BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
48/2018/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 12 năm 2018
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC
ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH,
NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG
Căn cứ Luật Giáo dục
nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-Ttg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được
sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục
nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực
mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức
tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật
điện, điện tử và viễn thông để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao
đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường),
gồm:
1. Ngành, nghề: Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển
trong công nghiệp;
2. Ngành, nghề: Lắp đặt đường dây tải điện và trạm
biến áp có điện áp từ 110 KV trở xuống;
3. Ngành, nghề: Quản lý vận hành, sửa chữa đường
dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống;
4. Ngành, nghề: Điện công nghiệp;
5. Ngành, nghề: Điện dân dụng;
6. Ngành, nghề: Điện tàu thủy;
7. Ngành, nghề: Tự động hóa công nghiệp;
8. Ngành, nghề: Đo lường điện;
9. Ngành, nghề: Cơ điện lạnh thủy sản:
10. Ngành, nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
không khí;
11. Ngành, nghề: Lắp đặt thiết bị lạnh;
12. Ngành, nghề; Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh;
13. Ngành, nghề: Điện tử dân dụng;
14. Ngành, nghề: Điện tử công nghiệp;
15. Ngành, nghề: Cơ điện tử;
16. Ngành, nghề: Kỹ thuật lắp đặt đài, trạm viễn
thông.
Điều 2. Ủy quyền cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
ban hành quy định chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực
mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
cho từng vị trí việc làm theo từng ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông
tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương
trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm
2019.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục
nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định
tại Điều 1 của Thông tư này và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân
|
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI
HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CHO
CÁC NGÀNH, NGHỀ LĨNH VỰC KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN
TRONG CÔNG NGHIỆP
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật lắp đặt điện và điều
khiển trong công nghiệp trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực
hiện các công việc thiết kế, lắp đạt, kiểm tra, vận hành, bảo trì bảo duỡng,
sửa chữa, hệ thống điện và cải tiến các thiết bị kỹ thuật lắp đặt điện và
điều khiển trong công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng
yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt
điện và điều khiển trong công nghiệp làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ
quan, đơn vị kinh doanh, sửa chữa, lắp đặt, điều khiển, vận hành các thiết
bị điện ở các vị trí việc làm: Lắp đặt hệ thống cung cấp và phân phối điện
công trình; vận hành, bảo dưỡng hệ thống cung cấp và phân phối điện công
trình; lắp đặt và lập trình hệ thống điều khiển thiết bị điện trong công nghiệp;
vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống điều khiển thiết bị điện trong công
nghiệp; lắp đặt hệ thống quản lý, vận hành tòa nhà; lắp đặt hệ thống cung
cấp và phân phối năng lượng điện tái tạo; kiểm định chất lượng sản phẩm; tư
vấn kỹ thuật và kinh doanh thiết bị; lắp đặt điện cho máy nâng chuyển.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt
điện và điều khiển trong công nghiệp phải có khả năng chủ động tổ chức làm việc,
làm việc theo nhóm; có trách nhiệm và có kỷ luật lao động cao trong thực hiện
công việc, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của ngành, nghề; có đủ sức khỏe,
vững vàng, phản ứng nhanh đảm bảo an toàn khi lao động, vệ sinh công nghiệp và
xử lý môi trường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.850 giờ (tương đương 66 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý làm việc của các khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống cung
cấp, trang bị điện và điều khiển tự động trong công nghiệp;
- Trình bày được những nguyên
tắc và những tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và
thiết bị;
- Trình bày được các phương
pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Trình bày được các khái niệm,
định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều một pha và ba
pha;
- Nêu được tiêu chuẩn kỹ thuật
các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
- Trình bày được các dạng sai hỏng
của các thiết bị trong ngành điện, nguyên nhân, biện pháp đề phòng và hướng khắc
phục;
- Trình bày được quy trình đấu
nối, áp dụng vào thực tế của sản xuất;
- Phân tích được sơ đồ nguyên
lý hệ thống điện và các máy sản xuất trong dây chuyền tự động hóa như băng tải,
cầu trục, thang máy...;
- Trình bày được nguyên lý của
hệ thống cung cấp truyền tải điện;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử và công suất cơ bản;
- Trình bày được cấu trúc và
nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC;
- Trình bày, phân tích được
nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén;
- Trình bày và phân loại được
các thành phần cơ bản của hệ thống mạng truyền thông công nghiệp;
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá
được tiến độ thi công lắp điện;
- Trình bày được cấu trúc và
nguyên lý làm việc của các hệ thống điều khiển SCADA (Supervision Control And
Data Acquisition) trong công nghiệp;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt
Nam và tiêu chuẩn IEC;
- Vận hành và lắp đặt được các
khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống cung cấp, trang bị điện và điều
khiển tự động trong công nghiệp;
- Lắp đặt được các hệ thống để
bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;
- Thực hiện được việc sơ, cấp
cứu người bị điện giật;
- Xác định và phân loại được
các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
- Phát hiện được các sai hỏng của
các thiết bị trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp, nguyên nhân, biện
pháp đề phòng và cách khắc phục;
- Đo được các thông số và các
đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Lắp đặt, vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa được các hệ thống cung cấp và phân phối điện theo yêu
cầu, theo bản vẽ thiết kế;
- Lắp đặt, sửa chữa được các
mạch mở máy, dừng máy, mạch trang bị điện cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một
chiều;
- Tính, chọn được dây dẫn, bố
trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng
trong một tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;
- Lựa chọn được nối đất và
chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm
việc theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC về điện;
- Lắp đặt được đường dây cung
cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;
- Sử dụng thành thạo các thiết
bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện,
các tham số của mạch điện;
- Hàn và tháo lắp thành thạo,
đúng kỹ thuật các mạch điện tử;
- Kết nối thành thạo PLC với
PC và với các thiết bị ngoại vi;
- Viết được chương trình cho
PLC đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp ráp, sửa chữa được các
mạch điều khiển điện khí nén trong công nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm,
hệ thống nâng hạ…;
- Vận hành được mạch theo
nguyên tắc, theo qui trình đã định;
- Lập được kế hoạch bảo trì hợp
lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp;
- Lắp ráp và cấu hình được một
hệ thống mạng;
- Lắp đặt được hệ thống điều
khiển SCADA trong công nghiệp;
- Lập trình, điều khiển được
các thông số, thiết bị cơ bản trong hệ thống điều khiển trong công nghiệp;
- Tháo, lắp được bộ cảm biến và
bộ phận/phần tử trong hệ thống tự động hóa, thay thế và hiệu chỉnh các phần
tử;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự
chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ, nghiêm túc tìm hiểu
môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ
năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Tâm lý vững vàng, tác phong
làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của
thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động, cũng như có đủ
tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
- Làm việc độc lập trong điều
kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống cung cấp
và phân phối điện công trình;
- Vận hành, bảo trì bảo dưỡng
hệ thống cung cấp và phân phối điện công trình;
- Lắp đặt và lập trình hệ
thống điều khiển thiết bị điện trong công nghiệp;
- Vận hành, bảo dưỡng hệ
thống điều khiển thiết bị điện trong công nghiệp;
- Lắp đặt hệ thống quản lý, vận
hành tòa nhà;
- Lắp đặt hệ thống cung cấp
và phân phối năng lượng điện tái tạo;
- Kiểm định chất lượng sản phẩm;
- Tư vấn kỹ thuật và kinh
doanh thiết bị;
- Lắp đặt điện cho máy nâng
chuyển.
6. Khả năng
học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, trình độ cao
đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật lắp đặt điện và điều
khiển trong công nghiệp trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề
thực hiện các công việc thiết kế, lắp đạt, kiểm tra, vận hành, bảo trì bảo
duỡng, sửa chữa, hệ thống điện và cải tiến các thiết bị kỹ thuật lắp đặt
điện và điều khiển trong công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn,
đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt
điện và điều khiển trong công nghiệp làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ
quan, đơn vị kinh doanh, sửa chữa, lắp đặt, điều khiển, vận hành các thiết
bị điện ở các vị trí việc làm: lắp đặt hệ thống cung cấp và phân phối điện
công trình; vận hành, bảo dưỡng hệ thống cung cấp và phân phối điện công
trình; lắp đặt hệ thống quản lý, vận hành tòa nhà; lắp đặt hệ thống cung cấp
và phân phối năng lượng điện tái tạo; lắp đặt điện cho máy nâng chuyển.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt
điện và điều khiển trong công nghiệp phải có khả năng chủ động tổ chức làm việc,
làm việc theo nhóm; có trách nhiệm và có kỷ luật lao động cao trong thực hiện
công việc, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của ngành, nghề; có đủ sức khỏe,
vững vàng, phản ứng nhanh đảm bảo an toàn khi lao động, vệ sinh công nghiệp và
xử lý môi trường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý làm việc của các khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống cung
cấp, trang bị điện và điều khiển tự động trong công nghiệp;
- Trình bày được những nguyên
tắc và những tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và
thiết bị;
- Trình bày được các phương
pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Trình bày được các khái niệm,
định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều một pha và ba
pha;
- Nêu được tiêu chuẩn kỹ thuật
các nhóm vật liệu điện thông dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
- Nêu được một số dạng sai hỏng
của các thiết bị trong ngành điện, nguyên nhân, biện pháp đề phòng và hướng khắc
phục;
- Trình bày được quy trình đấu
nối, áp dụng vào thực tế của sản xuất;
- Phân tích được sơ đồ nguyên
lý hệ thống điện và các máy sản xuất trong dây chuyền tự động hóa như băng tải,
cầu trục, thang máy...;
- Trình bày được nguyên lý của
hệ thống cung cấp truyền tải điện;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo Tiêu chuẩn Việt
Nam và tiêu chuẩn IEC;
- Vận hành và lắp đặt được các
khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống cung cấp, trang bị điện và điều
khiển tự động trong công nghiệp;
- Lắp đặt các hệ thống để bảo
vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;
- Thực hiện được việc sơ, cấp
cứu ban đầu người bị điện giật;
- Xác định và phân loại được
các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
- Xác định được các sai hỏng của
các thiết bị trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp, nguyên nhân, biện
pháp đề phòng và cách khắc phục;
- Đo được các thông số và các
đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa được các hệ thống cung cấp và phân phối điện theo yêu
cầu, theo bản vẽ thiết kế;
- Lắp đặt, sửa chữa được các
mạch mở máy, dừng máy, mạch trang bị điện cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một
chiều;
- Tính, chọn được dây dẫn, bố
trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một
tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;
- Lựa chọn được nối đất và
chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm
việc theo TCVN và Tiêu chuẩn IEC về điện;
- Lắp đặt được đường dây cung
cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;
- Sử dụng thành thạo các thiết
bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện,
các tham số của mạch điện;
- Lắp ráp, sửa chữa được các
mạch điều khiển điện khí nén trong công nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm,
hệ thống nâng hạ…;
- Vận hành được mạch theo
nguyên tắc, theo qui trình đã định;
- Lập được kế hoạch bảo trì hợp
lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự và trách nhiệm
- Tuân thủ, nghiêm túc tìm hiểu
môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ
năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Tâm lý vững vàng, tác phong
làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của
thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động, cũng như có đủ
tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
- Làm việc độc lập trong điều
kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối
với nhóm khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và một
phần công việc của nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống cung cấp
và phân phối điện công trình;
- Vận hành, bảo dưỡng hệ
thống cung cấp và phân phối điện công trình;
- Lắp đặt hệ thống quản lý, vận
hành tòa nhà;
- Lắp đặt hệ thống cung cấp
và phân phối năng lượng điện tái tạo;
- Lắp đặt điện cho máy nâng
chuyển.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, trình độ
trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
2.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: LẮP ĐẶT ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN
ÁP CÓ ĐIỆN ÁP TỪ 110 KV TRỞ XUỐNG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Lắp đặt đường dây tải điện và
trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng là ngành, nghề
mà người hành nghề thực hiện công việc thi công, lắp đặt (xây lắp), bảo dưỡng,
sửa chữa các đường dây tải điện, các trạm biến áp và các công trình điện khác
có điện áp đến 110 kV, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt
Nam.
Các nhiệm vụ chính của ngành,
nghề là: lắp đặt đường cáp vặn xoắn 0,4 kV; lắp đặt đường dây tải điện trên
không có điện áp đến 110 kV; lắp đặt đường cáp ngầm có điện áp đến 110 kV; lắp
đặt trạm biến áp phân phối có điện áp đến 35kV; lắp đặt trạm biến áp trung
gian có điện áp đến 110 kV; lắp đặt tủ, bảng của các công trình điện có điện áp
đến 110 kV; giám sát thi công, lắp đặt các công trình điện có điện áp đến 110
kV; bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp đến 110 kV.
Người hành nghề Lắp đặt đường
dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống phải có đủ sức khỏe,
tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả
điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an
toàn lao động và các tiêu chuẩn 5S.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.420 giờ (tương đương 86 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được phương pháp đọc
các loại bản vẽ, các ký hiệu trên sơ đồ dùng trong thi công, lắp đặt; bảo
dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến
110 kV;
- Trình bày được cấu tạo,
phương pháp sử dụng và bảo quản các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật
tư phục vụ công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu
chỉnh và công tác an toàn trong thi công các công trình điện có điện áp đến 110
kV;
- Trình bày được quy trình giao
nhận thiết bị trên công trường thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí
nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy định,
phương án tổ chức các biện pháp an toàn trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng,
sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy định về
kiểm tra thiết bị, dụng cụ an toàn trước khi làm việc; các nguyên tắc và quy
định khi làm việc trên cao, làm việc với thiết bị mang điện;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý làm việc, đặc điểm làm việc, công dụng của: các loại khí cụ điện, máy
điện, thiết bị đo lường điện, hệ thống chống sét, ắc quy, tụ bù cao áp, cuộn
dập hồ quang, xà, sứ cách điện, thanh, dây và cáp điện, cột điện, hệ thống
nối đất, tủ điện: tủ phân phối, tủ đóng/cắt...;
- Trình bày được kết cấu, đặc điểm,
quy trình vận hành làm việc của các loại đường dây tải điện, trạm biến áp có điện
áp đến 110 kV; các công trình điện;
- Trình bày được các phương
pháp phân tích, tổng hợp số liệu trên các loại bản vẽ kỹ thuật; phương pháp
xác định chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các
mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường;
- Trình bày được cách tính chọn
dây, cáp điện; khí cụ điện, thiết bị đo lường, tín hiệu, điều khiển, bảo vệ...
cho các công trình điện;
- Trình bày được các loại mẫu
biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi công,
lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có
điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được nội dung các
bước thực hiện tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc; các phương pháp sơ cấp cứu người
bị tai nạn lao động;
- Trình bày được các phương
pháp lập kế hoạch, tiến độ, phương án thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa
chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được các phương
pháp tổng hợp số liệu (thống kê), lập báo cáo; các phương pháp kiểm tra, giám
sát tài sản, thiết bị;
- Trình bày được các phương án
thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công
trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được phương pháp,
quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí
nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được các phương
pháp đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí
nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy trình, thủ
tục nghiệm thu và bàn giao công trình điện;
- Trình bày được các quy định
về việc thực hiện nhận/khóa phiếu công tác khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa
công trình điện;
- Trình bày được quy trình thi
công móng cột điện; hệ thống nối đất; lắp, dựng cột điện; lắp đặt được các
thiết bị đường dây; rải dây/cáp, kéo dây/cáp, căng dây/cáp, lấy độ võng, khóa
dây/cáp; thi công hộp đầu cáp; thử nghiệm đường cáp; thi công hào cáp; lắp đặt
hệ thống hệ thống chống sét... cho đường dây tải điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy trình lắp,
dựng cột điện; hệ thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường;
tủ điện phân phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường
dây vào trạm biến áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống
đo lường, điều khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay
chiều;hệ thống thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự
dùng,... trạm biến áp có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy trình bảo
dưỡng, sửa chữa móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; hệ
thống chống sét; dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; đường cáp ngầm;
hệ thống điện một chiều; máy cắt điện; máy biến áp...;
- Phân tích, tổng hợp được số
liệu theo các loại bản vẽ kỹ thuật trong hồ sơ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng,
sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Phân tích, đánh giá được các
sai lệch giữa hiện trường với các loại bản vẽ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng,
sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Phân tích được các dạng hư hỏng,
ảnh hưởng của hư hỏng, việc thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí
nghiệm, hiệu chỉnh đến sự làm việc của các thiết bị trong công trình điện có
điện áp đến 110 kV;
- Phân tích được ưu, nhược điểm
của các thiết bị cùng loại nhưng khác nhà sản xuất;
- Biết phương pháp tổng hợp được
các phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa
chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Biết phương pháp xác định
chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên
quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường;
- Trình bày được quy trình thi
công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện
có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Phân biệt, đọc và phân tích
chính xác các loại bản vẽ dùng trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa;
thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Chuẩn bị, giao/nhận, sử dụng
và bảo quản các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ và an
toàn... đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn;
- Vận chuyển, sắp xếp phương tiện,
thiết bị, dụng cụ, vật tư tại hiện trường đảm bảo an toàn;
- Kiểm tra và tổ chức thực hiện
được các biện pháp an toàn theo quy định đảm bảo 5S tại nơi làm việc; sơ cấp
cứu người bị tai nạn lao động kịp thời;
- Phân biệt, lựa chọn đúng, đủ
các thiết bị, dụng cụ, bộ phận sau khi thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa
chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV: các loại
khí cụ điện, máy biến áp lực; máy biến áp đo lường; thiết bị đo lường điện; hệ
thống chống sét; ắc quy; tụ bù cao áp; xà, sứ cách điện; thanh, dây và cáp điện;
cột điện; nối đất; tủ điện... cho từng công trình cụ thể;
- Xác định đúng vị trí mặt bằng,
vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi
công, lắp đặt trên hiện trường.
- Chuẩn bị đầy đủ được các loại
mẫu biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi
công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện
có điện áp đến 110 kV.
- Lập được kế hoạch, tiến độ,
phương án thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các
công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Tổng hợp đầy đủ số liệu
(thống kê), lập báo cáo, sổ sách theo dõi, ghi chép;
- Kiểm tra, giám sát tài sản,
thiết bị đúng quy định;
- Đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau
thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh được các công
trình điện có điện áp đến 110kV đảm bảo đúng quy định, an toàn;
- Tổ chức được việc thực hiện
chạy thử, nghiệm thu và bàn giao đúng quy định;
- Chuẩn bị được đầy đủ tục, hồ
sơ nghiệm thu và bàn giao công trình điện đúng quy định;
- Thành thạo việc nhận/khóa phiếu
công tác khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện theo quy định;
- Thi công được móng cột điện;
hệ thống nối đất; lắp, dựng cột điện; lắp đặt được các thiết bị đường dây;
rải dây/cáp, kéo dây/cáp, căng dây/cáp, lấy độ võng, khóa dây/cáp; thi công hộp
đầu cáp; thử nghiệm đường cáp; thi công hào cáp; lắp đặt hệ thống hệ thống
chống sét... cho đường dây tải điện có điện áp đến 110 kV đảm bảo đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật và an toàn;
- Lắp, dựng được cột điện; hệ
thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường; tủ điện phân
phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường dây vào trạm biến
áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống đo lường, điều
khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay chiều; hệ thống
thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự dùng... trạm biến áp có
điện áp đến 110 kV đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;
- Bảo dưỡng, sửa chữa được
móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; hệ thống chống sét;
dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; đường cáp ngầm; hệ thống điện một
chiều; máy cắt điện; máy biến áp... đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an
toàn;
- Phát hiện, xử lý được các dạng
hư hỏng, đề xuất các biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa đối với các thiết bị,
bộ phận của công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay
đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những
người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm
đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm cá nhân về
sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương tiện, vật tư, dụng cụ được giao
quản lý và sử dụng;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt đường cáp vặn xoắn
0,4 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện
trên không có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt đường cáp ngầm có điện
áp đến 110 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp phân
phối có điện áp đến 35 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp trung
gian có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt tủ, bảng của các công
trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Giám sát thi công, lắp đặt
các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa các
công trình điện có điện áp đến 110 kV.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV
trở xuống, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao
hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Lắp đặt đường dây tải điện và
trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp là ngành, nghề
mà người hành nghề thực hiện công việc thi công, lắp đặt (xây lắp), bảo dưỡng,
sửa chữa các đường dây tải điện, các trạm biến áp và các công trình điện khác
có điện áp đến 110 kV; có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc
nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết
ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động và các tiêu chuẩn 5S,
đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của ngành,
nghề là: Lắp đặt đường cáp vặn xoắn 0,4 kV; lắp đặt đường dây tải điện trên
không có điện áp đến 110 kV; lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp đến 35
kV; lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp đến 110 kV; lắp đặt tủ, bảng của
các công trình điện có điện áp đến 110 kV; bảo dưỡng, sửa chữa các công
trình điện có điện áp đến 110 kV.
Người hành nghề Lắp đặt đường
dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống phải có đủ sức khỏe,
tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả
điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an
toàn lao động và các tiêu chuẩn 5S.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.545 giờ tương đương 55 tín chỉ.
2. Kiến
thức
- Trình bày được phương pháp đọc
các loại bản vẽ, các ký hiệu trên sơ đồ dùng trong thi công, lắp đặt; bảo
dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến
110 kV;
- Trình bày được cấu tạo,
phương pháp sử dụng và bảo quản các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật
tư phục vụ công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu
chỉnh và công tác an toàn trong thi công các công trình điện có điện áp đến 110
kV;
- Trình bày được công việc chuẩn
bị, vận chuyển, sắp xếp phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư tại hiện trường
thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công
trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy trình giao
nhận thiết bị trên công trường thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí
nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy định,
phương án tổ chức các biện pháp an toàn trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng,
sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV đảm
bảo tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc; sơ cấp cứu được người bị tai nạn lao động;
- Hiểu được quy định về kiểm
tra thiết bị, dụng cụ an toàn trước khi làm việc; các nguyên tắc và quy định
khi làm việc trên cao, làm việc với thiết bị mang điện;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý làm việc, đặc điểm làm việc, công dụng của: Các loại khí cụ điện, máy
điện, thiết bị đo lường điện, hệ thống chống sét, ắc quy, tụ bù cao áp, xà,
sứ cách điện, thanh, dây và cáp điện, cột điện, hệ thống nối đất, tủ điện: tủ
phân phối, tủ đóng/cắt...;
- Trình bày được kết cấu, đặc điểm,
quy trình vận hành làm việc của các loại đường dây tải điện, trạm biến áp có điện
áp đến 110 kV và các công trình, hệ thống điện;
- Trình bày được các loại mẫu
biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi công,
lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có
điện áp đến 110 kV;
- Biết được phương pháp tổng hợp
số liệu (thống kê), lập báo cáo và phương pháp kiểm tra, giám sát tài sản,
thiết bị;
- Trình bày được các phương án
thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công
trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được phương pháp,
quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí
nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được các phương
pháp đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí
nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy trình, thủ
tục nghiệm thu và bàn giao công trình điện.
- Trình bày được các quy định
về việc thực hiện nhận/khóa phiếu công tác khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa
công trình điện;
- Trình bày được quy trình thi
công móng cột điện; hệ thống nối đất; lắp, dựng cột điện; lắp đặt được các
thiết bị đường dây; rải dây/cáp, kéo dây/cáp, căng dây/cáp, lấy độ võng, khóa
dây/cáp; thử nghiệm đường cáp; thi công hào cáp; lắp đặt hệ thống hệ thống
chống sét... cho đường dây tải điện có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy trình lắp,
dựng cột điện; hệ thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường;
tủ điện phân phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường
dây vào trạm biến áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống
đo lường, điều khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay
chiều; hệ thống thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự
dùng... trạm biến áp có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được quy trình bảo
dưỡng, sửa chữa móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; hệ
thống chống sét; dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; hệ thống điện một
chiều, xoay chiều; máy cắt điện; máy biến áp...;
- Phân tích, tổng hợp được số
liệu theo các loại bản vẽ kỹ thuật trong hồ sơ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng,
sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110kV;
- Phân tích được ưu, nhược điểm
của các thiết bị cùng loại nhưng khác nhà sản xuất;
- Phân tích được dạng hư hỏng, ảnh
hưởng của hư hỏng, việc thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm,
hiệu chỉnh đến sự làm việc của các thiết bị trong công trình điện có điện áp đến
110 kV;
- Biết phương pháp tổng hợp được
đầy đủ các phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng,
sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Nêu được phương pháp xác
định chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc
liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường;
- Nêu được quy trình thi công,
lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có
điện áp đến 110kV;
- Trình bày được kiến thức về
an toàn để thực hiện sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động trong quá trình thi
công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện
có điện áp đến 110 kV;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc và phân tích được các loại
bản vẽ dùng trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu
chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Chuẩn bị, giao/nhận, sử dụng
và bảo quản được các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ và an
toàn... đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn;
- Vận chuyển, sắp xếp được
phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư tại hiện trường đảm bảo an toàn;
- Kiểm tra và thực hiện được
các biện pháp an toàn theo quy định đảm bảo 5S tại nơi làm việc; sơ cấp cứu
người bị tai nạn lao động kịp thời;
- Phân biệt, lựa chọn đúng, đủ
các thiết bị, dụng cụ, bộ phận sau khi thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa
chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV: Các loại
khí cụ điện, máy biến áp lực; máy biến áp đo lường; thiết bị đo lường điện; hệ
thống chống sét; ắc quy; tụ bù cao áp; xà, sứ cách điện; thanh, dây và cáp điện;
cột điện; nối đất; tủ điện,... cho từng công trình cụ thể;
- Xác định đúng vị trí mặt bằng,
vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi
công, lắp đặt trên hiện trường;
- Chuẩn bị được đầy đủ các loại
mẫu biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi
công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện
có điện áp đến 110 kV;
- Kiểm tra, giám sát được tài sản,
thiết bị đúng quy định;
- Đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau
thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh được các công
trình điện có điện áp đến 110 kV đảm bảo đúng quy định, an toàn;
- Chuẩn bị được đầy đủ thủ tục,
hồ sơ nghiệm thu và bàn giao công trình điện đúng quy định;
- Nhận/khóa phiếu công tác khi
tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện theo quy định;
- Thi công móng cột điện; hệ thống
nối đất; lắp, dựng cột điện; lắp đặt được các thiết bị đường dây; rải
dây/cáp, kéo dây/cáp, căng dây/cáp, lấy độ võng, khóa dây/cáp; thử nghiệm đường
cáp; lắp đặt hệ thống hệ thống chống sét... cho đường dây tải điện có điện
áp đến 110 kV đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;
- Lắp, dựng được cột điện; hệ
thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường; tủ điện phân
phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường dây vào trạm biến
áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống đo lường, điều
khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay chiều; hệ thống
thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự dùng... trạm biến áp có
điện áp đến 110 kV đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;
- Bảo dưỡng, sửa chữa được
móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; hệ thống chống sét;
dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; hệ thống điện một chiều, xoay chiều;
máy cắt điện; máy biến áp... đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;
- Phát hiện được các dạng hư hỏng,
đề xuất được biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa đối với các thiết bị, bộ phận
của công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề thông thường trong điều kiện làm việc
thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những
người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và một phần
trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm cá nhân về
sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương tiện, vật tư, dụng cụ được giao
quản lý và sử dụng;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt đường cáp vặn xoắn
0,4 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện
trên không có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp phân
phối có điện áp đến 35 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp trung
gian có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt tủ, bảng của các công
trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa các
công trình điện có điện áp đến 110 kV.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV
trở xuống trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao
hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
3.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY
VÀ TRẠM BIẾN ÁP CÓ ĐIỆN ÁP TỪ 110 KV TRỞ XUỐNG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Quản lý vận hành, sửa chữa đường
dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống trình độ cao đẳng là ngành,
nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, quản lý, vận hành, kiểm
tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lưới điện từ hạ áp đến 110kV đáp ứng yêu
cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Quản lý vận
hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống có
thể làm việc tại các công ty điện lực, công ty truyền tải điện, nhà máy điện,
các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, quản lý vận hành trạm biến áp và hệ thống
cung cấp điện tại các khu công nghiệp với các nhiệm vụ như: Lắp đặt hệ thống
lưới điện và trạm biến áp phân phối có điện áp đến 110 kV; lắp đặt, kiểm tra,
bảo dưỡng, sửa chữa khí cụ điện, tủ phân phối điện, hệ thống thanh góp, tụ
điện cao áp, hệ thống chống sét và lưới điện phân phối; xử lý chất thải
trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị vận hành trên lưới điện;
quản lý vận hành lưới điện phân phối đến 110 kV; kiểm tra, bảo dưỡng, sửa
chữa hệ thống đo lường, điều khiển tín hiệu, bảo vệ rơ le và tự động hóa, máy
phát điện, máy biến áp có điện áp đến 110 kV; bảo dưỡng, sửa chữa đường dây
tải điện; vận hành được máy biến áp, máy cắt điện, dao cách ly, dao cắt phụ tải.
Người hành nghề Quản lý vận
hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV phải có đủ sức
khỏe để làm việc trong môi trường có điện, làm việc trong nhà, ngoài trời, trên
cao.
Các thiết bị, sử dụng của
ngành, nghề gồm các dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm các đại lượng điện và
không điện, các thiết bị, phương tiện xây lắp đường dây như: Tời, tó, palăng,
typho, máy trắc địa, máy hàn điện, máy lấy độ võng, dụng cụ ép đầu cốt...
máy vi tính, các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy...
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.400 giờ (tương đương 86 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Phân tích được các thông số
vận hành, các tình trạng làm việc bình thường, không bình thường và tình trạng
sự cố của các thiết bị, lưới điện;
- Trình bày được nguyên lý vận
hành, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị, lưới điện, nguyên lý hoạt động của
hệ thống điện;
- Mô tả được chức năng, nội
dung, phạm vi của phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác; liệt kê được
các công việc phải thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao
tác;
- Mô tả được trình tự thủ tục,
thời gian, nội dung kiểm tra định kỳ ngày, kiểm tra định kỳ đêm, kiểm tra kỹ
thuật, kiểm tra đột xuất, kiểm tra sự cố;
- Mô tả được trình tự, nội dung
kiểm tra cột vượt, kiểm tra điện trở tiếp đất cột, kiểm tra phát nhiệt, kiểm
tra độ võng;
- Trình bày được phương pháp
sử dụng các thiết bị kiểm tra, đo lường dùng trong quản lý vận hành và bảo
dưỡng, sửa chữa hệ thống điện;
- Mô tả, phân tích được bản
thuyết minh thiết kế, các bản vẽ và sơ đồ hệ thống điện;
- Phân tích được các nguy cơ
tai nạn, các biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị lưới điện;
- Trình bày được phương pháp sơ
cấp cứu người bị tai nạn lao động;
- Trình bày được phương pháp bảo
dưỡng, sửa chữa các hạng mục công trình lưới điện bao gồm đường dây trung hạ
thế, trạm biến áp phân phối, cáp ngầm trung thế, trạm biến áp 110 kV;
- Trình bày được biện pháp tổ
chức, biện pháp an toàn thi công các hạng mục công trình lưới điện;
- Trình bày được quy trình xử
lý sự cố hệ thống điện, quy trình điều độ hệ thống điện;
- Xác định được danh mục các
biên bản thí nghiệm thiết bị, hồ sơ lý lịch, tài liệu thiết bị, hồ sơ bản vẽ
hoàn công, hồ sơ ghi thông số vận hành, hồ sơ các phiếu chỉnh rơ le;
- Phân tích được sơ đồ thay thế
của các phần tử lưới điện, các thông số đường dây;
- Phân tích được các sơ đồ kết
dây lưới điện, tính toán tổn thất, trào lưu công suất, ngắn mạch trong hệ
thống điện;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Triển khai được nội dung phiếu
công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác;
- Xác định được chính xác nhiệm
vụ phải thực hiện khi nhận phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác; so
sánh sự phù hợp giữa nội dung, trình tự công việc trong phiếu công tác, lệnh
công tác, phiếu thao tác với thực tế và các quy định hiện hành; phân tích, so
sánh, đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện
hành;
- Kiểm tra, so sánh, quan sát,
phát hiện được các bất thường, các khiếm khuyết của thiết bị, lưới điện và
các nguy cơ dẫn đến tình trạng bất thường, sự cố và dự kiến các tình huống
diễn tiến sự cố của thiết bị, lưới điện;
- Sử dụng thuần thục các thiết
bị đo thông số điện, đo phát nhiệt, đo lực, đo khoảng cách;
- Xác định được chính xác vị
trí, quy cách lắp đặt các phần tử trong hệ thống điện;
- Vận hành thuần thục các thiết
bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống rơ le bảo
vệ, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Kiểm tra được tổng thể các
thiết bị, hạng mục công trình lưới điện đúng quy trình;
- So sánh được kết quả kiểm tra
với các thông số kỹ thuật do nhà chế tạo qui định; đánh giá được mức độ hư hỏng
và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần
thục cột điện, bộ đà, sứ cách điện, các thiết bị và phụ kiện đường dây có điện
áp đến 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần
thục các thiết bị điện và phụ kiện trong trạm biến áp phân phối, tủ điện
trung thế; bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cáp ngầm đến 35 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa được
các thiết bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống
rơ le bảo vệ, hệ thống chống sét, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa
cháy trong trạm biến áp 110 kV;
- Quản lý, sử dụng thành thạo
các trang bị an toàn, dụng cụ thi công; lập chính xác danh mục vật tư, thiết
bị, dụng cụ thi công;
- Lập được biện pháp tổ chức,
biện pháp an toàn thi công các hạng mục công trình lưới điện;
- Thống kê được toàn bộ khối
lượng nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị và các phụ kiện của công trình theo
thiết kế;
- Triển khai được việc nghiệm
thu, vận hành thử và bàn giao các hạng mục công trình lưới điện;
- Tính toán được tổn thất điện
năng trên máy tính xử dụng các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ;
- Cập nhật được các số liệu thực
tế về tổn thất điện năng trên hệ thống điện cụ thể; tính toán được các thông
số điện áp, cân bằng công suất; phân tích, lựa chọn sơ đồ kết lưới phù hợp;
- Ứng phó linh hoạt trong các
tình huống cắt tải do thiếu nguồn, cắt tải do quá tải hay điện áp thấp, sa thải
phụ tải theo tần số thấp;
- Tách được theo trình tự tách
thiết bị, đường dây ra khỏi vận hành;
- Đưa được thiết bị, đường dây
trở lại vận hành theo đúng trình tự; xác định được giới hạn đáp ứng công
suất của lưới điện đang phụ trách;
- Xác định được thứ tự ưu tiên
của các phụ tải; lập kế hoạch khôi phục lưới điện đúng trình tự, thủ tục quy
định; lập các kế hoạch huy động nguồn, kế hoạch kiểm tra, thí nghiệm, thử
nghiệm các thiết bị, lưới điện;
- Xử lý được sự cố hệ thống
điện thuần thục theo đúng quy trình;
- Điều độ được hệ thống điện
thuần thục theo đúng quy trình;
- Xử lý chất thải đúng quy
trình;
- Tổ chức thực hiện được các
nhiệm vụ, công việc được giao đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tự chủ trong công tác, có khả
năng làm việc độc lập, phối hợp công việc trong nhóm công tác, giải quyết vấn
đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm với kết quả
công việc của bản thân và nhóm công tác trước lãnh đạo đơn vị;
- Có ý thức trách nhiệm trong
việc sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ làm việc;
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy
trình an toàn trong công tác; có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật,
trách nhiệm trong công tác;
- Hướng dẫn, giám sát những
người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm
đối với nhóm;
- Cẩn thận, chính xác, khoa học
và năng động, sáng tạo trong giải quyết công việc;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản lý vận hành lưới điện
trung hạ thế;
- Bảo dưỡng, sửa chữa lưới
điện trung hạ thế;
- Vận hành trạm biến áp 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa trạm
biến áp 110 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện có
điện áp đến 110 kV;
- Quản lý sửa chữa đường dây
110 kV;
- Quản lý kỹ thuật lưới điện
phân phối;
- Điều độ lưới điện phân phối.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ
110 kV trở xuống, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ
cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH
ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Quản lý vận hành, sửa chữa đường
dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp là
ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, quản lý, vận
hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lưới điện từ hạ áp đến 110 kV
đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Quản lý vận
hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống có
thể làm việc tại các công ty điện lực, công ty truyền tải điện, nhà máy điện,
các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, quản lý vận hành trạm biến áp và hệ thống
cung cấp điện tại các khu công nghiệp với các nhiệm vụ như: Lắp đặt hệ thống
lưới điện và trạm biến áp phân phối có điện áp đến 110kV; lắp đặt, kiểm tra, bảo
dưỡng, sửa chữa khí cụ điện, tủ phân phối điện, hệ thống thanh góp, tụ điện
cao áp, hệ thống chống sét và lưới điện phân phối; xử lý chất thải trong
quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị vận hành trên lưới điện; quản lý
vận hành lưới điện phân phối đến 110 kV; kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống đo lường, điều khiển tín hiệu, bảo vệ rơ le và tự động hóa, máy phát điện,
máy biến áp có điện áp đến 110 kV; bảo dưỡng, sửa chữa đường dây tải điện; vận
hành được máy biến áp, máy cắt điện, dao cách ly, dao cắt phụ tải.
Người hành nghề Quản lý vận
hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV phải có đủ sức
khỏe để làm việc trong môi trường có điện, làm việc trong nhà, ngoài trời, trên
cao.
Các thiết bị, sử dụng của
ngành, nghề gồm các dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm các đại lượng điện và
không điện, các thiết bị, phương tiện xây lắp đường dây như: Tời, tó, palăng,
typho, máy trắc địa, máy hàn điện, máy lấy độ võng, dụng cụ ép đầu cốt...
máy vi tính, các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy...
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.485 giờ (tương đương 53 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Phân tích được các thông số
vận hành, các tình trạng làm việc bình thường, không bình thường và tình trạng
sự cố của các thiết bị, lưới điện;
- Mô tả được nguyên lý vận
hành, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị, lưới điện, nguyên lý hoạt động của
hệ thống điện;
- Trình bày được chức năng, nội
dung, phạm vi của phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác; liệt kê được
các công việc phải thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao
tác;
- Mô tả được trình tự thủ tục,
thời gian, nội dung kiểm tra định kỳ ngày, kiểm tra định kỳ đêm, kiểm tra kỹ
thuật, kiểm tra đột xuất, kiểm tra sự cố. Mô tả được trình tự, nội dung kiểm
tra cột vượt, kiểm tra điện trở tiếp đất cột, kiểm tra phát nhiệt, kiểm tra độ
võng;
- Trình bày được phương pháp
sử dụng các thiết bị kiểm tra, đo lường dùng trong quản lý vận hành và bảo
dưỡng, sửa chữa hệ thống điện;
- Phân tích được các nguy cơ
tai nạn, thực hiện được các biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị lưới
điện; trình bày được phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động;
- Trình bày được phương pháp bảo
dưỡng, sửa chữa các hạng mục công trình lưới điện bao gồm đường dây trung hạ
thế, trạm biến áp phân phối, cáp ngầm trung thế, trạm biến áp 110 kV;
- Trình bày được quy trình xử
lý sự cố hệ thống điện, quy trình điều độ hệ thống điện.
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Triển khai được nội dung phiếu
công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác. Xác định chính xác nhiệm vụ phải thực
hiện khi nhận phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác.
- So sánh được sự phù hợp giữa
nội dung, trình tự công việc trong phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao
tác với thực tế và các quy định hiện hành;
- Phân tích, so sánh, đánh giá
được sự phù hợp của thiết kế so với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;
- Kiểm tra, so sánh, quan sát,
phát hiện được các bất thường, các khiếm khuyết của thiết bị, lưới điện và
các nguy cơ dẫn đến tình trạng bất thường, sự cố và dự kiến các tình huống
diễn tiến sự cố của thiết bị, lưới điện;
- Sử dụng thuần thục các thiết
bị đo thông số điện, đo phát nhiệt, đo lực, đo khoảng cách;
- Xác định được vị trí, quy
cách lắp đặt các phần tử trong hệ thống điện;
- Vận hành thuần thục các thiết
bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống rơ le bảo
vệ, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Kiểm tra được tổng thể các
thiết bị, hạng mục công trình lưới điện đúng quy trình;
- So sánh được kết quả kiểm tra
với các thông số kỹ thuật do nhà chế tạo qui định, đánh giá được mức độ hư hỏng
và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần
thục cột điện, bộ đà, sứ cách điện, các thiết bị và phụ kiện đường dây có điện
áp đến 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần
thục các thiết bị điện và phụ kiện trong trạm biến áp phân phối, tủ điện
trung thế; bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cáp ngầm đến 35 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa các
thiết bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống rơ
le bảo vệ, hệ thống chống sét, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa
cháy trong trạm biến áp 110 kV;
- Quản lý, sử dụng thành thạo
các trang bị an toàn, dụng cụ thi công; lập chính xác danh mục vật tư, thiết
bị, dụng cụ thi công;
- Xử lý được sự cố hệ thống
điện thuần thục theo đúng quy trình;
- Điều độ được hệ thống điện
thuần thục theo đúng quy trình;
- Xử lý được chất thải đúng
quy trình;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ,
công việc được giao đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tự chủ trong công tác, có khả
năng làm việc độc lập, phối hợp công việc trong nhóm công tác;
- Chịu trách nhiệm với kết quả
công việc của bản thân và một phần công việc của nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm trong
việc sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ làm việc;
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy
trình an toàn trong công tác; có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật,
trách nhiệm trong công tác;
- Cẩn thận, chính xác, khoa học
và năng động, sáng tạo trong giải quyết công việc.
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản lý vận hành lưới điện
trung hạ thế;
- Bảo dưỡng, sửa chữa lưới
điện trung hạ thế;
- Vận hành trạm biến áp 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa trạm
biến áp 110 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện có
điện áp đến 110kV;
- Quản lý sửa chữa đường dây
110kV.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ
110kV trở xuống, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình
độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
4.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Điện công nghiệp trình độ cao đẳng
là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thiết kế, lắp đạt, kiểm tra, bảo
duỡng, sửa chữa hẹ thống điện và các thiết bị điện công nghiệp đạt yêu
cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ
quốc gia Việt Nam.
Nguời làm việc trong lĩnh vực
ngành, nghề Điện công nghiệp trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đạt, vạn hành, bảo
trì, bảo duỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây truyền sản xuất và các
thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh như: nhà máy, xí
nghiệp, tòa nhà… trong điều kiện an toàn. Họ có thể đảm nhiệm vai trò, chức
trách của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cơ quan,
đơn vị kinh doanh, tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết
bị điện.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghề đáp ứng với vị trí công việc; giải quyết được các công việc một cách chủ
động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá
trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với
trình độ quy định.
Người làm trong lĩnh vực Điện
công nghiệp cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn kỹ năng
giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận,
chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.850 giờ (tương đương 66 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được những tiêu
chuẩn đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện
và vật liệu điện;
- Trình bày được các phương
pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Nêu các khái niệm, định luật,
định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;
- Phân tích được các ký hiệu
quy ước trên bản vẽ điện;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên
lý làm việc của máy điện;
- Trình bày được các tiêu chuẩn
kỹ thuật của các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu
chuẩn IEC;
- Trình bày được các khái niệm
về các tiêu chuẩn ISO 9001:2015;
- Trình bày được phương pháp
tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo
đúng yêu cầu;
- Phân tích được sơ đồ nguyên
lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy
bào và các máy sản xuất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...;
- Phân tích được nguyên lý của
các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;
- Trình bày được nguyên lý của
hệ thống cung cấp truyền tải điện;
- Nhận dạng được các thiết bị
điện cơ trong hệ truyền động điện;
- Trình bày được nguyên tắc và
phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện;
- Phân tích được cấu tạo,
nguyên lý của một số thiết bị điển hình như soft stater, inverter, các bộ biến
đổi;
- Trình bày được cấu tạo, ký
hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động;
- Trình bày được cấu tạo, ký
hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong
mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật của linh kiện;
- Trình bày được cấu tạo một
số mạch điện tử đơn giản ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của
chúng;
- Mô tả được cách sử dụng các
thiết bị đo, các thiết bị hàn;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất;
- Trình bày được các qui trình
trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Trình bày được cấu trúc và
nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau;
- Trình bày được cấu trúc và
nguyên lý làm việc của các hệ thống điều khiển giám sát SCADA (Supervision
Control And Data Acquisition) trong công nghiệp;
- So sánh được ưu nhược điểm của
bộ điều khiển PLC với các hệ thống;
- Mô tả được cấu trúc các
phần chính của hệ thống điều khiển: ngôn ngữ, liên kết, định thời của các
loại PLC khác nhau;
- Phân tích được nguyên lý,
cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén;
- Trình bày được khái niệm, vai
trò và phân loại mạng truyền thông công nghiệp;
- Trình bày được nội dung cơ bản
trong cơ sở kỹ thuật truyền thông: Chế độ truyền tải, cấu trúc mạng, kiến
trúc giao thức, truy nhập bus, bảo toàn dữ liệu, mã hóa bit, kỹ thuật truyền dẫn;
- Trình bày được các thành
phần cơ bản của hệ thống mạng;
- Trình bày được các đặc điểm
cấu trúc cơ bản của một số hệ thống bus tiêu biểu: Profibus, CAN, Modbus,
Interbus, AS-i, Ethernet;
- Phân tích được các loại bản vẽ
thiết kế, lắp đặt của các hệ thống điện;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các ký hiệu quy ước
trên bản vẽ điện;
- Tính toán được thông số,
quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
- Lắp đặt thành thạo các hệ
thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;
- Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt
Nam và tiêu chuẩn IEC;
- Tổ chức thực hiện được công
tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và sơ, cấp cứu được người bị điện
giật đúng phương pháp;
- Xác định và phân loại được
các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
- Tính chọn được các loại vật
liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
- Tháo lắp được các loại vật liệu
điện, khí cụ điện;
- Đo được các thông số và các
đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Tính toán được các thông số
kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái
xác lập và quá độ;
- Vẽ và phân tích được sơ đồ
dây quấn stato của động cơ không đồng bộ một pha, ba pha;
- Tính toán, quấn lại được động
cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn;
- Tính toán thông số, quấn được
dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa được máy điện theo yêu cầu;
- Tháo lắp và sửa chữa được
các khí cụ điện đúng theo thông số của nhà sản xuất;
- Xác định và sửa chữa được
các hư hỏng của thiết bị điện gia dụng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất;
- Lắp đặt được hệ thống chiếu
sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ thiết kế;
- Xây dựng và kiểm soát được hệ
thống quy trình ISO trong công xưởng hoặc nhà máy;
- Lắp đặt, sửa chữa được các
mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một chiều;
- Lắp ráp được các mạch bảo vệ
và tín hiệu;
- Lắp ráp, sửa chữa được các
mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào,
mài...và các máy sản xuất như cầu trục, thang máy, lò điện...;
- Lắp ráp, cài đặt được các mạch
điện cảm biến;
- Sửa chữa, thay thế được các
mạch điện cảm biến;
- Tính, chọn được dây dẫn, bố
trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một
tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;
- Tính, chọn được nối đất và
chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm
việc theo TCVN và Tiêu chuẩn IEC về điện;
- Lắp đặt được đường dây cung
cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;
- Tính, chọn được động cơ điện
phù hợp cho một hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh;
- Xác định được các linh kiện
trên sơ đồ mạch điện và thực tế. Vẽ, phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng
linh kiện điện tử;
- Sử dụng thành thạo các thiết
bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện,
các tham số của mạch điện;
- Hàn và tháo lắp thành thạo
các mạch điện tử;
- Kiểm tra được chất lượng các
linh kiện điện tử công suất trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử
công suất cơ bản;
- Kết nối thành thạo PLC với
PC và với các thiết bị ngoại vi;
- Viết chương trình cho các loại
PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp ráp, sửa chữa được các
mạch điều khiển điện khí nén trong công nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm,
hệ thống nâng hạ…;
- Vận hành được mạch theo
nguyên tắc, theo qui trình đã định;
- Lập được kế hoạch bảo trì hợp
lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp;
- Thiết kế được các ứng dụng
SCADA trong các hệ thống điều khiển công nghiệp;
- Lập trình điều khiển giám sát
được các hệ thống điều khiển trong công nghiệp;
- Tháo, lắp được bộ cảm biến và
bộ phận/phần tử trong hệ thống tự động hóa, thay thế và hiệu chỉnh các phần
tử;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện
học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến
thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp,
đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Có đủ sức khỏe, tâm lý vững
vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện
khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động,
cũng như có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
- Làm việc độc lập trong điều
kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống điện công
trình;
- Vận hành, bảo trì hệ thống
điện công trình;
- Lắp đặt và vận hành hệ thống
cung cấp điện;
- Bảo trì hệ thống cung cấp
điện;
- Lắp đặt tủ điện;
- Sửa chữa, bảo dưỡng, vận
hành máy điện;
- Lắp đặt hệ thống tự động
hóa;
- Vận hành, bảo trì hệ thống tự
động hóa;
- Lắp đặt hệ thống điện năng
lượng tái tạo;
- Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng
hệ thống điện năng lượng tái tạo;
- Lắp đặt mạch máy công cụ;
- Sửa chữa, bảo dưỡng mạch
máy công cụ;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm
(KCS);
- Kinh doanh thiết bị điện.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện công nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở
các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Điện công nghiệp trình độ trung
cấp là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thiết kế, lắp đạt, kiểm
tra, bảo duỡng, sửa chữa hẹ thống điện và các thiết bị điện công nghiệp đạt
yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình
độ quốc gia Việt Nam.
Nguời làm việc trong lĩnh vực
ngành, nghề Điện công nghiệp trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đạt, vạn hành, bảo
trì, bảo duỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây truyền sản xuất và
các thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh như: nhà
máy, xí nghiệp, tòa nhà … trong điều kiện an toàn. Họ có thể đảm nhiệm vai trò,
chức trách của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cơ
quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa
thiết bị điện.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghề đáp ứng với vị trí công việc; giải quyết các công việc một cách chủ động,
giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản
xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy
định.
Ngoài ra, người hành nghề cần
phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp bằng
ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ
ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được những nguyên
tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và
thiết bị;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện
và vật liệu điện;
- Trình bày được các phương
pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Phát biểu được các khái niệm,
định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều
ba pha;
- Trình bày được các ký hiệu
quy ước trên bản vẽ điện;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên
lý làm việc của máy điện;
- Trình bày được phương pháp
tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo
đúng yêu cầu;
- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ
thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn
IEC;
- Trình bày được các khái niệm
về các tiêu chuẩn ISO 9001:2015;
- Phân tích được sơ đồ nguyên
lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy
bào và các máy sản xuất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...;
- Trình bày được nguyên lý của
các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;
- Trình bày được nguyên lý của
hệ thống cung cấp truyền tải điện;
- Trình bày được nguyên tắc và
phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện;
- Phân tích được cấu tạo,
nguyên lý của một số thiết bị điển hình như soft stater, inverter, các bộ biến
đổi;
- Trình bày được cấu tạo, ký
hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động;
- Trình bày được cấu tạo, ký
hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong
mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật của linh kiện;
- Trình bày được cấu tạo một
số mạch điện tử đơn giản ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của
chúng;
- Mô tả được cách sử dụng các
thiết bị đo, các thiết bị hàn;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất;
- Trình bày được các quy trình
trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Trình bày được cấu trúc và
nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các ký hiệu
quy ước trên bản vẽ điện;
- Tính toán được thông số,
quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
- Lắp đặt được các hệ thống để
bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;
- Thực hiện được công tác an
toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và các biện pháp sơ, cấp cứu người bị điện
giật;
- Xác định và phân loại được
các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
- Tính chọn được các loại vật
liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
- Tháo lắp được các loại vật liệu
điện, khí cụ điện;
- Đo được các thông số và các
đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Tính toán được các thông số
kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái
xác lập và quá độ;
- Vẽ và phân tích được chính
xác sơ đồ dây quấn stato của động cơ không đồng bộ một pha, ba pha;
- Tính toán, quấn lại được động
cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn;
- Tính toán được thông số,
quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa được máy điện theo yêu cầu;
- Tháo lắp và sửa chữa được
các khí cụ điện đúng theo thông số của nhà sản xuất;
- Xác định được hư hỏng và
sửa chữa được các thiết bị điện gia dụng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất;
- Lắp đặt được hệ thống chiếu
sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ thiết kế;
- Xây dựng và kiểm soát được hệ
thống quy trình ISO trong công xưởng hoặc nhà máy;
- Lắp đặt, sửa chữa được các
mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một chiều;
- Lắp ráp được các mạch bảo vệ
và tín hiệu;
- Lắp ráp, sửa chữa được các
mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào,
mài...và các máy sản xuất như cầu trục, thang máy, lò điện...;
- Lắp ráp, cài đặt được các mạch
điện cảm biến;
- Sửa chữa, thay thế được các
mạch điện cảm biến;
- Tính, chọn được dây dẫn, bố
trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một
tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;
- Tính, chọn được nối đất và
chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm
việc theo TCVN và Tiêu chuẩn IEC về điện;
- Lắp đặt được đường dây cung
cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;
- Tính, chọn được động cơ điện
phù hợp cho một hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh;
- Xác định được các linh kiện
trên sơ đồ mạch điện và thực tế. Vẽ, phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng
linh kiện điện tử;
- Sử dụng thành thạo các thiết
bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện,
các tham số của mạch điện;
- Hàn và tháo lắp đúng kỹ thuật
các mạch điện tử;
- Kiểm tra được chất lượng các
linh kiện điện tử công suất trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử
công suất cơ bản;
- Kết nối thành thạo PLC với
PC và với các thiết bị ngoại vi;
- Viết được chương trình cho
các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện
học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến
thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp,
đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Có đủ sức khỏe, tâm lý vững
vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt dễ làm việc trong cả điều kiện
khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động,
cũng như có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
- Làm việc độc lập trong điều
kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối
với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân trước
lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống điện công
trình;
- Lắp đặt và vận hành hệ thống
cung cấp điện;
- Lắp đặt tủ điện;
- Sửa chữa, bảo dưỡng, vận
hành máy điện;
- Lắp đặt hệ thống điện năng
lượng tái tạo;
- Lắp đặt mạch máy công cụ;
- Sửa chữa, bảo trì, bảo
dưỡng mạch máy công cụ;
- Kinh doanh thiết bị điện.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện công nghiệp, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở
các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
5.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Điện dân dụng trình độ cao đẳng
là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên lắp đạt, vạn hành, bảo duỡng động cơ,
máy phát điện, sửa chữa hẹ thống điện dân dụng, thiết bị điện gia dụng, thiết
bị điều khiển và cảnh báo, hệ thống năng lượng mặt trời, hệ thống nhà thông
minh đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong
Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện dân dụng
thường là cán bộ kỹ thuật, cán bộ thiết kế tại cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn
vị kinh doanh về công nghệ hoặc là người tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản
xuất, sửa chữa thiết bị điện gia dụng và dân dụng.
Các công việc của ngành, nghề
chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất và kinh
doanh với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn - vệ sinh và hiệu quả
kinh tế; cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ
và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách hàng.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ
năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
Ngoài ra, cần phải thường
xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tin học để mở rộng
kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức
nghề và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được tính chất,
công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của kim loại và hợp kim; dây dẫn, dây
cáp, dây điện từ; vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn và vật liệu từ thường
dùng trong ngành điện dân dụng;
- Trình bày được nguyên lý cấu
tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, các khí cụ
điện hạ thế điều khiển bằng tay; khí cụ bảo vệ, khống chế và điều khiển gián
tiếp trong lĩnh vực điện dân dụng;
- Trình bày được các khái niệm
cơ bản và sơ đồ của các mạch điện tử cơ bản thường dùng trong các thiết bị điện
gia dụng;
- Trình bày được nguyên tắc hoạt
động và đặc điểm của các loại cảm biến, các mạch dao động, mạch logic tuần tự,
mạch nhớ và mạch chuyển đổi A/D - D/A;
- Trình bày được phương pháp
tính toán tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt, phụ tải của một căn hộ;
- Trình bày được công dụng,
cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng, máy biến áp một pha, máy phát điện
điện xoay chiều đồng bộ một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB) ba
pha, một pha;
- Trình bày được cách sử dụng
các phần mềm vẽ mạch điện với sự trợ giúp của máy vi tính, phương pháp thiết kế
mạng điện dân dụng;
- Trình bày được các khái niệm
về công tác tổ chức sản xuất và quản lý xí nghiệp vừa và nhỏ;
- Trình bày được các biện pháp
kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động;
phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Sử dụng thành thạo các loại
dụng cụ đo điện và không điện;
- Sơ cứu được nạn nhân bị tai
nạn lao động, bị điện giật;
- Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa
được hệ thống điện dân dụng và các thiết bị điện gia dụng như: Hệ thống điện
căn hộ, bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng, máy giặt, máy bơm nước,
máy phát điện một pha;
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa
chữa được các thiết bị nhiệt gia dụng và lắp đặt bảo dưỡng các thiết bị lạnh
gia dụng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa
chữa được các thiết bị tự động điều khiển dân dụng;
- Thiết kế được mạng điện chiếu
sáng dân dụng;
- Lắp đặt, vận hành và sửa
chữa được hệ thống năng lượng mặt trời;
- Lắp đặt, vận hành và sửa
chữa được nhà thông minh;
- Thi công được các công trình
chiếu sáng dân dụng;
- Sử dụng có hiệu quả và tiết
kiệm năng lượng đảm bảo chuẩn 5S;
- Tổ chức thực hiện được các
nhiệm vụ, công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng
chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện
học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến
thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp,
đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Tâm lý vững vàng, tác phong
làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt dễ làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của
thời tiết ngoài trời, trên cao đảm bảo an toàn lao động, cũng như có đủ tự tin,
kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
- Làm việc độc lập trong điều
kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Năng động, sáng tạo trong quá
trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến
áp, động cơ điện, máy phát điện cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh;
- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng
và sửa chữa thiết bị điện dân dụng và gia dụng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa
chữa thiết bị điều khiển và cảnh báo dân dụng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa
chữa hệ thống điện nhà thông minh;
- Thiết kế, giám sát, thi công
các mạng điện chiếu sáng, mạng điện dân dụng, mạng điện công nghiệp và tự động
hóa;
- Tư vấn các sản phẩm về điện,
điện tử và tự động hóa;
- Tổ chức hoạt động kinh doanh,
đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực thiết bị điện dân dụng.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện dân dụng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các
trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Điện dân dụng trình độ trung
cấp là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên lắp đạt, vạn hành, bảo duỡng động
cơ, máy phát điện, sửa chữa hệ thống điện dân dụng, thiết bị điện gia dụng,
thiết bị điều khiển và cảnh báo, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ
quốc gia Việt Nam.
Nguời hành nghề Điện dân dụng
làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đon vị kinh doanh về công nghệ;
sửa chữa thiết bị điện gia dụng và dân dụng.
Các công việc của ngành, nghề
chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất và kinh
doanh với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn - vệ sinh và hiệu quả
kinh tế.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ
năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
Ngoài ra, cần phải thường
xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tin học để mở rộng
kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, xây dựng ý thức nghề và sự say mê
nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.515 giờ (tương đương 54 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được tính chất,
công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của các vật liệu điện thường dùng trong
ngành điện dân dụng;
- Trình bày được nguyên lý cấu
tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, khí cụ điện
hạ thế trong lĩnh vực điện dân dụng;
- Trình bày được các khái niệm
cơ bản và sơ đồ của các mạch điện tử cơ bản thường dùng trong các thiết bị điện
gia dụng;
- Trình bày được nguyên tắc hoạt
động và đặc điểm của các loại cảm biến, các mạch dao động, mạch logic tuần tự,
mạch nhớ và mạch chuyển đổi A/D - D/A;
- Trình bày được công dụng,
cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng, máy biến áp một pha, máy phát điện
điện xoay chiều đồng bộ một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB) ba
pha, một pha;
- Trình bày được các biện pháp
kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động;
phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Sử dụng được các loại dụng cụ
đo điện và không điện;
- Sơ cứu được nạn nhân bị tai
nạn lao động, bị điện giật;
- Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa
được hệ thống điện dân dụng và các thiết bị điện gia dụng như: hệ thống điện
căn hộ, bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng, máy giặt, máy bơm nước,
máy phát điện một pha;
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa
chữa được các thiết bị nhiệt gia dụng và lắp đặt bảo dưỡng các thiết bị lạnh
gia dụng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa
chữa được các thiết bị tự động điều khiển dân dụng;
- Tham gia thi công được các
công trình chiếu sáng dân dụng;
- Sử dụng có hiệu quả và tiết
kiệm năng lượng đảm bảo chuẩn 5S;
- Thực hiện được các nhiệm vụ,
công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện
học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến
thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp;
- Có đủ sức khỏe, tâm lý vững
vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt dể làm việc trong cả điều kiện
khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cao đảm bảo an toàn lao động, cũng
như có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
- Làm việc độc lập trong điều
kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối
với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân trước
lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến
áp, động cơ điện, máy phát điện cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh;
- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng
và sửa chữa thiết bị điện dân dụng và gia dụng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa
chữa thiết bị điều khiển và cảnh báo dân dụng;
- Tư vấn các sản phẩm về điện,
điện tử và tự động hóa.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện dân dụng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các
trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
6.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: ĐIỆN TÀU THỦY
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu
chung về ngành, nghề
Điện tàu thủy trình độ cao đẳng
là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành, hiệu chỉnh các hệ thống điện, bảo
dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị điện và hệ thống điện trên tàu thủy
theo yêu cầu kỹ thuật, lắp đặt hệ thống thiết bị điện trên tàu thủy đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật của đăng kiểm; thực hiện kiểm tra nghiệm thu sau khi lắp đặt và
sửa chữa, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện tàu thủy
thường làm việc trên các tàu biển, làm việc trong các nhà máy đóng mới và sửa
chữa tàu biển. Môi trường làm việc thường chật hẹp, tiếng ồn lớn, độ rung động
cao, chịu nhiều tác động của thời tiết khắc nghiệt, công việc mang tính độc lập
và tập thể, có tính chất kỷ luật cao. Người lao động phải có đủ sức khỏe, có
tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ,
có khả năng thích ứng nhanh với công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Phân tích được ứng dụng của
các loại vật liệu điện;
- Mô tả được cấu tạo, phân
tích được nguyên lý làm việc và ứng dụng của các linh kiện điện tử;
- Mô tả được cấu tạo và phân
tích được nguyên lý làm việc của các khí cụ điện;
- Mô tả được cấu tạo và phân
tích được nguyên lý làm việc của các loại máy điện;
- Mô tả được trạm phát điện và
phân tích được các phương pháp phân chia điện năng trên tàu thủy;
- Phân tích được các nguyên tắc
điều khiển, khống chế truyền động điện cho các hệ thống: Hệ thống lái, hệ
thống làm hàng, hệ thống tời neo, hệ thống bơm, hệ thống quạt gió và các hệ
thống truyền động điện khác trên tàu thủy;
- Phân tích được cách bố trí
các hệ thống thông tin tín hiệu trên tàu thủy;
- Mô tả được cấu tạo và phân
tích được nguyên lý làm việc của các hệ thống tự động kiểm tra trên tàu thủy;
- Mô tả được cấu tạo và phân
tích được nguyên lý làm việc của các hệ thống tự động điều khiển trên tàu thủy;
- Trình bày được nguyên tắc làm
việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Sử dụng thành thạo các dụng
cụ đồ nghề, các dụng cụ kiểm tra, đo lường và các đồ dùng chuyên dụng trong nghề;
- Vận hành thành thạo hệ thống
trạm phát điện tàu thủy;
- Vận hành thành thạo các bảng
điện trên tàu thủy;
- Bảo dưỡng được các hệ thống
điều khiển trong hệ thống điện;
- Bảo dưỡng được các loại khí
cụ điện trên tàu thủy;
- Sửa chữa được hư hỏng các
loại máy biến áp trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các máy phát
điện xoay chiều một pha trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại động
cơ điện xoay chiều ba pha trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại máy phát
điện xoay chiều trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại máy
phát điện một chiều trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống điện
chiếu sáng và điện sinh hoạt trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các bảng tụ điện
trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống điện
động lực trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống điều
khiển trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống
thông tin và tín hiệu hàng hải trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống
báo động trên tàu thủy;
- Kiểm tra trực ca tàu biển;
- Nghiệm thu được các hệ thống
điện tàu thủy đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, an toàn;
- Tổ chức thực hiện được các
nhiệm vụ, công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng
chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay
đổi;
- Tự tin trong thực hiện nhiệm
vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;
- Hướng dẫn, giám sát những
người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm
đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống điện tàu thủy;
- Vận hành hệ thống điện tàu
thủy;
- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống điện tàu thủy;
- Nghiệm thu các hệ thống điện
tàu thủy;
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện tàu thủy trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các
trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Điện tàu thủy trình độ trung
cấp là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành, hiệu chỉnh các hệ thống điện,
bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị điện và hệ thống điện trên tàu thủy
theo yêu cầu kỹ thuật, lắp đặt hệ thống thiết bị điện trên tàu thủy đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật của đăng kiểm; thực hiện kiểm tra sau khi lắp đặt và sửa chữa,
đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện tàu thủy
thường làm việc trên các tàu biển, làm việc trong các nhà máy đóng mới và sửa
chữa tàu biển. Môi trường làm việc thường chật hẹp, tiếng ồn lớn, độ rung động
cao, chịu nhiều tác động của thời tiết khắc nghiệt, công việc mang tính độc lập
và tập thể, có tính chất kỷ luật cao. Vậy người lao động phải có đủ sức khỏe,
có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ,
có khả năng thích ứng nhanh với công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được ứng dụng của
các loại vật liệu điện;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên
lý làm việc và ứng dụng của các linh kiện điện tử;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên
lý làm việc của các khí cụ điện;
- Mô tả được cấu, nguyên lý
làm việc của các loại máy điện;
- Mô tả được trạm phát điện và
phân tích được các phương pháp phân chia điện năng trên tàu thủy;
- Phân tích được các nguyên tắc
điều khiển, khống chế truyền động điện cho các hệ thống: Hệ thống lái, hệ
thống làm hàng, hệ thống tời neo, hệ thống bơm, hệ thống quạt gió và các hệ
thống truyền động điện khác trên tàu thủy;
- Phân tích được cách bố trí
các hệ thống thông tin tín hiệu trên tàu thủy;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên
lý làm việc của các hệ thống tự động kiểm tra trên tàu thủy;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên
lý làm việc của các hệ thống tự động điều khiển trên tàu thủy;
- Trình bày được nguyên tắc làm
việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Sử dụng được các dụng cụ đồ
nghề, các dụng cụ kiểm tra, đo lường và các đồ dùng chuyên dụng trong nghề;
- Vận hành thành thạo hệ thống
trạm phát điện tàu thủy;
- Vận hành thành thạo các bảng
điện trên tàu thủy;
- Bảo dưỡng được một số hệ
thống điều khiển trong hệ thống điện;
- Bảo dưỡng được các loại khí
cụ điện trên tàu thủy;
- Sửa chữa được một số hư hỏng
các loại máy biến áp trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các máy phát
điện xoay chiều một pha trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại động
cơ điện xoay chiều ba pha trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại máy
phát điện xoay chiều trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại máy
phát điện một chiều trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống điện
chiếu sáng và điện sinh hoạt trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các bảng tụ điện
trên tàu thủy;
- Lắp đặt được một số hệ
thống điện động lực trên tàu thủy;
- Lắp đặt được một số hệ
thống điều khiển trên tàu thủy;
- Lắp đặt được một số hệ
thống thông tin và tín hiệu hàng hải trên tàu thủy;
- Lắp đặt được một số hệ
thống báo động trên tàu thủy;
- Kiểm tra trực ca tàu biển;
- Thực hiện các nhiệm vụ, công
việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay
đổi;
- Tự tin trong thực hiện nhiệm
vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;
- Hướng dẫn, giám sát những
người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân với công việc
được giao;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và một
phần công việc các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn
vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống điện tàu thủy;
- Vận hành hệ thống điện tàu
thủy;
- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống điện tàu thủy;
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện tàu thủy, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở
các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
7.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Tự động hóa công nghiệp trình độ
cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thiết kế, chế tạo, lắp đặt các dây
chuyền sản xuất tự động; ứng dụng các phần mềm chuyên dùng để lập trình điều
khiển, giám sát và quản lý hệ thống sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động,
cải tiến chất lượng sản phẩm và giải phóng con người khỏi môi trường độc hại,
nguy hiểm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Tự động hóa
công nghiệp sẽ tham gia các công việc nghiên cứu, thiết kế tại các công ty cung
cấp giải pháp công nghệ, tư vấn thiết kế, hoặc làm việc tại các công ty thi
công, lắp đặt các dây chuyền sản xuất; hoặc là người tham gia trực tiếp vận
hành, bảo trì các dây chuyền sản xuất tự động trong nhà máy. Ngoài ra, người
hành nghề có thể là nhân viên kinh doanh, tư vấn hỗ trợ khách hàng cho các
công ty chuyên cung cấp thiết bị tự động.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghề đáp ứng với vị trí công việc. Thực hiện và giải quyết các công việc một
cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản
lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp hơn.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.365 giờ (tương đương 84 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được những nguyên
tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn điện cho người và thiết bị;
- Trình bày được phương pháp đo
kiểm các thiết bị điện và không điện;
- Trình bày được chức năng,
nguyên lý hoạt động và ứng dụng của: Các loại động cơ, các loại cảm biến, các mạch
điện tử cơ bản; thiết bị đo lường, các bộ điều khiển lập trình (PLC, vi điều
khiển), các bộ điều khiển chuyên dụng, hệ thống điều khiển điện - khí nén, các
thiết bị đóng cắt, bảo vệ như: Rơle, công tắc tơ, cảm biến,...;
- Trình bày được các phương
pháp lắp đặt các thiết bị tự động hóa công nghiệp;
- Trình bày được các phương
pháp lập trình điều khiển các quá trình tuần tự, song song, ngẫu nhiên;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động, các chức năng, cách lập trình chuyển động cho robot công nghiệp;
- Phân loại được các chuẩn truyền
thông công nghiệp;
- Phân tích được các giải thuật
điều khiển cơ bản trong công nghiệp: ON/OFF, PID;
- Trình bày được ý nghĩa các thông
số cài đặt trong các bộ điều khiển công nghiệp thông dụng;
- Hiểu được các kí hiệu, qui ước
của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành theo tiêu chuẩn IEC;
- Trình bày được quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh các hệ thống điều khiển tự động;
- Trình bày được các qui tắc về
an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Phân tích được quy trình, nội
dung tư vấn kỹ thuật và kinh doanh thiết bị tự động;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các kí hiệu, qui ước
của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành theo tiêu chuẩn IEC;
- Tính toán, lựa chọn, kiểm tra
được tình trạng hoạt động và sử dụng các loại động cơ, cảm biến, mạch điện tử
cơ bản, thiết bị đo lường và điều khiển, các cơ cấu chấp hành khí nén/thủy lực,
các thiết bị trung gian như: Rơle/công tắc tơ...;
- Sử dụng thành thạo các phần
mềm chuyên dụng để tính toán, thiết kế sơ đồ mạch và lắp ráp các mạch điện tử
cơ bản; tính toán, thiết kế sơ đồ đấu nối các bộ điều khiển với thiết bị ngoại
vi;
- Lắp đặt, cài đặt được thông
số và vận hành được các thiết bị, tủ/bảng điện, dây chuyền sản xuất và hệ
thống tự động;
- Sử dụng thành thạo các dụng
cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
- Lập trình điều khiển được hệ
thống sử dụng các bộ điều khiển số: PLC, vi điều khiển...;
- Lập trình được ứng dụng điều
khiển chuyển động cơ bản của cánh tay robot;
- Lập trình được giao diện điều
khiển giám sát trên HMI;
- Bảo trì, sửa chữa được thiết
bị và hệ thống tự động;
- Tư vấn kỹ thuật được cho
khách hàng về kinh doanh thiết bị tự động;
- Tổ chức thực hiện được các biện
pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định
của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các
thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công
dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
- Tự chịu trách nhiệm về chất
lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu trách
nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt thiết bị và hệ
thống tự động;
- Vận hành, giám sát hệ thống
tự động;
- Bảo trì, sửa chữa thiết bị
và hệ thống tự động;
- Tư vấn kỹ thuật và kinh
doanh thiết bị tự động;
- Thiết kế, thi công, lập trình
điều khiển sử dụng vi điều khiển (hệ thống nhúng);
- Thiết kế, thi công, lập trình
điều khiển sử dụng bộ điều khiển công nghiệp;
- Lắp đặt, lập trình, vận hành
Robot công nghiệp.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Tự động hóa công nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển
ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ
khoa học công nghệ trong phạm
vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn
trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào
tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Tự động hóa công nghiệp trình độ
trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thiết kế, chế tạo, lắp đặt các dây
chuyền sản xuất tự động; ứng dụng các phần mềm chuyên dùng để lập trình điều
khiển, giám sát và quản lý hệ thống sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động,
cải tiến chất lượng sản phẩm và giải phóng con người khỏi môi trường độc hại,
nguy hiểm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Tự động hóa
công nghiệp sẽ tham gia các công việc nghiên cứu, thiết kế tại các công ty cung
cấp giải pháp công nghệ, tư vấn thiết kế, hoặc làm việc tại các công ty thi
công, lắp đặt các dây chuyền sản xuất; hoặc là người tham gia trực tiếp vận
hành, bảo trì các dây chuyền sản xuất tự động trong nhà máy. Ngoài ra, người
hành nghề có thể là nhân viên kinh doanh, tư vấn hỗ trợ khách hàng cho các
công ty chuyên cung cấp thiết bị tự động.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghề đáp ứng với vị trí công việc. Thực hiện và giải quyết các công việc một
cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản
lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp hơn.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.580 giờ (tương đương 56 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được những nguyên
tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn điện cho người và thiết bị;
- Trình bày được chức năng,
nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các loại động cơ; các loại cảm biến; các mạch
điện tử cơ bản; thiết bị đo lường, các bộ điều khiển chuyên dụng, các thiết
bị đóng cắt, bảo vệ như: rơle, công tắc tơ, cảm biến,...;
- Trình bày được phương pháp đo
kiểm các thiết bị điện và không điện;
- Trình bày được các phương
pháp lắp đặt các thiết bị tự động hóa công nghiệp;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động, các chức năng của cho robot công nghiệp;
- Trình bày được ý nghĩa các
thông số cài đặt trong các bộ điều khiển công nghiệp thông dụng;
- Trình bày được các ký hiệu,
qui ước của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành theo tiêu chuẩn
IEC;
- Trình bày được quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh được hệ thống điều khiển tự động;
- Nêu được các qui tắc về an
toàn lao động và vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Trình bày được quy trình, nội
dung tư vấn kỹ thuật và kinh doanh thiết bị tự động;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các kí hiệu, qui ước
của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành theo tiêu chuẩn IEC;
- Nhận dạng, phân loại, lựa chọn,
kiểm tra tình trạng hoạt động và sử dụng được: Các loại động cơ, các loại cảm
biến, các mạch điện tử cơ bản, thiết bị đo lường và điều khiển, các bộ điều
khiển chuyên dụng, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ như: rơle, công tắc tơ, cảm
biến,..;
- Sử dụng được các phần mềm
chuyên dụng để vẽ sơ đồ đấu nối các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
- Lắp đặt, cài đặt được thông
số và vận hành các thiết bị điện - tự động;
- Sử dụng thành thạo các dụng
cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
- Lập trình được ứng dụng PLC
cho các hệ thống đơn giản sử dụng các lệnh lập trình cơ bản;
- Bảo trì, sửa chữa được một
số thiết bị và một số phần trong hệ thống tự động;
- Áp dụng được các biện pháp an
toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật trong thi công lắp
đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển
tự động hóa;
- Tư vấn kỹ thuật được cho
khách hàng về kinh doanh thiết bị tự động;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công
dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
- Tự chịu trách nhiệm về chất
lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một
phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân trước
lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt thiết bị và hệ
thống tự động;
- Vận hành, giám sát hệ thống
tự động;
- Bảo trì, sửa chữa thiết bị
và hệ thống tự động;
- Tư vấn kỹ thuật và kinh
doanh thiết bị tự động;
- Lắp đặt, vận hành robot công
nghiệp.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành,
nghề Tự động hóa công nghiệp, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở
các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
8.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO
ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: ĐO LƯỜNG ĐIỆN
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Đo lường điện trình độ cao đẳng
là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc vận hành, thí nghiệm,
kiểm định, hiệu chuẩn và quản lý hệ thống đo lường trong các trạm biến áp của
lưới truyền tải điện (có cấp điện áp từ 220 kV đến 500 kV), lưới phân phối
(có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống) và các nhà máy điện, đáp ứng yêu cầu bậc
5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của ngành, nghề
là: Thí nghiệm hiệu chỉnh, kiểm định, hiệu chuẩn, lắp đặt các thiết bị đo lường
điện bao gồm các loại đồng hồ một chiều, xoay chiều lắp cho tủ điện để đo điện
áp, đo dòng điện; các loại đồng hồ đo công suất tác dụng, đồng hồ đo công
suất phản kháng; các loại công tơ điện kiểu cảm ứng và công tơ điện tử hiện
số dùng cho lưới điện 1 pha và lưới điện 3 pha. Ngoài ra còn hiệu chuẩn các
thiết bị đo điện cầm tay, hiệu chuẩn các chuẩn đo lường như các bộ nguồn dòng
điện, điện áp, điện trở chuẩn… kiểm định các thiết bị đo điện trở cách điện
(megaohm meter), thiết bị đo điện trở đất (terometer).
Người hành nghề Đo lường điện
làm việc tại phòng thí nghiệm, phân xưởng sửa chữa, bảo trì thuộc các nhà
máy điện, trạm biến áp truyền tải, trạm biến áp trung gian; các trung tâm kiểm
định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường điện, các điện lực thuộc các công ty điện
lực; các phân xưởng sản xuất thiết bị đo lường điện và các doanh nghiệp kinh
doanh thiết bị điện.
Yêu cầu đối với ngành, nghề:
Là nghề có tính chính xác cao nên người lao động phải qua các trường lớp đào tạo
chuyên ngành về đo lường điện. Do tính phức tạp của ngành, nghề cũng như môi
trường làm việc nên người lao động phải đủ sức khoẻ, bình tĩnh, phản ứng nhanh
nhạy, sáng tạo và có ý thức kỷ luật cao trong làm việc và đặc biệt là phải tuân
thủ nghiêm ngặt Luật Điện lực, Luật Đo lường, quy trình kinh doanh của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.400 giờ (tương đương 86 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được phương pháp
tính sai số; tiêu chuẩn phòng thí nghiệm; các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận
hành các thiết bị, phụ kiện trong hệ thống đo lường điện;
- Phân tích được các thủ tục
hành chính và quy định về hợp đồng, thương thảo, bàn giao công việc; chế độ
phiếu thao tác, phiếu công tác;
- Phân tích được quy trình kỹ
thuật an toàn điện;
- Trình bày được quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cơ cấu đo: Từ điện, điện từ, điện động,
cảm ứng, tĩnh điện, điện tử;
- Trình bày được quy trình kiểm
định máy biến áp đo lường (TU, TI), quy trình hiệu chuẩn các chuẩn đo lường;
quy trình kiểm định công tơ đo điện cảm ứng và công tơ điện điện tử; quy
trình lắp đặt tủ, bảng điện;
- Trình bày được quy trình quản
lý, vận hành MBA phân phối, TBA 110 kV và 220kV;
- Trình bày được cấu tạo, công
dụng, thông số kỹ thuật của dụng cụ đo điện áp, dòng điện, công suất, điện
năng, máy biến điện áp, máy biến dòng điện, khóa chuyển mạch, hệ thống nối
đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ, tủ, bảng điện;
- Trình bày được nguyên lý làm
việc, các chế độ làm việc của: ampe mét, vôn mét, tần số kế, cosφ mét, oát
mét, công tơ điện; thiết bị chống sét và hệ thống nối đất; hệ thống điều
khiển và bảo vệ;
- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn điện trở nối đất an toàn, nối đất chống sét, nối đất
công tác; công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
- Phân tích được sơ đồ nối điện,
hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ
hệ TBA 110kV, 220kV;
- Phân tích được các khái niệm,
công dụng của hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, hệ thống tín hiệu,
hệ thống rơle bảo vệ, hệ thống tự động, hệ thống tiếp đất;
- Phân tích được sơ đồ đấu
nối của tủ điện cao hạ áp;
- Mô tả được phương pháp đọc và
phân tích các bản vẽ về điện;
- Phân tích đánh giá được tình
trạng làm việc của dụng cụ đo, hệ thống đo (các sen sơ, các đồng hồ đo, cách
điện, phụ kiện, dây dẫn, dây chống sét, thiết bị nối đất, biển báo hiệu...);
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Chuẩn bị được các dụng cụ đồ
nghề, phương tiện, vật tư theo phương án tổ chức lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống
đo lường điện;
- Sử dụng được các phần mềm vẽ
mạch điện để kiểm tra lại hệ thống mạch điện.
- Thành thục ghi nhật ký lắp đặt,
nhật ký vận hành;
- Thành thạo sử dụng thiết bị
hàn hoặc vít, zắc nối, bulông để làm các mối nối;
- Sử dụng được thiết bị kiểm
tra thông mạch như: Đồng hồ vạn năng, xác định kết quả thông mạch, điện trở
tiếp xúc và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.
- Sử dụng được thiết bị kiểm
tra điện trở nối đất như Terômét, so sánh và kết luận đạt tiêu chuẩn hay
không;
- Sử dụng được các thiết bị
đo lường điện: vôn mét, ampe mét, công tơ 1 pha, 3 pha...;
- Tổ chức thực hiện được các biện
pháp an toàn toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong
thi công lắp đặt hệ thống đo lường điện;
- Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng
được máy biến dòng điện, máy biến điện áp;
- Vận hành được thiết bị đo, hệ
thống đo đúng quy trình; xử lý tình trạng không bình thường và sự cố đúng
qui trình, đảm bảo an toàn;
- Kiểm tra được thiết bị, vật
tư đúng chủng loại, số lượng; vận chuyển, bảo quản thiết bị, vật tư, phụ kiện;
- Kiểm tra thử nghiệm, bảo quản
được trang bị an toàn, vật tư dự phòng; nhận biết, đánh giá đúng tình trạng kỹ
thuật của vật tư dự phòng;
- Kiểm tra, thay thế thành thạo
dây chảy của cầu chì;
- Kiểm tra, bảo dưỡng thành thạo
máy biến điện áp, máy biến dòng điện;
- Phát hiện sự cố (nếu có) và
đề ra được biện pháp xử lý phù hợp;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa
chữa được cầu chì cao áp, chống sét ống, chống sét van, hệ thống nối
đất, tủ và bảng điện cao - hạ áp;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa
chữa được hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, bảo vệ rơ le và tự động
hóa trong trạm biến áp theo trình độ bậc thợ đào tạo;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp; tinh thần phối hợp, hợp tác làm việc;
- Chịu trách nhiệm với kết quả
công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công
việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thử nghiệm, kiểm định máy
biến áp;
- Thử nghiệm, kiểm định máy
biến dòng và máy biến điện áp đo lường;
- Thử nghiệm, kiểm định tụ điện;
- Thử nghiệm, chẩn đoán hư hỏng
thiết bị điện cao áp;
- Quản lý vận hành thiết bị điện;
- Lắp đặt thiết bị đo lường điện;
- Kiểm tra hệ thống đo lường
điện;
- Kiểm định, hiệu chuẩn thiết
bị đo đếm điện năng.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Đo lường điện trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các
trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH
ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Đo lường điện trình độ trung
cấp là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành, thí nghiệm, kiểm định, hiệu
chuẩn và quản lý hệ thống đo lường trong các trạm biến áp của lưới truyền tải
điện (có cấp điện áp từ 220 kV đến 500 kV), lưới phân phối (có cấp điện áp từ
110 kV trở xuống) và các nhà máy điện, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung
trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của ngành, nghề
là: Thí nghiệm hiệu chỉnh, kiểm định, hiệu chuẩn, lắp đặt các thiết bị đo lường
điện bao gồm các loại đồng hồ một chiều, xoay chiều lắp cho tủ điện để đo điện
áp, đo dòng điện; các loại đồng hồ đo công suất tác dụng, đồng hồ đo công
suất phản kháng; các loại công tơ điện kiểu cảm ứng và công tơ điện tử hiện
số dùng cho lưới điện 1 pha và lưới điện 3 pha. Ngoài ra còn hiệu chuẩn các
thiết bị đo điện cầm tay, hiệu chuẩn các chuẩn đo lường như các bộ nguồn dòng
điện, điện áp, điện trở chuẩn… kiểm định các thiết bị đo điện trở cách điện
(megaohm meter), thiết bị đo điện trở đất (terometer).
Người hành nghề Đo lường điện
làm việc tại phòng thí nghiệm, phân xưởng sửa chữa, bảo trì thuộc các nhà
máy điện, trạm biến áp truyền tải, trạm biến áp trung gian; các trung tâm kiểm
định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường điện, các điện lực thuộc các công ty điện
lực; các phân xưởng sản xuất thiết bị đo lường điện và các doanh nghiệp kinh
doanh thiết bị điện.
Yêu cầu đối với ngành, nghề:
Là nghề có tính chính xác cao nên người lao động phải qua các trường lớp đào tạo
chuyên ngành về đo lường điện. Do tính phức tạp của ngành, nghề cũng như môi
trường làm việc nên người lao động phải đủ sức khoẻ, bình tĩnh, phản ứng nhanh
nhạy, sáng tạo và có ý thức kỷ luật cao trong làm việc và đặc biệt là phải tuân
thủ nghiêm ngặt Luật Điện lực, Luật Đo lường, quy trình kinh doanh của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.485 giờ (tương đương 53 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được phương pháp
tính sai số; tiêu chuẩn phòng thí nghiệm. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận
hành các thiết bị, phụ kiện trong hệ thống đo lường điện;
- Trình bày được các thủ tục
hành chính và quy định về hợp đồng, thương thảo, bàn giao công việc; chế độ
phiếu thao tác, phiếu công tác;
- Mô tả được quy trình kỹ thuật
an toàn điện;
- Trình bày được quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cơ cấu đo: Từ điện, điện từ, điện động,
cảm ứng, tĩnh điện, điện tử;
- Trình bày được quy trình kiểm
định máy biến áp đo lường (TU, TI), quy trình hiệu chuẩn các chuẩn đo lường;
quy trình kiểm định công tơ đo điện cảm ứng và công tơ điện điện tử; quy
trình lắp đặt tủ, bảng điện;
- Mô tả được quy trình quản lý,
vận hành MBA phân phối, TBA 110 kV và 220kV;
- Mô tả được cấu tạo, công dụng,
thông số kỹ thuật của dụng cụ đo điện áp, dòng điện, công suất, điện năng,
máy biến điện áp, máy biến dòng điện, khóa chuyển mạch, hệ thống nối đất, hệ
thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ, tủ, bảng điện;
- Trình bày được nguyên lý làm
việc, các chế độ làm việc của: ampe mét, vôn mét, tần số kế, cosφ mét, oát
mét, công tơ điện; thiết bị chống sét và hệ thống nối đất;
- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn điện trở nối đất an toàn, nối đất chống sét, nối đất
công tác; công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
- Nhận diện được sơ đồ nối điện,
hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ
hệ TBA 110kV, 220kV;
- Trình bày được các khái niệm,
công dụng của hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, hệ thống tín hiệu,
hệ thống rơle bảo vệ, hệ thống tự động, hệ thống tiếp đất;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Chuẩn bị được các dụng cụ đồ
nghề, phương tiện, vật tư lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo lường điện;
- Ghi được nhật ký lắp đặt, nhật
ký vận hành đúng quy định;
- Sử dụng được thiết bị hàn
hoặc vít, zắc nối, bulông để làm các mối nối;
- Sử dụng được thiết bị kiểm
tra thông mạch như: Đồng hồ vạn năng, xác định kết quả thông mạch, điện trở
tiếp xúc và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không;
- Sử dụng được thiết bị kiểm
tra điện trở nối đất như terômét, so sánh và kết luận đạt tiêu chuẩn hay
không;
- Sử dụng được các thiết bị
đo lường điện: vôn mét, ampe mét, công tơ 1 pha, 3 pha...;
- Thực hiện được các biện pháp
an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong thi công lắp
đặt hệ thống đo lường điện;
- Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng
được máy biến dòng điện, máy biến điện áp;
- Vận hành được thiết bị đo, hệ
thống đo đúng quy trình; xử lý tình trạng không bình thường và sự cố đúng
quy trình, đảm bảo an toàn;
- Kiểm tra được thiết bị vật
tư đúng chủng loại, số lượng; vận chuyển, bảo quản được thiết bị, vật tư, phụ
kiện;
- Kiểm tra thử nghiệm, bảo quản
được trang bị an toàn, vật tư dự phòng; nhận biết, đánh giá đúng tình trạng kỹ
thuật của vật tư dự phòng;
- Kiểm tra, thay thế được dây
chảy của cầu chì;
- Kiểm tra được tình trạng làm
việc của dụng cụ đo, hệ thống đo (các sen sơ, các đồng hồ đo, cách điện, phụ
kiện, dây dẫn, dây chống sét, thiết bị nối đất, biển báo hiệu...);
- Phát hiện được sự cố (nếu
có) và báo cáo;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa
chữa được cầu chì cao áp, chống sét ống, hệ thống nối đất, tủ và bảng điện
cao - hạ áp;
- Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ
thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, bảo vệ rơ le và tự động hóa trong
trạm biến áp;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp; tinh thần phối hợp, hợp tác làm việc;
- Chịu trách nhiệm với kết quả
công việc của bản thân và một phần công việc của nhóm trước lãnh đạo cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công
việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc của bản thân sau khi hoàn thành trước lãnh đạo cơ quan,
tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thử nghiệm, kiểm định máy
biến áp;
- Thử nghiệm, kiểm định máy
biến dòng và máy biến điện áp đo lường;
- Thử nghiệm, kiểm định tụ điện;
- Thử nghiệm, thiết bị điện
cao áp;
- Lắp đặt thiết bị đo lường điện;
- Kiểm tra hệ thống đo lường
điện.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành,
nghề Đo lường điện, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình
độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
9.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CƠ ĐIỆN LẠNH THỦY SẢN
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Cơ điện lạnh thủy sản trình độ
cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện công việc vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống lạnh ở tàu khai thác, các nhà
máy chế biến và bảo quản thủy sản, các đơn vị thi công lắp đặt hệ thống lạnh
thủy sản, các đơn vị tư vấn, thi công lắp đặt hệ thống lạnh thủy sản, các cơ
sở kinh doanh - dịch vụ thiết bị lạnh, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung
trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chủ yếu của người
làm việc trong ngành, nghề Cơ điện lạnh thủy sản là: lắp đặt hệ thống lạnh thủy
sản; lắp đặt điện trong hệ thống lạnh thủy sản; vận hành hệ thống lạnh thủy sản;
bảo dưỡng hệ thống lạnh thủy sản; sửa chữa máy và thiết bị lạnh thủy sản;
bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện trong hệ thống lạnh; kinh doanh vật
tư - thiết bị lạnh thủy sản... đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn cho người và thiết
bị. Ngoài ra, công việc của ngành, nghề còn được thực hiện tại các đơn vị tư
vấn, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ máy và thiết bị lạnh.
Người hành nghề thường xuyên
làm việc trong các cơ sở khai thác, chế biến và bảo quản thủy sản có môi trường
nhiệt độ thay đổi, độ ồn, thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện, thiết
bị áp lực, môi chất lạnh; chịu áp lực về thời gian và yêu cầu đảm bảo sự
hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Do vậy, người lao động phải
có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm,
có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về an toàn phòng chống cháy nổ, sử dụng điện, môi chất lạnh, phòng
chống tai nạn lao động và sơ cứu người bị tai nạn;
- Phân tích được các sơ đồ cấu
tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong hệ thống lạnh thủy sản;
- Giải thích được nguyên lý hoạt
động của hệ thống lạnh thủy sản;
- Mô tả được quy trình vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh thủy sản;
- Phân tích được các nguyên
nhân hư hỏng về cơ, điện, lạnh trong hệ thống máy lạnh thủy sản;
- Phân tích được nguyên lý hoạt
động hệ thống lạnh thủy sản;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động của các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển, thiết bị đo, kiểm tra
trong hệ thống lạnh thủy sản;
- Phân tích được các bản vẽ lắp
đặt, từ đó lập được kế hoạch, biện pháp thi công và dự trù vật tư, thiết bị,
nhân lực, dụng cụ, bảo hộ lao động… phục vụ cho lắp đặt hệ thống cơ, điện, lạnh
thủy sản;
- Mô tả được quy trình vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Phân tích được các hiện tượng,
nguyên nhân hư hỏng về cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Liệt kê được phương pháp tính
toán cân bằng nhiệt;
- Trình bày được các biện pháp
về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động
và phương pháp sơ cứu người bị tai nạn;
- Trình bày được các yêu cầu,
biện pháp thực hiện xanh hóa nghề Cơ điện lạnh thủy sản;
- Trình bày được những vấn đề
cơ bản về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và
giám sát, đánh giá quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống lạnh thủy sản;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ lắp đặt hệ
thống cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Tổ chức thực hiện được các biện
pháp an toàn phòng chống cháy nổ, sử dụng điện, môi chất lạnh, phòng chống
tai nạn lao động và sơ cứu người bị tai nạn;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa
chữa được các hệ thống máy lạnh thủy sản, hệ thống máy lạnh trên tàu khai
thác;
- Kiểm tra, xác định, sửa
chữa được các hư hỏng về cơ khí, điện, lạnh trong hệ thống lạnh;
- Tính toán được phụ tải lạnh,
chọn và lắp đặt sơ bộ được hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản năng suất lạnh nhỏ
đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết bị;
- Vận hành được các thiết bị
trong hệ thống lạnh thủy sản đúng quy trình, đảm bảo tối ưu hóa các thông số
vận hành;
- Bảo dưỡng được hệ thống cơ,
điện, lạnh thủy sản theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị;
- Xác định được các nguyên
nhân hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị cơ, điện,
lạnh thủy sản;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đồ
nghề cơ, điện, lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo các trang
thiết bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố;
- Tổ chức sản xuất và quản lý
điều hành được hoạt động của tổ, nhóm lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa
chữa trong phạm vi chuyên môn của nghề;
- Xây dựng được giải pháp hạn
chế được chất phát thải gây hại cho môi trường trong quá trình lắp đặt, vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh thủy sản;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ các nội quy của cơ
quan, đơn vị; các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy chữa
cháy;
- Quan tâm, chăm sóc khách
hàng, đồng nghiệp với thái độ lịch sự, thân thiện;
- Tuân thủ các quy định về
pháp luật trong kinh doanh;
- Có ý thức trách nhiệm trong
việc sử dụng, bảo quản tài sản;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng
và bảo quản tài sản chung;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong
điều kiện làm việc thay đổi để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện công việc;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt điện trong hệ thống
lạnh thủy sản;
- Vận hành hệ thống lạnh thủy
sản;
- Bảo dưỡng hệ thống lạnh thủy
sản;
- Sửa chữa máy và thiết bị lạnh
thủy sản;
- Bảo dưỡng và sửa chữa các
thiết bị điện trong hệ thống lạnh;
- Kinh doanh vật tư - thiết bị
lạnh thủy sản;
- Tư vấn dịch vụ máy và thiết
bị lạnh.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển
ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Cơ điện lạnh thủy sản trình độ
trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc vận hành,
bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống lạnh ở tàu khai thác, các
nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản và các đơn vị thi công lắp đặt hệ thống
lạnh thủy sản. Ngoài ra, công việc của ngành, nghề còn được thực hiện tại các
đơn vị tư vấn, thi công lắp đặt hệ thống lạnh thủy sản, các cơ sở kinh
doanh - dịch vụ thiết bị lạnh, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ
quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chủ yếu của người
làm việc trong ngành, nghề Cơ điện lạnh thủy sản là: lắp đặt hệ thống lạnh thủy
sản; lắp đặt điện trong hệ thống lạnh thủy sản; vận hành hệ thống lạnh thủy sản;
bảo dưỡng hệ thống lạnh thủy sản; sửa chữa máy và thiết bị lạnh thủy sản;
bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện trong hệ thống lạnh; kinh doanh vật
tư - thiết bị lạnh thủy sản... đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn cho người và thiết
bị.
Người hành nghề thường xuyên
làm việc trong các cơ sở khai thác, chế biến và bảo quản thủy sản có môi trường
có nhiệt độ thay đổi, độ ồn, thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện, thiết
bị áp lực, môi chất lạnh; chịu áp lực về thời gian và yêu cầu đảm bảo sự
hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Do vậy, người lao động phải
có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần hợp tác, làm việc
nhóm, có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ)
2. Kiến
thức
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về an toàn phòng chống cháy nổ, sử dụng điện, môi chất lạnh, phòng
chống tai nạn lao động và sơ cứu người bị tai nạn;
- Phân tích được các sơ đồ cấu
tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong hệ thống lạnh thủy sản;
- Giải thích được nguyên lý hoạt
động của hệ thống lạnh thủy sản;
- Mô tả được quy trình vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh thủy sản;
- Nhận biết được các nguyên
nhân hư hỏng về cơ, điện, lạnh trong hệ thống máy lạnh thủy sản;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động hệ thống lạnh thủy sản;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động của các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển, thiết bị đo, kiểm tra
trong hệ thống lạnh thủy sản;
- Hiểu được cách đọc bản vẽ lắp
đặt hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Mô tả được quy trình vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Liệt kê được các hiện tượng,
nguyên nhân hư hỏng về cơ, điện, lạnh trong hệ thống lạnh thủy sản;
- Trình bày được các biện pháp
về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động
và phương pháp sơ cứu người bị tai nạn;
- Trình bày được các yêu cầu,
biện pháp thực hiện xanh hóa nghề Cơ điện lạnh thủy sản;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được bản vẽ lắp đặt hệ
thống cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Tổ chức thực hiện được các biện
pháp an toàn phòng chống cháy nổ, sử dụng điện, môi chất lạnh, phòng chống
tai nạn lao động và sơ cứu người bị tai nạn;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa
chữa được các hệ thống máy lạnh thủy sản, hệ thống máy lạnh trên tàu khai
thác;
- Kiểm tra, xác định, sửa
chữa được các hư hỏng về cơ khí, điện, lạnh trong hệ thống lạnh;
- Lắp đặt được hệ thống lạnh
thủy sản đơn giản đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết
bị;
- Vận hành các thiết bị trong
hệ thống lạnh thủy sản đúng quy trình, đảm bảo tối ưu hóa các thông số vận
hành;
- Bảo dưỡng được hệ thống cơ,
điện, lạnh thủy sản theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị;
- Xác định được các nguyên
nhân hư hỏng và sửa chữa được một số hư hỏng thông thường của thiết bị cơ,
điện, lạnh thủy sản;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đồ
nghề cơ, điện, lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo các trang
thiết bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố.
- Đề xuất được giải pháp hạn
chế được chất phát thải gây hại cho môi trường trong quá trình lắp đặt, vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh thủy sản;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ các nội quy của cơ
quan, đơn vị; tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy
chữa cháy;
- Quan tâm, chăm sóc khách
hàng, đồng nghiệp với thái độ lịch sự, thân thiện;
- Có ý thức trách nhiệm trong
việc sử dụng, bảo quản tài sản;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng
và bảo quản tài sản chung;
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện công việc;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp giải quyết công việc, trau dồi chuyên môn và
thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và một
phần kết quả của nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt điện trong hệ thống
lạnh thủy sản;
- Vận hành hệ thống lạnh thủy
sản;
- Bảo dưỡng hệ thống lạnh thủy
sản;
- Sửa chữa máy và thiết bị lạnh
thủy sản;
- Bảo dưỡng và sửa chữa các
thiết bị điện trong hệ thống lạnh;
- Kinh doanh vật tư - thiết bị
lạnh thủy sản;
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Cơ điện lạnh thủy sản trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển
ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
10.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
không khí trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên lắp đặt, vận
hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí
như: Hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp,
máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa
không khí cục bộ... đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn, đáp ứng
yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm ngành, nghề Kỹ thuật
máy lạnh và điều hòa không khí thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các
công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo
quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí,
các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh
và điều hòa không khí.
Những nhiệm vụ chính của
ngành, nghề là: lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh
thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm; lắp đặt hệ
thống điều hòa không khí Chiler; lắp đặt vận hành hệ thống VRV/VRF; bảo dưỡng,
sửa chữa hệ thống điều hòa ô tô; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ;
vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm; bảo
trì - bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa chữa hệ thống lạnh; nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp với khách hàng.
Môi trường làm việc của ngành,
nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí thường có độ cao thay đổi, tiếp
xúc với các thiết bị điện, thiết bị áp lực đòi hỏi độ tập trung và kỹ năng
chuyên ngành cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.475 giờ (tương đương 88 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định,
tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật trong nghề;
- Trình bày được những nội
dung cơ bản về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy
nổ trong thực hiện các công việc của ngành, nghề;
- Trình bày được phương pháp,
quy trình thực hiện xanh hóa trong thực hiện các công việc của nghề;
- Trình bày được phương pháp và
quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp,
dân dụng đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Mô tả được các loại trang thiết
bị, dụng cụ và phân tích được chức năng của từng thiết bị, dụng cụ trong nghề
kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí;
- Trình bày được phương pháp và
quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa
không khí trung tâm đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được phương pháp và
quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí Chiler, VRV/VRF;
- Trình bày được phương pháp và
quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí ô tô;
- Trình bày được phương pháp và
quy trình bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu
kỹ thuật;
- Phân tích được các hư hỏng về
cơ, điện, lạnh trong các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí;
- Phân tích được các hư hỏng
thông thường về điều khiển điện tử trong các hệ thống lạnh;
- Xác định được phương pháp cập
nhật các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nghề;
- Trình bày được nguyên lý làm
việc, cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị chính được sử dụng trong nghề;
- Trình bày được phương pháp
tính toán phụ tải lạnh, chọn, thiết kế lắp đặt sơ bộ được hệ thống điện - lạnh
của máy lạnh, điều hòa không khí có năng suất lạnh nhỏ;
- Trình bày được các quy định
trong nghiệm thu bàn giao công việc;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật,
sơ đồ thiết kế, lắp đặt, sửa chữa trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa
trung tâm, điều hòa ô tô...;
- Lựa chọn, sử dụng thành thạo
các dụng cụ, thiết bị chính trong nghề;
- Giám sát và tổ chức thực hiện
được công tác an toàn trong lĩnh vực của ngành, nghề;
- Lắp đặt, vận hành thành thạo
các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng đảm bảo an toàn,
đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt hiệu quả tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;
- Lắp đặt, vận hành thành thạo
các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa không khí trung tâm đảm bảo
an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt hiệu quả, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;
- Bảo trì, bảo dưỡng thành thạo
các hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa ô tô, lắp đặt vận hành hệ thống VRV/VRF
đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt hiệu quả, tiết kiệm nguyên, nhiên
vật liệu;
- Kiểm tra được các thông số kỹ
thuật hệ thống thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu chuyên ngành đầu vào;
- Sửa chữa thành thạo các hư
hỏng về cơ, điện, lạnh trong các các hệ thống lạnh;
- Sửa chữa được các hư hỏng
thông thường về điều khiển điện tử trong hệ thống lạnh;
- Tính toán được phụ tải lạnh,
chọn, thiết kế, lắp đặt sơ bộ được hệ thống điện lạnh của máy lạnh, điều hòa
không khí có năng suất lạnh nhỏ;
- Đánh giá được tác động môi
trường của môi chất lạnh và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường khi thực hiện
các công việc của nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí;
- Phân loại được rác thải trong
công nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn giám sát những người
khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm với kết quả công việc của
bản thân và nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc
sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống máy lạnh
thương nghiệp;
- Lắp đặt hệ thống điều hòa
không khí cục bộ;
- Vận hành hệ thống máy lạnh;
- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
lạnh;
- Sửa chữa hệ thống lạnh;
- Bảo hành hệ thống lạnh;
- Sửa chữa mạch điện điều khiển
cho hệ thống lạnh;
- Lắp đặt hệ thống lạnh công
nghiệp;
- Lắp đặt hệ thống điều hòa
không khí Chiler;
- Lắp đặt vận hành hệ thống
VRV/VRF;
- Vận hành hệ thống điều hòa
không khí trung tâm;
- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống điều hòa ô tô.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, trình độ cao đẳng có thể
tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
không khí trình độ trung cấp là ngành, nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì,
bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như: Hệ thống
máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá,
tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ...
đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong
Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm ngành, nghề Kỹ thuật
máy lạnh và điều hòa không khí thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các
công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo
quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí,
các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh
và điều hòa không khí;
Những nhiệm vụ chính của
ngành, nghề là: lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh
thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm; lắp đặt hệ
thống điều hòa không khí cục bộ; vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ
thống điều hòa không khí trung tâm; bảo trì - bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa
chữa hệ thống lạnh; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp
với khách hàng.
Môi trường làm việc của ngành,
nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí thường có độ cao thay đổi, tiếp
xúc với các thiết bị điện, thiết bị áp lực đòi hỏi độ tập trung và kỹ năng chuyên
ngành cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.665 giờ (tương đương 59 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định,
tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật trong;
- Trình bày được những nội
dung cơ bản về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống
cháy nổ trong thực hiện các công việc của nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
không khí;
- Hiểu được phương pháp, quy
trình thực hiện xanh hóa trong thực hiện các công việc của nghề;
- Trình bày được phương pháp và
quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp,
dân dụng đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Mô tả được các loại trang thiết
bị, dụng cụ và phân tích được chức năng của từng thiết bị, dụng cụ trong nghề
kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí;
- Trình bày được phương pháp và
quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa
không khí trung tâm đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được phương pháp và
quy trình bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu
kỹ thuật;
- Phân tích được các hư hỏng về
cơ, điện, lạnh trong các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí;
- Phân tích được các hư hỏng
thông thường về điều khiển điện tử trong các hệ thống lạnh;
- Biết được phương pháp cập nhật
các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nghề;
- Trình bày nguyên lý làm việc,
cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị chính được sử dụng trong nghề;
- Trình bày được phương pháp
tính toán phụ tải lạnh, chọn, thiết kế lắp đặt sơ bộ được hệ thống điện - lạnh
của máy lạnh, điều hòa không khí có năng suất lạnh nhỏ;
- Trình bày được các quy định
trong nghiệm thu bàn giao công việc;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật,
sơ đồ thiết kế, lắp đặt trong hệ thống lạnh;
- Lựa chọn, sử dụng được các dụng
cụ, thiết bị chính trong nghề;
- Giám sát và thực hiện được
công tác an toàn trong lĩnh vực của nghề;
- Lắp đặt, vận hành được hệ
thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng đảm bảo an toàn, đúng yêu
cầu kỹ thuật, đạt hiệu quả tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;
- Lắp đặt, vận hành được hệ
thống điều hòa không khí cục bộ đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt
hiệu quả, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;
- Bảo trì, bảo dưỡng được các
hệ thống lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt hiệu quả, tiết kiệm
nguyên, nhiên vật liệu;
- Kiểm tra được các thông số kỹ
thuật hệ thống thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu chuyên ngành đầu vào;
- Sửa chữa được các hư hỏng về
cơ, điện, lạnh trong các các hệ thống lạnh;
- Sửa chữa được một số hư hỏng
thông thường về điều khiển điện tử trong hệ thống lạnh;
- Đánh giá được tác động môi
trường của môi chất lạnh và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường khi thực hiện
các công việc của nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí;
- Đề xuất được phương án tiết
kiệm năng lượng, giảm thiểu phế thải khi thực hiện các lĩnh vực của nghề Kỹ thuật
máy lạnh và điều hòa không khí;
- Phân loại được rác thải trong
công nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc phối hợp
làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc ít thay đổi;
- Hướng dẫn giám sát những người
khác thực hiện nhiệm vụ đã định sẵn, chịu trách nhiệm với kết quả công việc
của bản thân và một phần đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và một
phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức,
đơn vị;
- Có đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Lắp đặt hệ thống máy lạnh
thương nghiệp;
- Lắp đặt hệ thống điều hòa
không khí cục bộ;
- Vận hành hệ thống máy lạnh;
- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
lạnh;
- Sửa chữa hệ thống lạnh;
- Bảo hành hệ thống lạnh;
- Sửa chữa mạch điện điều khiển
cho hệ thống lạnh.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, trình độ trung cấp có thể
tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
11.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ LẠNH
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Lắp đặt thiết bị lạnh trình độ
cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, bảo
trì các hệ thống lạnh công nghiệp; hệ thống kho lạnh âm sâu bảo quản các loại
thịt, cá, kho lạnh có nhiệt độ dương bảo quản rau, củ, quả với dung tích lớn,
các tủ cấp đông, băng chuyền cấp đông lạnh nhanh IQF, kho lạnh thương nghiệp
bảo quản sản phẩm trong các siêu thị, nhà hàng... đúng quy trình, đạt được các
yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn vệ sinh công nghiệp, đáp ứng yêu cầu
bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Những nhiệm vụ chính của nghề
Lắp đặt thiết bị lạnh: lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp, lắp đặt hệ
thống máy lạnh thương nghiệp, vận hành hệ thống máy lạnh, bảo trì hệ thống lạnh,
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức lao động, giao tiếp với khách hàng. Thiết
bị, dụng cụ chính được sử dụng để thực hiện các công việc của nghề: bộ hàn
hơi, bộ dụng cụ cơ khí, bộ uốn ống, nong ống, bộ nạp ga, đồng hồ đo điện áp,
dòng điện, cách điện, bộ thử kín áp lực, máy hút chân không, máy khoan các loại,
máy thu hồi ga, máy hàn điện, máy hàn ống nhiệt, máy rò ga, máy nâng hạ, bơm
cao áp, thiết bị đo kiểm lưu lượng, nhiệt độ, thăng bằng...
Người hành nghề có thể làm việc
ở các khu công nghiệp, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản và thực phẩm, các
nhà máy chế tạo thiết bị lạnh, các nhà máy chế biến, bảo quản nông sản và thực
phẩm, các doanh nghiệp thi công lắp đặt sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị lạnh.
Môi trường làm việc trong nhà và ngoài trời, nơi có độ cao thay đổi, tiếp xúc với
các thiết bị điện, thiết bị áp lực, các máy nâng hạ, gia công cơ khí đòi hỏi
độ tập trung và kỹ năng chuyên ngành cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định,
tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật trong lắp đặt thiết bị lạnh;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt cụm máy nén cho các hệ thống máy đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Phân tích được các bản vẽ lắp
đặt, khảo sát mặt bằng để lập kế hoạch, biện pháp thi công và dự trù thiết bị,
nhân lực, dụng cụ, vật tư, bảo hộ lao động… phục vụ cho lắp đặt cụm máy nén;
- Trình bày được những hiện tượng,
nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng trong lắp đặt cụm máy nén;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt thiết bị trao đổi nhiệt và van tiết lưu cho các hệ thống máy đảm bảo an
toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Phân tích được các bản vẽ lắp
đặt, khảo sát mặt bằng để lập kế hoạch, biện pháp thi công và dự trù thiết bị,
nhân lực, dụng cụ, vật tư, bảo hộ lao động… phục vụ cho lắp đặt thiết bị trao
đổi nhiệt và van tiết lưu;
- Trình bày được những hiện tượng,
nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng trong lắp đặt thiết bị trao đổi
nhiệt và van tiết lưu;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt hệ thống đường ống đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được nguyên lý làm
việc của hệ thống điện động lực, điều khiển;
- Trình bày được nguyên lý làm
việc của các thiết bị điện, điều khiển, chỉ báo, an toàn;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt hệ thống điện cho hệ thống lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Phân tích được các bản vẽ lắp
đặt, từ đó lập kế hoạch, biện pháp thi công và dự trù thiết bị, nhân lực, dụng
cụ, vật tư, bảo hộ lao động… phục vụ cho lắp đặt hệ thống điện;
- Trình bày được những hiện tượng,
nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng thường gặp trong quá trình lắp
đặt hệ thống điện;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý làm việc các thiết bị hệ thống lạnh;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lý làm việc các thiết bị đo, kiểm tra;
- Mô tả được phương pháp đo kiểm
các thông số kỹ thuật;
- Trình bày được quy trình hút
chân không, nạp gas, vận hành hệ thống lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ
thuật;
- Phân tích được các thông số
đo lường, lập được kế hoạch, dự trù thiết bị, nhân lực, dụng cụ, vật tư, bảo hộ
lao động… phục vụ cho việc hiệu chỉnh, bàn giao hệ thống lạnh;
- Trình bày được những hiện tượng,
nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng trong quá trình thực hiện việc
hiệu chỉnh, bàn giao hệ thống lạnh;
- Trình bày được nguyên lý làm
việc của hệ thống lạnh, hệ thống điện;
- Trình bày được cấu tạo và
nguyên lý làm việc của các thiết bị của hệ thống lạnh, điện: máy nén, thiết
bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, thiết bị tiết lưu,
thiết bị điện, thiết bị phụ,
thiết bị bảo vệ, điều khiển, an toàn;
- Trình bày được quy trình bảo
trì các thiết bị và hệ thống đường ống của hệ thống lạnh: thiết bị bay
hơi, thiết bị ngưng tụ; đường ống gió, đường ống dẫn nước, hệ thống điện và
các thiết bị phụ;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật
trong lắp đặt thiết bị lạnh;
- Lắp đặt thành thạo cụm máy
nén cho hệ thống lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và
thiết bị;
- Bàn giao được cụm máy nén sau
lắp đặt và hướng dẫn bảo quản cho bên tiếp nhận đúng quy định;
- Lắp đặt thành thạo thiết bị
trao đổi nhiệt và van tiết lưu cho hệ thống lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công
nghệ, an toàn cho người và thiết bị;
- Sử dụng thành thạo máy công
cụ cầm tay (máy khoan, cắt, mài …);
- Kết nối được đường ống đúng
quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy;
- Sử dụng được dụng cụ đo kiểm
cơ bản của nghề;
- Sử dụng thành thạo các trang
thiết bị an toàn đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp đặt được các thiết bị phụ
đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và
máy;
- Lắp đặt được hệ thống điện
cho hệ thống lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết
bị;
- Bảo trì được thiết bị và đường
ống của hệ thống lạnh theo đúng quy trình và kỹ thuật, an toàn cho người và
thiết bị;
- Bàn giao được toàn bộ hệ
thống lạnh sau khi bảo trì và hướng dẫn vận hành;
- Tổ chức và điều hành được hoạt
động của tổ, nhóm lắp đặt;
- Sử dụng các trang bị bảo hộ
an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay
đổi;
- Hướng dẫn, giám sát các thành
viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm cá nhân và
trách nhiệm đối với nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm trong
bàn giao hồ sơ bảo trì, bảo hành hệ thống lạnh, hệ thống lạnh, phụ kiện cho
chủ đầu tư và hướng dẫn vận hành đầy đủ, chính xác theo đúng quy định của
pháp luật;
- Chủ động lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện công việc;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Chấp hành đúng nội quy, quy
định của đơn vị;
- Luôn có tinh thần cầu thị,
hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;
- Năng động, sáng tạo trong quá
trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức
đã học vào thực tế sản xuất;
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên
trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Vị trí
việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt cụm máy nén;
- Lắp đặt thiết bị trao đổi
nhiệt, van tiết lưu;
- Lắp đặt hệ thống đường ống;
- Lắp đặt các thiết bị phụ;
- Lắp đặt hệ thống điện;
- Hiệu chỉnh bàn giao hệ
thống;
- Bảo trì, bảo hành hệ thống.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành,
nghề Lắp đặt thiết bị lạnh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các
trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Lắp đặt thiết bị lạnh trình độ
trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, bảo
trì các hệ thống lạnh công nghiệp; hệ thống kho lạnh âm sâu bảo quản các loại
thịt, cá, kho lạnh có nhiệt độ dương bảo quản rau, củ, quả với dung tích lớn,
các tủ cấp đông, băng chuyền cấp đông lạnh nhanh IQF, kho lạnh thương nghiệp
bảo quản sản phẩm trong các siêu thị, nhà hàng... đúng quy trình, đạt được các
yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn vệ sinh công nghiệp, đáp ứng yêu cầu
bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Những nhiệm vụ chính của nghề
Lắp đặt thiết bị lạnh: lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp, lắp đặt hệ
thống máy lạnh thương nghiệp, vận hành hệ thống máy lạnh, bảo trì hệ thống lạnh,
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức lao động, giao tiếp với khách hàng. Thiết
bị, dụng cụ chính được sử dụng để thực hiện các công việc của nghề: bộ hàn
hơi, bộ dụng cụ cơ khí, bộ uốn ống, nong ống, bộ nạp ga, đồng hồ đo điện áp,
dòng điện, cách điện, bộ thử kín áp lực, máy hút chân không, máy khoan các loại,
máy thu hồi ga, máy hàn điện, máy hàn ống nhiệt, máy rò ga, máy nâng hạ, bơm
cao áp, thiết bị đo kiểm lưu lượng, nhiệt độ, thăng bằng...
Người hành nghề có thể làm việc
ở các khu công nghiệp, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản và thực phẩm, các
nhà máy chế tạo thiết bị lạnh, các nhà máy chế biến, bảo quản nông sản và thực
phẩm, các doanh nghiệp thi công lắp đặt sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị lạnh.
Môi trường làm việc trong nhà và ngoài trời, nơi có độ cao thay đổi, tiếp xúc với
các thiết bị điện, thiết bị áp lực, các máy nâng hạ, gia công cơ khí đòi hỏi
độ tập trung và kỹ năng chuyên ngành cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định,
tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật trong lắp đặt thiết bị lạnh;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt cụm máy nén cho các hệ thống máy đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được những hiện tượng,
nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng trong lắp đặt cụm máy nén;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt thiết bị trao đổi nhiệt và van tiết lưu cho các hệ thống máy đảm bảo an
toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được những hiện tượng,
nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng trong lắp đặt thiết bị trao đổi
nhiệt và van tiết lưu;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt hệ thống đường ống đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được nguyên lý làm
việc của hệ thống điện động lực, điều khiển;
- Trình bày được nguyên lý làm
việc của các thiết bị điện, điều khiển, chỉ báo, an toàn;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt hệ thống điện cho hệ thống lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được những hiện tượng,
nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng thường gặp trong quá trình lắp
đặt hệ thống điện;
- Trình bày được cấu cạo,
nguyên lý làm việc các thiết bị đo, kiểm tra;
- Trình bày được quy trình hút
chân không, nạp gas, vận hành hệ thống lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ
thuật;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật
trong lắp đặt thiết bị lạnh;
- Lắp đặt được cụm máy nén cho
hệ thống lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết
bị;
- Lắp đặt được thiết bị trao đổi
nhiệt và van tiết lưu cho hệ thống lạnh đúng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an
toàn cho người và thiết bị.
- Sử dụng được thành thạo máy
công cụ cầm tay (máy khoan, cắt, mài …);
- Kết nối được đường ống đúng
quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy;
- Sử dụng được dụng cụ đo kiểm
cơ bản của ngành, nghề;
- Sử dụng thành thạo trang thiết
bị an toàn đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp đặt được các thiết bị phụ
đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và
máy;
- Lắp đặt được hệ thống điện
cho hệ thống lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết
bị;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc phối hợp
làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Luôn có tinh thần cầu thị,
hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;
- Năng động, có tinh thần sáng
tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt
áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên
trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và một
phần kết quả của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt cụm máy nén;
- Lắp đặt thiết bị trao đổi
nhiệt, van tiết lưu;
- Lắp đặt hệ thống đường ống;
- Lắp đặt các thiết bị phụ;
- Lắp đặt hệ thống điện.
6. Khả năng
học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Lắp đặt thiết bị lạnh, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát
triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
12.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: VẬN HÀNH, SỬA CHỮA THIẾT BỊ LẠNH
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Vận hành, sửa chữa thiết bị
lạnh trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên về vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa các thiết bị lạnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có
sử dụng thiết bị lạnh như các nhà máy chế biến và bảo quản sau thu hoạch, nhà
máy bia, nhà máy dược, nhà máy sữa, nhà máy dệt, các siêu thị, nhà hàng, các
cao ốc, các resort và các đơn vị thi công lắp đặt hệ thống lạnh; các đơn vị
tư vấn, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thiết bị lạnh, đáp ứng yêu cầu bậc 5
trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của ngành, nghề
bao gồm: Vận hành hệ thống lạnh công nghiệp, vận hành hệ thống máy lạnh dân dụng
và thương nghiệp, bảo dưỡng hệ thống lạnh công nghiệp, bảo dưỡng hệ thống
máy lạnh dân dụng và thương nghiệp, sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp, sửa
chữa hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp, kinh doanh, dịch vụ vật tư
- thiết bị lạnh, tư vấn nghề nghiệp về vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh.
Môi trường làm việc của người
trong ngành, nghề Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh thường xuyên làm việc với
cường độ cao, trong môi trường có nhiệt độ thay đổi, độ ồn, tiếp xúc với các
thiết bị điện, thiết bị áp lực, môi chất lạnh; chịu áp lực về thời gian và
yêu cầu đảm bảo sự hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần hợp tác, làm việc
nhóm, có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc,
có kiến thức về ngoại ngữ, tin học và hiểu biết về pháp luật Việt Nam. Ngoài
ra, cần phải thường xuyên tự học tập, cập nhật các vấn đề mới, tiếp cận các
công nghệ mới, công nghệ xanh thuộc ngành, nghề được đào tạo; không ngừng rèn
luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề
nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định
tiêu chuẩn trong bản vẽ về vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh;
- Phân tích được sơ đồ thiết
bị và nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh;
- Phân tích được bản chất về
nguyên lý hoạt động, nguyên tắc cấu tạo các thiết bị lạnh và chỉ ra những đặc
điểm riêng, chuyên biệt của từng chủng loại và theo từng hãng sản xuất;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động các thiết bị điều khiển, thiết bị đo, kiểm tra;
- Trình bày được các quy trình
vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh trong công nghiệp, dân dụng và
thương nghiệp;
- Phân tích được những hiện tượng,
nguyên nhân hư hỏng và cách kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị lạnh;
- Phân tích được các đặc tính kỹ
thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các
thiết bị lạnh trong hệ thống máy lạnh công nghiệp, dân dụng và thương nghiệp;
- Hiểu được phương pháp tính
toán cân bằng nhiệt; phương pháp tính sơ bộ năng suất lạnh của các thiết bị lạnh;
- Trình bày được các biện pháp
an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động và phương pháp sơ cứu
người bị tai nạn;
- Trình bày được các yêu cầu,
biện pháp thực hiện xanh hóa nghề vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh;
- Trình bày được những vấn đề
cơ bản về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và
giám sát, đánh giá quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật
về vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh;
- Vận hành thành thạo các thiết
bị trong hệ thống lạnh đúng quy trình, đảm bảo tối ưu hóa các thông số vận
hành;
- Bảo dưỡng được hệ thống lạnh
theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
- Xác định được các nguyên
nhân hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị lạnh;
- Tính toán, lựa chọn được các
thiết bị lạnh cần thay thế;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đồ
nghề sửa chữa thiết bị lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo các trang
thiết bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố;
- Tổ chức sản xuất và quản lý
điều hành được hoạt động của tổ, nhóm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa;
- Đề xuất và thực hiện được giải
pháp hạn chế chất phát thải gây hại cho môi trường trong quá trình bảo dưỡng,
sửa chữa, vận hành thiết bị lạnh;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ các nội quy của cơ
quan, đơn vị; các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy, chữa
cháy;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng
và bảo quản tài sản chung;
- Tuân thủ các quy định về
pháp luật trong kinh doanh;
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện công việc;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong
điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn giám sát những người
khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm với kết quả công việc của
bản thân và nhóm;
- Quan tâm, chăm sóc khách
hàng, đồng nghiệp với thái độ lịch sự, thân thiện;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Vận hành hệ thống lạnh công
nghiệp;
- Vận hành hệ thống máy lạnh
dân dụng và thương nghiệp;
- Bảo dưỡng hệ thống lạnh
công nghiệp; bảo dưỡng hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp; sửa
chữa hệ thống lạnh công nghiệp;
- Sửa chữa hệ thống máy lạnh
dân dụng và thương nghiệp;
- Kinh doanh, dịch vụ vật tư -
thiết bị lạnh;
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục
phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Vận hành, sửa chữa thiết bị
lạnh trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên về vận hành,
bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị lạnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
có sử dụng thiết bị lạnh như các nhà máy chế biến và bảo quản sau thu hoạch,
nhà máy bia, nhà máy dược, nhà máy sữa, nhà máy dệt, các siêu thị, nhà hàng,
các cao ốc, các resort và các đơn vị thi công lắp đặt hệ thống lạnh; các đơn
vị tư vấn, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thiết bị lạnh, đáp ứng yêu cầu bậc
4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của ngành, nghề
bao gồm: Vận hành hệ thống lạnh công nghiệp, vận hành hệ thống máy lạnh dân dụng
và thương nghiệp, bảo dưỡng hệ thống lạnh công nghiệp, bảo dưỡng hệ thống
máy lạnh dân dụng và thương nghiệp, sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp, sửa
chữa hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp, kinh doanh, dịch vụ vật tư
- thiết bị lạnh.
Môi trường làm việc của người
trong ngành, nghề Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh thường xuyên làm việc với
cường độ cao, trong môi trường có nhiệt độ thay đổi, độ ồn, tiếp xúc với các
thiết bị điện, thiết bị áp lực, môi chất lạnh; chịu áp lực về thời gian và
yêu cầu đảm bảo sự hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần hợp tác, làm việc
nhóm, có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc,
có kiến thức về ngoại ngữ, tin học và hiểu biết về pháp luật Việt Nam. Ngoài
ra, cần phải thường xuyên tự học tập, cập nhật các vấn đề mới, tiếp cận các
công nghệ mới, công nghệ xanh thuộc ngành, nghề được đào tạo; không ngừng rèn
luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề
nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định
tiêu chuẩn trong bản vẽ về vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động của hệ thống lạnh;
- Trình bày được nguyên tắc
cấu tạo và nguyên lý hoạt động các thiết bị lạnh, các thiết bị điều khiển,
thiết bị đo, kiểm tra;
- Nêu được phương pháp tính
toán cân bằng nhiệt; phương pháp tính sơ bộ năng suất lạnh của các thiết bị lạnh;
- Trình bày được các đặc tính kỹ
thuật, các thông số kỹ thuật của các chi tiết, một số cụm chi tiết, thiết bị
lạnh trong hệ thống máy lạnh công nghiệp, dân dụng và thương nghiệp;
- Trình bày được các quy trình
vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh trong công nghiệp, dân dụng và
thương nghiệp;
- Liệt kê được những hiện tượng,
nguyên nhân hư hỏng và cách kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị lạnh;
- Trình bày được các biện pháp
an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động và phương pháp sơ cứu
người bị tai nạn;
- Trình bày được các yêu cầu,
biện pháp thực hiện xanh hóa nghề vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được bản vẽ kỹ thuật về vận
hành, sửa chữa thiết bị lạnh;
- Vận hành được các thiết bị
trong hệ thống lạnh đúng quy trình, đảm bảo tối ưu hóa các thông số vận
hành;
- Bảo dưỡng được hệ thống lạnh
theo đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
- Xác định được các nguyên
nhân hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị lạnh;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đồ
nghề sửa chữa thiết bị lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo các trang
thiết bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ các nội quy của cơ
quan, đơn vị; các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy, chữa
cháy;
- Quan tâm, chăm sóc khách
hàng, đồng nghiệp với thái độ lịch sự, thân thiện;
- Tuân thủ các quy định về
pháp luật trong kinh doanh;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng
và bảo quản tài sản chung;
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện công việc;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp giải quyết công việc, trau dồi chuyên môn;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và một
phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Vận hành hệ thống lạnh công
nghiệp;
- Vận hành hệ thống máy lạnh
dân dụng và thương nghiệp;
- Bảo dưỡng hệ thống lạnh
công nghiệp; bảo dưỡng hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp; sửa
chữa hệ thống lạnh công nghiệp;
- Sửa chữa hệ thống máy lạnh
dân dụng và thương nghiệp;
- Kinh doanh, dịch vụ vật tư -
thiết bị lạnh.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu,
yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề
Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát
triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
13.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Điện tử dân dụng trình độ cao đẳng
là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thực hiện các công việc lắp ráp, kiểm
tra, sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất vận hành khai thác các thiết bị điện
tử dân dụng như: các thiết bị điện tử gia dụng, hệ thống giám sát cảnh báo,
các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống chiếu sáng dân dụng, các thiết
bị chăm sóc sức khỏe cá nhân theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an ninh, an
toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện điện tử
dân dụng làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ
chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện tử.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghề đáp ứng với vị trí công việc. Làm việc và giải quyết các công việc một
cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản
lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với
trình độ quy định.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Nêu được các quy định, tiêu
chuẩn trong các bản vẽ kỹ thuật của nghề;
- Giải thích được nguyên lý hoạt
động của các mạch điện tử cơ bản;
- Phân tích được nguyên lý hoạt
động của máy thu hình công nghệ cao;
- Phân tích được quy trình công
nghệ lắp ráp, sửa chữa, thay thế mảng, cụm thiết bị điện tử;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về các phương pháp lập trình ứng dụng PLC, vi điều khiển;
- Trình bày được hệ thống điều
khiển thông minh dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo;
- Phân tích được các hệ thống
chiếu sáng;
- Trình bày được về tương thích
điện từ;
- Phân tích được các quy trình
nghiệp vụ cơ bản của quản lý sản xuất, dịch vụ kinh doanh công nghệ;
- Phân tích được quy trình lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại
các bộ phận của doanh nghiệp;
- Xác định được các công việc
cơ bản trong quản lý chất lượng sản phẩm thiết bị công nghệ;
- Xác định được quy trình bàn
giao ca, ghi nhật ký công việc;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về an toàn lao động trong nghề nghiệp;
- Trình bày được các qui tắc vệ
sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng phòng chống phát thải
có hại đến môi trường;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ vẽ sơ
đồ mạch, sửa chữa, lắp ráp, thiết kế chuyên môn của nghề;
- Sử dụng thành thạo các dụng
cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
- Sử dụng được các phần mềm vẽ
mạch và lắp ráp được các mạch điện tử cơ bản;
- Lắp ráp, kiểm tra và hiệu chỉnh
được các mạch điện tử cơ bản;
- Xử lý được các sự cố
kỹ thuật xảy ra trong quá trình vận hành của các thiết bị điện tử, thiết bị
viễn thông;
- Cải tiến nâng cấp được
hệ thống điện tử dân dụng;
- Sử dụng được smartphone để
điều khiển các thiết bị tự động gia dụng;
- Vận hành và xử lý được một
số tình huống hệ thống smart city, smart home các chuẩn mạng truyền thông
trong hệ thống;
- Lắp đặt, kết nối được các
thiết bị trong thông tin di động, thông tin quang, mạng truyền hình, internet;
- Bảo dưỡng, sửa chữa được
các thiết bị điện tử dân dụng, hệ thống nghe nhìn, camera, hệ thống giám
sát cảnh báo;
- Sản xuất, kiểm định được sản
phẩm trong dây chuyền sản xuất, xưởng sản xuất thiết bị điện tử dân dụng;
- Xây dựng được các kế hoạch
nghiệp vụ như: kế hoạch tiếp thị, kế hoạch tổ chức hội nghị;
- Làm được các loại mẫu biểu,
báo cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của kinh doanh, dịch vụ;
- Tổ chức thực hiện được các biện
pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm với kết quả
công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công
việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Năng động, sáng tạo trong quá
trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế hệ thống giám sát,
điều khiển và cảnh báo;
- Sản xuất, lắp ráp thiết bị
điện tử dân dụng;
- Sửa chữa thiết bị điện tử
dân dụng;
- Kiểm định, kiểm tra chất lượng
sản phẩm;
- Tư vấn dịch vụ điện tử dân
dụng;
- Kinh doanh dịch vụ điện tử
dân dụng.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện tử dân dụng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở
các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Điện tử dân dụng trình độ
trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thực hiện các công việc lắp
ráp, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất vận hành khai thác các thiết
bị điện tử dân dụng như: các thiết bị điện tử gia dụng, hệ thống giám sát
cảnh báo, các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống chiếu sáng dân dụng,
các thiết bị chăm sóc sức khỏe cá nhân theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an
ninh, an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện điện tử
dân dụng làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ
chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện tử.
Để hành nghề, người lao động phải
có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc. Làm việc và giải quyết các công việc
một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản
lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với
trình độ quy định.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.430 giờ (tương đương 51 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Nêu được các quy định, tiêu
chuẩn trong các bản vẽ kỹ thuật của nghề;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động của các mạch điện tử cơ bản;
- Mô tả được nguyên lý hoạt động
của máy thu hình công nghệ cao;
- Mô tả được quy trình công nghệ
lắp ráp, sửa chữa, thay thế mảng, cụm thiết bị điện tử;
- Trình bày được các ứng dụng,
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về hệ thống điều khiển thông minh dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo;
- Mô tả được các hệ thống chiếu
sáng;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về tương thích điện từ;
- Trình bày được các quy trình
nghiệp vụ cơ bản của quản lý sản xuất, dịch vụ kinh doanh công nghệ;
- Mô tả được quy trình lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại
các bộ phận của doanh nghiệp;
- Mô tả được các công việc cơ bản
trong quản lý chất lượng sản phẩm thiết bị công nghệ;
- Trình bày được quy trình bàn
giao ca, ghi nhật ký công việc;
- Trình bày được các qui tắc về
an toàn lao động; vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng
phòng chống phát thải;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được bản vẽ kỹ vẽ sơ đồ mạch,
sửa chữa, lắp ráp chuyên môn của nghề;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ
đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
- Lắp ráp được các mạch điện
tử cơ bản;
- Xử lý được một số sự cố kỹ
thuật đơn giản xảy ra trong quá trình vận hành của các thiết bị điện tử, thiết
bị viễn thông;
- Sử dụng được smartphone để
điều khiển các thiết bị tự động gia dụng;
- Vận hành được hệ thống smart
city, smart home các chuẩn mạng truyền thông trong hệ thống;
- Lắp đặt, kết nối được các
thiết bị trong thông tin di động, thông tin quang, mạng truyền hình, internet;
- Bảo dưỡng, sửa chữa được một
số thiết bị điện tử dân dụng, hệ thống nghe nhìn, camera, hệ thống giám
sát cảnh báo.
- Tham gia làm được các loại mẫu
biểu, báo cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của kinh doanh, dịch vụ;
- Áp dụng được các biện pháp an
toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm với kết quả
công việc của bản thân trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết một
số công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Năng động, có ý thức sáng tạo
trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và một
phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sản xuất, lắp ráp thiết bị
điện tử dân dụng;
- Sửa chữa thiết bị điện tử
dân dụng;
- Kiểm định, kiểm tra chất lượng
sản phẩm;
- Tư vấn dịch vụ điện tử dân
dụng;
- Kinh doanh dịch vụ điện tử
dân dụng.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện tử dân dụng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở
các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
14.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Điện tử công nghiệp trình độ
cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện lắp đặt, bảo trì, bảo
dưỡng, vận hành các thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển của các hệ
thống công nghiệp, hệ thống giám sát an ninh, cảnh báo an toàn, hệ thống
truyền thông công nghiệp, hệ thống điện mặt trời, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong
Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện tử Công
nghiệp thường làm việc trong môi trường công nghiệp như: nhà máy, xí nghiệp,
khu chế xuất, các tòa nhà cao tầng. Vì vậy đòi hỏi người hành nghề phải có khả
năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp,
tác phong công nghiệp, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.200 giờ (tương đương 79 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định,
tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong
công việc;
- Giải thích được các định luật
trong lĩnh vực điện, điện tử, nguyên lý của các thiết bị điện tử và máy điện;
- Phân tích được các hiện tượng
hư hỏng trong lĩnh vực điện tử công nghiệp;
- Phân tích được cấu tạo,
nguyên lí hoạt động, tính chất, ứng dụng và thông số kỹ thuật của các linh kiện
điện tử, điện tử công suất;
- Giải thích được nguyên lý hoạt
động của các linh kiện, thiết bị tương tự, số;
- Giải thích được nguyên lí hoạt
động của các mạch điện thông dụng;
- Phân tích được các chương
trình cơ bản cho PLC, vi điều khiển;
- Phân tích được sơ đồ mạch điện,
điện tử, sơ đồ thi công, lắp ráp thiết bị;
- Trình bày được quy trình thi
công board mạch in từ sơ đồ nguyên lý;
- Trình bày được cấu tạo,
nguyên lí hoạt động của các dây chuyền sản xuất công nghiệp;
- Phân tích được nguyên lí hoạt
động của các mạch điện, các thiết bị điện tử phục vụ thiết kế, kiểm tra, sửa
chữa;
- Hiểu được phương pháp thiết kế
mạch điện, mạch điện tử ứng dụng đáp ứng yêu cầu công việc;
- Nêu được tầm quan trọng của
công nghệ Internet of Thing (IoT) và công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực điện tử
công nghiệp;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Sử dụng thành thạo các thiết
bị đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ của
nghề Điện tử công nghiệp;
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật
trong lĩnh vực điện tử công nghiệp (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ
sơ đồ nguyên lý);
- Vận hành được các thiết bị
điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
- Lắp đặt, kết nối được các
thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
- Bảo trì, sửa chữa được các
thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc;
- Thiết kế và thực hiện được mạch
điện thay thế, mạch điện ứng dụng;
- Lập trình được cho vi điều
khiển, PLC trong các ứng dụng cụ thể;
- Sử dụng được các phần mềm
chuyên ngành điện tử công nghiệp;
- Kết nối được các thiết bị truyền
thông có dây và không dây, kết nối mạng Modbus, Mạng AS-i, Mạng Industrial
Ethernet;
- Xác định, xử lý được các sự
cố mạng truyền thông công nghiệp thông thường;
- Bảo dưỡng được robot trong
công nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công
dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
- Có phương pháp làm việc khoa
học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực Điện tử công
nghiệp;
- Năng động, tự tin, cầu tiến
trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ;
- Tự chịu trách nhiệm về chất
lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và trách nhiệm
đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp ráp sản phẩm điện - điện
tử;
- Vận hành các thiết bị điện,
điện tử;
- Lắp đặt, kết nối các thiết bị
điện tử;
- Bảo trì, bảo dưỡng các thiết
bị điện tử;
- Sửa chữa các thiết bị điện
tử;
- Kinh doanh, dịch vụ thiết
bị điện tử.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển
ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH
ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về
ngành, nghề
Điện tử công nghiệp trình độ trung
cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, bảo
trì, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển của
các hệ thống công nghiệp, hệ thống giám sát an ninh, cảnh báo an toàn, hệ
thống truyền thông công nghiệp, hệ thống điện mặt trời, đáp ứng yêu cầu bậc
4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện tử công
nghiệp thường làm việc trong môi trường công nghiệp như: nhà máy, xí nghiệp,
khu chế xuất, các tòa nhà cao tầng. Vì vậy đòi hỏi người hành nghề phải có khả
năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp,
tác phong công nghiệp, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Nêu được các quy định, tiêu
chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong
công việc;
- Trình bày được các định luật
trong lĩnh vực điện, điện tử;
- Giải thích được nguyên lý hoạt
động của các linh kiện, thiết bị tương tự, số;
- Giải thích được nguyên lí hoạt
động của các mạch điện thông dụng;
- Phân tích được các chương
trình cơ bản cho PLC, vi điều khiển;
- Phân tích được sơ đồ mạch điện,
điện tử, sơ đồ thi công, lắp ráp thiết bị;
- Trình bày được quy trình thi
công board mạch in từ sơ đồ nguyên lý;
- Nêu được tầm quan trọng của
công nghệ Internet of Thing (IoT) và công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực Điện tử
công nghiệp;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Sử dụng được các thiết bị đảm
bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ của nghề Điện
tử công nghiệp;
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật
trong lĩnh vực điện tử công nghiệp (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ
sơ đồ nguyên lý);
- Vận hành được các thiết bị
điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
- Lắp đặt, kết nối được các
thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp theo quy định;
- Bảo trì, sửa chữa được các
thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc;
- Thay thế được các mạch điện ứng
dụng;
- Sử dụng được các phần mềm
chuyên ngành Điện tử công nghiệp;
- Bảo dưỡng được một số robot
trong công nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công
dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
- Có phương pháp làm việc khoa
học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực Điện tử công
nghiệp;
- Năng động, tự tin, cầu tiến
trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ;
- Tự chịu trách nhiệm về chất
lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn quy định;
- Chịu trách nhiệm đánh giá
chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và
và một phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ
chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp ráp sản phẩm điện - điện
tử;
- Vận hành các thiết bị điện,
điện tử;
- Lắp đặt, kết nối các thiết
bị điện tử;
- Bảo trì, bảo dưỡng các thiết
bị điện tử;
- Sửa chữa các thiết bị điện
tử.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Điện tử công nghiệp, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển
ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học
liên thông lên trình độ cao hơn
trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào
tạo./.
15.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Cơ điện tử trình độ cao đẳng
là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc thiết kế, lắp ráp, kết
nối, bảo trì và các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm cơ điện tử và các hệ
thống thiết bị tự động hóa, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ
quốc gia Việt Nam.
Người lao động trong ngành, nghề
Cơ điện tử có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các nhà máy chế tạo,
lắp ráp sản phẩm cơ điện tử, các dây chuyền sản xuất tự động, các doanh nghiệp
làm dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử, các doanh nghiệp cung
cấp thiết bị cơ điện tử, chăm sóc khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ
cơ điện tử.
Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành,
nghề Cơ điện tử là: Thiết kế hệ thống cơ điện tử; phân tích cấu trúc và hoạt
động của hệ thống cơ điện tử; lắp ráp, vận hành và bảo trì các hệ thống thiết
bị cơ khí, điện - điện tử, thủy lực - khí nén, các hệ thống tự động hóa sử
dụng các bộ điều khiển; lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống tự động;
xử lý các sự cố của hệ thống thiết bị cơ điện tử; tổ chức sản xuất theo
nhóm, bồi dưỡng thợ bậc thấp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Nêu được các quy định, tiêu
chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề:
- Trình bày được nguyên tắc,
quy định an toàn lao động, môi trường công nghiệp;
- Phân tích được quy cách, tính
chất của các loại vật liệu trong lĩnh vực ngành, nghề;
- Trình bày được nội dung cơ bản
của đo lường dung sai, vẽ kỹ thuật, công nghệ chế tạo cơ khí, nguyên lý chi tiết
máy, công nghệ CAD/CAM/CNC;
- Trình bày được các loại năng
lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện, các dạng
năng lượng tái tạo;
- Trình bày được những kiến thức
về điện - điện tử: điện kỹ thuật, điện tử, điều khiển truyền động điện, cảm
biến đo lường, điện tử công suất; các kỹ thuật về điều khiển: điều khiển bằng
rơ le, điều khiển bằng PLC, vi điều khiển, robot công nghiệp, máy điều khiển
theo chương trình số CNC; mô phỏng và tính toán: Autocad, Inventor, Win CC,
SCADA, Robotino View…;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về hệ thống cơ điện tử, hệ modul sản xuất linh hoạt MPS, hệ thống điều
khiển quá trình PCS, mạng truyền thông;
- Trình bày, giải đáp được các
vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện
tử; tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ; phương pháp khai thác và ứng dụng
thực tiễn các công nghệ sản xuất hiện đại;
- Trình bày được phương pháp lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình sản xuất công
nghiệp thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các
công đoạn trong sản xuất công nghiệp;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật
về hệ thống cơ điện tử, điều khiển, vi điều khiển.. của nghề;
- Lắp đặt, vận hành, khai thác
được các hệ thống cơ điện tử, các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống
truyền động cơ khí, điện - khí nén, điện - thủy lực, điều khiển truyền động điện,
servo điện - thủy - khí;
- Vận dụng được các phương thức
điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm
biến, mạng truyền thông công nghiệp trong công việc chuyên của nghề;
- Thiết kế được các giải pháp tự
động hóa cho các hệ thống điều khiển, các mô đun sản xuất linh hoạt, hệ
thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập
dữ liệu;
- Lập được kế hoạch, tổ chức thực
hiện và giám sát, đánh giá các quá trình sản xuất công nghiệp thực tế và các
mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất
công nghiệp;
- Quản lý, tổ chức, bảo trì được
các hệ thống công nghiệp, ứng dụng máy tính trong quá trình xây dựng kế hoạch
bảo trì các hệ thống công nghiệp trong các công ty, xí nghiệp;
- Đề xuất, lập được dự án,
tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cho trạm và hệ thống tự động
cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật;
- Lập được quy trình công nghệ
và gia công các sản phẩm bằng công nghệ CAD/CAM/CNC, công nghệ in 3D; tiếp cận
và phát triển các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong
nhà trường;
- Bảo trì, sửa chữa được các
cơ cấu truyền động cơ khí, các thiết bị điện - điện tử, hệ thống thủy lực -
khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Có đạo đức và lương tâm nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay
đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những
người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm
đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc
sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Gia công các chi tiết cơ khí;
- Lắp ráp cơ khí trong hệ
thống cơ điện tử;
- Lắp ráp điện, điện tử trong
hệ thống cơ điện tử;
- Lắp ráp khí nén, thủy lực
trong hệ thống cơ điện tử;
- Vận hành và giám sát hệ
thống cơ điện tử;
- Lập trình điều khiển hệ
thống cơ điện tử;
- Lập trình, vận hành robot
công nghiệp;
- Bảo trì và nâng cấp hệ
thống cơ điện tử;
- Kinh doanh trong lĩnh vực cơ
điện tử.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Cơ điện tử, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các
trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Cơ điện tử trình độ trung cấp
là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc thiết kế, lắp ráp, kết
nối, bảo trì và các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm cơ điện tử và các hệ
thống thiết bị tự động hóa, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ
quốc gia Việt Nam.
Người lao động trong ngành, nghề
Cơ điện tử có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các nhà máy chế tạo,
lắp ráp sản phẩm cơ điện tử, các dây chuyền sản xuất tự động, các doanh nghiệp
làm dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử, các doanh nghiệp cung
cấp thiết bị cơ điện tử, chăm sóc khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ
cơ điện tử.
Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành,
nghề Cơ điện tử là: Thiết kế hệ thống cơ điện tử; phân tích cấu trúc và hoạt
động của hệ thống cơ điện tử; lắp ráp, vận hành và bảo trì các hệ thống thiết
bị cơ khí, điện - điện tử, thủy lực - khí nén, các hệ thống tự động hóa sử
dụng các bộ điều khiển; lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống tự động;
xử lý các sự cố của hệ thống thiết bị cơ điện tử; tổ chức sản xuất theo
nhóm, bồi dưỡng thợ bậc thấp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.600 giờ (tương đương 57 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Nêu được các quy định, tiêu
chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề:
- Trình bày được những kiến thức
về an toàn lao động, môi trường công nghiệp;
- Mô tả được quy cách, tính
chất của các loại vật liệu trong lĩnh vực ngành, nghề;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về đo lường dung sai, vẽ kỹ thuật, công nghệ chế tạo cơ khí, nguyên lý
chi tiết máy, công nghệ CAD/CAM/CNC;
- Trình bày được kiến thức cơ bản
về năng lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện,
các dạng năng lượng tái tạo; các kiến thức về điện - điện tử: điện kỹ thuật,
điện tử, điều khiển truyền động điện, cảm biến đo lường, điện tử công suất;
các kỹ thuật về điều khiển: điều khiển bằng rơ le, điều khiển bằng PLC, vi điều
khiển, robot công nghiệp, máy điều khiển theo chương trình số CNC;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật
về hệ thống cơ điện tử, điều khiển, vi điều khiển.. của nghề;
- Lắp đặt, vận hành, khai thác
được các hệ thống cơ điện tử, các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống
truyền động cơ khí, điện - khí nén, điện - thủy lực, điều khiển truyền động điện,
servo điện - thủy - khí;
- Vận dụng được các phương thức
điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, mạng truyền
thông công nghiệp trong công việc được giao;
- Ứng dụng được các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề để phục vụ lắp đặt,
vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất công nghiệp trong các doanh nghiệp;
- Điều khiển, giám sát và thu
thập dữ liệu của hệ thống sản xuất cơ điện tử; thực hiện gia công các sản
phẩm bằng công nghệ CAD/CAM/CNC, công nghệ in 3D…;
- Bảo trì, sửa chữa được các
cơ cấu truyền động cơ khí, các thiết bị điện - điện tử, hệ thống thủy lực -
khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Có đạo đức và lương tâm nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao;
- Làm việc độc lập trong điều
kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối
với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những
người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
- Đánh giá hoạt động của nhóm
và kết quả thực hiện của cá nhân.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Gia công các chi tiết cơ khí;
- Lắp ráp cơ khí trong hệ
thống cơ điện tử;
- Lắp ráp điện, điện tử trong
hệ thống cơ điện tử;
- Lắp ráp khí nén, thủy lực
trong hệ thống cơ điện tử;
- Vận hành và giám sát hệ
thống cơ điện tử;
- Lập trình điều khiển hệ
thống cơ điện tử;
- Lập trình, vận hành robot
công nghiệp;
- Bảo trì và nâng cấp hệ
thống cơ điện tử;
- Kinh doanh trong lĩnh vực cơ
điện tử.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành,
nghề Cơ điện tử, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ
cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
16.
QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ
NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐÀI TRẠM VIỄN THÔNG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn
thông trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành mạng di động
2G, 3G, 4G.., thiết lập cấu hình Switch, Router, GPON,… phân tích, thiết kế, lắp
đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trạm phát sóng di động, đáp ứng yêu
cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt
đài trạm viễn thông làm việc ở các vị trí: lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn
thông; lắp đặt truyền dẫn cho trạm viễn thông; lắp đặt thiết bị viễn thông cho
trạm viễn thông; bảo dưỡng trạm viễn thông; sửa chữa trạm viễn thông; phân
tích và thiết kế hệ thống mạng; lắp đặt hệ thống mạng; bảo trì hệ thống mạng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Hiểu được các quy định, tiêu
chuẩn về bản vẽ kỹ thuật trong nghề;
- Mô tả được chức năng và cách
sử dụng các dụng cụ cơ khí và các thiết bị đo kiểm của ngành, nghề;
- Trình bày được quy trình lắp
đặt trạm BTS, tuân thủ các quy tắc an toàn điện và vệ sinh theo tiêu chuẩn 5S;
- Trình bày được các kiến thức
cơ sở về lắp đặt đài trạm viễn thông;
- Trình bày được nguyên lý hoạt
động, các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện - điện tử
viễn thông;
- Giải thích được chức năng,
nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các mô hình năng lượng xanh và sạch (năng
lượng mặt trời hoặc năng lượng gió,…) để cung cấp nguồn điện cho cơ sở hạ
tầng trạm BTS;
- Trình bày được chức năng,
nguyên lý hoạt động của các thiết bị mạng;
- Mô tả được chức năng, nguyên
lý hoạt động của các thiết bị điều khiển, giám sát từ xa và ứng dụng các phần
mềm công nghệ mới;
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá
được tiến độ thi công lắp;
- Phân tích được ưu, nhược điểm
của các thiết bị cùng loại nhưng khác nhà sản xuất;
- Trình bày được các phương
pháp phân tích, tổng hợp số liệu trên các loại bản vẽ kỹ thuật; phương pháp
xác định chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các
mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt các biển báo trên công trường
thi công;
- Nêu được cách tính, chọn dây
cáp đồng, cáp quang, cáp điện; khí cụ điện, thiết bị đo lường, tín hiệu, điều
khiển, bảo vệ,... cho các công trình mạng và trạm BTS;
- Phân tích được các thông số
đo lường, lập được kế hoạch, dự trù thiết bị, nhân lực, dụng cụ, vật tư, bảo hộ
lao động… phục vụ cho việc hiệu chỉnh, bàn giao hệ thống mạng và trạm BTS;
- Nêu được tầm quan trọng của
công nghệ Internet of Thing (IoT) và công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực mạng và
viễn thông;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được bản vẽ thiết kế và lắp
đặt thiết bị theo bản vẽ;
- Tính toán và giải quyết được
các thông số vật lý trong quá trình lắp đặt hệ thống trạm;
- Xác định được các quy trình
lắp đặt và tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình lắp đặt trạm BTS;
- Áp dụng được mô hình quản lý
và vệ sinh 5S;
- Sử dụng thành thạo các dụng
cụ cơ khí và các thiết bị đo, để lắp đặt và đo kiểm;
- Lắp đặt được các thiết bị
giám sát, thiết bị năng lượng xanh cho hệ thống trạm BTS;
- Lắp đặt được các đài trạm viễn
thông và lắp đặt cáp đồng và cáp quang, các tủ thiết bị viễn thông, hệ thống
nguồn và các thiết bị phụ trợ khác;
- Sửa chữa và khắc phục được
các hỏng hóc thông thường của thiết bị điện – điện tử viễn thông;
- Sửa chữa và khắc phục được
các sự cố hệ thống cáp;
- Sử dụng được các thiết bị
đo lường để kiểm tra trong quá trình lắp đặt;
- Vận hành, khai thác được các
thiết bị trong đài trạm viễn thông;
- Tư vấn được cho các dự án
trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông;
- Kiểm tra được kết quả trong
quá trình lắp đặt;
- Cấu hình được các thiết bị
mạng: Switch, Router, Wifi,..;
- Cài đặt được các thông số
tiêu chuẩn cho hệ điều hành máy trạm và các ứng dụng của thiết bị;
- Kiểm tra và thực hiện bảo
dưỡng định kỳ được các phần mềm ứng dụng theo kế hoạch;
- Kiểm tra được hoạt động của
máy trạm, bảo dưỡng toàn bộ phần cứng máy trạm;
- Xác định được sự cố hư hỏng,
chuẩn bị thiết bị dự phòng và thay thế thiết bị hư hỏng;
- Cấu hình và xử lý được sự
cố trong môi trường mạng với quy mô nhỏ;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm với kết quả
công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công
việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hợp tác, năng động, sáng tạo
trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Hướng dẫn, giám sát cấp dưới
thực hiện nhiệm vụ xác định;
- Đánh giá chất lượng công việc
sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn
thông;
- Lắp đặt truyền dẫn cho trạm
viễn thông;
- Lắp đặt thiết bị viễn thông
cho trạm viễn thông;
- Bảo dưỡng trạm viễn thông;
- Sửa chữa trạm viễn thông;
- Phân tích và thiết kế hệ
thống mạng;
- Lắp đặt hệ thống mạng;
- Bảo trì hệ thống mạng.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành,
nghề Lắp đặt đài trạm viễn thông, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển
ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH
ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới
thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn
thông trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành mạng di động
2G, 3G, 4G.., thiết lập cấu hình Switch, Router, GPON, … phân tích, thiết kế,
lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trạm phát sóng di động, đáp ứng yêu
cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt
đài trạm viễn thông làm việc ở các vị trí: lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn
thông; lắp đặt truyền dẫn cho trạm viễn thông; lắp đặt thiết bị viễn thông cho
trạm viễn thông; bảo dưỡng trạm viễn thông; sửa chữa trạm viễn thông; phân
tích và thiết kế hệ thống mạng; lắp đặt hệ thống mạng; bảo trì hệ thống mạng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu:
1.600 giờ (tương đương 57 tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định,
tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật trong nghề;
- Nêu được chức năng và cách
sử dụng của các dụng cụ cơ khí và các thiết bị đo kiểm cho nghề lắp đặt trạm
viễn thông;
- Trình bày được các quy trình
lắp đặt trạm BTS, quy tắc an toàn điện và vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn 5S;
- Mô tả được các kiến thức cơ
sở về lắp đặt đài trạm viễn thông;
- Mô tả được nguyên lý hoạt động,
các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện - điện tử viễn
thông;
- Phân tích được chức năng,
nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các mô hình năng lượng xanh và sạch (năng
lượng mặt trời hoặc năng lượng gió,…) để cung cấp nguồn điện cho cơ sở hạ
tầng trạm BTS;
- Mô tả và phân biệt được chức
năng, nguyên lý hoạt động của các thiết bị mạng;
- Trình bày được những kiến thức
cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục
thể chất theo quy định.
3. Kỹ
năng
- Đọc được bản vẽ thiết kế và lắp
đặt thiết bị theo bản vẽ;
- Sử dụng được các dụng cụ cơ
khí và các thiết bị đo, để lắp đặt và đo kiểm;
- Lắp đặt được các thiết bị
giám sát, thiết bị năng lượng xanh cho hệ thống trạm BTS;
- Lắp đặt được các đài trạm viễn
thông và lắp đặt cáp đồng và cáp quang, các tủ thiết bị viễn thông, hệ thống
nguồn và các thiết bị phụ trợ khác;
- Sửa chữa và khắc phục được các
hỏng hóc thông thường của thiết bị điện - điện tử viễn thông;
- Sửa chữa và khắc phục được
sự cố các hệ thống cáp;
- Sử dụng được các thiết bị
đo lường để kiểm tra trong quá trình lắp đặt;
- Áp dụng được mô hình quản lý
và vệ sinh 5S;
- Sử dụng được công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc
chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản,
đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ
tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm với kết quả
công việc của bản thân và một phần của nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức
doanh nghiệp;
- Hợp tác, năng động, có ý thức
sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Đánh giá chất lượng công việc
sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và một phần công việc các
thành viên trong nhóm;
- Có khả năng cập nhật kiến thức
và sáng tạo trong công việc.
5. Vị
trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học
có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn
thông;
- Lắp đặt truyền dẫn cho trạm
viễn thông;
- Lắp đặt thiết bị viễn thông
cho trạm viễn thông;
- Bảo dưỡng trạm viễn thông;
- Lắp đặt hệ thống mạng.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp
ngành, nghề Lắp đặt đài trạm viễn thông, trình độ trung cấp có thể tiếp tục
phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có
năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi
ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong
cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.