Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế Người ký: Lê Duy Đồng, Lê Ngọc Trọng
Ngày ban hành: 17/03/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT

Hà Nội , ngày 17 tháng 3 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ Y TẾ SỐ 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰ NG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI

Căn cứ Điều 104 của Bộ Luật Lao động và điều 8 của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 511TC/ CSTC ngày 30 tháng 1 năm 1999, của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các Cơ quan có liên quan, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y Tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

Đối tượng được bồi dưỡng bằng hiện vật là người lao động kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác;

- Các tổ chức cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;

- Các đơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Cơ quan hành chính, sự nghiệp;

- Các cơ quan tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân;

- Người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này, trừ trường hợp điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác.

II. ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC BỒI DƯỠNG

1. Điều kiện bồi dưỡng hiện vật:

Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề công việc độc hại nguy hiểm theo danh mục nghề,công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Nhà nước ban hành mà có các điều kiện sau đây thì được xét để hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật:

a/ Môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế:

+ Nhóm yếu tố vật lí: Vi khí hậu, ồn, rung, áp suất, điện từ trường, ánh sáng, bức xạ ion và không ion, laze... ;

+ Nhóm các yếu tố hoá học : Hoá chất độc, hơi độc, khí độc, bụi độc...

b/ Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh cho người.

2. Mức bồi dưỡng:

Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

Mức 1, có giá trị bằng 2000 đồng;

Mức 2, có giá trị bằng 3000 đồng;

Mức 3, có giá trị bằng 4500 đồng;

Mức 4, có giá trị bằng 6000 đồng.

III- NGUYÊN TẮC:

1- Việc chăm lo sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động, nhưng do chưa khắc phục được hết các yếu tố độc hại ; Người sử dụng lao động phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.

2- Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, đảm bảo thuận tiện và vệ sinh; Không được trả bằng tiền; Không được đưa vào đơn giá tiền lương.

Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được như làm việc lưu động, phân tán, ít người, ... người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho nguời lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trường hợp này, người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động và đăng ký với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương.

3- Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng

Trong trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.

4- Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng ban hành kèm theo quyết định số 611/TTg ngày 24/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ , sẽ không được hưởng các mức bồi dưỡng theo Thông tư này.

5- Đối với các chức danh nghề, công việc trước đây đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thỏa thuận theo quy định của Thông tư số 20/TTLB ngày 24/9/1992 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế thì thực hiện chuyển đổi mức như sau:

Mức 1 cũ sang mức 1 mới;

Mức 2 cũ sang mức 2 mới;

Mức 3, 4 cũ sang mức 3 mới;

Trong khi thực hiện chuyển đổi từ mức cũ sang mức mới, nếu có trường hợp bất hợp lý thì gửi văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế xem xét và thỏa thuận theo quy định tại điểm 2 mục IV.

- Mức 4 mới chỉ áp dụng đối với các nghề, công việc mà môi trường lao động có các yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm.

6- Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh... được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông; đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên ; đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề...thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Trách nhiệm của người sử lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp dụng:

a/ Giáo dục, tuyên truyền mục đích ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung thông tư và quy định của đơn vị về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.

b/ Y tế cơ sở căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hàng năm của các nghề, công việc cụ thể có trách nhiệm giúp người sử dụng lao động quy định cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: Đường, sữa, trứng, chè, hoa quả, bánh... ứng với các mức bồi dưỡng quy định tại khoản 2 mục II nói trên.

c/ Tổ chức chu đáo việc bồi dưỡng, đảm bảo người lao động được hưởng bồi dưỡng đầy đủ đúng chế độ.

2- Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương:

a/ Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Thông tư đến các đơn vị, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý.

b/ Căn cứ vào đề nghị của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và kết quả đo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc hàng năm của cơ quan y tế, tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xem xét, quyết định theo quy định sau:

- Biểu tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu của Thông tư này.

- Kết quả đo môi trường lao động hàng năm có các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan đã được Bộ Y tế chấp thuận. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như quy định tại khoản b, mục 1, phần II thì không phải kèm theo kết quả đo môi trường.

3- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế phối hợp với Liên đoàn Lao động các địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền.

4- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 20/TTLB ngày 24/9/1992 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế; các qui định khác trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, nghành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Vụ Bảo hộ lao động) và Bộ Y tế (Vụ y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

 

 

PHỤ LỤC
(Ban hành kèm Thông tư số :......../1999/ TTLT - BLĐTBXH - BYT
ngày...... tháng..... năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế)

 

BỘ, NGÀNH
ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGIÃ VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạng phúc

.............., ngày tháng năm 199

BIỂU MẪU TỔNG HỢP CÁC CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT


TT

Chức danh nghề, công việc

Số lượng các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép

Cơ quan thực hiện đo và ngày, tháng, năm đo

Mức bồi dưỡng đề nghị được hưởng

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lãnh đạo Bộ, ngành, UBND

các Tỉnh , Thành phố trực thuộc TƯ

(Ký tên và đóng dấu)

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS - THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 10/1999/TTLT/BLDTBXH-BYT

Hanoi, March 17, 1999

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGIME OF ALLOWANCES IN KIND FOR LABORERS WORKING IN HAZARDOUS AND NOXIOUS CONDITIONS

Pursuant to Article 104 of the Labor Code and Article 8 of Decree No.06/CP of January 20, 1995 of the Government detailing a number of articles of the Labor Code on labor safety and labor hygiene; following the recommendations of the Ministry of Finance in its Official Dispatch No.511-TC/CSTC of January 30, 1999 and of the Vietnam General Federation of Labor and related agencies, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health jointly provide the following guidance on the implementation of the regime of allowances in kind for laborers working in hazardous and noxious conditions:

I. OBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION

Benefiting allowances in kind are laborers including pupils and students on practice, apprenticeship or job training in the following enterprises, agencies and organizations:

- State enterprises;

- Enterprises of other economic sectors;

- Organizations and individuals employing labor to conduct production and business activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Foreign agencies and organizations, international organizations in Vietnam employing laborers who are Vietnamese;

- Non-business, production, business and service units belonging to administrative, non-business agencies, political and social organizations, mass organizations, the People’s Armed Forces and the People’s Public Security Forces;

- Administrative and non-business agencies;

- Agencies of political-social organizations and mass organizations;

- Foreigners working in enterprises and organizations or for individuals on Vietnamese territory all come under the scope of regulation of this Circular, except otherwise provided for in international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

II. CONDITIONS AND LEVELS OF ALLOWANCES

1. Conditions for allowances in kind:

Laborers working in noxious and hazardous trades and jobs listed among the specially heavy, noxious and hazardous jobs, or noxious and hazardous jobs stipulated by the State are eligible for the regime of allowances in kind if they work in the following conditions:

a/ The environment has one of the hazardous and noxious elements and fails to meet the allowed hygienic norms set by the Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Group of chemical factors: noxious chemicals, noxious steams and gases, noxious dust...

b/ Direct contact with sources of infection by micro-organisms causing diseases to humans.

2. Levels of allowances:

Allowances in kind shall be made per capita and valued in money corresponding to the following levels:

Level 1, valued at 2,000 Dong;

Level 2, valued at 3,000 Dong;

Level 3, valued at 4,500 Dong;

Level 4, valued at 6,000 Dong;

III. PRINCIPLES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The organization of allowances in kind must be conducted during the work shift, ensure convenience and hygiene, must not be paid in cash and must not be included in the wage unit price.

If, due to the still unstable organization of labor, such as roving work, scattered work or work with a small labor force, it is impossible to organize collective on-site allowance, the employer must supply food in kind to the laborers who have the duty to organize themselves the food allowance as prescribed. In this case the employer must regularly inspect the implementation by the laborers and must register this allowance with the local Labor, War Invalids and Social Affairs Service.

3. Laborers who work in an environment involving hazardous and noxious elements for 50% and more of the standard time of the work day, shall enjoy the full allowance ration. If they work for 50% and less of the standard time of the work day, they shall enjoy half of the allowance ration.

In case of overtime work, the regime of allowance in kind shall increase proportionally to the overtime hours.

4. Laborers working in special trades or jobs and eligible for the regime of quantitative rations issued together with Decision No.611/TTg of September 24, 1996 of the Prime Minister shall not enjoy the levels of allowance in kind prescribed in this Circular.

5. With regard to the trades and jobs which have been agreed upon by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as stipulated in the Joint Circular No.20/TTLB of September 24, 1992 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health, the following conversion shall be effected:

Former level 1 shall become level 1 in the new system;

Former level 2 shall become level 2 in the new system;

Former levels 3 and 4 shall become level 3 in the new system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Level 4 in the new system shall apply only to trades and jobs in which the working environment involves particularly noxious or hazardous elements.

6. The expenses for the allowance in kind to the production and business units shall be accounted in the product cost or circulation cost. For the administrative and non-business agencies they shall be accounted in the regular expenditures. For objects that are pupils and students on practice, job training and apprenticeship, such expenditures shall be covered by the agency that manages these pupils and students.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Responsibility of the labor employer in the units and enterprises:

a/ To carry out education and to popularize the aim and significance of the regime of allowances in kind and to popularize the contents of this Circular and the regulations of the units on the implementation of this regime down to each laborer.

b/ Basing itself on the annual impact of the working environment on the different trades and specific jobs, the grassroots medical service shall have to help the employer of labor to determine the composition of the food used as allowances in conformity with the detoxification and body resistance such as sugar, milk, eggs, tea, fruits and cookies corresponding with the levels of allowance stipulated in Clause 2, Section II mentioned above.

c/ To dutifully organize the allowances in order to ensure that the laborers receive the allowance adequately and in conformity with the regime.

2. Responsibility of the ministries, branches and localities:

a/ To organize the guidance for the implementation of the stipulations in this Circular to each unit and enterprise under their managerial responsibility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



An integrated list of the trades and jobs in the branches and localities where allowances in kind should apply.

- Results of the annual measurements of the working environment involving hazardous and noxious elements at the working places of the Prophylactic Medicine Centers of the provinces and cities directly under the Central Government and the other agencies which the Ministry of Health has approved. For the trades and jobs in direct contact with the sources of infection stipulated in Clause b, Section 1, Part II, there is no need to attach the results of the measurements of the environment.

3. The Labor, War Invalids and Social Affairs Services and the Health Services shall coordinate with the Labor Federations in the localities to organize the implementation, inspection and supervision of the implementation of this Circular down to each unit and enterprise located in the localities according to their functions and competence.

4. This Circular takes effect 15 days after it is signed for issue and shall replace the Joint Circular No.20/TTLB of September 24, 1992 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health. All the other stipulations which are contrary to the provisions of this Circular are now annulled.

In the process of implementation, should any difficulty arise, the ministries, branches and localities would report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (the Labor Protection Department) and the Ministry of Public (the Prophylactic Medicine Department) for consideration and settlement.

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Le Duy Dong

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
VICE MINISTER




Le Ngoc Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/03/1999 thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.441

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.68.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!