Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 29-TC/HCP cán bộ mang theo đồ đạc, xe cộ cơ quan khi thuyên chuyển công tác

Số hiệu: 29-TC/HCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 21/03/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29-TC/HCP

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC CÁN BỘ MANG THEO ĐỒ ĐẠC, XE CỘ CỦA CƠ QUAN KHI THUYÊN CHUYỂN CÔNG TÁC

Kính gửi:

- Các Bộ
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Các cơ quan, đoàn thể trung ương
- Các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố

 

Trong Thông tư số 849-TC/HCP ngày 5-8-1957 và công văn tiếp theo số 960-TC/HCP ngày 6-9-1957, Bộ Tài chính có quy định về việc kiểm điểm tài sản tại các cơ quan hành chính để việc quản lý tài sản của các cơ quan đi vào nề nếp, tránh tình trạng mất mát, thất lạc, xáo trộn vì không ai theo dõi, gây thiệt hại cho công quỹ.

Tuy đa số các cơ quan hành chính đã tiến hành công tác kiểm kê (kiểm kê, đánh số, vào sổ tài sản của cơ quan; nhưng trong thời gian qua vẫn còn hiện tượng cán bộ thuyên chuyển công tác mang theo đồ đạc, xe cộ thuộc tài sản công mà cơ quan Tài chính cũng như các cơ quan sở quan không biết.

Những hiện tượng trên đây nếu không kịp thời chấm dứt sẽ gây nhiều khó khăn như sau:

1) Cơ quan có cán bộ thuyên chuyển sẽ không nắm được tài sản thực tế của mình và do đó không nắm vững được tình hình thiếu thừa.

2) Cơ quan có cán bộ mới đến công tác không rõ những đồ đạc, dụng cụ, xe cộ đi theo cán bộ, cái nào thuộc của riêng, cái nào thuộc của công nên hoặc lúng túng, hoặc buông xuôi, công, tư để lẫn lộn.

3) Cơ quan Tài chính không nắm được tình hình tài sản thực tế của các cơ quan nên khó xét duyệt cho sát các dự trù mua sắm mới, không có tài liệu chính xác để có kế hoạch điều chỉnh, cấp phát hiện vật từ nơi thừa sang nơi thiếu.

Mỗi cơ quan cũng như mỗi cấp chính quyền đều có dự toán riêng biệt, nếu có sự chuyển dịch từ cơ quan hoặc địa phương này sang cơ quan hay địa phương khác không qua cơ quan Tài chính thì cơ quan Tài chính không nắm được tình hình để điều chỉnh dự toán cho sát.

Để tránh khó khăn cho cơ quan Tài chính và các cơ quan sở quan, để đảm bảo cho việc quản lý dự toán, quản lý tài sản của các cơ quan hành chính được chặt chẽ, Bộ chúng tôi tạm thời quy định chế độ di chuyển tài sản công như sau:

1) Các cơ quan trực thuộc Bộ, khu, tỉnh hay thành phố không được tự động chuyển giao tài sản cho nhau. Việc di chuyển tài sản chỉ được thực hiện giữa các cơ quan thuộc cùng một tổng dự toán và phải có trách nhiệm quản lý các tài sản đó (cơ quan giao và nhận tài sản, cơ quan Tài chính đồng cấp, Bộ chủ quản, nếu Bộ có trách nhiệm quản lý).

Đối với các cơ quan thuộc các tổng dự toán khác nhau thì nói chung không đặt thành vấn đề di chuyển tài sản; nhưng nếu gặp trường hợp thật đặc biệt, xét việc di chuyển là cần thiết thì phải có ý kiến của Bộ Tài chính, của Khu, Ty hoặc Sở Tài chính hữu quan để việc di chuyển tài sản khớp với việc điều chỉnh dự toán.

2) Đối với trường hợp chuyển dịch tài sản giữa các cơ quan cùng trong một Bộ, cùng hạng trong dự toán ngân sách thì Bộ sở quan có thể điều hòa mà không phải thanh toán.

Nếu là trường hợp chuyển dịch tài sản giữa các Bộ khác nhau hoặc các tổng dự toán khác nhau thì sẽ do Bộ Tài chính hoặc cơ quan Tài chính địa phương nhượng lại. Cơ quan nhận sẽ phải thanh toán nộp tiền vào Kho bạc.

Đối với trường hợp chuyển dịch tài sản giữa các cơ quan ở một cấp tổng dự toán địa phương thì việc chuyển dịch sẽ theo thể thức cấp phát qua dự toán.

Như vậy các cán bộ khi đổi công tác không được tự động mang theo các đồ đạc, dụng cụ, vật liệu, xe cộ...đã được cấp theo tiêu chuẩn hoặc theo yêu cầu công tác mà phải để lại cơ quan cũ để người thay thế có phương tiện dùng ngay, không phải mua sắm mới. Cán bộ thuyên chuyển công tác, khi đến cơ quan mới sẽ được cơ quan này bố trí các phương tiện cần thiết tùy theo chức vụ mới, nhu cầu mới.

Nếu cần được mang theo một số phương tiện thật cần thiết thuộc tài sản công thì phải theo đúng nguyên tắc đã quy định trên đây.

Mong các Bộ, các cơ quan, đoàn thể trung ương và các Ủy ban Hành chính các cấp chú ý thi hành.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Trịnh Văn Bính

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 29-TC/HCP ngày 21/03/1958 về việc cán bộ mang theo đồ đạc, xe cộ của cơ quan khi thuyên chuyển công tác do Bộ Tài Chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.052

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.55.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!