Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 16/2012/TT-BLĐTBXH chương trình khung trình độ trung cấp cao đẳng nghề

Số hiệu: 16/2012/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
Ngày ban hành: 26/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2012/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2012

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NHÓM NGHỀ: SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN - CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT - KHOA HỌC VÀ SỰ SỐNG - KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ - NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN - KHÁCH SẠN, DU LỊCH, THỂ THAO VÀ DỊCH VỤ CÁ NHÂN

Căn cứ Luật Dạy nghề, ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 53/2011/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 86/2008/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc các nhóm nghề: Sản xuất và chế biến - Công nghệ kỹ thuật - Khoa học và sự sống - Kinh doanh và quản lý - Nông, lâm nghiệp và thủy sản - Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề các nghề: Chế biến lương thực; Thiết kế thời trang; Điều khiển tàu cuốc; Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông; Sản xuất gốm, sứ xây dựng; Vận hành máy thi công mặt đường; Vận hành máy thi công nền; Công nghệ sinh học; Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas; Trồng cây lương thực, thực phẩm; Quản trị lễ tân (trình độ cao đẳng nghề)- Nghiệp vụ lễ tân (trình độ trung cấp nghề); để áp dụng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chế biến lương thực” (Phụ lục 1).

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Thiết kế thời trang” (Phụ lục 2).

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Điều khiển tàu cuốc” (Phụ lục 3).

4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông” (Phụ lục 4).

5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sản xuất gốm, sứ xây dựng” (Phụ lục 5).

6. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Vận hành máy thi công mặt đường” (Phụ lục 6).

7. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Vận hành máy thi công nền” (Phụ lục 7).

8. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Công nghệ sinh học” (Phụ lục 8).

9. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas” (Phụ lục 9).

10. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Trồng cây lương thực, thực phẩm” (Phụ lục 10).

11. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản trị lễ tân" trình độ cao đẳng nghề, "Nghiệp vụ lễ tân" trình độ trung cấp nghề (Phụ lục 11).

Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Điều 1 của Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2012.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các UB của QH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT, TCDN (20b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

 

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 1A

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Chế biến lương thực

Mã nghề: 40540101

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số loại thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến lương thực;

+ Mô tả được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị chế biến lương thực;

+ Trình bày được một số nguyên lý cơ bản của quá trình chế biến lương thực;

+ Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui trình chế biến đối với một sản phẩm lương thực cụ thể như: gạo, bột mì, nui, snack, bún, bánh tráng, mì ăn  liền;...

+ Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ lương thực;

+ Trình bày được các nội dung tổ chức quản lý sản xuất ở cơ sở sản xuất, chế biến lương thực;

+ Trình bày được nguyên tắc và các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng một số chỉ tiêu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong dây chuyền chế biến lương thực;

+ Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện các thao tác.

- Kỹ năng:

+ Vận hành và sử dụng thành thạo các loại máy, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế biến lương thực;

+ Thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng máy, thiết bị chế biến theo đúng trình tự quy định, đảm bảo an toàn;

+ Làm thành thạo các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm chế biến từ lương thực: gạo, bột mì, nui, snack, bánh mì, bánh canh, miến, bún, mì ăn liền, mì sợi;...

+ Chế biến được sản phẩm lương thực theo qui trình công nghệ, đạt các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;

+ Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp được với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;

+ Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ sơ cấp nghề trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;

+ Có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, có đạo đức tốt, có ý thức vươn lên trong trong nghề nghiệp;

+ Khiêm tốn, cần cù, giản dị, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần làm chủ tập thể, yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyện để trở thành người thợ bậc cao, tay nghề giỏi;

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có hiểu biết về phương pháp rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp;

+ Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp người lao động có trình độ trung cấp nghề chế biến lương thực trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền chế biến lương thực tại các nhà máy, cơ sở sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;

- Tham gia vào việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất chế biến lương thực với quy mô vừa và nhỏ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 1980 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1770 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1230 giờ; Thời gian học tự chọn: 540 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 620 giờ; Thời gian học thực hành: 1150 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1230

406

745

79

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

285

196

74

15

MH 07

Hóa học và hóa sinh học thực phẩm

60

42

15

3

MH 08

Vi sinh vật học thực phẩm

60

42

15

3

MH 09

Vệ sinh an toàn thực phẩm

60

42

15

3

MH 10

Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm

60

42

15

3

MH 11

An toàn lao động

45

28

14

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

945

210

671

64

MH 12

Máy và thiết bị chế biến lương thực

90

56

28

6

MĐ 13

Kiểm tra, vệ sinh máy và thiết bị chế biến lương thực

60

14

40

6

MH 14

Bảo quản lương thực

60

42

15

3

MĐ 15

Sản xuất gạo

75

14

55

6

MĐ 16

Sản xuất bột mì

75

14

55

6

MĐ 17

Sản xuất mì ăn liền

60

14

40

6

MĐ 18

Sản xuất mì sợi

60

14

40

6

MĐ 19

Sản xuất tinh bột

60

14

40

6

MĐ 20

Sản xuất nui

60

14

40

6

MĐ 21

Bao bì và đóng gói sản phẩm lương thực

45

14

28

3

MĐ 22

Thực tập nghề nghiệp

300

0

290

10

Tổng cộng

1440

512

832

96

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐẾ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề, bảng phân tích công việc và danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo. Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Chế biến lương thực đề xuất một số môn học và mô đun tự chọn được giới thiệu ở bảng dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 23

Sản xuất bánh phở

60

14

40

6

MĐ 24

Sản xuất bánh mì

60

14

40

6

MĐ 25

Sản xuất bánh canh

60

14

40

6

MĐ 26

Sản xuất miến

60

14

40

6

MĐ 27

Sản xuất bánh quy và bánh bông lan

60

14

40

6

MĐ 28

Sản xuất snack

60

14

40

6

MĐ 29

Sản xuất bánh tráng

60

14

40

6

MĐ 30

Sản xuất bún

60

14

40

6

MĐ 31

Sản xuất bột ngũ côc

60

14

40

6

MH 32

Phụ gia thực phẩm

60

42

15

3

MH 33

Dinh dưỡng

60

42

15

3

MH 34

Kỹ năng làm việc nhóm

60

42

15

3

MH35

Quản lý an toàn thực phẩm

60

42

15

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Chế biến lương thực đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đao tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề băt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: Sau khi học các môn học chung, chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc; có thể lựa chọn 8 mô đun và 1 môn học trong số 13 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Sản xuất bánh mì

60

14

40

6

MĐ 25

Sản xuất bánh canh

60

14

40

6

MĐ 26

Sản xuất miến

60

14

40

6

MĐ 27

Sản xuất bánh quy và bánh bông lan

60

14

40

6

MĐ 28

Sản xuất snack

60

14

40

6

MĐ 29

Sản xuất bánh tráng

60

14

40

6

MĐ 30

Sản xuất bún

60

14

40

6

MĐ 31

Sản xuất bột ngũ cốc

60

14

40

6

MH 35

Quản lý an toàn thực phẩm

60

42

15

3

 

Tổng cộng

540

154

335

51

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

 

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Không quá 60 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 15 giờ

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 15 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian thi

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

- Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

Phụ lục 1B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Chế biến lương thực

Mã nghề: 50540101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 39

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng, công dụng và qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong chế biến lương thực;

+ Trình bày được phương pháp phân tích cơ bản, đặc tính của nguyên liệu trong chế biến lương thực và sự biến đổi của các thành phần trong quá trình sản xuất lương thực; đặc điểm và hoạt động của một số loại vi sinh vật;

+ Phân tích, đánh giá được chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thành phẩm trong chế biến lương thực;

+ Trình bày được một số nguyên lý cơ bản, các quá trình cơ bản của quá trình chế biến lương thực;

+ Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm phổ biến như: gạo, bột mì, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng;...

+ Áp dụng được những kiến thức về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa trong việc tham gia xây dựng, duy trì các thủ tục kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng lương thực;

+ Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện các thao tác.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn chính xác các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dùng để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu, sản phẩm bán thành phẩm, sản phẩm thành phẩm trong chế biến lương thực;

+ Làm thành thạo các thao tác đối với từng công đoạn trong quá trình sản xuất và chế biến lương thực, cụ thể như các sản phẩm: gạo, bột mỳ, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng;...

+ Thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng máy, thiết bị chế biến theo đúng trình tự quy định, đảm bảo an toàn;

+ Chế biến được sản phẩm lương thực thực phẩm theo quy trình công nghệ đạt các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;

+ Khắc phục kịp thời những sự cố thường xảy ra trong quá trình kiểm tra; thực hiện được các giải pháp phòng ngừa và cải tiến để nâng cao hiệu quả công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm;

+ Kiểm soát được các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm lương thực nhằm đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục, tiêu chuẩn hiện hành.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn; biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề Chế biến lương thực sẽ:

+ Làm nhân viên phân tích, cán bộ kỹ thuật tại phòng phòng Kỹ thuật hoặc tham gia trực tiếp vào sản xuất tại các nhà máy, các cơ sở sản xuất sản phẩm của chế lương thực (sản xuất bột mì, mì ăn liền, tinh bột, bánh phở, nui, snack, bánh canh, miến, mì sợi...);

+ Làm việc tại các trung tâm kiểm định chất lượng về lương thực;

+ Trợ lý quản lý cho các cơ sở sản xuất chế biến lương thực ở qui mô vừa và nhỏ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3200 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2750 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2030 giờ; Thời gian học tự chọn: 720 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 982 giờ; Thời gian học thực hành: 1768 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2030

590

1288

152

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

645

320

279

46

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

28

27

5

MH 08

Hóa phân tích

75

42

28

5

MH 09

Hóa học và hóa sinh học thực phẩm

75

42

28

5

MH 10

Vi sinh vật học thực phẩm

75

42

28

5

MH 11

Vệ sinh an toàn thực phẩm

60

42

15

3

MH 12

Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm

90

54

28

8

MH 13

An toàn lao động

60

42

15

3

MĐ 14

Phân tích thực phẩm

150

28

110

12

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1385

270

1009

106

MH 15

Máy và thiết bị chế biến lương thực

90

60

24

6

MĐ 16

Kiểm tra, vệ sinh máy và thiết bị chế biến lương thực

90

28

55

7

MĐ 17

Bảo quản lương thực

90

28

55

7

MĐ 18

Sản xuất gạo

120

28

80

12

MĐ 19

Sản xuất bột mì

120

28

80

12

MĐ 20

Sản xuất mì ăn liền

60

14

40

6

MĐ 21

Sản xuất mì sợi

60

14

40

6

MĐ 22

Sản xuất tinh bột

60

14

40

6

MĐ 23

Sản xuất bánh phở

60

14

40

6

MĐ 24

Sản xuất nui

60

14

40

6

MĐ 25

Bao bì và đóng gói sản phẩm lương thực

60

14

40

6

MĐ 26

Kiểm soát chất lượng sản phẩm lương thực

105

14

85

6

MĐ 27

Thực tập nghề nghiệp

410

0

390

20

Tổng cộng

2480

810

1488

182

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề, bảng phân tích công việc và danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo. Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Chế biến lương thực đề xuất một số môn học và mô đun tự chọn được giới thiệu ở bảng dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Sản xuất bánh mì

60

14

40

6

MĐ 29

Sản xuất bánh canh

60

14

40

6

MĐ 30

Sản xuất miến

60

14

40

6

MĐ 31

Sản xuất bánh quy và bánh bông lan

60

14

40

6

MĐ 32

Sản xuất snack

60

14

40

6

MĐ 33

Sản xuất bánh tráng

60

14

40

6

MĐ 34

Sản xuất bún

60

14

40

6

MĐ 35

Sản xuất bột ngũ cốc

60

14

40

6

MH 36

Phụ gia thực phẩm

60

42

15

3

MH 37

Dinh dưỡng

60

42

15

3

MH 38

Ngoại ngữ chuyên ngành

60

42

15

3

MH 39

Kỹ năng làm việc nhóm

60

42

15

3

MH 40

Quản lý an toàn thực phẩm

60

42

15

3

MH 41

Quản lý sản xuất

60

42

15

3

MH 42

Phát triển sản phẩm

60

42

15

3

MH 43

Marketing thực phẩm

60

42

15

3

MH 44

Kỹ thuật xử lý môi trường

60

42

15

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Sản xuất gốm, sứ xây dựng đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình;

- Ví dụ: Sau khi học các môn học chung, chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc; có thể lựa chọn 12 trong số 17 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Sản xuất bánh mì

60

14

40

6

MĐ 29

Sản xuất bánh canh

60

14

40

6

MĐ 30

Sản xuất miên

60

14

40

6

MĐ 31

Sản xuất bánh quy và bánh bông lan

60

14

40

6

MH 37

Dinh dưỡng

60

42

15

3

MH 38

Ngoại ngữ chuyên ngành

60

42

15

3

MH 39

Kỹ năng làm việc nhóm

60

42

15

3

MH 40

Quản lý an toàn thực phẩm

60

42

15

3

MH 41

Quản lý sản xuất

60

42

15

3

MH 42

Phát triển sản phẩm

60

42

15

3

MH 43

Marketing thực phẩm

60

42

15

3

MH 44

Kỹ thuật xử lý môi trường

60

42

15

3

 

Tổng cộng

720

280

388

52

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

 

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề:

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

 

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề:

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các khóa tập huấn về kỹ năng sống, các khóa học thêm các kiến thức bổ trợ khác, các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp, hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện;

- Ngoài ra sinh viên có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt tham quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “THIẾT KẾ THỜI TRANG”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 2A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Thiết kế thời trang

Mã nghề: 40540206

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có được kiến thức cơ bản về thẩm mỹ, cơ sở thiết kế thời trang và tính chất của vật liệu sử dụng trong thời trang;

+ Có khả năng trình bày được các bước cơ bản trong sáng tác mẫu;

+ Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển mốt thời trang;

+ Hiểu được phương pháp thiết kế các dạng trang phục cơ bản;

+ Nhận biết được quá trình sản xuất một số sản phẩm thời trang cơ bản;

+ Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ khi sử dụng các thiết bị.

Kỹ năng:

+ Phác thảo được các dáng người mẫu thời trang;

+ Sáng tác và vẽ được các mẫu trang phục theo ý tưởng;

+ Thể hiện được họa tiết, màu sắc trên bản vẽ;

+ Lựa chọn được nguyên vật liệu phù hợp với sản phẩm thiết kế;

+ Thiết kế và xây dựng được các loại mẫu sản xuất cho một số sản phẩm thời trang cơ bản;

+ Thực hiện được an toàn trong lao động và phòng chống cháy nổ.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết một số kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước. Hiểu được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam chung và công nhân ngành May nói riêng để kế thừa truyền thống phát triển năng lực của ngành trong giai đoạn tới, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề có tâm huyết với nghề và tác phong làm việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của dân tộc;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có sức khỏe để tham gia học tập và làm việc trong ngành may;

+ Hiểu biết về phương pháp rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe, tạo cơ hội phấn đấu và phát triển;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện theo nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp học sinh tham gia sản xuất và thiết kế thời trang tại các Doanh nghiệp trong và ngoài nước;

+ Các nhà may tư nhân;

+ Các hãng thời trang;

+ Các viện mốt thời trang (Làm nhiệm vụ tư vấn về xu hướng thời trang mới);

+ Ngoài ra học sinh có đủ năng lực tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1650 giờ; Thời gian học tự chọn: 690 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 604 giờ; Thời gian học thực hành: 1736 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1650

459

1021

170

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

495

225

203

67

MĐ 07

Hình hoa

150

20

112

18

MĐ 08

Cơ sở thẩm mỹ

45

13

23

9

MĐ 09

Trang trí cơ bản

60

8

34

18

MH 10

Văn hóa Việt Nam

30

24

0

6

MH 11

Lịch sử thời trang

30

22

6

2

MH 12

Marketing thời trang

30

26

2

2

MH 13

Môn học

30

26

0

4

MH 14

An toàn lao động

30

21

7

2

MH 15

Vẽ kỹ thuật

30

19

9

2

MH 16

Nhân trắc học may mặc

30

24

4

2

MH 17

Vật liệu thời trang

30

22

6

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1155

234

818

103

MĐ 18

Thiết kế thời trang căn bản

45

14

24

7

MĐ 19

Sáng tác trang phục công sở

60

18

38

4

MĐ 20

Sáng tác trang phục trẻ em

60

18

38

4

MĐ21

Sáng tác trang phục dạo phố

60

18

38

4

MĐ 22

Sáng tác trang phục dân tộc

30

8

18

4

MĐ 23

Ứng dụng tin học trong đồ họa trang phục

90

20

64

6

MĐ 24

Thiết kế trang phục căn bản

75

27

38

10

MĐ 25

Kỹ thuật may căn bản

240

30

189

21

MĐ 26

Công nghệ sản xuất

60

24

32

4

MĐ 27

Thiết kế trên Manocanh

90

27

48

15

MĐ 28

Thực hành nâng cao

195

19

158

18

MĐ 29

Thực tập tốt nghiệp

150

11

133

6

 

Tổng cộng

1860

565

1108

187

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Sáng tác trang phục xuân hè

30

8

18

4

MĐ 31

Sáng tác trang phục thu đông

30

8

18

4

MĐ 32

Hình họa nâng cao

90

9

69

12

MĐ 33

Sáng tác thời trang trẻ

75

19

50

6

MĐ 34

Sáng tác trang phục ấn tượng

60

18

38

4

MĐ 35

Sáng tác trang phục dạ hội

60

18

38

4

MĐ 36

Thiết kế mẫu công nghiệp

75

16

54

5

MĐ 37

Thực hành may căn bản

195

25

152

18

MĐ 38

Sáng tác trang phục bảo hộ lao động

30

8

18

4

MH 39

Tiếng Anh chuyên ngành

45

26

17

2

MĐ 40

Kỹ thuật may các sản phẩm nâng cao

195

21

156

18

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80% dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 85%;

+ Các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề May thời trang ở nhiều doanh nghiệp trong cả nước và xét đến xu thế phát triển nghề trong giai đoạn tới. Để xác định thời gian đào tạo cho các mô đun tự chọn cũng cần phải phân tích công việc qua các phiếu phân tích công việc như đối với các mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

- Ví dụ: Có thể chọn 08 trong số 12 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Sáng tác trang phục xuân hè

30

8

18

4

MĐ 31

Sáng tác trang phục thu đông

30

8

18

4

MĐ 32

Hình họa nâng cao

90

9

69

12

MĐ 36

Thiết kế mẫu công nghiệp

75

16

54

5

MĐ 37

Thực hành may căn bản

195

25

152

18

MĐ 38

Sáng tác trang phục bảo hộ lao động

30

8

18

4

MH 39

Tiếng Anh chuyên ngành

45

26

17

2

MĐ 40

Kỹ thuật may các sản phẩm nâng cao

195

21

156

18

Tổng cộng

690

121

502

67

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị, trả lời 20 phút/học sinh)

Thực hành nghề

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Không quá 90 phút

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp(tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, các Trường có thể:

- Tổ chức cho học sinh đi thăm quan dã ngoại ở một số nhà bảo tàng, di tích lịch sử hoặc những nơi có nhiều phong cảnh;

- Tổ chức hội thảo tìm hiểu về xu hướng thời trang trong và ngoài nước;

- Thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo như sau:

Số TT

Hoạt động ngoại khóa

Hình thức

Thời gian

Mục tiêu

1

Chính trị đầu khóa

Tập trung

Sau khi nhập học

Phổ biến các quy chế đào tạo nghề, nội quy của trường và lớp học Phân lớp, làm quen với giáo viên chủ nhiệm

2

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại

Cá nhân, nhóm thực hiện hoặc tập thể

Vào các ngày lễ lớn trong năm:

+ Lễ khai giảng năm học mới;

+ Ngày thành lập Đảng, Đoàn;

+ Ngày thành lập trường, lễ kỷ niệm 20-11...

Nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

3

Tham quan phòng truyền thống của ngành, của trường.

Tập trung

Vào dịp hè, ngày nghỉ trong tuần.

Rèn luyện ý thức, tổ chức, kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

4

Tham quan các cơ sở sản xuất và kinh doanh thời trang

Tập trung nhóm

Cuối năm học thứ 2 hoặc thứ 3; hoặc trong quá trình thực tập.

Nhận thức đầy đủ về nghề

Tìm kiếm cơ hội việc làm

5

Đọc và tra cứu sách, tài liệu thư viện

Cá nhân

Ngoài thời gian học tập.

Nghiên cứu bổ sung các kiến thức chuyên môn

Tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên Internet

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi, quản

 

Phụ lục 2B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Thiết kế thời trang

Mã nghề: 50540206

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

Kiến thức:

+ Chỉ ra được phương pháp dựng hình cơ bản trong hình họa;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về thẩm mỹ, cơ sở thiết kế thời trang và các tính chất của vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm thời trang;

+ Nêu lên được đặc điểm phát triển hình thái và cấu tạo của cơ thể người Việt Nam;

+ Giải thích được các bước cơ bản trong sáng tác mẫu;

+ Trình bày được những khái niệm: văn hóa, phong tục, tín ngưỡng và các quan niệm của người Việt;

+ Chỉ ra được lịch sử phát triển trang phục Việt Nam và Thế giới về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng trang phục qua các thời kỳ;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về Marketing và các phương pháp đánh giá thị trường thời trang;

+ Phân tích được các xu hướng ảnh hưởng tới sự phát triển mốt thời trang;

+ Giải thích được phương pháp thiết kế các kiểu trang phục thời trang;

+ Phân tích được quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thời trang;

+ Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ khi sử dụng các thiết bị.

Kỹ năng:

+ Thực hiện được các bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng nghề;

+ Phác thảo được các dáng người mẫu;

+ Sử dụng được các trang thiết bị trong nghề;

+ Sáng tác và vẽ được các mẫu trang phục theo chủ đề và ý tưởng: Trang phục công sở, trang phục dạo phố, trang phục trẻ em.

+ Thể hiện được họa tiết, chất liệu, màu sắc trên bản vẽ;

+ Lựa chọn được nguyên vật liệu phù hợp với sản phẩm thiết kế;

+ Thiết kế được các loại mẫu phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm: mẫu mỏng, mẫu cứng...;

+ Xây dựng được quy trình sản xuất sản phẩm thời trang đạt hiệu quả;

+ Ứng dụng được các phần mềm tin học phục vụ cho công việc sáng tác và thiết kế sản phẩm thời trang;

+ Tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

+ Thực hiện an toàn trong lao động và phòng chống cháy nổ.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương trong tàng giai đoạn lịch sử;

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

Thể chất và quốc phòng:

+ Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp;

+ Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên tham gia sản xuất và thiết kế thời trang tại các Doanh nghiệp trong và ngoài nước:

+ Các nhà may tư nhân;

+ Các hãng thời trang;

+ Các viện mốt thời trang (Là chuyên viên nghiên cứu và làm nhiệm vụ tư vấn về xu hướng thời trang mới);

+ Ngoài ra sinh viên có đủ năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu : 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 877 giờ; Thời gian học thực hành: 2423 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2310

614

1479

217

II. 1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

705

250

373

82

MĐ 07

Hình họa 1

90

4

71

15

MĐ 08

Cơ sở thẩm mỹ

60

8

48

4

MĐ 09

Trang trí cơ bản

75

8

49

18

MĐ 10

Hình họa 2

90

5

72

13

MH 11

Văn hóa Việt Nam

30

24

0

6

MH 12

Lịch sử thời trang

30

22

6

2

MH 13

Marketing thời trang

45

27

15

3

MH 14

Mỹ học

30

26

0

4

MH 15

An toàn lao động

30

21

7

2

MH 16

Vẽ kỹ thuật

30

19

9

2

MH 17

Nhân trắc học may mặc

30

24

4

2

MH 18

Vật liệu thời trang

45

32

10

3

MĐ 19

Ứng dụng tin học trong đồ họa trang phục

120

30

82

8

II .2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1605

364

1106

135

MĐ 20

Tiếng Anh chuyên ngành

75

42

30

3

MĐ 21

Thiết kế thời trang căn bản

60

19

33

8

MĐ 22

Sáng tác trang phục công sở

75

25

41

9

MĐ 23

Sáng tác trang phục trẻ em

75

25

41

9

MĐ 24

Sáng tác trang phục xuân hè

45

15

22

8

MĐ 25

Sáng tác trang phục thu đông

45

15

22

8

MĐ 26

Thiết kế trang phục căn bản

90

33

47

10

MĐ 27

Ứng dụng tin học trong thiết kế trang phục

150

53

87

10

MĐ 28

Kỹ thuật may căn bản

285

39

225

21

MĐ 29

Công nghệ sản xuất

90

30

53

7

MĐ 30

Thiết kế trên Manocanh

150

33

99

18

MĐ 31

Thực hành nâng cao

270

19

233

18

MĐ 32

Thực tập tốt nghiệp

195

16

173

6

Tổng cộng

2760

834

1679

247

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Trang trí nâng cao

75

7

50

18

MĐ 34

Hình họa nâng cao

120

6

86

28

MH 35

Giải phẫu học

45

22

20

3

MH 36

Lịch sử mỹ thuật

30

24

0

6

MĐ 37

Sáng tác thời trang trẻ

90

25

55

10

MĐ 38

Sáng tác trang phục dân tộc

45

15

22

8

MĐ 39

Nghệ thuật tạo hình

90

14

61

15

MĐ 40

Sáng tác trang phục dạo phố

75

25

41

9

MĐ 41

Sáng tác trang phục ấn tượng

75

25

41

9

MĐ 42

Sáng tác trang phục dạ hội

75

25

41

9

MĐ 43

Sáng tác trang phục bảo hộ lao động

45

15

22

8

MĐ 44

Thiết kế mẫu công nghiệp

90

30

50

10

MĐ 45

Thực hành may căn bản

240

30

188

22

MĐ 46

Thiết kế một số dạng áo Jacket

120

33

75

12

MĐ 47

Thiết kế Veston căn bản

90

22

54

14

MH 48

Quản trị doanh nghiệp

45

30

12

3

MĐ 49

Kỹ thuật may các sản phẩm nâng cao

270

31

221

18

MĐ 50

Thiết kế nghệ thuật trình diễn

60

19

38

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80%; dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm tỷ lệ từ 25% đến 35%, thực hành chiếm tỷ lệ từ 65% đến 75%.

Ví dụ: có thể lựa chọn 11 trong số 16 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Trang trí nâng cao

75

7

50

18

MĐ 34

Hình họa nâng cao

120

6

86

28

MH 36

Lịch sử mỹ thuật

30

24

0

6

MĐ 37

Sáng tác thời trang trẻ

90

25

55

10

MĐ 38

Sáng tác trang phục dân tộc

45

15

22

8

MĐ 41

Sáng tác trang phục ấn tượng

75

25

41

9

MĐ 42

Sáng tác trang phục dạ hội

75

25

41

9

MĐ 43

Sáng tác trang phục bảo hộ lao động

45

15

22

8

MĐ 45

Thực hành may căn bản

240

30

188

22

MĐ 46

Thiết kê một số dạng áo Jacket

120

33

75

12

MĐ 40

Sáng tác trang phục dạo phố

75

25

41

9

Tổng cộng

990

230

621

139

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, Các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị.

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị, trả lời 20 phút/sinh viên)

- Thực hành nghề

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Không quá 90 phút

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, các Trường có thể:

- Tổ chức cho sinh viên đi thăm quan dã ngoại ở một số nhà bảo tàng, di tích lịch sử hoặc những nơi có nhiều phong cảnh đẹp;

- Tổ chức hội thảo tìm hiểu về xu hướng thời trang trong và ngoài nước;

- Thời gian và nội dung cho các hoạt động; giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo như sau:

Số TT

Hoạt động ngoại khóa

Hình thức

Thời gian

Mục tiêu

1

Chính trị đầu khóa

Tập trung

Sau khi nhập học

Phổ biến các quy chế đào tạo nghề, nội quy của trường và lớp học

2

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại

Cá nhân, nhóm hoặc tập thể thực hiện

Vào các ngày lễ lớn trong năm:

+ Lễ khai giảng năm học mới

+ Ngày thành lập Đảng, đoàn

+ Ngày thành lập trường, lễ kỷ niêm 20-11. . .

Nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm;

Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

3

Tham quan phòng truyền thống của ngành, của trường

Tập trung

Vào dịp hè, ngày nghỉ trong tuần

Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

4

Tham quan các cơ sở sản xuất, viện mốt và kinh doanh thời trang.

Tập trung, nhóm

Cuối năm học thứ 2 hoặc thứ 3

Hoặc trong quá trình thực tập

Nhận thức đầy đủ về nghề

Tìm kiếm cơ hội việc làm

5

Đọc và tra cứu sách, tài liệu tại thư viện

Cá nhân

Ngoài thời gian học tập

Nghiên cứu bổ sung các kiến thức chuyên môn Tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên Internet

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để thuận tiện cho quá trình theo dõi, quản lý.

 

PHỤ LỤC 3

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ĐIỀU KHIỂN TÀU CUỐC”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 3A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Điều khiển tàu cuốc

Mã nghề: 40510255

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, vật liệu, kỹ thuật an toàn điện, an toàn sông nước và bảo vệ môi trường sông biển, cơ học đất, đo lường điện và một số kiến thức liên quan về điện, cơ khí để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Điều khiển tàu cuốc;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của các loại máy và thiết bị điện; các loại máy và thiết bị thủy lực; các loại thiết bị và bộ phận cơ khí trên các tàu cuốc có công suất tới 1600 CV;

+ Phân biệt được kết cấu, tính năng và điều kiện làm việc của các tàu cuốc thông dụng để điều khiển tàu an toàn và hiệu quả;

+ Trình bày được các bước trong quy trình, quy phạm trong thi công và quản lý;

+ Ghi nhớ và hiểu được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các cấp đối với các hệ thống điện, cơ khí, thủy lực trên tàu.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm trong sửa chữa thiết bị điện, thiết bị cơ khí, thiết bị thủy lực trên tàu;

+ Đọc được bản vẽ thi công, lựa chọn được phương pháp thi công hợp lý;

+ Điều khiển được các loại tàu HB, HF, HV an toàn và đúng quy trình;

+ Thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả;

+ Làm được các nội dung bảo dưỡng ca, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cho tàu, máy;

+ Sửa chữa được các hư hỏng đơn giản trong thi công.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác- Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Có lòng yêu quê hương đất nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của dân tộc. Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của công dân trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Có hiểu biết về hiến pháp, pháp luật và Luật Lao động của Nhà nước. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có đạo đức, lương tâm, ý thức và tác phong nghề nghiệp, yêu lao động, biết sáng tạo, làm việc có khoa học phù hợp với thực tiễn sản xuất;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới của công nghệ.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về rèn luyện thể chất để có sức khỏe học tập và làm việc;

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về an ninh quốc phòng;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc trực tiếp trên các loại tàu cuốc thông dụng hoặc vận hành máy tàu thủy trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng thủy lợi; thi công cơ giới thủy trên phạm vi cả nước. Ngoài ra có thể làm việc ở các trạm bơm hạ áp có công suất tới 75 KW.

II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2250 giờ

Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2040 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1560 giờ; Thời gian học tự chọn: 480 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 569 giờ; Thời gian học thực hành: 1471 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lôgic sư phạm đảm bảo cho học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I.

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buôc

1560

422

1052

86

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

235

125

93

17

MH 07

Vẽ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 08

Vật liệu kỹ thuật

30

20

8

2

MĐ 09

Hàn điện cơ bản

40

10

26

4

MH 10

Cơ học đốt trong

30

20

8

2

MĐ 11

Kỹ thuật đo lường điện

30

8

20

2

MĐ 12

Kỹ thuật an toàn lao động

30

15

13

2

MH 13

Luật giao thông thủy và bảo vệ môi trường

30

22

6

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1325

285

973

67

MĐ 14

Thiết bị điện tàu cuốc

120

35

77

8

MH 15

Động cơ đốt trong

60

36

20

4

MĐ 16

Máy thủy lực và Truyền động thủy lực

60

22

34

4

MĐ 17

Cơ cấu phay và vận chuyển bùn, đất

120

32

80

8

MĐ 18

Hệ thống tời

40

8

28

4

MĐ 19

Bảo dưỡng ly hợp, hộp số

40

12

25

3

MĐ 20

Bảo dưỡng thiết bị thủy lực tàu cuốc

45

10

32

3

MĐ 21

Bảo dưỡng vỏ tàu và phao ống

30

8

20

2

MH 22

Kỹ thuật thi công tàu cuốc

45

35

7

3

MĐ 23

Điều khiển cuốc điện

100

20

74

6

MĐ 24

Điều khiển cuốc thủy lực

75

15

56

4

MĐ 25

Trắc địa công trình

60

16

40

4

MĐ 26

Thủy nghiệp

100

20

74

6

MĐ 27

Thực tập điều khiển tàu thi công

150

16

126

8

MĐ 28

Thực tập tốt nghiệp

280

0

280

0

 

Tổng cộng

1770

516

1153

101

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chI tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1.Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Nâng cao hiệu quả trong thi công tàu cuốc

45

17

25

3

MĐ 30

Điều khiển cuốc gầu

120

32

80

8

MĐ 31

Kỹ thuật lắp đặt thiết bị thủy lực

60

20

36

4

MĐ 32

Kỹ năng giao tiếp

30

12

16

2

MH 33

Thủy văn công trình

45

22

20

3

MĐ 34

Thủy khí động lực

60

20

36

4

MĐ 35

Vận hành và bảo dưỡng động cơ DIEZEN trên tàu cuốc

120

24

90

6

MĐ 36

AUTOCAD

45

10

32

3

MH 37

Kinh tế thi công tàu cuốc

45

26

16

3

MĐ 38

Tự động hóa quá trình sản xuất

75

31

40

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng càn thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho cơ sở của mình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù họp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ in trở đi, tuỳ tính chất từng môn học, mô đun);

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 7 trong số 10 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

 

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Nâng cao hiệu quả trong thi công tàu cuốc

45

17

25

3

MĐ 30

Điều khiển cuốc gầu

120

32

80

8

MĐ 31

Kỹ thuật lắp đặt thiết bị thủy lực

60

20

36

4

MĐ 32

Kỹ năng giao tiếp

30

12

16

2

MH 33

Thủy văn công trình

45

22

20

3

MĐ 34

Thủy khí động lực

60

20

36

4

MĐ 35

Vận hành và bảo dưỡng động cơ DIEZEN trên tàu cuốc

120

24

90

6

 

Cộng

480

147

303

30

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

 

- Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 90 phút

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại các xí nghiệp, công ty tàu cuốc và xây dựng với kỹ thuật điều khiển hiện đại, tự động hóa cao;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

Phụ lục 3B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Điều khiển tàu cuốc

Mã nghề: 50510255

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 48

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nắm được các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, vật liệu, kỹ thuật an toàn điện, an toàn sông nước và bảo vệ môi trường sông biển, cơ học đất, đo lường điện và một số kiến thức liên quan về điện, cơ khí để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Điều khiển tàu cuốc;

+ Trình bày và phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của các loại máy và thiết bị điện; các loại máy và thiết bị thủy lực; các loại thiết bị và bộ phận cơ khí trên các tàu cuốc;

+ So sánh được kết cấu, tính năng và điều kiện làm việc của các tàu cuốc thông dụng để điều khiển tàu an toàn và hiệu quả;

+ Hiểu được cách xây dựng quy trình, quy phạm trong thi công và quản lý sản xuất;

+ Ghi nhớ và hiểu được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các cấp đối với các hệ thống điện, cơ khí, thủy lực trên tàu;

+ Phân tích được phương án thi công tàu cuốc hợp lý;

+ Hiểu được các định mức và cách lập dự toán thi công tàu cuốc.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm trong sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, thiết bị cơ khí, thiết bị thủy lực trên tàu;

+ Đọc được bản vẽ thi công, lựa chọn được phương án thi công hợp lý;

+ Xây dựng được quy trình, quy phạm trong thi công và quản lý sản xuất;

+ Xây dựng được các định mức và cách lập dự toán thi công tàu cuốc;

+ Điều khiển được các loại tàu HB, HF, HV, BEAVER an toàn và đúng quy trình;

+ Lựa chọn được phương án thi công tàu cuốc hợp lý;

+ Thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả và đảm bảo vệ sinh môi trường;

+ Làm được các nội dung bảo dưỡng ca, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cho tàu, máy;

+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật và hư hỏng thông thường trong thi công;

+ Vẽ được bản vẽ hoàn công;

+ Lập được hồ sơ nhận thầu, hồ sơ thanh quyết toán công trình;

+ Tổ chức và quản lý được các hoạt động sản xuất trên tàu.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Có lòng yêu quê hương đất nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của dân tộc;

+ Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của công dân trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Có hiểu biết về hiến pháp, pháp luật và Luật lao động của Nhà nước;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có đạo đức, lương tâm, ý thức và tác phong nghề nghiệp, yêu lao động, biết sáng tạo, làm việc có khoa học phù hợp với thực tiễn sản xuất;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới của công nghệ.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về rèn luyện thể chất để có sức khỏe học tập và làm việc;

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về an ninh quốc phòng;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ:

- Làm việc trực tiếp trên các loại tàu cuốc thông dụng hoặc vận hành máy tàu thủy trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng thủy lợi; thi công cơ giới thủy trên phạm vi cả nước. Ngoài ra có thể làm việc ở các trạm bơm hạ áp có công suất tới 75 KW;

- Làm việc ở các trung tâm tư vấn giám sát thi công tàu cuốc;

- Làm kỹ thuật viên trong các doanh nghiệp tàu cuốc.

II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3200 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2750 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2090 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 746 giờ; Thời gian học thực hành: 2004 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thựchành

Kiểm tra

I.

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2090

554

1416

120

II. 1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

355

155

175

25

MH 07

Vẽ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 08

Vật liệu kỹ thuật

30

20

8

2

MĐ 09

Hàn điện cơ bản

40

10

26

4

MH 10

Cơ học đất

30

20

8

2

MĐ 11

Kỹ thuật đo lường điện

30

8

20

2

MĐ 12

Kỹ thuật an toàn lao động

30

15

13

2

MH 13

Luật giao thông thủy và bảo vệ môi trường

30

22

6

2

MĐ 14

Điện tử cơ bản

60

16

40

4

MĐ 15

PLC cơ bản

60

14

42

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1735

399

1241

95

MH 16

Kỹ thuật cảm biến

30

16

12

2

MĐ 17

AUTOCAD

45

10

32

3

MĐ 18

Thiết bị điện tàu cuốc

120

35

77

8

MH 19

Động cơ đốt trong

60

36

20

4

MĐ20

Máy thủy lực và Truyền động thủy lực 1

60

22

34

4

MĐ 21

Máy thủy lực và Truyền động thủy lực 2

45

10

32

3

MĐ 22

Cơ cấu phay và vận chuyển bùn, đất

120

32

80

8

MĐ 23

Hệ thống tời

40

8

28

4

MĐ 24

Bảo dưỡng ly hợp, hộp số

40

12

25

3

MĐ 25

Bảo dưỡng thiết bị thủy lực tàu cuốc

45

10

32

3

MĐ 26

Sửa chữa thiết bị điện tàu cuốc

60

16

40

4

MĐ 27

Bảo dưỡng vỏ tàu và phao ống

30

8

20

2

MH 28

Kỹ thuật thi công tàu cuốc

45

35

7

3

MĐ 29

Điều khiển cuốc điện

100

20

74

6

MĐ 30

Điều khiển cuốc thủy lực

75

15

56

4

MĐ 31

Điều khiển cuốc thủy lực nâng cao

40

8

28

4

MĐ 32

Trắc địa công trình

60

16

40

4

MĐ 33

Thủy nghiệp

100

20

74

6

MH 34

Kinh tế thi công tàu cuốc

45

20

22

3

MH 35

Tổ chức sản xuất

45

22

20

3

MĐ 36

Thực tập điều khiển tàu thi công 1

150

16

126

8

MĐ 37

Thực tập điều khiển tàu thi công 2

100

12

82

6

MĐ 38

Thực tập tốt nghiệp

280

0

280

0

 

Tổng cộng:

2540

774

1636

150

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 39

Nâng cao hiệu quả trong thi công tàu cuốc

45

17

25

3

MĐ 40

Thiết bị và thi công cuốc gầu

120

32

80

8

MĐ 41

Kỹ thuật lắp đặt thiết bị thủy lực

60

20

36

4

MĐ 42

Kỹ năng giao tiếp

30

12

16

2

MH 43

Thủy văn công trình

45

22

20

3

MĐ 44

Thủy khí động lực

60

20

36

4

MĐ 45

Vận hành và bảo dưỡng động cơ DIEZEN trên tàu cuốc

120

24

90

6

MĐ 46

Điều khiển tàu cuốc nhiều gầu

60

18

38

4

MĐ 47

Điều khiển Logic

45

12

30

3

MĐ 48

Tự động hóa quá trình sản xuất

60

18

42

4

MĐ 49

Dung sai lắp ghép và đo lường

40

18

20

2

MĐ 50

Sửa chữa ly hợp, hộp số và bơm bùn

80

20

54

6

MĐ 51

Sửa chữa động cơ DIEZEN trên tàu cuốc

80

24

50

6

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho cơ sở của mình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ in trở đi, tuỳ tính chất từng môn học, mô đun);

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 10 trong số 13 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 39

Nâng cao hiệu quả trong thi công tàu cuốc

45

17

25

3

MĐ 40

Thiết bị và thi công cuốc gầu

120

32

80

8

MĐ 41

Kỹ thuật lắp đặt thiết bị thủy lực

60

20

36

4

MĐ 42

Kỹ năng giao tiếp

30

12

16

2

MH 43

Thủy văn công trình

45

22

20

3

MĐ 44

Thủy khí động lực

60

20

36

4

MĐ 45

Vận hành và bảo dưỡng động cơ DIEZEN trên tàu cuốc

120

24

90

6

MĐ 46

Điều khiển tàu cuốc nhiều gầu

60

18

38

4

MĐ 47

Dung sai lắp ghép và đo lường

40

18

20

2

MĐ 48

Sửa chữa ly hợp, hộp số và bơm bùn

80

20

54

6

 

Cộng:

660

192

425

43

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

 

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 90 phút

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giạo dục toàn diện:

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để sinh viên có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại các xí nghiệp, công ty tàu cuốc và xây dựng với kỹ thuật điều khiển hiện đại, tự động hóa cao;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

PHỤ LỤC 4

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐÀI TRẠM VIỄN THÔNG”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 4A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông

Mã nghề: 40510356

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, môn đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Biết được các kiến thức cở sở về Tin học, Anh văn;

+ Biết được các kiến thức cở sở về các loại nguồn điện AC và DC cũng như phương pháp bảo vệ và an toàn điện;

+ Hiểu được các kiến thức cơ sở về điện tử và viễn thông;

+ Nắm được các kiến thức cơ sở về lắp đặt đài trạm viễn thông;

+ Nắm được một cách khái quát nguyên lý, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện tử viễn thông;

+ Biết được các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử viễn thông;

+ Nắm được các kiến thức đã được trang bị để làm việc khi công nghệ điện tử viễn thông liên tục phát triển.

- Kỹ năng:

+ Biết thực hiện các công việc cụ thể trong quy trình lắp đặt, sửa chữa được các thiết bị điện tử viễn thông như: Lắp đặt cáp đồng cũng như các quang, lắp đặt các tủ thiết bị viễn thông, lắp đặt điện và các thiết bị phụ trợ khác;

+ Vận hành, khai thác được các thiết bị cơ bản trong đài trạm viễn thông;

+ Hướng dẫn thực hành được ở các trường học nghề, trường phổ thông;

+ Kiểm tra được các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của các trang thiết bị;

+ Ứng dụng được một số kỹ thuật công nghệ mới, làm việc độc lập và có khả năng sáng tạo cải tiến trong quá trình làm việc;

+ Hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Biết được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghề nghiệp, để đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ học tập và công tác lâu dài;

+ Nắm được đường lối quốc phòng của Đảng và luyện tập quân sự sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Làm việc ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông ở các vị trí như lắp đặt, triển khai dự án, tư vấn, tham gia kiểm tra kỹ thuật, vận hành hệ thống;

- Làm việc ở các trường học ở vị trí phòng thí nghiệm, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;

- Có thể học tiếp tục ở bậc cao đẳng;

- Tham gia mở doanh nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1765 giờ; Thời gian học tự chọn: 575 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 590 giờ; Thời gian học thực hành: 1750 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1765

441

1231

93

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

570

208

339

23

MH 07

Bảo hộ lao động và an toàn điện

30

15

13

2

MĐ 08

Vẽ kỹ thuật

45

20

23

2

MĐ 09

Cơ kỹ thuật

45

25

18

2

MĐ 10

AUTOCAD

30

14

15

1

MĐ 11

Kỹ thuật điện cao áp

60

19

39

2

MĐ 12

Nguồn điện, máy điện

60

25

33

2

MĐ 13

Đo lường điện - vô tuyến điện

90

20

67

3

MĐ 14

Cấu kiện điện tử

90

30

57

3

MĐ 15

Điện tử tương tự

60

20

37

3

MĐ 16

Điện tử số

60

20

37

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1195

233

892

70

MĐ 17

Các hệ thống thông tin số

75

20

50

5

MĐ 18

Mạng viễn thông

90

30

57

3

MĐ 19

Thực hành điện tử cơ bản

100

0

90

10

MĐ 20

Anh văn chuyên ngành

90

33

51

6

MĐ 21

Kỹ thuật thông tin hữu tuyến

120

30

87

3

MĐ 22

Kỹ thuật thông tin vô tuyến

120

25

92

3

MĐ 23

Thông tin di động

120

30

86

4

MĐ 24

Thông tin quang

120

30

86

4

MĐ 25

Thiết bị đầu cuối thông tin

120

35

83

2

MĐ 26

Thực tập tốt nghiệp

240

0

210

30

 

Tổng cộng

1975

547

1318

110

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Thông tin vệ tinh

90

20

67

3

MĐ 28

Kỹ thuật máy tính

60

20

37

3

MĐ 29

Kỹ thuật vi xử lý

90

20

67

3

MĐ 30

Kỹ thuật chuyển mạch

90

30

57

3

MĐ 31

Kỹ thuật truyền số liệu

90

25

61

4

MĐ 32

Truyền thông đa phương tiện

110

20

87

3

MĐ 33

Quản lý mạng viễn thông

45

10

32

3

MĐ 34

Thông tin vi ba

90

30

57

3

MĐ 35

Kỹ thuật anten và truyền sóng

90

30

57

3

MĐ 36

Kỹ thuật Audio, Video

90

20

67

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo tự chọn:

- Thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%;

- Căn cứ vào thời gian được quy định ở trên, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) xác định thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho phù hợp quy định. Tùy theo trường, thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề trong chương trình khung này có thể được điều chỉnh để phù hợp với thực tế của từng Trường và vùng, miền. Tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 575 giờ, trong đó 145 giờ lý thuyết và 430 giờ thực hành;

- Trên cơ sở các môn học, mô đun tự chọn đã được xác lập, Hiệu trưởng chỉ đạo các khoa nghề liên quan tiến hành biên soạn đề cương chi tiết chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn của trường theo mẫu định dạng quy định. Thành lập Hội đồng thẩm định và ban hành áp dụng.

- Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Thông tin vệ tinh

90

20

67

3

MĐ 28

Kỹ thuật máy tính

60

20

37

3

MĐ 29

Kỹ thuật vi xử lý

90

20

67

3

MĐ 30

Kỹ thuật chuyển mạch

90

30

57

3

MĐ 31

Kỹ thuật truyền số liệu

90

25

61

4

MĐ 32

Truyền thông đa phương tiện

110

20

87

3

MĐ 33

Quản lý mạng viễn thông

45

10

32

3

Tổng cộng

575

145

408

22

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 6 giờ

Không quá 24 giờ

* Chú ý khi tổ chức thi kiến thức, kỹ năng nghề ở các nội dung cơ bản sau:

- Khai thác một số thiết bị đầu cuối viễn thông thông dụng;

- Khái thác các tổng đài điện thoại;

- Khai thác các thiết bị truyền dẫn quang;

- Khai thác, lắp đặt các trạm BTS trong hệ thống thông tin di động.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Tổ chức cho học sinh đi tham quan ở các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Gửi học sinh đi thực tập, có thể lấy kết quả thực tập báo cáo tốt nghiệp;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Với đào tạo sơ cấp nghề, có thể chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc của chương trình khung này để biên soạn thành chương trình đào tạo.

- Khi các Trường tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý

 

Phụ lục 4B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông

Mã nghề: 50510356

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, môn đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được các kiến thức cơ bản về điện tử và viễn thông;

+ Trình bày được nguyên lý, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện tử viễn thông;

+ Hiểu được các kiến thức cơ sở về lắp đặt đài trạm viễn thông;

+ Hiểu được các kiến thức cở sở về các loại nguồn điện AC và DC cũng như phương pháp bảo vệ và an toàn điện;

+ Phân tích được các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử viễn thông;

+ Nắm vững kiến thức cở sở về Tin học, Anh văn chuyên ngành để đọc các tài liệu kỹ thuật;

+ Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức làm cơ sở để tự học nâng cao trình độ và có thể áp dụng trong thực tiễn.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các tài liệu kỹ thuật cơ bản bằng tiếng Anh;

+ Sửa chữa và khắc phục các hỏng hóc thông thường thiết bị điện tử viễn thông;

+ Lắp đặt tốt các đài trạm viễn thông nói chung và lắp đặt thành thạo cáp đồng cũng như các quang, các tủ thiết bị viễn thông, hệ thống nguồn và các thiết bị phụ trợ khác;

+ Vận hành, khai thác được các thiết bị trong đài trạm viễn thông;

+ Tư vấn được cho các dự án trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông;

+ Sử dụng thành thạo một các thiết bị đo lường cơ bản để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của các trang thiết bị;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng sư phạm tốt, hướng dẫn thực hành được khai thác lắp đặt trang thiết bị trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Biết được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghề nghiệp, để đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ học tập và công tác lâu dài;

+ Nắm được đường lối quốc phòng của Đảng và luyện tập quân sự sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Làm việc ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông ở các vị trí như lắp đặt, triển khai dự án, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kiểm tra kỹ thuật, vận hành hệ thống;

- Làm việc ở các trường học ở vị trí phòng thí nghiệm, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;

- Có thể học tiếp tục ở bậc đại học;

- Tự mở doanh nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 130 tuần

- Thời gian thực học: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tổi thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2520 giờ; Thời gian học tự chọn: 780 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 898 giờ; Thời gian học thực hành: 2402 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2520

694

1723

103

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

900

325

544

31

MH 07

Toán ứng dụng

60

48

9

3

MH 08

Bảo hộ lao động và an toàn điện

30

15

13

2

MĐ 09

Vẽ kỹ thuật

45

20

23

2

MĐ 10

Cơ kỹ thuật

45

25

18

2

MĐ 11

AUTOCAD

30

14

15

1

MĐ 12

Kỹ thuật máy tính

90

30

57

3

MĐ 13

Kỹ thuật điện cao áp

90

28

59

3

MĐ 14

Nguồn điện, máy đỉện

60

25

33

2

MĐ 15

Đo lường điện - vô tuyến điện

180

30

146

4

MĐ 16

Cấu kiện điện tử

90

30

57

3

MĐ 17

Điện tử tương tự

90

30

57

3

MĐ 18

Điện tử số

90

30

57

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1620

369

1179

72

MĐ 19

Các hệ thống thông tin số

105

30

70

5

MĐ 20

Mạng viễn thông

90

30

57

3

MĐ 21

Thực hành điện tử cơ bản

135

0

125

10

MĐ 22

Anh văn chuyên ngành

120

45

69

6

MĐ 23

Kỹ thuật thông tin hữu tuyến

180

43

132

5

MĐ 24

Kỹ thuật thông tin vô tuyến

180

43

132

5

MĐ 25

Thông tin di động

180

43

132

5

MĐ 26

Thông tin vệ tinh

120

30

85

5

MĐ 27

Thông tin quang

120

30

86

4

MĐ 28

Thiết bị đầu cuối thông tin

150

45

101

4

MĐ 29

Thực tập tốt nghiệp

240

30

190

20

 

Tổng cộng

2970

914

1923

133

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Thông tin vi ba

150

30

116

4

MĐ 31

Kỹ thuật anten và truyền sóng

90

30

57

3

MĐ 32

Kỹ thuật Audio, Video

90

20

67

3

MĐ 33

Kỹ thuật vi xử lý

90

30

57

3

MĐ 34

Kỹ thuật chuyển mạch

90

20

67

3

MĐ 35

Kỹ thuật truyền số liệu

90

25

61

4

MĐ 36

Truyền thông đa phương tiện

135

30

102

3

MĐ 37

Quản lý mạng viễn thông

45

10

32

3

MĐ 38

Kỹ thuật truyền dẫn số

90

30

57

3

MĐ 39

Lý thuyết mạch

90

30

57

3

MĐ 40

Kỹ thuật mạch điện tử

60

20

38

2

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo tự chọn:

- Thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%;

- Căn cứ vào thời gian được quy định ở trên, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) xác định thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho phù hợp quy định. Tùy theo Trường, thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề trong chương trình khung này có thể được điều chỉnh để phù hợp với thực tế của từng Trườngvà vùng, miền. Tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 780 giờ, trong đó 195 giờ lý thuyết và 585 giờ thực hành;

- Trên cơ sở các môn học, mô đun tự chọn đã được xác lập, Hiệu trưởng chỉ đạo các khoa nghề liên quan tiến hành biên soạn đề cương chi tiết chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn của Trường và thành lập Hội đồng thẩm định và ban hành áp dụng;

- Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Thông tin vi ba

150

30

116

4

MĐ 31

Kỹ thuật anten và truyền sóng

90

30

57

3

MĐ 32

Kỹ thuật Audio, Video

90

20

67

3

MĐ 33

Kỹ thuật vi xử lý

90

30

57

3

MĐ 34

Kỹ thuật chuyển mạch

90

20

67

3

MĐ 35

Kỹ thuật truyền số liệu

90

25

61

4

MĐ 36

Truyền thông đa phương tiện

135

30

102

3

MĐ 37

Quản lý mạng viễn thông

45

10

32

3

Tổng cộng:

780

195

559

26

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút /sinh viên)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hơp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

* Chú ý khi tổ chức thi kiến thức, kỹ năng nghề ở các nội dung cơ bản sau:

- Thiết kế tuyến thông tin quang.

- Khai thác các thiết bị đầu cuối viễn thông.

- Khai thác các tổng đài điện thoại.

- Khai thác các thiết bị truyền dẫn quang.

- Khai thác, lắp đặt các trạm BTS trong hệ thống thông tin di động.

- Khai thác các loại trạm mặt đất vệ tinh.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo có thể:

- Giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Tổ chức cho sinh viên đi tham quan ở các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Gửi sinh viên đi thực tập, có thể lấy kết quả thực tập báo cáo tốt nghiệp;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhât

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Với đào tạo sơ cấp nghề, có thể chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc của chương trình khung này để biên soạn thành chương trình đào tạo.

- Khi các Trường tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

PHỤ LỤC 5

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “SẢN XUẤT GỐM, SỨ XÂY DỰNG”
(Ban hành hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 5A

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Sản xuất gốm, sứ xây dựng

Mã nghề: 405105016

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các loại thiết bị công nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng như: máy cấp liệu, máy nghiền trộn, máy ép đùn, máy ép thủy lực, máy phun, tráng men, lò sấy, lò nung, máy mài;...

+ Trình bày được các quá trình cơ bản của công nghệ sản xuất gốm sứ xây dựng và quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ xây dựng như: gạch ngói đất sét nung, gạch cotto, sứ vệ sinh, gạch ốp lát;...

+ Giải thích được các nguyên nhân xảy ra các khuyết tật tạo hình, sấy, nung các sản phẩm gốm sứ;...

+ Hiểu được một số chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng của các nguyên liệu và sản phẩm trong công nghệ sản xuất gốm sứ;

+ Biết được những vấn đề cơ bản về Tin học và tiếng Anh của nghề.

- Kỹ năng:

+ Vận hành được các thiết bị công nghệ sản xuất gốm sứ;

+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật thường gặp khi sử dụng các thiết bị công nghệ sản xuất gốm sứ;

+ Xử lý được một số khuyết tật thường gặp trong tạo hình sấy và nung sản phẩm gốm sứ;

+ Kiểm tra, kiểm soát một số chỉ tiêu chất lượng của nguyên nhiên liệu và sản phẩm trong sản xuất gốm sứ;

+ Kèm cặp, hướng dẫn được công nhân bậc thấp;

+ Kiểm tra, giám sát được công việc của người có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề;

+ Sử dụng được máy tính, tiếng Anh để phục vụ cho chuyên môn nghề.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Hiểu được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khỏe học tập và làm việc;

+ Biết được đường lối quốc phòng toàn dân và luyện tập quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng:

- Đảm nhận được công việc ở một số vị trí trong các nhà máy sản xuất gốm, sứ xây dựng;

- Tham gia kèm cặp, đào tạo bậc thợ có trình độ thấp hơn;

- Có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn theo chuyên ngành.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 77 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 1980 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1770 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1335 giờ; Thời gian học tự chọn: 435 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 497 giờ; Thời gian học thực hành: 1273 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1335

332

958

45

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

210

154

48

8

MH 07

Nguyên liệu sản xuất gốm sứ

45

35

8

2

MH 08

Thiết bị công nghiệp gốm sứ

120

92

24

4

MH 09

Lò công nghiệp gốm sứ

45

27

16

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1125

178

910

37

MĐ 10

Gia công nguyên liệu sản xuất

45

8

35

2

MĐ 11

Gia công phối liệu dạng dẻo

60

8

50

2

MĐ 12

Gia công phối liệu dạng hồ

75

8

65

2

MĐ 13

Gia công phối liệu dạng hạt

45

8

35

2

MĐ 14

Tạo hình bằng phương pháp ép đùn dẻo

60

8

50

2

MĐ 15

Tạo hình bằng phương pháp ép dập dẻo

60

8

50

2

MĐ 16

Tạo hình sản phẩm bằng phương pháp ép bán khô

60

8

50

2

MĐ 17

Tạo hình sản phẩm bằng phương pháp đổ rót

105

13

90

2

MĐ 18

Hong phơi sản phẩm mộc

45

9

35

1

MĐ 19

Sấy sản phẩm mộc trong lò sấy tuynel

30

9

20

1

MĐ 20

Sấy môi trường sản phẩm mộc

30

4

25

1

MĐ 21

Sấy sản phẩm mộc trong lò sấy phòng

30

4

25

1

MĐ 22

Hoàn thiện sản phẩm mộc sứ sau sấy

45

4

40

1

MĐ 23

Sấy sản phẩm mộc gạch ốp lát bằng lò sấy thanh lăn

45

8

35

2

MĐ 24

Chế tạo men, màu

60

8

50

2

MĐ 25

Tráng men, trang trí bề mặt sản phẩm

60

13

45

2

MĐ 26

Phun men, dán chữ, in mác sản phẩm

45

8

35

2

MĐ 27

Nung sản phẩm trong lò nung tuynel

30

9

20

1

MĐ 28

Nung sản phẩm trong lò con thoi

30

4

25

1

MĐ 29

Nung sản phẩm bằng lò thanh lăn

30

9

20

1

MĐ 30

Dỡ goòng, phân loại, đóng gói sản phẩm gốm thô

30

4

25

1

MĐ 31

Phân loại sản phẩm gạch ốp lát

30

4

25

1

MĐ 32

Dỡ goòng, phân loại, đóng gói sản phẩm sứ vệ sinh

30

4

25

1

MĐ 33

Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

45

7

35

3

 

Tổng cộng

1545

438

1045

62

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề, bảng phân tích công việc và danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo. Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Sản xuất gốm, sứ xây dựng đề xuất một số môn học và mô đun tự chọn được giới thiệu ở bảng dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 35

Nhập môn kỹ thuật hóa học

60

46

10

4

MĐ 36

Hóa vô cơ - thực nghiệm

60

18

40

2

MĐ 37

Hóa hữu cơ - thực nghiệm

60

18

40

2

MĐ 38

Tiếng Anh chuyên ngành

120

40

75

5

MĐ 39

Phương pháp phân tích bằng dụng cụ

135

12

120

3

MĐ 40

Tin học văn phòng

60

18

40

2

MĐ 41

Hóa phân tích

60

25

30

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mồ đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Sản xuất gốm, sứ xây dựng đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn một số mô đun trong 7 mô đun nghề tự chọn để xây dựng chương trình đào tạo nghề. Cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 36

Hóa vô cơ - thực nghiệm

60

18

40

2

MĐ 37

Hóa hữu cơ - thực nghiệm

60

18

40

2

MĐ 38

Tiếng Anh chuyên ngành

120

40

75

5

MĐ 39

Phương pháp phân tích bằng dụng cu

135

12

120

3

MĐ 40

Tin học văn phòng

60

18

40

2

Tổng cộng

435

106

315

14

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

 

- Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

Không quá 16 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, các Trường có thể:

- Tổ chức cho học sinh đi tham quan ở một số cơ sở sản xuất Gốm, sứ xây dựng;

- Tổ chức các cuộc hội thảo về Gốm, sứ xây dựng;

- Thời gian và nội dung giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục thể thao

 

2

Văn hóa văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đoc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhât

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Nghề Sản xuất gốm, sứ xây dựng là nghề gắn đào tạo với thực tế sản xuất, nên trong thời gian đào tạo học sinh cần thiết phải tham quan và thực tập tại cơ sở sản xuất gốm, sứ xây dựng.

- Khi các Trường tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

Phụ lục 5B

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Sản xuất gốm, sứ xây dựng

Mã nghề: 505105016

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được công dụng, cấu tạo chính, nguyên lý hoạt động và các sự cố kỹ thuật thường gặp trong sản xuất của các thiết bị công nghệ sản xuất;

+ Trình bày được quy trình vận hành các thiết bị công nghệ sản xuất;

+ Nêu được tên các nguyên liệu sử dụng để sản xuất phối liệu xương, men và nắm được các yêu cầu cơ bản của chúng;

+ Hiểu được vai trò của các nguyên liệu đối với xương men khi đốt nóng;

+ Trình bày được các quá trình cơ bản của công nghệ sản xuất gốm, sứ xây dựng và quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ xây dựng;

+ Giải thích được các nguyên nhân gây ra phế phẩm trong sản xuất và biện pháp phòng ngừa, khắc phục;

+ Nắm vững các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;

+ Trình bày được các công việc cần thiết để kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất các sản phẩm gốm, sứ xây dựng.

- Kỹ năng:

+ Vận hành được các thiết bị công nghệ sản xuất;

+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật đơn giản khi sử dụng các thiết bị;

+ Xử lý được các khuyết tật do công nghệ sản xuất;

+ Kiểm soát được chất lượng gốm, sứ xây dựng trong quá trình sản xuất;

+ Thực hiện được công việc tính toán đơn phối liệu theo bài phối liệu cho các sản phẩm;

+ Kèm cặp, hướng dẫn được công nhân bậc thấp hơn;

+ Kiểm tra, giám sát được công việc của người có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề;

+ Sử dụng được máy tính, tiếng Anh để phục vụ cho chuyên môn nghề.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Hiểu được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khỏe học tập và làm việc;

+ Biết được đường lối quốc phòng toàn dân và luyện tập quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ:

- Đảm nhận được công việc ở một số vị trí trong các nhà máy sản xuất gốm, sứ xây dựng;

- Tham gia kèm cặp, đào tạo bậc thợ có trình độ thấp hơn;

- Làm Tổ trưởng, trưởng nhóm trong các nhà máy sản xuất gốm, sứ xây dựng hoặc doanh nghiệp;

- Có thể tiếp tục học tập lên trình độ đại học theo chuyên ngành.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3200 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 352 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 112 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2750 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2210 giờ; Thời gian học tự chọn: 540 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 833 giờ; Thời gian học thực hành: 1917 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

 

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2210

549

1580

81

II. 1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

154

74

12

MH 07

Vật liệu sản xuất gốm sứ xây dựng

45

30

12

03

MH 08

Thiết bị công nghệ gốm sứ xây dựng

135

94

35 1

06

MH 09

Lò công nghiệp gốm sứ

60

30

27

03

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1970

395

1506

69

MĐ 10

Gia công nguyên liệu sản xuất cho sản xuất

60

15

43

2

MĐ 11

Gia công phối liệu dạng dẻo

90

18

67

05

MĐ 12

Gia công phối liệu dạng hồ

120

22

92

06

MĐ 13

Gia công phối liệu dạng hạt

75

20

53

02

MĐ 14

Tạo hình bằng phương pháp ép đùn dẻo

75

18

53

04

MĐ 15

Tạo hình sản phẩm bằng phương pháp ép dập dẻo

90

18

68

04

MĐ 16

Tạo hình sản phẩm bằng phương pháp ép bán khô

75

20

53

02

MĐ 17

Tạo hình sản phẩm bằng phương pháp đổ rót

145

20

123

02

MĐ 18

Hong phơi sản phâm mộc

60

12

44

04

MĐ 19

Sấy sản phẩm mộc trong lò sấy tuynel

60

12

44

04

MĐ 20

Sấy sản môi trường sản phẩm mộc

45

10

34

01

MĐ 21

Sấy sản phẩm mộc trong lò sấy phòng

45

10

34

01

MĐ 22

Hoàn thiện sản phẩm mộc sứ sau sấy

60

15

44

01

MĐ 23

Sấy sản phẩm mộc gạch ốp lát bằng lò sấy thanh lăn

90

20

68

02

MĐ 24

Chế tạo men màu

150

28

117

05

MĐ 25

Tráng men, trang trí bề mặt sản phẩm

105

25

78

02

MĐ 26

Phun men, dán chữ, in mác sản phẩm

90

18

69

03

MĐ 27

Nung sản phẩm trong lò tuynel

90

17

68

05

MĐ 28

Nung sản phẩm trong lò con thoi

60

10

49

01

MĐ 29

Nung sản phẩm trong lò thanh lăn

90

20

68

02

MĐ 30

Dỡ goòng, phân loại, đóng gói sản phẩm gốm thô

45

05

40

00

MĐ 31

Phân loại, đóng gói sản phẩm gạch ốp lát

45

03

40

02

MĐ 32

Dỡ goòng, phân loại, đóng gói sản phẩm sứ vệ sinh

60

12

44

04

MĐ 33

Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

145

27

113

05

 

Tổng cộng

2660

833

1707

120

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề, bảng phân tích công việc và danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo. Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Sản xuất gốm, sứ xây dựng đề xuất một số môn học và mô đun tự chọn được giới thiệu ở bảng dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 35

Nhập môn kỹ thuật hóa học

60

15

44

01

MĐ 36

Hóa vô cơ - thực nghiệm

120

30

88

02

MĐ 37

Hóa hữu cơ - thực nghiệm

60

15

44

01

MĐ 38

Tiếng Anh chuyên ngành

120

55

60

05

MĐ 39

Phương pháp phân tích bằng dụng cụ

180

15

162

03

MĐ 40

Đồ án chuyên ngành

60

15

45

0

MĐ 41

Hóa phân tích

60

15

44

01

MH 42

Hóa lý Silicat

60

40

16

04

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đển 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Sản xuất gốm, sứ xây dựng đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo băt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn một số môn học, mô đun trong 7 mô đun tự chọn để xây dựng chương trình đào tạo nghề như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 36

Hóa vô cơ - thực nghiệm

120

30

88

02

MĐ 37

Hóa hữu cơ - thực nghiệm

60

15

44

01

MĐ 38

Tiếng Anh chuyên ngành

120

55

60

05

MĐ 39

Phương pháp phân tích bằng dụng cụ

180

15

162

03

MH 42

Hóa lý Silicat

60

40

16

04

Tổng cộng

540

130

398

12

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhăm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, các cơ sở dạy nghề có thể;

- Tổ chức cho sinh viên đi tham quan ở một số cơ sở sản xuất Gốm, sứ xây dựng;

- Tổ chức các cuộc hội thảo về Gốm, sứ xây dựng

- Thời gian và nội dung giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục thể thao

 

2

Văn hóa văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhât

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Nghề Sản xuất gốm, sứ xây dựng là nghề gắn đào tạo với thực tế sản xuất, nên trong thời gian đào tạo sinh viên cần thiết phải tham quan và thực tập tại cơ sở sản xuất gốm, sứ xây dựng.

Khi các Trường tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

PHỤ LỤC 6

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 6A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Vận hành máy thi công mặt đường

Mã nghề: 40510249

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Vẽ kỹ thuật, Dung sai, Cơ kỹ thuật, Điện kỹ thuật, Nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn,...

+ Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Trình bày được các phương pháp thi công của máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Trình bày được các biện pháp bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn và các biện pháp an toàn khi vận hành, bảo dưỡng máy thi công mặt đường;

+ Trình bày được quy trình bảo dưỡng máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Trình bày được các quy trình vận hành máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Trình bày được các biện pháp xử lý một số tình huống khi vận hành máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ thi công;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn khi thi công mặt đường và sơ cứu người khi xảy ra tai nạn;

+ Làm được các công việc kiểm tra, bảo dưỡng các máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường, các máy liên quan đúng quy trình;

+ Vận hành được máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và một số máy liên quan;

+ Xử lý được một số tình huống khi vận hành máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

+ Nắm được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân;

+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;

+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;

+ Có được một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Vận hành máy thi công mặt đường, học sinh sẽ:

+ Làm việc tại các công trường thi công xây dựng, thi công mặt đường bộ;

+ Tham gia tạo nguồn xuất khẩu lao động;

+ Tự tạo việc làm cho mình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2150 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1940 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1540 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 460 giờ; Thời gian học thực hành: 1480 giờ

Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẤT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

 MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1540

411

1082

47

II.

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

186

38

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

46

10

4

MH 08

Dung sai

30

20

8

2

MH 09

Cơ kỹ thuật

45

35

7

3

MH 10

Điện kỹ thuật

45

35

7

3

MH 11

Nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn

30

25

3

2

MH 12

Kỹ thuật thi công mặt đường

30

25

3

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1300

225

1044

31

MĐ 13

Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường

40

10

29

1

MĐ 14

Bảo dưỡng kỹ thuật động cơ đốt trong trên máy thi công mặt đường

120

45

71

4

MĐ 15

Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy san

60

20

38

2

MĐ 16

Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy lu

60

20

38

2

MĐ 17

Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường

60

20

38

2

MĐ 18

Bảo dưỡng kỹ thuật các máy thi công mặt đường liên quan

60

20

38

2

MĐ 19

Bảo dưỡng trang bị điện trên máy thi công mặt đường

60

20

38

2

MĐ 20

Vận hành máy san thi công mặt đường

200

20

175

5

MĐ 21

Vận hành máy lu thi công mặt đường

80

10

68

2

MĐ 22

Vận hành máy rải thi công mặt đường

200

20

175

5

MĐ 23

Vận hành một số máy thi công mặt đường liên quan

80

10

68

2

MĐ 24

Xử lý tình huống khi thi công

40

5

34

1

MĐ 25

Thực tập nghề nghiệp

240

5

234

1

 

Cộng

1750

517

1169

64

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Vận hành máy xúc

120

15

102

3

MĐ 27

Vận hành máy xúc lật

80

10

68

2

MĐ 28

Vận hành máy ủi

80

10

68

2

MĐ 29

Vận hành cần trục

80

10

68

2

MĐ 30

Vận hành máy nén khí

40

4

35

1

MĐ 31

Vận hành trạm trộn nhựa

100

10

88

2

MĐ 32

Vận hành trạm trộn bê tông

100

10

88

2

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà Trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 5 trong số 7 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình dạy nghề, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Vận hành máy xúc

120

15

102

3

MĐ 27

Vận hành máy xúc lật

80

10

68

2

MĐ 28

Vận hành máy ủi

80

10.

68

2

MĐ 29

Vận hành cần trục

80

10

68

2

MĐ 30

Vận hành máy nén khí

40

4

35

1

 

Tổng cộng

400

49

341

10

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 90 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

- Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường xây dựng,...

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

Từ 5h ÷ 6h và từ 17h ÷ 18h hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

Từ 19h ÷ 21h (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thử bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Sơ cấp nghề lên Trung cấp nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ Sơ cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo Trung cấp nghề;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

 

Phụ lục 6B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Vận hành máy thi công mặt đường

Mã nghề: 50510249

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về: Vẽ kỹ thuật, Dung sai, Cơ kỹ thuật, Điện kỹ thuật, Nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn, Công nghệ khí nén - thủy lực,...

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Phân tích được các phương pháp thi công của máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Nêu được các biện pháp bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn và các biện pháp an toàn khi vận hành, bảo dưỡng máy thi công mặt đường;

+ Trình bày được quy trình chuẩn bị, bảo dưỡng, vận hành máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Phân tích được những nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Phân tích được các biện pháp xử lý tình huống khi vận hành máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Phân tích được các phương án tổ chức thi công, tổng hợp được các khối lượng, tiến độ thi công, bố trí máy trong quá trình thi công và công tác bàn giao nghiệm thu.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ thi công;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn, vệ sinh môi trường và xử lý sơ cứu người khi xảy ra tai nạn;

+ Làm được các công việc chuẩn bị cho máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan, trước khi thi công;

+ Làm thành thạo các công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường trên các máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan đúng quy trình;

+ Vận hành thành thạo máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và một số máy liên quan, đúng quy trình;

+ Xử lý được các tình huống khi vận hành máy san, máy lu, máy rải thi công mặt đường và các máy liên quan;

+ Lựa chọn được phương án thi công và các thiết bị thi công, tổ chức và điều hành được hoạt động của tổ, nhóm;

+ Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống trong thực tế.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao;

+ Có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng nghề, nghề Vận hành máy thi công mặt đường, sinh viên sẽ:

+ Làm việc tại các công trường thi công xây dựng, thi công mặt đường bộ và tham gia tạo nguồn xuất khẩu lao động;

+ Tự tạo việc làm cho mình, học liên thông lên các bậc học cao hơn;

+ Có thể làm tổ trưởng tại các công trường thi công xây dựng, thi công mặt đường bộ;

+ Có khả năng làm giáo viên trong các Trung tâm dạy nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3280 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2830 giờ

+ Thời gian học bắt buộc 2230 giờ; Thời gian học tự chọn: 600 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 696 giờ; Thời gian học thực hành: 2134 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2.

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2230

533

1631

66

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

350

221

109

20

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

46

10

4

MH 08

Dung sai

30

20

8

2

MH 09

Cơ kỹ thuật

45

35

7

3

MH 10

Điện kỹ thuật

45

35

7

3

MH 11

Nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn

30

25

3

2

MH 12

Công nghệ khí nén - thủy lực

30

25

3

2

MH 13

Kỹ thuật thi công mặt đường

30

25

3

2

MĐ 14

Nguội cơ bản

40

5

34

1

MĐ 15

Hàn cơ bản

40

5

34

1

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1880

312

1522

46

MĐ 16

Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường

40

10

29

1

MĐ 17

Bảo dưỡng kỹ thuật động cơ đốt trong trên máy thi công mặt đường

120

45

71

4

MĐ 18

Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy san

80

30

47

3

MĐ 19

Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy lu

80

30

47

3

MĐ 20

Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường

80

30

47

3

MĐ 21

Bảo dưỡng kỹ thuật các máy thi công mặt đường liên quan

80

30

47

3

MĐ 22

Bảo dưỡng trang bị điện trên máy thi công mặt đường

80

30

47

3

MĐ 23

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy thi công mặt đường

80

15

63

2

MĐ 24

Vận hành máy san thi công mặt đường

280

25

248

7

MĐ 25

Vận hành máy lu thi công mặt đường

160

12

144

4

MĐ 26

Vận hành máy rải thi công mặt đường

280

25

248

7

MĐ 27

Vận hành một số máy thi công mặt đường liên quan

120

15

102

3

MĐ 28

Xử lý tình huống khi thi công

80

10

68

2

MĐ29

Thực tập nghề nghiệp

320

5

314

1

 

Cộng:

2680

753

1831

96

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Vận hành máy xúc

120

20

97

3

MĐ 31

Vận hành máy xúc lật

120

20

97

3

MĐ 32

Vận hành máy ủi

120

20

97

3

MĐ 33

Vận hành cần trục

110

20

87

3

MĐ 34

Vận hành máy nén khí

40

5

34

1

MĐ 35

Vận hành trạm trộn nhựa

120

20

97

3

MĐ 36

Vận hành trạm trộn bê tông

120

20

97

3

MH 37

Nhiệt kỹ thuật

45

40

3

2

MĐ 38

Kỹ thuật điện tử cơ bản

45

38

5

2

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 7 trong số 9 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Vận hành máy xúc

120

20

97

3

MĐ 31

Vận hành máy xúc lật

120

20

97

3

MĐ 32

Vận hành máy ủi

120

20

97

3

MĐ 33

Vận hành cần trục

110

20

87

3

MĐ 34

Vận hành máy nén khí

40

5

34

1

MH 37

Nhiệt kỹ thuật

45

40

3

2

MH 38

Kỹ thuật điện tử cơ bản

45

38

5

2

 

Cộng

600

163

420

17

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường thi công xây dựng;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

Từ 5h ÷ 6h và từ 17h ÷ 18h hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

Từ 19h ÷ 21h (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ Trung cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo Cao đẳng nghề;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

 

PHỤ LỤC 7

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG NỀN”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 7A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Vận hành máy thi công nền

Mã nghề: 40510248

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 29

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có những kiến thức cơ bản về: Điện kỹ thuật, Cơ ứng dụng, Vẽ kỹ thuật, Vật liệu học, Nguội cơ bản,... cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Vận hành máy thi công nền;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;

+ Trình bày được các phương pháp thi công của máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;

+ Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng máy thi công nền;

+ Phân tích được quy trình chuẩn bị thi công cho máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;

+ Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại máy thi công nền;

+ Trình bày được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;

+ Trình bày được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;

+ Trình bày được các phương án tổ chức và quản lý khi thi công nền.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ thi công;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi thi công nền và xử lý được các tình huống khi xảy ra tai nạn;

+ Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan trước khi thi công;

+ Sử dụng được các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên các máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Vận hành được máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Lựa chọn được phương án thi công và các thiết bị thi công;

+ Tổ chức, điều hành tổ, nhóm thi công nền và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp;

+ Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc thi công nền;

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kỹ năng vận hành và bảo dưỡng;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường;

+ Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

+ Có kỹ năng giao tiếp tốt với lãnh đạo, với đồng nghiệp và với khách hàng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Vận hành máy thi công nền, học sinh sẽ:

+ Làm chủ các máy thi công;

+ Có thể làm tổ trưởng hoặc đốc công tại các công trường thi công xây dựng;...

+ Tham gia tạo nguồn xuất khẩu lao động;

+ Tự tạo việc làm cho mình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 1,5 năm

+ Thời gian học tập: 68 tuần

+ Thời gian thực học tối thiểu: 2200 giờ

+ Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1990 giờ

+ Thời gian học bắt buộc 1562 giờ; Thời gian học tự chọn: 428 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 536 giờ; Thời gian học thực hành: 1454 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1650

492

1046

112

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

410

258

126

26

MH 07

Điện kỹ thuật

45

32

10

3

MH 08

Cơ ứng dụng

60

39

17

4

MH 09

Vẽ kỹ thuật

60

40

16

4

MH 10

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

39

3

3

MH 11

Vật liệu học

60

52

4

4

MH 12

An toàn lao động và vệ sinh môi trường

30

21

7

2

MĐ 13

Nguội cơ bản

80

17

59

4

MH 14

Kỹ năng giao tiếp

30

18

10

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1240

234

920

86

MĐ 15

Bảo dưỡng động cơ đốt trong

80

24

49

7

MĐ 16

Bảo dưỡng hệ thống điện

56

12

40

4

MĐ 17

Bảo dưỡng hệ thống thủy lực

60

18

37

5

MĐ 18

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy xúc

72

18

49

5

MĐ 19

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi

56

12

40

4

MĐ 20

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy lu

56

12

40

4

MH 21

Kỹ thuật thi công

60

53

2

5

MĐ 22

Vận hành máy xúc

280

35

227

18

MĐ 23

Vận hành máy ủi

200

25

158

17

MĐ24

Vận hành máy lu

160

21

128

11

MĐ 25

Thực tập sản xuất

160

4

150

6

 

Tổng cộng

1860

598

1133

129

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Bảo dưỡng và vận hành máy bơm cát

80

23

53

4

MĐ 27

Bảo dưỡng và vận hành máy trộn bê tông

80

23

53

4

MĐ 28

Bảo dưỡng và vận hành máy đóng bấc thấm

88

21

63

4

MĐ 29

Bảo dưỡng và vận hành máy đục đá

72

16

53

3

MĐ 30

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy thi công nền

180

52

120

8

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 85%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà Trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 4 trong số 5 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng để cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Bảo dưỡng và vận hành máy bơm cát

80

23

53

4

MĐ 27

Bảo dưỡng và vận hành máy trộn bê tông

80

23

53

4

MĐ 28

Bảo dưỡng và vận hành máy đóng bấc thấm

88

21

63

4

MĐ 30

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy thi công nền

180

52

120

8

 

Tổng cộng:

428

119

289

20

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

 

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường thi công xây dựng, ...

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường sẽ sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý;

- Có thể sử dụng một số mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề;

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học, mô đun tự chọn trong chương trình trung cấp nghề chưa giảng dạy.

 

Phụ lục 7B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Vận hành máy thi công nền

Mã nghề: 50510248

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có những kiến thức cơ bản về: Điện kỹ thuật, Cơ ứng dụng, Vẽ kỹ thuật, Vật liệu học, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, Nguội cơ bản, Kỹ thuật điện tử cơ bản, Nhiệt kỹ thuật, Autocad,... cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề vận hành máy thi công nền.

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan;

+ Phân tích được các phương pháp thi công của máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan;

+ Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng máy thi công nền;

+ Phân tích được quy trình chuẩn bị thi công cho máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan;

+ Giải thích và lựa chọn được quy trình vận hành và bảo dưỡng máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan;

+ Phân tích được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan;

+ Phân tích được các biện pháp xử lý tình huống khi thi công máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan;

+ Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan;

+ Trình bày được các phương án tổ chức và quản lý khi thi công nền;

+ Có khả năng giao tiếp trong công việc.

- Kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ thi công;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi thi công nền và xử lý sơ cứu người khi xảy ra các tình huống khi xảy ra tai nạn;

+ Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan trước khi thi công;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên các máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Vận hành thành thạo máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Xử lý được các tình huống khi vận hành máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san và các máy liên quan;

+ Lựa chọn được phương án thi công và các thiết bị thi công;

+ Tổ chức, điều hành tổ, nhóm thi công nền và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp.

+ Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc thi công nền;

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kỹ năng vận hành và bảo dưỡng.

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.

+ Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được kiến phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các công ty lắp đặt điện dân dụng, cơ sở sửa chữa thiết bị điện gia dụng;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng nghề, nghề Vận hành máy thi công nền, sinh viên có khả năng:

+ Chỉ huy một nhóm công nhân nghề Vận hành máy thi công nền làm việc;

+ Làm chủ các máy thi công;

+ Có thể làm tổ trưởng hoặc đốc công tại các công trường thi công xây dựng.

+ Có khả năng làm giáo viên trong các Trung tâm dạy nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3250 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2800 giờ

+ Thời gian học bắt buộc 2268 giờ; Thời gian học tự chọn: 532 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 795 giờ; Thời gian học thực hành: 2005 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2268

650

1465

153

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

585

357

189

39

MH 07

Điện kỹ thuật

45

32

10

3

MH 08

Cơ ứng dụng

60

39

17

4

MH 09

Vẽ kỹ thuật

60

40

16

4

MH 10

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

39

3

3

MH 11

Vật liệu học

60

52

4

4

MH 12

An toàn lao động và vệ sinh môi trường

30

21

7

2

MĐ 13

Nguội cơ bản

80

17

59

4

MH 14

Kỹ năng giao tiếp

30

18

10

2

MH 15

Kỹ thuật điện tử cơ bản

30

12

16

2

MĐ 16

Thực hành mạch điện cơ bản

40

7

29

4

MH 17

Nhiệt kỹ thuật

45

42

0

3

MĐ 18

AUTOCAD

30

10

18

2

MH 19

Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất

30

28

0

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1683

293

1276

114

MĐ 20

Bảo dưỡng động cơ đốt trong

80

24

49

7

MĐ 21

Bảo dưỡng hệ thống điện

56

12

40

4

MĐ 22

Bảo dưỡng hệ thống thủy lực

72

19

47

6

MĐ 23

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy xúc

72

18

49

5

MĐ 24

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi

56

12

40

4

MĐ 25

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy lu

56

12

40

4

MĐ 26

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy san

56

12

40

4

MH 27

Kỹ thuật thi công

75

66

2

7

MĐ 28

Vận hành máy xúc

280

35

227

18

MĐ 29

Vận hành máy ủi

200

25

158

17

MĐ 30

Vận hành máy lu

160

21

128

11

MĐ 31

Vận hành máy san

200

27

156

17

MĐ 32

Thực tập sản xuất

320

10

300

10

 

Tổng cộng:

2718

870

1665

183

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Bảo dưỡng và vận hành máy đóng cọc cát

120

30

82

8

MĐ 34

Bảo dưỡng và vận hành máy bơm cát

80

23

53

4

MĐ 35

Bảo dưỡng và vận hành máy trộn bê tông

80

23

53

4

MĐ 36

Bảo dưỡng và vận hành máy đóng bấc thấm

88

21

63

4

MĐ 37

Bảo dưỡng và vận hành máy đục đá

72

16

53

3

MĐ 38

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy thi công nền

180

52

120

8

MĐ 39

Xử lý tình huống khi thi công

80

24

52

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 5 trong số 7 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng để cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Bảo dưỡng và vận hành máy đóng cọc cát

120

30

82

8

MĐ 34

Bảo dưỡng và vận hành máy bơm cát

80

23

53

4

MĐ 37

Bảo dưỡng và vận hành máy đục đá

72

16

53

3

MĐ 38

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy thi công nền

180

52

120

8

MĐ 39

Xử lý tình huống khi thi công

80

24

52

4

 

Tổng cộng

532

145

360

27

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

Lý thuyết nghề

 

Viết

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/ sinh viên)

 

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành Bài thi tích hợp giữa lý thuyết và thực hành

Không quá 90 phút

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường thi công xây dựng,...

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường sẽ sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý;

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề;

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề trường cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun có mã số: MH 15, MH 16, MH 17, MH 18, NH 19, MĐ 26, MĐ 31, MĐ 33, MĐ 39.

 

PHỤ LỤC 8

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CÔNG NGHỆ SINH HỌC”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 8A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Công nghệ sinh học

Mã nghề: 40420201

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức các môn khoa học cơ bản như: toán học, vật lý, sinh học, đặc biệt là hai môn tin học và ngoại ngữ nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tài liệu tham khảo;

+ Trình bày được những định nghĩa, cấu trúc, chức năng và thành phần cấu tạo của tế bào thực vật;

+ Giải thích được nguyên lý của các quá trình sinh học;

+ Hiểu được lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề công nghệ sinh học;

+ Hiểu được cơ sở khoa học của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và kỹ thuật nhân nhanh in vitro giống cây trồng;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tài nguyên đất, nước, khí hậu... đáp ứng cho việc trồng cây nông - lâm nghiệp;

+ Đánh giá được những thành tựu về công nghệ sinh học trên thế giới và ở Việt Nam;

+ Xác định được vai trò, ý nghĩa của ngành công nghệ sinh học trong nền nông nghiệp hiện đại.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng tốt các trang thiết bị, dụng cụ máy móc trong phòng thí nghiệm công nghệ sinh học;

+ Thực hành tốt các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật;

+ Thành thạo những thao tác cơ bản của kỹ thuật nhân nhanh cây in vitro (Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, môi trường nuôi cấy, mẫu cấy và ra cây);

+ Biết cách lựa chọn mẫu nuôi cấy mô... sao cho hệ số nhân là cao nhất;

+ Có khả năng tham khảo và nghiên cứu tài liệu liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học;

+ Bố trí và thiết kế thí nghiệm khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học;

+ Thu thập và phân tích, xử lý số liệu khoa học bằng những phần mềm chuyên dụng;

+ Thực hiện quy trình trồng cây nông nghiệp, cây hoa và cây lâm nghiệp;

+ Thực hiện quy trình: Làm đất, trồng cây, chăm sóc, phát hiện, phòng và trừ sâu bệnh hại đúng kỹ thuật;

+ Sử dụng và bảo trì được các dụng cụ, tra thiết bị, máy móc phòng thí nghiệm công nghệ sinh học.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề Công nghệ sinh học sẽ:

+ Làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu thuộc ngành Công nghệ sinh học;

+ Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trang trại nông, lâm nghiệp;

+ Làm việc cho các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2490 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2280 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1544 giờ; Thời gian học tự chọn: 736 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 639 giờ; Thời gian học thực hành: 1641 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm nhằm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1544

461

985

98

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

270

170

82

18

MH 07

Phân loại thực vật

45

30

12

3

MH 08

Sinh học tế bào

45

30

12

3

MH 09

Sinh lý thực vật

45

25

17

3

MH 10

Di truyền thực vật

45

25

17

3

MH 11

Hóa sinh thực vật

45

25

17

3

MH 12

Cơ sở của nuôi cấy mô tế bào thực vật

45

35

7

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1274

291

903

80

MĐ 13

Công tác phòng thí nghiệm

40

15

21

4

MĐ 14

Nhà kính, nhà lưới

40

12

25

3

MĐ 15

Vườn ươm

42

15

23

4

MĐ 16

Trồng rừng

56

15

37

4

MĐ 17

Nhân giống cây lâm nghiệp (Keo, Bạch đàn)

96

24

66

6

MĐ 18

Nhân giống giống hoa lan (Hồ điệp, Đai châu)

120

24

90

6

MĐ 19

Nhân giống cây chuối

88

16

68

4

MĐ 20

Nhân giống hoa đồng tiền

80

16

60

4

MĐ 21

Nhân giống cây dược liệu (Ba kích, Lô hội...)

96

16

76

4

MĐ 22

Nhân giống cây lấy củ (Khoai tây, khoai sọ, khoai lang)

160

24

130

6

MĐ 23

Nông nghiệp hữu cơ

56

12

41

3

MĐ 24

Phân vi sinh

40

15

22

3

MĐ 25

An toàn lao động và vệ sinh nông nghiệp

40

12

25

3

MĐ 26

Sinh thái nông nghiệp

40

15

23

2

MĐ 27

Quản trị sản xuất trong nông nghiệp

40

21

14

5

MĐ 28

Khảo sát thị trường cây giống

40

12

24

4

MĐ 29

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

40

12

25

3

MĐ 31

Thực tập sản xuất

160

15

133

12

 

Tổng cộng

1754

567

1072

115

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẮP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 32

Hệ thống nông nghiệp

56

30

22

4

MĐ 33

Quản lý dịch hại tổng hợp

40

21

15

4

MĐ 34

Sinh thái môi trường

56

15

38

3

MĐ 35

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

48

15

30

3

MĐ 36

Côn trùng nông nghiệp

56

15

38

3

MĐ 37

Bệnh cây nông nghiệp

56

15

38

3

MĐ 38

Chọn tạo giống cây trồng

72

30

37

5

MĐ 39

Cây lương thực

64

25

35

4

MĐ 40

Cây công nghiệp dài ngày

64

25

35

4

MĐ 41

Trồng rau thủy canh

64

25

35

4

MĐ 42

Trồng rau địa canh

64

25

35

4

MĐ 43

Nhân giống cây hoa cúc

64

12

48

4

MĐ 44

Nhân giống cây hoa ly

80

20

54

6

MĐ 45

Nuôi trồng nấm rơm

72

20

46

6

MĐ 46

Nuôi trồng nấm sò

80

12

64

4

MĐ 47

Nuôi trồng nấm linh chi

64

12

48

4

MĐ 48

Nuôi trồng nấm mộc nhĩ

64

12

48

4

MĐ 49

Nuôi trồng nấm kim châm

64

12

48

4

MĐ 50

Nhân giống cây hoa tulip

64

12

48

4

MĐ 51

Nhân giống lan Hoàng Hậu

56

12

40

4

MĐ 52

Nhân giống sâm Ngọc Linh

48

12

32

4

MĐ 55

Sinh thái nông nghiệp

48

12

32

4

MĐ 56

Ngoại khóa chuyên môn

56

12

40

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 85%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà Trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình.

- Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Quản lý dịch hại tổng hợp

40

21

15

4

MĐ 35

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

48

15

30

3

MĐ 36

Côn trùng nông nghiệp

56

15

38

3

MĐ 37

Bệnh cây nông nghiệp

56

15

38

3

MĐ 44

Nhân giống cây hoa ly

80

20

54

6

MĐ 45

Nuôi trồng nấm rơm

72

20

46

6

MĐ 46

Nuôi trồng nấm sò

80

12

64

4

MĐ 47

Nuôi trồng nấm linh chi

64

12

48

4

MĐ 48

Nuôi trồng nấm mộc nhĩ

64

12

48

4

MĐ 49

Nuôi trồng nấm kim châm

64

12

48

4

MĐ 43

Nhân giống cây hoa cúc

64

12

48

4

MĐ 55

Sinh thái nông nghiệp

48

12

32

4

 

Tổng cộng

736

178

509

49

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút và 20 phút trả lời/ học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút và 20 phút trả lời/học sinh)

 

- Thực hành nghề

Bài tập kỹ năng tổng hợp nghề

Không quá 8 giờ

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp. Ngoài ra học sinh có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt tham quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức;

- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa tham khảo bảng sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ

Các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động tại thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Học sinh tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, thực hành thực nghiệm của một số Trường Đại học (Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, ĐH Nông nghiệp Hà Nội), Viện nghiên cứu và Trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ sinh học và một số cơ sở kinh doanh sản xuất điển hình

Triển khai kể từ năm học thứ 2 cho học sinh đi thăm quan, học tập và tìm hiểu để mở rộng kiến thức

Kỳ 1 năm thứ 2 thăm cơ sở nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Kỳ 2 năm thứ 2 thăm cơ sở nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Kỳ 1 năm thứ 3 tới thăm Viện di truyền Nông nghiệp

5

Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí

Tổ chức 1 lần vào năm học thứ 2

6

Tự tổ chức các cuộc thi liên quan đến chuyên môn

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi, quản lý.

 

Phụ lục 8B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Công nghệ sinh học

Mã nghề: 50420201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 45

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức các môn khoa học cơ bản như: toán học, vật lý, sinh học, đặc biệt là hai môn tin học và ngoại ngữ nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tài liệu tham khảo;

+ Trình bày được những định nghĩa, cấu trúc, chức năng và thành phần cấu tạo của tế bào thực vật;

+ Hiểu được nguyên lý của các quá trình sinh học;

+ Hiểu được lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề công nghệ sinh học;

+ Trình bày được cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực vật và kỹ thuật nhân nhanh in vitro giống cây trồng;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tài nguyên đất, nước, khí hậu... đáp ứng cho việc trồng cây nông - lâm nghiệp;

+ Bố trí và thiết kế thí nghiệm khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học;

+ Thu thập và phân tích, xử lý số liệu khoa học bằng những phàn mềm chuyên dụng;

+ Sản xuất được giống cây trồng, giống hoa, cây lâm nghiệp;

+ Thực hiện quy trình: Làm đất, trồng cây, chăm sóc, phát hiện, phòng và trừ sâu bệnh hại đúng kỹ thuật.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng tốt các trang thiết bị, dụng cụ máy móc trong phòng thí nghiệm công nghệ sinh học;

+ Thực hành tốt các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật;

+ Thành thạo những thao tác cơ bản của kỹ thuật nhân nhanh cây in vitro (Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, môi trường nuôi cấy, mẫu cấy và ra cây);

+ Biết cách lựa chọn mẫu nuôi cấy mô....sao cho hệ số nhân là cao nhất;

+ Vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết trong thực nghiệm;

+ Có khả năng tham khảo và nghiên cứu tài liệu liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học;

+ Bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc phòng thí nghiệm công nghệ sinh học.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe tốt để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm:

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề công nghệ sinh học sẽ:

+ Làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu thuộc ngành Công nghệ sinh học;

+ Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trang trại nông, lâm nghiệp;

+ Làm việc tại các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3754 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3304 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2384 giờ; Thời gian học tự chọn: 920 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 726 giờ; Thời gian học thực hành: 2578 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2384

514

1733

127

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

326

206

99

21

MH 07

Phân loại thực vật

45

30

12

3

MH 08

Sinh học tế bào

45

30

12

3

MH 09

Sinh lý thực vật

56

36

17

3

MH 10

Di truyền thực vật

45

25

17

3

MH 11

Hóa sinh thực vật

45

25

17

3

MH 12

Cơ sở của nuôi cấy mô tế bào thực vật

45

35

7

3

MH 13

Bệnh cây đại cương

45

25

17

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2058

308

1634

106

MĐ 14

Công tác phòng thí nghiệm

88

15

69

4

MĐ 15

Nhà kính, nhà lưới

48

12

33

3

MĐ 16

Vườn ươm

64

15

45

4

MĐ 17

Trồng rừng

120

15

101

4

MĐ 18

Nhân giống cây lâm nghiệp (Cây Keo, Bạch đàn...)

160

24

130

6

MĐ 19

Nhân giống hoa lan (Lan Hồ điệp, Lan Đai châu...)

192

24

162

6

MĐ 20

Nhân giống cây chuối

128

16

106

6

MĐ 21

Nhân giống hoa đồng tiền

128

16

106

6

MĐ 22

Nhân giống cây dược liệu (Ba kích, Lô hội...)

120

16

98

6

MĐ 23

Nhân giống cây lấy củ (Cây khoai tây, khoai sọ, khoai lang...)

160

24

130

6

MĐ 24

Nông nghiệp hữu cơ

64

12

49

3

MĐ 25

Phân vi sinh

48

15

29

4

MĐ 26

An toàn lao động và vệ sinh Nông nghiệp

48

12

33

3

MĐ 27

Sinh thái nông nghiệp

56

16

37

3

MĐ 28

Quản trị sản xuất trong nông nghiệp

64

20

41

3

MĐ 29

Khảo sát thị trường cây giống

56

12

40

4

MĐ 30

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

56

12

41

3

MĐ 31

Nhân giống cây cam quýt

88

20

62

6

MĐ 32

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

56

12

40

4

MĐ 33

Thực tập sản xuất

392

15

351

26

 

Tổng cộng

2824

734

1933

157

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẮNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 34

Hệ thống nông nghiệp

50

30

16

4

MĐ 35

Quản lý dịch hại tổng hợp

64

25

35

4

MĐ 36

Sinh thái môi trường

56

15

38

3

MĐ 37

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

56

15

38

3

MĐ 38

Côn trùng nông nghiệp

64

25

35

4

MĐ 39

Bệnh cây nông nghiệp

64

25

35

4

MĐ 40

Chọn tạo giống cây trồng

72

30

37

5

MĐ 41

Cây lương thực

64

25

35

4

MĐ 42

Cây công nghiệp dài ngày

64

25

35

4

MĐ 43

Trồng rau thủy canh

64

25

35

4

MĐ 44

Trồng rau địa canh

64

25

35

4

MĐ 45

Nhân giống cây hoa cúc

64

25

35

4

MĐ 46

Nhân giống cây hoa ly

104

20

78

6

MĐ 47

Nuôi trồng nấm rơm

96

20

70

6

MĐ 48

Nuôi trồng nấm sò

96

12

80

4

MĐ 49

Nuôi trồng nấm linh chi

96

12

80

4

MĐ 50

Nuôi trồng nấm mộc nhĩ

96

20

70

6

MĐ 51

Nuôi trồng nấm kim châm

96

20

70

6

MĐ 52

Nhân giống cây hoa tulip

56

12

40

4

MĐ 53

Nhân giống lan Hoàng Hậu

56

12

40

4

MĐ 54

Nhân giống sâm Ngọc Linh

64

12

48

4

MĐ 55

Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VIETGAP

56

12

40

4

MĐ 56

Ngoại khóa chuyên môn

56

12

40

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 34

Hệ thống nông nghiệp

50

30

16

4

MĐ 35

Quản lý dịch hại tổng hợp

48

15

30

3

MĐ 37

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

64

25

35

4

MĐ 38

Côn trùng nông nghiệp

64

25

35

4

MĐ 39

Bệnh cây nông nghiệp

64

25

35

4

MĐ 46

Nhân giống cây hoa ly

104

20

78

6

MĐ 47

Nuôi trồng nấm rơm

96

20

70

6

MĐ 48

Nuôi trồng nấm sò

96

12

80

4

MĐ 49

Nuôi trồng nấm linh chi

96

12

80

4

MĐ 50

Nuôi trồng nấm mộc nhĩ

96

20

70

6

MĐ 51

Nuôi trồng nấm kim châm

96

20

70

6

MĐ 56

Ngoại khóa chuyên môn

56

12

40

4

 

Tổng cộng

920

212

671

47

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút và 20 phút trả lời/sinh viên)

Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp nghề

Không quá 8 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp. Ngoài ra sinh viên có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt tham quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức;

- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động tại thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Sinh viên tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, thực hành thực nghiệm của một số Trường Đại học (Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, ĐH Nông nghiệp Hà Nội), Viện nghiên cứu và Trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ sinh học, và một số cơ sở kinh doanh sản xuất điển hình

- Triển khai kể từ năm học thứ 2 cho sinh viên đi thăm quan, học tập và tìm hiểu để mở rộng kiến thức

- Kỳ 1 năm thứ 2 thăm cơ sở nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

- Kỳ 2 năm thứ 2 thăm cơ sở nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

- Kỳ 1 năm thứ 3 tới thăm Viện di truyền Nông nghiệp

5

Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí

Tổ chức 1 lần vào năm học thứ 2

6

Tự tổ chức các cuộc thi liên quan đến chuyên môn

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi, quản lý.

 

PHỤ LỤC 9

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ "QUẢN TRỊ KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ GAS"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 9A

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

Mã nghề: 40340112

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, đào tạo nghề của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

+ Nắm được các kiến thức chuyên môn cơ bản về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, những nhân tố chi phối đến các hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Nắm được một số kiến thức cơ bản về hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu và gas;

+ Hiểu được cấu trúc, thành phần hóa học cùng các tính chất lý, hóa, nhiệt cơ bản của xăng dầu và ga;

+ Trình bày được các quy trình bảo quản từng loại xăng dầu và gas trong quá trình tồn chứa, vận chuyển, giao nhận tại các kho, cửa hàng, đại lý kinh doanh;

+ Hiểu được quy trình vận hành, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống công nghệ tại các kho, cửa hàng xăng dầu, gas như: Máy bơm, cột bơm, van, ống, bể, xitec, bình gas, chai gas;

+ Nắm chắc các kiến thức về vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy.

- Kỹ năng:

+ Tham gia nghiên cứu thị trường doanh nghiệp, biết cách lập được kế hoạch lao động, phân công lao động tại các bộ phận kinh doanh và tổ chức lao động tác nghiệp phù hợp với thực tế;

+ Thực hiện được các nghiệp vụ theo quy trình bán hàng văn minh; các nghiệp vụ theo quy trình giao nhận xăng dầu; biết cách đo tính xác định được khối lượng giao nhận và mức độ hao hụt xăng dầu, gas trong quá trình tồn chứa, giao nhận, vận chuyển;

+ Thực hiện được các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh xăng dầu và gas, đảm bảo an toàn tài sản, hàng, tiền cho doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý kinh doanh;

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vốn hàng, tiền được giao;

+ Có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào công việc; tác phong công nghiệp cao; có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

+ Có kỹ năng quản trị các nghiệp vụ kinh doanh tại nơi làm việc. Có khả năng tham gia truyền nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên mới.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết những kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và pháp luật của Nhà nước;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành xăng dầu, khí Việt Nam;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam và công nhân ngành xăng dầu, khí;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức kỷ luật tự giác, tác phong công nghiệp cao, phong cách làm việc phù hợp nền kinh tế hội nhập, có lối sống lành mạnh vừa hiện đại vừa phù hợp truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn có ý thức cầu thị, tự giác rèn luyện nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để làm việc theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh trình độ trung cấp nghề;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Tốt nghiệp Trung cấp nghề "Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas" người lao động có có đủ điều kiện để làm việc trong các doanh nghiệp, kho, cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu và gas tại các vị trí công tác:

- Quản lý kho, cửa hàng, đại lý xăng dầu, gas như phó kho, cửa hàng quy mô nhỏ, trưởng, phó đại lý kinh doanh, ca, tổ;

- Nhân viên làm việc tại phòng kinh doanh, phòng hàng hóa, phòng hóa nghiệm, phòng kho vận;

- Nhân viên làm việc tại các tổ, đội trong kho xăng dầu và gas;

- Nhân viên bán lẻ xăng dầu, nhân viên kinh doanh gas;

- Đủ điều kiện tiếp tục học liên thông lên trình độ Cao đẳng nghề chuyên ngành Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 1980 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1770 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1230 giờ; Thời gian học tự chọn: 540 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 500 giờ; Thời gian học thực hành: 1270 giờ

2.3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

108

85

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

15

13

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1240

434

721

85

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

280

170

92

18

MH 07

Kinh tế vi mô

45

30

12

3

MH 08

Quản trị học

60

35

22

3

MH 09

Marketing căn bản

45

30

12

3

MH 10

Tâm lý khách hàng

45

30

12

3

MH 11

Nguyên lý kế toán

45

30

12

3

MĐ 12

Nghiệp vụ hành chính văn phòng

40

15

22

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

960

264

629

67

MH 13

Thương phẩm xăng dầu và gas

90

45

41

4

MĐ 14

Giao nhận, đo tính xăng dầu và gas

80

30

46

4

MĐ 15

Bảo quản xăng dầu và gas

60

20

38

2

MĐ 16

Kỹ thuật chiết nạp gas

40

10

29

1

MĐ 17

Nghiệp vụ bán hàng xăng dầu và gas

90

30

57

3

MĐ 18

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

40

14

24

2

MĐ 19

Phòng cháy, chữa cháy xăng dầu và gas

40

15

24

1

MĐ 20

Quản trị Marketing

40

15

24

1

MĐ 21

Kế toán doanh nghiệp

60

20

38

2

MĐ 22

Quản trị nhân lực

60

20

38

2

MĐ 23

Quản trị chất lượng xăng dầu và gas

60

20

38

2

MĐ 24

Vận hành, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống công nghệ kho và cửa hàng xăng dầu

60

15

43

2

MĐ 25

Lắp đặt hệ thống cấp LPG dân dụng và công nghiệp

40

10

29

1

MĐ 26

Thực tập tốt nghiệp

200

0

160

40

 

Cộng

1450

542

806

102

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Kinh tế vĩ mô

45

30

12

3

MH 28

Pháp luật kinh tế

45

30

12

3

MH 29

Nguyên lý thống kê

45

30

12

3

MH 30

Lý thuyết tài chính

45

30

12

3

MĐ 31

Thực tập nhận thức ngành nghề

160

0

140

20

MĐ 32

Tin học ứng dụng trong kinh doanh xăng dầu và gas

60

15

43

2

MĐ 33

Kỹ thuật phòng thí nghiệm

90

22

65

3

MĐ 34

Kỹ thuật chống ăn mòn thiết bị công trình xăng dầu

45

15

28

2

MH 35

Thương mại điện tử

50

30

18

2

MĐ 36

Định mức kinh tế kỹ thuật

60

20

37

3

MH 37

Quản trị lao động - tiền lương

60

30

26

4

MH 38

Lý thuyết tiền tệ - tín dụng

60

30

26

4

MĐ 39

Quản trị tài chính doanh nghiệp

60

20

36

4

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 85%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà Trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình.

Ví dụ: có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Kinh tế vĩ mô

45

30

12

3

MH 30

Lý thuyết tài chính

45

30

12

3

MĐ 31

Thực tập nhận thức ngành nghề

160

-

140

20

MĐ 32

Tin học ứng dụng trong kinh doanh xăng dầu và gas

60

15

43

2

MĐ 36

Định mức kinh tế kỹ thuật

60

20

37

3

MH 37

Quản trị lao động - tiền lương

60

30

26

4

MH 38

Lý thuyết tiền tệ - tín dụng

60

30

26

4

MĐ 39

Quản trị tài chính doanh nghiệp

60

20

36

4

 

Cộng

540

175

132

43

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, vấn đáp 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết, trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, vấn đáp 20 phút cho một thí sinh)

 

Thực hành nghề;

Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành).

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (Được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp;

Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

6

Giáo dục định hướng nghề “Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas”

Trước, trong và sau đào tạo nghề

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

Phụ lục 9B

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

Mã nghề: 50340112

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 47

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, đào tạo nghề của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

+ Nắm vững các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, những nhân tố chi phối đến các hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu và gas;

+ Hiểu rõ cấu trúc, thành phần hóa học cùng các tính chất lý, hóa, nhiệt cơ bản của xăng dầu và gas;

+ Nắm vững quy trình bảo quản từng loại xăng dầu và gas trong quá trình tồn chứa, vận chuyển, giao nhận tại các kho, cửa hàng, đại lý kinh doanh;

+ Nắm vững quy trình vận hành, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống công nghệ tại các kho, cửa hàng xăng dầu, gas như: Máy bơm, cột bơm, van, ống, bể, xitec, bình gas, chai gas;

+ Nắm vững các kiến thức về vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy.

- Kỹ năng:

+ Tham gia nghiên cứu thị trường doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án kinh doanh; đề xuất các biện pháp khai thác sử dụng có hiệu quả phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu và gas;

+ Tổ chức thu thập, xử lý tốt các nguồn thông tin kinh tế phục vụ quản lý kinh doanh xăng dầu và gas; lập được kế hoạch nhân sự trung hạn, tham mưu bố trí nhân sự tại các bộ phận sản xuất kinh doanh và tổ chức lao động tác nghiệp phù hợp với thực tế;

+ Thực hiện được các nghiệp vụ theo quy trình bán hàng văn minh tại các cửa hàng xăng dầu và gas; các nghiệp vụ theo quy trình giao nhận xăng dầu tại kho và trên các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống; đo tính xác định được khối lượng giao nhận và mức độ hao hụt xăng dầu, gas trong quá trình tồn chứa, giao nhận, vận chuyển;

+ Đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh xăng dầu và gas, đảm bảo an toàn tài sản, hàng, tiền cho doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý kinh doanh;

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vốn hàng, tiền được giao; tham mưu hoạch định kế hoạch tài chính trung hạn, ngắn hạn cho đơn vị, bộ phận cùng các phương án phân phối kết quả, lợi nhuận kinh doanh hợp lý;

+ Có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào công việc; tác phong công nghiệp cao; có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

+ Có kỹ năng quản trị các nghiệp vụ kinh doanh tại nơi làm việc. Có khả năng tham gia đào tạo, truyền nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên mới.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết những kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và Pháp luật của Nhà nước;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành xăng dầu, khí Việt Nam;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân ngành xăng dầu, khí nói riêng;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức kỷ luật tự giác, tác phong công nghiệp cao, phong cách làm việc phù hợp nền kinh tế hội nhập, có lối sống lành mạnh vừa hiện đại vừa phù hợp truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn có ý thức cầu thị, tự giác rèn luyện nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để làm việc theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Tốt nghiệp Cao đẳng nghề "Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas" người lao động có có đủ điều kiện để làm việc trong các doanh nghiệp, kho, cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu và gas tại các vị trí công tác:

- Quản lý kho, cửa hàng, đại lý xăng dầu, gas như trưởng, phó kho, cửa hàng, đại lý; trưởng, phó ca, tổ;

- Nhân viên làm việc tại phòng kinh doanh, phòng hàng hóa, phòng hóa nghiệm, phòng kho vận;

- Nhân viên làm việc tại các tổ, đội trong kho xăng dầu và gas;

- Nhân viên bán lẻ xăng dầu, nhân viên kinh doanh gas.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3200 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 270 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2750 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1920 giờ; Thời gian học tự chọn: 830 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 800 giờ; Thời gian học thực hành: 1950 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1920

569

1192

159

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

620

290

280

50

MH 07

Kinh tế vi mô

45

30

12

3

MH 08

Kinh tế vĩ mô

45

30

12

3

MH 09

Quản trị học

60

35

22

3

MH 10

Pháp luật kinh tế

45

30

12

3

MH 11

Marketing căn bản

45

30

12

3

MH 12

Tâm lý khách hàng

45

30

12

3

MH 13

Nguyên lý thống kê

45

30

12

3

MH 14

Lý thuyết, tài chính

45

30

12

3

MH 15

Nguyên lý kế toán

45

30

12

3

MĐ 16

Nghiệp vụ hành chính văn phòng

40

15

22

3

MĐ 17

Thực tập nhận thức ngành nghề

160

0

140

20

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1300

279

912

109

MH 18

Thương phẩm xăng dầu và gas

90

45

41

4

MĐ 19

Giao nhận, đo tính xăng dầu và gas

80

30

46

4

MĐ 20

Bảo quản xăng dầu và gas

60

20

38

2

MĐ 21

Kỹ thuật chiết nạp gas

40

10

29

1

MĐ 22

Nghiệp vụ bán hàng xăng dầu và gas

90

30

57

3

MĐ 23

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

40

14

24

2

MĐ 24

Phòng cháy, chữa cháy xăng dầu và gas

40

15

24

1

MĐ 25

Tin học ứng dụng trong kinh doanh xăng dầu và gas

60

15

43

2

MĐ 26

Quản trị Marketing

40

15

24

1

MĐ 27

Kế toán doanh nghiệp

60

20

38

2

MĐ 28

Quản trị nhân lực

60

20

38

2

MĐ 29

Quản trị chất lượng xăng dầu và gas

60

20

38

2

MĐ 30

Vận hành, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống công nghệ kho, cửa hàng xăng dầu

60

15

43

2

MĐ 31

Lắp đặt hệ thống cấp LPG dân dụng và công nghiệp

40

10

29

1

MĐ 32

Thực tập nghề nghiệp

280

0

240

40

MĐ 33

Thực tập tốt nghiệp

200

0

160

40

 

Cộng

2370

789

1392

189

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:        

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 34

Nhiên liệu sạch

45

28

15

2

MĐ 35

Kỹ thuật phòng thí nghiệm

90

22

65

3

MH 36

Sử dụng tiết kiệm năng lượng

45

25

18

2

MĐ 37

Kỹ thuật chống ăn mòn thiết bị công trình xăng dầu

45

15

28

2

MH 38

Hệ thống thông tin quản lý

60

30

26

4

MH 39

Thương mại điện tử

50

30

18

2

MH 40

Kinh tế quốc tế

45

25

17

3

MH 41

Luật kinh tế

60

35

21

4

MH 42

Kinh tế chính trị

90

60

24

6

MĐ 43

Định mức kinh tế kỹ thuật

60

20

37

3

MH 44

Phân tích hoạt động kinh doanh

90

40

44

6

MH 45

Khởi tạo doanh nghiệp

40

25

18

2

MH 46

Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp

75

40

30

5

MH 47

Quản trị lao động - tiền lương

60

30

26

4

MH 48

Lý thuyết tiền tệ - tín dụng

60

30

26

4

MĐ 49

Thống kê doanh nghiệp

60

25

31

4

MĐ 50

Quản trị tài chính doanh nghiệp

60

20

36

4

MĐ 51

Quản trị sản xuất

90

40

44

6

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 34

Nhiên liệu sạch

45

28

15

2

MĐ 35

Kỹ thuật phòng thí nghiệm

90

22

65

3

MH 36

Sử dụng tiết kiệm năng lượng

45

25

18

2

MĐ 37

Kỹ thuật chống ăn mòn thiết bị công trình xăng dầu

45

15

28

2

MH 38

Hệ thống thông tin quản lý

60

30

26

4

MH 39

Thương mại điện tử

50

30

18

2

MH 41

Luật kinh tế

60

35

21

4

MĐ 43

Định mức kinh tế kỹ thuật

60

20

37

3

MH 44

Phân tích hoạt động kinh doanh

90

40

44

6

MH 45

Khởi tạo doanh nghiệp

45

25

18

2

MH 47

Quản trị lao động - tiền lương

60

30

26

4

MH 48

Lý thuyết tiền tệ - tín dụng

60

30

26

4

MĐ 49

Thống kê doanh nghiệp

60

25

31

4

MĐ 50

Quản trị tài chính doanh nghiệp

60

20

36

4

 

Tổng cộng

830

365

419

46

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, vấn đáp 20 phút/sinh viên)

 

- Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

6

Giáo dục định hướng nghề “Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas”

Trước, trong và sau đào tạo nghề

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

PHỤ LỤC 10

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ "TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 10A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Trồng cây lương thực, thực phẩm

Mã nghề: 40620101

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Xác định được ưu, nhược điểm của từng phương pháp chọn tạo giống cây lương thực, thực phẩm;

+ Lựa chọn được giống cây lương thực, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản phù hợp trong nghề trồng cây lương thực, thực phẩm;

+ Thực hiện đúng qui trình các biện pháp kỹ thuật: sản xuất cây giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cây lương thực, thực phẩm;

+ Sản xuất được cây lương thực, thực phẩm;

- Kỹ năng:

+ Khảo sát tốt thị trường và lập được kế hoạch, tổ chức kinh doanh, sản xuất các sản phẩm cây lương thực, thực phẩm đạt hiệu quả;

+ Thiết kế và xây dựng được mô hình trồng cây lương thực, thực phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật;

+ Thực hiện sản xuất cây giống, làm đất, bón phân, điều tiết sinh trưởng, phát triển, quản lý dịch hại, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây lương thực, thực phẩm một cách thành thạo đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết vào thực hành ngoài đồng ruộng;

+ Sử dụng và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây lương thực, thực phẩm đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao;

+ Tổng hợp và xử lý các số liệu liên quan tới sản xuất, kinh doanh cây lương thực, thực phẩm;

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập, bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang.

3. Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trồng cây lương thực, thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cây cây lương thực, thực phẩm.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1620 giờ; Thời gian học tự chọn: 720 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 612 giờ; Thời gian học thực hành: 1728 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm nhằm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1618

418

1084

116

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

225

114

90

21

MH 07

Sinh lý thực vật

30

15

12

3

MH 08

Di truyền

30

15

13

2

MH 09

Giống cây trồng

30

15

11

4

MH 10

Nông hóa

45

24

18

3

MH 11

Côn trùng nông nghiệp

30

15

12

3

MH 12

Bệnh cây nông nghiệp

30

15

12

3

MH 13

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

30

15

12

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1395

306

994

95

MĐ 14

Kỹ thuật trồng lúa

90

24

60

6

MĐ 15

Kỹ thuật trồng ngô

90

24

60

6

MĐ 16

Kỹ thuật trồng khoai lang

75

21

49

5

MĐ 17

Kỹ thuật trồng sắn

75

21

49

5

MĐ 18

Kỹ thuật trồng đỗ tương

75

21

49

5

MĐ 19

Kỹ thuật trồng lạc

75

21

49

5

MĐ 20

Kỹ thuật trồng rau họ cà

140

32

98

10

MĐ 21

Kỹ thuật trồng rau họ bầu bí

140

32

98

10

MĐ 22

Kỹ thuật trồng rau họ thập tự

180

32

136

12

MĐ 23

Kỹ thuật trồng nấm

60

15

42

3

MH 24

Thương hiệu và thị trường nông sản

45

31

11

3

MĐ 25

Bảo quản và chế biến nông sản

90

24

63

3

MĐ 26

Thực tập sản xuất

260

8

230

22

 

Tổng cộng

1830

526

1171

133

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Kỹ thuật trồng đậu xanh

90

25

60

5

MĐ 28

Kỹ thuật trồng ngô bao tử

90

25

60

5

MĐ 29

Kỹ thuật trồng gừng

90

25

60

5

MĐ 30

Kỹ thuật trồng đỗ gièo

75

15

55

5

MĐ 31

Kỹ thuật trồng bí xanh

90

25

60

5

MĐ 32

Kỹ thuật trồng cây khoai sọ

75

15

55

5

MĐ 33

Kỹ thuật trồng ớt

90

25

60

5

MĐ 34

Kỹ thuật trồng mướp đắng

90

25

60

5

MĐ 35

Kỹ thuật trồng hành

75

18

52

5

MĐ 36

Kỹ thuật trồng cà rốt

90

25

60

5

MĐ 37

Kỹ thuật trồng su su

75

18

52

5

MĐ 38

Kỹ thuật trồng rau gia vị (cần tây)

90

24

60

6

MĐ 39

Kỹ thuật trồng cà chua bi

90

25

60

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 85%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà Trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình.

- Ví dụ có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Kỹ thuật trồng đậu xanh

90

24

60

6

MĐ 28

Kỹ thuật trồng ngô bao tử

90

24

60

6

MĐ 29

Kỹ thuật trồng gừng

90

24

60

6

MĐ 31

Kỹ thuật trồng bí xanh

90

24

60

6

MĐ 33

Kỹ thuật trồng ớt

90

24

60

6

MĐ 34

Kỹ thuật trồng mướp đắng

90

24

60

6

MĐ 36

Kỹ thuật trồng cà rốt

90

24

60

6

MĐ 39

Kỹ thuật trồng cà chua bi

90

24

60

6

 

Tổng cộng

720

192

480

48

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Kiến thức nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

 

- Kỹ năng nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 90 phút

Không quá 6 giờ

Không quá 10 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp. Ngoài ra học sinh có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt tham quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức;

- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:  

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ

- Các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động tại thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần.

6

Tự tổ chức các cuộc thi liên quan đến chuyên môn.

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần.

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

Phụ lục 10B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Trồng cây lương thực, thực phẩm

Mã nghề: 50620101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 45

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân tích được được ưu, nhược điểm của từng phương pháp chọn tạo giống cây lương thực, thực phẩm;

+ Trình bày được phương pháp lựa chọn được giống cây lương thực, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản phù hợp trong nghề trồng cây lương thực, thực phẩm;

+ Trình bày được qui trình các biện pháp kỹ thuật: sản xuất cây giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cây lương thực, thực phẩm;

+ Biết áp dụng kiến thức cơ bản về kinh tế, khảo sát thị trường để thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh các sản phẩm cây lương thực - thực phẩm;

+ Nắm vững cách hoạch toán, tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả nghề trồng cây lương thực, thực phẩm;

+ Trình bày được phương pháp xây dựng kế hoạch đối phó với rủi ro bất ngờ trong nghề trồng cây lương thực, thực phẩm;

+ Biết cách vận dụng linh hoạt kiến thức trồng cây lương thực, thực phẩm vào mỗi vùng sinh thái;

+ Trình bày được các qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong nghề cây lương thực, thực phẩm;

- Kỹ năng:

+ Khảo sát tốt thị trường và lập được kế hoạch, tổ chức kinh doanh, sản xuất các sản phẩm cây lương thực, thực phẩm đạt hiệu quả;

+ Thiết kế và xây dựng được mô hình trồng cây lương thực, thực phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật;

+ Thực hiện sản xuất cây giống, làm đất, bón phân, điều tiết sinh trưởng, phát triển, quản lý dịch hại, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây lương thực, thực phẩm một cách thành thạo đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết vào thực hành ngoài đồng ruộng;

+ Sử dụng và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây lương thực, thực phẩm đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao;

+ Tổng hợp và xử lý các số liệu liên quan tới sản xuất, kinh doanh cây lương thực, thực phẩm;

+ Đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh cây lương thực, thực phẩm;

+ Vận dụng linh hoạt kiến thức trồng cây lương thực, thực phẩm vào mỗi vùng sinh thái;

+ Sản xuất được cây lương thực, thực phẩm;

+ Đối phó được những rủi ro bất ngờ trong nghề trồng cây lương thực, thực phẩm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Nghiêm túc trong học tập, sáng tạo trong công việc và có tinh thần yêu nghề; thực hiện tốt nội quy, quy chế học tập;

+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt môi trường sinh thái nông nghiệp;

+ Có ý thức bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học cây trồng nông lâm nghiệp;

+ Có tinh thần tự giác, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở;

3. Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề trồng cây lương thực, thực phẩm có khả năng làm việc tại:

+ Các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trang trại, hộ gia đình;

+ Quản lý đội, tổ, nhóm sản xuất kinh doanh nông nghiệp;

+ Các trung tâm dạy nghề tương ứng;

+ Các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cây lương thực, thực phẩm.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2305 giờ; Thời gian học tự chọn: 995 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 934 giờ; Thời gian học thực hành: 2366 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2305

639

1510

156

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

525

262

224

39

MH 07

Hóa sinh thực vật

45

27

15

3

MH 08

Sinh lý thực vật

45

30

12

3

MH 09

Di truyền

45

28

15

2

MH 10

Giống cây trồng

75

32

35

8

MH 11

Nông hóa

90

45

40

5

MH 12

Sinh thái nông nghiệp

45

30

12

3

MH 13

Khí tượng nông nghiệp

45

30

12

3

MĐ 14

Côn trùng nông nghiệp

45

15

25

5

MĐ 15

Bệnh cây nông nghiệp

45

15

28

2

MĐ 16

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

45

10

30

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1780

377

1286

117

MĐ 17

Kỹ thuật trồng lúa

90

24

60

6

MĐ 18

Kỹ thuật trồng ngô

90

24

60

6

MĐ 19

Kỹ thuật trồng khoai lang

75

21

49

5

MĐ 20

Kỹ thuật trồng sắn

75

21

49

5

MĐ 21

Kỹ thuật trồng đỗ tương

75

21

49

5

MĐ 22

Kỹ thuật trồng lạc

75

21

49

5

MĐ 23

Kỹ thuật trồng rau họ cà

140

32

98

10

MĐ 24

Kỹ thuật trồng rau họ bầu bí

140

32

98

10

MĐ 25

Kỹ thuật trồng rau họ thập tự

180

32

136

12

MĐ 26

Kỹ thuật trồng đậu rau

90

24

60

6

MĐ 27

Kỹ thuật trồng nấm

90

24

63

3

MH 28

Thương hiệu và thị trường nông sản

45

31

11

3

MĐ 29

Quản trị sản xuất trong nông nghiệp

45

13

28

4

MĐ 30

Bảo quản và chế biến nông sản

90

24

63

3

MĐ 31

Sử dụng máy nông nghiệp

90

22

64

4

MĐ 32

Thực tập cơ sở

390

11

349

30

 

Tổng cộng

2755

859

1710

186

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Kỹ thuật sản xuất ngô lai Fi

90

25

60

5

MĐ 34

Kỹ thuật sản xuất lúa lai Fi

90

25

60

5

MĐ 35

Kỹ thuật trồng đậu xanh

90

24

61

5

MĐ 36

Kỹ thuật trồng ngô bao tử

90

24

61

5

MĐ 37

Kỹ thuật trồng gừng

90

24

61

5

MĐ 38

Kỹ thuật trồng đỗ gièo

90

24

61

5

MĐ 39

Kỹ thuật trồng bí xanh

90

24

61

5

MĐ 40

Kỹ thuật trồng cây khoai sọ

75

15

55

5

MĐ 41

Kỹ thuật trồng ớt

90

24

61

5

MĐ 42

Kỹ thuật trồng mướp đắng

90

24

61

5

MĐ 43

Kỹ thuật trồng hành

75

18

52

5

MĐ44

Kỹ thuật trồng cà rốt

90

25

60

5

MĐ 45

Kỹ thuật trồng su su

75

18

52

5

MĐ 46

Kỹ thuật trồng cà chua bi

90

24

61

5

MĐ 47

Kỹ thuật trồng rau cần tây

90

24

61

5

MH 48

Hệ thống nông nghiệp

60

45

12

3

MĐ 49

Khuyến nông

60

16

40

4

MĐ 50

Sản xuất cây lương thực, thực phẩm hữu cơ

60

16

40

4

MĐ 51

Phát triển nông thôn

60

16

40

4

MĐ 52

An toàn lao động

45

15

28

2

MĐ 53

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

60

18

40

2

MĐ 54

Ngoại khóa chuyên môn

65

16

45

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn với số giờ là 995 giờ như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 35

Kỹ thuật trồng đậu xanh

90

24

61

5

MĐ 36

Kỹ thuật trồng ngô bao tử

90

24

61

5

MĐ 37

Kỹ thuật trồng gừng

90

24

61

5

MĐ 39

Kỹ thuật trồng bí xanh

90

24

61

5

MĐ 41

Kỹ thuật trồng ớt

90

24

61

5

MĐ 42

Kỹ thuật trồng mướp đắng

90

24

61

5

MĐ 44

Kỹ thuật trồng cà rốt

90

24

61

5

MĐ 46

Kỹ thuật trồng cà chua bi

90

24

61

5

MĐ 47

Kỹ thuật trồng rau cần tây

90

24

61

5

MH 48

Hệ thống nông nghiệp

60

45

12

3

MĐ 53

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

60

18

40

2

MĐ 54

Ngoại khóa chuyên môn

65

16

45

4

 

Tổng cộng

995

295

646

54

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút (chuẩn bị 40 phút và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút và 20 phút trả lời/sinh viên)

 

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành)

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp nghề

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 8 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp. Ngoài ra sinh viên có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt tham quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức;

Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ

- Các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động tại thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần.

6

Tự tổ chức các cuộc thi liên quan đến chuyên môn.

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần.

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

PHỤ LỤC 11

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ "NGHIỆP VỤ LỄ TÂN", CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ “QUẢN TRỊ LỄ TÂN"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 11A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Nghiệp vụ lễ tân

Mã nghề: 40810201

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của từng chức danh thuộc bộ phận lễ tân trong khách sạn, cơ cấu tổ chức của bộ phận lễ tân, mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với các bộ phận khác trong khách sạn, yêu cầu đối với nhân viên lễ tân khách sạn, hoạt động của bộ phận lễ tân qua các giai đoạn phục vụ khách;

+ Nêu được các quy định về đồng phục, trang phục và phương pháp trang điểm cá nhân trước khi vào ca làm việc;

+ Liệt kê và mô tả được cách sử dụng các trang thiết bị được trang bị tại bộ phận lễ tân;

+ Trình bày giải thích được những việc cần chuẩn bị trước ca làm việc;

+ Nêu và phân tích được quy trình nhận, bàn giao ca;

+ Trình bày được phương pháp giao tiếp qua điện thoại, trực tiếp, văn bản,...

+ Liệt kê được các phương pháp bán hàng;

+ Trình bày và phân tích được các quy trình nghiệp vụ: đăng ký giữ chỗ, đón tiếp và đăng ký khách, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, trả buông và thanh toán cho từng đối tượng khách khác nhau;

+ Trình bày được quy trình thanh toán đối với các hình thức thanh toán khác nhau Nêu được và giải thích được các quy định về an toàn an ninh trong khách sạn.

+ Trình bày và phân tích được các loại báo cáo bán hàng.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các quy định về đồng phục, trang phục và phương pháp trang điểm cá nhân trước khi vào ca làm việc;

+ Kiểm tra và sử dụng được cách sử dụng các trang thiết bị được trang bị tại bộ phận lễ tân;

+ Thực hiện được những việc cần chuẩn bị trước ca làm việc;

+ Thực hiện được quy trình nhận, bàn giao ca;

+ Giao tiếp được với khách trong nước và khách quốc tế;

+ Áp dụng được các phương pháp bán hàng cho những đối tượng khách khác nhau;

+ Thực hiện được các quy trình nghiệp vụ: đăng ký giữ chỗ, đón tiếp và đăng ký khách, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, trả buồng và thanh toán;

+ Thực hiện được nghiệp vụ thanh toán;

+ Thực hiện được các quy định về an toàn an ninh trong khách sạn;

+ Lập được các loại báo cáo bán hàng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

+ Nêu được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

Thể chất và quốc phòng:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản trong chương trình giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ làm được tại các vị trí như: Lễ tân khách sạn từ đến 3 sao, Lễ tân văn phòng trong công ty, và các vị trí khác... tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 180 giờ  (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1755 giờ; Thời gian học tự chọn: 585 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 692 giờ; Thời gian học thực hành: 1648 giờ

3. Thời gian học văn hóa hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1755

466

1225

64

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

255

168

74

13

MH 07

Tổng quan du lịch và khách sạn

45

35

8

2

MH 08

Tâm lý và giao tiếp trong du lịch

60

30

27

3

MH 09

Địa lý du lịch Việt Nam

30

20

8

2

MH 10

Marketing du lịch

45

30

13

2

MH 11

Kỹ năng bán hàng

30

18

10

2

MH 12

Tổ chức kinh doanh khách sạn

45

35

8

2

II.2.

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1500

298

1051

51

MH 13

Kế toán khách sạn

45

25

18

2

MH 14

Nghiệp vụ thanh toán

30

18

10

2

MH 15

Nghiệp vụ văn phòng

45

25

18

2

MĐ 16

Nghiệp vụ buồng

60

25

33

2

MĐ 17

Nghiệp vụ nhà hàng

45

20

23

2

MĐ 18

An toàn an ninh khách sạn

60

20

37

3

MĐ 19

Đăng ký giữ chỗ

120

24

91

5

MĐ 20

Đón tiếp và đăng ký khách lưu trú

120

24

91

5

MĐ 21

Phục vụ khách lưu trú

150

28

115

7

MĐ 22

Trả buồng và thanh toán

120

24

91

5

MĐ 23

Báo cáo lễ tân

60

10

48

2

MĐ 24

Tin học Lễ tân

90

15

73

2

MĐ 25

Thực hành nghiệp vụ 1

150

0

150

0

MĐ 26

Thực hành nghiệp vụ 2

155

0

155

0

MĐ 27

Ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Anh)

250

40

198

12

 

Tổng cộng

1965

572

1312

81

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 28

Lịch sử văn minh thế giới

45

40

3

2

MH 29

Địa lý du lịch thế giới

30

20

8

2

MH 30

Chăm sóc khách hàng

30

20

8

2

MĐ 31

Trang điểm cá nhân

30

5

23

2

MĐ 32

Tổ chức sự kiện

45

18

25

2

MĐ 33

Lễ tân ngoại giao

45

15

28

2

MĐ 34

Môi trường du lịch

45

15

28

2

MH 35

Nghiệp vụ lữ hành

30

15

13

2

MH 36

Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam

45

28

15

2

MH 37

Lịch sử văn hóa Việt Nam với du lịch

45

30

13

2

MH 38

Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch

45

30

13

2

MĐ 39

Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Nhật)

225

50

165

10

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 85%;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà Trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 10 trong số 12 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn được đề xuất ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 30

Chăm sóc khách hàng

30

20

8

2

MĐ 31

Trang điểm cá nhân

30

5

23

2

MĐ 32

Tổ chức sự kiện

45

18

25

2

MĐ 33

Lễ tân ngoại giao

45

15

28

2

MĐ 34

Môi trường du lịch

45

15

28

2

MH 35

Nghiệp vụ lữ hành

30

15

13

2

MH 36

Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam

45

28

15

2

MH 37

Lịch sử văn hóa Việt Nam với du lịch

45

30

13

2

MH 38

Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch

45

30

13

2

MĐ 39

Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Nhật)

225

50

165

10

 

Tổng cộng

585

226

331

28

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

 

Thực hành nghề

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số khách sạn...

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày.

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

Phụ lục 11B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Quản trị lễ tân

Mã nghề: 50810201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 47

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày và giải thích được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của từng chức danh thuộc bộ phận lễ tân trong khách sạn, cơ cấu tổ chức của bộ phận lễ tân, mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với các bộ phận khác trong khách sạn, yêu cầu đối với nhân viên lễ tân khách sạn, hoạt động của bộ phận lễ tân qua các giai đoạn phục vụ khách;

+ Trình bày các quy định về đồng phục, trang phục và phương pháp trang điểm cá nhân trước khi vào ca làm việc;

+ Liệt kê và mô tả được cách sử dụng các trang thiết bị được trang bị tại bộ phận lễ tân;

+ Trình bày giải thích được những việc cần chuẩn bị trước ca làm việc;

+ Nêu và phân tích được quy trình nhận, bàn giao ca;

+ Trình bày được phương pháp giao tiếp qua điện thoại, trực tiếp, văn bản;

+ Liệt kê được các phương pháp bán hàng;

+ Trình bày và phân tích được các quy trình nghiệp vụ: đăng ký giữ chỗ, đón tiếp và đăng ký khách, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, trả buồng và thanh toán;

+ Trình bày được quy trình thanh toán đối với các hình thức thanh toán khác nhau;

+ Nêu được và giải thích được các quy định về an toàn an ninh trong khách sạn;

+ Trình bày và phân tích được các loại báo cáo bán hàng;

+ Trình bày và phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng và những công việc cần chuẩn bị khi trước khi tiến hành việc đào tạo tại bộ phận và việc giám sát sự phục vụ khách của nhân viên.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện thành thạo các quy định về đồng phục, trang phục và phương pháp trang điểm cá nhân trước khi vào ca làm việc;

+ Kiểm tra và sử dụng thành thạo cách sử dụng các trang thiết bị được trang bị tại bộ phận lễ tân;

+ Thực hiện thành thạo những việc cần chuẩn bị trước ca làm việc;

+ Thực hiện thành thạo quy trình nhận, bàn giao ca;

+ Giao tiếp thành thạo với khách trong nước và khách quốc tế;

+ Áp dụng thành thạo các phương pháp bán hàng cho những đối tượng khách khác nhau;

+ Thực hiện thành thạo các quy trình nghiệp vụ: đăng ký giữ chỗ, đón tiếp và đăng ký khách, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, trả buồng và thanh toán;

+ Thực hiện thành thạo nghiệp vụ thanh toán;

+ Thực hiện thành thạo các quy định về an toàn an ninh trong khách sạn;

+ Lập và xử lý thành thạo các loại báo cáo bán hàng;

+ Tham gia tuyển dụng và đào tạo được nhân viên tại bộ phận lễ tân;

+ Tổ chức giám sát sự phục vụ khách của nhân viên thuộc bộ phận lễ tân;

+ Có khả năng xử lý các tình huống phát sinh một cách linh hoạt, khoa học;

+ Tổ chức thực hiện công việc theo nhóm thành thạo.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

+ Nêu được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản trong chương trình giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi học xong sinh viên sẽ làm việc được tại các vị trí như: lễ tân khách sạn, lễ tân của các công ty hoặc người quản lý bộ phận lễ tân ở khách sạn 3 đến 5 sao và các vị trí khác trong khách sạn tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc, có thể chuyển đổi vị trí công việc: từ bộ phận lễ tân sang các bộ phận khác (phòng kinh doanh, phòng marketing, quản lý nhân sự,....);

- Có khả năng học lên cao hơn và khả năng liên thông (từ trung cấp lên cao đẳng và lên đại học);

- Làm giảng viên giảng dạy các lớp sơ cấp, trung cấp nghề lễ tân và là giảng viên dạy thực hành nghề cho các lớp Quản trị lễ tân trong các trường dạy nghề Khách sạn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 240 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2410 giờ; Thời gian học tự chọn: 890 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 891 giờ; Thời gian học thực hành: 2409 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHẤN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2410

662

1651

97

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

285

188

82

15

MH 07

Tổng quan du lịch và khách sạn

45

35

8

2

MH 08

Tâm lý và giao tiếp trong du lịch

60

30

27

3

MH 09

Địa lý du lịch Việt Nam

30

20

8

2

MH 10

Marketing du lịch

45

30

13

2

MH 11

Kỹ năng bán hàng

30

18

10

2

MH 12

Tổ chức kinh doanh khách sạn

45

35

8

2

MH 13

Chăm sóc khách hàng

30

20

8

2

II.2.

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2125

474

1569

82

MH 14

Kế toán khách sạn

45

25

18

2

MH 15

Nghiệp vụ thanh toán

30

18

10

2

MH 16

Nghiệp vụ văn phòng

45

25

18

2

MĐ 17

Nghiệp vụ buồng

60

25

33

2

MĐ 18

Nghiệp vụ nhà hàng

45

20

23

2

MĐ 19

An toàn an ninh khách sạn

60

20

37

3

MĐ 20

Đăng ký giữ chỗ

120

24

91

5

MĐ 21

Đón tiếp và đăng ký khách lưu trú

120

24

91

5

MĐ 22

Phục vụ khách lưu trú

150

28

115

7

MĐ 23

Trả buồng và thanh toán

120

24

91

5

MĐ 24

Báo cáo lễ tân

60

10

48

2

MĐ 25

Tin học Lễ tân

90

15

73

2

MĐ 26

Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn

30

12

16

2

MH 27

Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch

45

30

13

2

MH 28

Quản trị nguồn nhân lực

45

30

13

2

MĐ 29

Tổ chức giám sát và đào tạo tại bộ phận Lễ tân

60

28

30

2

MĐ 30

Nghiệp vụ Lễ tân nâng cao

120

24

91

5

MĐ 31

Thực hành nghiệp vụ 1

150

0

150

0

MĐ 32

Thực hành nghiệp vụ 2

150

0

150

0

MĐ 33

Ngoại ngữ chuyên ngành cơ bản (tiếng Anh)

200

32

156

12

MĐ 34

Ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Anh)

380

60

302

18

 

Tổng cộng

2860

882

1851

127

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẾ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH,  MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 35

Trang điểm cá nhân

30

5

23

2

MĐ 36

Lễ tân ngoại giao

45

15

28

2

MH 37

Lịch sử văn minh thế giới

45

40

3

2

MH 38

Kinh tế vi mô

45

23

20

2

MH 39

Địa lý du lịch thế giới

30

20

8

2

MH 40

Lịch sử văn hóa Việt Nam với du lịch

45

30

13

2

MH 41

Nghiệp vụ lữ hành

30

15

13

2

MH 42

Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam

45

28

15

2

MĐ 43

Môi trường du lịch

45

20

23

2

MĐ 44

Thống kê kinh doanh

45

15

28

2

MĐ 45

Quản trị học

45

20

23

2

MĐ 46

Quản trị tài chính DN DLKS

45

20

23

2

MĐ 47

Quản trị lưu trú

45

18

25

2

MĐ 48

Tổ chức sự kiện

45

18

25

2

MĐ 49

Ngoại ngữ nâng cao (tiếng Anh)

225

0

213

12

MĐ 50

Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Nhật)

200

25

169

6

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 16 trong số 19 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 35

Trang điểm cá nhân

30

5

23

2

MĐ 36

Lễ tân ngoại giao

45

15

28

2

MH 40

Lịch sử văn hóa Việt Nam với du lịch

45

30

13

2

MH 41

Nghiệp vụ lữ hành

30

15

13

2

MH 42

Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam

45

28

15

2

MĐ 43

Môi trường du lịch

45

20

23

2

MĐ 44

Thống kê kinh doanh

45

15

28

2

MĐ 45

Quản trị học

45

20

23

2

MĐ 46

Quản trị tài chính DN DLKS

45

20

23

2

MĐ 47

Quản trị lưu trú

45

18

25

2

MĐ 48

Tổ chức sự kiện

45

18

25

2

MĐ 49

Ngoại ngữ nâng cao (tiếng Anh)

225

0

213

12

MĐ 50

Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Nhật)

200

25

169

6

 

Tổng cộng

890

229

621

40

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 180 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

 

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số khách sạn 4 - 5 sao;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Trung cấp nghề lên thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ Trung cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo Cao đẳng nghề;

- Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

MINISTRY OF LABOUR – INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No.: 16/2012/TT-BLDTBXH

Hanoi, July 26, 2012

 

CIRCULAR

PROMULGATING FRAMEWORK PROGRAMS FOR VOCATIONAL SECONDARY AND COLLEGE LEVELS FOR A NUMBER OF VOCATIONS IN VOCATIONAL GROUPS OF PRODUCTION AND PROCESSING – TECHNOLOGY – SCIENCE AND LIFE – BUSINESS AND MANAGEMENT - AGRICULTURE, FORESTRY AND AQUACULTURE – HOSPITALITY, TOURISM, SPORTS AND PERSONAL SERVICES

Pursuant to the Law on vocational education and training dated November 29, 2006;

Pursuant to the Government's Decree No. 186/2007/ND-CP on December 25, 2007 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Decision No. 86/2008/QD-TTg dated July 03, 2008 by the Prime Minister on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the General Directorate of Vocational Training directly under Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government's Decree No. 53/2011/QD-TTg dated September 27, 2011 on amendments to Article 3 of Decision No. 86/2008/QD-TTg dated July 03, 2008 by the Prime Minister on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the General Directorate of Vocational Training directly under Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Decision No. 58/2008/QD-BLDTBXH dated September 06, 2008 by Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs promulgating regulations on framework programs for vocational secondary and college levels;

In consideration of the request of Director General of the General Directorate of Vocational Training;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. The following framework programs for vocational secondary and college levels in the vocations: foods processing, fashion design, dredge operation, telecommunications station installation engineering, building ceramic production, road working machinery operation, foundation working machinery operation, biotechnology, oil and gas business administration, cereals and foods production, front office management (vocational college level) and front office operations (vocational secondary level) are promulgated herewith to apply to public and private vocational colleges, vocational secondary schools, universities, colleges and professional secondary schools (hereinafter referred to as vocational training institutions) that have been issued certificates of vocational training activities to train the abovementioned vocations. The application of these framework programs in foreign-invested vocational training institutions is voluntary.

1. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Foods processing” (Annex 1).

2. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Fashion design” (Annex 2).

3. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Dredge operation” (Annex 3).

4. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Telecommunications station installation engineering” (Annex 4).

5. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Building ceramic production” (Annex 5).

6. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Road working machinery operation” (Annex 6).

7. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Foundation working machinery operation” (Annex 7).

8. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Biotechnology” (Annex 8).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. The framework programs for vocational secondary and college levels in “Cereals and foods production” (Annex 10).

11. The framework programs for vocational college level in “Front office management” and vocational secondary level in “Front office operations” (Annex 11).

Article 2. Rectors of vocational colleges, vocational secondary schools, universities, colleges and professional secondary schools that have issued certificates of vocational training activities with respect to the vocations prescribed in Article 1 of this Circular shall, pursuant to regulations in this Circular, organize the formulation, appraisal and approval for vocational training programs of their institutions.

Article 3. Ministries, ministerial-level agencies, the Government’s affiliates, socio-political organizations, people’s committees of central-affiliated cities/provinces, the General Directorate of Vocational Training, vocational colleges, vocational secondary schools, universities, colleges and professional secondary schools that have been issued certificates of vocational training activities with respect to the vocations prescribed in this Circular and relevant entities shall be responsible for implementing this Circular.

Article 4. This Circular takes effect as of September 11, 2012.

 

 

PP MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Ngoc Phi

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FRAMEWORK PROGRAMS FOR VOCATIONAL SECONDARY LEVEL IN “FRONT OFFICE OPERATIONS” AND VOCATIONAL COLLEGE LEVEL IN "FRONT OFFICE MANAGEMENT"
(Enclosed to the Circular No. 16/2012/TT-BLDTBXH dated July 26, 2012 by Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs)

Annex 11A:

Framework program for vocational secondary level

Vocation: Front office operations

Code: 40810201

Training level: Vocational secondary level

Admission targets: Graduates from upper secondary schools and equivalent levels;

(Graduates from lower secondary schools must attend supplementary general education classes as provided for by the Ministry of Education and Training);

Number of training subjects/modules: 37

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. TRAINING OBJECTIVES:

1. Vocational knowledge and skills:

- Knowledge:

After completing this training program, learners may:

+ State the role, position and duties of each job title in the hotel’s front office, organizational structure of the front office, relationship between the front office and other departments in the hotel, requirements to be satisfied by front office staff, activities of the front office in serving hotel’s customers;

+ State regulations on uniforms, clothing and personal make-up tips before working;

+ Enumerate and describe usage of equipment in the front office;

+ State and explain preparations before each shift;

+ State and analyze procedures for handover of shifts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Enumerate sales methods;

+ State and analyze the following operations: reservation, receipt and registration of guests, serving guest during his/her stay in the hotel, check-out and payment for each type of hotel guests;

+ State payment process with different methods of payment;
+ State and explain hotel security and safety regulations.

+ State and analyze types of sales reports.

- Skills:

After completing this training program, learners will have the following skills:
+ Comply with regulations on uniforms, clothing and personal make-up tips before working;

+ Check and use equipment in the front office in proper manner;

+ Make preparations before each shift;

+ Perform procedures for handover of shifts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Apply sales methods to different types of hotel guests;

+ Perform front office operations, including: reservation, receipt and registration of guests, serving guest during his/her stay in the hotel, check-out and payment;

+ Perform payment operations

+ Comply with hotel security and safety regulations;

+ Prepare sales reports.

2. Politics, ethics; physical education and national defense education:

- Politics, ethics:

+ Enable learners to state basic knowledge of Marxism and Leninism, and Ho Chi Minh Ideology with respect to the patriotic tradition of the nation and of laboring class of Vietnam, the leadership and revolutionary policies of the Vietnam Communist Party in the process of industrialization and modernization;

+ Enable learners to express rights and obligations of a citizen of the Socialist Republic of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Enable learners to show their awareness and know to preserve and promote traditions of laboring class; inherit and promote cultural characters of Vietnam;

+ Enhance the self-awareness of learners to improve their qualifications and fulfill assigned duties; apply acquired knowledge to training for becoming dynamic and creative employees who have professional conscience and a good sense of responsibility; have a simple and healthy lifestyle and industrial behavior.

Physical education and national defense education:

+ Enable learners to demonstrate basic knowledge and training methods in sports for protecting and improving health and physical strength to study and work well;

+ Enable learners to exercise basic skills and training methods in sports for protecting and improving their health and physical strength to study and work well;

+ Help learners to demonstrate basic knowledge in the national defense – security training program;

+ Enable learners to display basic skills in the national defense – security training program;

+ Improve learners’ awareness of disciplines and self-awareness in protecting the fatherland.

3. Career opportunities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. COURSE LENGTH AND MINIMUM ACTUAL TRAINING DURATION:

1. Course length and minimum actual training duration:

- Course length: 2 years

- Study duration: 90 weeks

- Minimum actual training duration: 2550 hours

- Duration for test preparation, testing upon completion of each subject/module and graduation examination: 180 hours (including 30 hours of graduation examination).

2. Distribution of minimum actual training duration:

- Training duration for compulsory general subjects: 210 hours

- Training duration for vocational training subjects/modules: 2340 hours

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Theoretical training duration: 692 hours; Practical training duration: 1648 hours

3. Duration of supplementary general education classes for graduates from lower secondary schools:

(The list of supplementary general education subjects and distribution of training duration for each subject shall comply with regulations of the Ministry of Education and Training set forth in the framework program for professional secondary education. Arrangement of subjects to be learnt must be pedagogically logic to ensure that learners will be able to acquire job-specific knowledge and skills in an effective manner).
III. LIST OF COMPULSORY SUBJECTS/MODULES, TRAINING DURATION AND DISTRIBUTION OF TRAINING DURATION:

Code of subject/ module

Name of subject/ module

Training duration (hours)

Total

Where

Theory

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Testing

I

General subjects

210

106

87

17

MH 01

Politics

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

22

6

2

MH 02

Law

15

10

4

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Physical Education

30

3

24

3

MH 04

National Defense Education – Security

45

28

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

MH 05

Informatics

30

13

15

2

MH 06

Foreign Language (English)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30

25

5

II

Compulsory vocational training subjects/modules

1755

466

1225

64

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Basic technical subjects/modules

255

168

74

13

MH 07

Overview of tourism and hospitality

45

35

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

MH 08

Psychology and communication skills in tourism

60

30

27

3

MH 09

Vietnamese tourism geography

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

8

2

MH 10

Tourism Marketing

45

30

13

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sales skills

30

18

10

2

MH 12

Hotel business organization

45

35

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

II.2.

Major vocational subjects/modules

1500

298

1051

51

MH 13

Hotel accounting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

25

18

2

MH 14

Payment operations

30

18

10

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Office operations

45

25

18

2

MĐ 16

Housekeeping operations

60

25

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

MĐ 17

Restaurant operations

45

20

23

2

MĐ 18

Hotel security and safety

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

37

3

MĐ 19

Reservation

120

24

91

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Receipt and registration of guests

120

24

91

5

MĐ 21

Guest service skills

150

28

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7

MĐ 22

Check-out and payment

120

24

91

5

MĐ 23

Reports on front office activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10

48

2

MĐ 24

Informatics for front office operations

90

15

73

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Practice of front office operations 1

150

0

150

0

MĐ 26

Practice of front office operations 2

155

0

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0

MĐ 27

Foreign language for specific purpose (English)

250

40

198

12

 

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

572

1312

81

IV. COMPULSORY TRAINING SUBJECTS/MODULES:

(Detailed contents are specified in attached annexes)

V. INSTRUCTIONS FOR USING THE FRAMEWORK PROGRAM FOR VOCATIONAL SECONDARY LEVEL AS THE BASIS FOR DESIGNING VOCATIONAL TRAINING PROGRAMS:

1. Instructions for preparing the list of optional vocational training subjects/ modules; training duration, distribution of training duration and contents of study thereof

1.1. List of optional vocational training subjects/modules and distribution of training duration thereof

Code of subject/ module

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Training duration (hours)

Total

Where

Theory

Practice

Testing

MH 28

History of world civilization

45

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

2

MH 29

World tourism geography

30

20

8

2

MH 30

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30

20

8

2

MĐ 31

personal make-up skills

30

5

23

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MĐ 32

Event organization

45

18

25

2

MĐ 33

Diplomatic protocol

45

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

28

2

MĐ 34

Tourism environment

45

15

28

2

MH 35

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30

15

13

2

MH 36

Vietnamese relics and famous landscapes

45

28

15

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MH 37

Vietnamese cultural history specialized in tourism

45

30

13

2

MH 38

Tourist service quality management

45

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13

2

MĐ 39

Second foreign language (French, Chinese, Russian, Korean or Japanese)

225

50

165

10

1.2. Instructions for designing training programs for optional vocational training subjects/modules:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Training duration for compulsory vocational training subjects/modules accounts for 70 – 80% and that for optional vocational training subjects/modules accounts for 20 - 30%;

+ Theoretical and practical training period: Theoretical training period accounts for 15 – 30%, practical period accounts for 70 - 85%;

- Apart from compulsory subjects/modules specified in Section III, vocational training institutions may design or select optional subjects/modules from the referred list in the framework program in section V, subsection 1.1.;

- The training duration for optional subjects/modules must be designed so as to ensure that the sum of training duration for optional subjects/modules and that for compulsory subjects/modules must be equal or exceed the required minimum actual training duration but not exceed the course length set forth in the training plan;

- Each vocational training institution shall design contents of optional subjects/modules and training duration thereof on the basis of training objectives and specific requirements of each vocation or region. Pursuant to regulations on the framework program, the vocational training institution’s rector shall instruct the formulation, appraisal and promulgation of detailed training program for each optional subject/module.

- E.g.: 10 out of 12 subjects/modules in the abovementioned list of optional subjects/modules may be selected to put into the training program and design detailed training program for each selected subject/module. To be specific:

Code of subject/ module

Name of optional subject/ module

Training duration (hours)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where

Theory

Practice

Testing

MH 30

Customer care services

30

20

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MĐ 31

Personal make-up skills

30

5

23

2

MĐ 32

Event organization

45

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

25

2

MĐ 33

Diplomatic protocol

45

15

28

2

MĐ 34

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

45

15

28

2

MH 35

Travel operations

30

15

13

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MH 36

Vietnamese relics and famous landscapes

45

28

15

2

MH 37

Vietnamese cultural history specialized in tourism

45

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13

2

MH 38

Tourist service quality management

45

30

13

2

MĐ 39

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

225

50

165

10

 

Total

585

226

331

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Detailed contents are specified in attached annexes)

2. Instructions for graduation examination:

No.

Exam subjects

Assessment form

Testing period

1

Politics

Written exam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Supplementary general education knowledge for graduates from lower secondary schools

Written exam, multiple choice

As regulated by Ministry of Education and Training

3

Vocational knowledge and skills

- Vocational theory

Written exam

Multiple choice

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Not exceeding 180 minutes

Not exceeding 90 minutes

Not exceeding 60 minutes (each candidate shall have 40 minutes for preparation and 20 minutes for giving answer)

 

Vocational practice

* Graduation module (combination of theory and practice)

Practical test

Combined Theoretical and practical test

Not exceeding 24 hours

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Instructions for determining time and contents of extra-curricular activities (arranged outside of the training duration) which aim to achieve comprehensive education objectives:

- Vocational training institutions may arrange learners to visit and learn experience at some hotels, etc. in order that they can be fully aware of their selected vocation.

- Vocational training institutions may arrange learners to visit a number of historical and cultural relics or participate in local social activities for the purposes of educating them in national traditions and enhancing their cultural and social awareness.

- Time for extra-curriculum activities must be reasonably arranged outside the training duration:

No.

Contents

Time

1

Physical and sports activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Cultural and art activities

By means of mass media

Collective activities

 

Outside the daily training schedule

From 19 pm to 21 pm (one session per week)

3

Library activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

All weekdays

4

Recreational and entertainment activities, and other activities of the Communist Youth Union

The Communist Youth Union organizes exchanges or meetings on Saturday or Sunday evenings

5

Sightseeing, outdoor trips

Once for every semester

4. Other remarks:

After designing or selecting optional subjects/modules, each vocational training institution may re-arrange codes of subjects/modules included in its training program for management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Annex 11B:

Framework program for vocational college level

Vocation: Front office management

Code: 50810201

Training level: Vocational college level

Admission targets: Graduates from upper secondary schools and equivalent levels;

Number of training subjects/modules: 47

Award: Vocational college diploma

I. TRAINING OBJECTIVES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Knowledge:

After completing this training program, learners may:

+ State and explain the role, position and duties of each job title in the hotel’s front office, organizational structure of the front office, relationship between the front office and other departments in the hotel, requirements to be satisfied by front office staff, activities of the front office in serving hotel guests;

+ State regulations on uniforms, clothing and personal make-up tips before working;

+ Enumerate and describe usage of equipment in the front office;

+ State and explain preparations before each shift;

+ State and analyze procedures for handover of shifts;

+ State methods of oral, written and telephone communication;

+ Enumerate sales methods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ State payment process with different methods of payment;

+ State and explain hotel security and safety regulations;

+ State and analyze types of sales reports;

+ State and analyze the meaning and importance and preparations before training front office staff and supervision of front office staff in serving guests.

- Skills:

After completing this training program, learners will have the following skills:
+ Strictly comply with regulations on uniforms, clothing and personal make-up tips before starting their shifts;

+ Check and use equipment in the front office in proper and effective manner;

+ Fluently make preparations before each shift;

+ Fluently perform procedures for handover of shifts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Fluently apply sales methods to different types of hotel guests;

+ Fluently perform front office operations, including: reservation, receipt and registration of guests, serving guest during his/her stay in the hotel, check-out and payment;

+ Fluently perform payment operations;

+ Fluently perform hotel security and safety procedures;

+ Fluently prepare and process sales reports;

+ Participate in recruitment and training for front office staff;

+ Supervise front office staff in serving hotel guests;

+ Handle unforeseen circumstances in a fluent and scientific manner;

+ Fluently organize teamwork.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Politics, ethics:

+ Enable learners to express basic knowledge of the Marxism and Leninism, and Ho Chi Minh Ideology with respect to the patriotic tradition of the nation and of laboring class of Vietnam, the leadership and revolutionary policies of the Vietnam Communist Party in the process of industrialization and modernization;

+ Help learners to grasp rights and obligations of a citizen of the Socialist Republic of Vietnam;

+ Enable learners to exercise rights and fulfill obligations of a citizen of the Socialist Republic of Vietnam;

+ Enable learners to be aware of, preserve and promote traditions of laboring class; inherit and promote cultural characters of Vietnam;

+ Enhance their self-awareness of study to improve personal qualifications and fulfill assigned duties; apply acquired knowledge to training for becoming a dynamic and creative employee who has professional conscience and a good sense of responsibility; have a simple and healthy lifestyle and industrial behavior.

- Physical education and national defense education:

+ Enable learners to demonstrate basic knowledge and training methods in sports for protecting and improving their health and physical strength to study and work well;

+ Enable learners to exercise basic skills and training methods in sports for protecting and improving their health and physical strength to study and work well;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Enable learners to display basic skills in the national defense – security training program;

+ Improve learners’ awareness of disciplines and self-awareness in protecting the fatherland.

3. Career opportunities:

- Graduates from this training program may undertake different job positions such as receptionist of hotel or company, or front office manager of hotels ranked from 03 to 05 stars and other job positions in the hotel depending on personal capacity and job requirements. They may also undertake job positions in other hotel’s departments (sales department, marketing department or human resource management department, etc.);

- They may attend higher-level training courses and bridge programs (from college level to university level);

- Graduates from this training program may also act as lecturers of vocational primary or secondary training classes in front office operations and lectures instructing practical classes in front office management in hospitality vocational training institutions.

II. COURSE LENGTH AND MINIMUM ACTUAL TRAINING DURATION:

1. Course length and minimum actual training duration:

- Course length: 3 years

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Minimum actual training duration: 3750 hours

- Duration for test preparation, testing upon completion of each subject/module and graduation examination: 240 hours (including 60 hours of graduation examination).

2. Distribution of minimum actual training duration:

- Training duration for compulsory general subjects: 450 hours

- Training duration for vocational training subjects/modules: 3300 hours

+ Training duration for compulsory subjects: 2410 hours; Training duration for optional subjects: 890 hours

+ Theoretical training duration: 891 hours; Practical training duration: 2409 hours

III. LIST OF COMPULSORY SUBJECTS/MODULES, TRAINING DURATION AND DISTRIBUTION OF TRAINING DURATION:

Code of subject/ module

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Training duration (hours)

Total

Where

Theory

Practice

Testing

I

General subjects

450

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

200

30

MH 01

Politics

90

60

24

6

MH 02

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30

21

7

2

MH 03

Physical Education

60

4

52

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MH 04

National Defense Education – Security

75

58

13

4

MH 05

Informatics

75

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

54

4

MH 06

Foreign Language (English)

120

60

50

10

II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2410

662

1651

97

II.1

Basic technical subjects/modules

285

188

82

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MH 07

Overview of tourism and hospitality

45

35

8

2

MH 08

Psychology and communication skills in tourism

60

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

27

3

MH 09

Vietnamese tourism geography

30

20

8

2

MH 10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

45

30

13

2

MH 11

Sales skills

30

18

10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MH 12

Hotel business organization

45

35

8

2

MH 13

Customer care services

30

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

2

II.2.

Major vocational subjects/modules

2125

474

1569

82

MH 14

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

45

25

18

2

MH 15

Payment operations

30

18

10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MH 16

Office operations

45

25

18

2

MĐ 17

Housekeeping operations

60

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

33

2

MĐ 18

Restaurant operations

45

20

23

2

MĐ 19

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

60

20

37

3

MĐ 20

Reservation

120

24

91

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MĐ 21

Receipt and registration of guests

120

24

91

5

MĐ 22

Guest service skills

150

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

115

7

MĐ 23

Check-out and payment

120

24

91

5

MĐ 24

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

60

10

48

2

MĐ 25

Informatics for front office operations

90

15

73

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MĐ 26

Management of hotel material & technical facilities

30

12

16

2

MH 27

Tourist service quality management

45

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13

2

MH 28

Human resource management

45

30

13

2

MĐ 29

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

60

28

30

2

MĐ 30

Advanced front office operations

120

24

91

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MĐ 31

Practice of front office operations 1

150

0

150

0

MĐ 32

Practice of front office operations 2

150

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

150

0

MĐ 33

Basic foreign language for specific purpose (English)

200

32

156

12

MĐ 34

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

380

60

302

18

 

Total

2860

882

1851

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IV. COMPULSORY TRAINING SUBJECTS/MODULES:

(Detailed contents are specified in attached annexes)

V. INSTRUCTIONS FOR USING THE FRAMEWORK PROGRAM FOR VOCATIONAL COLLEGE LEVEL AS THE BASIS FOR DESIGNING VOCATIONAL TRAINING PROGRAMS:

1. Instructions for preparing the list of optional vocational training subjects/ modules; training duration, distribution of training duration and contents of study thereof

1.1. List of optional vocational training subjects/modules and distribution of training duration thereof

Code of subject/ module

Name of optional subject/ module

Training duration (hours)

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Theory

Practice

Testing

MĐ 35

Personal make-up skills

30

5

23

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Diplomatic protocol

45

15

28

2

MH 37

History of world civilization

45

40

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

MH 38

Microeconomics

45

23

20

2

MH 39

World tourism geography

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

8

2

MH 40

Vietnamese cultural history specialized in tourism

45

30

13

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Travel operations

30

15

13

2

MH 42

Vietnamese relics and famous landscapes

45

28

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

MĐ 43

Tourism environment

45

20

23

2

MĐ 44

Business statistics

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15

28

2

MĐ 45

Administration studies

45

20

23

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Financial management for tourism and hotel enterprises

45

20

23

2

MĐ 47

Accommodation management

45

18

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

MĐ 48

Event organization

45

18

25

2

MĐ 49

Advanced foreign language (English)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0

213

12

MĐ 50

Second foreign language (French, Chinese, Russian, Korean or Japanese)

200

25

169

6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Pursuant to Decision No. 58/2008/QD-BLDTBXH dated September 06, 2008 by Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs, the distribution of training duration for vocational training subjects/modules are provided for as follows:

+ Training duration for compulsory vocational training subjects/modules accounts for 70 – 80% and that for optional vocational training subjects/modules accounts for 20 - 30%;

+ Theoretical and practical training period: Theoretical training period accounts for 25 – 35%, practical period accounts for 65 - 75%.

- Apart from compulsory subjects/modules specified in Section III, vocational training institutions may design or select optional subjects/modules from the referred list in the framework program in Section V, subsection 1.1.;

- The training duration for optional subjects/modules must be designed so as to ensure that the sum of training duration for optional subjects/modules and that for compulsory subjects/modules must be equal or exceed the required minimum actual training duration but not exceed the course length set forth in the training plan;

- Each vocational training institution shall design contents of optional subjects/modules and training duration thereof on the basis of training objectives and specific requirements of each vocation or region. Pursuant to regulations on the framework program, the rector of the vocational training institution shall instruct the formulation, appraisal and promulgation of detailed training program for each optional subject/module;

- E.g.: 16 out of 19 subjects/modules in the abovementioned list of optional subjects/modules are selected to put into the training program and design detailed training program for each selected subject/module. To be specific:

Code of subject/ module

Name of optional subject/ module

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total

Where

Theory

Practice

Testing

MĐ 35

Personal make-up skills

30

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

MĐ 36

Diplomatic protocol

45

15

28

2

MH 40

Vietnamese cultural history specialized in tourism

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30

13

2

MH 41

Travel operations

30

15

13

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vietnamese relics and famous landscapes

45

28

15

2

MĐ 43

Tourism environment

45

20

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

MĐ 44

Business statistics

45

15

28

2

MĐ 45

Administration studies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

23

2

MĐ 46

Financial management for tourism and hotel enterprises

45

20

23

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Accommodation management

45

18

25

2

MĐ 48

Event organization

45

18

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

MĐ 49

Advanced foreign language (English)

225

0

213

12

MĐ 50

Second foreign language (French, Chinese, Russian, Korean or Japanese)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

25

169

6

 

Total

890

229

621

40

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Instructions for graduation examination:

No.

Exam subjects

Assessment form

Testing period

1

Politics

Written exam

Not exceeding 180 minutes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vocational knowledge and skills

 

Vocational theory

Written exam

Multiple choice

Oral exam

Not exceeding 180 minutes

Not exceeding 90 minutes

Not exceeding 60 minutes (each candidate shall have 40 minutes for preparation and 20 minutes for giving answer)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vocational practice

* Graduation module (combination of theory and practice)

Practical test

Combined Theoretical and practical test

Not exceeding 24 hours

Not exceeding 24 hours

3. Instructions for determining time and contents of extra-curricular activities (arranged outside of the training duration) which aim to achieve comprehensive education objectives:

- Vocational training institutions may arrange learners to visit and learn experience at some hotels ranked from 4 to 5 stars in order that they can be fully aware of their training vocation.

- Vocational training institutions may arrange learners to visit a number of historical and cultural relics or participate in local social activities for the purposes of educating them in national traditions and enhancing their social and cultural awareness;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

No.

Contents

Time

1

Physical and sports activities

From 5 am to 6 am; 17 pm to 18 pm every day

2

Cultural and art activities

By means of mass media

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Outside the daily training schedule

From 19 pm to 21 pm (one session per week)

3

Library activities

Outside the training schedule, learners may read books and reference materials in the library

All weekdays

4

Recreational and entertainment activities, and other activities of the Communist Youth Union

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

Sightseeing, outdoor trips

Once for every semester

4. Other remarks:

- The master plan (2 semesters) must be adjusted if this framework program is used for training learners who transition from vocational secondary level; learners will learn knowledge and skills that have not been taught at vocational secondary training program. With regard to graduation examination, they will only be tested for advanced knowledge and skills at vocational college level;

- After designing or selecting optional subjects/modules, each vocational training institution may re-arrange codes of subjects/modules included in its training program for management.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 16/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/07/2012 về chương trình khung trình độ trung cấp, cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm nghề: Sản xuất và chế biến - Công nghệ kỹ thuật - Khoa học và sự sống - Kinh doanh và quản lý - Nông, lâm nghiệp và thủy sản - Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.882

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.201.207
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!