Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 666/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Dương Mah Tiệp
Ngày ban hành: 03/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 666/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 03 tháng 11 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Thú y năm 2015; Luật Thủy sản năm 2017; Luật Chăn nuôi năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 và Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 và Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ;

Thực hiện Công văn số 5824/BNN-TY ngày 22/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024 và Văn bản số 6060/BNN-TY ngày 31/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024;

Căn cứ các Quyết định, Kế hoạch của UBND tỉnh: Quyết định số 531/QĐ- UBND ngày 06/10/2020 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 730/KH-UBND ngày 09/4/2019 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 13/01/2022 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022 - 2030; Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25/3/2022 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022-2030; Kế hoạch số 1258/KH-UBND ngày 06/9/2021 về Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 179/TTr-SNNPTNT ngày 18/10/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Cục Thú y (b/c);
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Mah Tiệp

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 02/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

I. Tình hình chung

1. Tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ước thực hiện năm 2023: Đàn trâu 15.780 con, đàn bò 474.100 con, đàn lợn 719.900, đàn gia cầm 7.563.000, đàn ong 92.470 đàn, đàn dê 126.290 con, 1.303 nhà yến. Toàn tỉnh hiện có 75.696 hộ nuôi trâu, bò; 39.734 hộ nuôi lợn; 117.785 hộ nuôi gia cầm. Trang trại chăn nuôi hiện có 591[1] trại gồm: 143 trại bò, số lượng 70.019 con; 326 trại lợn, số lượng 393.228 con; 122 trại gia cầm, số lượng 1.582.705 con. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại chiếm 31,61% (trong đó chăn nuôi bò chiếm 16,25%, chăn nuôi lợn chiếm 57,23%, chăn nuôi gia cầm chiếm 21,34%); tính đến ngày 12/9/2023, trên địa bàn tỉnh có 209 dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi với tổng diện tích 9.374,92 ha, tổng vốn đầu tư 35.618,98 tỷ đồng, với quy mô dự án gồm 104.989 con bò, 4.244.580 con lợn, 40.000 con gà trứng giống bố mẹ, 19.200 con vịt đẻ trứng. Hiện có 27 dự án đã đi vào hoạt động với số lượng 62.454 con bò, 268.123 con lợn.

Tổng diện tích nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước đạt 15.520 ha (trong đó, diện tích nuôi trồng 1.220 ha, diện tích khai thác tự nhiên 14.300 ha). Hiện toàn tỉnh có 619 ô lồng nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 548 ô lồng nuôi cá tại các hồ chứa trên địa bàn các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Kbang và thị xã An Khê. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá Thát lát, cá Lăng, cá Rô phi đơn tính, cá Diêu hồng, cá Lóc, cá Trê, cá Tầm.

2. Tình hình dịch bệnh động vật và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua

Trong năm 2022, dịch bệnh động vật xảy ra rải rác trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) ở bò xảy ra tại 10 thôn làng/03 xã/02 huyện Kbang (xã Tơ Tung), Mang Yang (xã Đak Yă, Ayun) làm mắc bệnh 27 con bê của 22 hộ, trong đó, 09 con bê chết, tiêu hủy với khối lượng 1.101 kg; Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 07 thôn/05 xã/03 huyện Chư Pưh (xã Ia Rong), Ia Pa (xã Chư Răng, Kim Tân), Krông Pa (xã Ia Rsươm, Chư Rcăm) làm 384 con lợn mắc bệnh của 12 hộ, đã tổ chức tiêu hủy 384 con với khối lượng 12.954 kg; bệnh Lở mồm long móng (LMLM) ở bò xảy ra tại 18 thôn/05 xã thuộc huyện Ia Pa (xã Ia Broái, Ia Tul) và thị xã Ayun Pa (xã Ia Sao, Ia Rtô và Ia Rbol) làm 394 con bò mắc bệnh của 134 hộ, khỏi 380 con, chết 14 con với khối lượng 1.096 kg.

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2023 tương đối ổn định; một số ổ bệnh xảy ra nhỏ lẻ, rải rác đã được phát hiện và xử lý kịp thời, không lây lan ra diện rộng, cụ thể: Bệnh DTLCP đã làm 58 con lợn bị mắc bệnh, chết và tiêu hủy với khối lượng 1.352 kg của 15 hộ/02 thôn/02 xã ở huyện Đak Đoa và Mang Yang; bệnh LMLM đã làm 33 con bò mắc bệnh/14 hộ/2 làng tại huyện Chư Sê và huyện Đức Cơ; bệnh VDNC đã làm 13 con bò mắc bệnh của 11 hộ/04 xã thuộc huyện Kbang, Mang Yang; các ổ bệnh nghi Ung khí thán, Tụ huyết trùng trên đàn bò tại huyện Krông Pa làm 71 con bò/56 hộ dân/15 thôn/08 xã mắc bệnh và chết; ổ bệnh nghi Tụ huyết trùng trên gà tại thị xã Ayun Pa làm khoảng gần 600 con gia cầm của 10 hộ dân bị chết; trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 11 ca tử vong trên người nguyên nhân do bệnh Dại.

Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, người chăn nuôi ủng hộ tham gia thực hiện. Các ổ dịch bệnh động vật được phát hiện, bao vây xử lý kịp thời, đa số các ổ bệnh chỉ xảy ra ở phạm vi nhỏ và được kiểm soát. Tuy nhiên, địa bàn tỉnh đang có sự lưu hành của nhiều loại mầm bệnh làm tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh cho đàn vật nuôi vẫn còn rất lớn, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM, DTLCP, VDNC, Dại,… Số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn là sinh kế, nguồn thu nhập chính của người dân đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong khi phương thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là nhỏ lẻ (chiếm khoảng 70%), chưa quan tâm nhiều đến công tác phòng, chống dịch bệnh bằng vắc xin (tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong năm 2023 rất thấp so với Kế hoạch đề ra; tính đến hết tháng 08 năm 2023 các địa phương bố trí ngân sách nhà nước được hơn 15,865 tỷ đồng (đạt khoảng 37% Kế hoạch của tỉnh) để mua vắc xin, hóa chất thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh); việc kiểm soát dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi, gia trại hạn chế (như người ra, vào; khu chăn nuôi chưa tách biệt với các khu vực khác; thức ăn chăn nuôi chưa được kiểm soát để xử lý mầm bệnh triệt để; vệ sinh khử trùng, xử lý chất thải, rác thải chăn nuôi ít được đầu tư,…); hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật ngày càng tăng cao; buôn bán, giết mổ động vật nhỏ lẻ khó kiểm soát; thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh động vật. Năm 2024, dự báo tình hình dịch bệnh động vật (LMLM gia súc, VDNC trâu, bò, DTLCP, Dại,…) có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Vì vậy, ngoài việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh hiện nay là tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi.

Để chủ động triển khai thực hiện đồng bộ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, việc xây dựng Kế hoạch hàng năm nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản là hết sức cần thiết.

II. Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2024

1. Mục đích, yêu cầu

1.1 Mục đích

- Thông qua triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản để tạo chuyển biến mạnh mẽ, căn bản về nhận thức, trách nhiệm của người chăn nuôi, cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh động vật; đồng thời nhanh chóng phát hiện dập tắt các ổ dịch bệnh phát sinh, xử lý kịp thời, không để lây lan ra diện rộng.

- Nhằm chủ động và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, thúc đẩy kinh tế phát triển.

1.2 Yêu cầu

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản cần phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tuân theo các quy định của pháp luật về thú y, huy động nhân, tài, vật lực phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch tránh gây thất thoát, lãng phí.

- Tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp của các cấp, ngành, tổ chức có liên quan từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, thôn, hộ chăn nuôi trong công tác phòng, chống dịch.

2. Nội dung của kế hoạch

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật như tiêm phòng vắc xin, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,…

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật, bệnh lây truyền giữa động vật và người; duy trì, phát triển cơ sở an toàn dịch bệnh động vật từng bước tiến tới xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh.

- Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

3. Giải pháp thực hiện kế hoạch

3.1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

- Tổ chức chỉ đạo triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo đồng bộ, kịp thời, hiệu quả.

- Tổ chức kiểm tra về công tác tổ chức, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra việc triển khai công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, chỉ đạo kịp thời tránh gây thất thoát vắc xin, hóa chất và không đúng đối tượng được thụ hưởng,…

3.2. Về nguồn lực

- Huy động cả hệ thống chính quyền, đoàn thể tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

- Sử dụng hệ thống cán bộ thú y cấp tỉnh; cán bộ, nhân viên thú y của các huyện, thị xã, thành phố; lực lượng nhân viên thú y xã, phường, thị trấn và những người đã qua tập huấn nghiệp vụ thú y.

- Sử dụng vật tư, hóa chất và các trang thiết bị hiện có và mua bổ sung để đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

3.3. Giải pháp kỹ thuật

3.3.1 Tiêm phòng vắc xin

Nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh, theo quy định tại mục 1 Phụ lục 07 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT và Điều 1, Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi, cụ thể:

a) Đối với đàn trâu, bò

- Tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò:

+ Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò khỏe mạnh của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

+ Loại vắc xin: Vắc xin LMLM 2 type O&A.

+ Số lượng: Đảm bảo tiêm vắc xin cho tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng.

+ Thời gian tiêm phòng: Bảo đảm 2 lần tiêm phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng (đợt 1: Vào khoảng tháng 4 - 5 năm 2024; đợt 2: Vào tháng 9 - 10 năm 2024).

- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng (THT) cho trâu, bò:

+ Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò khỏe mạnh của các hộ chăn nuôi tại các ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi trọng điểm, vùng có nguy cơ phát dịch.

+ Loại vắc xin: Sử dụng vắc THT trâu, bò chủng P52.

+ Thời gian tiêm phòng: Tiêm 01 lần vào tháng 5-6 năm 2024.

- Tiêm phòng vắc xin VDNC cho trâu, bò:

+ Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò khỏe mạnh của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

+ Loại vắc xin: Vắc xin VDNC trâu, bò.

+ Số lượng: Đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng và bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng, phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm chính.

+ Thời gian tiêm phòng: Tiêm 01 lần vào tháng 7-8 năm 2024.

b) Đối với đàn lợn

- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng (THT), Phó thương hàn (PTH), Dịch tả:

+ Đối tượng tiêm phòng: Đàn lợn nái, lợn đực giống khỏe mạnh của các hộ chăn nuôi tại các ổ dịch cũ, vùng trọng điểm chăn nuôi, vùng có nguy cơ phát dịch.

+ Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin Kép (THT + PTH lợn nhược độc) và Dịch tả lợn (tiêm kèm kép).

- Thời gian: Tiêm 01 lần vào tháng 5-6 năm 2024.

c) Đối với đàn chó, mèo: Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại:

- Đối tượng tiêm phòng: Đàn chó, mèo khỏe mạnh tại các hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn tỉnh.

- Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin Dại.

- Số lượng: Tiêm vắc xin dại cho trên 70% đàn chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch, mới nuôi; khi có dịch bệnh Dại xảy ra, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin Dại cho chó, mèo bảo đảm đạt 80% tổng đàn trở lên.

- Thời gian: Tiêm 01 lần vào tháng 3-4 năm 2024.

d) Đối với đàn gia cầm: Tỉnh nằm trong vùng nguy cơ thấp đối với bệnh Cúm gia cầm do đó các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm chủ động mua vắc xin tiêm phòng Cúm gia cầm; ngân sách nhà nước chỉ tiêm phòng bao vây ổ dịch Cúm gia cầm (khi có dịch xảy ra) hoặc khi có bằng chứng vi rút Cúm gia cầm lưu hành và có khả năng gây bệnh, lây lan.

e) Đối với động vật chưa được tiêm phòng theo Kế hoạch của tỉnh: Tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động mua vắc xin và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình theo quy trình nuôi như các loại vắc xin: Tai xanh ở lợn; Cúm gia cầm; Niu cát xơn ở gà và Dịch tả ở vịt…

f) Hình thức tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin: Tổ chức triển khai tiêm đồng loạt trên địa bàn 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Ngoài thời gian tiêm phòng vắc xin theo chương trình của tỉnh, huyện, tổ chức tiêm phòng bổ sung khi cần thiết.

3.3.2 Giám sát dịch bệnh, giám sát tiêm phòng

a) Giám sát dịch bệnh động vật trên cạn

- Giám sát lâm sàng: Cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh đến tận các hộ, cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện sớm xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, không để bệnh phát triển lây lan thành dịch, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

- Giám sát bệnh động vật:

+ Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút DTLCP: 29 mẫu máu lợn nhằm phát hiện sớm vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

+ Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm trên gia cầm nhập lậu khi bị bắt giữ (dự kiến thực hiện 01 lần): 29 mẫu gộp (145 mẫu swab gộp thành 29 mẫu) nhằm phát hiện sớm vi rút gây bệnh Cúm gia cầm.

+ Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Lở mồm long móng: 29 mẫu huyết thanh bò nhằm phát hiện sớm vi rút gây bệnh LMLM trâu, bò.

+ Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Viêm da nổi cục ở bò: 29 mẫu dịch mũi bò nhằm phát hiện sớm vi rút gây bệnh VDNC trâu, bò.

+ Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Dại chó: 29 mẫu đầu chó nhằm phát hiện sớm vi rút gây bệnh Dại cho chó, mèo.

b) Giám sát dịch bệnh thủy sản

Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tiến hành kiểm tra xác minh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm phát hiện mầm bệnh có biện pháp xử lý phù hợp.

c) Giám sát tiêm phòng

- Giám sát công tác tiêm phòng tại các địa phương trong quá trình triển khai tiêm phòng các loại vắc xin theo Kế hoạch của tỉnh.

- Giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM: Tổ chức lấy 122 mẫu huyết thanh trâu, bò (61 mẫu x 02 đợt/năm) xét nghiệm định tính kháng thể 02 serotype O&A để đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vắc xin.

d) Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

Tổ chức thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021. Trên cơ sở kết quả quan trắc, giám sát môi trường, tổ chức khuyến cáo, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp ứng phó, phòng chống dịch bệnh trên đàn thủy sản nuôi.

3.3.4 Quản lý tổng đàn vật nuôi

Tổ chức quản lý hoạt động chăn nuôi, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện khai báo; lập sổ thống kê theo dõi tổng đàn các loại vật nuôi theo quy định bao gồm đàn chó, mèo nuôi; cập nhật số liệu chăn nuôi chó, mèo tại các huyện, thị xã, thành phố lên Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật (VAHIS). Định kỳ tối thiểu 02 lần/năm, báo cáo cập nhật số liệu các hộ chăn nuôi tổng đàn vật nuôi chi tiết đến cấp xã.

3.3.5 Điều tra ổ dịch

Khi có dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản xảy ra, tổ chức điều tra nhằm tìm nguyên nhân gây ra dịch bệnh, xử lý ổ dịch đúng quy định, ngăn chặn không để dịch lây lan và hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

3.3.6 Vệ sinh, khử trùng tiêu độc

- Hình thức triển khai:

+ Tiêu độc thường xuyên: Thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc hàng ngày.

+ Tiêu độc định kỳ: Thực hiện theo tháng vệ sinh khử trùng tiêu độc, dự kiến 3 đợt/ năm.

- Loại hóa chất sử dụng: Các loại hóa chất thuộc danh mục được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

- Địa điểm: Thực hiện tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố và đầu mối giao thông.

- Số lượng hóa chất ước tính sử dụng: 16.260 lít/01 năm (có Phụ lục 01 kèm theo).

- Đối tượng:

+ Tại các khu vực nguy cơ phát dịch cao như khu vực chăn nuôi, giết mổ, bãi chăn thả động vật; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật; các Trạm kiểm dịch động vật, Chốt kiểm soát dịch bệnh, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, tổ chức phun tiêu độc, khử trùng khi có dịch bệnh xảy ra...

+ Tại các cơ sở sản xuất giống, thu gom, nuôi dưỡng, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản.

3.3.7 Kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

- Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

- Tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông duy trì hoạt động 24/24 giờ; xử lý những trường hợp vi phạm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản ra, vào tỉnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch đúng quy định.

- Tăng cường kiểm soát việc lưu thông, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật và thủy sản trên địa bàn; quản lý chặt các cơ sở kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn, thực hiện ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và không sử dụng chất cấm trong việc giết mổ gia súc, gia cầm.

3.3.8 Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y và người hành nghề thú y

- Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y và người hành nghề thú y thông qua việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; chứng chỉ hành nghề thú y.

- Rà soát, thống kê, lập danh sách quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy định trong quá trình buôn bán thuốc thú y, hành nghề thú y của các tổ chức, cá nhân theo quy định.

3.3.9 Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích các xã, phường, thị trấn, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản về các quy định của pháp luật liên quan đến cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh; lợi ích khi cơ sở, vùng được công nhận là cơ sở, vùng an toàn đối với bệnh động vật để các tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, để thuận lợi cho quá trình vận chuyển tiêu thụ trong nước; tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng gia súc; bệnh VDNC, Tụ huyết trùng ở trâu, bò; bệnh Dịch tả lợn cổ điển, DTLCP ở lợn; Dại chó, mèo; bệnh Niu cát xơn, Cúm ở gia cầm,…theo quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

- Duy trì các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Tổ chức giám sát dịch bệnh, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh khi đủ điều kiện theo quy định; định kỳ báo cáo cập nhật danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh được cấp theo quy định.

3.4 Giải pháp thông tin, tuyên truyền, tập huấn

a) Phối hợp các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình: Thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh của đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản; quy định về chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tái đàn, thực hiện quản lý kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; đồng thời trực tiếp tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán giết mổ gia súc, gia cầm về chăn nuôi an toàn, giết mổ đảm bảo vệ sinh,…

b) Thông qua các lớp tập huấn, các cuộc họp, các buổi tuyên truyền, nói chuyện: Cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh; các kiến thức về chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh như chẩn đoán, giám sát dịch bệnh; cung cấp các kỹ năng về chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, thủy sản, phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.

4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính

4.1 Nguồn kinh phí

- Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch: Ngân sách nhà nước; kinh phí của các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi, thú y, thủy sản và nguồn kinh phí huy động từ các nguồn lực khác.

- Yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh các giải pháp thông tin, tuyên truyền, vận động, … nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, trang trại, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, thủy sản nhất là việc tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm. Ngoài số lượng vắc xin do ngân sách nhà nước hỗ trợ tiêm cho các đối tượng cụ thể nêu tại mục 3.3.1 của Kế hoạch nà y, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi chủ động bố trí kinh phí mua vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm đối với vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn trâu, bò, lợn nái, đực giống; trên 80% tổng đàn trâu, bò đối với vắc xin phòng bệnh VDNC; tối thiểu 80% tổng đàn gia cầm thuộc diện tiêm đối với vắc xin phòng bệnh CGC; 70% tổng đàn chó, mèo đối với vắc xin phòng bệnh Dại.

4.2 Cơ chế tài chính

a) Ngân sách tỉnh

- Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi của cơ quan thú y cấp tỉnh bao gồm: kinh phí thực hiện nội dung giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, giám sát lưu hành vi rút gây bệnh và giám sát sau tiêm phòng (có Phlc 2 kèm theo).

- Trường hợp dịch bệnh động vật bùng phát, có chiều hướng lây lan ra diện rộng, địa phương không đảm bảo đủ số lượng vắc xin, hóa chất để kịp thời phòng, chống dịch bệnh báo cáo, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định. Nếu hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định không đảm bảo kinh phí để kịp thời phòng, chống dịch bệnh thì báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh.

b) Ngân sách cp huyn: Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của tuyến địa phương, bao gồm:

- Kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng đối với đàn vật nuôi thuộc diện tiêm phòng của các hộ chăn nuôi trên địa bàn đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định.

- Kinh phí mua hóa chất để triển khai vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo Kế hoạch này và Kế hoạch riêng của địa phương.

- Ngoài ra, bố trí kinh phí: Tiền công tiêm phòng; thẩm định giá vắc xin, in ấn biểu mẫu tiêm phòng, in giấy chứng nhận tiêm phòng; vận chuyển, bảo quản vắc xin; kinh phí phục vụ công tác chỉ đạo, triển khai tiêm phòng tại địa phương. Kinh phí thẩm định giá hóa chất; kinh phí triển khai công tác tiêu độc khử trùng. Chủ động dự phòng nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản như: Kinh phí tổ chức phòng, chống dịch; mua vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch; lấy mẫu xác định nguyên nhân gây bệnh, Chốt kiểm soát dịch bệnh động vật tạm thời do cấp huyện thành lập; công tiêm phòng vắc xin bao vây khẩn cấp ổ dịch, tiêu độc khi có dịch xảy ra (nếu có); kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm, thủy sản bị tiêu hủy do dịch bệnh theo quy định. Đảm bảo kinh phí thực hiện các chương trình như chương trình phòng, chống bệnh LMLM, DTLCP, VDNC,… và các bệnh truyền nhiễm lây lan giữa người và động vật tại địa phương. Bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật do địa phương triển khai; kinh phí tuyên truyền, tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương.

c) Kinh phí của các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi, thú y, thủy sản

Người chăn nuôi phải có trách nhiệm chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của mình như mua các loại vắc xin ngoài chương trình của tỉnh để tiêm phòng theo quy trình chăn nuôi; mua các loại hóa chất, vôi bột… để tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, ao nuôi, khu vực chăn nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh…Thực hiện tiêm phòng, tiêu độc, phòng, chống dịch bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

5. Tổ chức thực hiện

5.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản được UBND tỉnh phê duyệt;

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện:

+ Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các nội dung của Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

+ Phối hợp với UBND cấp huyện, các cơ quan liên quan: Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, hạn chế dịch bệnh phát triển, lây lan làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chăn nuôi.

+ Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y góp phần phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm; xử lý các trường hợp vi phạm quy định.

+ Tổ chức giám sát công tác tiêm phòng; lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng; lấy mẫu giám sát dịch bệnh…

+ Tổ chức báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan nghiên cứu tham mưu, đề xuất tỉnh bổ sung, sửa đổi Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25/3/2022 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030 để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022 - 2030 được ban hành theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng các quy định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Tổng hợp kết quả, báo cáo định kỳ, đột xuất cho UBND tỉnh hình dịch bệnh động vật và các nội dung thuộc Kế hoạch này.

5.2 Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, tổng hợp, đề xuất gửi Sở Tài chính theo quy định; Sở Tài chính tổng hợp, cân đối theo khả năng ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản theo Kế hoạch này.

5.3 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch tại địa phương và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh lây lan ra diện rộng do chủ quan, lơ là, thiếu sự phối hợp trong công tác phòng, chống dịch và chậm tiến độ trong việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

- Xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai các nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2024 trên địa bàn (theo Kế hoạch UBND tỉnh đã phê duyệt); cần bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch của địa phương đảm bảo phù hợp với nội dung Kế hoạch này nhất là nguồn kinh phí, cơ chế tài chính thực hiện; trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật trên cạn và thủy sản; các bệnh truyền lây giữa người và động vật (như Cúm gia cầm, Dại chó, mèo,…); các kế hoạch tiêm phòng, tiêu độc khử trùng; phương án tổ chức phòng, chống dịch bệnh; tổ chức lấy mẫu gửi xét nghiệm khi nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm xảy ra bao gồm việc lấy mẫu xét nghiệm bệnh Dại khi phát hiện các trường hợp người bị chó, mèo cào, cắn; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và công bố dịch theo quy định của pháp luật.

- Bố trí đầy đủ kinh phí để đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2024 theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Định kỳ trước ngày 25 hàng tháng báo cáo việc bố trí phí và tiến độ tiêm phòng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kinh doanh, giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ người tiêu dùng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi; tiêu độc khử trùng; tăng cường, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn cho các hộ có liên quan đến chăn nuôi, buôn bán, giết mổ chủ động giám sát, nhận biết, khai báo khi nghi ngờ dịch bệnh xảy ra và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; xử lý kịp thời, không để phát sinh thành dịch.

- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức thống kê, quản lý đàn gia súc, gia cầm, chó, mèo và thống kê, quản lý nuôi trồng thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình dịch bệnh, kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

5.4 Tổ chức cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi như tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,...; thực hiện các quy định về thực hiện chăn nuôi, nuôi trồng, phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện.

Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những thiếu sót, bất cập thì phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP CÁC LOẠI VẮC XIN, HÓA CHẤT DỰ KIẾN SỬ DỤNG NĂM 2024
(kèm theo Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024 tại Quyết định số 666 QĐ/UBND ngày 03 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Gia Lai)

Stt

Địa phương

Vắc xin sử dụng cho trâu, bò (liều)

Vắc xin sử dụng cho lợn (liều)

Vắc xin Dại chó, mèo (liều)

Hóa chất sử dụng (lít)

Ghi chú

LMLM (2 đợt/năm)

VDNC

THT

Kép (THT+PTH nhược độc lợn)

Dịch tả lợn (tiêm kèm kép)

1

Tp.Pleiku

24.200

12.100

10.950

29.580

29.580

10.260

1.350

2

Tx.An Khê

23.000

11.500

4.810

1.400

3

Tx.Ayun Pa

16.400

8.200

8.400

2.880

2.880

2.640

450

4

H.Chư Păh

35.000

17.500

9.275

8.100

8.100

9.660

600

5

H.Chư Prông

27.100

13.550

5.000

13.500

1.000

6

H.Chư Pưh

38.000

19.000

10.000

5.000

5.000

9.770

700

7

H.Chư Sê

42.200

21.100

10.000

10.000

10.000

15.800

910

8

H.Đak Đoa

32.200

16.100

15.000

10.000

10.000

17.910

1.000

9

H.Đức Cơ

16.400

8.200

7.850

3.540

3.540

6.370

600

10

H.Kbang

48.000

24.000

18.000

4.500

4.500

6.030

750

11

H.Kông Chro

75.800

37.900

20.000

5.000

5.000

8.790

900

12

H.Krông Pa

104.400

52.200

57.900

14.500

14.500

9.560

1.400

13

H.Ia Grai

26.600

13.300

11.000

15.000

15.000

8.340

1.200

14

H.Ia Pa

63.400

31.700

15.000

2.000

2.000

11.700

1.000

15

H.Mang Yang

33.400

16.700

9.000

4.470

1.200

16

H.Đak Pơ

29.400

14.700

5.280

800

17

H.Phú Thiện

36.400

18.200

18.000

5.000

5.000

8.930

1.000

Tổng cộng

671.900

335.950

225.375

115.100

115.100

153.820

16.260

Ghi chú: Đối với vắc xin LMLM, VDNC trâu, bò tiêm phòng tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng; vắc xin Dại chó, mèo tiêm đạt 70% tổng đàn trở lên.

PHỤ LỤC 2

KINH PHÍ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ LẤY MẪU GIÁM SÁT NĂM 2024
(kèm theo Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024 tại Quyết định số 666 QĐ/UBND ngày 03 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Gia Lai)

ĐVT: đồng

Stt

Loại hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

I

Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh: lấy 29 mẫu/01 đợt

16.608.000

Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2020-2025

1

Chi phí xét nghiệm mẫu

mẫu

29

522.000

15.138.000

- Số lượng, loại mẫu theo quy định của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ;

- Phát hiện bằng kỹ thuật Real time PCR đối với vi rút DTLCP tại Quyết định số 01/QĐ-TYV5 ngày 01/1/2023 của Chi cục Thú y vùng 5.

2

Chi phí mua dụng cụ lấy mẫu

848.000

Chi theo thực tế

-

Kim, xi ranh, ống đựng huyết thanh chứa chất chống đông

bộ

29

12.000

348.000

-

Chi phí khác (thùng bảo quản, bao tay, khẩu trang, bông, cồn, băng keo, đá bảo quản…)

Lần

1

500.000

500.000

3

Hỗ trợ công lấy mẫu

mẫu

29

18.000

522.000

Giá dịch vụ theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật và Quyết định số 37/QĐ- CCCNTY ngày 18/9/2017 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

4

Tiền bảo quản, vận chuyển gửi mẫu từ tp. Pleiku đến Tp. Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk

lần

1

100.000

100.000

Chi theo thực tế

II

Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm trên gia cầm nhập lậu khi bị bắt giữ: dự kiến thực hiện 1 lần

41.664.000

Kế hoạch 730/KH-UBND ngày 09/4/2019 của UBND về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

1

Chi phí xét nghiệm mẫu

38.019.000

- Loại mẫu, số lượng mẫu theo quy định của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPNT.

- Phát hiện và định type bằng kỹ thuật RT-PCR đối với 01 trong số những vi rút gây bệnh: Xác định subtype cúm gia cầm (1 subtype (gene): H5, N1, N6 hoặc N8 theo Quyết định số 01/QĐ-TYV5 ngày 01/01/2023 của Chi cục Thú y vùng 5.

-

Xác định subtype H5

mẫu gộp

29

585.000

16.965.000

-

Xác định subtype N1

mẫu gộp

29

242.000

7.018.000

-

Xác định subtype N6

mẫu gộp

29

242.000

7.018.000

-

Xác định subtype N8

mẫu gộp

29

242.000

7.018.000

2

Ống dung dịch môi trường bảo quản mẫu

ống

29

65.000

1.885.000

Chi theo thực tế

3

Dụng cụ lấy mẫu (tăm bông, khẩu trang, bao tay, thùng bảo quản mẫu…)

lần

1

500.000

500.000

Chi theo thực tế

4

Tiền bảo quản, vận chuyển gửi mẫu (từ TP.Pleiku đến TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk)

Lần

1

100.000

100.000

5

Hỗ trợ tiền công lấy mẫu (lấy 145 mẫu swab (05 mẫu gộp thành 01 mẫu)) thành 29 mẫu gộp

mẫu

145

8.000

1.160.000

Giá dịch vụ theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật và Quyết định số 37/QĐ- CCCNTY ngày 18/9/2017 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

III

Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Lở mồm long móng: Lấy 29 mẫu/01 đợt

8.176.000

- Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021 - 2025.

1

Hỗ trợ tiền công lấy mẫu: Mẫu huyết thanh

mẫu

29

30.000

870.000

- Số lượng lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Giá dịch vụ theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật và Quyết định số 37/QĐ- CCCNTY ngày 18/9/2017 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

2

Chi phí xét nghiệm mẫu: Phát hiện bằng phương pháp ELISA 3ABC đối với kháng thể kháng vi rút gây bệnh LMLM

mẫu

29

202.000

5.858.000

Quyết định số 01/QĐ-TYV5 ngày 01/01/2023 của Chi cục Thú y vùng 5

3

Chi phí bảo quản, vận chuyển gửi mẫu đến cơ quan xét nghiệm (Tp.Pleiku, Gia Lai đến Tp.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk)

lần

1

100.000

100.000

Chi theo thực tế

4

Chi phí mua dụng cụ lấy mẫu

1.348.000

-

Tiền mua kim, xy ranh, ống đựng huyết thanh

Cái

29

12.000

348.000

Chi theo thực tế

-

Chi phí khác (dụng cụ cố định gia súc, găng tay, khẩu trang, thùng bảo quản, bông, cồn, băng keo, đá bảo quản….)

lần

1

1.000.000

1.000.000

Chi theo thực tế

IV

Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM:

02 đợt/năm. Mỗi đợt 61 mẫu. Đối với vắc xin LMLM 2 type O&A thực hiện định tính kháng thể 02 serotype O&A

47.252.000

- Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021 - 2025.

1

Hỗ trợ tiền công lấy mẫu (cả năm): Mẫu huyết thanh

mẫu

122

30.000

3.660.000

- Số lượng lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Giá dịch vụ theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật và Quyết định số 37/QĐ- CCCNTY ngày 18/9/2017 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

2

Chi phí xét nghiệm mẫu (cả năm):

mẫu

39.528.000

- Nội dung thực hiện theo hướng dẫn Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT , ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chi phí xét nghiệm mẫu căn cứ Quyết định 1790/QĐ-TYV6, ngày 30/12/2016 của Chi cục Thú y vùng 6.

-

Định tính kháng thể bệnh LMLM (01 serotype O) bằng phương pháp LP ELISA

mẫu

122

162.000

19.764.000

-

Định tính kháng thể bệnh LMLM (01 serotype A) bằng phương pháp LP ELISA

mẫu

122

162.000

19.764.000

3

Tiền vận chuyển, bảo quản mẫu gửi đến cơ quan xét nghiệm (TP.Pleiku đến TP.Hồ Chí Minh)

lần

2

300.000

600.000

Chi theo thực tế

4

Chi phí mua dụng cụ lấy mẫu

3.464.000

Chi theo thực tế

-

Tiền mua kim, xy ranh, ống đựng huyết thanh

cái

122

12.000

1.464.000

-

Chi phí khác (dụng cụ cố định gia súc, găng tay, khẩu trang, thùng bảo quản, bông, cồn, băng keo, đá bảo quản….)

lần

2

1.000.000

2.000.000

V

Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Viêm da nổi cục ở bò: Lấy 29 mẫu/ đợt. Dự kiến lấy tại 03 địa phương.

17.688.000

- Căn cứ Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quyết định số 75/KH-UBND ngày 13/01/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022-2030

1

Hỗ trợ công lấy mẫu: Mẫu dịch mũi

mẫu

29

30.000

870.000

- Số lượng lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Giá dịch vụ theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật và Quyết định số 37/QĐ- CCCNTY ngày 18/9/2017 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

2

Chi phí xét nghiệm mẫu:

mẫu

29

522.000

15.138.000

Quyết định số 01/QĐ-TYV5 ngày 01/01/2023 của Chi cục Thú y vùng 5

3

Tiền vận chuyển, bảo quản mẫu gửi đến cơ quan xét nghiệm (TP.Pleiku đến TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk)

lần

1

100.000

100.000

Chi theo thực tế

4

Chi phí dụng cụ lấy mẫu

1.580.000

-

Tiền dụng cụ lấy mẫu, tăm bông lẫy mẫu, ống bảo quản mẫu

lần

29

20.000

580.000

Chi theo thực tế

-

Chi phí khác (dụng cụ cố định gia súc, thùng bảo quản, găng tay, khẩu trang, bông, cồn, băng keo, đá bảo quản….)

lần

1

1.000.000

1.000.000

Chi theo thực tế

VI

Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Dại chó: Dự kiến lấy 3 lần

24.690.000

Kế hoạch 568/KH-UBND ngày 25/3/2022 của UBND tỉnh Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030

1

Chi phí mua mẫu

Mẫu

29

160.000

4.640.000

Chi theo thực tế

2

Chi phí xét nghiệm mẫu

Mẫu

29

585.000

16.965.000

- Số lượng, loại mẫu theo quy định của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ;

- Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với vi rút Dại tại Quyết định số 01/QĐ-TYV5 ngày 01/01/2023 của Chi cục Thú y vùng 5.

3

Chi phí mua dụng cụ lấy mẫu

2.553.000

Chi theo thực tế

-

Găng tay

Hộp

2

246.000

492.000

-

Khẩu trang

Cái

10

30.000

300.000

-

Áo bảo hộ liền quần Tivek

Bộ

3

225.000

675.000

-

Cồn 70 độ

Chai

2

68.000

136.000

-

Thùng bảo quản mẫu

Thùng

3

100.000

300.000

Chi theo thực tế

-

Dao

Cái

1

150.000

150.000

Chi theo thực tế

-

Chi phí khác (bông, cồn, băng keo, đá bảo quản…)

Lần

1

500.000

500.000

Chi theo thực tế

4

Hỗ trợ công lấy mẫu

Mẫu

29

8.000

232.000

Giá dịch vụ theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật và Quyết định số 37/QĐ- CCCNTY ngày 18/9/2017 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

5

Tiền bảo quản, vận chuyển gửi mẫu từ tp. Pleiku đến Tp. Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk

Lần

3

100.000

300.000

Chi theo thực tế

Tổng cộng

156.078.000



[1] 591 trại chăn nuôi, trong đó: 49 trại quy mô lớn (5 trại bò, số lượng 62.538 con; 43 trại lợn, số lượng 305.238 con; 01 trại gia cầm, số lượng 119.084 con); 313 trại quy mô vừa (64 trại bò, số lượng 5.562 con; 150 trại lợn, số lượng 78.264 con; 99 trại gia cầm, số lượng 1.389.191 con); 229 trại quy mô nhỏ (74 trại bò, số lượng 1.919 con; 133 trại lợn, số lượng 9.726 con; 22 trại gia cầm, số lượng 74.430 con).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


​Quyết định 666/QĐ-UBND ngày 03/11/2023 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên​ địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


382

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.93.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!