Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 18/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ trợ cấp người có công giúp đỡ cách mạng

Số hiệu: 18/2003/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 15/07/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2003/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 18/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

Thi hành Nghị định số 69/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 22, Điều 23 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng;

Sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ, ngành liên quan; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng, như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN:

1. Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ:

a- Người có thành tích giúp đỡ cách mạng trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 đã được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc "Bằng có công với nước", đủ điều kiện công nhận là người có công giúp đỡ cách mạng.

b- Người có thành tích giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đã được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, đủ điều kiện công nhận là người có công giúp đỡ cách mạng, bao gồm:

b-1. Người đã được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc chưa được hưởng trợ cấp;

b-2. Người đã được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau, chưa hưởng trợ cấp;

b-3. Một trong những người có tên được ghi trong danh sách của gia đình được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến mà chưa được hưởng trợ cấp.

c- Người có thành tích giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đã được Nhà nước tặng Huy chương kháng chiến, đủ điều kiện công nhận là người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Đối tượng, điều kiện không áp dụng hưởng chế độ:

a- Người được Nhà nước tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, Huân chương, Huy chương chiến thắng đã hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo quy định tại Thông tư số 24/1999/TT-LĐTBXH ngày 5 tháng 10 năm 1999 hoặc thuộc diện hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Thông tư số 25/2000/TT-BLĐXH ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b- Người có thành tích giúp đỡ cách mạng trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 hoặc trong thời kỳ kháng chiến, sau đó trực tiếp tham gia cách mạng được công nhận là người hoạt động kháng chiến hoặc đang công tác hoặc đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP:

1. Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản a, điểm 1, mục I của Thông tư này được hưởng:

a- Mức trợ cấp cơ bản hàng tháng: 170.000đồng/người.

b- Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng: 420.000đồng/người nếu sống cô đơn, không nơi nương tựa.

c- Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết, người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 2.320.000 đồng.

2. Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản b, điểm 1, mục I của Thông tư này được hưởng:

Mức trợ cấp cơ bản hàng tháng: 110.000đồng/người.

b- Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng: 320.000đồng/người nếu sống cô đơn, không nơi nương tựa. Khi chết người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 2.320.000đồng.

3. Người có công giúp đỡ cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng theo điểm 1 hoặc điểm 2 mục II trên đây chết từ sau ngày 31 tháng 12 năm 2002 mà chưa được hưởng trợ cấp thì vợ hoặc chồng hoặc người thừa kế theo pháp luật của người chết được nhận trợ cấp theo quy định với từng đối tượng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 đến tháng người có công giúp đỡ cách mạng chết.

4. Người có công giúp đỡ cách mạng đủ điều kiện hưởng trợ cấp quy định tại khoản a, khoản b, điểm 1, mục I của Thông tư này, đã chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà chưa được hưởng trợ cấp thì vợ hoặc chồng hoặc người thừa kế theo pháp luật của người chết được nhận trợ cấp một lần mức 1.000.000đồng.

5. Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản c, điểm 1, mục I của Thông tư này được hưởng trợ cấp một lần mức 1.000.000đồng/người.

6. Người có công giúp đỡ cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp theo điểm 5, mục II trên đây chưa được hưởng trợ cấp một lần đã chết thì vợ hoặc chồng (nếu còn sống) hoặc người thừa kế theo pháp luật của người chết được nhận trợ cấp một lần mức 1.000.000đồng.

7. Trường hợp vợ hoặc chồng của người có công giúp đỡ cách mạng đã chết thì người thừa kế theo pháp luật được hưởng trợ cấp theo thứ tự sau:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật của người chết (thuộc hàng thừa kế thứ nhất);

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết (thuộc hàng thừa kế thứ hai);

- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết đó là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột (thuộc hàng thừa kế thứ ba).

(Mỗi hàng thừa kế do một người đại diện, được những người trong hàng thừa kế uỷ quyền đứng khai. Người đại diện ở hàng thừa kế sau chỉ đứng khai hưởng chế độ nếu không còn ai đại diện ở hàng thừa kế trước).

III. THỦ TỤC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ XÁC NHẬN GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP

1. Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 thì thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp theo điểm 1, hoặc điểm 2 mục II Thông tư này theo hồ sơ đang được quản lý tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản a, khoản b, điểm 1, mục I của Thông tư này chưa được hưởng trợ cấp hàng tháng, thì hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp như sau:

a- Bản khai của người có công giúp đỡ cách mạng đã được khen thưởng (mẫu số 1) có chứng nhận của Uỷ ban Nhân dân xã, phường nơi cư trú.

Trường hợp bản thân không viết được thì Uỷ ban Nhân dân xã, phường cử ít nhất 2 người trực tiếp gặp người có công để ghi lời khai và phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của người ghi lại lời khai.

b- Phòng Tổ chức Lao động Xã hội hoặc Phòng Lao động-Thương binh Xã hội huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Phòng Tổ chức Lao động Xã hội) tiếp nhận bản khai, thống nhất với Thường trực Thi đua - Khen thưởng cùng cấp lập 02 bản danh sách người có công giúp đỡ cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (mẫu số 2), 02 bản danh sách người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến (mẫu số 3). Sau đó gửi mỗi loại 01 bản danh sách kèm theo công văn đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời báo cáo Uỷ ban Nhân dân cấp huyện.

c- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo uỷ quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố:

- Kiểm tra, xét duyệt danh sách người có công giúp đỡ cách mạng. Lập danh sách người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng của toàn tỉnh, thành phố (mẫu số 2,3).

- Lập 02 bản tổng hợp người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng - từ cột 2 đến cột 9 (mẫu số 5).

- Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp người có công giúp đỡ cách mạng (mẫu số 6).

3. Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản a, khoản b, điểm 1 mục I của Thông tư này, nếu đã chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà chưa hưởng trợ cấp thì hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp như sau:

a- Vợ hoặc chồng, hoặc người thừa kế theo pháp luật của người chết kê khai, ký và ghi rõ quan hệ với người chết vào bản khai (mẫu số 1).

b- Phòng Tổ chức Lao động-Xã hội tiếp nhận bản khai, thống nhất với Thường trực Thi đua Khen thưởng cùng cấp lập 02 bản danh sách người có công giúp đỡ cách mạng (mẫu số 3A). Sau đó gửi 01 bản danh sách kèm theo công văn đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, đồng thời báo cáo Uỷ ban Nhân dân cấp huyện.

c- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo uỷ quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố:

- Kiểm tra, xét duyệt danh sách người có công giúp đỡ cách mạng. Lập danh sách người có công giúp đỡ cách mạng đã chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 của toàn tỉnh, thành phố (mẫu số 3A).

- Tổng hợp người có công giúp đỡ cách mạng đã chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 - từ cột 11 đến cột 15 (mẫu số 5).

- Quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 6A).

4. Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Huy chương kháng chiến quy định tại khoản c, điểm 1, mục I của Thông tư này thì lập hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp một lần như sau:

a- Bản khai của người có công giúp đỡ cách mạng đã được khen thưởng (mẫu số 1) theo như quy định tại khoản a, điểm 2, mục III Thông tư này.

Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Huy chương kháng chiến đã chết thì vợ hoặc chồng hoặc người thừa kế theo pháp luật của người chết kê khai, ký và ghi rõ quan hệ với người chết vào bản khai (mẫu số 1).

b- Phòng Tổ chức Lao động- Xã hội tiếp nhận bản khai, thống nhất với Thường trực Thi đua Khen thưởng cùng cấp lập 02 bản danh sách người có công giúp đỡ cách mạng được khen tặng Huy chương kháng chiến (mẫu số 4). Sau đó gửi 01 bản danh sách kèm theo công văn đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, đồng thời báo cáo Uỷ ban Nhân dân cấp huyện.

c- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo uỷ quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố:

- Kiểm tra, xét duyệt danh sách người có công giúp đỡ cách mạng. Lập danh sách người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến của tỉnh, thành phố (mẫu số 4).

- Tổng hợp người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp một lần - từ cột 16 đến cột 19 (mẫu số 5).

- Quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 6A).

5. Các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội sau khi tổng hợp vào mẫu số 5 các đối tượng quy định tại điểm 2, điểm 3, điểm 4 mục III trên đây, gửi về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 01 bản.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Thường trực Thi đua Khen thưởng tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát danh sách người dân đã được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc "Bằng có công với nước" và người dân được Nhà nước tặng Huân chương, Huy chương tổng kết thành tích kháng chiến, tránh sai sót, nhầm lẫn, không đúng đối tượng, đồng thời tổ chức việc quản lý hồ sơ, danh sách và chi trả trợ cấp đến đối tượng, thực hiện thanh quyết toán đúng chế độ kế toán hiện hành.

2. Các khoản trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại mục II Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

3. Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại điểm 1 mục III của Thông tư này đều phải được rà soát, kiểm tra lại hồ sơ, điều kiện hưởng trợ cấp, mức trợ cấp để quản lý chặt chẽ, thống nhất theo quy định.

4. Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Huy chương kháng chiến chưa hưởng trợ cấp một lần có nhu cầu di chuyển từ tỉnh, thành phố đang cư trú sang tỉnh, thành phố khác thì được cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội nơi trước khi di chuyển làm thủ tục giải quyết trợ cấp một lần theo quy định tại Thông tư này.

5. Người có công giúp đỡ cách mạng hoặc vợ (chồng) hoặc người thừa kế theo pháp luật (đối với người có công giúp đỡ cách mạng chết) đã đến cư trú chính thức ở tỉnh, thành phố khác, nay mới kê khai hưởng trợ cấp thì phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường và Phòng Tổ chức Lao động - Xã hội nơi quản lý danh sách đề nghị khen thưởng xác nhận. Uỷ ban Nhân dân xã, phường nơi người đề nghị hưởng trợ cấp cư trú hiện nay tiếp nhận bản khai, xem xét, đề nghị.

6. Các vướng mắc về khen thưởng liên quan đến việc thực hiện quy định tại Thông tư này do cơ quan Thi đua Khen thưởng các cấp, các ngành xem xét, giải quyết theo hướng dẫn của Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước.

7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Bãi bỏ điểm 5, mục I của Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 01 tháng 8 năm 1995 và điểm 9, mục II, phần A Thông tư số 22/LĐTBXH-TT ngày 29 tháng 8 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời hướng dẫn giải quyết.

 

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 18/2003/TT-BLĐTBXH ngày 15/07/2003 hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.904

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.236.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!