BỘ
GIÁO DỤC
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
31-TT/GD
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 07 năm 1962
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC BỔ SUNG CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHÍNH TRỊ
Ngày 31-12-1961 Bộ đã ban hành
Thông tư số 58-TTGD quy định chế độ đãi ngộ đối với giáo viên chính trị khoá
đào tạo tại Trường chính trị Bộ năm 1960 – 1961.
Dựa vào Thông tư trên và căn cứ
vào thông tư chiêu sinh của Bộ cho khoá năm 1961-1962, Bộ quy định cụ thể thêm
chế độ đãi ngộ cho giáo viên chính trị tốt nghiệp ở Trường chính trị Bộ như
sau:
I. CƠ SỞ ĐỂ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ
1. Mục đích và yêu cầu của
khoá học, thời gian và chương trình đài thọ.
2. Kết quả học tập và việc
sử dụng thực tế khi về địa phương.
3. Trình độ chính trị,
chuyên môn, chức vụ công tác trước khi đi học (căn cứ vào tiêu chuẩn chiêu
sinh).
II. CHẾ ĐỘ CỤ THỂ
Cán bộ, giáo viên được cử đi học
đúng tiêu chuẩn chiêu sinh như Bộ quy định, nói chung được công nhận là giáo
viên chính trị cấp III không toàn cấp. Nhưng để đảm bảo chất lượng khi về địa
phương giảng dạy, cán bộ giáo viên cần đạt được những tiêu chuẩn sau đây về kết
quả học tập, (do nhà trường nhận xét) cụ thể:
1. Thi tốt nghiệp đạt yêu
cầu, được nhà trường nhận xét có đủ khả năng dạy tốt cấp III.
2. Trình độ văn hoá phải
là lớp 9 về khoa học tự nhiên hay xã hội. Nếu là cán bộ chính trị cử đi học như
Huyện uỷ viên, Bí thư chi bộ vững, cán bộ cách mạng hoạt động lâu năm có nhiều
thành tích thì có thể châm chước về trình độ văn hoá (có thể lấy trình độ văn
hoá lớp 8).
3. Thực tế được sử dụng để
trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy ở trường cấp III, các trường Trung cấp chuyên
nghiệp.
Cụ thể:
1. Giáo viên trước khi đi
học đã là giáo viên cấp III toàn cấp, sau khi đi học về vẫn giữ cương vị là
giáo viên cấp III toàn cấp (trừ trường hợp đề bạt). Nhưng với quy định tiêu chuẩn
hoá giáo viên các cấp sau này (giáo viên cấp III toàn cấp phải học Đại học hai
năm, cộng với hai năm hàm thụ) thì những giáo viên này được coi như đã đạt tiêu
chuẩn về môn chính trị.
Những giáo viên có trình độ
chính trị tốt, có khả năng lãnh đạo được xét để đề bạt làm cán bộ lãnh đạo các
trường và xếp lương theo chức vụ được đề bạt hoặc hưởng khoản phụ cấp của chức
vụ đó.
2. Giáo viên văn hoá cấp
III chưa toàn cấp đi học nếu đã dạy cấp III được trên một năm, thì tốt nghiệp đạt
yêu cầu khi về địa phương thực tế được sử dụng để dạy chính trị ở cấp III trình
độ văn hoá lớp 10 (tốt nghiệp bổ túc văn hoá hay phổ thông) đều được công nhận
là giáo viên chính trị cấp III toàn cấp. Thiếu một trong những tiêu chuẩn đề ra
ở trên thì vẫn là giáo viên chính trị cấp III chưa toàn cấp.
3. Giáo viên trước khi đi
học là giáo viên cấp II toàn cấp khi tốt nghiệp đạt yêu cầu, trình độ văn hoá hết
lớp 10 được công nhận là giáo viên chính trị cấp III chưa toàn cấp.
4. Giáo viên trước khi đi
học là giáo viên cấp II chưa toàn cấp và khi tốt nghiệp đạt yêu cầu, trình độ
văn hoá lớp 9 nói chung được công nhận là giáo viên chính trị cấp II toàn cấp.
Những giáo viên tuy trước khi đi học là giáo viên cấp II chưa toàn cấp nhưng từ
thâm niên hai trở lên, trình độ văn hoá lớp 9 thi tốt nghiệp vào loại khá, được
bố trí giảng dạy chính trị ở cấp III được công nhận là giáo viên chính trị cấp
III chưa toàn cấp (nếu có quá trình đấu tranh cách mạng có trình độ chính trị
và văn hoá có thể châm chước đến lớp 8).
5. Cán bộ nghiên cứu từ
cán sự hai trở lên (xếp lương 50đ) hay tương đương, nếu thi tốt nghiệp đạt từ
loại khá trở lên, có quá trình đấu tranh cách mạng, trình độ văn hoá hết lớp 9,
được nhà trường nhận xét có khả năng dạy tốt cấp III và thật sự được bố trí giảng
dạy ở cấp III được công nhận là giáo viên chính trị cấp III chưa toàn cấp.
Nếu đã kinh qua từ Bí thư chi bộ
vững trở lên, cán bộ chính trị hoạt động lâu năm, có nhiều thành tích thì trình
độ văn hoá có thể châm chước đến lớp 8.
Đối với tất cả các loại đã quy định
ở khoản 3, 4 và 5 nếu thiếu một trong các tiêu chuẩn đã đề ra thì chỉ được công
nhận là giáo viên chính trị cấp II toàn cấp, mặc dầu được bố trí giảng dạy
chính trị ở cấp III.
Những học viên không đúng như
tiêu chuẩn chiêu sinh đã quy định cho khoá học 1961-1962 như giáo viên cấp I
toàn cấp và chưa toàn cấp, cán bộ nghiên cứu chưa phải là cán sự hai muốn được
công nhận là giáo viên chính trị cấp II toàn cấp phải đạt các tiêu chuẩn sau
đây:
a) Thi tốt nghiệp vào loại khá
trở lên,
b) Trình độ văn hoá hết lớp 9,
c) Thực tế được bố trí giảng dạy
ở cấp II hay III.
Thiếu một trong những tiêu chuẩn
ở trên, mặc dầu thi tốt nghiệp đạt yêu cầu vẫn chỉ được công nhận là giáo viên
chính trị cấp II chưa toàn cấp.
Đặc biệt đối với một số giáo
viên cấp I lâu năm (từ thâm niên ba trở lên) có khả năng chính trị vững hay đã
kinh qua các cấp uỷ Đảng, chấp hành các đoàn thể từ huyện trở lên, thi tốt nghiệp
vào loại giỏi được nhà trường xét có khả năng dạy tốt cấp III, về địa phương thực
tế được bố trí giảng dạy chính trị ở cấp III, trình độ văn hoá hết lớp 8 được đề
bạt vượt cấp và công nhận là giáo viên chính trị cấp III chưa toàn cấp.
Đối với tất cả các loại trên:
a) Nếu vì nhu cầu công tác được
về cơ quan để làm cán bộ nghiên cứu chỉ đạo về chuyên môn, sử dụng đúng khả
năng được đào tạo thì sẽ đối chiếu với những tiêu chuẩn trên mà xếp lương như
những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Các trường hợp khác sẽ xếp theo thang
lương cán sự nghiên cứu.
b) Nếu trường không công nhận tốt
nghiệp sẽ bố trí về công tác cũ và xem thời gian đi học là được bồi dưỡng thêm
một phần về lý luận.
Đối với học viên theo hệ bồi dưỡng,
tinh thần chung là trở về cương vị công tác cũ, nhưng nếu vì nhu cầu công tác
mà bố trí làm công tác giảng dạy nếu xét có đủ những tiêu chuẩn như đã nêu ở
trên thì xếp vào những mức lương kề cận của từng loại giáo viên được công nhận.
Thông tư này áp dụng cho khoá học
1961-1962 của Trường chính trị Bộ.
Trong khi thi hành các Ty, Sở thấy
có điểm gì mắc mứu cần phản ảnh ngay về Bộ để bổ sung kịp thời.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIÁO DỤC
Nguyễn Văn Huyên
|