|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 19/LĐTBXH-TT hướng dẫn dạy nghề, đào tạo bổ túc, bồi dưỡng nghề người lao động dạy thêm dự phòng lao động nữ tại doanh nghiệp
Số hiệu:
|
19/LĐTBXH-TT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
|
Người ký:
|
Trần Đình Hoan
|
Ngày ban hành:
|
12/09/1996
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19/LĐTBXH-TT
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 9 năm 1996
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 19/LĐTBXH-TT NGÀY
12 THÁNG 9 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VIỆC DẠY NGHỀ,ĐÀO TẠO LẠI NGHỀ, BỔ TÚC, BỒI DƯỠNG
NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DẠY THÊM NGHỀ DỰ PHÒNG CHO LAO ĐỘNG NỮ LÀM VIỆC
TRONG DOANH NGHIỆP
Thi hành Nghị định 90/CP ngày
15-12-1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của
Bộ Luật Lao động về học nghề; sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc dạy nghề, bồi dưỡng nghề, bổ
túc nghề, đào tạo lại nghề cho người lao động và dạy thêm nghề dự phòng cho lao
động nữ làm việc trong các doanh nghiệp như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI ÁP DỤNG
Đối tượng và phạm vi áp dụng chế
độ dạy nghề, bồi dưỡng nghề, đào tạo lại nghề và dạy thêm nghề dự phòng cho lao
động nữ là những người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước, doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).
II. DẠY NGHỀ
1. Doanh nghiệp được sử dụng quỹ
dự phòng trợ cấp mất việc làm của mình để chi cho việc dạy nghề cho người lao động
chưa có nghề đang làm việc tại doanh nghiệp và người lao động được tuyển vào học
nghề để làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng học nghề, thời gian học nghề
này được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp
nếu nhận dạy nghề cho người học không phải để làm việc cho doanh nghiệp mình
thì ngoài việc phải đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, phải thực
hiện các quy định chung đối với cơ sở dạy nghề còn phải báo cáo với cơ quan tài
chính về khoản doanh thu chịu thuế liên quan đến dạy nghề.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, mỗi lần đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài đào tạo để làm việc
cho doanh nghiệp mình, phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (Mẫu số 1), đồng thời gửi kèm theo các bản hợp
đồng học nghề của họ với doanh nghiệp và thực hiện đúng những quy định về thủ tục
nhân sự, hộ chiếu xuất cảnh của Bộ Nội vụ.
4. Khi thay đổi cơ cấu hoặc công
nghệ và tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động.
Chi phí cho đào tạo lại lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
III. DẠY NGHỀ
DỰ PHÒNG CHO LAO ĐỘNG NỮ
Nghề dự phòng của lao động nữ là
nghề khác với nghề đang làm và được dùng đến khi người lao động nữ không thể tiếp
tục làm nghề đó cho đến khi về nghỉ chế độ.
Lao động nữ đang làm việc trong
doanh nghiệp được quyền đề nghị học thêm nghề dự phòng cho mình theo quy định của
Nhà nước và nguyện vọng phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của từng người. Người
lao động nữ có thể học nghề dự phòng theo hình thức nghỉ việc để học liên tục
trong một thời gian hoặc vừa học vừa làm trong giờ làm việc. Thời gian học nghề
dự phòng vẫn được hưởng các quyền lợi cơ bản như khi làm việc. Nếu người lao động
nữ học nghề dự phòng không nghỉ làm việc thì được hưởng khoản tiền bằng số tiền
lương cấp bậc của thời gian lẽ ra phải nghỉ việc để hoàn thành khoá học, nhưng
không quá 4 tháng tiền lương mỗi khoá học và được thanh toán tiền học phí.
Chi phí dạy nghề dự phòng cho
lao động nữ lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp.
IV. BỔ TÚC
NGHỀ, BỒI DƯỠNG NGHỀ
Doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng
quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm để bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động
làm việc tại doanh nghiệp theo các nội dung dưới đây:
1. Bổ túc hoàn thiện kiến thức,
kỹ năng lao động để người lao động có khả năng làm tốt hơn những công việc theo
quy định của bậc thợ.
2. Bồi dưỡng mở rộng kiến thức,
kỹ năng lao động có liên quan đến nghề, giúp người lao động làm được những công
việc liên quan đến nghề, nâng cao hiệu quả công việc của người lao động.
3. Bồi dưỡng nâng bậc nghề phải
được tiến hành hằng năm, giúp công nhân nâng cao trình độ nghề từ bậc đang làm
lên bậc trên. Thời gian học bồi dưỡng nghề vẫn được hưởng các quyền lợi cơ bản
như khi làm việc.
Điều kiện, nội dung và tổ chức bồi
dưỡng để thi nâng bậc nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện
theo Thông tư số 05/LĐTBXH-TT ngày 22-3-1995. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài thực hiện theo Thông tư số 11/LĐTBXH-TT ngày 3-5-1995 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Bồi dưỡng thi thợ giỏi: Doanh
nghiệp có trách nhiệm lập kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức cho công nhân thi thợ
giỏi cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp quốc gia.
Sau mỗi kỳ thi, công nhân đạt
trình độ nào, được cấp giấy chứng nhận trình độ nghề bậc đó. Việc trả lương
theo trình độ đạt được do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm
tra các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này và các quy định của Nhà nước.
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm
báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả công tác dạy nghề,
đào tạo lại nghề, dạy thêm nghề dự phòng cho lao động nữ và bồi dưỡng nghề cho
người lao động của doanh nghiệp chậm nhất vào 31 tháng 11 hàng năm (Mẫu số 2).
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội (Mẫu số 3) chậm nhất vào 31 tháng 12 hàng năm.
3. Thông tư này có hiệu lực từ
ngày ký.
Bãi bỏ những văn bản trước đây
trái với Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc đề nghị các Bộ, các địa phương và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.
Thông tư 19/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn việc dạy nghề, đào tạo lại nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động và dạy thêm nghề dự phòng cho lao động nữ làm việc trong doanh nghiệp do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Thông tư 19/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn việc dạy nghề, đào tạo lại nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động và dạy thêm nghề dự phòng cho lao động nữ làm việc trong doanh nghiệp do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
6.925
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|