ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10/CT-UBND
|
Hải
Dương, ngày 04 tháng 08 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI
Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày
06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách
phòng, chống bệnh dại; để tăng cường công tác phòng, chống
bệnh dại đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
Thực hiện nghiêm các quy định hiện
hành về công tác phòng, chống bệnh dại và tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn,
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thực hiện tốt một số nội
dung sau:
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh dại ở người và động vật; trách nhiệm
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc chỉ đạo tổ
chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo
quy định của Luật Thú y;
- Hướng dẫn chủ vật nuôi thực hiện
đầy đủ các quy định về nuôi chó và các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo
Luật thú y, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương,
của tỉnh về công tác phòng chống bệnh dại; Tổ chức các
hoạt động cụ thể, phù hợp với thực tế tại địa phương, nhằm đạt kết quả cao nhất
trong công tác phòng, chống bệnh dại; đưa kết quả công tác
phòng, chống bệnh dại làm tiêu chí xét thi đua, khen thưởng của địa phương;
- Tổ chức rà soát, thống kê chính xác
số hộ nuôi chó ở từng thôn, khu dân cư, lập sổ quản lý theo dõi hộ nuôi chó và
số chó nuôi trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin dại triệt để trên đàn chó; yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm
việc khai báo, đăng ký chó nuôi, chấp hành việc xích nhốt
và tiêm phòng vắc xin dại cho chó nuôi theo quy định; Công khai các hộ nuôi chó
không chấp hành quy định về tiêm vắc xin phòng bệnh dại;
- Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y chỉ đạo mạng lưới Thú y cơ sở tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn
chó nuôi (theo 02 vụ chính vào tháng 3 - 4 và tháng 9-10 hàng năm) và tiêm vắc
xin bổ sung cho đàn chó, mèo mới lớn đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy
định, cấp giấy chứng nhận tiêm phòng, kiên quyết xử lý những con chó chưa được
tiêm phòng vắc xin và xử lý chó nuôi thả rông theo đúng
các quy định;
- Giám sát tình hình dịch bệnh đến
từng hộ nuôi chó, nếu phát hiện có chó nghi mắc bệnh dại phải báo cáo với cơ
quan chuyên môn, đồng thời triển khai ngay các biện pháp chống dịch theo quy định;
- Tuyên truyền vận động nhân dân nâng
cao nhận thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động
vật mắc bệnh dại; biện pháp phòng, chống bệnh dại tới từng
hộ gia đình có nuôi chó và ký cam kết với chủ hộ nuôi chó nghiêm túc thực hiện
“5 không”: Không nuôi chó khi chưa khai báo với chính quyền địa phương; Không nuôi
chó khi không tiêm phòng vắc xin; Không nuôi chó thả rông;
Không để chó cắn người; Không nuôi chó gây ô nhiễm môi trường. Nâng cao trách
nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia
giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y và y tế
về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh dại để kịp
thời xử lý;
- Công khai địa chỉ các cơ sở y tế
trên địa bàn và hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay cơ sở y tế để được
điều trị dự phòng kịp thời. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương
pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng
thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền) chưa được phép
hoạt động khám và điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Hằng năm, chủ trì phối hợp với các
sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh
dại động vật và người trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo thực hiện công tác quản lý, tiêm phòng bệnh dại;
- Tăng cường công tác giám sát, phát
hiện sớm và xử lý triệt để ca bệnh dại động vật, hướng dẫn
xử lý y tế kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng cho người bị chó, mèo nghi dại
cắn;
- Chỉ đạo Chi cục Thú y triển khai thực
hiện:
+ Xây dựng hệ thống giám sát bệnh dại
động vật; bản đồ dịch tễ bệnh dại; tổ chức tập huấn về các biện pháp phòng,
chống bệnh dại và biểu mẫu báo cáo
cho chính quyền, Trạm Thú y khi phát hiện các trường hợp nghi bệnh dại động vật
và trên người trong địa bàn quản lý theo quy định;
+ Hướng dẫn thú y cơ sở giám sát bệnh
dại đến tận các thôn, hộ gia đình có nuôi chó, mèo; nếu
phát hiện chó, mèo có biểu hiện khác thường nghi mắc bệnh dại phải triển khai thực hiện các biện pháp
phòng chống dịch bệnh dại theo quy định; không để chó, mèo phát bệnh dại cắn động vật khác và người;
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện tiêm vắc xin
phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo tại các địa phương; kiên quyết xử lý những con
chó, mèo không được tiêm phòng vắc xin;
+ Cung ứng đầy đủ, kịp thời vác xin
phòng bệnh Dại để các địa phương tổ chức tiêm phòng cho đàn chó, mèo trong 02
vụ chính và tiêm phòng bổ sung hàng tháng trong năm đạt tỷ lệ trên 70% và tiêm
phòng bổ sung hàng tháng cho đàn chó, mèo mới lớn theo quy định;
+ Thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan Y tế để chủ động phòng, chống bệnh Dại ở người
(số chó, mèo được tiêm phòng vắc xin, số chó mèo nghi mắc bệnh Dại, ...); Phối hợp trong công tác chống dịch,
điều tra dịch tễ khi có phát sinh ca bệnh Dại trên người;
+ Thực hiện chế độ báo cáo công tác
phòng chống bệnh Dại tại các địa phương trên địa bàn tỉnh theo quy định về Sở
Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Y tế
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng từ
tỉnh đến cơ sở phối hợp thực hiện công tác phòng chống bệnh Dại; Cung cấp thông
tin với quan thú y về số người bị súc vật cắn phải tiêm dự
phòng, ca bệnh Dại trên người;
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc điều trị dự phòng cho người bị súc vật cắn hoặc khi
có cả bệnh Dại trên người.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho công tác
phòng, chống bệnh dại nhằm kiểm soát có hiệu quả bệnh dại trên động vật, giảm
thiểu số người chết vì bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
5. Đài phát thanh và truyền hình
tỉnh; Báo Hải Dương
Phối hợp với Chi cục Thú y, Trung tâm
Y tế dự phòng tỉnh tăng cường thời lượng để đưa tin, khuyến cáo, tuyên truyền,
hướng dẫn người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại động vật và trên người;
quy định về nuôi chó, mèo; công tác tiêm vắc xin phòng
bệnh Dại cho đàn chó, mèo, cách xử lý vết thương khi người
bị chó, mèo cào căn và biện pháp điều trị dự phòng...
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan; đoàn
thể của tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT; (để báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (để báo
cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (để báo
cáo)
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- UBND các huyện, TP, TX;
- Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Chi cục thú y;
- Lưu VP, Ô. Chính (30b)
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
|