Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 02/CT-UBND 2019 chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh động vật Huế

Số hiệu: 02/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 05/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 01 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO QUYẾT LIỆT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2019

Theo báo cáo của Cục Thú y, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong thời gian qua có diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng mạnh vào các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019, làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trong năm 2018 đạt được nhiều kết quả quan trọng, các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật đã được khống chế. Tuy nhiên do mầm bệnh vẫn còn tồn lưu, phát tán trong môi trường; diễn biến phức tạp của thời tiết tác động tiêu cực đến sức khỏe của đàn vật nuôi; kết hợp với các hoạt động vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng gia tăng,... nên nguy cơ dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi là rất cao.

Thực hiện Chỉ thị số 9747/CT-BNN-TY ngày 14/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân 2018-2019. Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường và các cơ quan chuyên môn triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo Quyết định số 1037/KH-UBND ngày 17/5/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh”; chỉ đạo công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống đỗ, ngã, đói, rét cho gia súc; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động đối với các chương trình, dự án liên quan đến cung cấp gia súc, gia cầm cho người dân nuôi trên địa bàn, yêu cầu các dự án tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng vật nuôi, quy định về kiểm dịch động vật.

b) Tổ chức triển khai tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm 2 vụ/năm (vụ Xuân và vụ Thu) đạt trên 80% tổng đàn để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm, chó nuôi. Phân công cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác tiêm phòng (quản lý chất lượng, số lượng, chủng loại, hạn dùng; việc bảo quản vắc xin, cấp giấy chứng nhận tiêm phòng...)

c) Chủ động xây dựng Kế hoạch và bố trí nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019, kinh phí hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh. Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc các bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh ở lợn, Dịch tả lợn Châu Phi thì tiến hành lấy mẫu gửi xét nghiệm và tổ chức tiêu hủy ngay dịch đầu tiên đtránh lây lan ra diện rộng; chủ động sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ kịp thời công tác phòng chống dịch và hỗ trợ chủ nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

d) Chỉ đạo triển khai thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

đ) Chỉ đạo nuôi trồng thủy sản theo lịch thời vụ; quy hoạch vùng nuôi và xử lý nước thải; tôm giống phải được kiểm dịch, xét nghiệm PCR trước khi thả nuôi.

e) Trước, trong, sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và các ngày lễ lớn trong năm 2019, chỉ đạo đoàn liên ngành kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của Luật Thú y.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế và các ngành liên quan:

a) Tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực cho lực lượng thú y cơ sở; phân công cán bộ thú y giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch gia súc, gia cầm, thủy sản không đlây lan trên diện rộng.

b) Tổ chức phòng bệnh chủ động bằng việc triển khai tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, chó nuôi đạt miễn dịch qun thể, đặc biệt chú ý tiêm phòng các bệnh Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng ở trâu bò; Dịch tả, Tụ huyết trùng ở lợn; Cúm gia cầm, Niu cát xơn, dịch tả ở gia cầm; Dại ở chó mèo và các bệnh bắt buộc phải phòng bệnh bằng vắc xin theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Tổ chức tháng hành động vệ sinh, tiêu độc khử trùng từ ngày 05/01/2019 đến ngày 31/01/2019 tại các khu vực có nguy cơ cao như khu vực sau lũ lụt, ổ dịch cũ, chợ buôn bán, điểm thu gom gia súc, cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc,..duy trì công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường hàng tháng; tuyên truyền việc xã hội hóa công tác tiêu độc khử trùng đngười dân chủ động thực hiện tại khu vực chăn nuôi của mình. Nội dung tiêu độc khử trùng thực hiện theo Công văn số 1036/SNNPTNT-CCCNTY ngày 29/8/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quy trình kỹ thuật thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng đợt II năm 2018.

d) Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật nhằm hạn chế dịch bệnh, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng đặc biệt là các chương trình, dự án liên quan đến cung cấp gia súc, gia cầm cho người dân nuôi trên địa bàn. Túc trực 24/24h tại 02 chốt ở xã Phong Thu và xã Lộc Thủy trên Quốc lộ 1A; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

đ) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-83:2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.

g) Tổ chức giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi đối với cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm đảm bảo dịch bệnh được khống chế và không lây lan ra diện rộng.

3. Các đơn vị: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Công thương, Quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thú y) và các huyện, thị xã, thành phố Huế tăng cường kiểm tra các hoạt động lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật đặc biệt là công tác kiểm soát buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.

4. Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, theo dõi, đề phòng các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tổ chức tuyên truyền liên tục bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của nhân dân thực hiện tốt các nội dung trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan có kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên theo dõi và tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Th
ú y;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: NN&PTNT, YT, TC, TT&TT, CT;
- Cục Hải quan tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Cục Quản lý thị trườ
ng tỉnh;
- Đài TRT;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- VP: LĐ và các CV: TH;
- Lưu: VT, NN.

CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 02/CT-UBND về tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật ngày 05/01/2019 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.797

DMCA.com Protection Status
IP: 3.134.104.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!