BỘ NỘI VỤ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2/VBHN-BNV
|
Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2021
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ NGHỈ HƯU Ở TUỔI CAO HƠN ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC
Nghị định số 53/2015/NĐ-CP
ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối
với cán bộ, công chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015, được
sửa đổi, bổ sung bởi:
[1]Nghị
định số 104/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về
nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức, có hiệu lực kể từ ngày 04
tháng 9 năm 2020.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động
ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Cán bộ, công
chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ,
Chính phủ ban hành Nghị định
quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về
nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Khoản 3 Điều
187 của Bộ luật Lao động.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức nữ giữ
các chức vụ, chức danh dưới đây:
a)[2]
Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng;
b) Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
c) Phó Chủ tịch chuyên trách
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội;
d) Thứ trưởng Bộ; cấp phó của
người đứng đầu cơ quan ngang Bộ; người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
đ) Phó Chủ tịch chuyên trách
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cấp phó các tổ chức chính trị - xã
hội ở Trung ương;
e) Phó Giám đốc Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng biên tập
Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật;
g) Sĩ quan trong lực lượng
vũ trang có quân hàm cấp tướng;
h) Phó Bí thư tỉnh ủy, thành
ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
i) Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh;
k) Ủy viên Ban Thường vụ
kiêm Trưởng các ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh;
l)[3]
Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.
2. Những người được bổ nhiệm
chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao.
Chương
II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.
Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Bảo đảm khách quan, công
bằng, công khai và đúng quy định.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết
định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Khoản
3 Điều 187 Bộ luật Lao động, nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu đối với các trường
hợp này không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
3. Cán bộ, công chức quy định
tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này khi được cơ quan có thẩm
quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý.
4. Trong thời gian thực hiện
chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ
làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Điều 4.
Điều kiện để nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
Cán bộ, công chức thuộc đối
tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định tại Nghị định này phải đáp ứng các điều
kiện sau:
1. Có đủ sức khỏe để thực hiện
chức trách, nhiệm vụ;
2. Không đang trong thời
gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật
về đảng, chính quyền.
Điều 5. Thời
gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Đối với cán bộ, công chức
quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công
tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không vượt quá 60 tuổi.
2. Đối với các trường hợp
quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công
tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không quá 65 tuổi đối với
nam và 60 tuổi đối với nữ.
Chương
III
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH[4]
Điều 6.
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015.
2. Các quy định về việc nghỉ
hưu ở tuổi cao hơn đối với những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.
3. Bãi bỏ các quy định về
nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức đã ban hành trái với quy định
tại Nghị định này.
Điều 7.
Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức khác quyết
định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối
với cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý.
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm
kiểm tra và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện quy định về
nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức trước ngày 31 tháng 12 hàng
năm.
Điều 8.
Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân;
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
- Vụ Pháp chế (để cập nhật lên CSDLQG);
- Lưu: VT, CCVC.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Lê Vĩnh Tân
|
[1]
Nghị định số 104/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định
về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức, có hiệu lực kể từ ngày 04
tháng 9 năm 2020 có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính phủ quyền địa
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật cán bộ, công
chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Bộ luật lao động
ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về
nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.
[2] Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 104/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015
của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức, có
hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 9 năm 2020
[3] Điểm này được bổ
sung theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 104/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5
năm 2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công
chức, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 9 năm 2020
[4]
Các Điều 2, 3 của Nghị định số 104/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015
của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức, có
hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 9 năm 2020 quy định như sau:
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 04 tháng 9 năm 2020
Điều 3. Trách nhiệm thi
hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.