Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/CĐ-UBND Loại văn bản: Công điện
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 22/02/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/-UBND

Hà Ni, ngày 22 tháng 02 năm 2017

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ điện:

 

- Giám đốc, Thtrưởng các s, ban, ngành Thành phố;
- Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

 

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thú y thế gii (OIE), trong tháng 01/2017, tại Trung Quốc đã xảy ra nhiu dịch cúm gia cm có độc lực cao như: cúm A/H5N2, cúm A/H5N8, cúm A/H5N6 và ghi nhận 109 trường hợp người bị nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã công bố có 26 mẫu gia cầm và môi trường dương tính với vi rút cúm gia cầm A/H7N9.

Căn cứ Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây lan sang người; thực hiện Công điện số 1475/CĐ-BNN-TY ngày 17/02/2017 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam. Để chủ động ngăn chặn, kịp thời đi phó với dịch cúm gia cầm phát sinh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiu thiệt hại kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn Hà Nội. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:

a) Tổ chức thực hiện nghiêm nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng, chng dịch cúm gia cm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác.

b) Tăng cường kiểm tra, giám sát về xuất, nhập gia cm trên địa bàn, các điểm giết mổ, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cm; nghiêm cm kinh doanh, giết mổ gia cầm sống trên địa bàn các quận; kim soát kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm tại các chợ đu mi, chdân sinh, chợ tự phát; phi hợp gia các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện điu tra, ngăn chặn và xlý các đường dây, tụ điểm giết mổ, kinh doanh gia cm và sản phẩm gia cm nhập lậu; không rõ nguồn gốc, chưa qua kim dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

c) Đẩy mạnh, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chng dịch cúm gia cm để người dân biết và tự giác thực hiện; vận động nhân dân tham gia giám sát, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động, vận chuyn, kinh doanh, giết m gia cm, sn phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Yêu cầu người chăn nuôi phải báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện có gia cầm ốm, chết bất thường; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm mc bệnh làm lây lan dịch bệnh; không buôn bán gia cm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch. Thông tin cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm gia cầm rõ nguồn sốc, được cơ quan chức năng kiểm tra giám sát.

d) Tăng cường hoạt động kiểm tra của các chốt kiểm dịch động vật tại các đu mi giao thông ra, vào Thành phố theo quy định.

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan chức năng chuyên môn trực thuộc tổ chức giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi. Khi phát hiện có gia cầm nghi nhiễm bệnh phải tiến hành tiêu hủy, tiêu độc và vệ sinh môi trường, khoanh vùng dập dịch theo quy định không đdịch lây lan. Tổ chức tiêm phòng cúm cho đàn gia cm đúng đi tượng và đạt tỷ lệ tiêm phòng cao.

e) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường kiểm tra, rà soát các tổ chc, cá nhân chăn nuôi gia cầm trên địa bàn; yêu cầu người chăn nuôi gia cầm phải tiêm phòng bắt buộc vắc xin cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y, Thông tư s 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chng dịch bệnh động vật trên cạn.

g) Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành Thú y, Y tế trên địa bàn trao đổi thông tin, giám sát tình hình dịch bệnh đi với gia cầm và cộng đồng dân cư, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh theo quy định.

h) Chủ động bố trí đủ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp

a) Chủ trì phi hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành, các đoàn th liên quan tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch cúm gia cm trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.

b) Chỉ đạo Chi cục Thú y Hà Ni

- Phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh gia cầm, sự nguy hại của dịch cúm gia cầm và hướng dn các biện pháp phòng chống dịch,

- Chun bị đủ vc xin, vật tư, hóa chất đ cung cấp kịp thời khi có dịch bệnh phát sinh. Hướng dẫn thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp phòng chống dch bnh gia cm.

- Chủ động, tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh gia cầm đối với các hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại, các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm, các chợ đầu mối buôn bán gia cầm, các chợ dân sinh, chợ tự phát có buôn bán gia cầm, cơ sở sản xuất giống gia cm. Chỉ đạo các Trạm thú y tham mưu các văn bản chỉ đạo đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; phân công cán bộ phụ trách địa bàn, hướng dn chuyên môn đối với các Ban chăn nuôi - thú y xã những quy định về phòng chng dịch bệnh gia cầm, tăng cường giám sát, phát hiện sớm dịch khi mới phát sinh. Khi phát hiện có gia cm nghi nhiễm bệnh cúm phải tổ chức các biện pháp chống dịch khẩn cấp nhm bao vây, khống chế, dập dịch kp thời không đlây lan ra diện rộng.

- Phối hợp với SCông thương (Chi cục quản thị trường Hà Nội) và các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động vận chuyn, lưu thông, buôn bán, giết mgia cầm, sản phẩm gia cầm; điều tra nn chặn và triệt phá các đường dây, tụ điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhp lu; không rõ ngun gc, chưa qua kiểm dịch. Xử nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Chủ động trao đổi thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh gia cm, kim dịch động vật gia thành phố Hà Nội với các tnh; Tăng cường phi hợp ngành Thú y, Y tế trong phòng, chng dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố.

- Duy trì đường dây nóng phòng, chng dịch bệnh của Thành phố để người dân cung cấp thông tin và quan chức năng tiếp nhận, giải quyết các thông tin về tình hình dịch và báo cáo kịp thi tình hình dịch bệnh cúm, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Các sở, ban ngành, đoàn thể của Thành phố

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phi hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b) Cơ quan truyền thông phối hợp với SNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh gia cầm, sự nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thc của cộng đồng. Thông tin tuyên truyn kịp thời, chính xác, tránh gây hoang mang trong xã hội.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cu Chtịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Giám đc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chng dịch bệnh gia cm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Chtịch Ủy ban nhân dân Thành phố nếu không hoàn thành nhiệm v. Trong quá trình trin khai, nếu có vướng mắc, khó khăn các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triểnng thôn để kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; đ báo cáo
- TT Thành ủy; đ báo cáo
-
TT HĐND Thành phố; đ báo cáo
- Chủ tịch UBND Thành phố; đ báo cáo
- Các PCT UBND Th
ành ph:
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn th
Thành ph;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT v
à TH Hà Nội, báo Hà Nội mi, báo Kinh tế và Đô thị:
- VPUB: CVP, CPVP, các phòng Chu
yên viên;
- Lưu: VT, KT (Túy, Hùng).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công điện 03/CĐ-UBND ngày 22/02/2017 về tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.550

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.147.146
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!