Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 32-NL/CT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông lâm Người ký: Nghiêm Xuân Yêm
Ngày ban hành: 13/05/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG LÂM
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 32-NL/CT

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 1957 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM

Kính gửi:

- Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính các khu, các tỉnh, các ông
- Giám đốc các khu Nông lâm và các ông Trưởng ty Nông Lâm các tỉnh

 

Đến nay, đại bộ phận cây công nghệ vụ đông xuân xã gieo trồng xong, thời vụ đã chuyển sang giai đoạn chăm sóc. Một số cây đã bắt đầu thu hoạch như thầu dầu, đỗ tương xuân. Kế hoạch diện tích nhiều thứ chưa đảm bảo. Hơn nữa, do thời tiết bất thuần một phần và căn bản do tổ chức chỉ đạo chưa chặt chẽ, tình hình sinh trưởng của cây trồng không được tốt. Đặc biệt là bông, một số ruộng cây vàng yếu, do thiếu phân, đất ướt cỏ nhiều, sâu phá hoại, hiện tượng rụng đài đã phổ biến. Nhân dân một số địa phương có phần hoang mang lo ngại.

Căn cứ tình hình trên, nếu không đẩy mạnh chăm sóc, thì không những đã không đảm bảo mức kế hoạch về diện tích, lại sẽ không đảm bảo được cả về mặt năng suất, khẩu hiệu tranh thủ tăng năng suất để hoàn thành nhiệm vụ tổng sản lượng sẽ khó lòng thực hiện được.

Kinh nghiệm năm qua đã cho thấy trong lãnh đạo sản xuất chưa thật sự coi trọng một cách liên tục việc trồng cây công nghệ, thường chỉ chú ý lúc đầu vụ, khi qua giai đoạn đảm bảo diện tích thì lại tập trung lực lượng vào các mặt khác, bỏ lỏng việc chăm bón, bảo vệ sản xuất, bảo vệ năng suất. Việc sơ kết tình hình và thúc đẩy đợt chăm bón vụ bông ruộng năm 1956, nhiều tỉnh đến khi Trung ương đôn đốc nhắc nhở mới làm, lúc đó đã chậm.

Hiện nay qua kiểm tra ở một số địa phương hai hiện tượng trên lại cũng đều đã phổ biến. Cụ thể biểu hiện như:

- Trong kế hoạch lãnh đạo sản xuất nông nghiệp quý 2 của Liên khu 4 rất coi trọng vấn đề lương thực và tăng vụ lúa, nhưng nói ít đến cây công nghệ và đến việc chăm sóc và bảo đảm thu hoạch bông đã trồng.

- Chưa thấy nơi sắp xếp có cán bộ thực sự chuyên trách theo dõi sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật về các cây công nghiệp. Ngay đối với bông, các tỉnh nhiều bông như Nghệ An Thái Bình... cán bộ kỹ thuật chưa đủ và chưa thường xuyên đi sát đồng ruộng giúp nhân dân ở các vùng chính.

- Việc hướng dẫn kỹ thuật thường còn thiếu chu đáo như những công tác tỉa cây, đánh cành đực, bấm ngọn, bón phân thúc cho bông đều chưa được cán bộ nắm vững, thường còn để làm chậm hay làm sai như tỉa cây quá già, bấm ngọn quá sớm v.v...

- Việc nắm tình hình còn rất sơ sài, riêng đối với bông có ít nhiều tiến bộ, còn đối với các cây khác như mía, chè, đay v.v.. thì những con số báo cáo chưa có cơ sở vững chắc.

Tóm lại tình hình lãnh đạo, chỉ đạo ở các nơi có nhiều khuyết điểm, chưa đảm bảo giúp cho cấp trên nắm chắc tình hình lãnh đạo được kịp thời sát đúng, và ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch.

Bộ đề nghị các khu, tỉnh đặc biệt chú ý cho kiểm điểm tình hình này và có biện pháp bổ khuyết ngay kịp thời.

Trong việc lãnh đạo chỉ đạo sản xuất chung, phải kết hợp đúng mức sản xuất lương thực và cây công nghiệp, tránh tình trạng bước sang vụ mùa thì nặng hẳn về tăng vụ và tăng năng suất lúa mùa mà lơ là việc chăm sóc cây công nghiệp. Do đó cần tăng cường kiểm tra đôn đôc cho liên tục và sít sao hơn nữa. Các đồng chí phụ trách trong Ủy ban và các Khu, Ty Nông Lâm cần cố gắng đi thăm các cánh đồng trồng cây công nghệ để tìm hiểu tình hình, kịp thời lãnh đạo chỉ đạo công tác.

Phải kiên quyết sắp xếp đủ cán bộ chuyên trách về cây công nghiệp tránh tình trạng điều động lung tung, để cho cab có thể nắm vững công tác, đi sâu vào các vùng chính, chỉ đạo kỹ thuật kết quả.

Cần nắm vững các công tác trọng tâm đối với từng loại sản xuất, cố gắng thực hiện bằng được.

Đối với bông ruộng phải đẩy mạnh công tác tiêu nước, bấm ngọn đánh cành vun xới, để cho ruộng bông được thoáng khô, gây một phong trào thi đua bắt sâu, đánh thông tư tưởng chờ đợi thuốc trừ, có như thế mới hạn chế được một cách có hiệu quả hiện tượng rụng đài, nơi nào bông gieo muộn còn đang xấu, phải tiếp tục bón phân thúc.

Đối với bông đồi tránh kéo dài thời vụ gieo, cần tỉa sớm, làm cỏ kỷ, kịp thời.

Đặc biệt chú ý các loại sản xuất còn đang có khả năng trồng tiếp hay sắp đến thời vụ như đay, lạc, đậu tương hè, cói v.v...

Cần tiếp tục vun xới cho lạc đã trồng, và chuẩn bị tăng vụ lạc chiêm: nắm vững thời vụ gieo trồng cho sớm (tháng 7 dương lịch) để tránh kéo dài, vào vụ rét dùng giống lạc ngắn ngày 03 tháng, và có bón phân ải để thúc đẩy sinh trưởng phát dục nhanh và tốt.

Đay: đã gieo, cần tranh thủ làm cỏ sớm kẻo cỏ lấn đay non, đay con tỉa có thể đem cấy dậm ở các chỗ mất khoảng nhiều hay đem cấy sang ruộng khác để thêm diện tích mới.

Đậu tương hè: tranh thủ trồng đúng vụ (15-05 đến 15-06 dương lịch) giải quyết giống và phân cho đầy đủ, tránh trồng nơi đất mới, pha nhiều mùn, đậu mọc lớp kém quả. Các tỉnh đã có tập quán trồng đậu tương hè như Lạng Sơn, Cao bằng, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Sơn Tây v.v... cần đặc biệt chú ý để đảm bảo vượt mức.

Cói: tiếp tục hướng dẫn phá hoang và làm cỏ cho cói non. Chú ý nghiên cứu việc chia đất cói nhằm khuyến khích sản xuất.

Mía phải: đẩy mạnh bón phân thúc cho mía chia vôi, mở rộng diện dùng phân đạm và phốt phát, tích cực trừ rệp, ruộng đã bất đầu hại mía.

Đối với những thứ như bông ruộng, thầu dầu ruộng phải đặt kế hoạch tận thu và chọn giống tốt, chuẩn bị để phát triển vụ sau, trên nguyên tắc dựa vào lực lượng nhân dân là chính để chuẩn bị giống.

Tóm lại, đối với những loại cây còn thời vụ phải hết sức khẩn trương, ra sức vận động phát triển diện tích. Đối với những loại cây đã trồng phải tập trung vào việc chăm sóc, bón xới để đảm bảo năng suất. Vấn đề tăng cường phân bón phải đặt thành vấn đề lớn.

Trên đây là một số điểm chính các khu tỉnh sẽ nghiên cứu tùy địa phương áp dụng, đôn đốc các cấp thực hiện cho tốt.

Đồng thời phải tăng cường việc theo dõi nắm tình hình, giữ đúng chế độ báo cáo đầy đủ về Bộ.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM
 
 

 
Nghiêm Xuân Yêm

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 32-NL/CT ngày 13/05/1957 về tăng cường chỉ đạo sản xuất cây công nghiệp do Bộ Nông Lâm ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.941

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.98.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!