Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 14-TT/LB ngày lễ chính thức nghỉ phép hàng năm việc riêng hướng dẫn Nghị định 028-TTg

Số hiệu: 14-TT/LB Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động, Bộ Nội vụ Người ký: Nguyễn Văn Tạo, Tô Quang Đẩu
Ngày ban hành: 23/03/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14-TT/LB

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 028-TTG NGÀY 28/01/1959 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NGÀY LỄ CHÍNH THỨC, CHẾ ĐỘ NGHỈ HÀNG NĂM VÀ NGHỈ PHÉP VỀ VIỆC RIÊNG

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:

- Các Ông Bộ trưởng các Bộ,
- Các Ông Thủ trưởng các cơ quan trung ương,
- Các Ông Chủ tịch Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh

 

Ngày 28/01/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 028-TTg quy định những ngày lễ được nghỉ có lương, chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng cho cán bộ, công nhân, viên chức. Nay Liên bộ hướng dẫn chi tiết thi hành như sau:

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

Những quy định mới này nhằm bố trí hợp lý thì giờ làm việc và thì giờ nghỉ ngơi, đề cao kỷ luật lao động, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cán bộ, công nhân, viên chức đang phấn khởi đem hết nhiệt tình lao động, thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Sau 3 năm khôi phục kinh tế và bước đầu thực hiện kế hoạch Nhà nước 3 năm, việc ban hành chế độ nghỉ hàng năm là một thắng lợi mới của chế độ ta cho giai cấp công nhân Việt nam trên con đường kiến thiết chủ nghĩa xã hội.

Mặc dầu hoàn cảnh kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn, Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, chú ý đến hoàn cảnh công tác xa gia đình của cán bộ, công nhân, viên chức.

Điều này làm cho cán bộ, công nhân, viên chức càng thêm nức lòng phấn khởi nổ lực thi đua sản xuất và công tác để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.

II. CHI TIẾT THI HÀNH.

A. NGÀY LỄ ĐƯỢC NGHỈ CÓ LƯƠNG:

1. Ngày lễ trùng vào ngày chủ nhật:  điều 2 của Nghị định quy định cán bộ, công nhân, viên chức được nghỉ việc có lương trong các ngày lễ, nếu ngày lễ trùng vào ngày chủ nhật thì không nghỉ bù, Liên bộ giải thích rõ thêm điều này như sau:

Ngày lễ được nghỉ có lương là những ngày lễ trùng vào các ngày làm việc. Trả lương cho những ngày ấy là để bảo đảm mức thu nhập bình thường của cán bộ, công nhân, viên chức.

Vì vậy khi ngày lễ trùng vào ngày chủ nhật thì giải quyết như sau:

- Không nghỉ bù vào ngày khác và không trả thêm lương dù lã lĩnh lương tháng hay lương ngày.

2. Trường hợp đặc biệt phải làm việc trong các ngày lễ:

Do yêu cầu công tác và sản xuất đặc biệt cần thiết mà phải làm việc trong ngày lễ thì sau ngày lễ phải bố trí cho nghỉ bù. Nếu không bố trí nghỉ bù được, thì ngoài số lương cần lĩnh, cán bộ, công nhân, viên chức sẽ được thanh toán thêm một ngày lương (kể cả phụ cấp khu vực nếu có).

Ví dụ: Ông A hưởng lương mỗi ngày là một đồng 5 hào, nếu đi làm ngày lễ thì hôm đó được thưởng thêm 1 đồng 5 nữa cộng  là 3 đồng (1đ50 + 1đ50 = 3 đồng). Đối với những người còn hưởng lương lưu dụng thì không căn cứ vào mức lương lưu dụng để tính mà sẽ đối chiếu với mức lương một ngày của người cùng một trình độ đã xếp vào các thang lương, để trả lương ngày lễ được hưởng thêm. Những người hưởng lương theo sản phẩm thì ngoài lương theo sản phẩm ngày hôm đó ra, được trả thêm một ngày lương theo cấp bậc. Ngày lễ tính từ sau 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau (tức là 0 giờ đêm đến 24 giờ đêm của ngày lễ). Nếu gặp ngày lễ, người nào phải làm việc trong những giờ này sẽ được thanh toán theo cách thức trên. Đối với các trường hợp làm thêm giờ, làm ngày chủ nhật, thì khu vực sản xuất vẫn áp dụng Thông tư số 05-TT/LĐ ngày 09/3/1955 của Bộ Lao động và khu vực hành chính sự nghiệp vẫn tạm thời áp dụng Thông tư số 08-TT/NV ngày 18/01/1957 của Bộ Nội vụ.

B. NGHỈ HÀNG NĂM:

1. Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ hàng năm:

Điều 3 của Nghị định quy định: những người làm việc liên tục trong một năm sẽ được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, Liên bộ giải thích thêm:

- Năm làm việc tính từ tháng công nhân, viên chức vào làm việc. Hàng năm lấy tháng vào làm việc của mỗi người mà tính, khi nào thấy đủ một năm liên tục công tác thì sẽ  được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

- Đối với những trường hợp nghỉ không đúng nguyên tắc (không được sự đồng ý của cơ quan, xí nghiệp) thì không coi là liên tục công tác. Nếu nghỉ không đúng nguyên tắc, xét ra lỗi nhẹ thì nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm ấy. Trường hợp lỗi nặng bị thi hành kỷ luật thì năm đó có thể không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm nữa. Việc quyết định này cần xét thận trọng và có sự tham gia ý kiến của Công đoàn.

2. Ngày nghỉ hàng năm:

Ngày nghỉ hàng năm có 2 mức: 10 ngày và 12 ngày lao động có lương. Nói ngày lao động là ngày thường lệ phải làm việc. Vì vậy trong thời gian nghỉ hàng năm, nếu gặp những ngày chủ nhật và ngày lễ thì được tính gộp vào để nghỉ thêm.

Ví dụ: Ông B được nghỉ 10 ngày theo chế độ nghỉ hàng năm và bắt đầu nghỉ từ ngày 23/4/1959, như vậy tổng số ngày nghỉ sẽ là 13 ngày và đến hết ngày 05/5/1959 mới hết phép; vì trong thời gian này có hai ngày Chủ nhật và ngày lễ “Quốc tế Lao động 1/5”.

Những người được nghỉ 12 ngày lao động có lương là những người làm việc ở những địa phương được hưởng khoản phụ cấp khu vực loại đặc biệt, khu vực loại 1 và khu vực loại 2 đã được quy định tại Thông tư số 09 ngày 17/4/1958 và các văn bản bổ sung về quy định khu vực của Liên bộ Nội vụ - Lao động.

Đối với những công nhân, viên chức làm những công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe cũng được hưởng chế độ nghỉ 12 ngày lao động có lương. Những trường hợp này sẽ do các cơ quan, xí nghiệp đề nghị lên Bộ chủ quản nghiên cứu và quyết định. Để việc thi hành được thống nhất trước khi quyết định các Bộ sở quan sẽ trao đổi thảo luận với Bộ Nội vụ (nếu thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp) hay Bộ Lao động (nếu thuộc khu vực sản xuất).

3. Trường hợp được tính cho nghỉ thêm:

Nhân dịp nghỉ hàng năm, nếu cán bộ, công nhân, viên chức làm việc xa gia đình cần kết hợp về thăm nhà thì mỗi người sẽ tự thu xếp việc đi lại, nghỉ ngơi trong phạm vi số ngày được phép. Riêng đối với trường hợp đặc biệt do đường sá xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn, nếu tổng số ngày đi và về mất trên 2 ngày thì kể từ ngày thứ ba trở đi sẽ do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp xét tính cho nghỉ thêm. Những ngày cho nghỉ thêm được trả đủ lương.

4. Thời gian thi hành chế độ nghỉ hàng năm:

Chế độ nghỉ hàng năm thi hành từ năm 1959. Căn cứ vào điều kiện được hưởng chế độ nghỉ hàng năm quy định ở điểm trên, việc xét cho nghỉ của năm nay sẽ dựa vào thời gian lao động trong năm 1958. Đối với những người tuyển dụng trước tháng 1/1958, nếu xét thấy trong năm 1958 người đó vẫn liên tục công tác thì sẽ được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Trường hợp tuyển dụng sau tháng 1/1958 thì lấy tháng vào làm việc để tính khi nào đủ một năm công tác liên tục thì sẽ được xét để được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Đối với những người đã nghỉ phép từ 28/01/1959 (ngày ký Nghị định số 028-TTg) trở về đây theo Thông tư số 01-TT/PQC ngày 26/01/1955, số 02-TT/PQC ngày 26/3/1955 của Bộ Nội vụ, Thông tư số 43-TT/LB ngày 30/11/1957 của Liên bộ Nội vụ - Tài chính, Thông tư số 12-TT/LĐ ngày 12/6/1958 của Bộ Lao động thì sẽ phải trừ vào số ngày nghỉ hàng năm. Trường hợp đã nghỉ quá số ngày được hưởng về chế độ nghỉ hàng năm thì không phải làm bù; ngược lại nếu nghỉ chưa đủ số ngày được hưởng sẽ được nghỉ thêm cho đủ.

5. Quyền lợi về chế độ nghỉ hàng năm:

- Cán bộ, công nhân, viên chức (kể cả giáo sư, giáo viên các trường, cán bộ, công nhân được cử đi học) nhận dịp nghỉ hàng năm về thăm gia đình hoặc đến một nơi nào nghỉ ngơi sẽ được thanh toán tiền tầu xe cả đi lẫn về mỗi năm một lần và đến một nơi nhất định.

- Trừ trường hợp đã lĩnh lương trước vào đầu tháng, còn những trường hợp chưa đến kỳ lĩnh lương thì những người đến lượt đi nghỉ hàng năm sẽ được thanh toán tiền lương, tiền tầu xe đi và về trước khi nghỉ (kể cả lương trong những ngày đã làm việc, lương của số ngày nghỉ hàng năm và số ngày xét nghỉ thêm).

- Những người được hưởng chế độ nghỉ hàng năm đã đủ điều kiện để nghỉ mà chưa được nghỉ đã thôi việc hoặc chết sẽ được thanh toán bằng tiền những ngày được quyền nghỉ. Kể từ tháng 1/1958 trở đi đôi với những người đã làm việc được trên 12 tháng mà thôi việc hoặc chết thì sẽ căn cứ vào thời gian làm việc để hưởng ngày nghỉ theo tỷ lệ.

Ví dụ: Năm 1959 ông Y được hưởng chế độ nghỉ hàng năm 10 ngày lao động có lương nhưng chưa đến lượt đi nghỉ, đến tháng 5/1959 ông xin thôi việc về sản xuất; như vậy ông sẽ được cơ quan thanh toán 14 ngày rưỡi về những ngày nghỉ hàng năm.

10 ngày + (10 x 5)

12

=

14 ngày rưỡi

(Chia số lẻ còn thừa dưới 5 thì tính là nửa ngày, trên 5 thì tính tròn cả ngày).

- Cán bộ, công nhân, viên chức từ khu vực khác chuyển hẳn đến làm việc ở khu vực đặc biệt, khu vực 1, khu vực 2, hoặc từ công tác bình thường điều động hẳn sang công tác đặc biệt hại đến sức khỏe thì không phân biệt thời gian công tác ở nơi mới nhiều hay ít mà chỉ tính cả nơi cũ và nơi mới làm việc nếu đủ một năm liên tục công tác thì đều được nghỉ 12 ngày lao động có lương. Ngược lại, nếu từ khu vực đặc biệt, khu vực 1 và khu vực 2 chuyển hẳn về công tác ở các khu vực khác hoặc từ công tác đặc biệt hại đến sức khỏe đến công tác bình thường thì căn cứ thời gian làm việc ở nơi nào lâu nhất mà xét cho nghỉ 10 hay 12 ngày lao động có lương.

- Tinh thần của chế độ nghỉ hàng năm là để bồi dưỡng sức khỏe cho công nhân, viên chức sau một năm lao động mệt nhọc. Vì vậy các cơ quan, xí nghiệp cần phải có kế hoạch bố trí mọi người đủ điều kiện được nghỉ hàng năm đều lần lượt luân phiên nhau để nghỉ. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt vì yêu cầu công tác hay sản xuất, có một số người ở lại làm việc không đi nghỉ được thì cơ quan, xí nghiệp sẽ căn cứ vào đề nghị của công nhân, viên chức mà xét có thể tính trả bằng tiền về những ngày được nghỉ hoặc có thể để dồn lại năm sau cho nghỉ cả làm một lần, nhưng không được lưu lại quá hai năm.

Việc đi nghỉ hàng năm chủ yếu là bố trí đi nghỉ tròn một lần; nhưng có những trường hợp cần thiết do công nhân, viên chức đề nghị thì cơ quan, xí nghiệp xét có thể để nghỉ làm hai lần. Trường hợp nghỉ lần thứ hai sẽ không được thanh toán tiền tầu xe và không được tính những ngày nghỉ thêm về đi đường.

6. Tổ chức nghỉ:

Để khỏi trở ngại cho công tác và sản xuất, mỗi cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch sắp xếp để cho mọi người đều lần lượt đi nghỉ.

Người đi nghỉ có thể đề nghị bố trí lịch nghỉ vào khoảng thời gian nào thích hợp với hoàn cảnh của mình để cơ quan xét và quyết định.Việc bố trí lịch nghỉ cho từng người phải căn cứ vào yêu cầu của công tác và sản xuất chủ yếu, đồng thời có chiếu cố đến nguyện vọng của anh chị em và tạo điều kiện thuận lợi về việc đi nghỉ. Giám đốc xí nghiệp và thủ trưởng cơ quan cùng với Công đoàn cần có dự kiến sớm từ đầu năm và báo trước cho đương sự biết trước càng sớm càng tốt, ít nhất là trước 15 hôm.

c) Nghỉ phép về việc riêng:

Điều 4 của Nghị định quy định: gặp trường hợp cha mẹ, vợ hay chồng, con cái chết được nghỉ từ 1 đến 3 ngày có lương, trường hợp ở xa những ngày đi và về được tính để nghỉ thêm.

Nay Liên bộ giải thích rõ thêm:

- Tùy hoàn cảnh của mỗi người mà cơ quan, xí nghiệp xét và cho phép nghỉ ở nhà trong phạm vi số ngày đã quy định. Trường hợp đường sá xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn thì những ngày đi và về có thể xét cho nghỉ thêm và trả đủ lương. Nếu đi quá số ngày đã cho phép không có lý do chính đáng và không được một cơ quan có thẩm quyền chứng thật thì nghỉ quá ngày nào không có lương ngày ấy. Các trường hợp nghỉ về việc riêng đều không được cấp tiền tầu xe.

- Ngoài ra trong trường hợp cưới xin thì đương sự sẽ lấy vào những ngày nghỉ hàng năm của mình được hưởng mà giải quyết, chứ không có chế độ nghỉ riêng.

d) Phạm vi áp dụng và đối tượng thi hành Nghị định số 028-TTg.

Những điều quy định trong Nghị định số 028-TTg áp dụng chung cho tất cả cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế (kể cả cán bộ là ngoại kiều) ở cơ quan Dân, Chính, Đảng từ cấp huyện trở lên, các doanh nghiệp, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các xí nghiệp tư doanh đủ tiêu chuẩn thi hành bản điều lệ tạm thời số 646-TTg ngày 27/12/1955 của Thủ tướng Phủ. Còn các xí nghiệp tư doanh dưới tiêu chuẩn thì thợ và chủ sẽ căn cứ vào đặc điểm và phong tục tập quán của từng nơi mà hai bên cùng nhau thương lượng quy định.

Đối với nhân viên ngoài biên chế hoặc tuyển dụng theo hình thức hợp đồng làm việc có tính chất thường xuyên liên tục từ 3 tháng trở lên đủ điều kiện đã quy định nói trên thì cũng được hưởng các chế độ này.

- Những người làm việc theo vụ, theo mùa, làm khoán theo việc (có việc thì làm hết việc thì nghỉ), những người khuân vác thu nhập theo giá cước ở bến tầu, bến xe, cửa hàng… không nằm trong diện thi hành Nghị định này.

Đối với giáo sư, giáo viên ở các trường và các cán bộ, công nhân, viên chức được cử đi học đã hưởng chế độ nghỉ hè thì cũng không thi hành lệ nghỉ hàng năm này.

- Cán bộ, công nhân, viên chức trong thời gian nằm bệnh viện, Viện điều dưỡng thì chưa được nghỉ hàng năm vì phải bảo đảm việc chữa bệnh, khi nào xuất viện sẽ xét và giải quyết.

- Đối với những người trong một năm ốm phải nghỉ việc một thời gian liền từ 3 tháng trở lên thì năm đó không thi hành lệ nghỉ hàng năm.

- Những điều quy định  tại Thông tư số 01-TT-PQC ngày 26/01/1955 và số 02-TT-PQC ngày 26/3/1955 của Bộ Nội vụ, số 43-TT-LB ngày 30/11/1957 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, Thông tư số 12-TT-LĐ ngày 12/6/1958 của Bộ Lao động trước trái với quy định này đều bãi bỏ.

Trên đây, Liên bộ quy định một số điểm cụ thể để các Bộ, các cấp thi hành. Nếu có vấn đề gì mắc mứu đề nghị phản ánh kịp thời cho Liên bộ nghiên cứu và giải quyết.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG

 
 

 
Tô Quang Đẩu

BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG

 

 
 
Nguyễn Văn Tạo

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 14-TT/LB ngày 23/03/1959 hướng dẫn Nghị định 028-TTg về những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


29.981

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.38.110
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!