|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 32-BYT/TT tiêu chuẩn thương tật mất sức lao động
Số hiệu:
|
32-BYT/TT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Y tế
|
|
Người ký:
|
Hoàng Đình Cầu
|
Ngày ban hành:
|
23/08/1976
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
Y TẾ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
32-BYT/TT
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 8 năm 1976
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 32-BYT/TT NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 1976 BAN HÀNH
TIÊU CHUẨN THƯƠNG TẬT VÀ TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG MỚI
Từ trước đến nay, việc giám định
sức khoẻ và thương tật đều căn cứ vào:
- Tiêu chuẩn thương tật 6 hạng;
- Tiêu chuẩn thương tật 8 hạng
ban hành ngày 12/11/1965.
- Tiêu chuẩn mất sức lao động
ban hành ngày 22/5/1970.
Nhờ các tiêu chuẩn nói trên, việc
khám xét được tiến hành thuận lợi và đạt nhiều kết quả.
Để đáp ứng yêu cầu trước tình hình
và nhiệm vụ mới, Bộ Y tế đã trao trách nhiệm cho Viện giám định y khoa nghiên
cứu bổ sung, chỉnh lý tiêu chuẩn thương tật 8 hạng và tiêu chuẩn mất sức lao
động, làm thành 2 bảng tiêu chuẩn mới.
Nay căn cứ vào Quyết định của Hội
đồng Chính phủ số 135/CP ngày 4/8/1976 về việc sửa đổi thủ tục xây dựng, ban
hành những tiêu chuẩn cụ thể về thương tật và mất sức lao động; sau khi thống
nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng (Cục Quân y), Bộ Thương binh và Xã hội, Bộ Lao
động, Ban Tổ chức Chính phủ, Tổng công đoàn Việt Nam v.v... Bộ Y tế Quyết định
chính thức ban hành hai tiêu chuẩn mới về thương tật 8 hạng, về mất sức lao
động để thay thế cho tiêu chuẩn thương tật 8 hạng cũ, tiêu chuẩn mất sức cũ hiện
hành, và ra Thông tư hướng dẫn thi hành như sau:
A. VỀ TIÊU
CHUẨN THƯƠNG TẬT 8 HẠNG MỚI
1. Nội dung vẫn giữ nguyên của bảng
cũ những tỷ lệ làm căn cứ, giữ nguyên tỷ lệ của các hạng và cách tính tỷ lệ,
nhưng có điều chỉnh và sửa đổi những điểm bất hợp lý và bổ sung nhiều phần, nhiều
tỷ lệ trước đây còn thiếu.
2. Phạm vi áp dụng là các đối tượng
thương binh, dân quân tự vệ v.v... do Bộ Thương binh và Xã hội quy định cụ thể
chung cho cả Nước. Ngoài ra, bảng tiêu chuẩn 8 hạng mới còn áp dụng để xếp hạng
thương tật do tai nạn lao động đối với những đối tượng được quy định trong Điều
lệ Bảo hiểm Xã hội..
B. VỀ TIÊU
CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG MỚI
1. Về phân hạng, bảng mới vẫn chia
3 hạng A, B, C nhưng thay đổi nội dung:
- Hạng A là hạng tàn phế, mất sức
từ 81% đến 100%;
- Hạng B là hạng mất sức lao động
từ 61% đến 80% tạm thời hoặc lâu dài;
- Hạng C là hạng giảm sức từ 41%
đến 60%. Cả hai hạng A và B đều trong diện về nghỉ mất sức, riêng hạng A được hưởng
thêm phụ cấp tàn phế.
- Hạng C vẫn làm việc nhưng được
sắp xếp công tác phù hợp với sức khoẻ v.v... Tiêu chuẩn của hạng C còn dùng làm
tiêu chuẩn tái tuyển cho các đối tượng đã cho về nghỉ mất sức trước đây.
2. Đối tượng áp dụng chính gồm 3
loại: - Công nhân, viên chức đau ốm kéo dài;
- Công nhân, viên chức nghỉ mất sức
đến thời hạn khám lại;
- Anh chị em bệnh binh, những người
thuộc diện được hưởng chính sách.
Ngoài ra bảng tiêu chuẩn mất sức
mới còn dùng tham khảo trong khám tuyển dụng lần đầu, khám sức khoẻ định kỳ hàng
năm khám tái tuyển nghĩa vụ quân sự và khám sức khoẻ học sinh.
C. VỀ MẶT
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Việc ban hành 2 tiêu chuẩn nói trên
đòi hỏi phải thành lập và kiện toàn hệ thống tổ chức giám định y khoa các cấp
từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm việc khám xét chu đáo và việc Quyết định
theo nguyên tắc tập thể, cũng như cần có sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các ngành
hữu quan y tế, thương binh xã hội, lao động, quốc phòng, Tổng công đoàn để việc
vận dụng, áp dụng được thuận lợi.
Việc ban hành 2 tiêu chuẩn mới là
một bước tiến trong việc chấp hành chính sách, chế độ về thương tật và lao động,
kịp thời đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới. Bộ Y tế trân trọng đề
nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và thủ trưởng các ngành thi hành
nghiêm chỉnh Thông tư này (có kèm theo 2 bảng tiêu chuẩn mới) đồng thời giao
trách nhiệm cho Hội đồng giám định y khoa Trung ương và Việc giám định y khoa
đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
Thông tư ban hành 2 tiêu chuẩn mới
này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các tiêu chuẩn cũ gồm:
- Tiêu chuẩn mất sức lao động do
Bộ Y tế ban hành Thông tư số 26-BYT/TT ngày 22/5/1970.
- Tiêu chuẩn thương tật 8 hạng ban
hành trong Thông tư Bộ Nội vụ - Y tế - Quốc phòng số 287-LBQP ngày 12/11/1965
và các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Những Quyết định về
mất sức lao động và xếp hạng thương tật trước đây của các Hội đồng giám định y
khoa căn cứ vào 2 tiêu chuẩn cũ vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Trường hợp quá
bất hợp lý thì có thể phúc quyết lại theo các tiêu chuẩn mới. Trong quá trình
thực hiện có khó khăn trở ngại gì, đề nghị Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giám
định y khoa các cấp phản ảnh cho Bộ Y tế để có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu và
giải quyết.
BẢNG TIÊU CHUẨN PHÂN HẠNG
MẤT SỨC LAO ĐỘNG
Trước đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông
tư số 09-BYT/TT ngày 1/6/1960 và Thông tư số 26-BYT/TT ngày 22/5/1970 để hướng
dẫn thi hành việc khám xét cho cán bộ, công nhân viên chức thôi việc vì ốm đau,
già yếu, mất sức lao động.
Các văn bản trên đã giúp Hội đồng
giám định y khoa các cấp có căn cứ để tiến hành khám xét khả năng lao động, đáp
ứng kịp thời yêu cầu thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Bảng tiêu
chuẩn phân hạng mất sức lao động ban hành kèm theo Thông tư lần sau đã có nhiều
tiến bộ hơn lần trước, nhưng qua 6 năm áp dụng đã thể hiện một số nhược điểm:
1. Nội dung phân hạng nhằm phục vụ
yêu cầu trước mắt, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực hiện chính sách trong giai
đoạn mới. Mức độ bệnh tật quy định để cho về mất sức chưa sát với tình hình sức
khoẻ và điều kiện lao động của nhân dân ta.
2. Cách sắp xếp bệnh tật chưa hợp
lý, có tình trạng chồng chéo, không nhất quán giữa các chuyên khoa; một số bệnh
chưa được đề cập tới v.v... gây trở ngại cho việc vận dụng.
Từ nay, Tổ quốc ta đã hoà bình, thống
nhất, để góp phần sử dụng hợp lý khả năng lao động của mỗi người vào sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác giám định sức khoẻ cần được tiến hành tích
cực, rộng rãi và có chất lượng hơn.
Vì vậy Bộ ban hành bảng tiêu chuẩn
này để thay thế cho các bảng tiêu chuẩn phân hạng mất sức lao động cũ.
Phần
thứ nhất:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG
Bảng tiêu chuẩn này áp dụng cho tất
cả các đối tượng cần giám định khả năng lao động để thực hiện chính sách trợ
cấp hay bố trí lại công tác cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ như:
- Công nhân, viên chức ốm đau kéo
dài đang công tác ở các cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường v.v...
- Công nhân, viên chức về mất sức
lao động đến thời hạn khám lại;
- Các đồng chí bệnh binh còn tại
ngũ hay đã xuất ngũ;
- Các đối tượng cần khám xét khả
năng lao động do cơ quan thương binh xã hội đề nghị và giới thiệu v.v...
Bảng tiêu chuẩn không áp dụng, hoặc
chỉ để tham khảo trong các trường hợp:
- Khám tuyển dụng lần đầu, khám tuyển
dụng nghĩa vụ quân sự;
- Khám sức khoẻ định kỳ hàng năm;
- Khám sức khoẻ để xét cho đi học;
- Khám xếp hạng thương tật, xác định
tỷ lệ bệnh nghề nghiệp
v.v...
II. CĂN
CỨ, NỘI DUNG PHÂN HẠNG VÀ CÁCH SẮP XẾP BỆNH TẬT
1. Lấy
khả năng lao động nói chung của một người bình thường, không có bệnh tật (quy
định là 100%) làm chuẩn để xét mỗi đối tượng có thể được xếp hay không được xếp
vào một trong 3 hạng dưới đây:
- Hạng A (tàn phế): tổn thương bệnh
lý trầm trọng và kéo dài, coi như mất khả năng lao động từ 81% trở lên, không
lao động, công tác được, không tự phục vụ được mà phải có người thường xuyên
chăm sóc.
Đối tượng được xếp hạng này nếu là
công nhân, viên chức hay quân nhân thì nhất thiết phải cho nghỉ công tác hay xuất
ngũ, hưởng chhế độ trợ cấp mất sức hay nghỉ hưu trí (hưu trước tuổi), ngoài ra,
còn được hưởng khoản trợ cấp tàn phế.
- Hạng B (mất sức): tổn thương bệnh
lý nặng và kéo dài, coi như mất từ 61 đến 80% khả năng lao động nói chung, không
lao động, công tác được, nhưng còn tự phục vụ được.
Đối tượng được xếp hạng này cũng
được giải quyết như hạng A, nhưng không được hưởng thêm khoản trợ cấp tàn phế.
- Hạng C (giảm sức): coi như mất
từ 41% đến 60% khả năng lao động nói chung, còn làm được công việc nhẹ, việc thích
hợp.
Đối tượng được xếp hạng này, nếu
là công nhân, viên chức đang làm công việc không phù hợp với yêu cầu sức khoẻ thì
được chuyển công tác khác hoặc có thể vẫn làm việc cũ nhưng với thời gian, hiệu
suất và cường độ lao động ít hơn. Trường hợp là quân nhân thì hoặc vẫn được tại
ngũ và bố trí công tác tương tự như công nhân, viên chức hoặc có thể cho xuất
ngũ.
Cả 3 hạng A, B, C sau một thời gian
có thể tiến triển nặng hơn hoặc phục hồi. Mức phục hồi ít nhất cũng phải tương
đương với loại C mới có thể tham gia lao động, công tác được. Vì vậy những đối
tượng là công nhân, viên chức đã về mất sức lao động hàng năm đến khám lại, nếu
được xếp loại C thì coi như khả năng lao động đã phục hồi. Như vậy loại C vừa
là tiêu chuẩn để xét chuyển công tác vừa là tiêu chuẩn tái tuyển đối với công
nhân, viên chức.
Thời gian khám lại quy định đối với
hạng A là 3 đến 5 năm, đối với hạng B và C là 1 năm theo Nghị định số 136/CP
năm 1974.
2. Bảng
tiêu chuẩn không quy định mức cần đi điều trị, điều dưỡng, hoặc công tác bình
thường. Những người không có bệnh hay có bệnh nhưng nhẹ hơn loại C (mất từ 40%
khả năng lao động trở xuống) coi như công tác bình thường. Những người cần phải
đi điều trị, điều dưỡng thì tuỳ thuộc yêu cầu khám, chữa bệnh mà chỉ định theo
hướng dẫn chung của ngành y tế (kể cả những đối tượng được xếp hạng A, B hoặc
C).
3. Các
bệnh tật được xếp vào 14 nhóm, bao gồm 81 bệnh, loại bệnh dựa theo bảng phân
loại quốc tế bệnh tật đã được sửa đổi lần thứ tám (năm 1965).
III. MỘT
SỐ NGUYÊN TẮC KHI GIÁM ĐỊNH KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG VÀ VẬN DỤNG, BẢNG TIÊU CHUẨN
1. Chỉ
đề nghị và tiến hành giám định khả năng lao động cho các đối tượng mà bệnh tật
đã tương đối ổn định hoặc đã được điều trị tích cực (với điều kiện và khả năng
thực tế cho phép). Không đưa ra giám định những người đang mắc bệnh cấp tính
(cần phải điều trị) hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén, nghỉ đẻ.
2. Đối
tượng giám định, nhất thiết phải được chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bệnh án và đảm bảo
đúng các quy định về thủ tục, pháp chế, hồ sơ bệnh án chỉ có giá trị để xét
trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày lập. Khi ra giám định, đối tượng phải
có mặt trước Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp cá biệt vì lý do bệnh tật,
không đến được, có sự xác nhận hoặc đề nghị cơ quan thương binh xã hội hoặc cơ
quan quản lý, Hội đồng giám định y khoa có thể đến hay cử cán bộ đến khám xét
tại chỗ.
3. Hội
đồng giám định y khoa khi giám định phải có mặt quá một nửa số uỷ viên chuyên
môn đã quy định (ít nhất 2 người). Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể
mời thêm các bác sĩ chuyên khoa hoặc đại biểu các cơ quan quản lý chính sách
đến tham dự. Các uỷ viên Hội đồng khi khám xét phải hết sức thận trọng, khách
quan và vô tư. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng phải phù hợp với ý kiến của đa số
các uỷ viên có mặt.
4. Khi
kết luận, phải căn cứ trước hết và chủ yếu vào bệnh tật kết hợp với thể trạng
chung của đối tượng, đối chiếu với tiêu chuẩn đã quy định. Trường hợp chưa
rõ ràng phải cân nhắc thêm các yếu tố khác có liên quan như tuổi, giới, nghề
nghiệp, hiệu suất công tác, ngày nghỉ ốm v.v... để quyết định. Trường hợp một
người có 2, 3 bệnh hoặc vừa có bệnh, vừa có thương tật thì căn cứ vào bệnh tật
chính để xét. Nếu các bệnh tật khác cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ, khả
năng lao động thì có thể xếp hạng cao hơn, nhưng cũng không vượt quá quy định
phân hạng chung (Điều 1, mục II). Riêng thương tật và bệnh nghề nghiệp thì tham
khảo thêm bảng phân hạng, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh nghề nghiệp.
Những đối tượng được xếp vào hạng
A hoặc hạng B nhất thiết đã được điều trị, điều dưỡng trong khoảng thời gian từ
1 đến 3 năm đối với bệnh mãn tính nói chung, 2 năm đối với bệnh lao, 2 đến 4
năm đối với các bệnh mãn tính ngoài da, 6 tháng đến 1 năm đối với các trường
hợp sau mổ hay sau mắc bệnh cấp tính nặng.
5. Khi
có khó khăn, phức tạp về chuyên môn, vượt khả năng của y tế địa phương hoặc kết
luận của Chủ tịch Hội đồng không phù hợp với ý kiến của đa số uỷ viên có mặt,
hoặc có đề nghị khiếu nại, Hội đồng phải tiến hành khám xét thêm rồi mới kết
luận, hay sao hồ sơ bệnh án và giới thiệu đối tượng lên khám ở Hội đồng tuyến
trên. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu đối tượng vào nằm bệnh viện để
theo dõi, xác định bệnh hay cử cán bộ về điều tra tại nơi ở, nơi làm việc của
đương sự trước khi quyết định.
6. Kết
luận hay hồ sơ bệnh án của Hội đồng giám định y khoa chuyển lên tuyến trên, phải
gửi qua bưu điện hay do cán bộ, nhân viên Hội đồng chuyển đến các cơ quan có
trách nhiệm, không giao trực tiếp cho đương sự.
7. Hội
đồng giám định y khoa Trung ương và Viện giám định y khoa có trách nhiệm hướng
dẫn, giúp đỡ và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn của các Hội đồng giám định y
khoa tuyến dưới.
Phần
thứ hai:
TIÊU CHUẨN PHÂN HẠNG
ĐỐI VỚI TỪNG BỆNH, LOẠI BỆNH
Số
TT
|
Tên
bệnh, loại bệnh
|
Phân
hạng
|
|
|
A
|
B
|
C
|
|
Nhóm
I- Các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng
|
|
|
|
1
|
Lao phổi
|
|
|
|
|
a. Tổn thương đã ổn định, nhưng
thể trạng sút kém hoặc chức năng hô hấp giảm nhẹ (trên 30%)...
|
|
|
+
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược
hoặc chức năng hô hấp giảm nặng (trên 50%)...
|
|
+
|
|
|
b. Tổn thương vẫn chưa ổn định
(sau 2 năm điều trị tích cực)
|
|
+
|
|
|
- Nếu suy hô hấp nặng, suy tim
nặng hoặc cơ thể suy mòn
|
+
|
|
|
2
|
Một số bệnh lao nhẹ như lao hạch,
lao da, lao thanh quản đơn thuần v.v... tuy tổn thương chưa ổn định nhưng
không lây và thể trạng vẫn tương đối bình thường
|
|
|
+
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược
|
|
+
|
|
3
|
Các bệnh lao khác (lao thận, ruột,
xương, mang bụng, màng não v.v...)
|
|
|
|
|
a. Tổn thương đã ổn định nhưng
còn di chứng nhẹ hoặc vừa
|
|
|
+
|
|
- Nếu kèm theo di chứng nặng...
|
|
+
|
|
|
b. Tổn thương vẫn chưa ổn định
(sau 2 năm điều trị tích cực)
|
|
+
|
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy
mòn....
|
+
|
|
|
4
|
Bệnh phong:
|
|
|
|
|
a. Thể bất định hoặc thể cù, diện
tích tổn thương hẹp, không có khả năng lây truyền...
|
|
|
+
|
|
b. Đã điều trị 5 đến 7 năm không
khỏi (hoặc không sạch tổn thương), tuỳ thể bệnh và di chứng nặng, nhẹ...
|
+
|
+
|
|
|
c. Điều trị khỏi (hoặc đã sạch
tổn thương) nhưng còn di chứng có ảnh hưởng đến lao động, công tác và sinh hoạt:
|
|
|
|
|
- ảnh hưởng ít...
|
|
|
+
|
|
- ảnh hưởng nhiều...
|
|
+
|
|
|
- ảnh hưởng trầm trọng và kéo
dài...
|
+
|
|
|
5
|
Bệnh giang mai:
|
|
|
|
|
a. Do mắc phải đã điều trị khỏi
nhưng còn di chứng nhẹ vừa
|
|
|
+
|
|
- Điều trị tích cực không khỏi
hoặc di chứng, biến chứng nặng vào thần kinh, phủ tạng v.v...
|
|
+
|
|
|
- Di chứng hoặc biến chứng
trầm trọng (ví dụ: liệt toàn thể tiến triển)...
|
+
|
|
|
|
b. Bẩm sinh (di truyền) muộn, điều
trị không kết quả:
|
|
|
|
|
- ảnh hưởng ít đến lao động,
công tác...
|
|
|
+
|
|
- ảnh hưởng nhiều đến lao động,
công tác...
|
|
+
|
|
6
|
Bệnh giun chỉ
|
|
|
|
|
a. Chân voi 1 hoặc 2 bên, nhưng
đi lại còn tương đối bình thường
|
|
|
+
|
|
- Chân voi 2 bên, đi lại khó
khăn...
|
|
+
|
|
|
b. Đái đường chấp kéo dài nhưng
thể trạng còn tương đối bình thường...
|
|
|
+
|
|
Nếu kèm theo cơ thể suy nhược hoặc
biến chứng viêm thận
|
|
+
|
|
7
|
Bệnh giun móc câu đã điều trị tích
cực không kết quả:
|
|
|
|
|
- Hồng cầu dưới 2.500.000/mm3,
HST dưới 50-60%...
|
|
|
+
|
|
- Hồng cầu dưới 2.500.000/mm3,
HST dưới 40-50%...
|
|
+
|
|
8
|
Các bệnh gây ra do nấm, có ảnh
hưởng đến lao động, công tác:
|
|
|
|
|
a. Tổn thương nhẹ, ít tái phát,
mỗi năm nghỉ ốm tổng cộng từ 1 đến 3 tháng hoặc tổn thương nhẹ ở cơ quan nội
tạng (gan, phổi)...
|
|
|
+
|
|
b. Tổn thương nặng, tái phát luôn,
mỗi năm nghỉ trên 3 tháng đã chuyển công tác và điều trị tích cực từ 2 đến 5
năm, bệnh vẫn không giảm...
|
|
+
|
|
|
- Nếu phải phẫu thuật cắt gan,
cắt phổi v.v... tuỳ thể trạng và tổn thương đã cắt...
|
|
+
|
+
|
9
|
Bệnh sán lá gan, sán lá phổi đã
điều trị tích cực không kết quả, thể trạng sút kèm...
|
|
|
+
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược
hoặc đã có rối loạn chức năng gan, phổi, hoặc xơ gan, xơ phổi...
|
|
+
|
|
10
|
Bệnh sốt rét đã điều trị, điều
dưỡng tích cực:
|
|
|
|
|
- Thỉnh thoảng vẫn có cơn sốt,
kèm theo thiếu máu nhẹ (hồng cầu dưới 3.000.000/mm3 hoặc còn lách to (xơ
lách)...
|
|
|
+
|
|
- Thiếu máu nặng (hồng cầu dưới
2.500.000/mm3) hoặc có rối loạn chức năng gan, xơ gan, kèm theo lách to...
|
|
+
|
|
11
|
Các bệnh nhiễm trùng cấp, bán cấp
nặng, đã điều trị khỏi nhưng còn mệt mỏi do kéo dài, mỗi năm nghỉ ốm tổng cộng
từ 1 đến 3 tháng (không kể nghỉ do các bệnh cấp tính, bán cấp tính khác)...
|
|
|
+
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhước,
nghỉ ốm mỗi năm trên 3 tháng
|
|
+
|
|
|
Nhóm
II - Các khối U
|
|
|
|
12
|
U lành tính:
|
|
|
|
|
- U máu nội tạng đã được chẩn đoán
xác định...
|
|
|
+
|
|
- U lành tính nói chung đã có dấu
hiệu chèn ép, nhưng chưa có chỉ định, hay điều kiện phẫu thuật hoặc sau mổ,
còn di chứng ảnh hưởng ít nhiều đến lao động, công tác...
|
|
+
|
+
|
|
- Sau mổ: di chứng trầm trọng
và kéo dài...
|
+
|
|
|
13
|
U ác tính và ung thư các loại:
|
|
|
|
|
a. Điều trị có kết quả, không còn
di chứng hoặc di chứng nhẹ (tuỳ bệnh)...
|
|
+
|
+
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược
hay di chứng nặng...
|
|
+
|
|
|
b. Điều trị 2, 3 năm không kết
quả...
|
|
+
|
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy
mòn...
|
+
|
|
|
|
Nhóm
III - Các bệnh nội tiết - dinh dưỡng và chuyển hoá
|
|
|
|
14
|
Bệnh cường tuyến giáp trạng:
|
|
|
|
|
a. Thể nhẹ (nhịp tim hơi nhanh
90/phút, CHCB + 20 - 30% thể trạng tương đối bình thường)...
|
|
|
+
|
|
b. Thể trạng trung bình hay nặng....
|
|
+
|
|
|
- Giai đoạn suy kiệt, tim suy không
phục hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát luôn tái diễn...
|
+
|
|
|
15
|
Bệnh suy tuyến giáp trạng:
|
|
|
|
|
- Thể nhẹ: phù ít, CHBC giảm nhẹ
(-30%)...
|
|
|
+
|
|
- Thể nặng: phù to, hoạt động thần
kinh, trí tuệ và sinh dục giảm rõ rệt....
|
+
|
|
|
16
|
Bệnh đái tháo đường:
|
|
|
|
|
a. Thể trạng bình thường, hoặc
giảm nhẹ, đường huyết dưới 1,7g/L, chưa có biến chứng đáng kể...
|
|
|
+
|
|
b. Thể trạng gầy sút rõ ràng, đường
huyết trên 1,7g/L có biến chứng ở các cơ quan nội tạng, thần kinh, cơ xương
khớp v.v...
|
|
+
|
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy mòn hoặc
biến chứng nặng...
|
+
|
|
|
17
|
Bệnh (hay hội chứng) xuy tuyến
yên, tuyến thượng thận:
|
|
|
|
|
- Thể nhẹ, thể không đầy đủ....
|
|
|
+
|
|
- Thể nặng...
|
|
+
|
|
18
|
Bệnh to đầu chỉ hội chứng cường
vỏ tuyến thượng thận đơn thuần:
|
|
|
|
|
- Điều trị quang tuyến hay phẫu
thuật có kết quả, còn di chứng nhẹ...
|
|
|
+
|
|
- Điều trị không kết quả hay di
chứng nặng...
|
+
|
+
|
|
19
|
Hội chứng hạ đường huyết, hội chứng
têtain nguyên phát, bệnh phi sinh dục...
|
|
|
+
|
20
|
Bệnh đái nhạt:
|
|
|
|
|
- Thể nhẹ: Đái dưới 5l/ngày, thể
trạng bình thường...
|
|
|
+
|
|
- Thể nặng: Đái trên 5l/ngày, thể
trạng giảm sút...
|
|
+
|
|
|
Nhóm
IV - Bệnh máu, cơ quan tạo máu
|
|
|
|
21
|
Thiếu máu lành tính kéo dài (không
tìm thấy nguyên nhân) điều trị, điều dưỡng tích cực kết quả:
|
|
|
|
|
- Hồng cầu dưới 3.000.000 mm3,
HST 50 - 60%...
|
|
|
+
|
|
- Hồng cầu dưới 2.500.000 mm3,
HST dưới 50%...
|
|
+
|
|
22
|
Hội chứng tan máu hội chứng xuất
huyết:
|
|
|
|
|
- Thỉnh thoảng tái phát, mỗi năm
phải nghỉ ốm từ 1 đến 3 tháng sau cắt lách, bệnh ổn định...
|
|
|
+
|
|
- Tái phát luôn mỗi năm phải nghỉ
ốm trên 3 tháng hoặc sau cắt lách, bệnh không ổn định...
|
|
+
|
|
23
|
Suy tuỷ xương kéo dài bệnh bạch
cầu mãn tính, bệnh Hốt kinh (Hoogkin), bệnh Ka-le (Kahler)...
|
|
+
|
|
|
- Nếu hồng cầu thường xuyên dưới
1.500.000 mm3 hoặc có dấu hiệu chèn ép trung thất rõ rệt hoặc cơ thể suy
mòn....
|
+
|
|
|
24
|
Giảm bạch cầu lành tính kéo dài
(bạch cầu luôn luôn dưới 4000/mm3
|
|
|
+
|
|
- Nếu luôn luôn ổn định, mỗi năm
nghỉ trên 3 tháng...
|
|
+
|
|
25
|
Lách to, cường lách, đã mổ cắt
lách:
|
|
|
|
|
- Bệnh khỏi hay ổn định, chức năng
gan bình thường...
|
|
|
+
|
|
- Bệnh không khỏi hay không ổn
định hoặc có rối loạn chức năng gan, xơ gan...
|
|
+
|
|
|
Nhóm V
- Các bệnh, trạng thái bệnh về tâm thần
|
|
|
|
26
|
Loại thần kinh chức năng và các
trạng thái suy nhược khác như suy nhược chấn thương, kiệt sức v.v...
|
|
|
|
|
- Bệnh kéo dài kèm thể trạng và
sức lao động sút vừa...
|
|
|
+
|
|
- Như trên, nhưng có thể suy nhược
và sức lao động giảm sút nhiều...
|
|
+
|
|
27
|
Rối loạn nhân cách kèm giảm thích
ứng nghề nghiệp...
|
|
|
+
|
|
- Như trên, nhưng mức độ nặng hơn,
kèm chống đối xã hội, tập thể...
|
|
+
|
|
28
|
Bệnh tâm thần mãn tính (tinh thần
phân lập, loạn tâm thần trầm hướng cảm, suy tổn não thương, tinh thần sa sút,
liệt toàn thể tiến triển v.v..) tuỳ thể bệnh và mức độ:
|
|
|
|
|
- Trung bình hoặc nhẹ...
|
|
+
|
+
|
|
- Nặng...
|
|
+
|
|
|
- Trầm trọng...
|
+
|
|
|
|
Nhóm
VI - Các bệnh thần kinh và giác quan
|
|
|
|
29
|
Di chứng liệt nửa người hoặc 2
chi dưới (bất kể nguyên nhân gì) đơn thuần:
|
|
|
|
|
- Mức độ nhẹ: đi lại vận động gần
bình thường...
|
|
|
+
|
|
- Mức độ trung bình: đi lại vận
động có khó khăn...
|
|
+
|
|
|
- Mức độ nặng: không đi lại vận
động được...
|
+
|
|
|
30
|
Di chứng liệt toàn bộ một chi,
một hay nhiều dây thần kinh vận động hay cảm giác có ảnh hưởng đến lao động,
công tác...
|
|
|
+
|
31
|
Hội chứng tiểu não...
|
|
+
|
|
32
|
Viêm dây thần kinh cánh tay
hay hông đùi:
|
|
|
|
|
- Thỉnh thoảng mới tái phát, mỗi
năm phải nghỉ ốm từ 1 đến 3 tháng...
|
|
|
+
|
|
- Tái phát luôn, mỗi năm nghỉ ốm
trên 3 tháng hoặc cơ bị teo luôn luôn đau nhức, đi lại cầm nắm khó khăn
v.v...
|
|
+
|
|
33
|
Động kinh toàn thể:
|
|
|
|
|
- Cơn hiếm, thưa (hàng năm, hàng
tháng) hoặc chỉ lên cơn khi ngủ...
|
|
|
+
|
|
- Cơn mau (tháng nhiều cơn) điều
trị không kết quả...
|
|
+
|
|
|
- Cơn rất mau (tuần lễ nhiều cơn),
cơ thể suy nhược hoặc có biểu hiện rối loạn tâm thần...
|
+
|
+
|
|
34
|
Parkinson:
|
|
|
|
|
- Nhẹ (còn làm việc được)...
|
|
|
+
|
|
- Nặng (không làm được việc gì
ngoài việc phục vụ bán thân)
|
|
+
|
|
|
- Trầm trọng (không tự phục vụ
được)...
|
+
|
|
|
35
|
Bệnh xơ cứng cột bên tuỷ sống,
bệnh xơ cứng rải rác, bệnh rỗng tuỷ sống...
|
+
|
+
|
|
36
|
Các bệnh, các tổn thương cơ quan
thị giác sau khi đã điều trị ổn định hoặc điều trị lâu ngày không khỏi, gây
mất hay giảm thị lực:
|
|
|
|
|
- Thị lực 2 mắt cộng lại bằng hoặc
dưới 2% (đếm ngón tay 1m)...
|
+
|
|
|
|
- Thị lực 2 mắt cộng lại bằng hoặc
dưới 2/10...
|
|
+
|
|
|
- Thị lực 2 mắt cộng lại từ 3/10
đến 5/10...
|
|
|
+
|
37
|
Các bệnh về mắt (có tổn hại thị
trường) sau khi đã điều trị ổn định:
|
|
|
|
|
- Thị trường 2 mắt thu hẹp dưới
10o...
|
|
+
|
|
|
- Thị trường 2 mắt thu hẹp dưới
30o...
|
|
|
+
|
38
|
Rối loạn sắc giác hay không có
thị giác 2 mắt (như lác, mù một mắt...) không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, nếu
còn tiếp tục làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hay quân đội
|
|
|
+
|
39
|
Các bệnh, các tổn thương cơ quan
thính giác gây điếc hoàn toàn hay gần hoàn toàn...
|
|
|
+
|
40
|
Hội chứng tiểu đinh, điều trị ít
kết quả, tuỳ mức độ nặng nhẹ
|
+
|
+
|
|
|
Nhóm
VII - Các bệnh hệ tuần hoàn
|
|
|
|
41
|
Các bệnh, các tổn thương ở cơ tim:
van tim, màng tim, không mổ hay không có chỉ định mổ:
|
|
|
|
|
- Chưa có biểu hiện suy tim...
|
|
|
+
|
|
- Suy tim độ I, II, III...
|
|
+
|
|
|
- Suy tim độ IV đã có tai biến
nghiêm trọng (ví dụ: liệt 1/2 người)...
|
+
|
|
|
42
|
Bệnh van tim, màng tim sau mổ
|
|
|
|
|
- Không suy tim...
|
|
|
+
|
|
- Có suy tim...
|
|
+
|
|
43
|
Loạn nhịp tim:
|
|
|
|
|
a. Loạn nhịp tim ngoại tâm thu
đơn thuần, nhưng tần số mau và kéo dài, tần số tăng lên khi gắng sức, điều trị
không kết quả
|
|
|
+
|
|
b. Nhịp chậm thường xuyên 40
l/phút...
|
|
|
+
|
|
- Nếu đã ngất nhiều lần, điều trị
không kết quả...
|
|
+
|
|
|
c. Cơn nhịp nhanh kịch phát luôn
tái diễn, điều trị không kết quả:
|
|
|
|
|
- Nếu là cơn nhịp nhanh trên thất
(Bouveret)...
|
+
|
+
|
|
|
- Nếu là cơn nhịp nhanh thất...
|
|
+
|
|
|
d. Loạn nhịp tim hoàn toàn và
kéo dài...
|
|
+
|
|
|
- Nếu đã có tai biến nghiêm trọng
|
+
|
|
|
44
|
Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim
mãn:
|
|
|
|
|
- Chỉ có cơn đau thắt ngực hoặc
biểu hiện trên điện tâm đồ
|
|
+
|
+
|
|
- Đã có tiền sử nhồi máu cũ hoặc
suy tim...
|
|
+
|
|
45
|
Bệnh cao huyết áp:
|
|
|
|
|
a. Giai đoạn chưa có biến chứng,
điều trị hay nghỉ ngơi, huyết áp trở lại bình thường hay gần bình thường...
|
|
|
+
|
|
- Nếu huyết áp tối thiểu trên 100
mm/Hg, tối đa trên 170 mm/Hg; điều trị, nghỉ ngơi ít tác dụng...
|
|
+
|
|
|
b. Giai đoạn đã có biến chứng tim,
não, thận...
|
|
+
|
|
|
- Nếu đã có tai biến nghiêm trọng
(ví dụ: xuất huyết não)
|
+
|
|
|
46
|
Các bệnh khác về động mạch (viêm,
tắc, phình động mạch)
|
|
|
|
|
- Chưa có rồi loạn dinh dưỡng ở
chi hoặc biến chứng ở các cơ quan nội tạng...
|
|
|
+
|
|
- Đã có rối loạn dinh dưỡng hoặc
biến chứng...
|
|
+
|
|
47
|
Các bệnh về bạch mạch, tĩnh mạch
(viêm, tắc, dãn) có ảnh hưởng đến đi đứng và lao động, tuỳ mức độ ảnh hưởng
|
|
+
|
+
|
|
Nhóm
VII - Các bệnh bộ hô hấp
|
|
|
|
48
|
Các bệnh mãn tính đường hô hấp
trên (mũi, họng, xoang, thanh quản, khí quản) chữa lâu ngày (2, 3 năm) không tiến
bộ, ảnh hưởng đến khứu giác, tiếng nói hoặc hô hấp...
|
|
|
+
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược
hoặc bệnh tái phát luôn, mỗi năm phải nghỉ trên 3 tháng...
|
|
+
|
|
49
|
Sẹo thanh hầu hoặc liệt giây thần
kinh quặt ngược, gây khó thở; tuỳ mức độ khó thử nhiều, ít...
|
|
+
|
+
|
50
|
Các bệnh phế quản, bệnh phổi mãn
tính (viên, dãn, hen phế quản, khi phế thũng, viêm phổi kê, phổi tổn thương
sau chấn thương, sau áp xe...)
|
|
|
|
|
- Thỉnh thoảng mới tái phát, hoặc
chức năng hô hấp giảm nhẹ (trên 30%) mỗi năm nghỉ từ 1 đến 3 tháng...
|
|
|
+
|
|
- Tái phát luôn; chức năng hô hấp
giảm nặng (trên 50%) hoặc tâm phế mãn hay cơ thể suy nhược...
|
|
+
|
|
|
- Nếu suy hô hấp nặng, suy tim
nặng...
|
+
|
|
|
51
|
Bệnh bụi phổi:
|
|
|
|
|
- Chức năng hô hấp bình thường
hay giảm nhẹ (giai đoạn 1 - 2)
|
|
|
+
|
|
- Chức năng hô hấp giảm nặng (trên
50%) hoặc có biểu hiện tâm phế mãn hoặc kết hợp với lao phổi...
|
|
+
|
|
|
- Giai đoạn suy hô hấp nặng, suy
tim nặng...
|
+
|
|
|
52
|
Dầy dính màng phổi sau viêm nhiễm,
tràn dịch, tràn khí, chấn thương v.v...
|
|
|
|
|
- Dầy dính ít kèm chức năng hô
hấp giảm nhẹ (trên 30%)
|
|
|
+
|
|
- Dầy dính nhiều, kèm theo chức
năng hô hấp giảm nặng (trên 50%)...
|
|
+
|
|
53
|
Sau mổ cắt phổi hay phổi bị xẹp,
tuỳ nguyên nhân mức độ rối loạn chức năng hô hấp và thể trạng...
|
|
|
|
|
- Cắt hay xẹp 1 phân thuỳ...
|
|
+
|
+
|
|
- Cắt hay xẹp một bên phổi...
|
|
+
|
|
|
Nhóm
IX - Các bệnh bộ tiêu hoá
|
|
|
|
54
|
Những tổn thương nặng ở hàm răng,
khoanh miệng, điều trị chỉnh hình không gây kết quả, gây cản trở cho ăn, uống
và ảnh hưởng đến toàn trạng...
|
|
+
|
|
55
|
Thắt hẹp thực quản do nguyên nhân
cơ giới: tuỳ thuộc mức độ cản trở tiêu hoá và ảnh hưởng đến toàn trạng:
|
|
|
|
|
- Nếu chỉ ăn được thức ăn lỏng
hoặc phải mổ thông dạ dày để ăn...
|
+
|
|
|
|
- Nếu ăn được thức ăn mềm...
|
|
|
+
|
56
|
Viêm loét dạ dày, tá tràng:
|
|
|
|
|
a. Đau nhiều, hoặc có biến chứng
chảy máu nhiều lần không muốn hay không có chỉ định phẫu thuật...
|
|
|
+
|
|
- Nếu đã điều trị nội khoa tích
cực hay bố trí công tác thích hợp 2, 3 năm không đỡ...
|
|
+
|
|
|
b. Loét dạ dày, tá tràng đã mổ...
|
|
|
|
|
- Kết quả tốt hoặc trung
bình...
|
|
|
+
|
|
- Kết quả kém, phải mổ lại; loét
lại miếng nối hay suy dinh dưỡng...
|
|
+
|
|
57
|
Viêm đại tràng mãn tính (có thể
kèm theo trĩ hoặc sa trực tràng):
|
|
|
|
|
- Đau nhiều hay thể trạng giảm
sút, mỗi năm nghỉ ốm từ 1 đến 3 tháng...
|
|
|
+
|
|
- Nếu mỗi năm nghỉ ốm 3 tháng kèm
theo cơ thể suy nhược
|
|
+
|
|
58
|
Phẫu thuật hay vết thương vào ruột
non, ruột già, hậu môn v.v... để lại hậu quả: rối loạn tiêu hoá, thỉnh thoảng
bán tắc ruột do dính; thể trạng bị giảm sút...
|
|
|
+
|
|
- Trường hợp cắt bỏ ruột non trên
1 m, cơ thể suy nhược hoặc thường xuyên rối loạn tiêu hoá, hoặc bị dò hoặc
phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn....
|
|
+
|
|
59
|
Xơ gan (bất kể nguyên nhân
gì)...
|
|
+
|
|
|
- Nếu luôn luôn phù to, cổ trướng,
khó thở...
|
+
|
|
|
60
|
áp xe gan đã điều trị khỏi, nhưng
còn di chứng ảnh hưởng đến tiêu hóa và toàn trạng...
|
|
|
+
|
61
|
Viêm gan mãn (đã được chẩn đoán
xác định bằng tổ chức tế bào học):
|
|
|
+
|
|
- Giai đoạn chưa xơ gan...
|
|
|
+
|
|
- Đã có dấu hiệu xơ gan hoặc kèm
theo cơ thể suy nhược hoặc đau nhiều, phải nghỉ ốm mỗi năm trên 3 tháng...
|
|
+
|
|
62
|
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch
cửa:
|
|
|
|
|
- Phẫu thuật có kết quả tốt hoặc
chức năng còn bù trừ
|
|
|
+
|
|
- Phẫu thuật không kết quả tốt
hoặc chức năng gan mất bù trừ
|
|
+
|
|
63
|
Sỏi mật, viêm đường mật mãn tính
nói chung, đã điều trị phẫu thuật hay nội khoa có kết quả chưa có biểu hiện
xơ gan...
|
|
|
+
|
|
- Trường hợp nội khoa có kết quả
chưa có biểu hiện xơ gan...
|
|
+
|
|
64
|
Bệnh Hanot, viêm tuỵ mãn tính,
u đầu tuỵ...
|
|
+
|
|
65
|
Mổ cắt gan: tuỳ ảnh hưởng nhiều
ít đến chức phận gan và toàn trạng:
|
|
|
|
|
- Nếu cắt 1 phân thuỳ...
|
|
+
|
+
|
|
- Nếu cắt thùy gan phải hay nhiều
phân thuỳ...
|
|
+
|
|
|
Nhóm
X + XI - Các bệnh tiết niệu, sinh dục và di chứng có liên quan đến thai
nghén, sinh đẻ...
|
|
|
|
66
|
Suy thận mãn (bất kể nguyên
nhân gì)...
|
|
+
|
|
|
- Nếu luôn luôn phù to, cổ chướng
hay thiếu máu nặng, hồng cầu 1,5 đến 2 triệu hay đã có tai biến nghiêm trọng
(liệt nửa người, mù mắt v.v...)
|
|
+
|
|
67
|
Các bệnh thận mãn tính như viêm
thận, cầu thận mãn, viêm tổ chức liên kết thận mãn, lao thận, hội chứng thận
hư v.v...
|
|
|
|
|
Chưa ở giai đoạn suy thận...
|
|
|
+
|
68
|
Sỏi thận, niệu quản: tắc hẹp niệu
quản do nguyên nhân cơ giới v.v... sau điều trị phẫu thuật:
|
|
|
|
|
- Chức năng thận phục hồi tốt,
chỉ còn di chứng nhẹ (protein niệu thiếu máu nhẹ v.v...) hoặc cắt bỏ 1 thận, thận
còn lại bình thường...
|
|
+
|
|
|
- Chức năng thận phục hồi kém hoặc
di chứng nặng; hoặc cắt 1 thận, thận còn lại không bình thường
|
|
+
|
|
69
|
Viêm bàng quang, viêm tinh hoàn
cả hai bên, viêm phần phụ mãn tính; có ảnh hưởng đến sức khoẻ, công tác...
|
|
|
+
|
|
- Nếu bệnh luôn tái phát, mỗi năm
nghỉ ốm trên 3 tháng kèm theo cơ thể suy nhược...
|
|
+
|
|
70
|
Giong kinh, giong huyết kéo
dài:
|
|
|
|
|
- Nếu thiếu máu nhẹ (hồng cầu dưới
3.000.000/m3, huyết sắc tố 50 - 60%...)...
|
|
|
+
|
|
- Nếu thiếu máu nặng (hồng cầu
dưới 2.500.000/mm3, huyết sắc tố dưới 50%)...
|
|
|
+
|
71
|
Sa sinh dục độ II hoặc độ III,
phẫu thuật có kết quả...
|
|
|
+
|
|
- Sa sinh dục độ II phẫu thuật
2, 3 lần không kết quả...
|
|
+
|
|
72
|
Dò bàng quang, âm đạo, trực tràng
âm đạo, phẫu thuật 2, 3 lần không kết quả...
|
|
+
|
|
73
|
Mổ chữa ngoài dạ con, mổ đẻ từ
lần thứ 2 trở đi, thể trạng và sức lao động giảm sút kéo dài...
|
|
|
+
|
|
- Nếu mỗi năm nghỉ ốm trên 3
tháng...
|
|
+
|
|
|
Nhóm
XII - Các bệnh da và mô dưới da
|
|
|
|
74
|
Các bệnh, các tổn thương da, mô
dưới da mãn tính, khó chữa, không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ chung nhưng ảnh
hưởng đến công tác (như eczema, vẩy nến, dị ứng, viêm da do nghề nghiệp
v.v...)...
|
|
|
+
|
|
- Nếu đã chuyển công tác thích
hợp và điều trị tích cực, từ 2 đến 5 năm, bệnh vẫn không giảm mỗi năm phải nghỉ
trên 3 tháng...
|
|
+
|
|
75
|
Các bệnh, các tổn thương da, kèm
theo tổn thương cơ quan nội tạng, cơ xương khớp v.v... Tuỳ ảnh hưởng nhiều,
ít đến sức khoẻ và công tác...
|
|
+
|
+
|
|
Nhóm
XIII - Các bệnh xương, cơ, khớp
|
|
|
|
76
|
Các bệnh, các tổn thương mãn tính
ở khớp (như viêm đa khớp kinh tiến triển, thái hoá khớp, di chứng các bệnh
nhiễm trùng, chấn thương v.v...) đã gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ
v.v... ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt:
|
|
|
|
|
a. Tổn thương 1 khớp lớn (háng,
vi, khuỷu, đầu gối), hay 2 khớp vừa cổ tay, cổ chân...) hay nhiều khớp nhỏ
(bàn tay, ngón tay...) hoặc cứng hay biến dạng 1 phần cột sống...
|
|
|
+
|
|
b. Tổn thương nhiều khớp lớn, khớp
vừa hay cứng toàn bộ cột sống...
|
|
+
|
|
|
c. Tổn thương như trên nhưng ở
nhiều chi, nhiều bộ phận phối hợp, không thể đi lại được, vận động được...
|
+
|
|
|
77
|
Sai khớp vai tái diễn luôn
luôn...
|
|
|
+
|
78
|
Viêm xương tuỷ mãn...
|
|
|
+
|
|
- Nếu kèm theo cơ thể suy nhược,
mỗi năm nghỉ ốm trên 3 tháng....
|
|
+
|
|
79
|
Teo nhiều cơ chân tay, ảnh hưởng
đến công tác và sinh hoạt...
|
|
|
|
|
- Nhẹ hoặc vừa...
|
|
|
+
|
|
- Nặng...
|
|
+
|
|
|
- Trầm trọng...
|
+
|
|
|
80
|
Bệnh nhược cơ, điều trị có kết
quả tốt...
|
|
|
+
|
|
- Nếu điều trị không kết quả hay
kết quả hạn chế...
|
|
+
|
|
|
Nhóm XIV - Các triệu chứng và trạng
thái bệnh khó xác định
|
|
|
|
81
|
Một số triệu chứng, trạng thái
bệnh kéo dài, không tìm thấy nguyên nhân, tổn thương khó xác định, nhưng có ảnh
hưởng nhiều đến công tác; đã điều trị tích cực không kết quả; mỗi năm vẫn nghỉ
ốm trên 3 tháng (suy nhược cơ thể, đau nhức xương, đau cột sống v.v...)
|
|
+
|
|
Thông tư 32-BYT/TT-1976 ban hành tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn mất sức lao động do Bộ Y tế ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Thông tư 32-BYT/TT-1976 ban hành tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn mất sức lao động do Bộ Y tế ban hành
38.003
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|