Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 251-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 21/06/1961 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 251-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 1961 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP

Từ sau hội nghị “Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và thủ công nghiệp” do Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập vào đầu tháng 3-1961,các Ủy ban hành chính địa phương đã chú ý lãnh đạo thúc đẩy  mạnh công tác ngân hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp song song với việc lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp về mọi mặt. Cán bộ ngân hàng Nhà nước cũng đã có chuyển biến tốt về nhận thức, tư tưởng và tác phong công tác, tích cực mở rộng công tác cho vay và kịp thời sửa đổi một số thể lệ, biện pháp nghiệp vụ không thích hợp. Do đó, tổng số cho vay nông nghiệp trong 2 tháng qua đã lên tới gần 38 triệu, hơn gấp rưỡi số cho vay ra trong năm 1960.

Việc đẩy mạnh cho vay nông nghiệp bước đầu đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt sản xuất phát triển, như mở rộng khai hoang khôi phục và phát triển chăn nuôi, khoanh vùng thả cá, tăng sức kéo, v.v… và góp phần nhất định vào việc củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, đồng thời nâng cao lòng tin tưởng của nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ.

Tuy nhiên ở một số địa phương, do chưa nắm vững các nguyên tắc cơ bản của công tác tín dụng, chưa thấy rõ mối liên hệ giữa tiền tệ và vật tư, nhất là do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có trách nhiệm phục vụ sản xuất nông nghiệp dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy và chính quyền địa phương nên đã xảy ra một số lệch lạc trong việc cho vay, nhất là cho vay mua trâu bò cày, cán bộ Ngân hàng, chạy theo  yêu cầu của hợp tác xã, không cân nhắc khả năng vật tư không phân biệt vùng thiếu ít với vùng thiếu nhiều, thương lái thừa cơ xuất hiện phá rối thị trường, hợp tác xã đi mua quanh với nhau, làm cho giá trâu bò tăng lên, đặc biệt, có nơi có lúc giá lên có tính chất đột biến như Hà đông, Nghệ an…

Tình hình đó đã thúc đẩy một số xã viên kém giác ngộ lén lút rút trâu bò đã đưa vào hợp tác xã đem bán với giá cao, nếu không rút được thì đòi hợp tác xã trả giá trâu bò đã công hữu hóa theo giá thị trường, ảnh hưởng đến phong trào hợp tác hóa ở nông thôn.

Mặt khác, tỷ trọng tiền mặt đưa ra quá nhiều ( trong 2 tháng hơn 29 triệu đồng). Một phần tiền mặt đáng kể đã rơi vào tay một số người không túng thiếu ở nông thôn, một số còn nằm đọng trong quỹ hợp tác xã tạo điều kiện cho tham ô phát sinh hoặc sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu quả kinh tế.

Trong khi Ngân hàng đưa ra một số tiền cho vay lớn như trong mấy tháng qua thì việc huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân phải được hết sức coi trọng. Nhưng cán bộ Ngân hàng và chính quyền địa phương chưa chú trọng lãnh đạo củng cố và phát triển các hợp tác xã vay mượn, quỹ tín dụng miền núi.

Từ nay đến cuối năm, đi đôi với công việc đẩy mạnh công tác vụ thu và vụ mùa, chúng ta còn phải tiếp tục đầu tư đúng mức  vào nông nghiệp. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh chú ý  các công tác sau đây:

1. Tăng cường lãnh đạo việc đầu tư vào nông nghiệp một cách chặt chẽ. Trong việc cho vay, phải chú ý phụ vục kịp thời yêu cầu sản xuất của hợp tác xã, nhưng đưa tiền ra phải cân nhắc khả năng vật tư và tính toán hiệu quả kinh tế.

Phải đứng trên tình hình sản xuất chung, nơi nào cần trước và nhiều  thì cho vay trước và nhiều hơn nơi cần ít, không cho vay ồ ạt tràn lan trong một lúc gây căng thẳng về vật tư và ứ đọng vốn.

Về việc cung cấp vật tư cho sản xuất nông nghiệp, Ủy ban hành chính cần lãnh đạo phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan quy định nhiệm vụ cho từng ngành, có chủ trương cụ thể về khơi luồng, quản lý thị trường và điều hòa phân phối theo kế hoạch.

Riêng về trâu bò cày, để thêm nguồn trâu bò cho đồng bằng và phát triển chăn nuôi ở vùng trung du, việc một số các khu, tỉnh miền núi đóng cửa không cho trâu bò ra khỏi tỉnh là không đúng vì xưa nay miền núi là nguồn tiếp tế cho miền xuôi về trâu bò.

Mặt khác cần tính toán số trâu bò hiện có, và diện tích ruộng đất cày cấy của hợp tác xã ở các vùng khác nhau, trong một tỉnh và vạch kế hoạch điều hòa phân phối trâu bò cho hợp lý. Điều này rất quan trọng vì hiện nay có nơi như Hà đông sau khi đã điều hòa, chẳng những không thiếu mà còn thừa nếu ta biết tổ chức và sử dụng hợp lý. Và làm được như vậy ta khỏi phải tung tiền ra để mua trâu chạy quanh không cần thiết.

2. Tăng cường giáo dục các hợp tác xã quán triệt ý nghĩa việc Nhà nước tăng cường đầu tư vào nông nghiệp gây tinh thần phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, đồng thời đề cao ý thức cần kiệm xây dựng hợp tác xã, giúp đỡ các hợp tác xã tính toán tận dụng khả năng sẵn có vào sản xuất không để lãng phí sức người và  tiền bạc.

3. Thường xuyên đẩy mạnh việc huy động vốn ở nông thôn để làm cho vốn luân chuyển và đưa vào sản xuất, nhất là trong thời vụ thu hoạch và nơi thu mua nhiều. Coi trọng việc củng cố các  hợp tác xã vay mượn và tăng cường kiểm tra chống tham ô. Đối với nợ đến hạn phải đôn đốc thu theo khả năng trả nợ và nếu dân cần vốn để tiếp tục sản xuất thì Nhà nước lại cho vay, tránh gò ép nhưng không được buông lỏng việc thu nợ để làm cho người vay sử dụng tốt, đồng thời Nhà nước có thêm vốn cho vay thúc đẩy sản xuất phát triển hơn nữa.

4. Tiến hành kiểm tra công tác cho vay và các mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian vừa qua và uốn nắn kịp thời những lệch lạc như có nơi vẫn rụt rè không dám mở rộng cho vay hoặc cho vay bừa bãi không coi trọng nguyên tắc tín dụng, không tính toán hiệu quả kinh tế, cán bộ Ngân hàng cần theo dõi giúp đỡ các hợp tác xã sử dụng vốn cho thật tốt để đặt kế hoạch sản xuất theo tinh thần tích cực vươn lên làm tròn nhiệm vụ kế hoạch  nông nghiệp 1961.

Nhận được chỉ thị này,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh kiểm điểm và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ tình hình chấp hành chính  sách tăng cường đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian vừa qua và chủ trương của địa phương từ nay đến cuối năm.

 

 

QUYỀN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 


Phạm Hùng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 251-TTg ngày 21/06/1961 về tăng cường lãnh đạo công tác đầu tư vào nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.001

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.24.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!