Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17-TT/LB Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ lợi Người ký: Lê Chân Phương, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Mạnh Qùy
Ngày ban hành: 17/09/1968 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ LỢI
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17-TT/LB

Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 1968 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

HƯỚNG DẪN VÀ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI CHỦ LỰC LÀM THỦY LỢI VÀ THỦY ĐIỆN Ở MIỀN NÚI

Thi hành Quyết định số 38-TTg/NN nước ngày 05/4/1968 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức đội chủ lực làm thủy lợi và thủy điện ở miền núi; sau khi trao đổi nhất trí với các ngành có liên quan, Liên bộ Thủy lợi – Lao động – Tài chính ra thông tư hướng dẫn và quy định về tổ chức và chính sách cụ thể đối với đội chủ lực như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TỔ CHỨC CHỦ LỰC

Hiện nay cũng như những năm tới nhiệm vụ phát triển thủy lợi và thủy điện ở miền núi rất lớn. Chính phủ đã quyết định tổ chức đội lao động chủ lực để xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện ở các tỉnh miền núi, vùng miền núi thuộc các tỉnh trung du, khu 4 cũ. Tổ chức tốt đội chủ lực sẽ giải quyết một phần khó khăn về lao động, bảo đảm nhân lực thường xuyên cho ngành thủy lợi hoàn thành dứt điểm đồng bộ các công trình theo kế hoạch, phục vụ kịp thời cho sản xuất, giảm bớt huy động dân công góp phần tích cực xây dựng miền núi vững mạnh.

Đội chủ lực là tổ chức lao động thường xuyên của ngành thủy lợi, do Nhà nước lập ra theo hướng từng bước chuyên môn hóa lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, tăng cường trang bị công cụ lao động để đẩy mạnh tốc độ tăng năng suất lao động, tiết kiệm nhân lực. Hàng năm Chính phủ quyết định chỉ tiêu lao động (trong đó có đội chủ lực) cho từng địa phương.

Nhiệm vụ đội chủ lực là xây dựng phần đất của các công trình thủy lợi, thủy điện thuộc vốn đầu tư Nhà nước, bảo đảm năng suất lao động cao, chất lượng công trình tốt, giá thành hạ. Trong quá trình sản xuất đội phải phấn đấu từng bước xây dựng đơn vị và đội viên ngày càng tiến bộ về các mặt: chính trị, tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ trở thành những người lao động mới có tinh thần làm chủ tập thể cao.

Người tham gia đội chủ lực là làm nghĩa vụ của hợp tác xã và do hợp tác xã cung cấp lao động cho Nhà nước. Những cán bộ, đội viên tiến bộ, có đủ điều kiện sẽ được xét tuyển vào biên chế của Nhà nước. Người không có đủ điều kiện thì hết thời hạn 2 năm sẽ trở về tham gia sản xuất ở địa phương. Người tham đội chủ lực được hưởng quyền lợi tinh thần, vật chất vận dụng theo chế độ đối với cán bộ, công nhân ngành xây dựng cơ bản (quy định cụ thể ở phần dưới).

Sau đây là quy định cụ thể:

II. TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ ĐỘI CHỦ LỰC.

1. Phương châm, nguyên tắc tổ chức

Tổ chức đội chủ lực phải quán triệt phương châm tích cực và vững chắc của Chính phủ đề ra. Những tỉnh đã tổ chức đội chủ lực thí điểm thì phải trên cơ sở củng cố theo phương hướng đã ghi trong quyết định và vận dụng cho sát hợp với đặc điểm, trình độ quản lý của địa phương để phát triển lực lượng mới. Những tỉnh chưa có đội chủ lực cần học tập kinh nghiệm của những nơi đã có để tổ chức được tốt.

Việc tổ chức đội chủ lực phải được tiến hành khẩn trương để đảm bảo nhân lực phục vụ cho công tác thủy lợi và thủy điện nhưng phải chuẩn bị đầy đủ kế hoạch sản xuất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ huy (kể cả tổ trưởng, tổ phó sản xuất). Nhân viên nghiệp vụ, công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt… để sau khi tổ chức đội có thể bắt tay ngay vào sản xuất đạt định mức lao động của Nhà nước. Nơi nào chưa chuẩn bị đủ những điều kiện nói trên thì không được tổ chức đội chủ lực.

2. Tổ chức và biên chế

Để thực hiện đúng nguyên tắc trong Quyết định số 38-TTg/TN của Chính phủ là : “Bộ máy của đội chủ lực không có cấp trung gian, lực lượng gián tiếp thấp, quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện tổ chức làm thủy lợi ở miền núi và khả năng quản lý của cán bộ chỉ huy…” Liên bộ quy định cụ thể như sau:

- Đội viên đội chủ lực gồm những xã viên hợp tác xã nông nghiệp, lao động ở các thị trấn, thị xã, thành phố, có đủ sức khoẻ hăng hái lao động, nam từ 18 tuổi đến 45 tuổi, nữ từ 18 tuổi đến 40 tuổi, do các hợp tác xã và Ủy ban hành chính cơ sở cử đi làm nghĩa vụ. Tỷ lệ nữ chiếm trong tổng số đội viên khoảng 50% và tùy theo tình hình từng nơi, Ủy ban hành chính tỉnh đề nghị Tỉnh ủy quy định tỷ lệ đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động để đảm bảo chất lượng của đội chủ lực;

- Mỗi đội từ 50 đến 100 đội viên; dưới đội có các tổ sản xuất, mỗi tổ từ 12 đến 15 đội viên;

- Ban chỉ huy đội từ 2 đến 3 người (1 đội trưởng và 1 hoặc 2 đội phó) thoát ly sản xuất, mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 hoặc 2 tổ phó không thoát ly sản xuất. Giúp việc ban chỉ huy đội có 1 kế toán tài vụ, 1 thống kê kế hoạch, 1 quản lý kiêm tiếp liệu, 1 y tá và tuỳ theo số lượng đội viên với điều kiện sinh hoạt nơi làm việc để ấn định số cấp dưỡng cho phù hợp (1 cấp dưỡng phục vụ từ 20 đến 25 người);

- Quyền hạn, nhiệm vụ, nguyên tắc lề lối làm việc của đội trưởng, đội phó, tổ trưởng, tổ phó và nhân viên nghiệp vụ do Bộ Thủy lợi quy định sau.

Để đảm bảo sự lãnh đạo, giáo dục của Đảng đối với lực lượng lao động này, Ủy ban hành chính tỉnh đề nghị Tỉnh ủy và các đoàn thể cho tổ chức ở mỗi đội chủ lực một chi bộ Đảng lao động Việt Nam, một chi đoàn thanh niên lao động, một công đoàn cơ sở, một tiểu đội hoặc một trung đội tự vệ.

3. Trang bị công cụ sản xuất.

Ủy ban hành chính các tỉnh có nhiệm vụ trang bị công cụ sản xuất cho đội chủ lực, bảo đảm khi thành lập đội phải có đủ công cụ thường và công cụ cải tiến thích hợp với khả năng sử dụng của đội ở miền núi; chưa có đủ công cụ sản xuất trang bị cho các đội viên theo yêu cầu nói trên thì nhất thiết chưa được tổ chức đội. Sau khi tổ chức phải thường xuyên chăm lo trang bị thêm và sửa chữa công cụ cho đội.

Công cụ sản xuất trang bị cho đội chủ lực chia làm hai loại: loại ít tiền mau hỏng như quang, sọt, cuốc, xẻng… thì được trích 2% gián tiếp phí của vốn thiết kế cơ bản thủy lợi để mua sắm và không phải khấu hao, loại nhiều tiền lâu hỏng như xe bò, xe trâu, xe Kiến an, xe ba gác Trung Quốc, tời quay đường goòng… sẽ do ty tài chính cấp cho ty thủy lợi phải chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ số vốn đó và khấu hao thu hồi vốn để tiếp tục mua sắm các loại công cụ trên (Bộ Thủy lợi sẽ có thông tư hướng dẫn sau).

Hàng năm ty thủy lợi có trách nhiệm lập kế hoạch về nhu cầu công cụ sản xuất của đội chủ lực, cùng một lúc với một kế hoạch xây dựng các công trình và kế hoạch lao động, thông qua Ủy ban hành chính tỉnh để Ủy ban giao trách nhiệm cho các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, vật tư, vật giá, thương nghiệp địa phương phục vụ cho nhu cầu đó. Đồng thời, ở mỗi  ty thủy lợi phải tổ chức cơ sở sản xuất thích hợp để sản xuất, sửa chữa một số công cụ giản đơn của đội chủ lực mỗi đội chủ lực  thành lập một tổ sửa chữa (không thoát ly sản xuất) trang bị một số dụng cụ đồ nghề sửa chữa kịp thời các công cụ bị hư hỏng trong quá trình sản xuất.

III. QUYỀN LỢI CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIAM ĐỘI CHỦ LỰC.

Thủ tướng Chính phủ quy định: “Những người tham gia đội chủ lực trong thời gian làm công tác thủy lợi được hưởng các quyền lợi tinh thần, vật chất hợp lý trên cơ sở vận dụng chế độ đối với cán bộ, công nhân ngành xây dựng cơ bản”.

Căn cứ theo nguyên tắc trên, Liên bộ quy định những quyền lợi cụ thể của cán bộ, đội viên đội chủ lực như sau:

A. CHẾ ĐỘ LƯƠNG.

1. Đối với cán bộ chỉ huy (đội trưởng, đội phó) là cán bộ chủ chốt ở xã hoặc là công nhân, viên chức có kinh nghiệm trong ngành thủy lợi được xếp lương theo bảng lương chức vụ sau đây:

Chức vụ

Lương 1 tháng

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Đội trưởng

Đội phó

48đ00

44đ00

53đ00

48đ00

58đ00

53đ00

63đ00

58đ00

 

Cán bộ điều động ở xã lên được cử làm đội trưởng, đội phó nếu chưa kinh qua ủy viên Ủy ban hành chính, Đảng ủy hoặc trưởng các ngành ở xã thì hưởng 85% mức lương khởi điểm trong thời gian 12 tháng.

Trường hợp cán bộ chỉ huy đã được xếp lương, mức lương cũ thấp hơn mức lương quy định trên thì được xếp lại, nếu mức lương cũ cao hơn được giữ nguyên một thời gian theo chính sách hiện hành.

2. Đối với nhân viên phục vụ nếu đã qua đào tạo ở các trường chính quy được xếp bậc lương theo chế độ hiện hành. Trường hợp điều động từ xã lên hoặc lấy trong đội viên ra, chưa qua các lớp đào tạo nghiệp vụ, tạm thời trả theo mức lương 33đ, nhưng trong thời gian này cơ quan quản lý có trách nhiệm kèm cặp, bồi dưỡng tại chức về nghiệp vụ cho họ,  sau một năm công tác nếu nhân viên đó có trình độ khả năng và tinh thần trách nhiệm tốt có thể xét để nâng bậc theo chế độ hiện hành.

3. Đối với nhân viên cấp dưỡng tuyển ở ngoài vào sẽ căn cứ vào trình độ kỹ thuật để xếp lương theo bảng lương cấp dưỡng hiện hành của Bộ Nội thương quy định cho nhân viên nấu ăn. Trường hợp lấy trong đội viên ra làm cấp dưỡng được giữ nguyên lương trong một thời gian theo chế độ hiện hành.

4. Đối với các đội viên trực tiếp sản xuất thì chủ yếu hưởng lương theo chế độ lương khoán, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, làm việc gì hưởng lương theo việc ấy. Đơn giá tính theo định mức nội bộ đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.

Để làm cơ sở cho việc trả lương khoán và trả lương trong những trường hợp nghỉ việc, ngừng việc…tất cả các đội viên (kể cả những người ngoài biên chế) đều được xếp lương cấp bậc theo thang lương kiến thiết cơ bản. Việc xếp bậc cho từng người phải căn cứ vào khả năng, trình độ kỹ thuật sản xuất của từng đội viên. Trong năm đầu (12 tháng) nói chung các đội viên đều xếp bậc 1 là 37đ00. Nếu ai có trình độ kỹ thuật cao thì có thể được xếp bậc cao hơn. Kể từ năm thứ hai trở đi, tất cả đều được thực hiện chế độ kèm cặp trong sản xuất để nâng bậc theo chính sách hiện hành.

Khi thực hiện chế độ lương khoán, trường hợp hụt mức có lý do chính đáng được trả 100% lương cấp bậc. Trường hợp hụt mức do các nguyên nhân chủ quan tuy đã cố gắng nhưng chưa khắc phục được, Nhà nước bảo đảm 80% lương cấp bậc. Bộ Thủy lợi sẽ hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện và phân phối lương sản phẩm.

Đối với các cán bộ chỉ huy đơn vị giỏi, các nhân viên gián tiếp phục vụ tốt, góp phần cho đơn vị đạt năng suất lao động cao cũng được khen thưởng thích đáng. Việc này Bộ Thủy lợi sẽ thảo luận với Bộ lao động và Bộ Tài chính sẽ có văn bản quy định riêng.

B. CHẾ ĐỘ NGỪNG VIỆC.

Khi sắp có trường hợp ngừng việc hoặc bắt đầu phải ngừng việc trong một thời gian dài, nếu không thể tự điều làm việc khác được thì ty thủy lợi báo cáo ngay cho Ủy ban hành chính tỉnh để điều chỉnh tạm thời cho các đơn vị bạn theo tinh thần Chỉ thị số 75-TTg/CN ngày 30/6/1965 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian chưa điều chỉnh kịp, các cán  bộ và đội viên được hưởng 70% lương cấp bậc. Thời gian hưởng lương ngừng việc liên tục không được kéo dài quá 1 tháng. Trường hợp phải ngừng việc trong một thời gian ngắn do thời tiết, thiên tai, thiếu nguyên vật liệu hoặc do bố trí kế hoạch thi công không sát gây nên v.v… thì các cán bộ, đội viên được hưởng 70%. Ngừng việc do báo động hoặc vì bị oanh tạc thì áp dụng như chính sách hiện hành.

Ngừng việc do khuyết điểm của bản thân cán bộ, đội viên gây ra thì kể từ khi ngừng việc người đó không được trả lương; người bị ảnh hưởng phải ngừng việc vẫn hưởng 70% lương cấp bậc.

C. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP KHÁC.

- Tất cả cán bộ, nhân viên, đội viên đội chủ lực, khi làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực đều được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Những người được cấp trên chỉ định làm tổ trưởng sản xuất được hưởng phụ cấp trách nhiệm 5% lương cấp bậc (làm việc theo lương  thời gian) hoặc 70% lương cấp bậc (làm việc theo lương khoán).

- Những cán bộ, đội viên trực tiếp sản xuất, làm việc trong điều kiện nóng, độc hại được hưởng chế độ lương nóng, có hại hoặc chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định hiện hành.

- Các nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý cấp dưỡng được hưởng phụ cấp công trường 4% lương cấp bậc theo chế độ hiện hành (trừ cán bộ chỉ huy, nhân viên y tế nếu đã xếp ở nhóm 2 và đội viên trực tiếp sản xuất).

D. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, NGHỈ NGƠI, NGHỈ LỄ, NGHỈ PHÉP.

Tất cả cán bộ, nhân viên đội chủ lực đều được hưởng các quyền lợi về làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ phép theo chính sách hiện hành đối với cán bộ, công nhân viên Nhà nước.

E. CHẾ ĐỘ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM, VẢI MAY MẶC.

1.Về lương thực:

Những đội viên trực tiếp sản xuất, các ngày làm việc và ngày nghỉ theo quy định được ăn mỗi ngày 0,700kg lương thực, nếu tổ đội nào vượt định mức sẽ được bán thêm lương thực theo tỷ lệ vượt nhưng tối đa mỗi tháng, mỗi người không ăn quá 30kg. Cụ thể như sau:

- Đạt 105% đến 120% định mức, được bán thêm 0kg100,

- Đạt 121% đến 150% định mức, được bán thêm 0kg200,

- Đạt 151% định mức trở lên, được bán thêm 0kg300,

Đối với cán bộ chỉ huy hiện trường mỗi tháng được ăn 18kg, nhân viên gián tiếp 15kg.

2. Về thực phẩm.

Được áp dụng như đối với cán bộ, công nhân viên hiện hành. Đối với đội viên trực tiếp sản xuất hưởng như công nhân loại 3.

3. Vải may mặc và hàng bán theo giá cung cấp.

Tất cả cán bộ, nhân viên, đội viên mỗi năm mỗi người được cấp 5m phiếu vải mua theo giá bán cung cấp. Ngoài ra người nào lúc đầu lên công trường nếu xét chưa có đủ áo rét thì mỗi người được mua thêm 1 áo vệ sinh Đông Xuân miễn phiếu vải và ưu tiên mua phân phối một ruột chăn bông hoặc chăn sợi Nam Định, một màn cá nhân và 1m5 vải nhựa… Hàng tháng, hàng quý còn được cơ quan thương nghiệp địa phương phân phối những mặt hàng tiêu dùng cần thiết như đối với cán bộ, công nhân công tác ở miền núi.

G. TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ.

Về tổ chức đời sống cho các cán bộ, nhân viên, đội viên đội chủ lực được thi hành theo các Thông tư số12-TT/LB ngày 12/5/1958 và Thông tư số 19-LĐ/TT ngày 31/10/1959 của Bộ lao động về chế độ đối với cán bộ, công nhân trên các công trường kiến thiết cơ bản.

H. TRANG BỊ VÀ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG, QUẦN ÁO LÀM VIỆC.

Thi hành theo chế độ chung đối với công nhân viên Nhà nước cùng làm việc đó. Bộ thủy lợi sẽ xây dựng tiêu chuẩn cụ thể để ban hành sau khi được thoả thuận của Bộ lao động.

I. Chế độ bảo hiểm xã hội.

Những cán bộ, đội viên đội chủ lực đã được tuyển dụng vào biên chế thì áp dụng như chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành. Những cán bộ, đội viên chưa được tuyển vào biên chế được áp dụng chế độ bảo hiểm như sau:

- Ốm đau:

Khi ốm được y , bác sĩ phụ trách đề nghị cho nghỉ việc để điều trị tại trạm xá công trường hoặc cơ sở y tế của Nhà nước tại nơi gần nhất, được Nhà nước đài thọ viện phí (tiền thuốc, tiền bồi dưỡng, tiền tầu xe) được hưởng 70% lương cấp bậc và phụ cấp thường xuyên (nếu có) trong thời gian không quá 3 tháng. Hết hạn này bệnh chưa khỏi và nếu gặp khó khăn túng thiếu đương sự sẽ được Nhà nước giúp đỡ tiếp tục điều trị và hưởng chế độ như nhân dân (do quỹ cứu tế địa phương đài thọ). Nếu chết được chôn cất chu đáo như quy định tại điều 12 chương hai của Điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công thời chiến ban hành kèm theo Nghị định số 77-CP ngày 26/4/1966 của Hội đồng Chính phủ, đã hướng dẫn tại Thông tư liên bộ Lao động – Tài chính – Y tế số 07-TT/LB ngày 24/5/1966.

- Thai sản:

Tất cả lao động nữ được hưởng ccác chế độ hiện hành về sử dụng, bồi dưỡng và vệ sinh, phụ khoa đối với nữ. Ngành chủ quản phải thường xuyên thực hiện tốt các chế độ bảo hộ lao động và phúc lợi đi đôi với cải tiến công cụ, cải tiến điều kiện làm việc nhằm giảm nhẹ những công việc quá nặng nhọc không thích hợp đối với điều kiện cơ thể phụ nữ, nhất là khi chị em hành kinh hoặc có thai.

Không tuyển nữ đang có thai vào làm việc ở đội chủ lực. Những chị em tham gia đội chủ lực làm việc chưa được 1 năm mà sinh đẻ thì cơ quan quản lý thanh toán các khoản tiền lương 2 tháng nghỉ đẻ, tiền bồi dưỡng sau khi đẻ, tiền mua vải tã lót, tiền tầu xe để chị em về gia đình nghỉ đẻ và sau đó sản xuất tại địa phương.

Những phụ nữ làm việc trên 1 năm dù chưa được tuyển vào biên chế cũng được bảo đảm thi hành đúng chế độ hiện hành đối với lao động nữ (trừ trợ cấp đông con).

- Tai nạn lao động và tai nạn chiến tranh:

Đối với những cán bộ, đội viên chưa được tuyển dụng chính thức vào biên chế mà bị tai nạn lao động, hoặc tai nạn chiến tranh sẽ được áp dụng như chế độ dân công thời chiến. Bị tai nạn rủi ro thì được đãi ngộ như khi ốm đau.

- Chế độ thôi việc:

Những cán bộ, đội viên chủ lực được thôi việc có lý do chính đáng theo các trường hợp đã quy định tại mục 1 phần II Thông tư số 88-TTg/CN ngày 01/10/1964 của Thủ tướng Chính phủ cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp bằng 50% của 1 tháng lương. kể cả phụ cấp thường xuyên (nếu có).

Khi thôi việc nếu sức khoẻ bị suy yếu cũng được xét để trợ cấp thêm theo quy định tại điểm c mục 2 phần II Thông tư số 88-TTg/CN.

Những cán bộ, đội viên được thôi việc về nhà được cấp 1 tháng lương thực bằng tem, và giới thiệu về cơ quan lương thực địa phương tiếp tục bán theo tiêu chuẩn của địa phương cho tới vụ thu hoạch. Sau đó được hợp tác xã căn cứ vào định suất của địa phương phân phối như mọi xã viên khác và được hợp tác xã bố trí tiếp tục tham gia sản xuất như các xã viên khác.

IV. TRÁCH NHIỆM CÁC CẤP, CÁC NGÀNH.

Ủy ban hành chính chịu trách nhiệm tổ chức quản lý sử dụng đội chủ lực đúng chỉ tiêu kế hoạch lao động, kịp thời gian, đúng chính sách, bảo đảm có năng suất lao động cao. Tiến hành tổ chức đội phải trên cơ sở đã chuẩn bị tốt các mặt khảo sát, thiết kế, kế hoạch thi công, nguyên nhiên vật liệu, công cụ sản xuất, đảm bảo cho đội chủ lực hoạt động liên tục, tránh lãng phí nhân lực. Ủy ban hành chính tỉnh giao trách nhiệm cụ thể và kiểm tra đôn đốc các ngành có liên quan như thủy lợi, lao động, tài chính, thương nghiệp, công nghiệp, vật tư, lương thực và Ủy ban hành chính huyện, xã, ban quản trị hợp tác xã làm theo chức năng của mỗi ngành, mỗi cấp, góp phần tích cực vào việc củng cố, phát triển đội chủ lực  được nhanh chóng, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của công tác thủy lợi, thủy điện ở miền núi, bảo đảm thực hiện đúng chính sách, chế độ của Nhà nước đối với đội chủ lực; xét tuyển những cán bộ, nhân viên nghiệp vụ, đội viên đội chủ lực vào biên chế thuộc khu vực Nhà nước trong đó ưu tiên cho việc xây dựng đội chủ lực làm thủy lợi và thủy điện.

Ủy ban hành chính huyện, xã và ban quản trị hợp tác xã căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ của tỉnh, nhiệm vụ sản xuất của địa phương, lập kế hoạch cân đối lao động, phân công xã viên đi làm nghĩa vụ, bảo đảm cung cấp lao động cho Nhà nước đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn, đúng chính sách, kịp thời gian yêu cầu của tỉnh. Ủy ban hành chính xã, hợp tác xã, có trách nhiệm thường xuyên động viên người đi tham gia đội chủ lực giúp đỡ gia đình họ như đối với những gia đình có người đi thanh niên xung phong, đi công tác xa, để anh chị em yên tâm phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ty thủy lợi là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban hành chính tỉnh tổ chức và quản lý, đồng thời là cơ quan trực tiếp sử dụng đội chủ lực trong địa phương mình có trách nhiệm:

- Hàng năm lập kế hoạch xây dựng các công trình, kế hoạch lao động trong đó có đề nghị xin chỉ tiêu tổ chức đội chủ lực;

- Chuẩn bị cán bộ, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt… đầy đủ trước khi tổ chức đội;

- Quản lý đội về các mặt tổ chức giáo dục, kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài vụ, lao động tiền lương và từng bước hướng dẫn đội thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Trường hợp đội chủ lực thi công ở công trường, đóng tại một huyện thì ty thủy lợi căn cứ vào khả năng thực tế của huyện đề nghị Ủy ban hành chính tỉnh phân cấp cho Ủy ban hành chính huyện quản lý đội chủ lực trên một số công tác nhất định về mặt tổ chức, giáo dục hoặc kế hoạch sản xuất…

- Trong sử dụng, ty thủy lợi phải chuẩn bị đầy đủ các mặt khảo sát, thiết kế, kế hoạch thi công, nguyên vật liệu, công cụ lao động và điều kiện làm việc, lương thực, thực phẩm, kinh phí, nơi ăn,ở… Trước khi điều lao động và đội chủ lực đến chỉ đạo chặt chẽ việc cải tiến tổ chức lao động, cải tiến kỹ thuật bảo đảm sử dụng đội chủ lực có năng suất lao động cao. Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, đội viên đội chủ lực.

Ty lao động căn cứ vào chỉ tiêu lao động của đội chủ lực miền núi được Bộ Lao động phân bố hàng năm và tình hình đặc điểm lao động trong địa phương, đề xuất với Ủy ban hành chính tỉnh phân bổ và có biện pháp cụ thể hướng dẫn huyện, xã, hợp tác xã cung cấp lao động để xây dựng đội chủ lực tốt; kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp và công trường thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ Nhà nước đã quy định đối với cán bộ, đội viên đội chủ lực; đề xuất với Ủy ban hành chính tỉnh xử lý kịp thời những trường hợp để lãng phí lao động, nhất là trường hợp đội chủ lực phải ngừng việc.

Ty tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện đúng chính sách, đúng thủ tục, chế độ tài chính của Nhà nước đã quy định, cấp phát hiện kịp thời vốn,  tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội hoạt động bình thường ngay từ đầu, chỉ đạo các phòng tài chính huyện và phối hợp với các ngành có liên quan giám sát chỉ tiêu của đội, chống tham ô, lãng phí.

Việc tổ chức quản lý sử dụng đội chủ lực làm thủy lợi và thủy điện ở miền núi là một vấn đề mới có nhiều khó khăn, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Liên bộ yêu cầu Ủy ban hành chính các tỉnh nghiên cứu kỹ Quyết định số 38-TTg/NN của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên bộ để vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương, và có biện pháp tích cực chủ động củng cố và phát triển đội chủ lực đảm bảo cho công tác thủy lợi và thủy điện ở miền núi phát triển nhanh, gọn và dứt điểm.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ THỦY LỢI
THỨ TRƯỞNG
 
 


Trần Mạnh Quỳ

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
 
 


Nguyễn Thanh Sơn

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
 


 

Lê Chân Phương

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên bộ 17-TT/LB ngày 17/09/1968 hướng dẫn tổ chức và chính sách đối với đội chủ lực làm thủy lợi và thủy điện ở miền núi do Bộ Thủy lợi - Bộ Lao động - Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.306

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.115.117
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!