Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 73-TTg/NN Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Thanh Nghị
Ngày ban hành: 03/05/1966 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 73-TTG/NN

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 1966 

 

CHỈ THỊ 

VỀ VIỆC MỞ RỘNG TRANG BỊ CƠ KHÍ NHỎ CHO HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Trong thời gian vừa qua, việc trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương đã bước đầu đem lại kết quả tốt. Việc quản lý, sử dụng cơ khí nhỏ trong hợp tác xã tuy còn thiếu kinh nghiệm, nhưng đã có tác dụng rõ rệt trong việc tăng năng suất lao động, giải phóng một phần nhân lực trong một số công việc nặng nhọc, tạo thêm điều kiện để hợp tác xã đẩy mạnh thâm canh, mở rộng sản xuất, bảo đảm thời vụ.

Để đẩy mạnh thêm một bước việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, trong thời gian tới, đi đôi với việc tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng các loại công cụ cải tiến và nửa cơ khí, cần tích cực mở rộng việc trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đây là một chủ trương quan  trọng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Để bảo đảm thực hiện tốt chủ trương này, các ngành có liên quan ở trung ương và các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần chú ý một số điểm sau đây.

I. CẦN NHẬN RÕ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRANG BỊ CƠ KHÍ NHỎ CHO HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Việc trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp là nhằm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, tạo ra khả năng mới để đẩy mạnh việc thâm canh, mở rộng sản xuất. Cơ khí nhỏ bao gồm cả động lực và những máy công tác thích hợp có tác dụng giảm bớt được nhiều khâu lao động nặng nhọc và bảo đảm được kế hoạch sản xuất trong những lúc thời vụ khẩn trương, với năng suất lao động cao. Sử dụng cơ khí nhỏ trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp không những thúc đẩy việc phân công lao động mới ở nông thôn, mà còn góp phần làm cho bộ mặt nông thôn dần dần đổi mới.

Trong điều kiện vừa sản xuất, vừa chiến đấu, một phần lao động trẻ, khỏe trong nông thôn phải rút đi để đảm nhiệm nhiều công tác khác, việc trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp lại càng phải đặt ra một cách cấp thiết để đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, phát triển chăn nuôi, nhằm bảo đảm những nhu cầu cấp thiết của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Sử dụng cơ khí nhỏ trong nông nghiệp cũng là một bước thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp, tiến lên cơ khí hóa và hiện đại hóa nền công nghiệp ở nước ta. Trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp không những thể hiện sự giúp đỡ của công nghiệp đối với nông nghiệp, mà còn có tác dụng thúc đẩy công nghiệp và nông nghiệp cùng phát triển, làm cho mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nhân và nông dân được tăng cường và củng cố thêm.

Cùng với kết quả của cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, việc trang bị cơ khí nhỏ cho nông nghiệp nhằm tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hợp tác xã sẽ góp phần phát huy hơn nữa tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới, làm cho nông dân thêm gắn bó với hợp tác xã, phấn khởi và tin tưởng vào đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng.

Các cấp, các ngành cần làm cho cán bộ, đảng viên nhận rõ ý nghĩa to lớn về nhiều mặt như trên của việc trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp để nâng cao quyết tâm thực hiện chủ trương tích cực mở rộng việc trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

II. NẮM VỮNG PHƯƠNG HƯỚNG TRANG BỊ CƠ KHÍ NHỎ VÀ CÓ KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ CHU ĐÁO VỀ MỌI MẶT

Trong thời gian tới, chúng ta sẽ tích cực mở rộng việc trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Để sử dụng tốt và phát huy tác dụng của cơ khí nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, các ngành có liên quan và các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần có kế hoạch chuẩn bị cho tốt.

Sau đây là một số việc cần phải ra sức làm tốt:

1. Xây dựng quy hoạch trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Cơ khí nhỏ có thể sử dụng vào những việc như bơm nước, tuốt lúa, xay xát, nghiền thái thức ăn cho gia súc, và có thể chế biến nông phẩm, xẻ gỗ… Yêu cầu của việc dùng cơ khí nhỏ là cố gắng dùng đến mức cao nhất về công suất của máy móc và dùng được nhiều ngày trong một năm, cho nên cần căn cứ vào yêu cầu sản xuất từng vùng mà có kế hoạch trang bị cơ khí nhỏ cho các hợp tác xã ở vùng đó, nhu cầu phải có máy công tác gì đi theo máy phát động lực, ở đâu thì trang bị bằng máy díesel, máy chạy điện, máy chạy bằng sức nước… Việc trang bị cơ khí nhỏ cho vùng nào trước, vùng nào sau, cũng cần có kế hoạch cụ thể. Cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng sản xuất và cung cấp máy phát động lực cho các hợp tác xã để có kế hoạch sản xuất máy công tác, chuẩn bị thợ máy, tổ chức việc cung cấp phụ tùng, nguyên liệu, tổ chức màng lưới sửa chữa, và chuẩn bị cho các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thu nhận, quản lý và sử dụng tốt. Hướng trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã những lượt đầu phải nhằm vào những nơi có khả năng và điều kiện tăng năng suất, làm ra sản phẩm hàng hóa nhiều, những vùng ruộng đất nhiều, lao động thiếu, những vùng có nhiệm vụ phải cung cấp nông sản và nhân lực ngày càng nhiều cho nhu cầu chung…

Để tạo điều kiện sử dụng tốt cơ khí nhỏ, cần có kế hoạch mở rộng quy mô hợp tác xã lên từ 100 đến 200 hécta. Trong trường hợp chưa mở rộng được quy mô hợp tác xã thì có thể tổ chức hai ba hợp tác xã sử dụng chung một điểm cơ khí nhỏ.

2. Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân cho hợp tác xã.

Máy đưa về hợp tác xã phải bảo đảm quản lý và sử dụng tốt, vì vậy việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân cho hợp tác xã là một việc rất cấp thiết. Chưa có thợ máy thì chưa nên đưa máy về hợp tác xã. Cần phải thống nhất kế hoạch, chương trình và nội dung huấn luyện cho cán bộ, công nhân và phải định chế độ, tiêu chuẩn bảo quản và sử dụng cho từng loại máy. Công nhân đào tạo ra phải nắm được tính năng các loại máy mà mình sẽ sử dụng, biết chăm sóc, bảo quản tốt và sửa chữa được những hư hỏng thông thường. Để bảo đảm yêu cầu về chất lượng cũng như về số lượng công nhân điều khiển máy, các địa phương cần tự tổ chức trường, lớp để đào tạo, Bộ Công nghịêp nặng cần có kế hoạch giúp đỡ các địa phương về việc cung cấp và bồi dưỡng giáo viên, kiểm tra chương trình và nội dung giảng dạy. Việc đào tạo công nhân nên lựa chọn những nam, nữ thanh niên đã tham gia sản xuất nông nghiệp, có đủ trình độ văn hóa, chú trọng những thanh niên đã có thành tích trong sản xuất và chiến đấu.

Cùng với việc mở rộng trang bị cơ khí nhỏ, phải hết sức coi trọng việc tổ chức màng lưới sửa chữa và cung cấp phụ tùng. Cần tận dụng khả năng của cán bộ kỹ thuật và công nhân ở các trạm máy kéo, trạm, đội bơm để giúp hợp tác xã sửa chữa máy phát động lực và máy công tác, đồng thời cần xúc tiến việc xây dựng hệ thống xưởng cơ khí từ trung ương tới huyện và tổ chức các đội sửa chữa lưu động để giúp các hợp tác xã nông nghiệp lắp đặt máy và sửa chữa máy.

3. Xây dựng chế độ quản lý và sử dụng cơ khí nhỏ cho hợp tác xã.

Cần nghiên cứu ban hành sớm những quy tắc sử dụng máy, điều lệ, nội quy chăm sóc bảo quản máy và những định mức kinh tế kỹ thuật cần thiết cho từng loại máy, cần có kế hoạch thường xuyên kiểm tra giúp các hợp tác xã quản lý, sử dụng tốt các loại máy. Phải ra sức bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách hợp tác xã những hiểu biết cần thiết về quản lý, sử dụng máy để dần dần các ban quản trị hợp tác xã có thể chỉ đạo tốt công tác sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp.

4. Tổ chức tốt việc sản xuất máy, cung cấp phụ tùng và nhiên liệu.

Để sử dụng hết công suất của máy phát động lực, mỗi điểm cơ khí cần có nhiều máy công tác. Hiện nay máy công tác còn ít, và có nhiều kiểu khác nhau, việc sản xuất chưa theo mẫu thiết kế thống nhất, chất lượng máy nói chung chưa tốt, cho nên cần tiến hành khảo nghiệm, xác minh các loại máy, quản lý việc thiết kế và sản xuất máy, tiến tới tiêu chuẩn hóa việc chế tạo và nâng cao chất lượng của các loại máy công tác.

5. Về chính sách.

Để giúp hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhanh chóng trang bị và sử dụng tốt cơ khí nhỏ, các ngành có liên quan ở trung ương cần nghiên cứu trình Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể như cho vay vốn, giá phụ tùng, giá nguyên liệu và nhiên liệu, chính sách đào tạo và trả công cho thợ máy ở hợp tác xã, mức khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa máy móc.

III. TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO VIỆC TRANG BỊ CƠ KHÍ NHỎ CHO HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Việc trang bị cơ khí nhỏ cho nông nghiệp là một việc rất mới, rất phức tạp, cho nên cần phải chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể và kịp thời. Các ngành và các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần nhận rõ trách nhiệm của mình để có kế hoạch thực hiện tốt, và phối hợp chặt chẽ.

Ở trung ương:

- Bộ Nông nghiệp là bộ chủ quản, phụ trách việc nghiên cứu quy hoạch và lập kế hoạch trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo và kiểm tra việc đào tạo thợ máy, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng máy và việc trang bị cơ khí nhỏ theo đúng phương hướng đã đề ra, nghiên cứu những vấn đề về chính sách có liên quan đến việc trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã, đến việc đào tạo thợ máy và chính sách phân phối trong hợp tác xã.

- Bộ Công nghiệp nặng phụ trách việc sản xuất máy phát động lực, và phụ tùng kể cả phụ tùng cho máy sản xuất ở trong nước và nhập từ nước ngoài vào, thiết kế mẫu và hướng dẫn sản xuất các loại máy công tác, giúp các địa phương đào tạo thợ máy và xây dựng màng lưới cơ khí ở tỉnh, huyện để các địa phương có đủ khả năng tự sửa được máy móc.

- Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phụ trách tổng hợp và cân đối kế hoạch trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.

- Các ngành khác như nội thương, ngoại thương, vật tư, tài chính, ngân hàng cần căn cứ vào chức trách của ngành mình mà tham gia vào việc lập quy hoạch, tổ chức việc cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng, tiền vốn và nghiên cứu những biện pháp nhằm phục vụ tốt việc thực hiện nhiệm vụ trên.

Ở địa phương:

Các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo chặt chẽ công nghiệp địa phương trong việc sản xuất các loại máy công tác, chỉ đạo các ngành có trách nhiệm lập kế hoạch trang bị cơ khí nhỏ ở địa phương mình, tổ chức việc đào tạo thợ máy cho hợp tác xã, và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng cơ khí nhỏ cho hợp tác xã.

Cấp huyện:

Cấp huyện là cấp trực tiếp với xã và hợp tác xã, cho nên cần đi sát nắm tình hình hợp tác xã, tình hình sản xuất ở địa phương để tham gia ý kiến với tỉnh, thành phố trong việc lập kế hoạch trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã ở trong huyện. Cần làm tốt những việc cụ thể như mở rộng quy mô hợp tác xã, lựa chọn người đi học thợ máy, quản lý thợ máy, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý sử dụng máy, hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành chính sách, quản lý cơ khí huyện và kiểm tra việc cung cấp phụ tùng, nguyên liệu và nhiên liệu cho hợp tác xã.

Nhận được chỉ thị này, các ngành có liên quan ở trung ương và các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần tập thể bàn bạc, có kế hoạch thực hiện và báo cáo kết quả về Phủ Thủ tướng.

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 


 
Lê Thanh Nghị

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 73-TTg/NN ngày 03/05/1966 về mở rộng trang bị cơ khí nhỏ cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.637

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.37.219
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!