PHỦ
THỦ TƯỚNG
*******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số:
390-TTg
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 10 năm 1961
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐIỀU TRA THIẾT BỊ
Kính
gửi:
Đồng kính gửi:
|
- Các Bộ,
- Các cơ quan ngang Bộ,
- Các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ,
- Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh,
- Các cơ quan đoàn thể Trung ương
|
Căn cứ vào
nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường Vụ ngày 31/01/1961 và Thông
tư số 60-TTg ngày 17/02/1961 của Thủ tướng Chính phủ về công tác điều tra thống
kê năm 1961.
Căn cứ vào điều 4 trong Quyết định số 05-CP của Hội đồng Chính phủ họp ngày
19/01/1961 về việc đăng ký, thống kê những thiết bị cần thiết cho quốc phòng.
Thủ tướng
Chính phủ ban hành phương án điều tra thiết bị trên toàn miền Bắc kèm theo chỉ
thị này và quyết định:
- Giao cho Tổng
cục Thống kê căn cứ vào phương án điều tra lập các biểu mẫu, mục lục, quy định
các phương pháp tính toán, giải thích cách thức ghi biểu, quy định thời gian
báo cáo và kế hoạch tiến hành điều tra để ban hành và hướng dẫn các bộ, các
ngành, các địa phương và các cơ sở điều tra thi hành.
- Giao cho Tổng
cục vật tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổng cục Thống kê tổ chức
hướng dẫn các ngành tiến hành điều tra được tốt.
- Giao cho
các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ có quản
lý và sử dụng các loại thiết bị ghi trong bản phương án này, tổ chức và lãnh đạo
cuộc điều tra thuộc phạm vi Bộ và các ngành mình.
- Giao cho Ủy
ban hành chính các khu, thành, tỉnh, chỉ đạo các ngành có liên quan trong địa
phương phối hợp tiến hành cuộc điều tra theo phương án và tổng hợp tình hình địa
phương.
Để chỉ đạo cuộc
điều tra được tốt, thành lập ở Trung ương một Ban chỉ đạo điều tra do ông Chủ
nhiệm văn phòng Công nghiệp làm Trưởng ban.
Về tổ chức và
chỉ đạo cuộc điều tra ở các Bộ, các ngành và địa phương thì căn cứ theo quy định
trong bản phương án. Tinh thần chung về tổ chức và phương án. Tinh thần chung về
tổ chức và phương pháp tiến hành điều tra là làm có trọng điểm, chính xác, thiết
thực và gọn.
Qua cuộc điều
tra thiết bị lần đầu này, sẽ nắm được tình hình số lượng thiết bị đã lắp và
chưa lắp, tình hính sử dụng thiết bị, tình hình năng lực thiết bị để có kế hoạch
sản xuất, nhập khẩu thiết bị, và tận dụng được những khả năng tiềm tàng đưa vào
sản xuất và phục vụ tốt cho công tác củng cố quốc phòng.
Qua cuộc điều
tra, các ngành, các cấp, các cơ sở… phải phát hiện những loại thiết bị khác
(ngoài 14 loại thiết bị trong diện điều tra) hiện còn để tồn kho, không sử dụng,
nhầm lẫn hoặc chưa rõ thuộc quyền sở hữu của ai báo cáo lên trên để cấp trên kịp
thời có kế hoạch bổ khuyết.
Đi đôi với cuộc
điều tra, phải xây dựng chế độ quản lý sử dụng thiết bị được chặt chẽ, thống nhất.
Cuộc điều tra
thiết bị tổ chức lần đầu tiên trong điều kiện trình độ kỹ thuật của cán bộ,
công nhân còn thấp, trong dịp cuối năm lại bận rộn nhiều nên các vị thủy trưởng
các ngành, các cấp cần nghiên cứu tổ chức chấp hành vản chỉ thị, phương án này
được gọn gàng, bảo đảm kết qủa cuộc điều tra được tốt và cũng bảo đảm hoàn
thành tốt mọi công tác thường xuyên.
|
KT.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị
|
PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU TRA THIẾT BỊ
I. MỤC ĐÍCH
ĐIỀU TRA.
Cuộc điều tra
thiết bị lần này nhằm mục đích:
1. Nắm
được tình hình số lượng các loại thiết bị đã lắp và chưa lắp, tình hình sử dụng
thiết bị, hiện trạng của thiết bị và năng lực của thiết bị. Trên cơ sở những
tài liệu thu thập được có thể áp dụng những biện pháp nhằm cải tiến việc sử dụng
thiết bị, điều chỉnh lại các thiết bị, lập kế hoạch sản xuất và nhập khẩu các
loại thiết bị, phù tùng, nhiên liệu… và xét duyệt các kế hoạch sản xuất sửa chữa
thiết bị cho được chính xác.
2. Đồng
thời cũng nắm được số lượng và tình hình các loại thiết bị cần thiết cho nhu cầu
của công tác củng cố quốc phòng.
II. CÁC LOẠI
THIẾT BỊ ĐIỀU TRA.
Sẽ tiến hành
điều tra trên toàn miền Bắc 14 loại thiết bị sau đây:
1. Thiết bị
luyện kim và đúc.
2. Máy công cụ
kim loại,
3. Máy làm gỗ,
4. Máy phát động
lực,
5. Máy phát
điện,
6. Máy biến
thế điện.
7. Thiết bị
khai khoàng, xây dựng và làm cầu đường.
8. Máy kéo.
9. Máy nông
nghiệp.
10. Máy bơm.
11. Phương tiện
vận tải cơ giới thủy bộ,
12. Phương tiện
bốc dỡ,
13. Máy ngành
in,
14. Máy chế
biến nông sản.
Những loại
thiết bị điều tra phải được điều tra và thống kê theo đúng tên gọi, đơn vị và
trật tự trên dưới đã ghi trong bản mục lục thiết bị kèm theo phương án này.
Để đạt được mục
đích điều tra, cần điều tra tốt 7 chỉ tiêu sau đây:
1. Số lượng
thiết bị sử dụng.
2. Các đặc điểm
kỹ thuật của thiết bị,
3. Hiện trạng
của thiết bị,
4. Tình hình
sử dụng thiết bị,
5. Số lượng
thiết bị tồn kho,
6. Số lượng
thiết bị và từng bộ phận thiết bị nhầm lẫn, rải rác các nơi,
7. Giá tiền của
thiết bị.
Các cơ sở điều
tra phải ghi báo theo những biểu điều tra sau đây:
1. Biểu I
–A/ĐTTB: Tình hình sử dụng thiết bị.
2. Biểu II
–A/ĐTTB: Tình hình sử dụng các phương tiện vận tải cơ giới và máy kéo.
3. Biểu I
–B/ĐTTB: Tình hình kỹ thuật của thiết bị.
4. Biểu II
–B/ĐTTB: Tình hình kỹ thuật của các phương tiện vận tải cơ giới và máy kéo.
Các biểu mẫu
tổng hợp sẽ do Tổng cục Thống kê lập và hướng dẫn cho các đơn vị tổng hợp làm
báo cáo lên trên.
Cuộc điều tra
thiết bị lần này sẽ tiến hành ở tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, xây dựng
cơ bản, kho tnàg, cửa hàng chính sự nghiệp thuộc tất cả các ngành, các cấp và
các cơ quan đoàn thể Trung ương có các loại thiết bị ghi trong phương án này.
Cụ thể là:
- Các xí nghiệp
công nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh,
- Các công
trường xây dựng cơ bản làm cầu đường…
- Các tổng
kho, kho, trạm cung cấp, cửa hàng…
- Các nông
trường, lâm trường,…
- Các đoàn xe
vận tải, công ty vận tải.
- Các đợn vị
kinh tế khác của Nhà nước,
- Các hợp tác
xã có sử dụng hoặc sản xuất các loại thiết bị ghi trong phương án này…
- Các trường
Đại học, trường kỹ thuật.
- Các cơ quan
hành chính sự nghiệp của Nhà nước ở các cấp.
- Các cơ quan
đoàn thể Trung ương.
VI. THỜI ĐIỂM
VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA.
-
Thời điểm điều tra: tính đến ngày 10 tháng 11 năm 1961.
- Thời gian
điều tra: các cơ quan sẽ tiến hành kiểm tra và ghi báo trong khoảng 10 ngày từ
10/11/1961 đến 20/11/1961 (không kể thời gian chuẩn bị điều tra và thời gian tổng
hợp làm báo cáo phân tích).
VII. PHƯƠNG
PHÁP ĐIỀU TRA.
Phương pháp
điều tra thiết bị lần này là.
Kiểm tra thực
tế tình hình các loại thiết bị nắm trong diện kiểm tra kết hợp chặt chẽ với việc
theo dõi qua các bản lý lịch thiết bị, các thẻ tài sản cố định, các sổ sách tài
liệu thống kê, kế toán… và kết hợp chặt chẽ với công tác kiểm kê tài sản, kế
toán cuối năm.
Nay quy địnhh
thống nhất phương pháp điều tra một số trường hợp sau đây:
1. Đối
với các loại thiết bị còn nguyên đai, nguyên kiện, ở tại các kho, trạm, hải cảng…
thì ghi theo báo theo giấy tờ, sổ sách giao nhận.
2. Đối
với các loại thiết bị đã được điều tra qua cuộc điều tra cơ khí: những chỉ tiêu
nào đã được điều tra mà đến nay không có gì thay đổi thì ghi báo lại, đồng thời
điều tra và ghi báo nốt các chỉ tiêu mới được quy định trong bản phương án này.
3. Đối
với các loại thiết bị hay từng bộ phận thiết bị nhầm lẫn gửi đến đơn vị mình,
thì căn cứ vào giấy tờ, sổ sách để ghi báo: đặc biệt chú ý cho chính xác ký hiệu
của đơn vị có quyền sở hữu thiết bị.
4. Đối
với các loại thiết bị không trọn bộ, còn thiếu một số bộ phầnj mới huy động vào
sản xuất được, cũng phải căn cứ vào giấy tờ, sổ sách mà ghi báo.
5. Đối
với các loại thiết bị cũ, mất hồ sơ lý lịch, mất tất cả nhãn hiệu ghi trên máy,
thì cán bộ lãnh đạo cơ sở và cán bộ kỹ thuật phải bàn bạc với công nhân để thống
nhất định mà ghi báo.
6. Đối
với các thiết bị bỏ đi, coi như sắt vụn, cần phải thành lập Hội đồng để thẩm
tra lại, xác định trên cơ sở thực tế, lập biên bản đầy đủ trước khi ghi báo.
7. Để
bảo đảm cho nhu cầu củng cố quốc phòng, những loại thiết bị nào chưa có đủ hồ
sơ, lý lịch thì qua cuộc điều tra này, phải xác định cho chính xác và làm đủ thủ
tục cần thiết trong công tác quản lý thiết bị.
8. Đối
với các loại thiết bị đang trên đường đi (gồm các thiết bị là sản phẩm công
nghiệp đang chuyển từ nơi sản xuất, kho cung cấp đến đơn vị sử dụng) lần điều
tra này không phải điều tra và không phải ghi báo.
9. Để
bảo đảm không bị trùng và không bị sót, việc điều tra và ghi báo sẽ thống nhất
như sau:
Thiết bị thuộc
quyền sở hữu của đơn vị bào thì đơn vị ấy chịu trách nhiệm điều tra và ghi báo.
Các đơn vị đang thuê, mượn và sử dụng thiết bị thuộc quyền sở hữu của đơn vị
khác thì không phải điều tra và không phải ghi báo, nhưng cần ghi chú để cấp
trên có thể đối chiếu với báo cáo của đơn vị có quyền sở hữu.
10. Đối
với các loại thiết bị khác (ngoài 14 loại thiết bị trong diện điều tra) hiện
còn để tồn kho, không sử dụng, nhầm lẫn hoặc chưa rõ thuộc quyền sở hữu của ai thì
không phải điều tra và không phải ghi vào biểu điều tra. Nhưng phải báo cáo
phân tích lời văn cần báo cáo để cấp trên kịp thời có kế hoạch bổ khuyết.
VIII. TỔ CHỨC
VÀ LÃNH ĐẠO ĐIỀU TRA.
1. Ở Trung
ương:
Thành lập
Ban chỉ đoạ Trung ương điều tra thiết bị gồm có:
- Ông Chủ nhiệm
Văn phòng Công nghiệp phủ Thủ tướng làm trưởng ban,
- Ông Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê làm phó ban,
- Đại diện Tổng
cục Vật tư, uỷ viên.
- Đại diện Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước, uỷ viên.
- Đại diện Bộ
Tài chính, uỷ viên.
Nếu cần,
trong các phiên họp của Ban chỉ đạo, đại diện Bộ Quốc phòng có thể tham dự.
Ban chỉ đạo
điều tra có nhiệm vụ chỉ đạo và tổng kết toàn bộ công tác điều tra rồi báo cáo
kết quả và nhận xét tình hình chung lên Hội đồng Chính phủ. Những vấn đề cần giải
quyết về sau sẽ chuyển cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục vật tư và các cơ
quan hữu quan phụ trách. Trong cuộc họp, khi cần thiết, Ban chỉ đạo điều tra
triệu tập đại diện lần này, đềy phải tiến hành điều tra và do Bộ trưởng hoặc thủ
trưởng cơ quan phụ trách. Ở các Bộ, cơ quan mà khối lượng thiết bị có nhiều thì
nên thành lập một Ban chỉ đạo điều tra để giúp Bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ
quan.
Thành phần của
Ban gồm có thủ trưởng cơ quan, đại diện của các Vụ kế hoạch, thống kê, kỹ thuật,
cung cấp, tài vụ… Ban này có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan tổ chức
chỉ đạo cuộc điều tra cho toàn ngành, tổng kết qủa và làm báo cáo tổng kết. Ban
chỉ đạo Trung ương và các Bộ cần có một số cán bộ chuyên trách để bảo đảm hoàn
thành tốt công tác.
Ở các Bộ
không có Ban chỉ đạo thì thủ trưởng sẽ giao cho Cục, Vụ (hoặc Phòng) kế hoạch,
thống kê, kỹ thuật, cung cấp hoặc tài vụ kết hợp đảm nhiệm việc điều tra.
2. Tại các
khu, thành phố, tỉnh:
Tại các thành
phố Hà Nội, Hải Phòng sử dụng nhiều thiết bị cần thành lập Ban chỉ đạo điều tra
thiết bị gồm có đại diện Ủy ban hành chính làm trưởng ban và đại diện cơ quan:
Chi Cục thống kê, Ủy ban Kế hoạch, Tài chính và các ngàng có quản lý và sử dụng
thiết bị.
Đối với Khu
Việt Bắc thì Ủy ban hành chính giao cho cơ quan thống kê và các ngành đôn đốc
giúp đỡ các tỉnh làm và sau đó các tỉnh báo cáo cho Ủy ban hành chính khu biết.
Đối với các tỉnh
có ít thiết bị thì Ủy ban hành chính trực tiếp chỉ đạo và giao cho Chi cục thống
kê, các ngành có liên quan tiến hành rồi tổng kết làm báo cáo gửi lên Ban chỉ đạo
điều tra Trung ương.
3. Đối với
các cơ sở điều tra:
Việc tổ chức
và tiến hành đều do thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách và sẽ thành lập một
ban điều tra giúp việc gồm có:
- Giám đốc
(quản đốc, chủ nhiệm) là trưởng ban,
- Đại diện thống
kê,
-
Đại diện kế hoạch,
-
Đại diện kỹ thuật,
-
Đại diện tài vụ,
Ban điều tra
có nhiệm vụ thực hiện mọi việc chuẩn bị, tiến hành, tổng kết đảm bảo hoàn thành
tốt công tác điều tra và báo cáo số lượng, tình hình chính xác và đúng thời hạn
lên cấp trên.
Trong thời
gian điều tra, các cơ sở một mặt phải bảo đảm làm công tác điều tra, mặt khác
phải bảo đảm hoàn thành tốt mọi công tác thường xuyên của đơn vị.
A. Chế độ
báo cáo.
1. Báo cáo
số liệu theo các biểu ghi trong phương án:
a) Đối với
các cơ sở trực thuộc Trung ương:
Gửi 5 bản
trên lên sau thời điểm điều tra 10 ngày:
- Cho Ban chỉ
đạo Bộ một bản;
- Cho Ban chỉ
đạo Trung ương bốn bản;
Chú ý:
Riêng đối với hai biểu I-B/ĐTTB và II -B/ĐTTB sẽ gửi thêm cho ban chỉ đạo điều
tra khu, thành, tỉnh một bản.
b) Đối với
các cơ sở địa phương: gửi ba bản lên trên sau thời điểm điều tra 10 ngày:
- Cho Ban chỉ
đạo tỉnh, thành, khi 2 bản.
- Cho Ban chủ
quản 1 bản.
c) Đối với
các Bộ, khu, thành, tỉnh: gửi báo cáo tổng hợp số liệu báo cáo tổng hợp số liệu
và báo cáo tổng kết lên Ban chỉ đạoT sau thời điểm điều tra 25 ngày (4 bản).
2. Báo cáo
phân tích bằng lời văn:
Tình hính chấp
hành điều tra thiết bị tại đơn vị mình, nhận xét và các kiến nghị.
B. Chế độ
kiểm tra.
Để bảo đảm kết
quả điều tra được tốt, các cấp cần tổ chức kiểm tra tình hình chuẩn bị và tiến
hành tại các cơ sở để kịp thời hướng dẫn bổ khuyết cho cơ sở điều tra đúng
phương án của Nhà nước.
Sau khi cơ sở
báo cáo tổng hợp, các cấp cần cử cán bộ đến những đơn vị trọng điểm và các đơn
vị cần thiết khác để kiểm tra kết qủa điều tra.
Bản phương án
này quy định những điểm chính. Tổng cục Thống kê sẽ căn cứ vào phương án lập ra
các biểu mẫu và mục lục thiết bị điều tra(1),
quy định các phương pháp tính toán, giải thích cách thức ghi biểu, thời gian
báo cáo và phổ biến kế hoạch điều tra cho các ngành, các cấp thi hành.
|
KT.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị
|
(1)
Các biểu mẫu và bảng mục lục thiết bị điều tra không đăng Công báo.