Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 2/CT-UBND 2020 giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tỉnh Nam Định

Số hiệu: 2/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Nguyễn Phùng Hoan
Ngày ban hành: 04/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2/CT-UBND

Nam Định, ngày 04 tháng 3 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM

Theo thông báo của Cục Thú y, từ đầu năm 2020 đến nay cả nước có 36 ổ dịch Cúm gia cầm (gồm 31 ổ dịch do H5N6 và 5 ổ dịch do H5N1) chưa qua 21 ngày tại 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Trà Vinh, Thái Bình, Bình Dương, Ninh Bình, Hải Phòng, Hòa Bình và Hà Nam tổng số gia cầm chết và tiêu hủy 112.685 con; bệnh Lở mồm long móng (LMLM) phát sinh tại 8 tỉnh, thành phố là Quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Tiền Giang Quảng Trị, Quảng Ngãi và Quảng Nam, số gia súc nhiễm bệnh là 2.833 con. Dịch đang có diễn biến phức tạp, gia tăng nguy cơ lây lan ra diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm (ATTP), sức khỏe cộng đồng, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.

Tại Nam Định, kết quả giám sát tháng 12/2019 đã phát hiện sự lưu hành của vi rút Cúm gia cầm A/H5 tại chợ Cổ Lễ huyện Trực Ninh và chợ Năng Tĩnh thành phố Nam Định; cuối tháng 11/2019 bệnh LMLM phát sinh tại xã Nghĩa Đồng huyện Nghĩa Hưng, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tuy đã được kiểm soát nhưng mầm bệnh lưu hành ngoài môi trường nguy cơ tiềm ẩn còn cao trong tổng đàn gia cầm của tỉnh hiện rất lớn (8,5 triệu con); việc nuôi tái đàn lợn tăng cao trong thời gian tới nhưng hình thức chăn nuôi vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện về an toàn sinh học; công tác quản lý đàn vật nuôi và giám sát, phát hiện, báo cáo dịch tại một số địa phương còn chậm. Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng tới sức đề kháng của đàn vật nuôi; việc kiểm soát các hoạt động giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật chưa hiệu quả, ... do đó nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trong thời gian tới là rất cao.

Để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT; chỉ đạo của UBND tỉnh trong đó cần tập trung các giải pháp sau:

1. Triển khai thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, quyết liệt, chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo Chỉ thị số 1152/CT-BNN-TY ngày 17/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 07/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật; trong đó tập trung giải pháp phòng bệnh là chính, phòng bệnh ngay từ khâu sản xuất… khi dịch bệnh xảy ra phải tổ chức quyết liệt các giải pháp bao vây, dập dịch, khống chế không để phát sinh rộng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.. Địa phương nào chủ quan, lơ là trong việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng thì người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật Chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, giảm thấp nhất chăn nuôi nông hộ; thực hiện việc đăng ký, kê khai về đối tượng và số lượng vật nuôi của chủ cơ sở chăn nuôi trên địa bàn theo Luật Chăn nuôi; nâng cao trách nhiệm của cơ sở chăn nuôi, chính quyền cấp xã trong việc quản lý đàn vật nuôi, giám sát, phát hiện, báo cáo dịch bệnh động vật, các hoạt động thú y tại cơ sở.

3. Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch thông qua việc áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt VietGAP, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi; rà soát, kịp thời tổ chức tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh LMLM, Cúm gia cầm, Tai xanh, bệnh Dại… nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao.

4. Thực hiện tốt công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xứ lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo, bán chạy dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây thiệt hại kinh tế, bức xúc cho nhân dân. Tổ chức tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường; triển khai các đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tập trung, đồng loại cùng thời điểm (trong vòng 7 - 10 ngày) nhất là tại các khu vực ổ dịch cũ, khu vực có mật độ chăn nuôi cao, các chợ, các cơ sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm.

5. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ngay tại địa bàn cấp xã; ký cam kết với các hộ kinh doanh không giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhất là gia cầm nhập lậu và động vật hoang dã; quản lý, hướng dẫn các hộ giết mổ động vật thực hiện tốt các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP trong giết mổ; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh, trước mắt khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi liên kết thu mua và bao tiêu sản phẩm.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngăn chặn tình trạng sản xuất, con giống, thức ăn chăn nuôi không đúng quy định; kiên quyết xử lý việc lạm dụng háng sinh, hóa chất, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm.

7. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Nam Định, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thủy sản thực hiện tốt các quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Thủy sản, Luật An toàn thực phẩm và các quy định khác có liên quan; nguy cơ, tác hại của dịch bệnh, chất cấm đối với vật nuôi và sức khỏe con người; nhân rộng các điển hình về phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo các quy định ATTP gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất tới chế biến tiêu thụ có truy xuất nguồn gốc.

8. UBND các huyện, thành phố:

Xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2020 của địa phương gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/3/2020.

Thành lập Đoàn công tác đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm..., các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật tại các xã, phường, thị trấn.

9. Các Sở, ngành: Công an tỉnh, Công thương, Cục Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389, Giao thông vận tải phối hợp với ngành nông nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về vận chuyển, tiêu thụ, kinh doanh động vật.

10. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật; hướng dẫn Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức mua vắc xin, hóa chất, dụng cụ, vật tư phục vụ phòng chống dịch theo quy định.

11. Các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với ngành nông nghiệp, các địa phương triển khai các nhiệm vụ phòng chống dịch đạt hiệu quả cao./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT UBND tỉnh phụ trách khối;
- Thành viên BCĐ PCDBĐV tỉnh;
- Ban chỉ đạo 389;
- UBND các huyện, TP;
- Báo NĐ, Đài PT-TH tỉnh;
- Website tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Phùng Hoan

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 2/CT-UBND ngày 04/03/2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Nam Định ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.135

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.225.117
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!