Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 20-LĐ/TT sửa đổi chế độ học nghề theo lối kèm cặp

Số hiệu: 20-LĐ/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động Người ký: Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành: 03/11/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 1959

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 20-LĐ/TT NGÀY 3 THÁNG 11 NĂM 1959 BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CHẾ ĐỘ HỌC NGHỀ THEO LỐI KÈM CẶP

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

Các Bộ
Các cơ quan, đoàn thể Trung ương
Các Uỷ ban hành chính Tỉnh, Thành phố Hà Nội, Hải Phòng,
các Khu Tự trị, Khi Hồng quảng và khu vực Vĩnh Linh.
Các ty, Sở, Phòng Lao động
Thủ tướng Phủ
Tổng liên đoàn L.Đ.V.N.

Sau một thời gian thi hành Thông tư số 29/LĐ-TT ngày 20-11-1958 của Bộ Lao động, quy định tạm thời về chế độ học nghề, theo đề nghị của các ngành và địa phương, Bộ Lao động ra Thông tư này để bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể về "chế độ học nghề theo lối kèm cặp" ở các xí nghiệp, công trường như sau:

I. TIÊU CHUẨN NGƯỜI HỌC NGHỀ THEO LỐI KÈM CẶP

Tuổi:

- Đối với người ngoài biên chế, nói chung từ 17 tuổi đến 25 tuổi, những nghề ít nặng nhọc trong công nghệ nhẹ có thể chọn người 16 tuổi. Trường hợp đặc biệt cần tuyển nhận người trên hoặc dưới tuổi quy định trên đây sẽ do Bộ sở quan quyết định, nhưng cần rất hạn chế.

- Đối với người trong biên chế thì không hạn tuổi, nhưng cần đảm bảo các điều kiện cần thiết về sức khoẻ, về trình độ văn hóa theo yêu cầu của từng nghề để có thể theo học có kết quả tốt.

Trình độ văn hoá:

- Nói chung, phải có trình độ tương đương lớp 4 phổ thông trở lên.

- Đối với chị em phụ nữ có thể lấy người đã có trình độ lớp 3 phổ thông.

- Những người thuộc dân tộc miền núi, nếu chưa đủ trình độ văn hóa để theo học mà xét thấy có thể bổ túc văn hóa thêm một thời gian từ 3 đến 6 tháng sẽ đảm bảo được trình độ văn hóa tối thiểu cần thiết đã nói trên, thì Bộ sở quan quyết định giao cho cơ quan, xí nghiệp bổ túc văn hóa trước khi vào học nghề. Trong thời gian bổ túc văn hóa này cũng được hưởng sinh hoạt phí như khi học nghề.

- Trong việc tuyển chọn người học nghề cần ưu tiên xét tuyển những người có thành tích trong lao động sản xuất và những người đã tham gia lao động trên công trường xí nghiệp.

- Các điều kiện khác như các điều kiện về chính trị, về sức khoẻ v.v... vẫn theo như quy định trong Thông tư 29/LĐ-TT ngày 20/11/1958.

II. THỜI HẠN HỌC

Để bảo đảm chất lượng của công dân, người học nghề phải được đào tạo một cách toàn diện để sau thời gian học tập, người học nghề không những có một trình độ nghề nghiệp nhất định cả hai mặt lý thuyết và thực hành mà còn có trình độ chính trị, tư tưởng và đạo đức cần thiết, để có thể đáp ứng được với yêu cầu của sản xuất trong xí nghiệp, công trường.

Về mặt kỹ thuật cần dạy người học nghề nắm vững được những điều cơ bản của nghề nghiệp như: hiểu rõ các nguyên vật liệu, dụng cụ căn bản để lao động; thành thuộc động tác trong nghề; nắm vững phương pháp sản xuất, quy trình sử dụng máy móc, đạt mức năng suất bình thường của người thợ, hiểu rõ và thực hành đúng các quy tắc về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; phải bảo đảm có trình độ hiểu biết về lý thuyết cơ bản nhất định v.v...

Đối với các loại thợ trong công nghệ nhẹ và các loại thợ trong ngành xây dựng thì cho học hai, ba việc trong nghề có quan hệ với nhau, để khi cần thiết có thể sử dụng được ngay.

Ví dụ: Học nghề diêm thì không những cần biết kỹ thuật về làm nan hoặc dán nhãn mà còn cần biết qua các phần việc khác như xấy thuốc, bỏ bao v.v... học nghề nề không chỉ học để biết xây tường mà còn phải biết các quy cách về bắt giáo,kỹ thuật pha trộn vôi vữa, trát tường, đào móng v.v... vì các bộ phận công tác này đều có quan hệ với nhau, người công nhân có trình độ nghề nghiệp cần thiết và toàn diện thì rất có lợi cho việc cải tiến kỹ thuật và tổ chức sản xuất của xí nghiệp.

Cần hết sức tránh việc đào tạo công nhân chỉ biết có một phần việc giản đơn rồi sử dụng ngay như một số xí nghiệp đã làm. Khi cần điều động qua các bộ phận công tác khác thì bỡ ngỡ, ảnh hưởng đến sản xuất của xí nghiệp và còn khó khăn trong việc thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng cho những công nhân này.

Trên quan điểm đó, những loại thợ yêu cầu về kỹ thuật phức tạp như cơ khí, điện v.v... thời gian học tập cả về lý thuyết và thực hành có thể định khoảng từ 1 năm rưỡi trở lên, còn các loại thợ trong công nghệ nhẹ và một số loại thợ kỹ thuật giản đơn trong ngành xây dựng v.v... thời gian học tập quy định không nên dưới 1 năm.

Trong thời gian đang học, do yêu cầu sản xuất điều động sang công tác ở đơn vị khác thì đơn vị mới phải tổ chức cho người học nghề tiếp tục học để hoàn thành chương trình đào tạo.

Sau thời gian học tập có thể xét tuyển vào biên chế chính thức hoặc gia hạn thêm thời gian học tập để bồi dưỡng thêm.

III. SINH HOẠT PHÍ

Xét tình hình sinh hoạt của những người học nghề, nay quy định lại chế độ sinh hoạt cho người học nghề theo lối kèm cặp nhằm thể hiện rõ rệt hơn sự khuyến khích và chiếu cố những người học các ngành nghề nặng nhọc, kỹ thuật phức tạp, những nghề cần thu hút nhiều người vào học, đồng thời đảm bảo quan hệ tốt giữa người học nghề và thợ đã có nghề, đảm bảo quan hệ tốt giữa người trong biên chế và những người ngoài biên chế đã tham gia lao động trên các công trường, xí nghiệp với những người mới tham gia lao động hay thanh niên mới vào học nghề. Đối với những vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh có nhiều khó khăn, quy định sinh hoạt phí lần này cũng có chiếu cố hơn.

a. Người ngoài biên chế vào học nghề:

Mức sinh hoạt phí trên đây quy định cho một số nghề chung, đối với một số nghề nào xét điều kiện lao động nặng nhọc cần tăng thêm sinh hoạt phí thì Bộ sở quan sẽ trao đổi với Bộ Lao động để quyết định cụ thể riêng cho từng đợt tuyển sinh.

Loại học nghề

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

1. Mỏ hầm lò.......................................

35đ

 

2. Thợ kiến trúc ở công trường kiến thiết kế cơ bản, mỏ lộ thiên, điện đường dây.....................


27đ

 

3. Cơ khí, công trường, thợ đúc, thợ rèn

27đ

31đ

4. Cơ khí xí nghiệp, điện.....................

24đ

27đ

5. Công nghệ nhẹ...............................

21đ

 

- Những người ngoài biên chế nhưng đã lao động trên công trường, trong các hầm mỏ từ 1 năm trở lên được hưởng mức sinh hoạt phí là 35đ, không có phụ cấp khu vực; đã lao động trên công trường hay hầm mỏ từ 6 tháng đến dưới 1 năm, được hưởng mức sinh hoạt phí là 30đ không có phụ cấp khu vực; nếu làm việc chưa đủ 6 tháng thì hưởng sinh hoạt phí theo chế độ chung.

- Những người ngoài biên chế đã lao động ở các xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ quan từ 1 năm trở lên được hưởng sinh hoạt phí bằng 30đ, không có phụ cấp khu vực. Nếu làm việc chưa đủ 1 năm, thì hưởng sinh hoạt phí theo chế độ chung.

Những người ngoài biên chế được hưởng mức sinh hoạt phí 30đ, 35đ kể trên phải là người đang lao động trên công trường, xí nghiệp. Những người trước đã lao động trên công trường, xí nghiệp nhưng đã về địa phương nay lại đi học nghề thì được chiếu cố trong việc xét tuyển học sinh còn sinh hoạt phí hưởng theo chế độ chung.

- Những lao động miền Nam ngoài biên chế trên công trường kiến thiết cơ bản được hưởng các quyền lợi như công nhân trong biên chế.

- Những học sinh miền Nam đang hưởng chế độ học sinh trường miền Nam quy định trong Thông tư số 115-TTg ngày 27-3-1957 của Thủ tướng Phủ đi học nghề được hưởng sinh hoạt phí bằng 30đ không có phụ cấp khu vực.

- Những vùng xa xôi hẻo lánh, khí hậu xấu thuộc loại khu vực 2 hiện có phụ cấp khu vực từ 20% trở lên được trợ cấp thêm 3đ một tháng. Tuỳ theo tình hình khí hậu và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, các Bộ sở quan hay các cơ quan được Bộ ủy nhiệm sẽ quyết định chi khoản tiền này, hoặc phát bằng tiền mặt để chi thêm vào tiền ăn hàng tháng cho học sinh hoặc cấp bằng hiện vật như chăn, áo, rét v.v... để bảo đảm sức khoẻ cho học sinh.

b. Đối với bộ đội chuyển ngành:

- Nếu học nghề trên công trường thì tạm xếp vào thang lương công nhân không chuyên nghiệp trên công trường như anh em đang công tác và được hưởng mức sinh hoạt phí bằng nguyên lương và phụ cấp khu vực (nếu có) trong thời gian học nghề.

- Nếu học nghề ở xí nghiệp thì học nghề nào sẽ được hưởng mức sinh hoạt phí bằng lương bậc 1 của nghề đó và phụ cấp khu vực trong thời gian học nghề.

- Nếu sinh hoạt phí bộ đội cao hơn thì được giữ nguyên mức sinh hoạt phí bộ đội trong thời gian đã quy định cho bộ đội chuyển ngành.

c. Tuyển dụng và xếp bậc:

Người ngoài biên chế học nghề sau thời gian học tập sẽ được sát hạch và sau khi đã đảm bảo yêu câù học tập về 3 mặt: lý thuyết, thực hành và kỷ luật lao động, xí nghiệp sẽ đề nghị Bộ sở quan xét tuyển vào biên chế và trong năm đầu được xếp vào bậc thấp nhất của nghề chính đã học. Năm sau sẽ được sắp xếp theo khả năng nghề nghiệp.

- Riêng những người trong biên chế, quân nhân chuyển ngành và những người phụ động tạm tuyển đã công tác từ 1 năm trở lên ở các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, sau thời gian học tập và sát hạch nếu xét đã đảm bảo yêu cầu nghề nghiệp theo chương trình đã địinh và được chính thức giao công tác thì được xếp bậc ngay theo khả năng.

d. Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ:

- Những người học nghề nếu học vào ca đêm trong khoảng từ 12 giờ đềm đến 5 giờ sáng thì được một khoản tiền bồi dưỡng làm đêm là 0đ20.

- Những người học nghề có thể tranh thủ học tập thêm ngoài giờ để mau chóng nắm vững nghề nghiệp, nhưng không phải là làm thêm nên không hưởng phụ cấp làm thêm giờ.

đ. Phụ cấp đi đường:

- Người học nghề phải lưu động cùng với thợ để học tập thì cũng được hưởng khoản phụ cấp lưu động như thợ.

- Người học nghề nếu được phái đi công tác hoặc thuyên chuyển đi nơi khác được hưởng công tác phí theo chế độ chung.

e. Bảo hộ lao động:

- Người học nghề học tập những nghề nào cần những phương tiện phòng hộ hoặc có tiêu chuẩn bồi dưỡng sức khoẻ thì cũng được hưởng như thợ.

g. Các chế độ khoán, thưởng:

- Người học nghề trong thời gian học tập không áp dụng các chế độ khoán, thưởng bằng tiền như các chế độ thưởng tăng năng suất, thưởng tiết kiệm v.v... của công nhân.

- Người học nghề nếu có thành tích học tập tốt sẽ được khen thưởng bằng hiện vật và về tinh thần.

Các xí nghiệp, công trường sẽ căn cứ vào tinh thần các quy định trong Thông tư này và Thông tư số 29/LĐ-TT ngày 20-11-1958 của Bộ Lao động cùng các văn bản hướng dẫn của các Bộ sở quan để xây dựng nội quy cho các lớp học nghề thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của xí nghiệp, công trường, nhưng không được trái với nguyên tắc chung. Trong nội quy học nghề có thể quy định rõ về nội dung chương trình học nghề về lý thuyết, về thực hành cho từng nghề, quy định rõ nhiệm vụ và quyền lợi của người học nghề và người dạy nghề v.v...

Các cơ quan Lao động địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban hành chính địa phương và các Bộ sở quan duyệt và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các bản nội quy học nghề ở các xí nghiệp, công trường.

IV. PHẠM VI ÁP DỤNG

- Thông tư này chỉ áp dụng cho các lớp học nghề theo lối kèm cặp ở các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường quốc doanh.

- Đối với các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường địa phương và các xí nghiệp công tư hợp doanh sẽ do Uỷ ban hành chính địa phương dựa vào các quy định trong Thông tư này và hoàn cảnh cụ thể của địa phương mà quy định cho thích hợp, nhưng mức độ quy định cần phải thấp hơn các xí nghiệp quốc doanh quy định trong Thông tư này.

- Những người lao động được tuyển để làm các công việc giản đơn trong các xí nghiệp, công trường, chỉ cần hướng dẫn một thời gian ngắn đã làm được, không đòi hỏi phải có thời gian và chương trình đào tạo thì không áp dụng chế độ học nghề mà tuỳ theo công việc sẽ định một mức lương thích hợp với công việc và hiệu suất lao động của những người đó.

- Trường hợp những người đã có nghề, được bố trí theo học lớp dạy thêm nghề để nâng cao trình độ nghề nghiệp thì cũng không áp dụng theo Thông tư này.

Thông tư này bổ sung và sửa đổi một số điểm cần thiết về chế độ học nghề theo lối kèm cặp trong các xí nghiệp, công trường để kịp thời đáp ứng với yêu cầu trước mắt của công tác đào tạo. Các điểm khác không trái với Thông tư này vẫn áp dụng theo đúng Thông tư số 29/LĐ-TT ngày 20-11-1958 của Bộ Lao động.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Trong khi thi hành thông tư này, nếu có điểm nào chưa rõ hoặc gặp khó khăn gì, đề nghị các ngành, các địa phương phản ánh cho Bộ Lao động rõ để giải quyết.

 

Nguyễn Văn Tạo

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 20-LĐ/TT ngày 03/11/1959 bổ sung và sửa đổi chế độ học nghề theo lối kèm cặp do Bộ Lao động ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.831

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.122.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!