|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
12/TTLB
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư liên tịch
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
|
|
Người ký:
|
Đỗ Nguyên Phương, Trần Đình Hoan
|
Ngày ban hành:
|
26/07/1995
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
******
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******
|
Số :12/TTLB
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 7 năm 1995
|
THÔNG TƯ
CỦA LIÊN BỘ Y TẾ - LAO
ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 12-TTLB NGÀY 26-7-1995 QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN THƯƠNG
TẬT VÀ TIÊU CHUẨN BỆNH TẬT MỚI
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách
mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng; và Nghị định số 28-CP ngày
29-4-1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của
Pháp lệnh.
Căn cứ kết quả nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn hiện hành về thương
tật (ban hành kèm Thông tư Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội số
32-TT/LB ngày 27-11-1985) và tiêu chuẩn phân hạng mất sức lao động do bệnh tật
(ban hành kèm Thông tư của Bộ Y tế số 32-BYT/TT ngày 23-8-1976) của Viện Giám
định y khoa đã được Hội đồng khoa học kỹ thuật cấp Bộ (Hội đồng liên ngành) họp
ngày 22-5-1993 để đánh giá, nghiệm thu và xếp loại xuất sắc đối với tiêu chuẩn
thương tật, loại khá đối với tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật.
Được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng tại Công văn số 964-QY/4 ngày 16-11-1993,
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Công văn số 1129-TLĐ/B ngày
14-12-1993;
Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về tiêu chuẩn
thương tật, tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật (có bản quy định chi tiết
kèm theo) và hướng dẫn thực hiện như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
A. Bản quy định tiêu
chuẩn thương tật cũng chính là "Bản quy định tỷ lệ phần trăm mất sức lao
động do thương tật" dùng để giám định lần đầu và giám định lại thương tật
cho các đối tượng sau đây:
1. Thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh (quy định tại Điều 12 Pháp lệnh ưu đãi người
có công với cách mạng và quy định tại Điều 25 Nghị định 28-CP ngày 29-4-1995).
2. Những đối tượng
gọi tắt là "người lao động" bị thương do tai nạn lao động (quy định
tại Điều 3 và Điều 15 Nghị định số 12-CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ về việc
ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội).
3. Những người lao
động nói chung trong xã hội chưa bắt buộc tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bị
thương, bị tai nạn trong khi thực thi nhiệm vụ, có yêu cầu giám định thương
tật.
B. Bản quy định tiêu
chuẩn mất sức lao động do bệnh tật cũng chính là "bản quy định tỷ lệ phần
trăm mất sức lao động do bệnh tật" dùng để giám định khả năng lao động lần
đầu và giám định lại sức khoẻ cho các đối tượng sau đây:
1. Bệnh binh (quy
định tại Điều 13 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và quy định
tại Điều 42 Nghị định 28-CP ngày 29-4-1995).
2. Các đối tượng
thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng khi
có yêu cầu giám định về sức khoẻ - khả năng lao động.
3. Người lao động
thuộc diện thi hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội khi bị bệnh tật làm giảm hoặc mất
sức lao động.
4. Người lao động nói
chung trong xã hội khi có yêu cầu giám định về sức khoẻ - khả năng lao động.
Tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật còn
dùng để tham khảo trong các trường hợp giám định tuyển dụng, giám định sức khoẻ
định kỳ, giám định sức khoẻ đi lao động hợp tác hoặc nhằm mục đích khác (viết
di chúc, kết hôn, v. v.).
II-
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội đồng giám định
y khoa (GĐYK) cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng GĐYK Bộ Giao
thông - Vận tải, các Hội đồng GĐYK Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Hội đồng GĐYK
Trung ương (gồm cả các Phân Hội đồng GĐYK Trung ương I và II) là những đơn vị
có thẩm quyền giám định mức độ mất sức lao động do thương tật, bệnh tật.
- Các nguyên tắc, quy trình và thủ tục hồ sơ
giám định thương tật, giám định khả năng lao động phải theo quy định của pháp
luật (xem Phụ lục)
2. Hội đồng GĐYK các
cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, Hội đồng GĐYK trong các lực lượng
vũ trang, lực lượng an ninh phải thường xuyên chăm lo, kiện toàn củng cố về tổ
chức (bố trí mỗi Hội đồng có một Phó Chủ tịch thường trực hoạt động chuyên
trách) tăng cường các phương tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc để công tác giám
định thương tật giám định khả năng lao động được chu đáo, kịp thời, chính xác,
bảo đảm các nguyên tắc, thủ tục hồ sơ theo đúng quy định.
3. Liên Bộ giao cho
Vụ Điều trị, Viện giám định y khoa (Bộ Y tế) và Vụ Thương binh liệt sĩ (Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội) phối hợp nghiên cứu, đề xuất việc phân cấp cho
Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố có đủ khả năng, điều kiện phương tiện kỹ thuật
giám định phúc quyết thương tật cho thương binh để bớt khó khăn cho các đối
tượng.
Hội đồng GĐYK Trung ương và Viện giám định y
khoa hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các Hội đồng GĐYK các cấp, các ngành thực hiện
Thông tư này.
III-
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Bản Quy định tiêu chuẩn thương tật, tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật ban
hành kèm Thông tư này. Tiêu chuẩn phân loại thương tật 4 hạng (ban hành kèm
Thông tư Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội số 32-TT/LB ngày
27-11-1985) và Tiêu chuẩn phân loại sức lao động do bệnh tật (ban hành kèm
Thông tư Bộ Y tế số 32-BYT/TT ngày 23-8-1976).
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc
cần phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Thương binh liệt sĩ, Vụ
Bảo hiểm xã hội) và Bộ Y tế (Vụ Điều trị - Viện giám định y khoa) để nghiên cứu
hướng dẫn thêm.
Đỗ Nguyên Phương
(Đã ký)
|
Trần Đình Hoan
(Đã ký)
|
PHỤ LỤC
I- NHỮNG GIẤY TỜ, THỦ TỤC KHI ĐI GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
1. Giám định thương
tật lần đầu
Việc giám định thương tật lần đầu được thực
hiện như sau:
- Đối với quân nhân, công nhân viên Quốc
phòng, quân nhân chuyên nghiệp: được thực hiện ở Hội đồng GĐYK Quân đội.
- Đối với cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên
thuộc lực lượng an ninh nhân dân: được thực hiện ở Hội đồng GĐYK Bộ Nội vụ.
- Đối với cán bộ nhân viên ngành Giao thông -
Vận tải thuộc quản lý của Trung ương: được thực hiện ở Hội đồng GĐYK Bộ Giao
thông - Vận tải; nếu thuộc quản lý của địa phương thì được thực hiện ở Hội đồng
GĐYK của tỉnh, thành phố.
- Đối với những người bị thương khác: được
thực hiện ở Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Riêng đối với những người bị thương trong
kháng chiến chống Pháp, nay mới xác nhận thì phải giám định thương tật lần đầu
ở Hội đồng GĐYK Trung ương hay ở Phân Hội đồng GĐYK Trung ương I, II.
Khi giám định thương tật lần đầu, người bị
thương phải mang theo những giấy tờ cần thiết sau đây:
1. Giấy giới thiệu đi giám định thương tật
(do các đơn vị quân đội, công an, ngành giao thông vận tải được phân công quản
lý hoặc do cơ quan lao động - thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương cấp).
2. Giấy chứng nhận bị thương bản chính do cơ
quan có thẩm quyền cấp (không dùng bản sao lục, bản công chứng, không được ký
thừa lệnh, không dùng dấu chữ ký sẵn. Giấy phải đúng biểu mẫu, ghi đầy đủ nội
dung một cách rõ ràng, không tẩy xoá, sửa chữa, không viết bằng nhiều thứ chữ,
thứ mực).
3. Thẻ quân nhân hoặc chứng minh thư nhân
dân.
4. Các giấy tờ điều trị: giấy ra viện, phim
X-quang, xét nghiệm, v.v. (nếu có).
+ Nếu bị thương do bị địch tra tấn, tù đày
còn phải có biên bản nhận xét của Hội đồng xác nhận nơi đối tượng tham gia cách
mạng bị địch bắt và nơi cư trú, công tác từ khi ra tù (nếu là nhân dân), hoặc
phải có bản xác nhận tham gia công tác có liên quan đến thời gian bị bắt (nếu
là công nhân, viên chức, người nghỉ hưu, mất sức lao động).
- Trường hợp trước đây đã giám định những vết
thương thực thể, nay mới được giải quyết khám những vết thương không thực thể
(rối loạn cơ năng) do địch bắt tra tấn thì hồ sơ đi khám phải kèm biên bản giám
định thương tật cũ.
2. Giám định thương
tật từ tạm thời sang vĩnh viễn
Công việc này được thực hiện ở những Hội đồng
có chức năng giám định thương tật lần đầu.
Đến kỳ hạn giám định thương tật (sau 2 năm kể
từ lần giám định trước) đương sự phải mang theo những giấy tờ cần thiết sau
đây:
2.1. Giấy giới thiệu của cơ quan đang quản lý
thương binh.
2.2. Hồ sơ thương tật tạm thời: trích lục hồ
sơ thương binh + biên bản của Hội đồng GĐYK (do cơ quan quản lý thương binh
trích sao có đóng dấu, ký tên).
2.3. Giấy chứng nhận thương binh có dán ảnh,
đóng dấu nổi.
3. Giám định những
trường hợp có thêm vết thương
Việc giám định thương tật đối với những
trường hợp này được thực hiện như giám định thương tật lần đầu:
Những giấy tờ cần thiết đương sự phải mang
theo là:
3.1. Đơn xin khám bổ sung thương tật.
3.2. Giấy giới thiệu của cơ quan đang quản lý
thương binh.
3.3. Hồ sơ thương tật đã giám định lần trước:
trích lục hồ sơ thương binh + biên bản xếp hạng thương tật của Hội đồng GĐYK
(trích sao, chụp sao giống điểm 2 trên).
3.4. Giấy chứng nhận vết thương bổ sung bản
chính.
Trường hợp có nhiều lần bị thương ở nhiều đơn
vị, cơ quan khác nhau thì mỗi lần bị thương phải được từng cơ quan cấp giấy
chứng nhận bị thương để làm cơ sở cho Hội đồng GĐYK khám xét.
3.5. Giấy chứng nhận thương binh có dán ảnh,
đóng dấu nổi.
4. Giám định thương
tật có tính chất phúc quyết
Công việc này được thực hiện như sau:
- Đối với thương binh, người được hưởng chính
sách như thương binh còn công tác trong quân đội, ngành an ninh nhân dân: giám
định phúc quyết ở HĐYK Trung ương hoặc các Phân Hội đồng GĐYK Trung ương I và
II.
Khi đi giám định đương sự phải mang theo:
4.1. Đơn xin giám định thương tật.
4.2. Giấy giới thiệu của cơ quan đang quản lý
thương binh.
4.3. Hồ sơ thương tật: trích lục hồ sơ thương
binh + biên bản giám định của Hội đồng GĐYK + Giấy tờ điều trị vết thương tái
phát.
4.4. Giấy chứng nhận thương binh có dán ảnh,
đóng dấu nổi.
Trường hợp chưa được xếp hạng thương tật (tỷ
lệ thương tật dưới 21%) thì phải mang chứng nhận bị thương bản gốc (thay trích
lục thương tật) và giấy chứng minh nhân dân (thay giấy chứng nhận thương binh).
5. Giám định thương
tật do tai nạn lao động lần đầu
Công việc này được thực hiện như quy định
giám định thương tật lần đầu cho thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh.
Khi đi giám định, đương sự phải mang theo các
giấy tờ cần thiết sau đây:
5.1. Giấy giới thiệu của cơ quan quản lý quỹ
bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố hoặc tương đương.
Nếu người lao động làm việc trong các doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác hay doanh nghiệp do người nước ngoài đứng
đầu, hoặc các tổ chức chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì người đứng đầu doanh
nghiệp, tổ chức lao động có trách nhiệm giới thiệu đến Hội đồng GĐYK.
5.2. Biên bản điều tra tai nạn lao động (kể
cả tai nạn giao thông hưởng chế độ tai nạn lao động) phải làm theo mẫu quy định
tại Quyết định số 45-LB/QĐ ngày 20-3-1982 của Liên Bộ Lao động - Y tế - Tổng
Công đoàn Việt Nam. Trong biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên:
- Thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp (ký tên, đóng
dấu).
- Thường vụ Ban Chấp hành Công đoàn (ký tên,
đóng dấu).
- Cán bộ an toàn lao động hoặc tổ chức lao
động.
- Đại diện Y tế cơ quan, xí nghiệp.
- Người làm chứng (đại diện bộ phận sản xuất,
công tác nơi người lao động làm việc trước khi bị tai nạn lao động).
5.3. Giấy chứng nhận bị thương do bệnh viện
đã cấp cứu điều trị vết thương cấp (Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện ký
tên, đóng dấu).
5.4. Giấy ra viện + bản sao hồ sơ bệnh án
điều trị.
5.5. Chứng minh thư nhân dân.
6. Giám định tai nạn
lao động có tính chất phúc quyết
Công việc này được thực hiện như sau:
- Nếu là quân nhân các lực lượng vũ trang,
công nhân quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp còn công tác trong quân đội: giám
định tại Hội đồng GĐYK Bộ Quốc phòng.
- Nếu là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên
đang công tác trong ngành an ninh nhân dân: giám định tại Hội đồng giám định y
khoa Trung ương hoặc các Phân Hội đồng GĐYK Trung ương I và II.
Khi giám định đương sự phải mang theo các
giấy tờ cần thiết sau đây:
6.1. Đơn xin giám định thương tật.
6.2. Giấy giới thiệu của cơ quan đang quản ký
đương sự.
Đối với công chức, viên chức Nhà nước, công
nhân trong các doanh nghiệp. .. đang còn công tác thì Thủ trưởng cơ quan, xí
nghiệp giới thiệu đến Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố để Liên đoàn giới
thiệu đến Hội đồng GĐYK cùng cấp hoặc cấp Trung ương giám định.
Nếu là người đã nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức
thì ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố cấp giấy giới thiệu
đến Hội đồng GĐYK (sau này cả hai loại đối tượng trên sẽ do Tổ chức Bảo hiểm xã
hội Việt Nam cấp tỉnh, thành phố cấp giấy giới thiệu).
6.3. Hồ sơ thương tật do tai nạn lao động cũ
+ trích lục hồ sơ + biên bản giám định + giấy chứng nhận thương tật tai nạn lao
động.
Trường hợp lần giám định trước tỷ lệ thương
tật dưới 21% thì mang giấy chứng thương tật do tai nạn lao động bản chính +
biên bản giám định.
6.4. Các giấy tờ điều trị vết thương tái phát
(nếu có)
6.5. Chứng minh thư nhân dân (nếu chưa có
giấy chứng nhận thương tật tai nạn lao động).
II- NHỮNG GIẤY TỜ, THỦ TỤC KHI ĐI GIÁM ĐỊNH
MẤT SỨC LAO ĐỘNG DO BỆNH TẬT
1. Giám định bệnh
binh lần đầu
Công việc này được thực hiện ở Hội đồng GĐYK
Quân đội hoặc Hội đồng GĐYK Bộ Nội vụ tuỳ theo đối tượng quản lý.
Khi đi giám định, đương sự phải mang theo các
giấy tờ cần thiết sau đây:
1.1. Giấy giới thiệu đi giám định khả năng
lao động (do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp cấp)
1.2. Hồ sơ bệnh tật (do quân y đơn vị lập)
1.3. Chứng minh thư quân nhân.
2. Giám định lại khả
năng lao động cho bệnh binh
Theo quy định hiện hành, bệnh binh được giám
định lại sức khoẻ - khả năng lao động 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 năm, kể từ sau
lần giám định đầu tiên và xuất ngũ về địa phương. Bệnh binh mất 81% sức lao
động không phải giám định lại.
Việc giám định lại khả năng lao động cho bệnh
binh do các Hội đồng GĐYK. .. tỉnh, thành phố tiến hành. Trường hợp đương sự
khiếu nại hoặc Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố không kết luận được, hoặc có tố
giác thì phải giám định khả năng lao động ở Hội đồng GĐYK Trung ương hay các
Phân Hội đồng GĐYK Trung ương I và II.
Khi đi giám định đương sự phải mang theo giấy
tờ cần thiết sau đây:
2.1. Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
2.2. Trích lục hồ sơ bệnh binh và biên bản
giám định gốc của Quân đội hoặc Biên bản giám định lại lần trước của Hội đồng.
2.3. Y bạ, giấy tờ điều trị bệnh tật từ khi
xuất ngũ.
2.4. Giấy chứng nhận bệnh binh (có dán ảnh,
đóng dấu nổi).
Trường hợp bệnh tật phát triển nặng lên nếu
Hội đồng xác định mất 81% sức lao động trở lên thì phải chuyển hồ sơ lên Hội
đồng GĐYK Trung ương hoặc các Phân Hội đồng GĐYK Trung ương I, II duyệt trước
khi thi hành.
Hồ sơ chuyển lên Trung ương ngoài các giấy tờ
kể trên còn có:
- Bệnh án + các khám nghiệm cận lâm sàng,
thăm dò chức năng.
- Biên bản giám định của Hội đồng (5 bản)
3. Giám định khả năng
lao động đối với các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và người lao
động trong các tổ chức lao động xã hội khác
Công việc này được thực hiện như sau:
- Công nhân, viên chức, người lao động trong
các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông - Vận tải quản
lý thì giám định tại Hội đồng GĐYK các Bộ trên.
- Công chức, viên chức, công nhân, người lao
động thuộc các Bộ, ngành khác quản lý, thuộc các tổ chức lao động, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh hoặc các đoàn thể quản lý... thì giám định khả năng lao động
lần đầu tại các Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố, hoặc Hội đồng GĐYK Trung ương
tuỳ theo vùng lãnh thổ, nơi tham gia bảo hiểm xã hội.
Khi đi giám định đương sự phải mang theo các
giấy tờ cần thiết sau đây:
3.1. Giấy giới thiệu của cơ quan, xí nghiệp,
tổ chức trực tiếp quản lý đương sự (do Thủ trưởng hoặc Phó ký tên, đóng dấu).
3.2. Đơn xin giám định mất sức lao động.
3.3. Tóm tắt hồ sơ cán bộ, công nhân viên
hoặc lao động gửi ra Hội đồng GĐYK (theo mẫu).
- Bệnh án chi tiết (theo mẫu).
3.4. Y bạ, các giấy tờ điều trị, phim X
quang, siêu âm (nếu có).
3.5. Giấy chứng minh nhân dân.
4. Giám định lại khả
năng lao động đối với người lao động
Công việc này được thực hiện tương tự giám
định lần đầu (điểm 3 trên).
Khi đi giám định đương sự phải mang theo các
giấy tờ cần thiết sau đây:
4.1. Giấy giới thiệu của cơ quan, xí nghiệp,
tổ chức quản lý người lao động. (Nếu đã nghỉ hưu trí, mất sức thì do ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội giới thiệu).
4.2. Đơn xin giám định lại khả năng lao động.
4.3. Hồ sơ giám định khả năng lao động lần
trước; Trích lục hồ sơ + biên bản.
4.4. Giấy chứng nhận hưởng trợ cấp Bảo hiểm
xã hội.
4.5. Y bạ, các giấy tờ điều trị kể từ sau lần
giám định trước (nếu có).
4.6. Chứng minh thư nhân dân
BẢN QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG DO BỆNH TẬT
(Ban
hành kèm theo Thông tư liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội
số 12-TT/LB ngày 26-7-1995)
Nhóm 1. CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN VÀ KÝ SINH VẬT
TT
|
Tên bệnh - loại
bệnh
|
Tỷ lệ % MSLĐ
|
1
|
2
|
3
|
1
|
Lao phổi
|
|
|
a. Tổn thương đã ổn định, nhưng thể trạng
sút kém hoặc chức năng hô hấp giảm nhẹ dứói 30%
|
45-60%
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược hoặc chức
năng hô hấp giảm nặng trên 50%
|
61-65
|
|
b. Tổn thương chưa ổn định (sau 2 năm điều
trị tích cực)
|
65-71
|
|
- Nếu quy hô hấp nặng, suy tim nặng hoặc cơ
thể suy mòn
|
81-85
|
2
|
Một số bệnh lao khác như: lao hạch, lao da,
lao thanh quản đơn thuần... tuy tổn thương chưa ổn định nhưng không lây và
thể trạng tương đối bình thường
|
41-45
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược
|
55-60
|
3
|
Các bệnh lao khác: lao thân, lao ruột, lao
xương, lao màng bụng. màng não...
|
|
|
a. Tổn thương đã ổn định nhưng còn di chứng
nhẹ hoặc vừa
|
41-45
|
|
- Nếu kèm theo di chứng nặng
|
61-65
|
|
b. Tổn thương vẫn chưa ổn định (sau 2 năm
điều trị tích cực)
|
65-70
|
|
- Nếu kèm cơ thể suy mòn
|
75-81
|
4
|
Bệnh phong:
|
|
|
a. Thể bất định hoặc thể cù, diện tích tổn
thương hẹp, không có khả năng lây truyền
|
45-50
|
|
b. Đã điều trị 5-7 năm không khỏi (hoặc
không sạch tổn thương) tuỳ thể trạng và di chứng
|
|
|
- Thể trạng, di chứng nhẹ và vừa
|
61-65
|
|
- Thể trạng kém, di chứng nặng
|
81-85
|
|
c. Đã điều trị khỏi hoặc đã sạch tổn thương
nhưng còn di chứng ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt
|
|
|
- ảnh hưởng ít
|
41-45
|
|
- ảnh hưởng nhiều
|
61-65
|
5
|
Bệnh giang mai:
|
|
|
a. Do mắc phải đã điều trị nhưng còn di
chứng
|
|
|
- Nhẹ
|
35-40
|
|
- Vừa
|
41-45
|
|
Đã điều trị tích cực không khỏi hoặc có di
chứng, biến chứng nặng vào thần kinh, phủ tạng
|
61-65
|
|
Di chứng hoặc biến chứng trầm trọng, liệt
toàn thân tiến triển
|
|
|
b. Bẩm sinh (di truyền), muộn, điều trị
không kết quả
|
|
|
- ảnh hưởng ít đến lao động
|
41-45
|
|
- ảnh hưởng nhiều đến lao động
|
61-65
|
6
|
Bệnh giun chỉ:
|
|
|
a. Chân voi một hoặc hai bên nhưng đi lại
còn tương đối bình thường
|
35-45
|
|
- Chân voi hai bên đi lại khó khăn
|
61-65
|
|
b. Dải ra dưỡng chấp kéo dài nhưng thể
trạng còn bình thường
|
35-40
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược hoặc biến
chứng thận
|
61-65
|
7
|
Bệnh giun móc câu đã điều trị tích cực
không kết quả
|
|
|
- Hồng cầu dưới 3 triệu; HST: 7,5g%-8g%
|
41-60
|
|
- Hồng cầu dưới 2,5 triệu/mm3;
HST: dưới 7g%
|
61-65
|
8
|
Bệnh sán lá gan, sán lá phổi đã điều trị
tích cực không kết quả, thể trạng kém
|
41-45
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược hoặc đã có
rối loạn chức năng gan, phổi hoặc xơ gan, xơ phổi
|
60-65
|
9
|
Bệnh sốt rét:
Đã điều trị, điều dưỡng tích cực
|
|
|
- Thỉnh thoảng vẫn còn sốt, hồng cầu thay
đổi không đáng kể, có ảnh hưởng ít đến sức khoẻ và công việc
|
30-35
|
|
- Thỉnh thoảng vẫn còn sốt, kèm theo thiếu
máu nhẹ, hồng cầu khoảng dưới 3 triệu/mm3, còn nách to
|
41-50
|
|
- Thiếu máu nặng, hồng cầu dưới 2,5
triệu/mm3; HST: dưới 7,5g% hoặc rối loạn chức năng gan kèm theo
nách to
|
61-65
|
|
- Nách to, cổ trướng do sốt rét
|
65-70
|
10
|
Các bệnh nhiễm trùng cấp, bán cấp nặng đã
điều trị khỏi nhưng còn mệt mỏi kéo dài (nghỉ ốm tổng cộng 1-3 tháng/năm)
|
35-40
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược (nghỉ ốm
trên 3 tháng)
|
45-50
|
BẢN QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN THƯƠNG TẬT
(Ban
hành kèm theo Thông tư Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội
số 12-TT/LB ngày 26-7-1995)
TT
|
Di chứng vết
thương, chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, lao động nghề nghiệp,
thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân
|
Tỷ lệ % mất khả
năng lao động
|
1
|
2
|
3
|
|
CHƯƠNG
I
|
|
|
DI
CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG CHI TRÊN
|
|
|
Chi bên phải (thuận) được hưởng mốc tỷ lệ
thương tật tối đa
|
|
|
Chi bên trái (không thuận) được hưởng mốc
tỷ lệ thương tật tối thiểu
|
|
|
I - Cánh tay và khớp vai
|
|
1
|
Chấn thương cắt cụt 2 chi trên và 1 chi
dưới (bất kỳ đoạn nào)
|
97-97%
|
2
|
Chấn thương cắt cụt 2 chi trên: Tuỳ theo
vị trí cắt đoạn cao, thấp
|
|
|
a. Tháo bỏ 2 khớp vai
|
95
|
|
b. Cắt cụt 2 cánh tay từ 1/3 trở lên
|
90-91
|
|
c. Cắt cụt 2 cánh tay từ 1/3 trở xuống
|
86-87
|
|
d. Cắt cụt 1/3 trên 1 cánh tay và 1/3 trên
1 cẳng tay
|
86
|
|
đ. Cắt cụt 1/3 trên 1 cánh tay và 1/3 giữa
1 cẳng tay trở xuống
|
85
|
|
e. Cắt cụt 1/3 trên 1 cánh tay trở xuống
và 1/3 trên 1 cẳng tay bên kia
|
85
|
|
g. Cắt cụt 1/3 giữa 1 cánh trở xuống và
1/3 giữa một cẳng tay trở xuống ở bên kia
|
85
|
|
h. Tháo bỏ 2 khớp khuỷu tay
|
85
|
|
i. Cắt cụt 1/3 trên 2 cẳng tay trở lên
|
83-84
|
|
k. Cắt cụt 1/3 giữa 2 cẳng tay trở xuống
|
82
|
|
l. Cắt cụt 1/3 trên cẳng 1 tay bên và 1/3
giữa cẳng tay trở xuống bên kia
|
82
|
|
m. Tháo bỏ khớp cổ tay (hoặc cắt bỏ hai bàn
tay)
|
81
|
3
|
Chấn thương cắt cụt 2 chi: 1 chi trên và 1
chi dưới, cùng bên hoặc khác bên
|
|
|
a. Cắt cụt 1/3 trên 1 cánh tay và 1/3 trên
1 đùi
|
91
|
|
b. Cắt cụt 1/3 trên cánh tay và 1/3 giữa
đùi trở xuống hoặc ngược lại
|
87
|
|
c. Cắt cụt 1/3 trên cánh tay (hoặc đùi) và
1/3 trên 1 cẳng chân (hoặc một cẳng tay)
|
85
|
|
d. Cắt cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi)
trở xuống, và 1/3 dưới 1 cẳng chân ( hoặc cẳng tay) trở xuống
|
83
|
|
đ. Cắt cụt 1 cẳng tay và 1 cẳng chân (bắt
kỳ đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên)
|
81
|
4
|
Chấn thương cắt cụt 1 chi trên và hỏng hoàn
toàn 1 mắt
|
|
|
a. Tháo khớp 1 vai và khoét bỏ nhãn cầu
không lắp mắt giả
|
91
|
|
b. Tháo khớp 1 vai và mù hoàn toàn 1 mắt
|
87
|
|
c. Cắt cụt 1 cánh tay cao và khoét bỏ 1
nhãn cầu
|
86
|
|
d. Cắt cụt 1 cẳng tay và mù hoàn toàn 1 mắt
|
81
|
5
|
Chấn thương tháo bỏ 1 khớp vai
|
70-71
|
6
|
Chấn thương cắt cụt 1 cánh tay
|
|
|
a. Đường cắt từ 1/3 trên trở lên
|
65-63
|
|
b. Đường cắt từ 1/3 giữa trở xuống
|
51-55
|
7
|
Chấn thương vai dẫn đến hậu quả vai lủng
liểng 1 bên (không còn điều trị)
|
51-55
|
|
- Nếu kèm tổn thương thần kinh làm mất hẳn
chức năng của chi bên đó
|
61
|
8
|
Gẫy đầu trên xương cánh tay từ cổ giải phẫu
trở lên, sau khi điều trị, nếu:
|
|
|
a. Can liền xấu, teo cơ và hạn chế động tác
khớp vai nhiều
|
34-35
|
|
b. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế
động tác khớp vai mức độ vừa
|
21-25
|
|
c. Nếu đầu xương cánh tay cũng bị vỡ, tiêu
huỷ dẫn đến hậu quả hàn khớp vai hoặc khớp giả (chụp phim xác định)
|
41-45
|
9
|
Gẫy thân xương cánh tay 1 bên: Tuỳ kết quả
điều trị, nếu:
|
|
|
a. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn
chi, cánh tay cử động tương đối bình thường
|
10
|
|
b. Can liền xấu trục hơi lệch, không ngắn
chi nhưng teo cơ nhiều
|
15-18
|
|
c. Can liền xấu, trục lệnh, teo cơ và ngắn
chi
|
|
|
- Ngắn dưới 3cm
|
25-30
|
|
- Ngắn trên 3cm
|
31
|
|
d. Can xấu, hai đầu gãy chồng nhau và bọc
ép dây thần kinh quay
|
31-35
|
10
|
Gãy đầu dưới xương cánh tay 1 bên:
|
|
|
a. Gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa 2 lồi
cầu, sau điều trị can liền tốt, trục thẳng nhưng còn hạn chế gập - duỗi khớp
khuỷu và sấp - ngửa cẳng tay
|
21-20
|
|
b. Gãy như điểm a, nhưng can liền xấu, đi
lệch dẫn đến hậu quả cứng khớp khuỷu
|
31-35
|
|
c. Như điểm b, nhưng di chứng để lại hàn
khớp khuỷu
|
31-35
|
|
d. Nếu chỉ mẻ hoặc rạn lồi cầu, đơn thuần,
không ảnh hưởng đến khớp
|
36
|
11
|
Mất đoạn xương cánh tay, tạo thành khớp giả
(không còn điều trị)
|
|
|
a. Nếu là khớp giả lỏng
|
41-45
|
|
b. Nếu là khớp giả chặt
|
35-40
|
12
|
Cứng khớp vai 1 bên:
|
|
|
Tuỳ mức độ hạn chế các động tác của khớp
vai (đưa cánh tay ra trước, đưa cánh tay ra sau, giơ ngang lên cao, khép cánh
tay vào ngực, quay tròn trước - sau - trước, bắt chéo vai) mà xác định tỷ lệ:
|
|
|
a. Mức độ hạn chế các động tác ít
|
11-15
|
|
b. Mức độ hạn chế các động tác nhiều
|
21-25
|
|
c. Gẫy hư không làm được các động tác trên
|
31-35
|
13
|
Hàn khớp vai 1 bên:
|
|
|
Mất các động tác nói ở điểm 12 trên
|
|
|
Nhưng nếu:
|
|
|
a. Xương vai vẫn di động tốt
|
36-40
|
|
b. Xương bả vai cũng bị tổn thương, bất
động
|
51-55
|
14
|
Sai khớp vai cũ tái phát (không còn điều
trị hoặc điều trị không kết quả)
|
21-25
|
15
|
a. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu
một bên ở tư thế bất lợi về chức năng
|
45-50
|
|
b. Nếu có thêm tổn thương ở khớp cổ tay -
bàn tay làm mất chức năng của cả chi
|
61
|
16
|
Viêm khớp vai mãn tính do chấn thương trực
tiếp và khớp hoặc là hậu quả lâu dài của việc tì nạng nách
|
16-20
|
|
II - Cẳng tay và khớp khuỷu
|
|
1
|
Chấn thương tháo bỏ một khớp khuỷu
|
60-61
|
2
|
Chấn thương cắt cụt 1 cẳng tay
|
|
|
a. Đường cắt từ 1/3 trên trở lên
|
55-58
|
|
b. Đường cắt từ 1/3 giữa trở xuống
|
51-55
|
3
|
Khuỷu lủng liểng 1 bên (không còn điều trị)
|
45-60
|
|
a. Cẳng tay ở tư thế gấp giữa khoảng 1100
đến 750
|
26-30
|
|
b. Cẳng tay ở tư thế duỗi giữa khoảng 1800
đến 1100
|
36-40
|
4
|
Hàn khớp khuỷu 1 bên, nếu:
|
|
5
|
Cứng 1 khớp khuỷu, nếu:
|
|
|
a. Cẳng tay chỉ gập - duỗi được trong
khoảng 1100-750
|
21-25
|
|
b. Cẳng tay chỉ gập - duỗi được trong
khoảng 1800-1000
|
26-30
|
6
|
Chấn thương gẫy 2 xương cẳng tay
|
|
|
Tuỳ kết quả điều trị, nếu:
|
|
|
a. Khớp liền xương hoặc mất đoạn xương tạo
thành khớp giả 2 xương:
|
|
|
- Khớp giả 2 xương lỏng
|
41-45
|
|
- Khớp giả xương chặt
|
31-35
|
|
b. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xù xì
chèn ép mạch máu, TK
|
35-40
|
|
c. Xương liền xấu, trục lệch, chỉ ngắn dưới
3cm, ảnh hưởng đến chức năng gấp, ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay
|
21-25
|
|
d. Như điểm c, nhưng chỉ ngắn trên 3cm
|
28-31
|
|
đ. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng
tay gần như bình thường
|
10-15
|
7
|
Gẫy đầu dưới 2 xương quay trụ sát cổ tay:
|
|
|
Tuỳ di chứng làm hạn chế chức năng khớp cổ
tay (gập - ngửa bàn tay, quay sấp, quay ngửa, nghiêng bàn tay) và tổn thương
mạch máu thần kinh mà định tỷ lệ
|
|
|
a. Nếu hạn chế chức năng khớp cổ tay to và
vừa
|
16-20
|
|
b. Nếu hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều
|
21-25
|
8
|
Gẫy thân xương quay: Sau điều trị, nếu:
|
|
|
a. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn,
chi chức năng cẳng tay tương đối bình thường
|
8-10
|
|
b. Can liền xấu trục lệch hoặc chi bị ngắn
và hạn chức chức năng sấp - ngửa
|
14-16
|
|
c. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo
thành khớp giả xương quay
|
|
|
- Khớp giả lỏng
|
21-25
|
|
- Khớp giả chặt
|
16-20
|
9
|
Gẫy đầu trên xương quay: Có di chứng làm
trở ngại gấp - dưới khớp khuỷu và hạn chế sấp ngửa cẳng tay
|
16-20
|
10
|
Gẫy đầu dưới xương quay: (kiểu Poteau
Colles):
|
|
|
a. Kết quả điều trị tốt, di chứng không
đáng kể
|
6-8
|
|
b. Nếu có hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay
|
11-15
|
11
|
Gẫy thân xương trụ, sau điều trị nếu:
|
|
|
a. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng
tay không bị ảnh hưởng
|
3-4
|
|
b. Can liền xấu, trục lệch hoặc 2 đầu gẫy
dính với xương quay làm ảnh hưởng chức năng cẳng tay
|
5-8
|
|
c. Không liền xương hoặc xương tạo thành
khớp giả
|
|
|
- Khớp giả lỏng xương trụ
|
11-15
|
|
- Khớp giả chặt xương trụ
|
5-8
|
12
|
Gẫy mòn khuỷu xương trụ gây hậu quả biến
dạng khớp khuỷu cứng khớp, teo cơ tam đầu và bạn chế duỗi cẳng tay
|
21-25
|
13
|
Gẫy 1/3 trên xương trụ cộng với trật khớp
đầu xương quay (gẫy kiểu Monteggia) để lại di chứng cứng khớp khuỷu hạn chế
sấp ngửa cẳng tay
|
10
|
14
|
Gẫy rời mòn tràm quay hoặc trâm trụ làm yếu
khớp cổ tay
|
|
|
Ghi chú: Trong các gẫy xương chi trên nếu
kèm thương mạnh máu, dây thần kinh thì được tính thêm tỷ lệ (cộng lùi) nhưng
tổng tỷ lệ % thì phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng.
|
|
|
III. Bàn tay và khớp cổ tay
|
|
1
|
Chấn thương tháo bỏ khớp cổ tay 1 bên
|
43-52
|
2
|
Hàn khớp cổ tay do chấn thương (các ngón
tay vẫn bình thường):
|
|
|
a. Nếu cổ tay ở tư thế cơ năng
|
21-25
|
|
b. Nếu cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa bàn
tay
|
26-30
|
3
|
Gẫy, vỡ xương hoặc trật khớp của xương cổ
tay 1 bên, nếu
|
|
|
a. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác của
khớp cổ tay
|
10-15
|
|
b. Gẫy cứng khớp cổ tay
|
21-25
|
4
|
Gẫy xương bàn tay: Tuỳ theo số xương bị
gẫy, kết quả điều trị và di chứng
|
|
|
a. Gẫy 1-2 xương bàn tay, nếu bàn tay không
bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay, ngón tay
|
20
|
|
b. Gẫy trên 2 xương bàn tay, hoặc trường
hợp gẫy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn
tay - ngón tay
|
16-20
|
5
|
Vết thương làm mất hầu hết cơ hoặc tổn
thương thần kinh làm cơ bàn tay teo đét:
|
|
|
a. Mất hoặc teo hết cơ ở mô cái
|
12-15
|
|
b. Mất hoặc teo cơ ở mô út
|
8-10
|
|
c. Teo hết cơ liền cốt
|
12-16
|
|
d. Trường hợp teo hoàn toàn các cơ của cả
bàn tay
|
25-30
|
|
IV - Ngón tay
|
|
1
|
Chấn thương cắt cụt (mất) 5 ngón của 1 bàn
tay
|
|
|
a. Cắt cụt 5 ngón tay (tháo khớp ngón -
bàn)
|
45-50
|
|
b. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay
|
51
|
|
c. Các ngón tay tuy còn nhưng bị mất hoàn
toàn chức năng do hàn các khớp ngón - bàn khớp liên đốt ngón ở tư thế duỗi
thẳng hay quắp, hoặc các ngón bị cháy bỏng co quắp, teo đét
|
44-45
|
2
|
Chấn thương cắt cụt (mất) 4 ngón của 1 bàn
tay
|
|
|
a. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón
giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV); I + II + III + IV
|
43-48
|
|
b. Mất ngón tay cái và 3 ngón khác
|
|
|
- Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại
ngón V)
|
42-46
|
|
- Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại
ngón III)
|
42-46
|
|
- Mất các ngón I + III + IV (còn lại ngón
II)
|
42-46
|
|
c. Mất 4 ngón II + III + IV + V (còn lại
ngón cái)
|
41
|
|
d. Trường hợp vừa bị mất ngón tay vừa có
tổn thương (gẫy, khuyết...) từ 1 đến 3 xương bàn tay
|
45-50
|
3
|
Chấn thương cắt cụt (mất) 3 ngón tay của 1
bàn tay
|
|
|
a. Mất ngón cái và 2 ngón khác:
|
|
|
- Mất các ngón I + II + III
|
39-44
|
|
- Mất các ngón I + II + IV
|
38-43
|
|
- Mất các ngón I + II + V
|
37-42
|
|
- Mất các ngón I + III + IV
|
37-42
|
|
- Mất các ngón I + III + V
|
35-41
|
|
- Mất các ngón I + IV + V
|
35-41
|
|
b. Mất ngón trỏ và 2 ngón khác (còn lại
ngón cái)
|
|
|
- Mất các ngón II + III + IV
|
33-37
|
|
- Mất các ngón II + III + V
|
31-35
|
|
- Mất các ngón II + IV + V
|
28-33
|
|
c. Mất 3 ngón III + IV + V
|
25-30
|
|
d. Trường hợp cắt cụt 3 ngón tay kèm tổn
thương 1 đến 3 xương bàn tay tương ứng thì được cộng thêm 2-5% (cộng thẳng)
|
|
4
|
Chấn thương cắt cụt (mất) 2 ngón tay của 1
bàn tay
|
|
|
a. Mất ngón cái và một ngón khác:
|
|
|
- Mất ngón I và ngón II (I + II)
|
28-33
|
|
- Mất ngón I và ngón III (I + III)
|
27-32
|
|
- Mất ngón I và ngón IV (I + IV)
|
26-31
|
|
b. Mất ngón trỏ và 1 ngón khác (trừ ngón
cái)
|
25-30
|
|
- Mất ngón II và ngón III (II + III)
|
23-36
|
|
- Mất ngón II và ngón IV (II + IV)
|
22-25
|
|
- Mất ngón II và V (II + V)
|
21-24
|
|
c. Mất ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn
(II+V)
|
19-22
|
|
- Mất ngón tay giữa và ngón út (III + V)
|
18-21
|
|
d. Mất ngón tay đeo nhẫn và ngón út (IV +
V)
|
15-18
|
|
Trường hợp mất 2 ngón kèm theo tổn thương
bàn tương ứng được cộng thêm tỷ lệ 2-4% vào tỷ lệ mất ngón % (cộng thẳng)
|
|
5
|
Chấn thương cắt cụt (mất) 1 ngón tay
|
|
|
a. Ngón tay cái (I)
|
|
|
- Mất trọn ngón và - phân xương bàn I
|
25-30
|
|
- Mất trọn ngón cái (tháo khớp ngón - bàn)
|
21-26
|
|
- Mất đốt ngoài (đốt 2)
|
8-10
|
|
- Mất 1/2 ngón 2
|
4-5
|
|
- Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái
|
10-12
|
|
- Hàn khớp đốt ngón bàn ở thư thế thuận
(mất các tác dụng dạng khép ngón và đối chiếu các ngón cái)
|
11-15
|
|
- Trường hợp do vỡ xương đốt ngón hoặc khớp
ngón bàn làm ngón cái rụt ngắn lại, hạn chế nhiều chức năng
|
15-18
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp liền đốt ngón ở
tư thế bất lợi
|
6-8
|
|
b. Ngón tay trỏ (II)
|
|
|
- Mất trọn ngón trỏ và một phần xương bàn
|
18-21
|
|
- Mất trọn ngón trỏ (tháo khớp ngón - bàn)
|
12-15
|
|
- Mất 2 đốt ngoài (2+3)
|
8-10
|
|
- Mất đốt 3
|
6-7
|
|
- Hàn khớp đốt ngón - bàn
|
7-9
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp liền đốt ngón ở
tư thế bất lợi
|
10-12
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp 1 khớp liền đốt
ngón
|
4-5
|
|
c. Ngón tay giữa (III)
|
|
|
- Mất trọn ngón và xương bàn tương ứng
|
16-20
|
|
- Mất trọn ngón giữa (tháo khớp ngón - bàn)
|
10-12
|
|
- Mất 2 đốt bỏ ngoài (2+3)
|
7-9
|
|
- Mất 3 đốt
|
5-6
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp các khớp liền đốt
ngón ở tư thế bất lợi
|
7-9
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp 1 khớp liền đốt
ngón
|
3-5
|
|
d. Ngón tay đeo nhẫn (IV)
|
|
|
- Mất trọn ngón và xương bàn tương ứng
|
14-18
|
|
- Mất 2 đốt ngoài của ngón IV (2+3)
|
7-9
|
|
- Mất đốt 3
|
4-5
|
|
- Hàn khớp đốt ngón - bàn
|
5-7
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp liền đốt ngón với
nhau ở tư thế bất lợi
|
6-8
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp 1 khớp liền đốt
ngón
|
3-4
|
|
d. Ngón tay út
|
|
|
- Mất trọn ngón và một phần xương bàn
|
12-16
|
|
- Mất trọn ngón IV (tháo khớp ngón - bàn)
|
6-8
|
|
- Mất đốt 2+3
|
5-7
|
|
- Mất đốt 3
|
2-3
|
|
- Hàn khớp đốt ngón - bàn
|
4-5
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp liền đốt ngón với
nhau ở tư thế bất lợi
|
5-7
|
|
- Cứng khớp hoặc hàn khớp 1 khớp liền đốt ngón
|
2-3
|
6
|
Chấn thương cắt cụt nhiều ngón tay của 2
bàn tay
|
|
|
Không áp dụng nguyên tắc “cộng thẳng” mà
tính theo “giá trị hiệp đồng” (valeur synergique) của các đốt ngón theo công
thức:
E = E1 - E2 trong đó:
- E = tỷ lệ thương tật chung của các ngón đã bị cắt cụt ở 2 bàn tay (kết quả
tính toán cuối cùng)
- E1 = tổng tỷ lệ thương tật của các ngón đã bị cắt cụt (cộng thẳng)
- E2 = tổng giá trị hiệp đồng của các ngón
tay cùng tên (đồng danh) đã bị cắt cụt (cộng thẳng)
Giá trị hiệp đồng của từng ngón quy ước như
sau:
Ngón tay cái: 6%; ngón tay trỏ: 3%; ngón
tay giữa: 2%; ngón đeo nhẫn: 2% và ngón út: 2%.
a. Chấn thương cắt cụt 2 ngón tay cái:
- E1 = 26% (tay thuận) = 21%
(tay không thuận) = 47%
- E2 = 6%
- E = 47% - 6% = 41%
|
41
|
|
b. Chấn thương cắt cụt 2 ngón trỏ
15% + 12% - 3% = 24%
|
24
|
|
c. Chấn thương cắt cụt 2 ngón giữa
12% + 10% - 2% = 20%
|
20-21
|
|
d. Chấn thương cắt cụt 2 ngón nhẫn
10%+8%-2% = 16%
|
16
|
|
đ. Chấn thương cắt cụt 2 ngón út
8%+6%-2% = 12%
|
12
|
|
e. Chấn thương cắt cụt ngón cái, ngón trỏ và
ngón giữa bàn tay phải (tay thuận = 44%) và cắt cụt ngón cái trỏ bàn tay trái
(tay không thuận = 28%) Tỷ lệ thương tật chung của mất 5 ngón tay thuộc 2 bàn
tay kể trên là:
- E = E1-E2=(44%+28%) - (6%+3%+2%) =
72%-11% = 61%
|
61
|
7
|
Trường hợp chấn thương và cắt cụt ngón tay
vừa cắt cụt đốt ngón tay của nhiều ngón tay thuộc 1 bàn tay (tính tỷ lệ
thương tật chung theo nguyên tắc cộng lùi) hoặc 2 bàn tay (tính tỷ lệ thương
tật theo nguyên tắc cộng lùi cho một bàn tay rồi theo giá trị hiệp đồng - ở
điểm 6 trên)
|
|
|
V - XƯƠNG ĐÒN VÀ XƯƠNG BẢ VAI
|
|
1
|
Chấn thương gẫy xương đòn (1/3 ngoài, giữa
hoặc trong):
|
|
|
a. Can liền tốt, không di chứng
|
3-6
|
|
b. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh
hưởng đến gánh vác
|
21
|
|
c. Hai đầu xương gẫy bị lệch chồng nhau,
khối can xương chèn ép đám rối thần kinh cánh tay hoặc thần kinh mũ
|
25-30
|
2
|
Mất đoạn xương gãy khớp giả xương đòn
|
15-20
|
3
|
Sai khớp đòn - mỏm - bả (không còn điều
trị)
|
10-12
|
4
|
Sai khớp ức - đòn (không còn điều trị)
|
10-12
|
5
|
Gẫy xương bả vai 1 bên do chấn thương
|
|
|
a. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương
|
6-10
|
|
b. Gẫy vỡ ở nganh ngang
|
6-10
|
|
c. gẫy vỡ phần ở khớp vai
|
11-15
|
|
- Vỡ ở khớp vai đơn thuần, chòm cầu xương
cánh tay không bị tổn thương nhưng có hậu quả dễ trật khớp vai
|
21-25
|
|
- Vỡ kèm tổn thương chòm cầu gây hậu quả
viêm dính cứng khớp vai
|
31-35
|
|
- Như trên nhưng hàn khớp vai (Xem điểm 12,
13 mục 1) tỷ lệ thương tật có thể ở hạng III
|
|
|
VI - TỔN HẠI THẦN KINH NGOẠI BIÊN
CHI TRÊN DO VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG
|
|
1
|
Liệt hoàn toàn 1 chi trên do liệt toàn bộ
đám rối thần kinh cánh tay
|
61-65
|
2
|
Liệt 1 phần đám rối thần kinh cánh tay
(liệt các thân nhất)
|
|
|
a. Liệt thân nhất trên (dây cổ C5-C6)
|
|
|
Hội chứng Duchenne-Etb
|
|
|
- Bệnh củng lâm sàng: liệt các cơ đenta, cơ
nhị cầu, cơ cánh tay trước, cơ quạ, cánh tay và cơ ngửa dài
|
51
|
|
b. Liệt thân nhất giữa (tổn thương dây cổ
VII):
|
|
|
Biểu hiện lâm sàng bằng hiện tượng liệt các
cơ do dây thần kinh quay chi phối, trừ nhóm cơ ngửa dài (các cơ duỗi đều bị
liệt, tư thế cẳng tay và bàn tay giống liệt thần kinh quay...)
|
25-30
|
|
c. Liệt thân nhất dưới (tổn thương dây cổ
VIII và lưng D1):
|
|
|
Biểu hiện lâm sàng; liệt các cơ liên cốt,
các cơ gấp ngón tay, cơ trụ trước, cơ mô cái, mô út bàn tay
|
45-50
|
3
|
Tổn thương các thân nhì của đám rối thần
kinh cánh tay:
|
|
|
a. Liệt thân nhì trên: Biểu hiện LS là liệt
cơ nhị đầu cánh tay trước (do dây cơ - bì chi phối) liệt cơ cấp tròn, cơ gan
tay lớn, cơ gấp ngón cái (do rẻ ngoài dây thần kinh giữa chi phối)
|
45-50
|
|
b. Liệt thân nhì dưới: Biểu hiện LS là liệt
phối hợp dây thần kinh giữa và trụ: liệt các cơ gấp ngón tay, liệt hoàn toàn
các cơ gấp bàn tay
|
41-45
|
|
c. Liệt thân nhì sau: (tổn thương thân quay
- mũ)
|
|
|
Liệt cơ tam đầu, cơ đenta; cơ ngửa dài. các
cơ duỗi bàn tay, ngón tay
|
51-55
|
4
|
Liệt dây thần kinh quay:
|
|
|
a. Tổn thương ở đoạn cánh tay. Biểu hiện LS
là cẳng tay úp sấp, hơi gấp, bàn tay “Rỹ cổ cò”
|
41-45
|
|
b. Tổn thương ở đoạn cẳng tay
|
23-30
|
5
|
Liệt dây thần kinh giữa
|
|
|
a. Tổn thương ở đoạn cánh tay
|
31-35
|
|
b. Tổn thương ở đoạn cổ tay
|
21-25
|
6
|
Liệt dây thần kinh trụ:
|
|
|
a. Tổn thương ở đoạn cánh tay: bàn tay
“vuốt trụ” + teo cơ liền cốt mu tay
|
31-35
|
|
b. Tổn thương ở đoạn cổ tay
|
21-25
|
7
|
Liệt dây thần kinh mũ: Tức liệt vận động
cánh tay. Bệnh nhân không thể nhắc tay ra trước, ra ngoài và sau được nữa.
Cánh tay rơi lủng lẳng tự do (do liệt - teo cơ đenta...)
|
|
|
a. Liệt hoàn toàn (tổn thương ở thân nhì
sau của đám rối cánh tay)
|
30-31
|
|
b. Liệt không hoàn toàn
|
18-20
|
8
|
Liệt dây thần kinh cơ bì
(liệt teo cơ nhị đầu cánh tay...)
|
|
|
a. Liệt hoàn toàn
|
26-30
|
|
b. Liệt không hoàn toàn
|
12-16
|
9
|
Bỏng buốt thần kinh cánh tay (causalgie)
|
|
|
Cho tỷ lệ tạm thời
|
|
|
a. Mức độ nhẹ
|
21-25
|
|
b. Mức độ trung bình
|
35-40
|
|
c. Mức độ nặng (cánh tay hầu như mất tác
dụng)
|
51-55
|
|
d. Trường hợp cắt hạch giao cảm kết quả tốt
(hết bỏng buốt) xếp tỷ lệ vĩnh viễn theo tổn thương dây thần kinh (gây ra
bỏng buốt) ghi ở các điểm trên và được cộng thêm 10-15% (cộng lùi) cho phẫu
thuật cắt hạch giao cảm
|
|
10
|
U thần kinh ở các mỏm cụt chi trên (cánh
tay) chi dưới (đùi): Được vận dụng tỷ lệ thương tật (mốc tối thiểu) của mức cắt
đoạn cao hơn liền kề với nó. Ví dụ: cắt đoạn cánh tay (hoặc đùi ở 1/3 giữa,
mỏm cụt cơ u thần kinh thì tỷ lệ thương tật bằng mức cắt đoạn 1/3 trên.
|
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ %
mất khả
năng lao động
|
|
Chương
II
DI CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG CHI DƯỚI
|
|
|
I - Đùi và khớp háng
|
|
1
|
Chấn thương cắt cụt 2 chi dưới và 1 chi
trên (bất kỳ đoạn nào)
|
95-96
|
2
|
Chấn thương cắt cụt 2 chi dưới: Tuỳ theo vị
trí cắt đoạn cao, thấp:
|
|
|
a. Tháo bỏ 2 khớp háng
|
95
|
|
b. Cắt cụt 2 đùi ngang mấu chuyển
|
91
|
|
c. Cắt cụt 2 đùi từ 1/3 giữa trở lên
|
90
|
|
d. Cắt cụt 2 đùi từ 1/3 giữa trở xuống
|
87
|
|
đ. Tháo khớp gối 2 bên
|
85
|
|
e. Cắt cụt 1/3 trên 1 đùi và 1/3 dưới 1 đùi
khác
|
87
|
|
g. Cắt cụt 1/3 trên đùi và 1/3 dưới 1 cẳng
chân khác
|
86
|
|
h. Cắt cụt 1/3 giữa 1 đùi trở xuống và 1/3
giữa cẳng chân bên kia trở xuống
|
85
|
|
i. Cắt cụt 1/3 trên 2 cẳng chân
|
83
|
|
k. Cắt cụt 1/3 giữa 2 cẳng chân trở xuống
|
82
|
|
l. Tháo khớp 2 cổ chân
|
82
|
3
|
Chấn thương cắt cụt 1 chi dưới và hỏng hoàn
toàn 1 mắt
|
|
|
a. Chấn thương cắt cụt 1 đùi và khoét bỏ 1
nhãn cầu
|
85
|
|
b. Chấn thương cắt cụt 1 đùi và mù 1 mắt
|
83
|
|
c. Chấn thương cắt cụt 1 cẳng chân và khoét
bỏ 1 nhãn cầu
|
81
|
|
d. Chấn thương tháo bỏ 1 khớp háng và
khoét bỏ 1 nhãn cầu
|
94
|
|
đ. Chấn thương tháo bỏ 1 khớp háng và mù 1
mắt
|
86
|
|
e. Chấn thương cắt cụt 1 chi dưới (hoặc 1
chi trên) và mù 2 mắt: cho thẳng mù 2 mắt (81-85%) rồi cộng lùi với tỷ lẹ %
của chi cụt...
|
> 93
|
4
|
Chấn thương tháo bỏ 1 khớp háng (cho mạnh
hơn cho mốc cao)
|
71+72
|
5
|
Chấn thương cắt cụt đùi:
|
|
|
a. Đường cắt ngang ở mấu chuyển lớn
|
68-70
|
|
b. Đường cắt ở 1/3 trên
|
65
|
|
c. Đường cắt ở 1/3 giữa trở xuống
|
61
|
6
|
Chấn thương gẫy đầu trên xương đùi
|
|
|
- Đường gẫy ở 1/3 trên hay cổ xương đùi,
sau khi điều trị, nếu:
|
|
|
a. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo
cơ
|
21-25
|
|
b. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều,
chi ngắn dưới 4cm, chức năng khớp háng bị hạn chế
|
35-40
|
|
c. Di chứng như điểm b, nhưng chi ngắn trên
4cm
|
41-45
|
|
d.Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo
thành khớp giả cổ xương đùi:
|
|
|
- Khớp giả lỏng lẻo
|
51
|
|
- Khớp giả chặt
|
41-45
|
7
|
Chấn thương trật khớp háng hoặc gẫy cổ
xương đùi không được điều trị dẫn đến hoại tử và tiêu chỏm cầu xương đùi
|
45-50
|
|
- Nếu đã được thay bằng chỏm cầu kim loại
|
41
|
8
|
Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đẫ
điều trị ổn định:
|
|
|
a. Nếu can liền tốt, trục thẳng, chức phận
chi bình thường
|
13-16
|
|
b. Nếu can liền xấu, trục lệch, chi ở tư
thế khép hoặc dạng đùi
|
21-25
|
|
c. Biểu hiện như điểm c nhưng chỉ ngắn trên
4cm
|
41-45
|
9
|
Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu: Sau
điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp gối:
|
|
|
a. Mức độ hạn chế ít
|
13-15
|
|
b. Mức độ hạn chế nhiều
|
21
|
|
c. Nếu can xấu, trục lệch, chi dưới ngắn
4cm
|
31-35
|
|
d. Khớp gối bị cứng, trở ngại vận động và
lao động (tỷ lệ thương tật xem các điểm 7, 12 mục cẳng chân và khớp gối dưới
đây)
|
|
10
|
Sai khớp háng cũ kết quả điều trị và phục
hồi chức năng hạn chế
|
31-35
|
11
|
Cứng 1 khớp háng sau chấn thương
|
|
|
a. Chi ở tư thế thẳng trục (đùi và cẳng
chân duỗi thẳng)
|
|
|
b. Chi ở tư thế vẹo gấp
|
31-35
|
12
|
Hàn 1 khớp háng sau chấn thương
|
|
|
a. Chi ở tư thế thẳng trục (đùi và cẳng
chân duỗi thẳng)
|
31-35
|
|
b. Chi ở tư thế vẹo gấp
|
41
|
|
c. Nếu đùi ở tư thế co, khép vào trong hoặc
ngả ra ngoài
|
51
|
13
|
Chấn thương để lại hậu quả cứng 2-3 khớp
lớn của chi dưới:
|
|
|
a. Vừa cứng khớp háng vừa cứng khớp gối 1
chi ở tư thế thuận
|
51-55
|
|
b. Cứng khớp lớn háng chi nọ, cứng khớp gối
chi kia
|
61
|
|
c. Cứng 3 khớp lớn (háng, gối) ở cả 2 chi
|
65-70
|
|
d. Cứng/hàn khớp chi nọ và cứng hàn khớp
cổ chân chi kia
|
46-50
|
|
e. Cứng thân cả 3 khớp háng, gối và cổ chân
của 1 chi
|
61
|
14
|
Di chứng của vết thương động - tĩnh mạch
đùi (xem chương IX)
|
|
|
II - Cẳng chân và khớp gối
|
|
1
|
Chấn thương tháo bỏ 1 khớp gối
|
60
|
2
|
Chấn thương cắt cụt 1 cẳng chân
|
|
|
a. Đường cắt ở 1/3 trên trở lên, nếu khớp
gối bình thường
|
51
|
|
b. Đường cắt như điểm a nhưng khớp gối cũng
bị chấn thương hoặc hậu quả của cắt cẳng chân làm cơ đùi bị teo nhiều (=8cm)
|
|
|
c. Đường cắt ở 1/3 giữa hoặc dưới:
|
|
|
- Đã lắp chân giả đi lại tốt
|
41-50
|
|
- Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả
đau, khó
|
46-50
|
3
|
Chấn thương làm gẫy 2 xương cẳng chân, sau
điều nếu:
|
|
|
a. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi
|
15-18
|
|
b. Can xương xấu, hoặc can dính 2 xương cẳng
chân bị vẹo và ngắn dưới 5cm
|
25-30
|
|
c. Di chứng như điểm b nhưng chi ngắn trên
5cm
|
31-35
|
4
|
Mất đoạn 2 xương chày, mác tạo thành khớp
giả, nếu không còn điều trị
|
|
|
a. Khớp giả 2 xương lỏng, chi ngắn trên 5cm
|
41-45
|
|
b. Khớp giả 2 xương chặt, chi ngắn dưới 5cm
|
31-35
|
5
|
Gẫy thân xương chày 1 bên:
|
|
|
a. Đường gẫy ở 1/3 giữa can tốt, trục thẳng
không ngắn chi
|
15
|
|
b. Đường gẫy như điểm a, nhưng can xấu,
trục lệch, chi ngắn
|
21
|
|
c. Đường gẫy ở 1/3 trên hoặc 1/3 dưới, can
tốt, teo cơ ít
|
11-15
|
|
d. đường gẫy ở như điểm c, nhưng can xấu,
trục lệch,chi ngắn:
|
|
|
- Dưới 4cm
|
21-25
|
|
- Trên 4cm
|
25-30
|
|
Xương gẫy đã liền nhưng thân xương có ổ
khuyết lớn gây cốt tuỷ, viêm mãn tính
|
21-25
|
6
|
Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả
|
|
|
a. Khớp giả lỏng
|
31-35
|
|
b. Khớp giả chặt
|
21-25
|
7
|
Gẫy hoặc vỡ mâm chày
|
|
|
a. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không
cứng
|
15
|
|
b. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp tư
thế thuận
|
31-35
|
8
|
Gẫy hoặc vỡ lối cù trước mâm chày
|
6-10
|
9
|
Gẫy thân xương mác 1 cẳng chân:
a. Đường gãy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liền
tốt, không ảnh hưởng đến chức năng khớp gối
|
|
|
b. Gẫy trên xương mắc, can xấu (thường kèm
bong gân gối)
|
7-10
|
|
c. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới), can xấu,
nếu:
|
|
|
- Không cứng khớp cổ chân
|
5-7
|
|
- Cổ chân bị cứng khớp nhẹ
|
12-15
|
10
|
Mất đoạn xương mắc tạo thành khớp giả
|
|
|
a. Khớp giả lỏng
|
8-10
|
|
b. Khớp giả chặt
|
6-8
|
11
|
Mổ lấy xương mác để ghép xương:
|
|
|
a. Đoạn xương lấy dài dưới 1/3 xương
|
6-8
|
|
b. Đoạn xương lấy đến 3/4 xương
|
10-15
|
12
|
Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến
hậu quả hàn khớp:
|
|
|
a. Hàn ở tư thế thuận (trục cẳng chân thẳng
180o so với đùi)
|
25-30
|
|
b. Hàn ở tư thế bất lợi, gối biến dạng, và:
|
|
|
- Cẳng chân quay ra ngoài hoặc vào trong
|
31-35
|
|
- Cẳng chân bị gấp ngắn lại
|
35-40
|
|
- Trường hợp cẳng chân co quắp, mất chức
năng
|
41-45
|
13
|
Vết thương, chấn thương dẫn đến cứng khớp
gối
|
|
|
a. Cẳng chân còn duỗi được trong khoảng 1350
đến 1800
|
25-30
|
|
b. Cẳng chân gấp được trong khoảng 500
đến 1300
|
35-40
|
14
|
Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt
|
10-15
|
15
|
Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn
chế chức năng khớp gối
|
21
|
16
|
Chấn thương vỡ xương bánh chè:
|
|
|
a. Xương liền tốt, không hạn chế chức năng
khớp gối
|
8-10
|
|
b. Can xương không tốt hoặc phải mổ tháo
bỏ bánh chè dẫn đến hậu quả teo cơ đầu đùi (vì mất chỗ bám của gân và cứng
khớp gối)
|
21-25
|
17
|
Gẫy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu
quả hạn chế vận động khớp gối:
|
|
|
a. Mức độ hạn chế ít
|
11-15
|
|
b. Mức độ hạn chế nhiều
|
16-21
|
|
|
|
18
|
Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối
|
|
|
a. Rách, nứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mãn
tính
|
11-15
|
|
b. Nếu phải cắt bỏ có hậu quả dính khớp thì
đánh giá như cứng hoặc hàn khớp gối
|
|
|
c. Cắt bỏ sụn chêm có hậu quả (biến chứng)
hạn chế một phần cử động gấp - duỗi khớp gối
|
16-20
|
19
|
Di vật khớp gối
|
|
|
a. Di vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng
đến vận động, đi lại
|
21-25
|
|
b. Di vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt
dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối
|
8-10
|
20
|
Một số bệnh có thể do chấn thương khớp gối
gây ra hoặc làm nặng thêm nhân cơ hội chấn thương dẫn đến hậu quả hàn khớp
(bệnh Hoffa, bệnhKoenig...)
|
|
|
III- Bàn chân và khớp cổ chân
|
|
1
|
Chấn thương cắt cụt 2 bàn chân
|
|
2
|
Chấn thương tháo khớp cổ chân một bên
|
|
3
|
Chấn thương cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo
khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfrane)
|
|
4
|
Chấn thương cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại
chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogf)
|
|
|
a. Thủ thuật Chopart (cắt bỏ các xương bàn
chân và xương nhỏ giữa bàn chân)
|
31-35
|
|
b. Thủ thuật Ricard hay Pirigoff (như thủ
thuật Chopart nhưng làm thêm chốt cố định xương sên vào xương gót)
|
36-40
|
5
|
Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả
cứng khớp hoặc hàn khớp:
|
|
|
a. Cứng khớp hàn khớp ở tư thế cơ năng
|
21-25
|
|
b. Cứng khớp hàn khớp ở tư thế bất lợi cho
chức năng khớp cổ chân
|
31
|
6
|
Vết thương làm đứt gân gót (gân A -sin)
|
|
|
a. Đã nối lại, không ngắn gân, đi lại gần
như bình thường
|
11-15
|
|
b. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về
phía trước và ra ngoài, đi chân thuổng
|
21-25
|
|
c. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại
thành một cục, đi lại khó khăn
|
25-30
|
7
|
Chấn thương cắt bỏ hoàn toàn xương gót
|
31-35
|
8
|
Chấn thương làm gẫy hoặc vỡ xương gót
|
|
|
a. Gẫy góc Boehler (phần Thalamus của xương
gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau
|
21-25
|
|
b. Gẫy thân xương gót có ảnh hưởng đến đi
lại, lao động
|
11-15
|
|
c. Vỡ trước một phần phía sau xương gót
|
8-10
|
9
|
Chấn thương cắt bỏ xương sên
|
25-30
|
10
|
Chấn thương gẫy xương sên làm bàn chân biến
dạng quay ra ngoài, đi lại khó
|
21
|
11
|
Chấn thương làm gẫy xương thuyền
|
10-12
|
12
|
Chấn thương làm gẫy/vỡ xương hộp
|
10-12
|
13
|
Chấn thương gẫy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn
chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân
|
16-12
|
14
|
Chấn thương làm vỡ nát hai mắt cá chân
khiến khớp cổ chân lỏng lẻo
|
25-30
|
15
|
Gẫy hoặc mất đoạn 1 xương bàn của bàn chân
|
|
|
a. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng
không ảnh hưởng đến đi đứng
|
5
|
|
b. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc
đi đứng, lao động
|
10-12
|
16
|
Gẫy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một
bàn chân
|
|
|
a. Gẫy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất
đoạn 2 xương bàn
|
14-18
|
|
b. Gẫy trên 2 xương bàn hoặc mất đoạn xương
làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng lao đồng
|
21-25
|
17
|
Sẹo lồi hoặc co rúm lòng bàn chân gây trở
ngại cho việc đi đứng, lao động
|
11-15
|
|
- Nếu diện tích sẹo chiếm từ 2/3 lòng chân
trở lên
|
21
|
18
|
Mảnh kim khí nằm trong khe khớp cổ chân
(mặt khớp chày - gót - sên) gây đau và trở ngại đến lao động, đi lại
|
21-25
|
19
|
Có nhiều mảnh kim khí nhỏ ở phần mềm lòng
bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động
|
|
|
a. Có từ 5 đến 10 mảnh nhỏ (kích thước <
0,5cm)
|
10-15
|
|
b. Có trên 10 mảnh
|
15-20
|
20
|
Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không
khỏi
|
11-15
|
21
|
Viêm khớp cổ chân mãn tính sau chấn thương
trật khớp, bong gân cổ chân
|
11-15
|
|
IV- Ngón chân
|
|
1
|
Chấn thương cắt cụt 5 ngón chân (tháo khớp
ngón - bàn)
|
25-28
|
2
|
Chấn thương cắt cụt 4 ngón chân:
|
|
|
a. Mất 4 ngón I + II + III + IV (còn lại
ngón út)
|
21-24
|
|
b. Mất 4 ngón I + II + III + V (còn lại
ngón IV)
|
21-23
|
|
c. Mất 4 ngón I + II + IV + V (còn lại ngón
giữa)
|
21-23
|
|
d. Mất 4 ngón II + III + IV + V (còn lại
ngón chân cái)
|
18-20
|
3
|
Chấn thương cắt cụt 3 ngón chân:
|
|
|
a. Mất 3 ngón trong đó có ngón chân cái I +
II + III
|
18-21
|
|
hoặc I + II + IV
|
18-21
|
|
hoặc I + II + V
|
18-21
|
|
b. Mất 3 ngón trong đó không có ngón chân
cái:
|
|
|
- Mất 3 ngón II + III + IV
|
18
|
|
- Mất 3 ngón II + III + V
|
18
|
|
- Mất 3 ngón III + IV + V
|
16
|
4
|
Chấn thương cắt cụt 2 ngón chân:
|
|
|
a. Cắt cụt ngón chân cái và chân trỏ
|
18-20
|
|
b. Cắt cục ngón chân cái và một ngón khác:
|
|
|
I + II
|
16-18
|
|
- Hoặc I + IV
|
16-18
|
|
- Hoặc I + V
|
16-18
|
|
c. Cắt cụt ngón trỏ và một ngón khác (trừ
ngón chân cái)
|
|
|
I + III
|
12-15
|
|
- Hoặc II + IV
|
12-15
|
|
- Hoặc II + V
|
12-15
|
|
d. Cắt cụt 2 ngón III + IV hoặc 2 ngón III
+ V
|
10-12
|
|
đ. Cắt cụt 2 ngón IV + V
|
10-12
|
5
|
Chấn thương cắt cụt ngón chân cái
|
15
|
6
|
Chấn thương cắt cụt 1 ngón chân khác
|
7-8
|
7
|
Chấn thương cắt cụt đốt ngoài của 1 ngón
cái (đầu ngón chân)
|
12
|
8
|
Chấn thương cắt cụt đốt ngoài của 1 ngón
chân khác (đầu ngón chân)
|
3-4
|
9
|
Chấn thương cắt cụt 2 đốt ngoài của 1 ngón
chân khác
|
5-6
|
10
|
Chấn thương gây hàn khớp liền đốt ngón chân
cái
|
|
|
a. Hàn ở tư thế ngón thẳng
|
4-6
|
|
b. Hàn ở tư thế ngón hoặc ưỡn ngửa
|
6-8
|
11
|
Cứng khớp hoặc hàn khớp ngón - bàn của ngón
chân cái ở tư thế xấu: ngón chân choãi ra ngoài hoặc nghiêng về phía các ngón
khác, hoặc ngửa lên hay quặp xuống làm mất chức năng ngón
|
10-12
|
12
|
Hàn khớp đốt ngón - bàn hoặc các khớp liền
đốt ngón với nhau của một nhóm chân khác:
|
|
|
a. Hàn ở tư thế thuận
|
2-3
|
|
b. Hàn ở tư thế bất lợi về chức năng
|
4-6
|
|
V- Tổn thương dây thần kinh chi dưới
do chấn thương
|
|
1
|
Liệt hoàn toàn 1 chi dưới do liệt tuỷ
|
61
|
2
|
Liệt rễ và dây thần kinh hông to:
|
|
|
a. Liệt hoàn toàn
|
41-45
|
|
b. Liệt không hoàn toàn
|
25-30
|
3
|
Liệt dây thần kinh hông kheo ngoài:
|
|
|
a. Liệt hoàn toàn
|
25-30
|
|
b. Liệt không hoàn toàn
|
21-25
|
4
|
Liệt dây thần kinh hông kheo trong:
|
|
|
a. Liệt hoàn toàn
|
21-25
|
|
b. Liệt không hoàn toàn
|
11-15
|
5
|
Liệt dây thần kinh đùi:
|
|
|
a. Liệt hoàn toàn
|
35-40
|
|
b. Liệt không hoàn toàn
|
21-25
|
6
|
Liệt dây thần kinh đùi - bì:
|
|
|
a. Liệt hoàn toàn
|
16-20
|
|
b. Liệt không hoàn toàn
|
10-12
|
7
|
Liệt hoàn toàn dây thần kinh bịt
|
15-20
|
|
VI- Di chứng chấn thương chậu hông
|
|
|
Thường kèm theo các thương tổn về tiết
niệu, sinh dục, ở giới nữ còn ảnh hưởng đến sinh để vì méo khung chậu
|
|
1
|
Gẫy gai chậu trước trên
|
5-10
|
2
|
Gẫy mào chậu
|
11-15
|
3
|
Gẫy một bên cánh chậu
|
15-20
|
4
|
Gẫy xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo
khung chậu:
|
|
|
a. Đối với nam giới hoặc phụ nữ không còn
tiêu chuẩn sinh đẻ
|
35-40
|
|
b. Đối với phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ
|
45-50
|
|
c. Đối với tuổi vị thành niên hoặc người
già
|
41-45
|
5
|
Gẫy u ngồi: (gẫy ra mặt đối xứng eo dưới)
|
15-20
|
6
|
Gẫy ngành ngang xương mu:
|
|
|
a. Gẫy ở 1 bên
|
11-15
|
|
b. Gẫy cả 2 bên
|
21
|
7
|
Gẫy ổ chảo (colyic) khớp háng cả cung trước
lẫn cung sau gây dị lệch, làm hỏng khớp (dễ trật khớp háng)
|
|
|
a. Gẫy 1 ổ chảo
|
21-25
|
|
b. Gẫy cả 2 ổ chảo
|
41-45
|
8
|
Gẫy xương cùng:
|
|
|
a. Không có tổn thươg đám rối thần kinh
đuôi ngựa
|
7-1
|
|
b. Chèn ép đám rối thần kinh đuôi ngựa gây
rối loạn cơ tròn
|
25-30
|
9
|
Gẫy xương cụt:
|
|
|
a. Không có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh
|
5-6
|
|
b. Có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh cùng -
cụt
|
21-25
|
|
|
|
|
Chương
III
I
CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG
|
|
|
I- Di chứng chấn thương cột sống có
liệt tuỷ (đứt hoặc ép tuỷ)
|
|
1
|
Liệt tứ chi do liệt tuỷ sống cổ
|
96-97
|
2
|
Liệt mềm 2 chi dưới hoàn toàn do liệt tuỷ
sống lưng (dấu hiệu kèm theo là rối loạn cơ tròn, rối loạn dinh dưỡng, mất
hết cảm giác và phản xạ nửa dưới thân)
|
|
3
|
Hội chứng đuôi ngựa: ( do liệt tuỷ sống
thắt lưng đoạn từ L2 đến S2)
|
6
|
4
|
Hội chứng Brown Sequard (Bơ-rao-sơ-qua) do
vết thương cắt đứt nửa bên tuỷ sống
|
65-70
|
5
|
Hậu quả của gẫy xương cùng cụt với mảnh gẫy
lối vào tiểu khung ép rễ thần kinh đuôi ngựa. Tuỳ bệnh cảnh lâm sàng và kết
quả điều trị, nếu:
|
|
|
a. Nếu đau dây thần kinh toạ 2 bên
|
45-50
|
|
b. Bí đái không hoàn toàn (đôi khi phải
thông)
|
31-35
|
|
c. Liệt bàng quang
|
41-45
|
|
- Nếu phải đeo bình chứa nước tiểu thường
xuyên
|
55-60
|
|
d. Rối loạn sinh dục (xem thêm chương VII)
Nếu:
- Bị liệt dương (tuỳ theo tuổi, có con hay
chưa)
|
|
|
- Tuổi cao (trên 45) có con rồi
|
31-35TT
|
|
- Tuổi trẻ, chưa có con
|
41-45TT
|
|
- Nếu liệt không còn khả năng hồi phục
|
51
|
|
- Cường dương liên tục gây đau đớn (hiếm)
|
41-45TT
|
|
- Co cứng âm môn, âm đạo, gây đau đớn khi
giao hợp
|
41-45
|
|
đ. Viêm đám rối thần kinh cụt (rất đau đớn,
thường phải mổ để cắt bỏ đoạn gẫy)
|
25-30
|
6
|
Hội chứng ép mặt trước tuỳ sống cổ do thoát
vị đĩa đệm
Tuỳ bệnh cảnh lâm sàng và kết quả điều trị,
cho tỷ lệ tạm thời
|
|
|
a. Nếu bị liệt cứng 2 chi dưới không đối
xứng kèm rối loạn cảm giác đau và nóng (không rối loạn cơ tròn)
|
71TT
|
|
b. Nếu chỉ đau, cứng cổ gáy, làm hạn chế
các động tác cổ (quay, cúi, ngửa, nghiêng), rối loạn cảm giác, vận mạch, có
thể liệt nhẹ cơ nhị đầu, cơ tam đầu hoặc cơ ổ mô cái)
|
51-55TT
|
7
|
Hội chứng ép rễ thần kinh do thoát vị đĩa
đệm cột sống vùng thắt lưng (thường ép 1-2) rễ thần kinh và ở một bên tuỷ sống.
Tuỳ khu vực rễ bị ép và kết quả điều trị. Cho tỷ lệ tạm thời.
|
|
|
a. Đau dây thần kinh đùi - bì, đau đùi dị
cảm (bệnh Roht) do ép rễ L3-L4
|
21-25
|
|
b. Đau dây thần kinh toạ 1 bên (do ép rễ
L4-L5 hoặc L5-S1). Nếu chân đã teo cơ, ảnh hưởng đến đi lại, vận động, lao
động
|
31-35
|
|
II- Di chứng chấn thương cột sống
không liệt tủy
A. ở đoạn sống cổ:
|
|
1
|
Tổn thương ba lề chầm - đốt dôi: (có nguy
cơ đe doạ tính mạng).
|
|
|
Cho tỷ lệ tạm thời
|
61TT
|
2
|
Tổn thương bản lề cổ - lưng
|
25-30
|
3
|
Di chứng sau khi tháo bỏ mũ thạch cao
(minerve) để bất động cột sống cổ: đau, mất thăng bằng ở đầu, teo cơ gẫy,
cứng khớp các cột sống. Cho tỷ lệ tạm thời
|
31-35
|
4
|
Hội chứng giao cảm cổ (hội chứng Claude
Bernard - Horner)
|
31-35
|
5
|
Viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn
thương:
Tuỳ theo số đốt sống bị tổn thương, mức độ
đau (chèn ép rễ thần kinh) và hạn chế các động tác của cổ - đầu
|
|
|
a. Xẹp, viêm dính 1-2 đốt sống cổ, đau vừa,
hạn chế một phần động tác cổ - đầu
|
31-35
|
|
b. Xẹp, viêm dính trên 2 đốt sống cổ, đau
nhiều, trở ngại đến vận động cổ - đầu
|
45-50
|
|
B. ở đoạn sống lưng thắt lưng
|
|
1
|
Gẫy, xẹp thân 1 đốt sống (không ép tuỷ) do
chấn thưong
|
21-25
|
2
|
Gẫy, xẹp thân 2-3 đốt sống trở lên (không
ép tủy)
|
|
|
a. Xẹp thân 2-3 đốt sống
|
35-40
|
|
b. Xẹp trên 3 đốt sống
|
41-45
|
3
|
Gẫy, vỡ mỏm gai do chấn thương
|
|
|
a. Của 1 đốt sống
|
8-10
|
|
b. Của 2-3 đốt sống
|
15-20
|
|
c. Của trên 3 đốt sống
|
25-30
|
4
|
Gẫy, vỡ mỏm bên do chấn thương
|
|
|
a. Của 1 đốt sống
|
4-5
|
|
b. Của 2-3 đốt sống
|
11-15
|
|
c. Của trên 3 đốt sống
|
21-25
|
5
|
Viêm cột sống dính khớp do chấn thươg cột
sống
Các đốt sống bị tổn thương viêm dính với
nhau làm cột sống cứng lưng từng đoạn, biến dạng gù, vẹo chèn ép các rễ thần
kinh gây chứng đau mãn tính, đau tăng khi vận động, mang vác, thay đổi thời
tiết. Các động tác của cột sống bị hạn chế, dần dần mất hẳn:
|
|
|
a. Dính khớp cột sống giai đoạn 1
|
21-25
|
|
b. Dính khớp cột sống giai đoạn 2
|
41-45
|
|
c. Dính khớp cột sống giai đoạn 3
|
61-65
|
|
d. Dính khớp cột sống giai đoạn 4
|
31
|
|
C. Ở đoạn cột sống cùng - cụt
|
|
1
|
Trượt đốt sống ở bản lề thắt lưng cùng đốt
L5 hơi trượt ra phía trước đốt S1 gây đau do chèn ép rễn thần kinh
|
21-25
|
2
|
Viêm khớp vùng chậu mãn tính 2 bên sau chấn
thương
|
21-25
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ %
mất khả
năng lao động
|
|
Chương
IV
DI CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.
|
|
|
I- Thương tích phần mềm, xương sọ
|
|
1
|
Sẹo vết thương da đầu: tuỳ sẹo to, nhỏ,
dính, đau tê ở vùng có tóc che khuất hay lộ ra ngoài (vấn đề mỹ quan):
|
|
|
a. Sẹo nhỏ, ở vùng có tóc che khuất, đau
tê (mỗi sẹo 1%)
|
1-4
|
|
b. Sẹo to, xấu ở vùng trán, thái dương, đau
rát
|
6-10
|
2
|
Lột da đầu (thường do tai nạn lao động)
|
|
|
a. Lột 1 phần ở vùng có tóc che
|
15-20
|
|
b. Lột 1 phần ở vùng không có tóc che (mỹ
quan)
|
21-25
|
|
c. Lột toàn bộ da đầu
|
35-40
|
3
|
Nứt vỡ vòm sọ đã liền can nhưng còn di
chứng đau đầu kéo dài
|
21-25
|
4
|
Mẻ xương sọ (bàn ngoài) gây đau đầu:
|
|
|
a. Đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ dưới
2cm
|
8-10
|
|
b. Đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ trên
2cm (chỗ mẻ ở vùng không có tóc che được hưởng mốc tỷ lệ cao)
|
11-15
|
|
c. Trường hợp mẻ quá lớn kèm theo rối loạn
thần kinh - tâm thần: tham khảo tỷ lệ thương tật ở mục II, III dưới đây.
|
|
5
|
Khuyết xương sọ đơn thuần chưa có biểu hiện
rối loạn chức năng thần kinh - tâm thần (chỗ khuyết ở vùng trán, thái dương
cho mốc tỷ lệ cao vì vấn đề mỹ quan):
|
|
|
a. Lỗ khuyết dưới đáy chắc, đường kính
<=2cm
|
15-20
|
|
b. Lỗ khuyết đáy chắc, đường kính > 2cm
hoặc có nhiều lỗ khuyết nhỏ mà tổng đường kính > 2cm
|
21-25
|
|
c. Lỗ khuyết đáy phập phồng, đường kính
<= 2cm
|
21-25
|
|
d. Lỗ khuyết đáy phập phồng, đường kính
> 2cm đến 6 cm
|
26-30
|
|
đ. Khuyết sọ lớn, đường kính > 6cm đến
10cm
|
31-35
|
|
e. Khuyết sọ rất lớn, đường kính trên 10cm
hoặc có 2-3 lỗ khuyết nhỏ mà trong đường kính bằng 10cm trở lên (đáy phập
phồng cho tỷ lệ cao hơn đáy chắc)
|
41-45
|
6
|
Mảnh kim khí nằm ở phần mềm da đầu: Tuỳ số
lượng
|
4-5
|
|
- Mảnh kim khí găm vào xương sọ, gây đau:
Tuỳ số lượng
|
5-8
|
7
|
Mảnh bom, đạn, dị tật nằm trong não:
Tuỳ kích thước, số lượng mảnh và tác hại mà
định tỷ lệ:
|
|
|
a. Có 1-2 mảnh nhỏ kích thước < 0,5cm,
chưa gây biến chứng, tỷ lệ thương tật tính cả phần khuyết sọ, nếu lỗ khuyết
< 2cm:
|
|
|
- Có 1 dị vật trong não
|
25-30
|
|
- Có 2 dị vật trong não
|
31-35
|
|
b. Có trên 2 mảnh kim khí nhỏ hoặc 1 mảnh
kim khí lớn kích thước 0,5 - 1cm, nằm ở vị trí nguy hiểm, dù chưa gây biến
chứng. Tỷ lệ thương tật đã tính cả lỗ khuyết sọ:
|
|
|
- Lỗ khuyết sọ nhỏ (< 2cm)
|
35-40
|
|
- Lỗ khuyết sọ từ 2cm đến < 6cm đường
kính
|
41-45
|
|
- Lỗ khuyết sọ quá lớn (đường kính >
10cm)
|
51
|
|
c. Trường hợp khuyết sọ + dị vật trong sọ
đã gây biến chứng như áp xe não, động kinh, rối loạn tâm thần, v.v. thì tỷ lệ
thương tật xem ở mục II, III dưới đây.
|
|
8
|
Di chứng của nứt vỡ nền sọ gây ra:
|
|
|
a. Rò nước não tuỷ và tai hoặc mũi, điều trị
không kết quả
|
61-65
|
|
b. Tổn thương dây thần kinh sọ: tuỳ dây bị
tổn thương và mức độ mà cho tỷ lệ (Xem phần các chuyên khoa tương ứng)
|
|
|
II- Di chứng thần kinh của vết
thương chấn thương sọ não
|
|
1
|
Liệt nửa người do tổn thương diện vận động
não:
|
|
|
a. Bại nửa người (vẫn còn cầm nắm, đi lại
được)
|
45-50
|
|
b. Liệt nửa người không hoàn toàn
|
61-65
|
|
c. Liệt như điểm b nhưng kèm rối loạn ngôn
ngữ
|
71-75
|
|
d. Liệt nửa người hoàn toàn
|
81
|
2
|
Liệt hoàn toàn 1 chi do tổn thương vùng
thần kinh vận động chi ở vỏ não
|
61
|
3
|
Liệt 2 chi dưới do vết thương làm tổn
thương vùng thần kinh chi phối vận động chi dưới (ở cả 2 bán cầu đại não)
|
81
|
4
|
Rối loạn ngôn ngữ (xem thêm chương IX)
|
|
|
a. Nói ngọng, nói lắp, khó nói làm trở ngại
đến việc giao tiếp
|
25-30
|
|
b. Mất vận ngôn (câm) do tổn thương não
vùng Broca
|
55-60
|
|
c. Mất bản năng giao dịch bằng chữ viết
(mất tiếp nhận ngôn ngữ do tổn thương não vùng Wernicke)
|
61
|
5
|
Điếc đặc và câm sau chấn động não do sóng
nổ: Tỷ lệ tạm thời
|
81TT
|
6
|
Rối loạn cảm giác do tổn thương võ não vùng
đỉnh
|
21-25
|
7
|
Rối loạn chức năng thị giác do tổn thương
não vùng chẫm hay mảnh kim khí phạm vào giao thoa thị giác (Tỷ lệ thương tật
xem mục V chương VIII)
|
|
8
|
Di chứng chấn thương sọ não về thính lực:
điếc do tổn thương dây thần kinh số VIII (xem chương IX)
|
|
9
|
Hội chứng tiểu não do chấn thương sọ não
(hiếm)
Xác định tỷ lệ thương tật (cho tạm thời)
dựa vào mức độ chóng mặt, rối loạn thăng bằng, động tác sai lầm và thất điều
tiểu não:
|
|
|
a. Mức độ nhẹ
|
25-30
|
|
b. Mức độ trung bình
|
41-45
|
|
c. Mức độ nặng
|
61-65
|
|
d. Mức độ rất nặng
|
81
|
10
|
Liệt dây thần kinh sọ não
Tuỳ theo dây đã bị liệt, liệt 1 dây hay cả
đôi dây, mức độ liệt và ảnh hưởng của nó đến tính mạng, sức khoẻ, lao động,
v.v. mà định tỷ lệ (cho tỷ lệ tạm thời, tham khảo các chuyên khoa tương ứng)
|
|
|
III- Rối loạn chức năng thần kinh,
tâm thần do tổn thương thực tế ở não
|
|
|
Đây là hậu quả xa và muộn của chấn thương
sọ não.
|
|
1
|
Động kinh sau chấn thương sọ não
(Epilepsie post traumatique)
|
|
|
- Tác nhân gây động kinh: dị vật (mảnh kim
khí, mảnh xương vụn... hiện tượng viêm não hay vết sẹo vùng não tổn thương:
(đỉnh, thái dương, chẩm, rãnh Rolande...)
|
|
|
- Đánh giá và định tỷ lệ, (nên cho tạm
thời) tùy thuộc tính chất cơn, tần số cơn và nhất là ảnh hưởng đến trí tuệ.
Đồng thời xem phương pháp điều trị có đúng và tích cực hay không.
|
|
|
- Chẩn đoán nhất thiết phải có X quang sọ
và điện não đồ
|
|
|
a. Động kinh cơn lớn (cơn toàn thể)
|
|
|
- Cơn hiếm xảy ra (1 năm có 3-4 cơn), trí
tuệ chưa bị ảnh hưởng
|
25-30
|
|
- Cơn thưa (1 tháng có 1-2 cơn), trí tuệ
suy giảm nhẹ
|
45-50
|
|
- Cơn mau (1 tháng có 3-4 cơn trở lên), trí
tuệ suy giảm vừa
|
61-65
|
|
- Cơn rất mau hoặc cơn thường xuyên (ngày
nào cũng lên cơ), trí tuệ sa sút nặng
|
81
|
|
b. Động kinh cục bộ (Bravais Jackson)
|
|
|
- Cơn thưa (tháng 1-2 cơn)
|
21-25
|
|
- Cơn mau (tuần lễ có ít nhất 1 cơn), ảnh
hưởg đến lao động
|
41-45
|
|
- Cơn rất mau (tuần lễ nhiều cơ), trở ngại
đến lao động
|
61-65
|
|
- Cơn cục bộ rối toàn thể hoá thứ phát
(đánh giá như cơn ở điểm a)
|
|
|
c. Động kinh cơn phức tạp:
|
|
|
- Biểu hiện lâm sàng bằng cơn chóng mặt,
cơn váng tinh thần đơn thuần, hoặc cơn tâm thần vận động, cơn rối loạn thần
kinh thực vật, v.v...
|
|
|
- Cho tỷ lệ tạm thời, dựa vào tần số cơn:
|
|
|
- Cơn xảy ra 2-3 lần mỗi năm
|
10-15
|
|
- Cơn xảy ra hàng tháng
|
16-21TT
|
|
- Cơn xảy ra hàng tuần
|
31-45TT
|
|
- Cơn xảy ra nhiều lần trong tuần (ít nhất
là 3 cơn)
|
41-45TT
|
|
d. Động kinh có rối loạn tâm thần:
|
|
|
- Biểu hiện lâm sàng có thể là cơn thoáng
báo (Aura), cơn hoàng hôn, loạn thần với các mức độ khác nhau
|
|
|
- Rối loạn nhân cách
|
41-45
|
|
- Rối loạn tâm thần (có hoang tưởng, ảo
giác)
|
61-65
|
|
- Sa sút trí tuệ vừa
|
71
|
|
- Sa sút trí tuệ nặng
|
81
|
|
- Chẩn đoán phải có cơn vận động cụ thể kết
hợp với điện não đồ
|
|
2
|
Hội chứng suy nhược sau chấn thương sọ não
(Asthénic post traumatique).
Biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng: đau
đầu, rối loạn giấc ngủ, dễ kích thích nhưng chóng mệt mỏi (kích thích suy
nhược), rối loạn thần kinh thực vật chóng mặt, rối loạn vận mạch... (rối
loạn nhân cách dễ bùng nổ, khó hoà hợp).
Các trạng thái trên tiến triển thành từng
đợt cấp, dễ nhạy cảm với thời tiết, tăng nặng khi gặp sang chấn tâm thần hoặc
bệnh nhiễm trùng
|
|
|
a. Hội chứng suy nhược nhẹ
|
21-25TT
|
|
b. Hội chứng suy nhược trung bình, ảnh
hưởng rõ rệt đến lao động
|
41-45TT
|
|
c. Hội chứng suy nhược nặng trở ngại công
việc lao động
|
51-55TT
|
3
|
Bệnh não chấn thương (Encephathie
Traumatique)
- Là thể nặng của di chứng chấn thương sọ
não, do nhu mô não bị huỷ hoại và làm sẹo. Các rối loạn về thần kinh (bại
liệt chi, bại liệt dây thần kinh sọ, tăng động, có thói quen tác động)... và
tâm thần rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách trí nhớ giảm, trí tuệ sa
sút... đều rõ rệt và bền vững.
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: tùy thuộc mức
độ biểu hiện lâm sàng (chẩn đoán cần thiết làm điện não đồ) về thần kinh và
tâm thần.
|
|
|
a. Rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách
|
41-45
|
|
b. Rối loạn hành vi
|
61-65
|
|
c. Trí tuệ sa sút vừa
|
71
|
|
d. Trí tuệ sa sút nặng
|
81
|
4
|
Mất trí chấn thương hay trí tuệ sa sút sau
chấn thương sọ não (démence traumatique)
|
|
|
a. Trí tuệ suy giảm vừa (sa sút trung bình)
|
71-75
|
|
b. Trí tuệ sa sút nặng
|
81-85
|
|
c. Trí tuệ sa sút hoàn toàn
|
95
|
|
IV- Rối loạn chức năng thần kinh,
tâm thần kết hợp với chấn thương sọ não
|
|
|
- Chỉ công nhận khi các rối loạn này có
liên quan trực tiếp với chấn thương sọ não (xuất hiện trong vòng 3 tháng sau
chấn thương)
|
|
|
Nội dung rối loạn có liên quan đến chấn
thương, hoặc duy trì, hoặc từng đợt biểu hiện cho đến bây giờ
a. Rối loạn lo âu, ám ảnh sợ (phobia)
F.40/ICD-10
b. Rối loạn ám ảnh nghi thức F.42/ICD-10
c. Rối loạn phân ly F.44/ICD-10
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật tùy theo mức độ
biểu hiện và kết quả trị liệu:
|
|
|
- Mức độ biểu hiện nhẹ, điều trị có kết
quả
|
10-15TT
|
|
- Mức độ biểu hiện trung bình, điều trị kết
quả hạn chế
|
21-25TT
|
|
- Mức độ biểu hiện nặng hoặc đã quá nhiều
năm điều trị
|
41-45TT
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ %
mất khả
năng lao động
|
|
Chương
V
DI
CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤNTHƯƠNG NGỰC - PHỔI
|
|
1
|
Xương sườn:
|
|
|
a. Chấn thương cắt bỏ 1 xương sườn
|
7-9
|
|
- Mất đoạn xương của 1 xương sườn
|
5-6
|
|
- Gẫy 1 xương sườn, can liền tốt, không gây
ảnh hưởng gì
|
3-4
|
|
- Nếu gẫy 1-2 xương sườn, can xấu; đi lệch,
chèn ép gây đau thần kinh liên sườn kéo dài
|
8-10
|
|
- Gẫy 3-5 xương sườn, can tốt, ảnh hưởng ít
đến hô hấp
|
10-12
|
|
b. Chấn thương cắt bỏ 2-3 xương sườn, lồng
ngực biến dạng: ít chức năng hô hấp còn trong giới hạn bình thường
|
13-16
|
|
c. Chấn thương cắt bỏ 3-5 xương sườn, lồng
ngực biến dạng
|
|
|
- Nếu chức năng hô hấp vẫn trong giới hạn
bình thường
|
16-20
|
|
- Nếu chức năng hô hấp giảm nhẹ (dung tích
sống dưới 80% số lý thuyết)
|
21-25
|
|
d. Chấn thương cắt bỏ từ 6 xương sườn trở
lên, làm lồng ngực biến dạng nhiền và ảnh hưởng suy hô hấp độ 1
|
41-45
|
|
- ảnh hưởng suy hô hấp độ 2
|
55-60
|
|
- ảnh hưởng suy hô hấp độ 3
|
61-65
|
2
|
Xương ức:
|
|
|
a. Gẫy xương ức đơn thuần (chức phận hô hấp
và tim vẫn bình thường)
|
11-12
|
|
b. Nếu thành ngực bị xẹp, gây đau, và ảnh
hưởng đến hô hấp
|
21-25
|
|
c. Rạn hoặc mẻ xương ức cũ
|
6-8
|
3
|
Vết thương, chấn thương nặng làm biến dạng
lồng ngực (do gẫy/cắt bỏ nhiều xương sườn, gẫy xương ức, gãy xẹp thân đốt
sống lưng...) và ảnh hưởng đến chức năng tim - phổi:
|
|
|
a. Lồng ngực biến dạng nhiều, dung tích
sống dưới 50% số lý thuyết, chức phận tim biến đổi thể hiện trên điện tâm đồ
|
61-65
|
|
b. Lồng ngực biến dạng, dung tích sống đạt
từ 50-65% số lý thyuết
|
55-60
|
|
c. Lồng ngực biến dạng vừa, dung tích sống
đạt từ 66% đến 79% số lý thuyết (dung tích sống bình thường 30% số lý thuyết)
|
45-50
|
4
|
Dày dính màng phổi, tổn thương nhu mô phổi
do chấn thương
|
|
|
a. Diện tích dày dính màng phổi hoặc tổn
thương nhu mô phổi chiếm trên 1/2 diện tích 2 phế trường và nếu:
|
|
|
- Dung tích sống dưới 50% số lý thuyết
|
|
|
- Dung tích sống trên 50% số lý thuyết
|
|
|
b. Diện tích dày dính màng phổi hoặc tổn
thương nhu mô phổi chiếm từ 1/4 đến gần 1/2 diện tích 2 phế trường và dung
tích sống trên 50% số lý thuyết
|
45-50
|
|
c. Diện tích dày dính màng phổi hoặc tổn
thương nhu mô phổi dưới1/4 diện tích 2 phế trường và dung tích sống trên 60%
số lý thuyết
|
21-25
|
5
|
Xẹp phổi do chấn thương
|
|
|
a. Xẹp 1 phổi, phổi kia cũng bị tổn thương
nhẹ làm giảm chức năng
|
65-60
|
|
b. Xẹp (hoặc mất chức năng) hoàn toàn 1 bên
phổi, phổi kia bình thường
|
61
|
6
|
Chít hẹp khí - phế quản do vết thương chấn
thương ngực phổi:
|
|
|
a. Gây ra khó thở thường xuyên ngay cả lúc
nghỉ ngơi (thử nghiệm thấy chức năng hô hấp rối loạn nặng: dung tích sống 50%
số lý thuyết. Chỉ số Tiffeneau 40%
|
61-65
|
|
b. Khó thở khi lao động (dung tích sống 60%
số lý thuyết. Ti ffeneau = 50-60%)
|
41-45
|
|
c. Chỉ khó thở khi lao động gắng sức (dung
tích sống 70% số lý thuyết. Tiffeneau 60%)
|
25-30
|
|
d. Chít hẹp đến mức gây ra xẹp phổi: Xem
điểm 5 ở trên.
|
|
7
|
Dị vật màng phổi hay trung thất chưa gây ra
tai biến:
|
|
|
a. Dị vật (kích thước 2-3cm) hay có 3 dị
vật nhỏ (kích thước 1cm)
|
21-25
|
|
b. Có 1-2 dị vật nhỏ
|
16-20
|
|
c. Trường hợp có dị vật như điểm a hoặc b
nhưng gây tai biến thì tùy theo cách xử trí và kết quả mà cho tỷ lệ vận dụng
các điểm thuộc chương này.
|
|
8
|
Dị vật trong phổi:
|
|
|
a. Kích thước, số lượng như điểm 7 trên
nhưng chưa gây tai biến
|
25-30
|
|
b. Nếu thỉnh thoảng ho ra máu hay có từng
đợt nhiễm trùng hô hấp (không có chỉ định mổ lấy dị vật, thể trạng suy giảm)
|
41
|
9
|
Mổ cắt phổi:
a. Mổ cắt sườn đánh xẹp lồng ngực điều trị
lao
|
|
|
Xem tỷ lệ thương vật do cắt sườn ở điểm 1
trên.
|
|
|
b. Cắt bỏ toàn bộ 1 phổi và 1 phần bên kia
(đã tính cả tỷ lệ cắt bỏ xương sườn)
|
81
|
|
c. Cắt bỏ toàn bộ 1 phổi (đã tính cả tỷ lệ
cắt bỏ xương sườn)
|
61-65
|
|
d. Cắt bỏ thùy phổi ở cả hai bên phổi
|
61-65
|
|
đ. Cắt bỏ từ 1 thùy phổi trở lên ở 1 bên
phổi:
|
|
|
- Kết quả tốt, chức năng hô hấp rối loạn ít
|
41-45
|
|
- Kết quả vừa phải, chức năng hô hấp rối
loạn mức trung bình
|
51-55
|
|
- Kết quả vừa phải, chức năng hô hấp rối
loạn mức nặng
|
61
|
|
e. Cắt bỏ 1 phần thuỳ phổi:
|
|
|
- Kết quả hoàn toàn tốt
|
31-35
|
|
- Kết quả vừa phải, có rối loạn chức năng
hô hấp
|
41
|
|
Trong tất cả các trường hợp mổ cắt nhiều
phổi trên, nếu có rò, tràn dịch, mủ, điều trị kéo dài đều xếp tạm thời 61%
|
|
10
|
Tổn thương van tim, vách tim do chấn thương
đã điều trị ổn định, chưa có dấu hiệu suy tim
|
45-50
|
11
|
Tâm phế mãn tính do hậu quả các tổn thương
phổi vì chấn thương
|
|
|
a. Suy tim độ 3-4
|
81
|
|
b. Suy tim độ 1-2
|
61
|
12
|
Dày đánh màng ngoài tim do chấn thương
|
|
|
a. Không có chỉ định mổ hoặc mổ kết quả hạn
chế
|
45-50
|
|
b. Phẫu thuật kết quả trung bình
|
31-35
|
13
|
Dị vật màng ngoài tim
|
|
|
a. Chưa gây tai biến
|
25-30
|
|
b. Có tai biến phải mổ:
|
|
|
- Kết quả tốt
|
31-35
|
|
- Nếu có hậu quả dày dính màng tim
|
|
|
(Xem điểm 12).
|
|
14
|
Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim:
|
|
|
a. Mảnh kim khí nhỏ găm vào cơ tim, vách
tim hoặc nằm trong buồng tim chưa gây tai biến
|
41-45
|
|
b. Như điểm a, nhưng gây tai biến (tắc mạch
nhồi máu cơ tim, loạn nhịp...)
|
|
|
Tuỳ kết quả điều trị:
|
|
|
- Điều trị ổn định từng đợt
|
61-65
|
|
- Kết quả điều trị hạn chế, có nguy cơ đe
doạ tính mạng
|
81
|
15
|
Phồng động mạch chủ hay rò động - tĩnh mạch
chủ do chấn thương:
|
|
|
a. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng (chưa
mổ)
|
81TT
|
|
b. Phẫu thuật kết quả hạn chế (hoặc không
có chỉ định mổ lại
|
65-70
|
|
c. Phẫu thuật có kết quả
|
51-55
|
16
|
Thủng cơ hoành:
|
|
|
a. Lỗ thủng quá nhỏ (mảnh kim khí xuyên
qua) không phải can thiệp bằng phẫu thuật và không có biến chứng
|
4-5
|
|
b. Phải mổ khâu:
|
|
|
- Kết quả tốt
|
21-25
|
|
- Kết quả hạn chế (phải mổ khâu lại hoặc
làm giảm hoạt động của cơ hoành
|
|
|
Giảm chức năng hô hấp)
|
41-45
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ %
mất khả
năng lao động
|
|
Chương
VI
DI
CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG BỤNG
|
|
1
|
Mổ tái tạo lại thành bụng do vết thương phá
huỷ
|
25-30
|
2
|
Mổ bụng thăm dò sau chấn thương bụng:
|
|
|
a. Thăm dò đơn thuần không phải can thiệp
vào các phủ tạng
|
15-20
|
|
b. Lấy dị vật trong ổ bụng
|
21-25
|
|
c. Có triệu chứng viêm dính, tắc ruột sau
mổ:
|
|
|
- Thỉnh thoảng phải cấp cứu, nhưng điều trị
bằng phương pháp nội khoa
|
31-35
|
|
- Phải mổ lại để gỡ dính (nếu phải can
thiệp vào các phủ tạng xem điểm tương ứng bên dưới)
|
41-45
|
3
|
Vết thương, chấn thương thực quản:
|
|
|
a. Khâu lỗ thủng, không có di chứng ảnh
hưởng đến ăn uống
|
41-45
|
|
b. Khâu lỗ thủng, nhưng có biến chứng dò
hoặc hẹp phải mổ đi mổ lại để lại di chứng hẹp vĩnh viện
|
61-65
|
|
c. Bỏng thực quản (mọi nguyên nhân) gây
chít hẹp phải mổ thông dạ dày để ăn vĩnh viễn
|
71
|
4
|
Vết thương, chấn thương dạ dày:
|
|
|
a. Khâu lỗ thủng dạ dày, kết quả tốt
|
26-30
|
|
- Nếu có viêm dính hay loét sau khi khâu,
thỉnh thoảng phải đi cấp cứu (điều trị bằng phương pháp nội khoa)
|
41
|
|
b. Cắt đoạn dạ dày do chấn thương
|
51-55
|
|
- Nếu có biến chứng đáng kể sau mổ (loét
miệng nối, thiếu máu nặng...) hoặc phải mổ lại
|
61
|
|
c. Cắt bỏ toàn bộ dạ dày do chấn thương
|
71
|
5
|
Vết thương, chấn thương ruột non (tiểu
tràng):
|
|
|
a. Khâu 1-2 lỗ thủng ruột non
|
31-35
|
|
- Trường hợp phải khâu từ 3 lỗ thủng ruột
non trở lên
|
41-45
|
|
b. Cắt đoạn ruột non:
|
|
|
- Đoạn cắt thuộc hỗng tràng dài dưới 1m
|
41
|
|
- Đoạn cắt thuộc hồi tràng dài dưới 1m
|
45-50
|
|
c. Cắt bỏ ruột non dài trên 1m, gây rối
loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến sức khoẻ:
|
|
|
- Đoạn cắt thuộc hỗng tràng
|
55-60
|
|
- Đoạn cắt thuộc hồi tràng
|
61
|
|
- Trường hợp cắt bỏ hầu hết ruột non làm
ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng cơ thể (suy mòn...)
|
71-75
|
|
d. Rò ruột non kéo dài làm ảnh hưởng đến
sức khoẻ, lao động, sinh hoạt
|
|
|
Cần cho điều trị. Tỷ lệ cho tạm thời
|
61TT
|
|
đ. Viêm dính, tắc ruột sau mổ cắt ruột non
phải mổ lại:
|
|
|
- Mổ gỡ dính 1 lần
|
41-45
|
|
- Mổ gỡ dính 2 lần
|
51
|
|
- Mổ gỡ dính từ 3 lần trở lên
|
61
|
|
- Trong quá trình mổ lại gỡ dính nếu phải
can thiệp vào nội tạng nào thì được tính thêm tỷ lệ của bộ phận đó (cộng
lùi)
|
|
6
|
Vết thương, chấn thương ruột già (đại
tràng):
|
|
|
a. Khâu lỗ thủng đại tràng
|
|
|
- 1 lỗ thủng
|
41
|
|
- Từ 2 lỗ thủng trở lên
|
55-60
|
|
b. Trường hợp rò phân phải mổ lại (không
cắt)
|
61-65
|
|
c. Cắt nửa đại tràng phải
|
65
|
|
d. Cắt nửa đại tràng trái
|
71
|
|
đ. Cắt bỏ toàn bộ đại tràng
|
81
|
|
(Tỷ lệ thương tật trên đã tính cả làm hậu
môn nhân tạo đương nhiên ở kỳ 1 (a, b, c, d), hậu môn nhân tạo vĩnh viễn (đ)
và hậu quả lâu dài đến sức khoẻ).
|
|
7
|
Vết thương trực tràng:
|
|
|
a. Khâu lỗ thủng trực tràng
|
41
|
|
b. Trường hợp phải mổ khâu lại hoặc tái tạo
trực tràng
|
55-60
|
|
c. Cắt bỏ 1 phần trực tràng
|
61
|
|
d. Cắt bỏ hoàn toàn trực tràng
|
75
|
|
(Tỷ lệ thương tật trên đã tính cả làm hậu
môn nhân tạo đương nhiên kỳ 1 (a, b, c) và hậu môn nhân tạo vĩnh viễn (d)
|
|
8
|
Vết thương hậu môn làm tổn thương cơ vòng
(co thắt):
|
|
|
a. Khâu cơ vòng hậu môn
|
21-25
|
|
b. Di chứng hẹp hậu môn gây táo bón thường
xuyên
|
31-35
|
|
c. Trường hợp phân ra không tự chủ do mất
cơ thắt
|
41-45
|
|
d. Biến chứng của vết thương hậu môn phải
mổ lại
|
51-55
|
9
|
Vết thương, chấn thương gan:
|
|
|
a. Dụng đạp gan, điều trị bảo tồn
|
10-15
|
|
b. Mổ khâu gan hoặc mổ áp xe gan
|
35-40
|
|
c. Cắt phần thuỳ gan
|
45-50
|
|
d. Cắt bỏ gan trái do chấn thương (đơn
thuần)
|
55-60
|
|
đ. Cắt phần lớn gan phải do chấn thương
|
61-65
|
|
e. Cắt gan trái và làm một phẫu thuật khác
|
65-70
|
|
g. Cắt một phần gan phải và làm một phẫu
thuật khác
|
65-70
|
|
h. Dị vật nằm trong nhu mô gan chưa gây tai
biến
|
21-25
|
|
i. Mổ lấy dị vật trong gan. Tùy cách xử lý
mà cho tỷ lệ thương tật theo các điểm trên.
|
|
|
- Nếu không lấy được di vật và không phải
làm phẫu thuật khác
|
41-45
|
10
|
Vết thương, chấn thương đường mật:
|
|
|
a. Chấn thương cắt bỏ túi mật
|
31
|
|
b. Dẫn lưu ống mật chủ
|
31-35
|
|
c. Tạo hình ống mật chủ
|
51-55
|
|
d. Cắt bỏ túi mật kèm dẫn lưu ống mật chủ
|
51-55
|
|
đ. Nối túi mật - ruột non hay nối ống mật -
ruột non
|
55-60
|
|
e. Phẫu thuật đường mật nhiền lần hay rò
mật kéo dài làm ảnh hưởng đến toàn trạng và lao động
|
61-65
|
11
|
Vết thương, chấn thương tuỵ tạng:
|
|
|
a. Rách tụy phải khâu
|
|
|
- Khâu đầu tụy
|
41-45
|
|
- Khâu thân tụy
|
35-40
|
|
- Khâu đuôi tụy
|
31-35
|
|
b. Nối ống tụy - ruột non
|
51-55
|
|
c. Cắt đuôi tụy - nách
|
51-65
|
|
d. Cắt đầu tụy + Cắt đoạn tá tràng + nối vị
- tràng làm ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng và sức khoẻ
|
81
|
|
đ. Trường hợp rò kéo dài sau mổ, điều trị
ít hậu quả, thể trạng suy mòn
|
85
|
|
e. Như điểm d, nhưng mổ lại có kết quả
|
61-65
|
12
|
Vết thương, chấn thương nách:
|
|
|
a. Cắt bỏ nách
|
31-35
|
|
b. Khâu nách bị rách
|
21-25
|
|
c. Trường hợp có rối loạn về máu kéo dài
hoặc làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể
|
41
|
|
Ghi chú:
|
|
|
Vết thương và chấn thương bụng - phủ tạng
nhiều khi phải xử lý đồng thời nhiều phẫu thuật lớn trong ổ bụng, làm ảnh
hưởng đến chức năng cơ quan tiêu hoá và sức khoẻ.
|
|
|
- Nói chung nếu phải làm 2 phẫu thuật lớn
đồng thời (ví dụ: cắt nối ruột non + ruột già, cắt nối gan + ruột, cắt nối dạ
dày + ruột...) thì tỷ lệ thương tật xếp vào hạng II tạm thời = 61-70%.
|
|
|
- Nếu làm 3 phẫu thuật lớn đồng thời (ví
dụ: cắt nối gan + thận + đại tràng...), ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thì xếp
vào hạng I tạm thời.
|
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ %
mất khả
năng lao động
|
|
Chương
VII
DI CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN TIẾT NIỆU - SINH DỤC
|
|
1
|
Dụng dập thận: Điều trị bảo tồn, kết quả
chưa chắc chắn:
|
|
|
- Dụng dập thận 1 bên
|
10-15
|
|
- Dụng dập thận cả 2 bên
|
21-25
|
2
|
Chấn thương thận dẫn đến tổn thương mãn
tính hay kéo dài (phải loại trừ bệnh có sẵn từ trước):
|
|
|
a. Viêm bể thận mãn tính viêm thận kẽ,
(viêm thận ngược dòng)
|
|
|
- Ở 1 bên thận
|
25-30
|
|
- Ở cả 2 bên thận
|
55-60
|
|
b. Suy thận mãn tính
|
|
|
(Nếu có biến chứng thì tính cộng lùi tỷ lệ
của biến chứng)
|
61-65
|
3
|
Chấn thương thận dẫn đến mổ cắt thận:
|
|
|
a. Cắt bỏ 1 phần thận, thận kia bình thường
|
31-35
|
|
b. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bình thường
|
41-45
|
|
c. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại cũng bị tổn
thương nhẹ hoặc có bệnh từ trước nhưng chưa đến mức độ đe doạ tính mạng
|
61-56
|
4
|
Dị vật trong nhu mô thận hay bế thận chưa
lấy ra:
|
|
|
a. Dị vật trong nhu mô thận hay bế thận
chưa lấy ra:
|
|
|
a. Dị vật ở bên thận, chưa gây tai biến
|
21-25
|
|
b. Dị vật ở cả 2 bên thận, chưa gây tai
biến
|
31-35
|
|
c. Nếu thỉnh thoảng đái ra máu hoặc nhiễm
trùng, hoặc gây ứ nước
|
41-45
|
5
|
Vỡ bàng quang do chấn thương:
|
|
|
a. Đã khâu lỗ thủng, kết quả tốt
|
21-25
|
|
b. Sau khi khâu để lại di chứng “bàng quang
nhỏ” hoặc viêm bàng quang mãn tính, hoặc sinh sỏi
|
41-45
|
|
c. Nếu phải đặt ống thông bàng quang vĩnh
viễn
|
61-65
|
6
|
Vết thương niệu quản:
|
|
|
a. Đứt niệu quản hoặc niệu quản rách, dập
nát đã phẫu thuật phục hồi có kết quả
|
25-30
|
|
b. Phải mổ lại để tạo hình niệu quản
|
41-45
|
|
c. Niệu quản bị chít hẹp gây thận ứ nước
hoặc viêm mủ bế thận ngược dòng 1 bên
|
51-55
|
7
|
Chít hẹp niệu đạo
|
|
|
(Sau điều trị phục hồi chỗ đứt)
|
|
|
a. Niệu đạo hẹp nhưng không phải nong,
không có biến chứng
|
16-20
|
|
b. Có biến chứng rò hoặc nhiễm trùng phải
xử lý lại
|
31-35
|
|
c. Niệu đạo hẹp, phải nong mỗi tháng 1-2
lần
|
41-45
|
|
d. Niệu đạo hẹp, phải nong mỗi tháng nhiều
lần
|
51
|
8
|
Vết thương gây rò tầng sinh môn kéo dài,
điều trị không kết quả
|
21-25
|
9
|
Rò bàng quang - âm đạo hay trực tràng - âm
đạo:
|
|
|
a. Điều trị kết quả trung bình
|
31-35
|
|
b. Phải mổ lại 2-3 lần
|
45-50
|
|
c. Phẫu thuật không kết quả
|
61-65
|
10
|
Mất tinh hoàn (hay chấn thương cắt bỏ buồng
trứng ở nữ):
|
|
|
a. Mất 1 bên:
|
|
|
- Nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 45 tuổi
|
11-15
|
|
- Nam trên 55 tuổi, nữ trên 45 tuổi
|
5-10
|
|
b. Mất cả 2 bên
|
|
|
- Nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 44 tuổi, chưa
có con
|
51-55
|
|
- Nam trên 55 tuổi, nữ trên 45 tuổi, chưa
có con
|
41-45
|
|
- Nam trên 55 tuổi, nữ trên 45 tuổi, có con
rồi
|
21-25
|
11
|
Chấn thương cắt cụt dương vật
|
|
|
a. Cắt cụt hoàn toàn dương vật (ở thời kỳ
hoạt động tình dục tích cực)
|
31-35
|
|
b. Cắt cụt một phần dương vật (ở thời kỳ
hoạt động tình dục tích cực)
|
21-25
|
12
|
Chấn thương cắt cụt dương vật (hoặc phần
dương vật) và cắt bỏ 1 tinh hoàn
|
|
|
a. Nam dưới 55 tuổi, chưa có con
|
51-55
|
|
b. Nam dưới 55 tuổi, có con rồi
|
41
|
|
c. Nam trên 55 tuổi
|
21-25
|
13
|
Chấn thương cắt cụt dương vật và cắt bỏ 2
tinh hoàn
|
|
|
a. Tuổi dưới 55, chưa có con
|
61-65
|
|
b. Tuổi dưới 55, có con rồi
|
51-55
|
|
c. Tuổi trên 55
|
41
|
14
|
Chấn thương cắt bỏ tử cung (hoặc bán phần
tử cung và buồng trứng 1 bên)
|
|
|
a. Nữ dưới 45 tuổi, chưa có con
|
41-45
|
|
b. Nữ dưới 45 tuổi, có con rồi
|
31
|
|
c. Nữ trên 45 tuổi
|
21
|
15
|
Chấn thương cắt bỏ vú ở nữ giới 45 tuổi
|
|
|
a. Cắt bỏ 1 vú
|
16-21
|
|
b. Cắt bỏ 2 vú
|
41-45
|
16
|
Vết thương làm đứt ống dẫn tinh ở nam giới
dưới 50 tuổi, chưa có con hoặc đứt vòi trứng ở phụ nữ dưới 45 tuổi, chưa có
con (không còn tạo hình phục hồi chức năng)
|
|
|
a. Đứt 1 bên
|
11-15
|
|
b. Đứt cả 2 bên (rất hiếm)
|
36-40
|
17
|
Sẹo vết thương âm hộ, âm đạo hoặc dương vật
gây trở ngại cho việc giao hợp:
|
|
|
a. Nam giới dưới 55 tuổi, nữ giới dưới 45
tuổi
|
21-25
|
|
b. Nam giới trên 55 tuổi, nữ giới trên 45
tuổi
|
10-15
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ %
mất khả
năng lao động
|
|
Chương
VIII
DI
CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC
|
|
|
I - Tổn thương thực thể ở 2 mắt ảnh
hưởng đến thị lực
|
|
1
|
Chấn thương khoét bỏ 2 nhãn cầu không lắp
được mắt giả
|
95
|
2
|
Mù tuyệt đối 2 mắt (thị lực sáng tối âm
tính)
|
91
|
3
|
Mù 2 mắt (thị lực sáng tối đến đếm ngón tay
3cm)
|
81-85
|
4
|
Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, 1 mắt mù
|
87
|
5
|
Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ đếm
ngón tay 3m (DNT) đến dưới 1/20
|
76-80
|
6
|
Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ
dưới 1/20 đến 1/20
|
71-75
|
7
|
Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ
1/20 đến 1/10
|
61-70
|
8
|
Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ
2/10 đến 3/10
|
51-55
|
9
|
Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ
4/10 đến 5/10
|
41-45
|
10
|
Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ
5/10 đến 6/10
|
35-40
|
11
|
Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ
6/10 đến 7/10
|
31-35
|
12
|
Thị lực của 1 mắt 1/10 - 1/10, 1 mắt trên
7/10
(Xem bảng tỷ lệ %) thương tật về mắt ở mục
VI)
|
21-25
|
|
II - Tổn hại thực tế ở một mắt ảnh
hưởng đến thị lực
(Mắt kia bình thường: thị lực? 8/10)
|
|
1
|
Mù 1 mắt ( mắt kia bình thường), nếu chưa
khoét nhãn cầu
|
41
|
2
|
Khoét bỏ nhãn cầu 1 mắt, lắp được mắt giả
|
45-50
|
3
|
Đã khoét bỏ 1 nhãn cầu, không lắp được mắt
giả (do biến dạng mi,. cạn dùng đồ, vỡ thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm
mỹ
|
51-55
|
4
|
Một mắt giảm thị lực từ DNT 3m đến dưới
1/20, mắt kia bình thường
|
31-35
|
5
|
Một mắt giảm thị lực từ 1/20 đến 1/10, mắt
kia bình thường
|
21-25
|
6
|
Một mắt giảm thị lực từ 2/10 đến 3/10, mắt
kia bình thường
|
14-17
|
7
|
Một mắt giảm thị lực từ 4/10 đến 5/10, mắt
kia bình thường
|
8-10
|
8
|
Một mắt giảm thị lực từ 5/10 trở lên, mắt
kia bình thường
(Xem bảng tỷ lệ % thương tật về mắt ở mục
VI)
|
|
|
III - Đục nhãn mắt do Chấn thương
|
|
1
|
Chưa mổ: Cho tỷ lệ thương tật tạm thời theo
“bảng tỷ lệ%” mất khả năng lao động do giảm thị lực sau chấn thương cơ quan
thị giác ở mục VI dưới đây.
|
|
2
|
Đã mổ: Sau khi đeo kính, thử thị lực như
trên nhưng được cộng thêm 10% (cộng thẳng) vì mất điều tiết sau mổ.
Ghi nhớ: Tỷ lệ % mất khả năng lao động của
một mắt sau mổ đục nhân không quá 41%
|
|
|
IV - Một số tổn hại khác ngoài nhãn
cầu
|
|
1
|
Tắc lệ đạo, rò lệ đạo
|
5-15
|
2
|
Khuyết xương thành hố mắt
|
|
3
|
Rò viêm xương thành hố mắt
|
|
4
|
Sẹo co kéo bờ mi
|
|
|
V - Tổn hại chức năng thị giác do
tổn thương thần kinh chi phối thị giác
|
|
1
|
Mù não Chấn thương (tổn thương trung thị
giác thần kinh nằm ở thuỳ chẩm)
|
|
2
|
Thị giác thu hẹp (do tổn thương não vùng
chẩm trong chấn thương, nhưng gặp nhiều hơn là do nguyên nhân bệnh lý):
|
|
|
a. Thị trường còn khoảng 300
quanh điểm cố định
|
|
|
- Thị trường thu hẹp ở 1 bên mắt
|
5-10
|
|
- Thị trường thu hẹp ở cả 2 bên mắt
|
21
|
|
b. Thị trường còn khoảng 100
quanh điểm cố định
|
|
|
- Ở 1 bên mắt
|
21
|
|
- Ở cả 2 mắt
|
61-65
|
3
|
ám điểm trung tâm
|
|
|
Tuỳ theo diện tích ám điểm và thị lực trung
tâm còn lại, cho tỷ lệ thương tật tạmthời
|
|
|
- ám điểm ở 1 bên mắt
|
21-25TT
|
|
- ám điểm ở cả 2 mắt
|
41-45TT
|
4
|
Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị
giác)
|
|
|
a. Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực
trung tâm):
|
|
|
- Bán manh cùng bên (phải hoặc trái)
|
25-30
|
|
- Bán manh khác bên:
|
|
|
- Phía mũi
|
21-25
|
|
- Phía 2 thái dương
|
61-65
|
|
- Bán manh góc 1/4 trên
|
8-12
|
|
- Bán manh góc 1/4 dưới
|
21-25
|
|
- Bán manh ngang trên
|
10-15
|
|
- Bán manh ngang dưới
|
35-40
|
|
b. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm
1 bên hay cả 2 bên. Chi tỷ lệ thương tật theo bảng (mục VI) nhưng tối đa
không quá 81%
|
|
5
|
Song thị: cho tỷ lệ tạm thời:
|
|
|
a. Song thị ở 1 mắt
|
10-15
|
|
b. Song thị cả 2 mắt
|
22 TT
|
6
|
Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối
|
|
|
(Hiếm xảy ra, nếu có là do tổn thương thần
kinh cảm giác)
|
10-15
|
7
|
Sụp mi (do tổn thương dây thần kinh số III)
|
|
|
a. Sụp mi 1 phần
|
5-15
|
|
b. Sụp mi hoàn toàn 1 bên mắt hoặc cả 2 mắt
(rất hiếm) che mất tầm nhìn. Cho tỷ lệ thương tật theo bảng nếu không có khả
năng điều trị phục hồi
|
|
8
|
Liệt điều tiết và liệt cơ do đồng tử
|
|
|
a. Ở một 1 bên mắt
|
11-15
|
|
b. Ở cả 2 mắt
|
21
|
9
|
Rung giật nhãn cầu ảnh hưởng đến thị lực
|
|
|
a. Rung giật ở 1 mắt
|
5-10
|
|
b. Rung giật ở cả 2 mắt
|
11-15
|
10
|
Liệt 1 hay nhiều dây thần kinh vận động
nhãn cầu (dây số II, số IV, số VI)
|
|
|
a. Liệt ở 1 bên mắt:
|
|
|
- Liệt 1 đến 2 giây thần kinh trên
|
16-20
|
|
- Liệt cả 3 dây thần kinh trên
|
21
|
|
b. Liệt ở cả 2 mắt:
|
|
|
- Liệt 1 đến 2 giây thần kinh trên
|
25-30
|
|
- Liệt cả 3 dây thần kinh trên
|
31
|
11
|
Tổn thương dây thần kinh cảm giác gây viêm
hoặc bỏng buốt nhãn cầu
|
21-25
|
12
|
Viêm giác mạc do tổn thương nhánh mắt của
dây thần kinh tam thoa (dây số V)
|
|
|
Tỷ lệ tuỳ theo di chứng ảnh hưởng đến thị
lực
|
13
|
13
|
Theo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh
số II)
|
|
|
a. ở một 1 bên mắt
|
|
|
b. ở cả 2 mắt
|
|
|
VI - Bảng tỷ lệ % mất khả năng lao
động do giảm thị lực vì nguyên nhân thực tồn cơ quan thị giác do chấn thương
|
|
|
- Thị lực của mỗi mắt được biểu diến trên 1
trục (trục tung hoặc trục hoành) và phân ra các độ 8/10 - 9/10 (bình thường),
7/10 - 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10... đến ST(-) Thị lực 1/20 (đếm ngón
tay 2,5m) trở xuống là mù.
|
|
|
- Giao điểm của 2 trục tung - hoành là tỷ
lệ % mất khả năng lao động chung của 2 mắt do giảm thị lực (các mức độ từ
giảm rất nhẹ đến mù tuyệt đối).
|
|
|
- Nếu giao điểm là các số tròn: 20%, 30%,
40%... 80% thì được thêm 1% để thành 21%, 31%, 41%... 81%.
|
|
DANH MỤC
BỊ CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC
Thị lực
|
9/10
8/10
|
7/10
6/10
|
5/10
|
4/10
|
3/10
|
2/10
|
1/10
|
1/20
|
dưới 1/20
|
ST (.)
|
9/10
8/10
|
0
|
5
|
8
|
11
|
14
|
17
|
21
20
|
25
|
31
30
|
41
|
7/10
6/10
|
5
|
8
|
11
|
14
|
17
|
21
20
|
25
|
31
30
|
5
|
45
|
5/10
|
8
|
11
|
14
|
17
|
21
20
|
25
|
31
30
|
35
|
41
40
|
51
50
|
4/10
|
11
|
14
|
17
|
21
20
|
25
|
31
30
|
35
|
41
40
|
45
|
55
|
3/10
|
14
|
17
|
21
20
|
25
|
31
30
|
35
|
41
40
|
45
|
51
50
|
61
|
2/10
|
17
|
21
20
|
25
|
31
30
|
35
|
41
40
|
45
|
51
50
|
55
|
65
|
1/10
|
21
20
|
25
|
31
30
|
35
|
41
40
|
45
|
51
50
|
55
|
61
60
|
71
70
|
1/20
|
25
|
31
30
|
35
|
41
40
|
45
|
51
50
|
55
|
61
60
|
71
70
|
81
|
dưới
1/20
|
31
30
|
35
|
41
40
|
45
|
51
50
|
55
|
61
60
|
71
70
|
81
80
|
85
|
ST (.)
|
41
|
45
|
51
50
|
55
|
61
|
55
|
71
70
|
81
|
85
|
91
|
TT
|
Di chứng vết
thương, chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, lao động, nghề
nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ % mất khả
năng lao động
|
|
1
|
2
|
3
|
|
|
Chương
IX
DI CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG TAI - MŨI - HỌNG
|
|
|
|
I - Tai
|
|
|
|
Các vết thương, Chấn thương cơ quan thính
giác sau khi điều trị để lại di chứng
|
|
|
1
|
Nghe kém 2 tai. Chia ra từng mức độ từ nặng
đến nhẹ
|
|
|
|
a. Điếc 2 tai (thiếu hụt thính lực từ 76%
đến 100%):
|
71
|
|
|
- Điếc đặc (hoàn toàn) 2 tai (thiếu hụt
thính lực 100%)
|
|
|
|
- Một tai điếc đặc, 1 tai điếc quá nặng
(thiếu hụt thính lực76-90%)
|
65
|
|
|
- Cả 2 tai điếc quá nặng
|
61
|
|
|
- 1 tai điếc quá nặng, 1 tai nghe kém nặng
mức độ II (thiếu hụt thính lực 66-75%)
|
55
|
|
|
b. Nghe kém nặng 2 tai (thiếu hụt thính lực
từ 56-75%):
|
|
|
|
- Nghe kém nặng 2 tai mức độ II (thiếu hụt
thính lực từ 66-75%)
|
51
|
|
|
- Nghe kém nặng 2 tai mức độ I (thiếu hụt
thính lực từ 56-65%)
|
41
|
|
|
- Một tai nghe kém nặng mức độ II, 1 tai
nghe kém nặng mức độ I
|
45
|
|
|
c. Nghe kém vừa trung bình 2 tai (thiếu hụt
thính lực 36%-55%)
|
|
|
|
- Nghe kém vừa trung bình 2 tai mức độ II
(thiếu hụt thính lực 46-55%)
|
31
|
|
|
- Nghe kém vừa trung bình 2 tai mức độ I
(thiếu hụt thính lực 36-45%)
|
21
|
|
|
- Một tai nghe kém nặng mức độ II, 1 tai
nghe kém nặng mức độ I
|
25
|
|
|
d. Nghe kém nhẹ 2 tai (thiếu hụt thính lực
15% đến 25%)
|
|
|
|
- Nghe kém nhẹ 2 tai mức độ II (thiếu hụt
thính lực từ 26% đến 35%)
|
11
|
|
|
- Nghe kém nhẹ 2 tai mức độ I (thiếu hụt
thính lực từ 15%-25%)
|
5
|
|
|
- Một tai nghe kém nặng mức độ II, 1 tai
nghe kém nặng mức độ I
|
7-8
|
|
|
Nghe kém 1 tai. Chia ra nhiều mức độ từ
nặng đến nhẹ:
|
|
|
|
a. Điếc đặc 1 tai, tai kia sức nghe bình
thường
|
15
|
|
|
b. Điếc quá nặng 1 tai, tai kia sức nghe
bình thường
|
14
|
|
|
c. Nghe kém nặng 1 tai, tai kia sức nghe
bình thường
|
10-12
|
|
|
d. Nghe kém vừa 1 tai, tai kia sức nghe
bình thường
|
6-8
|
|
|
đ. Nghe kém nhẹ 1 tai, tai kia sức nghe
bình thường
(Xem bảng tỷ lệ % mất khả năng lao động do
điếc chấn thương ở mục V dưới đây)
|
24
|
|
3
|
Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo sơ dính màng nhĩ
do sóng nổ làm giảm sức nghe
|
|
|
|
Xác định tỷ lệ % mất khả năng lao động theo
bảng thiếu hụt sức nghe ở mục V dưới đây, sau khi đã ghi thính lực đó và do
phản xạ cơ bàn đạp.
|
|
|
4
|
Viêm tai giữa mãn tính hoặc viêm tai xương
chùm sau chấn thương sọ não vì sóng nổ.
|
|
|
|
- Chỉ công nhận nếu trước khi bị thương tai
bình thường và có giấy tờ điều trị thường xuyên từ sau khi bị tai nạn.
|
|
|
|
- Xác định tỷ lệ % mất khả năng lao động
theo bảng thiếu hụt sức nghe ở mục V dưới đây, và cộng thêm 5%-15% (cộng
thẳng) tuỳ theo viêm xương chùm 1 bên hay cả 2 bên.
|
|
|
5
|
Vết thương vành ta, gây ra:
|
|
|
|
a. Mất (cắt cụt) hoàn toàn 2 vành tai
|
25-30
|
|
|
b. Mất hoàn toàn 1 vành tai
|
11-15
|
|
|
c. Mất 1 phần 1 vành tai
|
5-10
|
|
|
d. Sẹo co rúm 1 vành tai (tuỳ diện tích và
mức độ)
|
5-10
|
|
6
|
Sẹo chít hẹp ống tai:
|
|
|
|
a. Sẹo làm hẹp ống tai 1 bên ( hạn chế âm
thanh)
|
3-6
|
|
|
b. Sẹo làm hẹp ống tai cả 2 bên (hiếm)
|
10-16
|
|
|
c. Nếu ống tai bị bịt kín làm cản trở âm
thanh: phần nghe tính theo điểm (1) và (2) trên.
|
|
|
7
|
Vỡ xương đã để lại các di chứng
|
|
|
|
a. Làm giảm nhẹ chức năng nghe (do tổn
thương dây thần kinh số VIII): Xác định tỷ lệ % mất khả năng lao động theo
bảng ở mục V dưới đây:
|
|
|
|
b. Rối loạn thang bảng (hội chứng tiên
đỉnh)
|
|
|
|
- Mức độ nhẹ
|
25-30
|
|
|
- Mức độ trung bình
|
35-40
|
|
|
- Mức độ nặng
|
45-50
|
|
|
c. Liệt mắt ngoại biên (do tổn thương dây
thần kinh số VII)
|
|
|
|
- Nếu có ảnh hưởng đến các bộ phận khác, ví
dụ mắt, tính tỷ lệ theo di chứng thuộc chuyên khoa tương ứng.
|
|
|
|
d. Chấn thương vỡ xương đá có màng não để
lại di chứng viêm màng não.
|
|
|
|
Tỷ lệ thương tật tính theo di chứng thần
kinh, tâm thần (xem chương IV) và thêm 15-20% (cộng lùi) cho phần vỡ xương
đá.
|
|
|
|
II - Mũi, xoang
|
|
|
1
|
Vết thương làm biến dạng mũi hoặc mắt mũi
|
|
|
|
a. Không ảnh hưởng đến chức năng thở
|
25-30
|
|
|
b. Hạn chế thở
|
35-40
|
|
|
c. Phải thở bằng mồm
|
45-50
|
|
2
|
Sẹo chít hẹp lỗ mũi (do chấn thương), ảnh
hưởng đến thở:
|
|
|
|
a. Sẹo làm bít cả hai lỗ mũi phải thở bằng
mồm
|
41-45
|
|
|
b. Sẹo làm hẹp hai lỗ mũi, ảnh hưởng nhiều
đến thở
|
31-35
|
|
|
c. Sẹo làm chít một lỗ mũi
|
11-15
|
|
3
|
Gẫy, sập xương sống mũi:
|
|
|
|
a. Không ảnh hưởng chức năng thở và ngửi
|
10
|
|
|
b. Có ảnh hưởng đến thở và ngửi rõ rệt
|
25-30
|
|
4
|
Rối loạn khứu giắc do tổn thương dây thần
kinh số 1
|
|
|
|
Tỷ lệ tăng thêm 5-10% đối với những nghề
đặc biệt sử dụng khứu giác (sản xuất nước hoa, hương liệu, nấu ăn...)
|
5-10
|
|
5
|
Trí mũi do chấn thương:
|
|
|
|
a. Trí 1 bên mũi
|
15-20
|
|
|
b. Trí cả 2 bên mũi
|
41-45
|
|
6
|
Viêm xoang sau chấn thương
|
|
|
|
a. Viêm đơn xoang:
|
|
|
|
- Một bên
|
5-10
|
|
|
- Cả 2 bên
|
11-15
|
|
|
b. Viêm da xoang:
|
|
|
|
- Một bên
|
15-20
|
|
|
- Cả 2 bên
|
25-30
|
|
|
c. Nếu còn dị vật nằm trong xoang (chưa lấy
ra hoặc mổ không lấy ra được) tỷ lệ tăng thêm 5-10% vào tỷ lệ viêm xoang.
e. Nếu có biến chứng sang cơ quan khác
(như mắt...). Tỷ lệ tính theo di chứng của biến chứng đã gây ra cho cơ quan
đó.
|
|
|
|
III- Họng
|
|
|
1
|
Sẹo vết thương họng làm hẹp cổ họng gây ra
khó nuốt
|
21-25
|
|
2
|
Sẹo vết thương hạ họng làm ảnh hưởng đến nói
và nuốt
|
41-45
|
|
|
IV- Thanh, khí quản
|
|
|
|
Di chứng vết thương thanh khí quản gây ra:
|
|
|
1
|
Rối loạn tiếng nói: (do sẹo, làm hẹp, tổn
thương thần kinh)
|
|
|
|
a. Khó nói
|
|
|
|
- Mức độ nhẹ
|
15-20
|
|
|
- Mức độ vừa
|
25-30
|
|
|
- Nặng
|
41-45
|
|
|
b. Không nói được
|
51-55
|
|
2
|
Rối loạn giọng nói
|
|
|
|
a. Nói khản giọng
|
10-15
|
|
|
b. Nói không rõ tiếng
|
21-25
|
|
|
c. Mất tiếng
|
41-45
|
|
|
Trong cả trường hợp (1), (2) trên, tỷ lệ
được tăng thêm 0% đối với những nghề hoạt động giao tiếp hàng ngày chỉ yếu
bằng tiếng nói (ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên, nhạc công bộ
hơi, v.v.).
|
|
|
3
|
Rối loạn hô hấp (khó thở):
|
|
|
|
a. Khó thở nhẹ (khó thở chỉ xuất hiện khi
gắng sức đặc biệt)
|
25-30
|
|
|
b. Khó thở vừa trung bình: (khó thở xuất
hiện khi hơi gắng sức)
|
45-50
|
|
|
c. Khó thở nặng: (khó thở thường xuyên, kể
cả lúc nghỉ ngơi)
|
61-65
|
|
|
d. Phải mổ khí quản vĩnh viễn
|
81
|
|
|
V- Bảng tỷ lệ % mất khả năng lao
động do điếc chấn thương
|
|
|
|
- Mức độ giảm nghe của mỗi tai được biểu
hiện trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành), căn cứ vào mức thiếu hụt thính
lực (THTL) tính theo bảng Fowler-Sabine (xem phụ lục) và tính theo tiếng nói.
|
|
|
|
Quy ước về các mức độ giảm nghe cho đến
điếc đặc là theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (OMS/WHO) và Tổ chức
chuẩn hoá quốc tế (I.S.O).
|
|
|
|
- Giao điểm của trục tung và trục hoành là
tỷ lệ % mất khả năng lao động do điếc chấn thương, ứng với từng mức độ thiếu
hụt thính lực và khoảng cách nghe được nếu dùng tiếng nói (nói thường, nói
gió hoặc nói thầm).
|
|
|
|
- Các tỷ lệ thương tật ghi trong vòng tròn
là có thể áp dụng trong điếc nghề nghiệp trong trường hợp có cùng mức độ
thiếu hụt thính lực.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG TỶ LỆ THƯƠNG TẬT TRONG ĐIẾC
NT: Nói thường đo bằng mét (m)
|
Nghe bình
|
Nghe kém nhẹ
|
NG: Nói gió (nói thầm, đo bằng centimet
(cm)
|
Thường
NT>: 5m
|
NT: < 5m
|
NT = 4m
|
THTL: % thiếu hụt thính lực, tính theo bảng
Fowler-Sabine
|
NG:> 100cm THTL:<15%
|
NG = 80cm THTL: 15-25%
|
NG = 50cm THTL:26-35%
|
Nghe bình
thường 0
NT>: 5m
NG:> 100cm
THTL:< 15%
|
2
|
4
|
|
Nghe kém nhẹ
|
NT:<5m I
NG: 80cm
THTL: 15-25%
|
2
|
5
|
7
|
|
NT=4m II
NG: 50cm
THTL: 26-35%
|
4
|
7
|
11
|
Nghe kém vừa
|
NT:<3m I
NG: 50cm
THTL: 36-35%
|
6
|
10
|
15
|
|
NT:2m II
NG = 25cm
THTL: 46-55%
|
8
|
13
|
18
|
Nghe kém nặng
|
NT:1m I
NG: 10cm
THTL: 56-65%
|
10
|
15
|
20
|
|
NT:0,2m II
NG: 5cm
THTL: 66-75%
|
12
|
18
|
25
|
Điếc
|
NT: thét vào tai có nghe
NG: không nghe
THTL: 76-90%
|
14
|
20
|
30
|
Điếc đặc (hoàn
toàn)
|
NT: không nghe
NG: không nghe
THTL: 100%
|
15
|
21
|
31
|
CHẤN
THƯƠNG % MẤT KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG
Nghe kém vừa
|
Nghe kém nặng
|
Điếc
|
Điếc đặc
|
NT: 3m
NG: 50cm
THTL: 36-45%
|
NT: 2m
NG: 25cm
THTL: 46-55%
|
NT: 1m
NG: 10cm
THTL: 56-65%
|
NT: 0,2m
NG: 5cm
THTL: 66-75%
|
NT: thét vào tai có nghe
NG: không nghe
THTL: 46-55%
|
NT: không nghe
NG: không nghe
THTL: 100%
|
6
|
8
|
10
|
12
|
14
|
15
|
10
|
13
|
15
|
18
|
20
|
21
|
15
|
18
|
20
|
25
|
30
|
31
|
21
|
25
|
30
|
35
|
40
|
41
|
25
|
31
|
35
|
40
|
45
|
46
|
30
|
35
|
41
|
45
|
50
|
51
|
35
|
40
|
45
|
51
|
55
|
61
|
40
|
45
|
50
|
55
|
62
|
65
|
41
|
46
|
51
|
61
|
65
|
71
|
TT
|
Di chứng vết
thương, chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, lao động, nghề
nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ % mất khả
năng lao động
|
|
1
|
2
|
3
|
|
|
Chương
X
DI
CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG RĂNG - HÀM - MẶT
|
|
|
1
|
Chấn thương làm mất 1 phần xương hàm trên
và 1 phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)
|
|
|
|
a. Ở cùng bên
|
65
|
|
|
b. Ở khác bên
|
75
|
|
2
|
Chấn thương làm mất toàn bộ xương hàm dưới
|
71
|
|
3
|
Chấn thương làm mất toàn bộ xương hàm trên
|
65
|
|
4
|
Chấn thương làm mất 1 phần xương hàm trên
hoặc xương hàm dưới (mất từ 1/3 đến ẵ từ cành cao trở xuống)
|
45-50
|
|
5
|
Gẫy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can
liền xấu, gẫy sai khớp cán, nhại ăn khó
|
41-45
|
|
6
|
Gẫy xương gò má cung tiếp xương hàm trên
hoặc gẫy xương hàm dưới gây rối loạn nhẹ khớp cán và chức năng nhai ăn
|
21-25
|
|
7
|
Dính khớp hoặc khít hàm (khoảng cách 2 hàm
răng dưới 1cm), không còn khả năng phục hồi (do tổn thương xương hàm, khớp
hàm, thái dương)
|
75
|
|
8
|
Cứng khớp hàm, thương binh chỉ nuốt được
thức ăn lỏng, không nhai được
|
61-65
|
|
9
|
Khít hàm do tổn thương cơ và sẹo dính:
|
|
|
|
a. Nếu miệng chỉ há rộng dưới 1cm (khoảng
cách giữa 2 hàm răng)
|
45-50
|
|
|
b. Nếu miệng há được từ 1cm đến 3cm
|
21-25
|
|
10
|
Khớp hàm giả không liền xương hay khuyết
xương làm ảnh hưởng đến chức năng nhai
|
25-30
|
|
11
|
Sai răng hàm dễ tái phát (không còn điều
trị)
|
16-20
|
|
12
|
Mất răng
a. Tỷ lệ % thương tật của mất mỗi răng:
|
|
|
|
- Răng cửa, răng nanh
|
1,00
|
|
|
- Răng hàm nhỏ
|
1,25
|
|
|
- Răng hàm lớn
|
1,50
|
|
|
Riêng răng hàm lớn số 6
|
2,00
|
|
|
Mất 1 răng thì răng đối xứng không còn tác
dụng nên tỷ lệ được nhân đôi (nếu không lắp răng giả)
Trường hợp đã lắp răng giả thì tính 50% của
tỷ lệ thương tất mất mỗi răng
|
|
|
|
b. Mất hầu hết số răng của 2 hàm:
|
|
|
|
a) Không lắp răng giả
|
25-30
|
|
|
b) Đã lắp răng giả
|
20
|
|
|
c) Mất trên 8 răng của một hàm:
|
|
|
|
- Không lắp răng giả
|
18-20
|
|
|
- Đã lắp răng giả
|
10-12
|
|
|
d) Trường hợp mất dưới 8 răng, nếu đã lắp
răng giả thì tính mỗi răng giả bằng 50% giá trị thương tật của răng mất (điểm
12a)
|
|
|
13
|
Khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng,
tổn thương môi và má làm trở ngại đến ăn uống (nếu chưa được phẫu thuật phục
hồi lớn)
|
61TT
|
|
14
|
Vết thương phần mềm hoặc bỏng vùng hàm thật
để lại sẹo cứng, dính, lõm, sâu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng:
|
|
|
|
a. Đường kính sẹo trên 10cm, mặt bị biến
dạng và trở ngại đến
|
|
|
|
nhai, ăn, cử động cổ
|
61-65
|
|
|
b Đường kính sẹo từ trên 5cm đến 10cm, mặt
bị biến dạng và ảnh hưởng nhiều đến chức năng, nhai, ăn, thở
|
41-45
|
|
|
c. Đường kính sẹo từ 3cm đến 5cm, mặt biến
dạng ít, nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng nhai, ăn và thở
|
25-30
|
|
|
d. Đường kính sẹo dưới 3cm, chủ yếu là ảnh
hưởng thẩm mỹ
|
11-15
|
|
15
|
Vết thương lưỡi để lại hậu quả:
|
|
|
|
a. Cắt cụt mất 3/4 lưõi, kể từ đường gai
chữ V trở ra (còn gốc lưỡi)
|
61-65
|
|
|
b. Cắt cụt 2/3 lưỡi, kể từ đầu lưỡi trở vào
|
21-25
|
|
|
c. Cắt cụt 1/2 lưỡi, kể từ đầu lưỡi trở vào
|
|
|
|
d. Mất 1 phần nhỏ đầu lưỡi, có ảnh hưởng
đến ăn, nói
|
5-10
|
|
16
|
Liệt lưỡi (do tổn thưong thần kinh số XII,
số IX...)
|
|
|
|
a. Liệt hoàn toàn cả lưỡi, không phục hồi
|
61-65
|
|
|
b. Liệt không hoàn toàn hoặc liệt 1 bên
lưỡi
|
41-45
|
|
17
|
Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt
|
|
|
|
a. Gây hậu quả khô miệng
|
21-25
|
|
|
b. Gây rò kéo dài
|
26-30
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ%
mất khả năng lao
động
|
|
Chương
XI
DI
CHỨNG VẾT THƯƠNG, CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM VÀ BỎNG
|
|
|
Di chứng vết thương phần mềm (VTPM) được
đánh giá dựa vào: kích thước, diện tích sẹo (sẹo to: đường kính 5cm; sẹo vừa:
đường kính 2-5cm; sẹo nhỏ: đường kính 2cm)
|
|
|
- Tính chất sẹo (mền. lồi, xấu, lõm, dính,
co kéo)
|
|
|
- Vị trí (liên quan đến yếu tố thẩm mỹ): ở
chỗ hở hay che khuất, ở trán, mắt hay các chi
|
|
|
- Số lượng sẹo (ít: 5 sẹo, nhiều: 5 sẹo)
|
|
|
- Và đặc biệt là tác hại đến chức năng,
chức phận bộ phận mang sẹo
|
|
1
|
Sẹo vết thương phần mềm không ảnh hưởng
chức năng:
|
|
|
a. Số lượng sẹo, ít, mềm, cỡ trung bình trở
xuống, ở chỗ khuất (có tóc, quần áo che)
|
1-4%
|
|
b. Nhiều sẹo, cỡ trung bình trở lên, hoặc
ít sẹo nhưng kích thước quá hơn đường kính 10cm và rúm xấu
|
6-10
|
|
c. Riêng sẹo ở vùng trán, hàm mặt ảnh hưởng
đến thẩm mỹ được tỉnh tỷ lệ cao hơn (xem các chương IV, X...)
|
|
2
|
Sẹo vết thương phần mềm có ảnh hưởng chức
năng (đau, rát, tê...)
|
|
|
a. Số lượng sẹo ít... (như điểm a trên)
|
8-12
|
|
b. Số lượng sẹo nhiều... (như điểm b trên)
|
12-16
|
|
c. Riêng sẹo cùng hàm mặt, trán, mắt, tai
được tỉnh tỷ lệ cao hơn vì thẩm mỹ (xem các chương IV, VIII, IX và X)
|
|
3
|
Vết thương làm dập nát mất nhiều cơ để lại
sẹo rúm dính, co kéo ảnh hưởng nhiều đến chức năng của bộ phận:
|
|
|
a. Sẹo ở vùng hàm mặt, mắt, mũi, tai... xem
tỷ lệ thương tật quy định ở các chương VIII, IX, X
|
|
|
b. Sẹo ở vùng cổ, co kéo làm hạn chế các
động tác quay, ngửa, nghiêng cổ, cúi ngẩng đầu
|
11-15
|
|
c. Sẹo lõm lớn, co kéo do mất nhiều cơ ngực
diện tích 4-5 khoang liên sườn hay cơ bụng vùng thượng vị làm ảnh hưởng nhiều
đến chức năng hô hấp
|
21-25
|
|
d. Sẹo lõm, dính, do mất 1 phần cơ đenta,
cơ đai vai làm yếu vai,
|
|
|
hạn chế các động tác của cánh tay
|
21-25
|
|
đ. Sẹo lõm, lớn do mất một phần lớn cơ nhị
đầu hoặc tam đầu làm yếu cánh tay
|
15-20
|
|
e. Vết thương làm mất 1 phần ở mông to
|
11-15
|
|
g. Vết thương làm mất 1 phần cơ từ đầu đùi,
làm yếu chân
|
6-20
|
|
h. Vết thương làm mất 1 phần cơ dép (bắp
chân) hoặc sẹo co rút gân Asin ảnh hưởng đến đi lại
|
21-25
|
4
|
Vết thương thành bụng mất nhiều cơ hoặc vết
mỡ thành bụng để lại di chứng giãn thành bụng
|
|
|
a. Diện tích vùng bị giãn dưới 60 cm2
|
11-15
|
|
b. Diện tích vùng bị giãn dưới từ 60cm2
đến 100cm2
|
16-20
|
|
c. Diện tích vùng bị giãn trên 100cm2
|
21-25
|
5
|
Vết thương, chấn thương vào các khớp là,
đứt dây chằng chảy máu ổ khớp... tuỳ kết quả điều trị và dị chứng
|
|
|
a. Làm lỏng lẻo các khớp lớp (gối, khuỷu
ta, cổ tay, cổ chân) do
|
|
|
dãn hoặc đứt dây chằng...
|
21-25
|
|
b. Hậu quả của viêm nhiễm sau tràn máu ở
khớp dẫn đến dính khớp (xem các điểm tương tự ở chương I, II)
|
|
6
|
Hội chứng Volkmann (co rút gân gấp dài các
ngón tay do thiếu máu sau sang chấn. Kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề,
mất mạch quay...)
|
41-45
|
7
|
Vết thương mạch máu lớn
Tuỳ thuộc vị trí và kết quả sau khi điều
trị:
|
|
|
a. Vết thương động mạch các chi, đã xử lý:
|
|
|
- Kết quả tương đối tốt
|
11-15
|
|
- Kết quả hạn chế hoặc có biến chứng viêm
tắc (xem thêm chương VIII)
|
21-25
|
|
b. Phồng động tĩnh mạch các chi
|
21-25
|
|
- Nếu có biến chứng tuần hoàn và ảnh hưởng
đến chức phận chi (như teo cơ...) có thể cho tỷ lệ cao hơn
|
|
|
c. Vết thương động mạch cách đã xử lý nhưng
có biểu hiện kém tưới máu não
|
21-25
|
|
d. Phồng động mạch chủ hoặc dò động - tĩnh
mạch chủ ở phần bụng hay ngực (tham khảo điểm 15 chương V)
|
|
8
|
Teo cơ chi trên, chi dưới do tổn thương tuỳ
hoặc dây thần kinh ngoại biên (xem phần thần kinh chi trên, chi dưới)
|
|
9
|
Vết thương để lại mảnh kim khí (dị vật) ở
phần mềm hoặc găm vào xương, nhưng chưa gây tai biến:
|
|
|
a. Số mảnh ít (1-3 mảnh), mảnh nhỏ đường
kính 0,5cm, không cần mổ gắp ra
|
1-5
|
|
b. Còn nhiều mảnh nhỏ ở 1 vùng hoặc ít mảnh
nhưng ở nhiều vùng khác nhau, gây đau nhức và hạn chế phần nào chức phận
|
7-10
|
|
c. Còn nhiều mảnh (5 mảnh), mảnh to (đường
kính 1cm) ở phần mềm gây đau và ảnh hưởng đến chức phận
|
11-15
|
|
d. Mảnh kim khí cắm vào xương sọ, thân
xương dài hoặc thân đốt sống, v.v... Chưa gây tai biến và không có chỉ định
mổ lấy ra
|
4-5
|
|
đ. Nhiều mảnh kim khí ở lòng bàn tay, bàn
chân hoặc cơ bắp tứ chi gây đau và hạn chế chức phận của bộ phận mang mảnh
|
21-25
|
10
|
Mảnh kim khí nằm ở những vị trí quan trọng
đe doạ đến sinh mạng hoặc ảnh hưởng nhiều đến chức năng của bộ phận, ví dụ
mảnh ở tim, não, tủy sống, tạng phủ, khe khớp dù chỉ có mảnh, cũng đều được
xếp vào hạng.
|
|
11
|
Di chứng của vết thương bỏng
- Trong chiến tranh và trong cuộc sống có
rất nhiều nguyên nhân có thể gây bỏng, lửa, nước sôi, chất hoá học axít, kiềm
mạnh, na-pan, phốt pho, bức xạ hạt nhận, v.v...
|
|
|
- Đánh giá di chứng bỏng (sẹo) chủ yếu dựa
vào diện tích (chiếm bao nhiêu % diện tích cơ thể), độ bỏng (độ 1, 2, 3, 4,
5) vị trí bỏng, sẹo ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ ra sao? Bỏng trên 20%
diện tích cơ thể và từ độ 3 trở lên còn ảnh hưởng đến chức năng bài tiết mồ
hôi, nên được tính thêm tỷ lệ 10-15% (cộng lùi).
|
|
|
a. Sẹo bỏng từ độ 2-3 trở lên ở mặt, mắt,
mũi, tai được tỉnh tỷ lệ về hậu quả rối loạn chức năng và ảnh hưởng thẩm mỹ
(xem chi tiết ở các chương IV, VIII, IX và X)
|
|
|
Các đối tượng là diễn viễn, giáo viên, nhân
viên dịch vụ giao tiếp, thanh niên nam nữ chưa lập gia đình, v.v. có thể cho
thêm 5-10% (cộng lùi)
|
|
|
b. Sẹo bỏng ở chân, tay, mình (vùng được
che khuất):
|
|
|
- Sẹo nhỏ, nông, không đau rát
|
2-5
|
|
- Sẹo lớn, sâu, đau rát
|
6-10
|
|
- Diện tích bị bỏng rộng (từ 9% diện tích
cơ thể trở lên) và bỏng sâu, dính, co kéo, gây đau rát thường xuyên rối loạn
chức năng bài tiết mồ hôi
|
15-20
|
|
c. Sẹo bỏng vùng cổ ngực, cổ gáy có kéo làm
hạn chế động tác của cổ (quay, cúi, ngửa, nghiêng): xem điểm 3b
|
|
|
d. Sẹo bỏng ở nách làm hạn chế vận động
khớp vai:
|
|
|
- Còn giơ ngang được 90o
|
11-15
|
|
- Giơ ngang được 45o
|
21-25
|
|
- Chỉ giơ ngang được 10o
|
31-35
|
|
đ. Sẹo bỏng ở khuỷu tay làm hạn chế co duỗi
khuỷu:
|
|
|
- Cẳng tay ở tư thế duỗi từ 1800
đến 1100
|
26-30
|
|
- Căng tay ở tư thế co từ 1100
đến 750
|
21-25
|
|
e. Sẹo bỏng ở cổ tay, bàn tay, ngón tay:
|
|
|
- Sẹo bỏng rộng, sâu ở cổ tay - bàn tay
làm biến dạng bàn tay, hạn chế khớp cổ tay và 1 phần chức năng các ngón
|
31-35
|
|
- Sẹo bỏng bàn tay - ngón tay làm các ngón
dính nhau co quắp hoặc thẳng cứng (mất chức năng bàn tay)
|
41-45
|
|
- Sẹo bỏng ngón tay làm biến dạng và mất tác
dụng của ngón
|
|
|
Cho tỷ lệ tương tự cắt cụt ngón
|
|
|
g. Sẹo bỏng ở khoeo chân, đầu gối làm hạn
chế gấp - duỗi gối:
|
|
|
- Cẳng chân ở tư thế duỗi trong khoảng 1350-1700
|
15-20
|
|
- Cẳng chân ở tư thế duỗi trong khoảng 900-1350
|
25-30
|
|
- Cẳng chân ở tư thế gấp 900
|
41-45
|
|
h. Sẹo bỏng ở mu chân, gan bàn chân làm
biến dạng bàn và ngón chân đi đứng khó khăn
|
21-25
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ% mất khả
năng lao động
|
|
Chương
XII
DI
CHỨNG CHẤN THƯƠNG DO SÓNG NỔ (SỨC ÉP)
|
|
|
Sóng ép (sức ép) là một tác nhân gây đa
chấn thương rất phức tạp. Các di chứng của sóng nổ có thể gặp ở nhiều bộ
phận, cơ quan với những mức độ rất khác nhau. Thường gặp nhất là di chứng về
thần kinh - tâm thần (rối loạn chức năng sau chất động não, đụng dập não), về
hô hấp (hậu quả của dập phổi, rách phế nang, phế mạc....), về cơ quan thính
giác (câm + điếc hoặc giảm nghe với mức độ khác nhau), cơ quan thị giác (đụng
dập nhãu cầu, xuất huyết...), tổn thương các tạng trong ổ bụng hoặc tổn
thương xương khớp do đụng dập, bị quăng quật...
|
|
1
|
Di chứng về thần kinh - tâm thần:
|
|
|
- Bệnh cảnh lâm sàng có thể gặp các di
chứng: “Hội chứng suy nhược não sau chấn thương”, hoặc “bệnh não chấn
thương”, hoặc “động kinh sau chấn thương”, hoặc “sa sút tâm thần chấn
thương”... tùy theo mức độ tổn hại nhẹ hay nặng của não.
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: Nên cho tạm.
Tùy hình thái lâm sàng, tỷ lệ thương tật có thể từ 15% (hội chứng suy nhược
não nhẹ) đến 90% (sa sút tâm thần chấn thương hoàn toàn)
|
|
|
- Tỷ lệ % cụ thể xem các mục II, III và IV
chương IV “di chứng chấn thương sọ não”
|
|
2
|
Di chứng về hô hấp:
a. Có thể gặp các hình thái lâm sàng:
|
|
|
- Dày dính phế mạc (hậu quả của tràn máu,
tràn mủ phế mạc)
|
|
|
- Bệnh phổi mãn tính (viêm phế quản mãn,
gian phế nang...)
|
|
|
- Xẹp phổi
|
|
|
- Gẫy xương sườn, bong sụn sườn...
|
|
|
- Lao phổi sau chấn thương ngực - phổi
(biến chứng muộn
|
|
|
Hậu quả lâu dài của các di chứng trên là
suy hô hấp mãn và tâm phế mãn.
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: xem chi tiết ở
Chương V và XIII
|
|
3
|
Di chứng ở cơ quan thính giác: Có thể gặp
các bệnh cảnh:
- Tổn thương thực thể ở màng nhĩ (thủng
hoặc lõm, dục xơ, mất nón sàng thay đổi vị trí của các xương con...) hay tai trong,
hậu quả là giảm thính lực hoặc điếc ở nhiều mức độ khác nhau. Xác định mức độ
giảm nghe bằng thính lực đồ, phản xạ cơ bàn đạp...
|
|
|
- Viêm tai giữa mãn tính viêm tai xương
chúm
|
|
|
- Viêm xoang
|
|
|
- Điếc + câm (hậu quả ức chế mạnh hoặc tổn
thương bán cầu não trái)
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: xem chương IX
|
|
|
- Di chứng vết thương, chấn thương về tai -
mũi - họng
|
|
4
|
Di chứng sóng nổ ở cơ quan thị giác
Các di chứng này là do tác dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp của sóng nổ gây tổn thương thực thể (đơn thuần hay phức tạp) ở
1 bên hoặc cả 2 bên mắt dẫn đến Giảm thị lực hoặc mù loà
|
|
|
- Các biểu hiện lâm sàng có thề gặp là:
|
|
|
+ Chảy máu dưới kết mạc + Chảy máu ở thuỷ
tinh dịch, võng mạc
|
|
|
+ Đứt chân móng mắt + Rách bắc mạc
|
|
|
+ Lệch nhãn mắt + Tổn thương gai thị, hoàng
điểm
|
|
|
+ Đục nhân mắt + Glô-côm thứ phát
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: Xem chương
VIII “Di chứng vết thương, chấn thương cơ quan thị giác”
|
|
5
|
Di chứng của tổn thương xương khớp và phần
mềm
- Các tổn thương này là do sóng nổ truyền
qua chất rắp tác động vào bộ phận tiếp cận, hoặc do thân thể bị hất ngã, bị
gỗ, gạch, đá, mảng bê tông rơi đè vào.
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: tuỳ theo hình
thái, mức độ di chứng. Xem chương I + II “Di chứng vết thương, chấn thương
chi trên, chi dưới” và chương XI “Di chứng vết thương chấn thương phần mềm và
bỏng”
|
|
6
|
Di chứng tổn thương các cơ quan, bộ phận
trong ổ bụng do sức ép
- Sức nổ ở dưới nước gây thương tổn nhiều hơn là trên không. Bệnh cảnh lâm
sàng lúc bị nạn có thể là làm giãn thành dạ dày, ruột: chảy máu dưới thanh
mạc dạ dày, ruột, mạc treo; vỡ tạng rỗng (dạ dày, ruột non, ruột già), dập vỡ
tạng đặc (gan, nách, thận); vỡ các mạch máu lớn.
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: tùy theo kết
quả điều trị và di chứng để lại của từng hình thái tổn thương (xem chương VI
“Di chứng vết thương chấn thương bụng”)
|
|
7
|
Các di chứng tổn thương khác có thể gặp:
a. Ở cơ quan tiết niệu - sinh dục: thường gặp là vỡ bàng quang (tạng rỗng).
Các bệnh cảnh về thận, niệu quản chỉ là hậu quả thứ phát hoặc tam phát của
sóng nổ.
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: Vận dụng
Chương VII “Di chứng chấn thương cơ quan tiết niệu, sinh dục”
|
|
|
b. Về tim mạch: Bệnh cảnh lâm sàng lúc bị
nạn có thể là tràn máu màng tim, vỡ mạch máu lớn... Tỷ lệ tử vong cao. Nếu
sống sót có thể có các di chứng: dày dính màng tim, rối loạn thần kinh tim,
suy tim...
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật: Vận dụng
Chương V “Di chứng chấn thương ngực - phổi”
|
|
8
|
Hội chứng vùi lấp hoặc vùi ép
Đây là hậu quả thứ phát hoặc tam phát của sóng nổ
Tuỳ theo kết quả điều trị và di chứng mà cho tỷ lệ tương ứng (Tham khảo vận
dụng các di chứng thuộc các chuyên khoa)
|
|
TT
|
Di chứng vết thương,
chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ, lao động, nghề nghiệp,thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...
|
Tỷ lệ %mất khả
nănglao động
|
|
Chương
XIII
NHỮNG
BỆNH SINH RA HAY NẶNG LÊN DO CHẤN THƯƠNG
|
|
1
|
Viêm tủy xương gây ra:
|
|
|
a. Rỗ xương ở 1 chỗ. Tỷ lệ được tính thêm
vào tổn thương xương
|
11-15
|
|
b. Rỗ xương ở nhiều chỗ, mổ nạo nhiều lần
vẫn rỗ
|
|
|
Tỷ lệ được tính thêm vào tỷ lệ gẫy xương
21-25% (nhưng tổng tỷ lệ phải thấp hơn bổi phận cắt bỏ).
|
|
|
c. Điều trị tổn thương ổn định liền sẹo,
nhưng can xương bị sùi lên gây đau
|
|
|
Thêm 6-10%
|
|
2
|
Viêm tĩnh mạch sau chấn thương
|
|
|
Biểu hiện dưới 2 hình thái điển hình: nghẽn
tĩnh mạch và viêm nghẽn tĩnh mạch. Là biến chứng trực tiếp của chấn thương
đụng dập hoặc sau phẫu thuật, hoặc thứ phát sau nhiễm trùng
a. Di chứng dãn tĩnh mạch. Tùy mức độ đau
và ảnh hưởng chức năng chi:
|
|
|
- Mức độ nhẹ
|
10-15
|
|
- Mức độ trung bình
|
21-25
|
|
b. Phù và rối loạn dinh dưỡng (loét)
|
31-35
|
|
c. Biến chứng viêm tắc động mạch phổi (xem
chương V)
|
|
3
|
Viêm tắc động mạch do chấn thương
Xuất hiện sớm sau chấn thương do nguyên nhân tổn thương thành hành động mạch,
viêm nội mạc động mạch do đụng dập, hoặc sau thắt động mạch, hoặc can xương
phì đại kích thích, chèn ép, hoặc viêm quanh động mạch ở người đi nạng lâu
ngày.
Tuổi càng trẻ và bệnh xuất hiện càng gần ngày bị thương càng có giá trị.
|
|
|
a. Giai đoạn chưa có biến chứng hoại tứ chi
|
25-30
|
|
b. Giai đoạn biến chứng hoại tứ chi: Tỷ lệ
thương tật tính theo phần chi bị cắt cụt
|
|
4
|
Rối loạn thần kinh tim sau chấn thương đụng
dập ngực mạch
|
|
|
a. Tim nhịp nhanh hoặc chậm đều
|
21-25
|
|
b. Tim loạn nhịp không đều, tồn tại lâu
|
41-45
|
5
|
Lao phổi sau vết thương thấu phổi hoặc chấn
thương đụng dập ngực phổi (Chỉ công nhận nếu tổn thương lao xuất hiện trong
vòng 1-2 năm kể từ sau ngày bị thương)
|
|
|
a. Đã điều trị bệnh ổn định, thể trạng ít
giảm sút, chức năng hô hấp (CNHH) còn trong giới hạn bình thường
|
21-25
|
|
b. Đã điều trị ổn định, nhưng thể trạng và
chức năng hô hấp giảm sút rõ rệt
|
35-40
|
|
c. Bệnh ổn định, nhưng do điều trị kéo dài
nên cơ thể suy sụp hoặc chức năng hô hấp rối loạn nặng
|
61-65
|
|
d. Bệnh tiến triển ngày một nặng thêm, cơ
thể suy mòn
|
81
|
|
đ. Mổ cắt phổi để điều trị lao phổi sau
chấn thương (xem chương V)
|
|
6
|
Lao xương, khớp, lao da phát triển trên nền
tổn thương xương, khớp, da (sau chấn thương)
a. Tính tỷ lệ của lao xương, lao khớp tuỳ
theo mức độ rối loạn chức nặng vận động. Ví dụ:
|
|
|
- Lao khớp cổ chân sau chấn thương tính
tương tự cứng khớp cổ chân
|
|
|
- Lao cột sống tính theo số đốt sống tổn
thương
|
|
|
b. Lao da. Tùy vị trí vùng da bị lao và mức
độ nguy hiểm
|
5-10
|
7
|
Viêm phế quản mãn, viêm phế quản co thắt
sau chấn thương đụng dập ngực hoặc sức ép (súng nổ)
Viêm phế quản co thắt (hen phế quản) chỉ
được công nhận nếu bệnh xuất hiện trong vòng 1 năm kể từ ngày bị nạn
Tuỳ theo cơn khó thở, tần số tái phát và
mức độ suy hô hấp, suy tim mà định tỷ lệ
|
|
|
a. Cơn xuất hiện tuần lễ 1-2 lần, chỉ số
Tiffeneau dưới 40% có dấu hiệu tâm phế mãn
|
61
|
|
b. Cơn xảy ra hàng tháng, chỉ số Tiffeneau
dưới 45%
|
41-45
|
|
- Cơn xảy ra hàng tháng, chỉ số Tiffeneau
trên 45%
|
35-40
|
|
c. Cơn khó thở hoặc bệnh tái phát thưa hơn,
chỉ số Tiffeneau 61-70%
|
16-20
|
8
|
Ung thư phát triển trên cơ sở chấn thương,
sẹo bỏng, nhiễm độc hay nhiễm xạ (kể cả các ung thư muộn ở phế quản, phổi,
nội tạng)
|
|
|
a. Ung thư điều trị không kết quả hoặc đã
có di căn
|
81
|
|
b. Điều trị kết quả nhưng chưa quá 5 năm
|
61
|
|
c. Được xe, như điều trị kết quả tốt, thể
trạng khá
|
55-60
|
9
|
Hội chứng Parkinson sau chấn thương sọ não
- Chỉ công nhận do nguyên nhân chấn thương nếu không tìm thấy nguyên nhân nào
khác và trong tiền sử bị chấn thương sọ não (ví dụ: Võ sĩ quyền anh bị đấm
vào đầu ngất đi; sập hầm cây chống nóc hầm đập vào đầu ngất đi)
|
|
|
- Xác định tỷ lệ thương tật (tạm thời) tuỳ
theo mức độ tăng trường lực và run:
|
|
|
a. Mức độ nhẹ (còn lao động được)
|
21-25
|
|
b. Mức độ trung bình (hạn chế lao động)
|
41-45
|
|
c. Mức độ nặng (trở ngại cho lao động và
sinh hoạt)
|
61
|
10
|
Đái nhạt sau chấn thương
Căn cứ vào lượng bài xuất nước tiểu và thể trạng
|
|
|
a. Lượng nước tiểu dưới 5 lít/ngày, thể
trạng cần tương đối bình thường
|
31-35
|
|
b. Lượng nước tiểu trên 5 lít/ngày, thể
trạng suy kém
|
41-45
|
11
|
Đái đường sau chấn thương:
Bệnh phải xuất hiện sớm sau chấn thương sọ não hoặc choáng chấn thương do rối
loạn hệ thống thần kinh thực vật
|
|
|
a. Giai đoạn chưa có biến chứng
|
35-40
|
|
b. Giai đoạn đã có biến chứng
|
61-65
|
12
|
Bệnh Basedoly sau chấn thương
Chỉ công nhận nếu bệnh xảy ra trong vòng 2 tháng kể từ sau chấn thương
|
|
|
a. Giai đoạn điều trị còn kết quả
|
25-30
|
|
b. Giai đoạn đã có biến chứng suy tim
|
61-65
|
13
|
Hội chứng suy nhược thần kinh nặng sau chấn
thương đụng dập não do sóng nổ
(Xem điểm 2 mục III chương IV)
|
|
14
|
Di chứng uốn ván hay biến chứng dùng huyết
thanh chống uốn ván trong chấn thương
|
|
|
Biểu hiện bằng các dấu hiệu: đau, teo cơ,
liệt nhược
|
|
|
a. Suy nhược toàn thân kéo dài, mệt mỏi,
đau khớp
|
15-20
|
|
b. Đau, teo cơ, liệt cục bộ
|
25-30
|
|
c. Bại liệt tứ chi do teo cơ vì huyết thanh
chống uốn ván
|
81
|
15
|
Già nhanh trước tuổi sau chấn thương
Một số người sau chấn thương nặng (ví dụ: chấn thương cột sống ép tuỷ, gẫy cổ
xương đùi...) vì phải nằm điều trị lâu, nên suy sụp, gầy yếu, già đi rất
nhanh so với tuổi tác, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động
Tỷ lệ thương tật được cộng thêm 5-10% vào di chứng chấn thương chính.
|
|
Thông tư liên bộ 12/TTLB năm 1995 về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới do Bộ Y tế - Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Thông tư liên bộ 12/TTLB ngày 26/07/1995 về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới do Bộ Y tế - Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội ban hành
23.551
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|