Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 27/2016/TT-BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia rung giá trị cho phép tại nơi làm việc 2016

Số hiệu: 27/2016/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 30/06/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Ngày 30/6/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 27/2016/TT-BYT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27/2016/BYT về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

 

1. Quy định chung QCVN 27:2016/BYT về mức rung cho phép tại nơi làm việc

 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BYT được ban hành bởi Thông tư số 27/2016 quy định mức rung cho phép tác động lên người lao động tại nơi làm việc. Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức quan trắc môi trường lao động; cá nhân, tổ chức hoạt động gây ra rung tại nơi làm việc.
 

2. Quy định kỹ thuật về mức rung cho phép tại nơi làm việc

 
QCVN 27:2016/BYT của Thông tư 27 quy định các mức rung cục bộ và rung toàn thân cho phép gồm:
 
- Về rung cục bộ:
 
+ Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta;
 
+ Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số ốc ta phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc;
 
+ Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh;
 
+ Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc.
 
- Về tung toàn thân:
 
+ Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số (ốcta);
 
+ Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh đối với rung đứng không quá 0, 54m/s2, đối với rung ngang không quá 0,38m/s2;
 
+ Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc.
 

3. Phương pháp xác định mức rung cho phép tại nơi làm việc

 
Thông tư số 27 năm 2016 ban hành QCVN 27:2016/BYT hướng dẫn phương pháp đo rung theo Tiêu chuẩn TCVN 5127 - 90 Rung cục bộ - Giá trị cho phép và phương pháp đánh giá và Tiêu chuẩn TCVN 6964 -1:2001 (ISO 2631-1:1997) - Rung động và chấn động cơ học - Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân.
 

4. Quy định quản lý về mức rung cho phép tại nơi làm việc

 
QCVN 27:2016/BYT của Thông tư 27/BYT quy định trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động như phải định kỳ tổ chức đo rung nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm; cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc và phải thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động nếu rung chuyển tại nơi làm việc vượt mức cho phép.
 
 
Thông tư 27/2016/TT-BYT có hiệu lực ngày 01/12/2016.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2016/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG - GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung

Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- VPCP (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm BVSKLĐ&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (để đăng bạ):
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT, PC, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

QCVN 27:2016/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG - GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Vibration - Permissible Levels of Vibration in the Workplace

Lời nói đầu

QCVN 27:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG - GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Vibration - Permissible Levels of Vibration in the Workplace

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức rung cho phép tác động lên người lao động tại nơi làm việc.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra rung tại nơi làm việc.

3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Rung hay rung chuyển (Vibration): Là những dao động cơ học phát sinh từ động cơ của máy móc và dụng cụ lao động. Dao động có thể điều hòa hoặc không điều hòa.

3.2. Tần số rung (Vibration frequency): Là số dao động trong một đơn vị thời gian, đơn vị là Hertz (Hz).

3.3. Chu kỳ rung (Vibration periodic): Là thời gian hoàn tất một dao động.

3.4. Biên độ rung (Vibration amplitute): Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của một dao động.

Đơn vị đo là: mm; cm; m.

3.5. Vận tốc rung (Vibration velocity): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và độ nhanh chậm của chất điểm chuyển động.

Đơn vị đo là: mm/s; cm/s; m/s.

3.6. Gia tốc rung (Vibration acceleration): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và giá trị của vận tốc của chất điểm chuyển động.

Đơn vị đo là: mm/s2, cm/s2, m/s2.

3.7. Rung toàn thân (Whole-body vibration): Là rung chuyển tác động lên toàn thân của người lao động. Tùy theo phương tác động của rung chuyển mà chia ra rung đứng (tác động theo chiều thẳng đứng của thân) và rung ngang (tác động theo chiều ngang của thân).

3.8. Rung cục bộ (Hand-Arm vibration): Là rung chuyển tác động cục bộ lên một bộ phận cơ thể khi bộ phận đó tiếp xúc trực tiếp với nguồn rung.

3.9. Giá trị rung cho phép được quy định theo 3 phương của hệ trục tọa độ vuông góc gắn liền với cơ thể người, quy ước như sau:

z - trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất và hướng từ chân lên đầu.

x - trục nằm ngang, hướng từ lưng ra ngực.

y - trục nằm ngang, hướng từ vai phải sang vai trái.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Rung cục bộ

1.1. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số được quy định tại bảng 1.

Bảng 1. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta không vượt quá các giá trị sau:

Dải tần số (Hz)

Mức cho phép

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s).

10-2

8 (5,6-11,2)

1,4

2,8

16 (11,2-22,4)

1,4

1,4

31,5 (22,4-45)

2,7

1,4

63 (45-90)

5,4

1,4

125 (90-180)

10,7

1,4

250 (180-355)

21,3

1,4

500 (355-700)

42,5

1,4

1000 (700-1400)

85,0

1,4

1.2. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số ốc ta phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, được quy định trong bảng 2.

Bảng 2. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc, phút

Mức cho phép

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s)

480

1,4

1,4.10-2

240

2,0

2,0.10-2

120

2,8

2,8.10-2

60

3,9

3,9.10-2

30

5,6

5,6.10-2

Ghi chú: Giá trị rung cho phép lớn nhất không vượt quá giá trị cho phép ứng với thời gian tiếp xúc 30 phút (theo bảng 2).

1.3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh: đối với rung ở những tần số khác, khi thời gian tiếp xúc trong 8 giờ (480 phút), gia tốc hiệu chỉnh không vượt quá 4m/s2, vận tốc hiệu chỉnh không quá 4 cm/s.

1.4. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: nếu thời gian tiếp xúc dưới 8 giờ trong ngày, mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh và vận tốc hiệu chỉnh được tính theo công thức sau:

Trong đó:

a: là giá trị hiệu chỉnh (vận tốc hoặc gia tốc hiệu chỉnh cho phép đối với thời gian tiếp xúc t).

ah: là giá trị cho phép gia tốc hoặc vận tốc hiệu chỉnh trong thời gian làm việc 8 giờ (480 phút).

t: thời gian tiếp xúc thực tế tính bằng phút.

Giá trị cực đại không được vượt quá 16m/s2 với gia tốc hiệu chỉnh và 16cm/s với vận tốc hiệu chỉnh trong thời gian làm việc dưới 30 phút.

2. Rung toàn thân

2.1. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số (ốcta) được quy định ở Bảng 3.

Bảng 3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau:

Dải tần số (Hz)

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s)

Rung đứng

Rung ngang

Rung đứng

Rung ngang

1 (0,08-1,4)

1,10

0,39

20,0.10-2

6,3.10-2

2 (1,4-2,8)

0,79

0,42

7,1.10-2

3,6.10-2

4 (2,8-5,6)

0,57

0,80

2,5.10-2

3,2.10-2

8 (5,6-11,2)

0,60

1,62

1,3.10-2

3,2.10-2

16 (11,2-22,4)

1,14

3,20

1,1.10-2

3,2.10-2

31,5 (22,4-45)

2,26

6,38

1,1.10-2

3,2.10-2

63 (45-90)

4,49

12,76

1,1.10-2

3,2.10-2

Chú ý: Khi khảo sát rung thường chỉ đo một trong hai đại lượng (gia tốc rung hoặc vận tốc rung).

2.2. Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh đối với rung đứng không quá 0, 54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).

2.3. Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: đối với các loại phương tiện, vị trí làm việc khác nhau có hệ số hiệu chỉnh khác nhau:

Loại 1: Rung vận chuyển, rung trong giao thông tác động tại chỗ làm việc của những máy di động và các phương tiện vận tải khi làm việc. Ví dụ: Lái xe tải, điều khiển máy kéo nông nghiệp, máy làm đường...

Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 1. Đối với rung đứng không quá 0,54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).

Loại 2: Rung vận chuyển - công nghệ, tác động tại chỗ làm việc của những máy móc, phương tiện di động hạn chế trên những khu vực nhất định của mặt bằng sản xuất hoặc mặt bằng nơi khai mỏ. Ví dụ: điều khiển máy xúc, lái các loại cẩu, các loại máy khai mỏ (máy liên hợp khai mỏ).

Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,5. Đối với rung đứng không quá 0,27m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,19m/s2 (theo trục x,y).

Loại 3: Rung do công nghệ sản xuất, tác động tại chỗ làm việc của những máy tĩnh tại hoặc truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Ví dụ: điều khiển máy công cụ, nền của các máy cố định trong sản xuất.

Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,16. Đối với rung đứng không quá 0,086m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,06m/s2 (theo trục x,y).

III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Phương pháp đo rung theo các tiêu chuẩn sau:

1. TCVN 5127 - 90. Rung cục bộ - Giá trị cho phép và phương pháp đánh giá.

2. TCVN 6964 -1:2001 (ISO 2631-1:1997) - Rung động và chấn động cơ học - Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân.

IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với rung chuyển phải định kỳ tổ chức đo rung nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.

3. Nếu rung chuyển tại nơi làm việc vượt mức cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quy chuẩn này thay thế cho Tiêu chuẩn rung trong trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.

3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về rung viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại các văn bản mới.

MINISTRY OF HEALTH
-----------

 SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 27/2016/TT-BYT

Hanoi, June 30, 2016

 

CIRCULAR

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON VIBRATION - PERMISSIBLE LEVELS OF VIBRATION IN THE WORKPLACE

Pursuant to the Law No.84/2015/QH13 on Occupational Hygiene and Safety dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law No.68/2006/QH13 on Technical regulations and standards dated June 29, 2006;

Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 detailing a number of articles of the Law on Technical regulations and standards;

Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, rights, obligations and organizational structure of the Ministry of Health;

Upon request of the Director of Health Environment Management Agency;

The Minister of Health hereby issues this Circular stipulating the national technical regulation on vibration - permissible levels of vibration in the workplace.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The national technical regulation on vibration - permissible levels of vibration in the workplace is enclosed with this Circular.

Article 2. Effect

This Circular enters into force from December 01, 2016.

Article 3. Implementation

The Director of Health Environment Management Agency, Directors and Directors General of Departments and General Departments affiliated to the Ministry of Health , heads of affiliates, Directors of Departments of Health of provinces and Heads of Health Agencies shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Long

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON VIBRATION - PERMISSIBLE LEVELS OF VIBRATION IN THE WORKPLACE

 

Preface

QCVN 27:2016/BYT is compiled by the Drafting Board of the National Technical Regulation on Occupational Hygiene, approved by the Health Environment Management Agency and issued together with the Circular No.27/2016/TT-BYT dated June 30, 2016 by the Minister of Health.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON VIBRATION - PERMISSIBLE LEVELS OF VIBRATION IN THE WORKPLACE

 

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of governing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Subjects of application

This Regulation applies to environmental authorities; entities conducting environmental monitoring and entities producing vibration in the workplace.

3. Interpretation

For the purpose of this Regulation, terms herein shall be construed as follows:

3.1. Vibration is a mechanical oscillation producing by engine or tools, including harmonic oscillation and anharmonic oscillation.

3.2. Vibration frequency is the number of oscillation in a certain period of time, expressed in Hertz (Hz).  

3.3. Vibration periodic is a length of time during which an oscillation finishes.

3.4. Vibration amplitude is the maximum displacement measured from the equilibrium point of an oscillation. Vibration amplitude is expressed in mm, cm or m.

3.5. Vibration velocity is a particular velocity vector representing the direction and speed of an oscillator. Vibration velocity is expressed mm/s; cm/s and m/s.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.7. Whole-body vibration refers to any vibration transferred to human body. There are two type of vibration: vertical vibration and horizontal vibration.

3.8. Hand-Arm vibration refers to any vibration transferred to a part of the human body when contacting with the source of vibration.

z- Vertical axis, perpendicular to the ground, from the human foot to head

X – Horizontal axis, from the human back to chest.

y- Horizontal axis, from the right shoulder to the left shoulder

II. TECHNICAL REGULATION

1. Hand-Arm vibration

1.1. Permissible acceleration and velocity in a range of frequencies are presented in table 1.

Table 11. Average acceleration and velocity in octave bands

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Permissible value

Acceleration (m/s2)

Velocity (m/s)

10-2

8 (5.6-11.2)

1.4

2.8

16 (11.2-22.4)

1.4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

31.5 (22.4-45)

2.7

1.4

63 (45-90)

5.4

1.4

125 (90-180)

10.7

1.4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

21.3

1.4

500 (355-700)

42.5

1.4

1,000 (700-1,400)

85.0

1.4

1.2. Adjusted permissible acceleration and velocity in octave band frequencies depends on the exposure duration and are presented in Table 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Exposure duration, minute

Permissible value

Acceleration (m/s2)

Velocity (m/s)

480

1.4

1.4.10-2

240

2.0

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

120

2.8

2.8.10-2

60

3.9

3.9.10-2

30

5.6

5.6.10-2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3. Adjusted permissible acceleration and velocity: Within 8 hours (480 minutes) of contact, the adjusted velocity and acceleration of vibration at other frequency bands shall not exceed 4 cm/s and 4m/s2, respectively.

1.4. Adjusted permissible acceleration and velocity by exposure duration: Where the exposure duration is less than 8 hours per day, the adjusted permissible acceleration and velocity shall be determined by the following function:

Where:

ahD: the adjusted value (the adjusted permissible velocity or acceleration by exposure duration (t))

ah: the adjusted permissible velocity or acceleration within 08 hours (480 minutes) of working duration.

T: Actual exposure duration, expressed in minute.

The maximum adjusted acceleration and velocity shall not exceed 16m/s2 and 16cm/s, respectively, within 30 minutes of working.

2. Whole-body vibration

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Table 3. Permissible acceleration and velocity in octave bands

Frequency bands (Hz)

Acceleration (m/s2)

Velocity (m/s)

Vertical vibration

Horizontal vibration

Vertical vibration

Horizontal vibration

1 (0.08-1.4)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0.39

20.0.10-2

6.3.10-2

2 (1.4-2.8)

0.79

0.42

7.1.10-2

3.6.10-2

4 (2.8-5.6)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0.80

2.5.10-2

3.2.10-2

8 (5.6-11.2)

0.60

1.62

1.3.10-2

3.2.10-2

16 (11.2-22.4)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.20

1.1.10-2

3.2.10-2

31.5 (22.4-45)

2.26

6.38

1.1.10-2

3.2.10-2

63 (45-90)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12.76

1.1.10-2

3.2.10-2

Note: Either acceleration or velocity is measured when carrying out vibration surveys.

2.2. The adjusted permissible acceleration of vertical vibration (by z axis) and horizontal vibration (x and y axes) shall not exceed 0.54m/s2 and 0.38 m/s2, respectively.

2.3. Different tools and workplace have different acceleration adjusted coefficient by exposure duration.  

Type 1: Transportation vibration to which workers at mobile machinery and means of transport are exposed. E.g.: Drivers of trucks and agricultural tractors…

 The adjusted permissible acceleration by exposure duration equals (=) the adjusted acceleration multiplied by (x) 1. The adjusted permissible acceleration of vertical vibration (by z axis) and horizontal vibration (x and y axes) shall not exceed 0.54m/s2 and 0.38 m/s2, respectively.

Type 2: Transportation vibration – technology affecting workers in the workplace having machinery and means of transport in a limited area of a production area or mining site. E.g.: Operators of cranes, excavators and mining machines.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Type 3: Vibration caused by production activities affecting workers in the location of static machines or transmitting or the workplace where no source of vibration is located. E.g. operating tools and ground of fixed machines used in production

 The adjusted permissible acceleration by exposure duration equals (=) the adjusted acceleration multiplied by (x) 0.16. The adjusted permissible acceleration of vertical vibration (by z axis) and horizontal vibration (x and y axes) shall not exceed 0.086m/s2 and 0.06 m/s2, respectively.

III.MEASUREMENT OF VIBRATION

The following standards shall apply to measure the vibration:

1. TCVN 5127 - 90. Hand-Arm vibration –Permissible values and methods of evaluation

2. TCVN 6964 -1:2001 (ISO 2631-1:1997) – Mechanical vibration and shock – Evaluation of human exposure to whole-body vibration.

IV. MANAGEMENT

1. Every facility whose workers contact with vibration shall periodically measure vibration levels in the workplace at least once a year and shall comply with the Labor Code and the Law on Occupational Hygiene and Safety.

2. Employers shall provide sufficient personal protective equipment which is useful in the working environment for their employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. IMPLEMENTATION

1. This Regulation replaces the standard on vibration included in the standard on occupational hygiene issued under the Minister of Health's Decision No.3733/2002/QD-BYT dated October 10, 2002.

2. The Health Environment Management Agency – Ministry of Health shall take charge and relevant functional authorities to provide instruction and implement this Regulation.

3. According to the actual management requirement, the Health Environment Management Agency shall request the Ministry of Health to make appropriate amendment and supplementation.

4. In case any national standard and international standards on vibration referred to this Regulation is amended, supplemented or replaced, the new one shall prevail.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 27/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


37.845

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.114.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!