ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/CT-UBND
|
Hải
Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM VÀ BỆNH VÀNG LỤI HẠI
LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Bệnh lùn sọc đen phương Nam và bệnh
vàng lụi trên lúa là hai bệnh rất nguy hiểm, bệnh do virut gây ra, môi giới
truyền bệnh là rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen, hiện chưa có thuốc phòng
trừ, bệnh có thể gây hại làm giảm nghiêm trọng năng suất lúa. Vụ Mùa năm 2017,
bệnh lùn sọc đen phương Nam và bệnh vàng lụi đã gây thiệt hại nặng cho trên
2.000ha lúa tại các huyện: Kinh Môn, Thanh Hà, Kim Thành và thị xã Chí Linh;
đồng thời phát sinh rải rác tại tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị số 9556/CT-BNN-BVTV
ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường
công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa ở các tỉnh, thành phố
phía Bắc; Để chủ động phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh vàng lụi
hại lúa năm 2018 và các năm tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hai
bệnh này gây ra cho sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
a) Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống
bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh vàng lụi hại lúa; kiện toàn, tăng cường hoạt
động Ban chỉ đạo phòng chống sâu bệnh, chuột hại ở các cấp huyện và cơ sở.
b) Xây dựng kế hoạch, chủ động phòng
chống bệnh lùn sọc đen phương Nam và bệnh vàng lụi hại lúa trên địa bàn; thực
hiện tốt các biện pháp phòng, trừ bệnh theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, trong đó cần tập trung thực hiện:
- Tích cực tuyên truyền phổ biến,
hướng dẫn nông dân nhận biết và phòng trừ rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen,
bệnh lùn sọc đen phương Nam và bệnh vàng lụi.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và
xử lý nghiêm các cơ sở, đại lý kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật, giống, phân
bón kém chất lượng hoặc lợi dụng có dịch để tăng giá.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị
trấn thực hiện:
+ Vệ sinh đồng ruộng (dọn sạch lúa
chét, cỏ dại là ký chủ phụ của rầy) nhất là ở những nơi vụ trước đã bị bệnh để
tiêu hủy triệt để nguồn bệnh, tiến hành cày ải trong vụ xuân, làm đất cày vùi
sớm trong vụ mùa; nơi có mật độ rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen cao phải
phun trừ trước khi cày vùi, tiêu hủy.
+ Hạn chế tối đa gieo cấy những giống
lúa đã bị nhiễm bệnh nặng trong vụ mùa 2017; tăng cường sử dụng giống kháng,
chống chịu hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen.
+ Giám sát chặt chẽ, bảo vệ mạ không
bị nhiễm rầy (mạ vụ xuân che phủ nilon); đối với lúa gieo thẳng vụ xuân, vụ mùa
và mạ mùa tiến hành xử lý hạt giống bằng thuốc Bảo vệ thực vật, tích cực, chủ
phòng, trừ bệnh khi bệnh, dịch xảy ra; nếu phát hiện mạ có triệu chứng bệnh,
tiến hành tiêu hủy cả luống hoặc cả ruộng sau khi đã phun trừ rầy và gieo bổ
sung mạ nếu thời vụ cho phép.
+ Báo cáo kịp thời cho cơ quan chuyên
môn khi bệnh chớm phát sinh. Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng
chống dịch và tích cực chủ động phòng trừ khi xảy ra dịch bệnh, hỗ trợ nông dân
phòng chống dịch theo quy định hiện hành.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Hướng dẫn các địa phương về thời
vụ, cơ cấu giống và các biện pháp canh tác để phòng bệnh, thay thế các giống
lúa đã bị nhiễm nặng bệnh lùn sọc đen phương Nam, vàng lụi trong vụ mùa 2017.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các
địa phương thực hiện phòng trừ bệnh; tổng hợp và báo cáo tình hình bệnh và công
tác phòng, trừ khi dịch bệnh xảy ra theo đúng các quy định.
- Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật:
+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông
dân và phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, cơ quan thông tin đại chúng tuyên
truyền, hướng dẫn cho nông dân về biện pháp phòng, trừ bệnh ngay từ đầu vụ sản
xuất.
+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến của
bệnh; phân công cán bộ phụ trách các địa phương hỗ trợ việc kiểm tra, giám sát
tình hình bệnh.
+ Chỉ đạo các Trạm Bảo vệ thực vật
tăng cường điều tra, phát hiện sớm rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, bệnh lùn
sọc đen phương Nam, vàng lụi và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ; hướng
dẫn nông dân kỹ thuật phòng, trừ bệnh phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất
lúa của tỉnh.
+ Thực hiện bẫy đèn để theo dõi, xác
định cao điểm rầy, lấy mẫu rầy giám định, kiểm tra tỷ lệ rầy mang virus để
hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời, ngăn chặn rầy lây lan nguồn bệnh.
+ Chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thanh tra, kiểm tra và các cơ sở, đại
lý kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật nhất là trong thời gian có dịch bệnh xảy ra.
3. Sở Tài chính
Chủ trì và phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí tập
huấn, tuyên truyền phòng chống dịch ở các cấp và hỗ trợ nông dân phòng chống
dịch (nếu có) theo quy định hiện hành.
4. Đài Phát thanh và truyền hình
tỉnh, Báo Hải Dương
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan
liên quan tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân nhận biết và biện pháp
phòng trừ rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, bệnh lùn sọc đen phương Nam và
bệnh vàng lụi.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn
thể của tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm, có hiệu quả
Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Bảo vệ thực vật;
- Cục Trồng trọt;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- UBND các huyện, TP, TX;
- Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Chi cục BVTV tỉnh;
- Trung tâm CNTT, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VP, Ô. Chính (30b)
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Anh Cương
|