Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH hợp đồng lao động hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2003/NĐ-CP

Số hiệu: 21/2003/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 22/09/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2003/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2003

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 21/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 22/9/2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09/5/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Thi hành Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2003/NĐ-CP), sau khi có ý kiến tham gia của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành như sau:

I. HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Hình thức hợp đồng lao động theo Điều 3 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng phải ký kết bằng văn bản theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này. Người sử dụng lao động chuẩn bị hợp đồng lao động theo mẫu quy định trên khổ giấy A4 và đóng dấu giáp lai giữa các trang để sử dụng trong đơn vị.

Trường hợp một bên ký kết hợp đồng lao động là người nước ngoài thì nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt, sau phần tiếng Việt có thể thêm phần tiếng nước ngoài do hai bên thỏa thuận. Nội dung bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý.

Bản hợp đồng lao động có thể viết bằng bút mực các mầu (trừ mầu đỏ) hoặc đánh máy.

b) Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc hợp đồng lao động để giúp việc gia đình hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động miệng, nhưng phải bảo đảm nội dung theo qui định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ Luật Lao động.

c) Hợp đồng lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có thể giảm bớt một số nội dung cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

d) Ngoài hợp đồng lao động hai bên có thể ký hợp đồng trách nhiệm về tài sản được giao.

2. Việc áp dụng các loại hợp đồng lao động theo Điều 4 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Người sử dụng lao động và người lao động căn cứ vào thời hạn của công việc để áp dụng một trong các loại hợp đồng lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ;

Riêng đối với người đã nghỉ hưu, hai bên được ký kết nhiều lần loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn đã ký kết trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà đến thời điểm đó đang còn hiệu lực thi hành, thì được tính là hợp đồng lao động thứ nhất để áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.

II. GIAO KẾT, THAY ĐỔI NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo Điều 5 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP , được quy định cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp;

- Đối với hợp tác xã là Chủ nhiệm hợp tác xã, đối với Liên hiệp hợp tác xã là Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã;

- Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, các văn phòng đại diện (gọi chung là tổ chức) của quốc tế hoặc nước ngoài đóng tại Việt Nam là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện...).

- Đối với cá nhân, hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động.

Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì có thể uỷ quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã qui định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được uỷ quyền.

2. Hợp đồng lao động ký với người đã nghỉ hưu đang hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng, thì ngoài tiền lương theo cấp bậc công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán các khoản sau:

- Bảo hiểm xã hội = 15%;

- Bảo hiểm Y tế = 2%;

- Nghỉ hàng năm = 4%;

- Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ phép do hai bên thỏa thuận không thấp hơn 9%.

Tỷ lệ % nêu trên được tính so với tiền lương theo hợp đồng lao động.

3. Thủ tục thay đổi nội dung hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được tiến hành theo trình tự như sau:

- Bên đề xuất yêu cầu nêu nội dung cần thay đổi và thông báo cho bên kia biết bằng văn bản.

- Bên nhận được văn bản yêu cầu phải chủ động gặp bên đề xuất để thỏa thuận về nội dung cần thay đổi, chậm nhất trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu;

- Trường hợp hai bên thỏa thuận được việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động, thì tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng lao động theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động, thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc thỏa thuận chấm dứt theo qui định tại khoản 3 Điều 36 của Bộ Luật Lao động.

III. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO

1. Thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện như sau:

a) Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 của Bộ Luật Lao động thì hai bên không phải báo trước.

b) Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Bộ Luật Lao động, thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện việc báo trước cho bên kia bằng văn bản. Số ngày báo trước của người lao động được qui định tại khoản 2, khoản 3 Điều 37; của người sử dụng lao động tại khoản 3 Điều 38 của Bộ Luật Lao động. Số ngày báo trước là ngày làm việc. Riêng trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải thì không phải báo trước.

2. Các trường hợp được trợ cấp thôi việc và không được trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Các trường hợp được trợ cấp thôi việc:

- Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.

- Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng trước khi có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký hợp đồng lao động.

- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.

b) Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc:

- Người lao động bị sa thải theo điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động.

- Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ Luật Lao động.

- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ Luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.

3. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:

Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

Tiền trợ cấp thôi việc

=

Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp

x

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

x

1/2

Trong đó:

- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số năm người lao động làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn theo nguyên tắc qui định tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP .

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) qui định tại Điều 15 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ.

a) Trường hợp người lao động thực hiện nhiều hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp mà khi kết thúc từng hợp đồng chưa được thanh toán trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp cộng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động và lấy tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trường hợp trong các hợp đồng lao động có một hợp đồng lao động người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật, thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động chấm dứt trái pháp luật người lao động không được trợ cấp thôi việc, còn các hợp đồng khác vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc.

Ví dụ 1: Bà Vũ Thị Tâm chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty Thăng Long sau khi đã thực hiện 3 hợp đồng lao động: Hợp đồng thứ nhất 14 tháng với tiền lương bình quân 6 tháng cuối của hợp đồng là 500.000 đồng/tháng; hợp đồng thứ hai 18 tháng với tiền lương bình quân 6 tháng cuối của hợp đồng 600.000 đồng/tháng và hợp đồng thứ ba 24 tháng với tiền lương bình quân 6 tháng cuối của hợp đồng 800.000 đồng/tháng. Trợ cấp thôi việc của Bà Tâm được tính như sau:

- Tổng thời gian làm việc là: 14 tháng + 18 tháng + 24 tháng = 56 tháng (làm tròn bằng 5 năm);

- Trợ cấp thôi việc là: 800.000 đồng x 5,0 x 1/2 = 2.000.000 đồng.

Trường hợp bà Tâm chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba trái pháp luật, thì hợp đồng thứ ba bà Tâm không được trợ cấp thôi việc. Công ty Thăng Long chỉ cộng thời gian làm việc theo hợp đồng thứ nhất và hợp đồng thứ hai để tính trợ cấp thôi việc là:

- Tổng thời gian làm việc là: 14 tháng + 18 tháng = 32 tháng (làm tròn bằng 3 năm);

- Trợ cấp thôi việc là: 600.000 đồng x 3 x 1/2 = 900.000 đồng

Công ty Thăng Long thanh toán cho bà Tâm số tiền trợ cấp thôi việc sau 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba.

b) Trường hợp người lao động làm việc cho doanh nghiệp nhà nước nhưng có cả thời gian làm việc theo chế độ biên chế và có cả thời gian làm việc theo hợp đồng lao động, thì cộng cả hai thời gian đó để tính trợ cấp thôi việc.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn Toàn công nhân cơ khí (thang lương A1 nhóm II) làm việc tại công ty B từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 2 năm 1994 theo biên chế và làm việc theo chế độ hợp đồng lao động từ tháng 3/1994. Đến tháng 6 năm 2003 ông Toàn chấm dứt hợp đồng lao động. Tổng thời gian làm việc của ông Toàn là 147 tháng (quy tròn bằng 12,5 năm) có tiền lương bình quân 6 tháng cuối là 823.600 đồng/tháng (hệ số 2,84). Khoản tiền trợ cấp thôi việc của ông Toàn được tính như sau:

823.600 đồng x 12,5 x 1/2 = 5.147.500 đồng.

c) Trường hợp người lao động làm việc ở nhiều doanh nghiệp nhà nước do chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, thì tính trợ cấp thôi việc cho người lao động ở từng doanh nghiệp. Tiền lương của người lao động trước ngày 01 tháng 4 năm 1993 được quy đổi theo Nghị định số 25/CP, 26/CP tại thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 1993.

Ví dụ 3: Bà Lê Thị Bê là công nhân xây dựng cơ bản (thang lương A6 nhóm II) có quá trình làm việc tại 3 đơn vị thuộc doanh nghiệp nhà nước: Tại Công ty Y theo biên chế từ tháng 10 năm 1988 đến tháng 12 năm 1990 (22 tháng quy tròn bằng 2 năm) với tiền lương bình quân 6 tháng cuối quy đổi theo Nghị định số 26/CP tại thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 1993 là 142.000 đồng/tháng (hệ số 1,55); tại Công ty Z theo biên chế từ tháng 1 năm 1991 đến tháng 5 năm 1994 (41 tháng quy tròn bằng 3,5 năm) với tiền lương bình quân 6 tháng cuối là 186.000 đồng/tháng (hệ số 1,55); tại công ty X theo hợp đồng lao động từ tháng 6 năm 1994 và đến ngày 31 tháng 5 năm 2003 chấm dứt hợp đồng lao động với tiền lương bình quân 6 tháng cuối là 823.600 đồng/tháng (hệ số 2,84). Thời gian làm việc tại Công ty X là 108 tháng (quy tròn bằng 9 năm). Tiền trợ cấp thôi việc của bà Bê được tính như sau:

- Tại Công ty Y là: 142.000 đồng x 2,0 x 1/2 = 142.000 đồng

- Tại Công ty Z là: 186.000 đồng x 3,5 x 1/2 = 325.500 đồng

- Tại Công ty X là: 823.600 đồng x 9 x 1/2 = 3.706.200 đồng

Tổng cộng: 4.173.700 đồng.

Công ty X thanh toán toàn bộ khoản trợ cấp thôi việc trên cho bà Bê, rồi sau đó thông báo theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này để Công ty Y và Công ty Z hoàn trả số tiền mà mình đã chi hộ.

Trường hợp Công ty Y hoặc Công ty Z đã chấm dứt hoạt động, thì Công ty X sẽ được ngân sách nhà nước hoàn trả theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

d) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó. Riêng doanh nghiệp nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp), thì áp dụng theo qui định của Nhà nước đối với các trường hợp này.

Ví dụ 4: Ông Bùi Văn An làm việc ở doanh nghiệp Nhà nước A từ tháng 6 năm 1990. Đến tháng 6 năm 1998 doanh nghiệp này cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đến tháng 6 năm 2003 ông An chấm dứt hợp đồng lao động. Ông An có tiền lương bình quân 6 tháng trước khi cổ phần hóa là 300.000 đồng/tháng và 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 800.000 đồng/tháng. Trợ cấp thôi việc của ông An được tính như sau:

- Trợ cấp thôi việc ở doanh nghiệp nhà nước là: 300.000 đồng x 8 x 1/2 = 1.200.000 đồng.

- Trợ cấp thôi việc ở công ty cổ phần là: 800.000 đồng x 5 x 1/2 = 2.000.000 đồng.

Tổng cộng: 3.200.000 đồng.

Công ty cổ phần phải thanh toán toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho ông An. Nguồn chi trả trợ cấp thôi việc thực hiện theo Điều 27 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

4. Việc bồi thường chi phí đào tạo theo Điều 13 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận.

b) Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.

Thỏa thuận nêu ở điểm a và điểm b trên đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ các văn bản sau đây: Quyết định số 66/LĐTBXH-QĐ ngày 12 tháng 02 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phát hành và quản lý bản hợp đồng lao động; Quyết định số 207/LĐTBXH-QĐ ngày 02 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mẫu hợp đồng lao động; Thông tư số 21/LĐTBXH-TT ngày 12 tháng 10 năm 1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về hợp đồng lao động; Thông tư số 02/2001/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bãi bỏ điểm 4 Mục III của Thông tư số 21/LĐTBXH-TT ngày 12 tháng 10 năm 1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Không áp dụng cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Thông tư này để tính lại trợ cấp thôi việc đối với những trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Định kỳ 6 tháng và hàng năm các đơn vị có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp địa phương nơi có trụ sở chính của đơn vị về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ảnh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

Mẫu số 1

MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên đơn vị:.......

Số:....................

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chúng tôi, một bên là Ông/Bà: Quốc tịch:

Chức vụ:

Đại diện cho (1): Điện thoại:

Địa chỉ:

Và một bên là Ông/Bà: Quốc tịch:

Sinh ngày....... tháng..... năm...... tại.

Nghề nghiệp (2):

Địa chỉ thường trú:

Số CMTND: cấp ngày...../...../...... tại

Số sổ lao động (nếu có):................ cấp ngày......../...../...... tại

Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

- Loai hợp đồng lao động(3):

- Từ ngày…. tháng……. năm…….. đến ngày…….. tháng……… năm……

- Thử việc từ ngày…… tháng….. năm…… đến ngày…… tháng….. năm.....

- Địa điểm làm việc(4):

- Chức danh chuyên môn: Chức vụ (nếu có):

- Công việc phải làm (5):

Điều 2: Chế độ làm việc

- Thời giờ làm việc (6)

- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

1. Quyền lợi:

- Phương tiện đi lại.làm việc (7):

- Mức lương chính hoặc tiền công (8):

- Hình thức trả lương:

- Phụ cấp gồm (9):

- Được trả lương vào các ngày....... hàng tháng.

- Tiền thưởng:

- Chế độ nâng lương:

- Được trang bị bảo hộ lao động gồm:

- Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm,lễ tết...):

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (10):

- Chế độ đào tạo (11):

Những thỏa thuận khác (12):

2. Nghĩa vụ:

- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.

- Chấp hành lệnh điều hành sản xuất-kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động....

- Bồi thường vi phạm và vật chất (13):

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

1. Nghĩa vụ:

- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.

- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có).

2. Quyền hạn:

- Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc…)

- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.

Điều 5: Điều khoản thi hành

- Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng qui định của thỏa ước tập thể, trường hợp chưa có thỏa ước tập thể thì áp dụng quy định của pháp luật lao động.

- Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày…..tháng…… năm……... Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.

Hợp đồng này làm tại.... ngày.... tháng.... năm.....

Người lao động
(Ký tên)
Ghi rõ Họ và Tên

Người sử dụng lao động
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi rõ Họ và Tên

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Ghi cụ thể tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, ví dụ: Công ty Xây dựng Nhà ở Hà nội.

2. Ghi rõ tên nghề nghiệp (nếu có nhiều nghề nghiệp thì ghi nghề nghiệp chính), ví dụ: Kỹ sư.

3. Ghi rõ loại hợp đồng lao động, ví dụ 1: Không xác định thời hạn; ví dụ 2: 06 tháng.

4. Ghi cụ thể địa điểm chính, ví dụ: Số 2 - Đinh lễ - Hà Nội; và địa điểm phụ (nếu có), ví dụ: Số 5 - Tràng Thi - Hà Nội.

5. Ghi các công việc chính phải làm, ví dụ: Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện; thiết bị thông gió; thiết bị lạnh... trong doanh nghiệp.

6. Ghi cụ thể số giờ làm việc trong ngày hoặc trong tuần, ví dụ: 08 giờ/ngày hoặc 40 giờ/tuần.

7. Ghi rõ phương tiện đi lại do bên nào đảm nhiệm, ví dụ: xe đơn vị đưa đón hoặc cá nhân tự túc.

8. Ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị áp dụng, ví dụ: Thang lương A.1.Cơ khí, Điện, Điện tử - Tin học; Nhóm III; Bậc 4/7; Hệ số 2,04; Mức lương tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động là 428.400 đồng/tháng.

9. Ghi tên loại phụ cấp, hệ số, mức phụ cấp tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động, ví dụ: Phụ cấp trách nhiệm Phó trưởng phòng; Hệ số 0,3; Mức phụ cấp 63.000 đồng/tháng.

10. Đối với người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ghi tỷ lệ % tiền lương hằng tháng hai bên phải trích nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, ví dụ: Hằng tháng người sử dụng lao động trích 6% từ tiền lương tháng của người lao động và số tiền trong giá thành tương ứng bằng 17% tiền lương tháng của người lao động để đóng 20% cho cơ quan bảo hiểm xã hội và 3% cho cơ quan Bảo hiểm y tế.

Đối với người lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khoản tiền bảo hiểm xã hội tính thêm vào tiền lương để người lao động tham gia Bảo hiểm tự nguyện hoặc tự lo lấy bảo hiểm, ví dụ: Khoản tiền bảo hiểm xã hội đã tính thêm vào tiền lương cho người lao động là 17% tiền lương tháng.

11. Ghi cụ thể trường hợp đơn vị cử đi đào tạo thì người lao động phải có nghĩa vụ gì và được hưởng quyền lợi gì, ví dụ: Trong thời gian đơn vị cử đi học người lao động phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, được hưởng nguyên lương và các quyền lợi khác như người đi làm việc, trừ tiền bồi dưỡng độc hại.

12. Ghi những quyền lợi mà chưa có trong Bộ Luật Lao động, trong thỏa ước lao động tập thể hoặc đã có nhưng có lợi hơn cho người lao động, ví dụ: đi tham quan, du lịch, nghỉ mát, quà sinh nhật.

13. Ghi rõ mức bồi thường cho mỗi trường hợp vi phạm, ví dụ: Sau khi đào tạo mà không làm việc cho doanh nghiệp thì phải bồi thường 06 (sáu) triệu đồng; không làm việc đủ 02 năm thì bồi thường 03 (ba) triệu đồng.

Mẫu số 2

MẪU PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..... , ngày..... tháng..... năm ....

Tên đơn vị:.......

Số:....................

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chúng tôi, một bên là Ông/Bà:............................ Quốc tịch:......................

Chức vụ:......................................................................................................

Đại diện cho (1): ................................................. Điện thoại:.....................

Địa chỉ:.........................................................................................................

Và một bên là Ông/Bà:......................................... Quốc tịch:......................

Sinh ngày......... tháng....... năm...... tại.........................................................

Nghề nghiệp (2):...........................................................................................

Địa chỉ thường trú:.......................................................................................

Số CMTND:....... cấp ngày...../...../...... tại...................................................

Số sổ lao động (nếu có):.......... cấp ngày......./....../.........tại.........................

Căn cứ Hợp đồng lao động số.... ký ngày..../..../.... và nhu cầu sử dụng lao động, hai bên cùng nhau thỏa thuận thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:

1. Nội dung thay đổi (ghi rõ nội dung gì, thay đổi như thế nào.....):

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

2. Thời gian thực hiện (ghi rõ nội dung ở mục 1 nêu trên có hiệu lực trong bao nhiêu lâu):

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Phụ lục này là bộ phận của hợp đồng lao động số... , được làm thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp lao động.

Người lao động

(Ký tên)

Ghi rõ Họ và Tên

Người sử dụng lao động

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi rõ Họ và Tên

Mẫu số 3

MẪU THÔNG BÁO CHUYỂN TRẢ TRỢ CẤP THÔI VIỆC

Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..... , ngày..... tháng..... năm ....

Tên đơn vị:.......

Số:....................

Thông báo
V/v chuyển trả trợ cấp thôi việc

Kính gửi: Công ty B

Căn cứ Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động;

Căn cứ Thông tư số.………của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ...

Ông (Bà): Nguyễn Văn A đã chấm dứt hợp đồng lao động ngày... tháng.... năm.….. (Thông báo hoặc Quyết định kèm theo).

Theo hồ sơ, Ông Nguyễn Văn A có thời gian làm việc tại Công ty B là... năm (từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...).

Công ty chúng tôi đã chi hộ khoản trợ cấp thôi việc đối với thời gian làm việc tại Công ty B với số tiền là:.... đồng.

Đề nghị Công ty B chuyển trả số tiền trợ cấp thôi việc mà Công ty chúng tôi đã chi hộ theo số tài khoản....../.

Giám đốc hoặc thủ trưởng đơn vị
Ký tên, đóng dấu
(Ghi rõ họ và tên)

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị.

THE MINISTRY OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.: 21/2003/TT-BLDTBXH

Hanoi, September 22, 2003

 

CIRCULAR

OF THE MINISTRY OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS NO.21/2003/TT-BLDTBXH DATED 22/9/2003 GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER ARTICLES OF THE DECREE NO.44/2003/ND-CP DATED 09/5/2003 OF THE GOVERNMENT ON LABOUR CONTRACT

Implementing the Decree No.44/2003/ND-CP dated May 09, 2003 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labour Code on labour contract (hereinafter called as the Decree No.44/2003/ND-CP), after collecting opinions of the Vietnam General Confederation of Labour and of relative Ministries, Branches, the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs guides the implementation as follows:

I. FORM, CONTENTS AND TYPES OF LABOUR CONTRACTS

1. Form of labour contracts according to Article 3 of the Decree No.44/2003/ND-CP is stipulated specifically as follows:

a) Labor contracts with indefinite term, labor contracts with definite term from full 12 months to less than 36 months and the labor contract with a term of 3 months to less than 12 months must be signed in writing according to form 1 enclosed herewith. The employers prepare labour contract according to form prescribed on A4 paper size and seal between the pages for use in the unit.

Where a party of signing labor contract being foreigner, the contract’s contents must be in Vietnamese, after the Vietnamese, it may be added foreign language upon mutual agreement. Vietnamese contents shall have legal value.

The written contract may be written with pens of colors (other than the red) or may be typed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Labor contracts of the enterprises in the fields of agriculture, forestry, fishery and salt can be reduced some of the contents to suit the enterprises’ conditions.

d) Besides the labor contracts, both parties may sign liability contracts on assets assigned.

2. The application of types of labor contracts according to Article 4 of the Decree No.44/2003/ND-CP is stipulated specifically as follows:

a) Employers and employees based on the time of jobs to apply one of types of labor contracts stipulated in 1, 2, 3 Article 4 of the Decree No.44/2003/ND-CP;

Particularly for those who have retired, both parties may sign several times types of labor contracts upon season or a specific job with a term of less than 12 months.

b) Labor contracts with definite term which has signed before January 01, 2003 and till that time it is still effective, shall be counted as the first labor contract for the application of the provisions in clause 4 Article 4 of the Decree No.44/2003/ND-CP.

II. CONCLUSION, CHANGE OF CONTENTS OF THE LABOURS CONTRACTS

1. The competent persons to conclude labour contracts with laborers according to Article 5 of the Decree No.44/2003/ND-CP, are stipulated specifically as follows:

- For enterprises operating under the State Enterprise Law, Enterprise Law and Law enterprises with foreign-owned capital in Vietnam as CEO or director of the enterprises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For agencies, organizations, branches, representative offices (hereinafter referred to as organizations) of internation or foreign countries in Vietnam being the heads of the organizations (branch heads, office Chiefs, representative Chief...).

- For individuals, households being persons who directly use laborers.

Where the competent persons who are not directly conclude labour contracts, may authorize another person in writing, except for cases stipulated in the decentralization of human resource management. Particularly for the employers who are individuals, they are not entitled to authorize.

2. Labor contracts signed with retirees enjoying monthly social insurance and those who work with a less than 03 month term, apart from salaries by job levels, the employees is also paid by the employers the following amounts:

- Social insurance = 15%;

- Health insurance = 2%;

- Annual vacation = 4%;

- Travel expenses when on leave due to mutual agreement not less than 9%.

The above % rate calculated comparison with wages under the labour contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The requiring party set out proposals to change the content and notify the other party in writing.

- Party receiving written request must take the initiative to meet the proposer on agreement of the contents need to be changed, at least within 3 days from the date of receipt of written request;

- Where both parties may reach agreements on the change of the contents of labor contracts, the appendix of labor contract shall be concluded according to Form No. 2 attached herewith.

- Where both parties may not reach agreements on the change of the contents of labor contracts, the labor contract which has been signed shall be continued to implement or the agreement to terminate the labor contract is conducted as stipulated in clause 3 Article 36 of the Labor Code.

III. TERMINATION OF LABOR CONTRACTS, TERMINATION ALLOWANCES AND COMPENSATION FOR TRAINING EXPENSES

1. Prior notice time limit for termination of labor contracts is implemented as follows:

a) In case of termination of labor contracts according to Article 36 of the Labour Code, the parties are not required for prior notice.

b) In case of unilateral termination of labor contracts specified in Article 37 or Article 38 of the Labor Code, the party who is entitled to terminate unilaterally must conduct the written prior notice to the other party. Number of prior notice days of the employees defined in clause 2, clause 3 Article 37; of the employers defined in clause 3 Article 38 of the Labor Code. The number of prior notice days is working days. The case the employees who are disciplined by form of dismissing shall not required conducting the prior notice.

2. The cases being paid termination allowances and not according to clause 1 Article 14 of the Decree No.44/2003/ND-CP are stipulated specifically as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The employees terminating the labour contract under Article 36, Article 37, point a, c, d clause 1 Article 38, clause 1 Article 41, point c clause 1 Article 85 of the Labor Code.

- The employees working in the state enterprises and being recruited before having the labor contract regime shall be calculated for termination allowances as those who concluded labor contracts when terminating their jobs.

- The employees being terminated the labor contracts due to the enterprises, agencies, organizations ending their activities as defined in point đ clause 1 Article 38 of the Labor Code are the cases: Enterprises, agencies and organizations decided on the dissolution by the competent authorities, declared bankrupt by the court, operation license has expired, law violation enterprises that were withdrawed the operation license or were revoked the business registration certificate by the competent authorities.

b) The cases which are not paid termination allowances:

- The employees being dismissed according to point a, point b, clause 1 Article 85 of the Labor Code.

- The employees unilaterally terminating the labor contracts but committing violation on the reason for the termination or prior notice time limit specified in Article 37 of Labor Code.

- The employees leaving their jobs to enjoy the monthly pension regime as stipulated in clause 1 and clause 2 of Article 145 of the Labor Code.

- The employees being terminated the labor contracts according to clause 1 Article 17 and Article 31 of the Labor Code enjoyed redundancy payment.

3. The method of calculation and payment of termination allowances shall be implemented as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Money for termination allowance

=

Total time working in enterprises

x

Wage used  as a basis for calculation of termination allowances

x

1/2

In which:

- Total time working in the enterprises is the number of years that the employees work in the enterprises rounded under the principle set out in clause 5 Article 14 of the Decree No.44/2003/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Where the employees perform many labor contracts in an enterprise that when ending each contract had not been paid the termination allowance, then the enterprise pluses working time under the labor contract and gets average wages of 6 preceding months prior to the termination of last labor contract for calculating termination allowances to employees. Where the employees unilaterally terminating the labor contract illegally for a labor contract among many such labor contracts, the employees shall not be calculated termination allowance for the working period of the labor contract terminated illegally, the other remaining contracts are still calculated for termination allowance.

Example 1: Ms. Vu Thi Tam terminates labor contracts at Thang Long company after she performed three labor contracts: Her working time for the first contract is 14 months with average salary of the last 6 months is 500,000 VND per month; for the second one is 18 months with average salary of the last 6 months is 600,000 VND and for the third one is 24 months with average salary of the last 6 months is 800,000 VND per month. The termination allowance of Ms. Tam is calculated as follows:

- Total working time is: 14 months + 18 months + 24 months = 56 months (rounded to 5 years);

- Termination allowance is: 800,000 VND x 5.0 x 1/2 = 2,000,000 VND.

In case Ms.Tam terminates the third labour contract illegally, Ms. Tam shall not be calculated termination allowance for the third one. Thang Long company just plus the working time under the first one and the second one for calculating termination allowance as:

- Total working time is: 14 months + 18 months = 32 months (rounded to 3 years);

- Termination allowance is: 600,000 VND x 3 x 1/2 = 900,000 VND

Thang Long Company pays to Ms.Tam the amount of termination allowance 7 days after the date of terminating the third labour contract.

b) Where the employees working in the state enterprises with both the time of working under the State employee regime and the time of working under labor contract, then plus both the time to calculate termination allowances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

823,600 VND x 12.5 x 1/2 = 5,147,500 VND

c) Where the employees work in various state enterprises due to transfer job before January 01, 1995, the calculation of termination allowances to employees in each enterprise shall be made. Wages of employees before April 01, 1993 are converted according to the Decree No.25/CP, 26/CP at the time of April 01, 1993.

Example 3: Ms. Le Thi Be is basic construction worker (salary scale A6 Group II) with the process of working in three units under the state enterprises: In Company Y according to the State employee regime from October 1988 to December 1990 (22 months rounded to 2 years) with average salaries of the last 6 months converted upon the Decree No.26/CP at the time of April 01, 1993 is 142,000 VND per month (coefficient 1.55 ); in Company Z according to the State employee regime from January 1991 to May 1994 (41 months rounded to 3.5 years) with average salaries of the last 6 months is 186,000 VND per month (coefficient 1.55); in Company X under the labor contract since June 1994 and to  May 31, 2003 terminating labor contracts with an average salary last 6 months is 823,600 VND per month (coefficient 2.84). Time working in Company X is 108 months (rounded to 9 years). Ms. Be’s termination allowance is calculated as follows:

- In Company Y: 142,000 VND x 2.0 x 1/2 = 142,000 VND

- In Company Z: 186,000 VND x 3.5 x 1/2 = 325,500 VND

- In Company X: 823.600 VND x 9 x 1/2 = 3.706.200 VND

Total: 4,173,700 VND.

Company X pays the whole termination allowance to Ms. Be, then makes announcement upon Form 3 attached herewith to Company Y and Company Z for these companies to return the amount that Company X paid.

In case Company Y or Company Z terminated its operations, Company X will be refunded by the State budget under the guidance of the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Example 4: Mr. Bui Van An working in the State owned enterprise A from June 1990. By June 1998 this enterprise was equitized and became a shareholding company and operated under the Enterprise Law. By June 2003 Mr. An terminated the labour contract. Mr An’ s average wage of 6 months prior to the equitization is 300,000 VND/month and 6 months prior to the termination of labor contracts is 800,000 VND per month. Mr. An’s termination allowance is calculated as follows:

- Termination allowance in the State owned enterprise is: 300,000 VND x 8 x 1/2 = 1,200,000 VND.

- Termination allowance in the shareholding company is: 800,000 VND x 5 x 1/2 = 2,000,000 VND.

Total: 3,200,000 VND.

The shareholding company must pay the entire amount of termination allowances to Mr. An. Source to pay termination allowance implemented under Article 27 of the Decree No.64/2002/ND-CP dated June 09, 2002 of the Government on the transformation of the State owned enterprises into shareholding companies.

4. The compensation for training costs under Article 13 of the Decree No.44/2003/ND-CP shall be implemented as follows:

a) The employees are trained domestic or abroad from funds of the employers, including expenses funded by the foreign side to the employers, after graduation, the employers must work for the employers a period agreed by both parties.

b) The employees left their jobs arbitrarily or unilaterally terminate labor contracts, except for the cases stipulated in Article 37 of the Labor Code, as not yet graduated or graduated but not working for the employers for the time as agreed, the employees must compensate the costs of training including the costs for trainers, learning materials, school, equipment, practice materials and other costs to support learners calculated by the employers with the consent of the employees.

The agreements referred to in point a, point b above must be in writing with signatures of employers and employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette; Annulling the following documents: the Decision No.66/LDTBXH-QD dated December 12, 1993 of the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs on issuance and management of labour contracts; the Decision No.207/LDTBXH-QD dated April 02, 1993 of the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs on form of labour contracts; the Circular No.21/LDTBXH-TT dated October 12, 1996 of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs guiding the implementation of a number of Articles of the Decree No.198/CP dated December 31, 1994 of the Government on Labour contracts; the Circular No.02/2001/TT-BLDTBXH dated January 09, 2001 of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs annulling point 4 Item III of the Circular No.21/BLDTBXH-TT dated October 12, 1996 of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs.

2. Not to apply the method to calculate redundancy payment prescribed in this Circular to recalculate the redundancy payment for the cases teminated labor contract before the effective date of this Circular.

3. Every 6 months and annually, units using laborers upon the labor contract must report to the Department of Labor – War Invalids and Social Affairs or the Management Units of local industrial parks where the units locate its headquarters on the situation of signing, using and terminating labor contracts in accordance with the law regulations.

4. Department of Labour – War Invalids and Social Affairs, Management Units of Industrial Zones of the provinces and cities directly under the Central Government are responsible for assistting the People's Committees to guide, urge and inspect the implementation of this Circular.

During the course of implementation, if any difficulties arise, the relative individuals, organizations need to reflect promptly to the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs for studying to settle./.

 

 

Nguyen Thi Hang
(Signed)

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Recording specifically names of enterprises, agencies and organizations, for example, the Hanoi Housing Construction Company.

2. Recording clearly name of career (if there are many careers, recording the main career), for example: Engineer.

3. Recording clearly type of labour contract, example 1: indefinite term; example 2: 06 months.

4. Recording specifically the main location, for example: No.2 – Dinh Le - Hanoi; and auxiliary location (if any), for example: No.5 – Trang Thi – Ha Noi.

5. Recording the main tasks which laborer must do, for example: Installation, inspection and repair of electrical system; ventilation equipment, refrigeration equipment ... in the enterprise.

6. Recording specifically the number of hours working per day or week, for example: 08 hours/day or 40 hours/week.

7. Recording clearly vehicles undertaken by the employer or employee, for example: transportation shall be undertaken by the employer or by individual.

8. Recording specifically wage according to wage payroll or wage scale which the units apply, for example: wage scale A.1. Mechanic, Electric, Electronics - Informatics; Group III; Level 4/7; coefficient 2.04; salary at the time of signing the labor contract is 428,400 VND/month.

9. Naming type of allowances and coefficients, allowance level at the time of signing the labor contracts, for example, responsible allowance of Deputy Manager; coefficient is 0.3; Allowance level is 63,000 per month.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For the employees who are not subject to mandatory social insurance payment, the social insurance amount shall be added to the wages for employees to participate in voluntary insurance or self-insured by themselves, for example, social insurance amount has been added to the wages for employees is 17% of monthly salary.

11. Specifically recording the cases that the units send for training, the employees’ obligations and benefits, for example: During the time that the units sent the employees to study, the employees must complete the course on time, the employees shall be paid their full salaries and other benefits as people who go to work, except for hazardous allowances.

12. Recording interests which have not stated in the Labor Code, the collective labor agreement or had but more favorable to the employees, for example, visit, travel, vacation, birthday gift.

13. Recording clearly the level of compensation for each case of violation, for example, after being trained, the employees do not work for employers, they must pay compensation 06 (six) million dong; not work for the full 02 years, they must pay compensation 03 (three) million dong.

Unit name:.......

No:....................

LABOR CONTRACT

We are, one side is Mr./Mrs:…………………………Nationality:

Position:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Address:

And one side is Mr./Mrs:……………………………. Nationality:

Date of birth:            at……

Occupation (2):

Permanent residence:

ID No. ………………issued on ………………………….at……………….

Labour Book (if any):      ……………..issued on,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,at:

Both sides have agreed to sign the labor contract and undertake to comply with the following provisions:

Article 1: Term and contract work

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- From date……………………………………..to date…………………

- Probation time from date……………………..to date……………….

- Working place (4):

- Professional title:                                                         Position (if any)):

- Work to be done (5):

Article 2. Working regulation

- Working time (6)

- To be equipped with the labor instrument including:

Article 3. Obligations and interests of the labor

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Means of commutation (7):

- Basic salary or wages (8):

- Form of payment:

- Allowance (9):

- To be paid monthly on……..

- Bonus:

- Pay rise regulation::

- To be provided with the labor equipment including :

- Time of rest (weekly leave, annual leave and public holiday…):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Training regulation (11):

Other agreements: (12):

2. Obligations:

-To fulfill the works undertaken in the labour contract

- To comply with the direction and order of production and business, internal rule of labour discipline and occupational safety…..

- Compensation for material violation (13):

Article 4: Obligations and power of the employer

1. Obligations:

- To ensure the employment and fully implement all commitments in the labour contract

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Power:

- To manage the employee to fulfill the works in accordance with the labour contract (assign, appoint, postpone…).

- To postpone, terminate the labour contract and penalize the employee in accordance with the law, collective labour agreement (if any) and internal labour rule of enterprise.

 

Article 5: Implementation provisions

- The issues concerning the labour not defined in the labour contract shall be applied with the provisions of the collective labour agreement. In case there is not the collective labour agreement, the regulations of labour legislation.

- This labour contract is made into two copies of equal validity; each party keeps one copy that comes into force on date…….. When both parties sign the appendix of the labour contract, the content of appendix shall be also valid as the contents of this labour contract.

This contract is made at……………….on date……………..

Employee
(Signature and full name)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

INSTRUCTION FOR RECORDING LABOUR CONTRACT

1. Specify name, agency, organization, eg  Hanoi Housing Construction Company.

2. Specify the job name (if having many occupations, specify the main occupation), for example: Engineer.

3. Specify the type of labor contract, for example 1: No definite term, for example 2: 06 months.

4. Specify the main location, for example: No. 2 Dinh Le - Hanoi and minor location (if any), for example: No. 5 - Trang Thi - Hanoi.

5. Specify the main job to do, for example, installation, inspection and repairment of electrical system, ventilation equipment, refrigeration equipment... in the enterprise.

6. Specify the working hours of a day or week, for example: 08 hours / day or 40 hours / week.

7. Specify the means of commutation, for example, enterprise’s commuter vehicle or individual’s vehicle

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Specify the type of allowance, coefficient, the rate of allowance at the time of signing labor contracts, for example, the responsibility allowance for the Deputy Head of department; coefficient 0.3; Allowance rate 63,000 dong / month.

10. For the employee subject to mandatory payment of social insurance, record the percentage of the monthly salary that both sides must pay to the social insurance agency. For example:  Every month the employer shall deduct 6% from monthly salary of employee and the amount of the corresponding cost equal to 17% of monthly salary of the employee to pay 20% for social insurance agency and 3% to the health insurance agency.

For employee who does not pay the mandatory social insurance, the social insurance amount is added to the salary for the employee to participate in voluntary insurance or manage the insurance himself, for example, the social insurance amount added to the salary for employee is 17% of monthly salary.

11. Specify in case the unit sends for training, what the employee shall be obliged to do and what benefit he will enjoy. For example: During the time of study the employee must successfully complete the course on time, enjoy full salary and other benefits as people who are working, except for hazardous allowance.

12. Specify the rights that do not exist in the Labor Code and the collective labor agreement or do exist but they are more beneficial to employee, for example, tour, travel, vacation, birthday gift.

13. Specifies the rate of compensation for each case of violation, for example: After the training, the employee does not work for the enterprise, he shall pay compensation 06 (six) million; if not working 02 years in full, the compensation shall be 03 (three) million.

Form No. 2

Date……………month…………..year……………

Unit name:.......

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

We, one side is Mr./Mrs:............................ Nationality:......................

Position:......................................................................................................

Representative for (1): ................................................. Phone No.:.....................

Address:.........................................................................................................

And one side is Mr./Mrs:.................................. Nationality::......................

Born on……………………..at.........................................................

Occupation (2):...........................................................................................

Permanent residence:.......................................................................................

ID No.:....... issued on...../...../...... at..................................................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on the Labor Contract No. .... signed on .... / .... / .... and the employment needs, the two sides have agreed upon the change of some contents of the contract that both parties have signed as follows:

1. Change of content (specify the change of content and way of change)

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

2. Implementation period (specify the contents in section 1 above mentioned are valid for how long):

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

This appendix is a part of the labor contract number ... , and is made into two copies of the same value, each party keeps one copy as the basis for settling the labor disputes.

Employe

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Form No. 3

Date……..month…………year………

Unit name:.......

No:....................

To: Company B

Pursuant to Decree No. 44/2003/ND-CP dated May 09, 2003 of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of the Labor Code on the labor contract;

Based on the Circular No.……… of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs  ...

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

According to records, Mr. Nguyen Van A has the working time at Company B is ... year (from date ... month ... year ... to date ... month ... year ...).

Our company has been paid the severance allowance for his working time in Company B with an amount of: .... VND

Kindly request Company B to transfer and return the severance allowance that our company has paid by the account number………../

Director or unit Head

(signature and seal)

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2003/NĐ-CP về hợp đồng lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


208.529

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.93.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!