BỘ
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
13-TBXH
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 11 năm 1975
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH THÔNG TƯ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
87-TTG NGÀY 24-03-1975 VỀ VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG
NGHĨA VỤ BỊ THƯƠNG, BỊ BỆNH HOẶC CHẾT
Theo quy định trước đây của Hội
đồng Chính phủ, người đi lao động nghĩa vụ ở A bị thương hoặc chết được hưởng
chế độ quy định tại Nghị định số 135-CP ngày 05-08-1969; người đi lao động
nghĩa vụ ở B, C bị thương hoặc chết.
- Vì tai nạn lao động, ốm đau
thì hưởng chế độ quy định tại Nghị định số 135-CP.
- Do địch bắn phá trong khi đang
làm nhiệm vụ thì được áp dụng chế độ đối với dân công B, C Nghị định tại số
111-B/CP ngày 20-07-1967.
Ngày 24-03-197, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Thông tư số 87-TTg quy định: người lao động nghĩa vụ được huy động
theo Nghị định số 135-CP đi phục vụ tại chiến trường B, C trong những năm chống
Mỹ, và tại công trình 71, từ Nghệ An trở vào, trong những năm 1971-1972 mà bị
thương, bị bệnh hoặc chết như các trường hợp bị thương, bị bệnh hoặc chết của
thanh niên xung phong thì được áp dụng các chế độ đối với thanh niên xung phong
bị thương, bị bệnh hoặc chết đã quy định tại Thông tư của Thủ tướng Chính phủ số
25-TTg ngày 27-02-1968.
Để thi hành Thông tư số 87-TTg
trên đây, sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Lao động, Bộ Thương binh và xã hội
giải thích, hướng dẫn cụ thể những điểm sau đây.
I. VỀ XÁC ĐỊNH
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ
Thông tư số 87-TTg đã quy định đối
tượng được hưởng chế độ là lao động nghĩa vụ phục vụ ở B, C và ở công trình 71.
Nay giải thích cụ thể như sau:
1. Phục vụ chiến trường B, C
trong những năm chống Mỹ, cứu nước là phục vụ trong thời gian từ ngày 03 tháng
07 năm 1971 (ngày Chính phủ có quyết định số 187-TTg cho phép huy động lao động
nghĩa vụ đi B, C) đến ngày 30 tháng 04 năm 1975 (ngày kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ, theo hướng dẫn trong Thông tư của Phủ thủ tướng số 297-TTg ngày
10-09-1975).
2. Phục vụ công trình 71 từ Nghệ
an trở vào trong những năm 1971-1972 là phục vụ trong thời gian từ ngày 01
tháng 05 năm 1971 (ngày có lao động nghĩa vụ đến làm việc tại công trình 71
theo công văn số 3756-CB/4 ngày 04-10-1975 của Bộ Giao thông vận tải) đến ngày
31 tháng 12 năm 1972.
Công trình 71 năm trong tỉnh Quảng
bình, nhưng ở hai tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh có một số cơ sở phục vụ cho công
trình này. Do vậy, những người làm việc ở các cơ sở này cũng được coi là phục vụ
công trình 71.
II. CÁCH THỰC
HIỆN CHẾ ĐỘ THƯƠNG TẬT, TIỀN TUẤT
A. Đối với người bị thưong.
- Những người bị thương vì trực
tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm trong công tác, sản
xuất, trong việc bảo vệ tính mạng của nhân dân và tài sản của Nhà nước thì gọi
là lao động nghĩa vụ bị thương trong khi phục vụ chiến trường, được hưởng
trợ cấp thương tật như thương binh loại A và các chế độ ưu đãi khác như thương
binh (trừ việc nhận huy hiệu thương binh và việc được miễn bưu phí).
- Những người bị thương vì tai nạn
lao động, tai nạn chiến tranh thì gọi là lao động nghĩa vụ bị thương trong
khi làm nhiệm vụ, được hưởng trợ cấp thương tật như thương binh loại B
(nhưng không hưởng các chế độ ưu đãi khác như thương binh).
- Thời gian được hưởng trợ cấp
thương tật kể từ sau khi cơ quan thương binh và xã hội ra quyết định trợ cấp
thương tật.
Đối với những người đã được trợ
cấp thương tật theo Nghị định số 111-B/CP hoặc theo Nghị định số 135-CP thì nay
được giải quyết như sau:
1. Đã được cấp sổ hưởng trợ cấp
thương tật theo Nghị định số 111-B/CP thì nay tiếp tục lĩnh trợ cấp thương tật
theo sổ cũ.
2. Đã được trợ cấp thương tật một
lần theo Nghị định số 135-CP thì được điều chỉnh lại trợ cấp thương tật như
sau:
- Những người có đủ tiêu chuẩn
hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng thì được cấp sổ và lĩnh trợ cấp thương tật
từ ngày cơ quan thương binh và xã hội ký quyết định, không trừ khoản trợ cấp
thương tật một lần đã lĩnh trước đây.
- Những người không đủ tiêu chuẩn
hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng thì nay không điều chỉnh trợ cấp nữa.
B. Đối với gia đình liệt sĩ
Lao động nghĩa vụ chết được xác
nhận là liệt sĩ thì thân nhân chủ yếu được trợ cấp tiền tuất một lần, hoặc hàng
tháng như đối với gia đình liệt sĩ là thanh niên xung phong. Thời gian được hưởng
tuất kể từ ngày liệt sĩ hy sinh.
Đối với những gia đình liệt sĩ
đã được hưởng trợ cấp tiền tuất theo Nghị định số 111-B/CP hoặc theo Nghị định
số 135-CP thì nay giải quyết như sau:
1. Đã được cấp sổ tuất hàng
tháng theo Nghị định số 111-B/CP (mỗi định suất 10đ) thì nay được điều chỉnh lại
tiền tuất theo chế độ tiền tuất đối với thanh niên xung phong (mỗi định suất
11đ). Ngoài ra gia đình liệt sĩ được truy lĩnh:
- Trợ cấp lần đầu.
- Số tiền chênh lệch mỗi định suất
tuất 1đ một tháng (kể từ tháng được cấp sổ tuất hàng tháng trước đây cho đến
nay).
2. Đã được cấp tuất một lần:
- Những gia đình liệt sĩ đã đủ
điều kiện hưởng tuất hàng tháng, từ ngày liệt sĩ hy sinh thì nay được cấp sổ tuất
và tính tuất cấp cho gia đình liệt sĩ từ ngày liệt sĩ hy sinh gồm trợ cấp lần đầu
và tuất hàng tháng mỗi định suất 11đ, nhưng phải trừ đi số tiền tuất một lần đã
cấp trước đây.
Những gia đình liệt sĩ đủ điều
kiện hưởng tuất hàng tháng sau khi liệt sĩ hy sinh một thời gian thì nay cấp sổ
tuất và tính trợ cấp tuất cho gia đình liệt sĩ mỗi định suất 11đ từ ngày có đủ
điều kiện hưởng tuất hàng tháng (không trừ đi tuất một lần đã cấp trước).
III. THỦ TỤC
THI HÀNH
1. Về xác nhận và cấp sổ trợ
cấp thương tật cho lao động nghĩa vụ bị thương:
Hồ sơ thương tật của lao động
nghĩa vụ gồm có:
- Giấy chứng nhận bị thương do
thủ trưởng cơ q uan sử dụng cấp.
- Biên bản khám xét thương tật.
Hồ sơ (2 bản) sẽ chuyển cho các
Sở, Ty thương binh và xã hội thành phố, tỉnh nơi lao động nghĩa vụ cư trú để
xét, quyết định và giải quyết trợ cấp thương tật theo như cách giải quyết đối với
công nhân, viên chức, cán bộ xã, nhân dân và dân công bị thương đã hướng dẫn
trong Thông tư số 1-NV ngày 25-01-1968 của Bộ Nội vụ
2. Về việc xác nhận và cấp sổ
trợ cấp tiền tuất cho gia đình liệt sĩ:
Hồ sơ của liệt sĩ là lao động
nghĩa vụ gồm có:
- Giấy chứng nhận hy sinh do thủ
trưởng cơ quan sử dụng cấp và phải được thủ trưởng các ngành ở trung ương hoặc Ủy
ban hành chính tỉnh, thành phố (nếu lao động nghĩa vụ do địa phương quản lý)
xác nhận là liệt sĩ. Nếu do quân đội sử dụng thì thủ trưởng đơn vị từ cấp trung
đoàn trở lên cấp giấy chứng nhận hy sinh và xác nhận liệt sĩ.
- Giấy chứng nhận tình hình thân
nhân của liệt sĩ.
Hồ sơ do các Sở, Ty thương binh
và xã hội thành phố, tỉnh nơi gia đình liệt sĩ cư trú xét, quyết định giải quyết
trợ cấp tiền tuất và đề nghị tặng bằng Tổ quốc ghi công theo như hướng dẫn
trong Thông tư số 29-NV ngày 06-11-1967 của Bộ Nội vụ.
Đối với những người bị thương đã
được trợ cấp thương tật hàng tháng và những gia đình liệt sĩ đã được trợ cấp tuất
thì các Sở, Ty thương binh và xã hội căn cứ vào các hồ sơ đã có để xét điều chỉnh
trợ cấp thương tật và trợ cấp tuất.
3. Về việc thu nhận lao động
nghĩa vụ bị mất sức lao động vào trại an dưỡng.
Muốn chuyển lao động nghĩa vụ bị
mất sức lao động từ 71% trở lên vào trại an dưỡng, cơ quan, đơn vị quản lý lao
động nghĩa vụ phải gửi cho Bộ Thương binh và xã hội hồ sơ gồm có:
- Công văn đề nghị thu nhận lao
động nghĩa vụ mất sức lao động vào trại.
- Sổ trợ cấp thương tật hoặc hồ
sơ trợ cấp thương tật (đối với người bị thương), biên bản xác định tỷ lệ mất sức
lao động và bệnh án (đối với người bị bệnh).
- Giấy của Ủy ban hành chính xã
nơi lao động nghĩa vụ cư trú trước khi đi làm nghĩa vụ chứng nhận là không có
nơi nương tựa.
Bộ Thương binh và xã hội sẽ xét,
quyết định việc thu nhận và giới thiệu lao động nghĩa vụ mất sức lao động vào
trại.
Trong khi tiến hành, nếu có vấn
đề gì vướng mắc hoặc chưa rõ, đề nghị các ngành sử dụng lao động nghĩa vụ, các
địa phương, các Sở, Ty thương binh và xã hội phản ảnh cho Bộ Thương binh và xã
hội để Bộ nghiên và góp ý giải quyết.
|
K.T
BỘ TRƯỞNG
BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Kiện
|