BỘ NÔNG NGHIỆP HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
 



Mike Johanns

THAY MẶT BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 


Cao Đức Phát

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Điều ước số 70/2005/LPQT ngày 21/06/2005 về thỏa thuận hợp tác nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Hợp chủng quốc Hoa kỳ do Bộ Ngoại giao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.710

DMCA.com Protection Status
IP: 3.131.13.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!