ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/CT-UBND
|
Phú Yên, ngày
19 tháng 3 năm 2018
|
CHỈ THỊ
VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NÓI CHUNG
VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG LỒNG, BÈ NÓI RIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
Để bảo đảm phát triển bền vững nghề nuôi trồng
thủy hải sản trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện: Đông Hòa, Tuy An và thị xã
Sông Cầu khẩn trương triển khai nghiêm túc các nội dung sau:
1. Các giải pháp cấp bách:
a) Thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về
NTTS:
- Ban hành quy định quản lý lồng, bè NTTS trên địa
bàn tỉnh Phú Yên để đủ căn cứ pháp lý cho các ngành và địa phương tổ chức thực
hiện. Trong đó tập trung quản lý chặt chẽ, theo pháp luật về điều kiện đăng ký
cơ sở NTTS, giao, cho thuê mặt nước, quản lý mật độ thả nuôi, bảo vệ môi trường.
- Các địa phương nghiêm túc triển
khai quy hoạch chi tiết các vùng NTTS tập trung, quản lý vùng nuôi theo quy hoạch
về đối tượng, phương thức nuôi. Thực hiện đúng quy định về
đăng ký và kê khai ban đầu cho các cơ sở NTTS ao đìa, lồng, bè để quản lý.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các lực lượng liên quan tổ chức kiểm tra thường
xuyên, đột xuất các hộ kinh doanh giống thủy sản, vật tư đầu
vào, nhất là các hộ kinh doanh tôm
hùm giống nhập khẩu; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định hiện hành.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý các nguồn xả thải vào
vùng đầm, vịnh từ các hoạt động NTTS, chất thải sinh hoạt của dân cư, cơ sở sản xuất - kinh doanh và hoạt động du lịch; tham mưu UBND tỉnh ban hành quy
định về thu phí hoàn trả môi trường vùng nuôi phù hợp với các quy định của pháp luật;
phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tham
mưu UBND tỉnh ban hành quy định chi tiết về giao, cho thuê mặt nước biển nuôi trồng thủy sản để các địa phương thực hiện thuận lợi.
- UBND cấp
huyện, xã quản lý các hộ nuôi nuôi trồng theo đúng vùng quy hoạch, chỉ cho phép nuôi thâm canh, bán thâm canh đối với vùng nuôi, cơ sở
nuôi có hệ thống xử lý nước thải, chất thải phù hợp theo qui định tại QCVN
01-80: 2011/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT; quy hoạch vị trí tập kết chất thải; tổ chức thu gom chất thải rắn từ hoạt động NTTS
ven bờ và lồng bè; các hộ nuôi phải cam kết không xả thải ra kênh mương, đầm vịnh; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các các cơ sở
NTTS nhỏ lẻ vi phạm quy định tại Thông
tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và theo Quyết
định số 51/2015/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 của UBND tỉnh Phú Yên.
- Năm 2018, bố trí ngân sách
nhà nước khoảng 500 triệu đồng để nâng cấp hệ thống quan trắc môi trường tại
Trung tâm giống và kỹ thuật thủy sản; đồng thời, thí điểm mô hình quan trắc môi
trường tự động khoảng 3.740 triệu đồng tại vùng nuôi tôm hùm phường Xuân Yên
trên vịnh Xuân Đài nhằm giám sát liên tục môi trường kịp thời khuyến cáo cho
người nuôi biết phòng tránh.
- Bố trí
ngân sách nhà nước khoảng 10.000 triệu đồng để Sở Nông nghiệp và PTNT triển
khai quy hoạch chi tiết mặt nước NTTS vịnh Xuân Đài (bao gồm cắm mốc ranh giới,
phân khu mặt nước giao cho các cộng đồng NTTS).
b) Biện
pháp sắp xếp; giao, cho thuê mặt nước các vùng NTTS lồng, bè trên đầm, vịnh:
- Đối với vùng đã có quy hoạch chi
tiết: UBND cấp huyện triển khai mốc giới ngoài thực địa, trên cơ sở đó giao,
cho thuê đất, mặt nước NTTS cho tổ chức, cá nhân theo đúng quy định.
- Đối với vùng chưa có quy hoạch
chi tiết: Trong khi chờ quy hoạch chi tiết được lập và phê duyệt, căn cứ quy hoạch
tổng thể được UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện triển khai cắm mốc giới phân
vùng, phân khu, tiểu khu nuôi ngoài thực địa để giao hoặc cho thuê mặt nước
NTTS cho tổ chức cộng đồng, Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản.
c) UBND các huyện, thị xã, thành
phố ven biển giao nhiệm vụ, bổ sung trách nhiệm cho các phòng, đơn vị trực thuộc
thực hiện công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
d) Kiện toàn tổ chức và nâng cao
năng lực quản lý nhà nước của các sở, ngành, chính quyền địa phương:
- Phân cấp, phân công, phân nhiệm
đầy đủ, rõ ràng; rà soát bổ sung nhân lực và kinh phí hoạt động cho các đơn vị
quản lý nhà nước về hoạt động nuôi trồng thủy sản cho các Chi cục Thủy sản,
Chăn nuôi - Thú y, Chi cục quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản, phòng
Kinh tế, Nông nghiệp và PTNT…
và UBND các xã, phường có NTTS.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa
các sở, ngành, địa phương về quản lý NTTS để tăng hiệu lực quản lý nhà nước,
tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm.
- UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đạo
thành lập và có cơ chế hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức cộng đồng, Tổ hợp tác,
Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản để người nuôi tự quản vùng nuôi, hợp tác sản xuất
và phối hợp với UBND xã, phường, các cơ quan quản lý tuyên truyền, thực hiện
các quy định của pháp luật về NTTS, cung cấp thông tin vùng nuôi; tự quản mật độ,
thời vụ thả nuôi theo khung nhà nước quy định; tổ chức thu gom và xử lý chất thải,
xác thủy sản chết, thức ăn dư thừa, giữ vệ sinh môi trường.
e) Riêng
UBND thị xã Sông Cầu cần triển khai ngay các nội dung sau:
- Đối với các vùng NTTS lồng, bè:
Lập phương án và thực hiện ngay việc giao, sắp xếp các cơ sở NTTS lồng, bè trên
vịnh Xuân Đài; có lộ trình giải tỏa, di dời để giảm dần số lượng lồng, bè nuôi
theo quy hoạch được phê duyệt. Kiểm tra, xử lý vi phạm,
không cho thả nuôi lại, nếu vượt quá mật độ tôm, mật độ lồng,
bè; kiên quyết không cho phát sinh lồng, bè nuôi mới.
- Hạn mức và đối tượng giao mặt nước
NTTS lồng, bè: Tùy theo diện tích mặt nước được quy hoạch để NTTS và tổng
số hộ đăng ký NTTS của từng địa phương, các địa phương xây dựng phương án giao
hoặc cho thuê mặt nước trong phạm vi vùng được quy hoạch để NTTS, hạn mức giao
mặt nước không quá 01ha/ hộ đối với mặt nước NTTS.
- Đối tượng được giao: Ưu tiên cho
các hộ sinh sống tại địa phương trực tiếp NTTS mà nguồn sống chủ yếu dựa vào
thu nhập từ NTTS.
- Đối tượng phải giải tỏa, di dời:
Là tất cả những đối tượng sinh sống tại địa phương nhưng không phải nguồn sống
chủ yếu dựa vào thu nhập từ NTTS, đối tượng ngoài địa phương, đối tượng nuôi
ngoài vùng quy hoạch, số lồng, bè nuôi vượt quá quy định trong diện tích giao,
cho thuê. Các đối tượng này được xét cho thuê mặt nước nếu diện tích quy hoạch
của địa phương còn đủ để cho thuê theo đúng quy định.
- Phương án giao, cho thuê, sắp xếp
lồng, bè cần được thông qua tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN
và các hội, đoàn thể xã/phường và công khai cho người dân biết,
có ý kiến đồng thuận trước khi triển khai.
- Trước mắt, cần thông báo rộng
rãi đến các hộ nuôi chủ trương của tỉnh về quản lý, sắp xếp lại các vùng NTTS lồng
bè; rà soát, thống kê, phân loại cụ thể các hộ đang NTTS lồng, bè trên địa bàn
quản lý; yêu cầu người nuôi không thả giống mới và làm lồng, bè mới, thực hiện
đăng ký nuôi theo quy định để có cơ sở giao hoặc cho thuê mặt nước và quản lý lồng,
bè nuôi. Những trường hợp vi phạm hoặc cố tình không kê khai, đăng ký thì không
giao mặt nước, đồng thời xử lý nghiêm.
- Phối hợp các lực lượng tổ chức kiểm tra, xử lý các chủ nậu, doanh nghiệp bán thức ăn tươi sống cho nuôi tôm hùm vi phạm các quy định về hoạt động sai
ngành nghề, địa điểm đăng ký kinh doanh, gây mất an toàn giao thông, gây ô nhiễm
môi trường, xử lý các cơ sở kinh doanh giống tôm hùm vi phạm
các quy định về kinh doanh giống thủy sản.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm việc
khai thác cát trái phép dùng cho nuôi ốc hương; xả thải
không theo quy định gây ô nhiễm môi trường.
- Kiểm tra không để tình trạng người
dân tự ý cắm cọc tre, sử dụng lốp xe, đóng bè để nuôi hàu, vẹm trên vịnh Xuân Đài.
2. Các giải
pháp lâu dài, bền vững:
a) Quản lý nhà nước về hoạt động
NTTS:
Căn cứ Nghị quyết ban hành của Hội
đồng nhân dân tỉnh và Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh
Phú Yên về Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, cấp xã và các sở, ngành liên quan, các hội đoàn thể tổ chức
thực hiện quy hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phát triển nuôi trồng thủy sản
đúng tọa độ, đúng vị trí, đúng quy mô quy hoạch.
- Các vùng đất, mặt nước đưa vào
quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản không chồng lấn, mâu thuẫn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và du lịch khác.
- Kiên quyết giải tỏa, sắp xếp lại
lồng, bè nuôi trồng thủy sản đúng số lượng quy hoạch, không để tự phát thả nuôi
vượt quá quy định.
- Quy định và quản lý chặt chẽ người
nuôi sử dụng thức ăn tươi cho tôm hùm phải được xử lý đảm bảo chất lượng, thu
gom phần dư thừa, xác, vỏ, rác đưa vào bờ xử lý đúng quy định; thay thế dần thức
ăn công nghiệp để giảm ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh.
b) Tăng cường quản lý nguồn giống
và vật tư đầu vào:
- Về giống tôm hùm: Sở Nông nghiệp
và PTNT căn cứ các quy định tham mưu cho UBND tỉnh xem xét ban hành văn bản quy
định ngư cụ, mùa vụ, vùng khai thác tôm hùm giống trong tỉnh; tổ chức lực lượng
phối hợp kiểm dịch và quản lý chặt nguồn giống tôm hùm ngoài tỉnh, nhập khẩu
đưa vào các vùng nuôi của tỉnh.
- Quản lý các thuốc, hóa chất, chế
phẩm sinh học dùng để NTTS theo đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp
bán hàng giả, cố ý vi phạm pháp luật.
c) Về quản lý môi trường và dịch bệnh:
- Khuyến
khích chuyển sang nuôi trồng những đối tượng góp phần
hồi phục môi trường như: Rong nho, rong sụn, rong câu…;
trồng, khôi phục rừng ngập mặn ven đầm,
vịnh, ở các ao nuôi bị ô nhiễm.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp quan
trắc môi trường và giám sát cảnh báo dịch bệnh giữa các cơ quan nhà nước để
mang lại hiệu quả cao; đa dạng hình thức thông báo kết quả và khuyến cáo kịp thời
đến người nuôi như: Văn bản, đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, phát
thanh xã phường, trang web của Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường,
truyền thanh trực tiếp tại vùng nuôi thông qua đơn vị quản lý vùng nuôi, Tổ tự quản...
- Trên cơ sở đề xuất phương án
quan trắc môi trường của các doanh nghiệp, đánh giá lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ tốt nhất, trình UBND tỉnh quyết định phương án thí điểm quan trắc, cảnh báo môi trường tự động tại một số vùng nuôi
tôm hùm lồng, bè trên vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông, nếu có hiệu quả thì nhân rộng
ra toàn tỉnh.
- Xây dựng quy chế thu phí tập kết,
xử lý rác thải các vùng nuôi, cấm xả thải trực tiếp ra môi trường đầm, vịnh,
vùng nuôi gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Giao tổ chức cộng đồng NTTS thực
hiện hoặc xã hội hóa dịch vụ thu gom rác trên đầm, vịnh; đơn vị quản lý vùng nuôi/phòng Quản lý đô thị/hạ
tầng nâng cao trách nhiệm kiểm tra, xử lý.
- Tăng cường tập huấn, tuyên truyền
nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực thi pháp luật của người nuôi về các quy
định phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm…;
công bố quy hoạch và kiên trì hướng dẫn, vận động người nuôi tuân thủ quy hoạch,
sử dụng mặt nước đúng mục đích, đồng thời tăng cường việc kiểm tra, xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
d) Về khoa học công nghệ, khuyến ngư:
- Nghiên cứu,
áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các công nghệ mới an toàn môi trường,
an toàn dịch bệnh cho vùng nuôi ven bờ; đầm, vịnh; thử nghiệm mô hình NTTS tại
các vùng biển xa bờ để giảm áp lực môi trường vùng ven bờ, góp phần duy trì và
phát triển sinh kế cho các cộng đồng ngư dân chủ yếu sống dựa vào NTTS.
- Có cơ chế
thu hút các doanh nghiệp, cơ quan khoa học nghiên cứu, sản xuất giống tôm hùm,
thực nghiệm mô hình nuôi tôm hùm trên bờ theo công nghệ RAS, công nghệ nuôi
vùng biển hở; nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế dần các loại cá
tạp, giảm ô nhiễm môi trường và giảm khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ven
bờ, nghiên cứu các loại vật liệu làm lồng mới có khả năng chịu được sóng, bão lớn.
- Trong thời gian tới ưu tiên nguồn
vốn khuyến nông để triển khai các mô hình NTTS hiệu quả, bền vững, trong đó tập
trung cho tôm hùm. Đổi mới hình thức, nội dung đào tạo, tập huấn để tất cả người
NTTS và các bên liên quan: “biết - hiểu - thực hiện”.
e) Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Kiểm soát chặt các cơ sở thu mua
thủy sản thương phẩm, yêu cầu các cơ sở thu mua thủy sản cam kết chỉ mua thủy sản
có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có hồ sơ ghi chép để truy xuất nguồn gốc nhằm định
hướng người nuôi tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm, thực hành
nuôi tốt và phát triển thương hiệu sản phẩm chủ lực địa phương.
- Tập huấn và kiểm tra kiến thức
an toàn thực phẩm cho các đối tượng liên quan, cấp giấy chứng nhận kiến thức an
toàn thực phẩm, kiểm tra cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh
cho các cơ sở NTTS theo quy định.
g) Nâng cao
năng lực bộ máy quản lý NTTS từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã:
- Kiện toàn,
nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các tổ chức quản lý NTTS. Về
lâu dài giao quyền quản lý khai thác, NTTS cho các Tổ đồng quản lý nghề cá ven
bờ, Nhà nước tập trung nguồn lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý
các hành vi trái quy định.
- Sắp
xếp, bổ sung biên chế, vị trí quản lý nhà nước
cho lĩnh vực NTTS ở các cấp; quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
quản lý và nhân sự thay thế, kế thừa để đảm bảo NTTS phát triển hiệu quả và bền
vững.
h) Tăng cường
sự phối hợp giữa các sở, ngành; giữa
ngành với chính quyền địa phương trong quản lý NTTS:
Trong thời
gian qua sự phối hợp còn nhiều bất cập, yếu kém dẫn đến suy yếu hiệu lực quản
lý nhà nước về thủy sản nói chung và NTTS nói riêng. Do vậy, cần phải khắc phục bằng những việc làm cụ thể, đúng thẩm quyền, sát thực
tiễn sản xuất, tránh các thủ tục phức tạp, chồng chéo, đùn đẩy nhưng không cơ
quan nào, cấp nào chịu trách nhiệm.
i) Nâng cao
vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng:
- Ban hành
Nghị quyết chuyên đề về phát triển tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên để chỉ đạo
thực hiện, vì tôm hùm là sản phẩm chủ lực của tỉnh, giải quyết việc làm cho
hàng ngàn hộ ngư dân, tạo ra giá trị hàng hóa lớn.
- Nhiệm vụ
phát triển thủy sản và NTTS ở từng địa phương có tiềm năng, thế mạnh cần được
đưa vào Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ 05 năm và hàng năm của Đảng bộ các cấp, theo đó chỉ
đạo chính quyền thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật
kịp thời để phát triển sản xuất đúng mục tiêu đặt ra, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và ổn định an sinh - xã hội trên địa bàn.
k) Nâng cao
vai trò của các hội, đoàn thể, hội nghề nghiệp:
- Tăng cường sự tham gia có hiệu
quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, xã; các hội,
đoàn thể trong hoạt động tuyên truyền, vận động người nuôi thực hiện tốt các
quy định của pháp luật về NTTS; vận động các tổ chức, cá nhân NTTS tham gia các
tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ, tổ tự quản, hội nghề nghiệp…để hỗ trợ, giúp đỡ
phát triển ngành hàng hiệu quả, bền vững.
- Xây dựng chuỗi liên kết
trong sản xuất - kinh doanh tôm hùm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị, thương
hiệu tôm hùm Phú Yên trên thị trường.
l) Bên cạnh tăng cường quản lý
nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhu cầu chuyển đổi nghề của một bộ
phận người dân không có đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Do đó,
địa phương, các sở, ngành và các hội đoàn thể, mặt trận các cấp cần có đề xuất,
xây dựng được phương án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo nhiều
cơ hội việc làm, đảm bảo mưu sinh, có cơ chế khuyến khích chuyển đổi nghề cho
các hộ nuôi trồng thủy sản nhất là những ngành nghề gắn với du lịch, dịch vụ
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của các địa phương ven biển.
3. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp thực
hiện các biện pháp nêu trên; kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo đề xuất biện
pháp xử lý kịp thời các tồn tại, vướng mắc trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- Công bố, hướng dẫn các địa phương
thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Phối hợp
với các Trung tâm, Viện, Trường giám sát môi trường và dịch bệnh các vùng nuôi
đảm bảo hiệu quả; thông tin đến người nuôi kịp thời các diễn biến xấu và hướng
dẫn biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại.
- Hoàn
thành quy hoạch chi tiết mặt nước NTTS trên vịnh Xuân Đài để tổ chức sắp xếp,
giao mặt nước NTTS đúng quy hoạch, không để tái diễn ô
nhiễm môi trường tôm chết hàng loạt.
- Phối hợp
tốt giữa các sở, ngành, địa phương về quản lý NTTS tránh chồng chéo, đùn đẩy
trách nhiệm.
- Chủ trì, phối hợp các lực lượng
liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất,
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định hiện hành về hoạt động nuôi trồng thủy sản.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Quản lý chặt chẽ các nguồn xả thải,
bắt buộc các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
- Tham mưu ban hành quy định về thu phí hoàn trả môi trường vùng nuôi trồng thủy sản
phù hợp với các quy định của pháp luật; hướng dẫn về giao,
cho thuê mặt nước biển nuôi trồng thủy
sản để các địa phương thực hiện thuận lợi.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình
UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch chi tiết mặt nước nuôi trồng
thủy sản vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030 làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo; đồng thời, chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách, tham mưu, trình UBND tỉnh phân bổ
kinh phí để thực hiện quy hoạch.
- Giao Sở Tài chính phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất nguồn kinh phí thực hiện thí điểm mô hình quan trắc
môi trường tự động tại vùng nuôi tôm
hùm phường Xuân Yên trên vịnh Xuân
Đài và đầm Cù Mông nhằm giám sát liên tục môi trường kịp
thời khuyến cáo cho người nuôi biết phòng tránh thiệt hại.
d) UBND
cấp huyện:
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, UBMTTQ Việt Nam, đoàn thể chính trị các cấp thường xuyên tổ chức tuyên
truyền, vận động người dân thực hiện NTTS đúng quy định, thu gom xử lý chất thải,
áp dụng đúng quy trình kỹ thuật...
- Giao nhiệm vụ, bổ sung trách nhiệm
cho các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý hoạt động nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn.
- Rà soát, quản lý các hộ nuôi trồng theo đúng
vùng quy hoạch và các quy chuẩn hiện hành; tổ chức sắp xếp, giao, cho thuê mặt
nước các vùng NTTS lồng, bè trên đầm,
vịnh; tổ chức thu gom chất thải rắn từ hoạt
động NTTS ven bờ và lồng bè; thực hiện đúng quy định về đăng ký và kê khai ban đầu
cho các cơ sở NTTS ao đìa, lồng, bè để
làm cơ sở cho quản lý, giao, cho thuê mặt nước. Thường
xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các các cơ sở NTTS, thu mua
thủy sản vi phạm quy định tại Thông
tư số 45/014/TT-BNNPTNT và 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT và theo Quyết định số 51/2015/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 của UBND tỉnh.
- Thành lập
và có cơ chế hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức cộng đồng, tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng
thủy sản, nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng người nuôi.
- Chủ động bố trí kinh phí để lập
quy hoạch chi tiết các vùng nuôi, tiến đến giao cho thuê mặt nước cho các hộ
dân.
- Trong khi chờ đợi quy hoạch chi
tiết được lập và phê duyệt, rà soát, quản lý các hộ nuôi nuôi trồng theo đúng
vùng quy hoạch và các quy chuẩn hiện hành; tổ chức phân vùng và sắp xếp, giao,
cho thuê mặt nước các vùng NTTS lồng, bè trên đầm, vịnh cho các tổ cộng đồng, tổ
tự quản, tổ đồng quản lý hoặc hợp tác xã;
e) UBND cấp xã:
- Làm tốt vai trò quản lý ban đầu
của địa phương, bố trí đủ và hợp lý cán bộ, kinh phí làm tốt công tác thống kê,
báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản của địa phương. Hướng dẫn người nuôi thực
hiện đăng ký cơ sở nuôi trồng thủy sản và kê khai ban đầu (đây là quy định bắt
buộc và là cơ sở của công tác quản lý, điều hành sản xuất thủy sản của địa
phương).
- Quản lý số lượng giống thả nuôi,
diện tích, số lượng lồng bè nuôi trên địa bàn xã theo quy hoạch chi tiết hoặc
theo phân vùng được phê duyệt hoặc theo hạn mức diện tích giao cho hộ dân của từng
địa phương.
- Chủ trì phối hợp các hội, đoàn thể xây dựng các phương án chuyển đổi
nghề nghiệp đối với các hộ nuôi trồng thủy sản bị giải tỏa, nhất là các ngành
nghề gắn kết với dịch vụ, du lịch
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của tỉnh.
- Thành lập và có cơ chế hỗ trợ hoạt
động cho các tổ chức cộng đồng, tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản,
giao quyền tự quản cho cộng đồng người nuôi; giao nhiệm vụ các tổ chức này
trong việc cung cấp thông tin cơ sở và phối hợp với chính quyền, các đoàn thể để
tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định quản lý ngành, xử
lý các vi phạm.
g) Các
sở, ngành liên quan và các hội
đoàn thể phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý nuôi trồng thủy sản đảm bảo
mang lại hiệu quả thiết thực.
h) Kiểm tra báo cáo: Giao Sở Nông nghiệp
và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan kiểm tra, rà
soát báo cáo tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị
này theo hàng tháng, quý, năm.
i) Đề nghị các cấp ủy, Mặt trận, Đoàn thể
chính trị các cấp trong toàn hệ thống chính trị tổ chức tuyên truyền, vận động
quán triệt thực hiện tốt các giải pháp nêu trên một cách đồng bộ, nghiêm túc.
(Kèm theo phương án sắp xếp lồng
bè nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu).
Thủ trưởng
các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- UBMTTQVN tỉnh (b/c);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy: Đông Hòa,
Tuy An, Sông Cầu:
- UBND các huyện, TX: Đông Hòa,
Tuy An, Sông Cầu;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PVP. UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT-UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Đ, HK
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hữu Thế
|
Phụ lục: PHƯƠNG ÁN
Sắp xếp lồng bè NTTS trên địa bàn phường Xuân Yên,
thị xã Sông Cầu
(Kèm theo Chỉ
thị số 05 /CT-UBND ngày 19 /3/2018 của UBND tỉnh).
Vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè vịnh Xuân Đài được quy hoạch đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2013 là 747 ha (phường Xuân Đài 55 ha, phường
Xuân Yên 124 ha, phường Xuân Thành 65 ha, xã Xuân Phương 503 ha) và vùng
nuôi lồng bè đầm Cù Mông 253ha (xã Xuân Cảnh 139 ha, xã Xuân Thịnh 114ha).
Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các vùng nuôi này đã không tuân theo quy hoạch, phương án phân vùng nuôi, diện tích và số lồng
nuôi thực tế vượt gấp nhiều lần so
với quy hoạch. Tại vịnh Xuân Đài, số lồng bè đã phân bố hầu khắp mặt nước biển của vịnh sau sự
cố tôm chết hàng loạt vào tháng 5, 6/2017.
Vùng nuôi
phường Xuân Yên có diện tích là 124ha, được bố trí thành
8 tiểu khu. Quy hoạch duyệt đến năm 2020, số lồng nuôi tôm
hùm được phép nuôi là 6.301 lồng, trong đó 3.001 lồng nuôi thương phẩm và 3.300
lồng ương tôm giống.
Theo thống kê, báo cáo của UBND thị
xã Sông Cầu qua đợt tôm chết do sự cố môi
trường cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2017 thì phường Xuân
Yên hiện có 534 hộ nuôi lồng bè với tổng số lồng là 15.522 lồng; nhưng theo điều
tra hộ năm 2016 của Dự án CRSD Phú Yên thì phường Xuân Yên có 315 hộ tại địa
phương tham gia nuôi trồng thủy sản lồng bè, nhưng chỉ 92 hộ (vừa khai thác vừa
nuôi trồng thủy sản) tham gia vào 04 Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ phường Xuân
Yên, được thành lập và công bố ngày 10/01/2017.
Phương án sắp xếp này tạm xác định
315 hộ tại địa phương đủ điều kiện được giao mặt nước. Điều này cho thấy khó
khăn khi triển khai sắp xếp lồng bè là diện tích quy hoạch có hạn nhưng số hộ
và số lồng hiện đang nuôi trên thực tế đã vượt quá quy định hiện hành (mật độ lồng
cao gấp 2 - 3 lần quy định), nhiều hộ từ nơi khác đến (219 hộ) không đủ điều kiện
để giao mặt nước và địa phương cũng không có mặt nước để cho thuê để các hộ tiếp
tục nuôi.
Căn cứ các cơ sở trên, đề
xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ban hành phương án sắp xếp lồng bè phường Xuân Yên như sau:
I. CĂN CỨ
PHÁP LÝ:
- Luật Thủy sản năm 2003 ngày 26/11/2003 và Nghị định số 27/2005/NĐ-CP
ngày 08/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thủy sản;
- Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/ 09/2013 về quy định về xử phạt hành chính
trong hoạt động thủy sản;
- Quyết định 2383/QĐ-BNN-NTTS
ngày 06/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định tạm thời về
nuôi tôm hùm;
- Quyết định
số 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh Phú Yên về việc
phê duyệt dự án Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặnvùng ven biển tỉnh
Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển thủy sản
tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
- Phương án phân vùng mặt nước
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã đã được UBND thị xã Sông Cầu phê duyệt.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG GIAO MẶT
NƯỚC, THỜI GIAN THỰC HIỆN:
1. Phạm vi: Vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè phường Xuân Yên; diện
tích 124 ha.
2. Đối tượng được giao, sắp xếp lồng, bè nuôi: Các hộ có hộ khẩu thường
trú phường Xuân Yên (tạm tính: 315 hộ).
3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2018 -
tháng 8/2018.
III. PHƯƠNG ÁN
SẮP XẾP, DI DỜI, GIAO MẶT NƯỚC:
1. Sắp
xếp, giao mặt nước cho các hộ đủ điều kiện trong vùng quy hoạch.
a) Xác định vị trí, ranh giới các
vùng, tiểu vùng nuôi và cắm mốc trên thực địa: UBND thị xã Sông cầu chỉ đạo các phòng chức năng xác định vị trí,
ranh giới các vùng, tiểu vùng nuôi và cắm mốc trên thực tế theo quy hoạch tại
Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh, theo tọa độ 04 góc như sau:
- Góc thứ nhất có tọa độ
E: 109014’03”
, N: 13028’31”.
- Góc thứ 2 có tọa độ
E: 109014’40’’, N: 13028’30”.
- Góc thứ 3 có tọa độ
E: 109014’39’’, N: 13027’57’’.
- Góc thứ 4 có tọa độ
E: 109013’51’’, N: 13028’02’’.
b) Thông qua danh sách hộ đủ điều
kiện giao mặt nước và xác định định mức giao mặt nước:
- UBND phường rà soát, lập danh
sách các hộ thuộc diện được giao mặt nước của địa phương làm cơ sở để định mức
phân chia mặt nước theo các tiêu chí sau:
+ Cá nhân sinh sống và có hộ khẩu
thường trú tại phường Xuân Yên.
+ Cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà nguồn sống
chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.
+ Cá nhân, hộ gia đình tham gia
các Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ phường Xuân Yên, Tổ tự quản nuôi tôm hùm lồng,
bè; hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo.
- Danh sách các hộ được giao mặt
nước phải được họp, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, ý kiến của tập thể lãnh đạo
Đảng ủy xã, UBND, UBMTTQVN và các Hội, Đoàn thể của phường sau đó tiến hành
niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường, khu phố để nhân dân biết.
- Định mức phân chia mặt nước:
+ Xác định định mức giao mặt nước:
Phân chia tổng diện tích được phê duyệt trên tổng số hộ được giao mặt nước; phường
Xuân Yên có tổng diện tích NTTS lồng bè được phê duyệt là 124ha, số hộ được
giao mặt nước là 315 hộ (dự kiến).
+ Hạn mức diện tích mặt nước giao
cho từng hộ trung bình là 124/315» 0,40 ha/hộ.
c) Phương án phân chia mặt nước
theo các tiểu khu:
Bảng 1. Hạn mức diện tích,
phương án phân chia mặt nước nuôi tôm hùm theo tiểu khu phường Xuân Yên, thị xã
Sông Cầu.
TT
|
Tiểu khu
|
Diện tích
(ha)
|
Số lồng
nuôi
|
Số hộ dự kiến
|
TB số lồng/
hộ
|
1
|
Tiểu khu a
|
30
|
1.488
|
77
|
19
|
2
|
Tiểu khu b
|
19
|
980
|
49
|
20
|
3
|
Tiểu khu c
|
6
|
315
|
15
|
21
|
4
|
Tiểu khu d
|
6
|
315
|
15
|
21
|
5
|
Tiểu khu e
|
12
|
613
|
28
|
22
|
6
|
Tiểu khu g
|
10
|
525
|
26
|
20
|
7
|
Tiểu khu h
|
13
|
665
|
33
|
20
|
8
|
Tiểu khu i
|
28
|
1.400
|
72
|
19
|
Tổng/TB
|
8
|
124
|
6.301
|
315
|
|
Những hộ được giao mặt nước trong cùng một tiểu khu thành lập ra 01 Tổ đồng
quản lý NTTS; xây dựng quy chế hoạt
động và trình UBND phường phê duyệt để cùng nhau quản lý về
mật độ lồng nuôi, mật độ tôm nuôi, xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường vùng nuôi và phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ phát triển sản xuất. Không để
các hộ tự phát sinh thêm lồng, bè mới vượt quá quy định.
2. Phương án di dời, sắp xếp
các hộ không đủ điều kiện giao mặt nước NTTS lồng
bè trong vùng quy hoạch
phường Xuân Yên.
a) Đối với các hộ có hộ khẩu thường
trú tại các địa phương ngoài phường Xuân
Yên có quy hoạch NTTS lồng bè thì liên hệ với địa
phương đó xin được giao mặt nước, lập
kế hoạch di dời lồng bè.
b) Đối với các hộ có hộ khẩu thường
trú tại các địa phương không có quy hoạch mặt nước NTTS lồng bè: UBND
thị xã Sông Cầu đề xuất vùng nuôi tạm
thời cho UBND tỉnh xem xét, đồng ý cho nuôi tạm thời. Thời gian cho nuôi tạm thời
đến hết 01 vụ nuôi (kể từ thời điểm
giao mặt nước), trong thời gian nuôi tạm thời, giao trách nhiệm cho UBND xã,
phường, thị trấn chịu trách nhiệm xử lý các trường hợp thả nuôi mới (thêm giống
mới, làm lồng nuôi mới). Vùng nuôi tạm thời nên bố trí liền kề vùng được
quy hoạch, phải tính toán để đảm bảo mật độ lồng nuôi không vượt so với quy định
và đảm bảo các tiêu chí sau:
- Độ sâu mực nước tối thiểu của
vùng nuôi không dưới 6m, các thông số tốc độ dòng chảy, thủy lý, thủy hóa, vi
sinh phù hợp cho nuôi tôm hùm theo các quy định hiện hành.
- Không bị ảnh hưởng của nước ngọt từ các sông, suối đổ về trong mùa mưa bão.
- Không cản trở luồng tàu thuyền ra vào tránh trú bão trong mùa
mưa bão, không lấn chiếm các khu vực được quy hoạch cho tàu
thuyền tránh trú bão.
- Không trùng
với các vùng dự kiến được quy hoạch cho du lịch vịnh Xuân
Đài.
Cách tính toán diện tích vùng nuôi
tạm thời, hạn mức diện tích tạm giao
cho các hộ theo như phương án sắp xếp lồng, bè nuôi của các hộ trong vùng được
quy hoạch. UBND thị xã Sông Cầu giao cho UBND các xã, phường chủ trì, phối hợp Tổ quản lý cộng đồng NTTS, đơn vị quản lý vùng nuôi quản lý chặt số hộ
và lồng nuôi trong vùng nuôi tạm thời, không cho phát sinh lồng, bè nuôi mới và
thả giống mới. Lồng bè nào thu hoạch xong phải đưa lên bờ, trả lại mặt nước cho địa
phương quản lý theo quy định.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Trách nhiệm Sở Nông nghiệp
và PTNT:
- Công bố, hướng dẫn các địa phương
thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Hoàn
thành quy hoạch chi tiết mặt nước NTTS trên vịnh Xuân Đài để tổ chức sắp xếp,
giao mặt nước NTTS đúng quy hoạch, không để tái diễn ô
nhiễm môi trường tôm chết hàng loạt.
- Hướng dẫn, phối hợp UBND thị xã Sông Cầu thực hiện phương án sắp xếp lồng bè nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn phường Xuân Yên; kiểm tra, đôn đốc
và tổng hợp báo cáo đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các tồn tại, vướng mắc
trong quá trình thực hiện;
- Phối hợp
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch hướng dẫn UBND thị xã Sông Cầu xác định vị trí, cắm mốc ngoài thực địa; hướng
dẫn trình tự, thủ tục giao, mặt nước sau khi hoàn thành việc sắp xếp lồng, bè.
2. Trách nhiệm của UBND thị
xã Sông Cầu:
- Lập phương án và thực hiện ngay
việc giao, sắp xếp các cơ sở NTTS lồng, bè trên vịnh Xuân Đài. Trước mắt thực hiện giao, sắp xếp vùng nuôi phường Xuân Yên, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện trên
các vùng nuôi thị xã Sông Cầu. Chủ
trì, phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm, không cho thả nuôi
lại, nếu vượt quá mật độ tôm, mật độ lồng, bè; kiên
quyết không cho phát sinh lồng, bè nuôi mới.
- Chủ trì
thống kê, rà soát hiện trạng vùng nuôi phường Xuân Yên để làm cơ sở xác định đối tượng được giao, đối tượng
phải giải tỏa, di dời, hạng mức diện tích để giao, cho
thuê, xác định vùng nuôi tạm thời…
- Thông báo, tuyên truyền rộng
rãi đến các hộ nuôi chủ trương của tỉnh về quản lý, sắp xếp lại các vùng NTTS lồng
bè; rà soát, thống kê, phân loại cụ thể các hộ đang NTTS lồng, bè trên địa bàn
quản lý; yêu cầu người nuôi không thả giống mới và làm lồng, bè mới, thực hiện
đăng ký nuôi theo quy định để có cơ sở giao hoặc cho thuê mặt nước và quản lý lồng,
bè nuôi. Những trường hợp vi phạm hoặc cố tình không kê khai, đăng ký thì không
giao mặt nước, đồng thời xử lý nghiêm.
- Giao nhiệm vụ, bổ sung trách nhiệm
cho các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý hoạt động nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn.
- Kiểm tra điều kiện các cơ sở
NTTS nhỏ lẻ theo phân công, phân cấp
và phối hợp kiểm tra của UBND tỉnh theo Quyết định 51/2015/QĐ-UBND ngày
17/11/2015 của UBND tỉnh Phú Yên.
Phương án đề xuất này chỉ mang
tính giả định, UBND thị xã Sông Cầu căn
cứ thực tế và các quy định hiện hành để chỉ đạo lập kế hoạch sắp xếp, di dời lồng
bè nuôi trồng thủy sản cụ thể cho các xã, phường trên vịnh Xuân Đài để triển
khai thực hiện./.