Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 21/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Nguyễn Thiên Văn
Ngày ban hành: 09/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/CT-UBND

Đắk Lắk, ngày 09 tháng 12 năm 2024

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM Ở ĐỘNG VẬT

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) trên động vật và trên người trong năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, cụ thể: Trên toàn thế giới đã xảy ra 544 ổ dịch CGC với tổng số gia cầm mắc bệnh hơn 39 triệu con, số gia cầm chết, hủy hơn 33,6 triệu con. Trên người, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có các báo cáo ca mắc CGC A/H5N1 (46 ca tại Hoa Kỳ, 01 ca tại Canada, 01 ca tại Úc, 01 ca tại Ấn Độ và đặc biệt tại quốc gia láng giềng Căm-pu-chia có 10 ca), A/H5N2 (01 ca tại Mexico), A/H5N6 (03 ca tại Trung Quốc), A/H9N2 (16 ca tại Trung Quốc, 01 ca tại Ấn Độ, 01 ca tại Ghana) và A/H10N3 (01 ca tại Trung Quốc).

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, đã xảy ra 14 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 9 tỉnh, làm gần 100 nghìn con gia cầm mắc bệnh, bị chết và bị tiêu hủy, có 02 ổ dịch CGC A/H5N1 trên động vật hoang dã (hổ, báo) nuôi nhốt tại các tỉnh Long An và Đồng Nai. Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm trên người trong năm 2024 gia tăng, cụ thể: theo cáo cáo của ngành y tế đã có 01 người bị nhiễm và chết do Cúm A/H5N1 (tại tỉnh Khánh Hòa vào ngày 23/3/2024) và 01 người bị nhiễm Cúm A/H5 (tại tỉnh Long An vào ngày 07/11/2024) nâng tổng số người nhiễm Cúm A/H5 trên người của Việt Nam lên 130 người nhiễm và 65 người tử vong (tính từ năm 2003 cho đến nay); ngoài ra cũng phát hiện 01 ca người mắc CGC A/H9N2 (tại tỉnh Tiền Giang ngày 16/3/2024) và 01 ca người mắc Cúm lợn chủng H1N1 (tại tỉnh Sơn La ngày 01/6/2024). Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên gia cầm, lây sang các loài động vật mẫn cảm và người ở nước ta trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ là cao.

Thực hiện Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY ngày 26/11/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ở động vật. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh CGC, hạn chế thấp nhất vi rút CGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh CGC theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của UBND tỉnh đã ban hành: Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 về việc Ban hành Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Công văn số 5377/UBND-NNMT ngày 19/06/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó chú trọng thực hiện những nội dung sau đây:

1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Khi có dịch bệnh Cúm gia cầm ở động vật xảy ra, chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức thực hiện điều tra dịch tễ đối với trường hợp gia cầm dương tính với vi rút CGC A/H5 và thực hiện xử lý ổ dịch CGC theo quy định; triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường tại các khu vực phát hiện gia cầm dương tính với vi rút CGC A/H5.

b) Rà soát, tổ chức, tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện tiêm vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn.

c) Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ, kinh doanh, vận chuyển động vật; kiểm tra các cơ sở thu mua động vật, sản phẩm động vật để chế biến làm thức ăn cho động vật.

d) Xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định pháp luật về thú y (bao gồm cả những cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã) và để lây lan dịch bệnh và xử lý trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

đ) Bố trí nguồn lực triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2025 của địa phương; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh CGC.

e) Chỉ đạo lực lượng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 địa phương) quyết liệt ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

f) Tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y năm 2015, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 và Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023) để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.

2. Sở Tài chính

Bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm ở động vật và Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thú y và các văn bản Pháp luật liên quan.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tại địa tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân: (i) Chủ động giám sát gia cầm bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; (ii) Tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; (iii) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định; (iv) Hằng ngày vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, vôi bột tại khu vực nuôi gia cầm; không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; (v) Sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; (vi) Tăng cường truyền thông để người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

4. Công an tỉnh

Chỉ đạo đơn vị chức năng điều tra, theo dõi tình hình, các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật.

5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo các Đồn biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

6. Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk

Chỉ đạo các đội quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông tăng cường kiểm soát, phát hiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh Cúm gia cầm và các dịch bệnh động vật khác.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn nắm bắt tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm ở động vật tại các địa phương, tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm đảm bảo nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

b) Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức thực hiện điều tra dịch tễ đối với trường hợp gia cầm dương tính với vi rút CGC A/H5 và thực hiện xử lý ổ dịch CGC theo quy định; triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường tại các khu vực phát hiện gia cầm dương tính với vi rút CGC A/H5.

c) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác tiêm vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.

d) Tổ chức giám sát chủ động vi rút CGC trên gia cầm; căn cứ thực tế dịch bệnh CGC tại các địa phương thời gian vừa qua để chủ động giám sát trên các loài động vật mẫn cảm, động vật hoang dã để tăng cường giám sát, phát hiện sớm mầm bệnh, không để dịch bệnh lây lan trên nhiều loài động vật, lây lan sang con người.

e) Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật trong đó có động vật hoang dã, sản phẩm động vật vận chuyển trên địa bàn tỉnh theo quy định.

f) Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phòng bệnh; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh; tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh CGC cho đàn gia cầm.

g) Bố trí kinh phí, nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị này; kết quả thực hiện báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp quản lý, chỉ đạo kịp thời./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh (để b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: TC, TT&TT, NN&PTNT;
- Công an tỉnh; BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Cục Quản lý thị trưởng Đắk Lắk;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Thú y vùng V;
- Các phòng: TH, NNMT;
- TTCN và CTTĐT tỉnh (để đ/t);
- Lưu: VT, NNMT (Q-10b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thiên Văn

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 21/CT-UBND ngày 09/12/2024 tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ở động vật do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


582

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.27.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!