BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
11-LĐTBXH-TT
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 11 năm 1991
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 11-TT/LĐTBXH-TT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG CÓ THỜI
HẠN Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
Căn cứ Nghị quyết số 362-CP
ngày 28-11-1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Hội đồng Bộ trưởng); căn cứ các
Hiệp định, Nghị định thư về hợp tác lao động đã ký giữa nước ta với nước ngoài
từ năm 1990 trở về trước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tại công văn số
305/TC-HCVX ngày 15-3-1991; công văn số 1405/TC-HCVX nagỳ 2-10-1991 và với Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam tại công văn số 125-TLĐ ngày 20-2-1991, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn giải quyết một số chính sách, chế độ đối với
người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đã về nước như sau:
I - PHẠM VI
VÀ ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH
1. Thông tư này áp dụng cho những
người là công nhân, viên chức, quân nhân, công an nhân dân, học sinh các trường
đào tạo và các đối tượng khác đi lao động ở nước ngoài kể cả cán bộ phụ trách
đơn vị, phiên dịch, cán bộ làm công tác quản lý do nước ngoài trả lương đã về
nước, chưa được giải quyết chế độ như quy định trong Thông tư này.
2. Những đối tượng sau đây không
thuộc diện áp dụng của Thông tư này.
a) Những người về nước trước thời
hạn do các nguyên nhân:
- Vi phạm hợp đồng lao động, các
quy định quản lý lao động ở nước ngoài của Nhà nước ta bị kỷ luật buộc phải về
nước
- Vi phạm pháp luật bị nước
ngoài trục xuất về nước
- Tự ý bỏ việc ở nước ngoài về
nước hoặc về nước nghỉ phép rồi tự ý ở lại không được sự đồng ý của cơ quan có
thẩm quyền.
b) Những người có quyết định về
nước, nhưng tự ý ở lại nước ngoài một thời gian mà không được sự đồng ý của cơ
quan có thẩm quyền.
c) Những người tự ý bỏ việc sang
nước thứ ba (kể cả những người bỏ việc sang Tây Berlin và Cộng hoà Liên bang Đức
trước ngày 3-10-1990).
II - NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thời gian công tác:
a) Thời gian làm việc ở nước
ngoài được tính là thời gian công tác để giải quyết các chế độ theo quy định hiện
hành của Nhà nước ta. Trường hợp một người có nhiều lần đi lao động ở nước
ngoài thì thời gian làm việc được tính cộng lại.
b) Kể từ ngày về nước, nếu phải
chờ bố trí công tác, hoặc tự tìm việc làm, hoặc chờ giải quyết chế độ chính
sách thì thời gian chờ cũng được tính nhưng không quá 90 ngày (3 tháng). Thời
gian chờ không hưởng lương.
c) Thời gian làm việc ở nước
ngoài được cộng với thời gian làm việc ở trong nước để tính thời gian công tác.
Nếu đối tượng trước khi đi lao động ở nước ngoài đã hưởng trợ cấp thôi việc, trợ
cấp phục viên, xuất ngũ thì thời gian đã hưởng trợ cấp thôi không được tính.
d) Đối với số học sinh học nghề,
thực tập sinh sản xuất, vừa học vừa làm chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp
định Chính phủ thì thời gian làm việc ở nước ngoài được tính từ ngày chuyển
sang hợp tác lao động đến khi về nước kết thúc hợp đồng.
2. Tiếp nhận và giải quyết việc
làm:
a) Người đi lao động ở nước
ngoài bao gồm các đối tượng quy định tại mục I của Thông tư này được chuyển trả
về cơ quan, đơn vị đã cử đi để làm các thủ tục nhập khẩu tại nơi thường trú trước
khi đi. Cơ quan đơn vị cũ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao
động được nhập khẩu theo đề nghị của đương sự phù hợp với chính sách quản lý hộ
khẩu hiện hành.
b) Người đi lao động ở nước
ngoài về nước được chuyển trả về cơ quan, đơn vị đã cử đi để tiếp nhận, bố trí
việc làm nếu có nhu cầu. Nếu cơ quan, đơn vị cũ đã giải thể thì cơ quan quản lý
cấp trên trực tiếp điều chuyển hoặc giới thiệu để họ đến làm việc ở cơ quan
khác. Trường hợp không sắp xếp được việc làm thì tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động tự tìm việc làm.
c) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài đã giải quyết các chế độ thôi việc, phục viên, xuất ngũ và những
người chưa phải là công nhân, viên chức Nhà nước thì khi về nước được cơ quan,
xí nghiệp, đơn vị, địa phương tạo điều kiện để người lao động tự tìm việc làm.
3. Chế độ thôi việc:
a) Người đi lao động ở nước
ngoài về nước nếu quá 3 tháng không giải quyết được việc làm và không đủ các điều
kiện để hưởng các chế độ nói ở điểm 4 dưới đây thì được giải quyết thôi việc.
b) Thời gian tính trợ cấp và mức
trợ cấp thôi việc như sau:
- Thời gian tính trợ cấp thôi việc
theo quy định tại điểm 1 mục II trên.
- Mức độ cấp thôi việc : cứ 1
năm công tác được trợ cấp 1 tháng lương cấp bậc hoặc lương chức vụ và phụ cấp
thâm niên khu vực (nếu có).
c) Những người đã được phía sử dụng
lao động đền bù do chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì thời gian làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng đó không được tính để hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, nhưng
vẫn được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chế độ hưu trí:
Người đi lao động ở nước ngoài về
nước là công nhân viên chức nếu không tiếp tục công tác và có đủ các điều kiện
theo những quy định hiện hành thì được giải quyết chế độ hưu trí.
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp.
a) Những người bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước, nếu thương
tật đã ổn định thì được Hội đồng giám định y khoa khám xác định thương tật; nếu
thương tật ổn định cần điều trị tiếp thì được cơ quan, đơn vị tổ chức đưa người
đi lao động giải quyết cho điều trị đến khi ổn định như chế độ đối với công
nhân viên chức ở trong nước.
Sau khi Hội đồng giám định y
khoa của Việt Nam xác định lại khả năng lao động, được xếp hạng thương tật,
không tiếp tục công tác thì được hưởng mọi chế độ như công nhân viên chức ở
trong nước quy định tại Quyết định số 133-HĐBT ngày 1 tháng 11 năm 1986 của Hội
đồng Bộ trưởng, Thông tư số 77-TT-TCĐ ngày 10-12-1986 của Tổng Công đoàn Việt
Nam và Thông tư Liên Bộ số 31-TT-LB ngày 10-2-1987 của Tổng Công đoàn Việt Nam
và Bộ Thương binh xã hội.
b) Những người bị tai nạn lao động,
bị bệnh nghề nghiệp ở nước ngoài, nếu nước sử dụng lao động đã trả trợ cấp hàng
tháng thì không hưởng trợ cấp hàng tháng như đối với công nhân viên chức ở
trong nước, nhưng phải đăng ký với Sở Lao động - Thương binh Xã hội nơi cư trú
để quản lý và thực hiện những chế độ khác (nếu có).
c) Những người lao động bị ốm
đau, tai nạn rủi ro ở nước ngoài về nước, nếu phải đưa ngay vào bệnh viện, thì
cơ quan, đơn vị tổ chức đưa người đi lao động ở nước ngoài giải quyết cho điều
trị theo quy định như đối với công nhân viên chức trong nước.
6. Chi phí chôn cất và trợ cấp mất
người nuôi dưỡng
a) Chi phí chôn cất:
- Trong thời gian làm việc ở nước
ngoài, nếu người lao động bị chết do ốm đau, tai nạn (kể cả tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp) thì gia đình được cấp tiền chi phí cho tang lễ như đối với
công nhân viên chức ở trong nước chết.
b) Trợ cấp vì mất người nuôi dưỡng:
- Trong thời gian làm việc ở nước
ngoài, những người lao động bị chết do tai nạn lao dộng hoặc bệnh nghề nghiệp
mà nước sử dụng lao động chưa giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng cho gia đình người
chết thì ngoài tiền chi phí cho tang lễ nói ở đoạn a điểm 6 trên, thân nhân của
người chết còn được trợ cấp một lần (nếu có đủ điều kiện). - Những người trước
khi đi lao động ở nước ngoài là công nhân, viên chức hoặc quân nhân (kể cả công
an nhân dân) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp phục viên, xuất ngũ nếu
bị chết do ốm đau hoặc do tai nạn rủi ro ở nước ngoài mà nước sử dụng lao động
chưa giải quyết trợ cấp thì ngoài chi phí cho tang lễ, thân nhân của người chết
còn được hưởng trợ cấp một lần và những người thân nhân chủ yếu của người chết
(nếu có đủ điều kiện) còn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như chế độ đối
với thân nhân của công nhân, viên chức ở trong nước.
7. Tiền lương để tính trợ cấp.
a) Những người đi lao động ở nước
ngoài về nước nguyên là cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, lực lượng vũ
trang hưởng lương hoặc sinh hoạt phí thì lấy mức lương hoặc sinh hoạt phí trước
khi đi (nhưng không thấp hơn lương bậc 2 ở trong nước cùng ngành nghề với công
việc ở nước ngoài để tính).
b) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài không phải là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, quân nhân
hoặc là cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, quân nhân đã hưởng trợ cấp thôi
việc một lần, trợ cấp xuất ngũ trước khi đi thì lấy mức lương bậc 2 ở trong nước
cùng ngành nghề với công việc làm ở nước ngoài (nếu trong nước không có nghề đó
thì lấy nghề tương ứng) để tính.
III - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thủ tục giải quyết chế độ bảo
hiểm xã hội
a) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài là công nhân, viên chức (kể cả công an nhân dân) do các cơ
quan, xí nghiệp trực tiếp quản lý, tuyển chọn đi lao động ở nước ngoài chịu
trách nhiệm lập hồ sơ để giải quyết các thủ tục chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu xí
nghiệp, cơ quan cũ giải thể thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm
lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ quan,
xí nghiệp đóng để giải quyết.
b) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài là quân nhân (kể cả công nhân viên quốc phòng) do Bộ Quốc
phòng lập hồ sơ và giải quyết mọi chế độ trước khi chuyển về cơ quan Lao động -
Thương binh và Xã hội địa phương nơi người đó cư trú để thực hiện chế độ theo
quy định hiện hành.
c) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài thuộc diện phường, xã quản lý thì do Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội cấp huyện, quận, thị xã lập hồ sơ và giải quyết.
2. Thủ tục giải quyết chế độ
thôi việc
a) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài là quân nhân thì do Bộ Quốc phòng lập danh sách tổng hợp.
b) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài là cán bộ, công nhân, viên chức, thuộc cơ quan, đơn vị hành
chính sự nghiệp (kể cả công an nhân dân) thì cơ quan, đơn vị nào tuyển chọn cử
đi lập danh sách chuyển cho Bộ, ngành chủ quản tổng hợp.
c) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài là công nhân, viên chức thuộc các xí nghiệp, đơn vị sản xuất
kinh doanh của Bộ, địa phương nào tuyển chọn cử đi thì xí nghiệp, đơn vị đó lập
danh sách chuyển cho Bộ, địa phương chủ quản tổng hợp. Trường hợp xí nghiệp,
đơn vị đó giải thể thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp lập danh sách.
d) Những người trước khi đi lao
động ở nước ngoài là cán bộ, công nhân, viên chức, quân nhân, công an nhân dân
đã được giải quyết chế độ về địa phương và những người chưa phải là công nhân
viên chức Nhà nước như : học sinh các trường đào tạo, con em của cán bộ, công
nhân viên chức và lao động ở các phường, xã... thì Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội nơi người lao động cư trú lập danh sách Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội địa phương đó tổng hợp.
Các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị
căn cứ mục I và điểm 3 mục II quy định trong Thông tư này lập danh sách các đối
tượng được hưởng trợ cấp thôi việc (theo mẫu số 1 đính kèm) chuyển lên cơ quan
cấp trên tổng hợp, gửi Cục Hợp tác quốc tế về lao động - Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội xác nhận. Cục Hợp tác quốc tế về Lao động căn cứ vào quy định tại
mục I của Thông tư để xác nhận đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp sau đó
chuyển trả lại cơ quan, xí nghiệp để làm căn cứ lập dự toán chi trả và quyết
toán khoản trợ cấp thôi việc (theo mẫu số 2 đính kèm).
Các cơ quan tổng hợp nói ở đoạn
a, b, d trên căn cứ danh sách đối tượng đã được xác nhận lập dự toán kinh phí
trả trợ cấp thôi việc với cơ quan tài chính đồng cấp. Cơ quan tổng hợp nói ở đoạn
c trên chuyển danh sách đối tượng đã được xác nhận cho Sở tài chính và Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội địa phương nơi đơn vị, xí nghiệp đóng để lập dự toán
kinh phí để trả trợ cấp thôi việc.
đ) Đối với những người đi lao động
ở nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp thì do Bộ, tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương giải quyết.
3. Nguồn kinh phí trả trợ cấp.
a) Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp
bảo hiểm xã hội cho những người đi lao động ở nước ngoài về nước theo Hiệp định
Nhà nước do các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chi trả theo chế độ hiện hành, riêng khoản chi phí chôn cất quy định
tại đoạn a, điểm 6, mục II do Cục hợp tác quốc tế về lao động Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội giải quyết.
b) Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp
thôi việc do Ngân sách Nhà nước đài thọ.
c) Những người đi lao động ở nước
ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, địa phương, đơn vị kinh tế
của nước ta với nước ngoài nếu có đóng bảo hiểm xã hội và nghĩa vụ cho Nhà nước
ta thì được hưởng chế độ quy định trong Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều không có hiệu
lực thi hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.
BIỂU SỐ 1
BẢN TỔNG HỢP DANH SÁCH NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ
NƯỚC ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THÔI VIỆC
Cơ quan (xí nghiệp, đơn vị):........................................
Bộ (tỉnh, thành phố):...................................................
TT
|
Họ
và tên
|
Ngày
tháng
|
Ngày
đi HTLĐ
|
Ngày
về nước
|
Thời
gian làm việc ở NN
|
Nước
đến làm việc
|
Nghề
nghiệp làm việc ở NN
|
Ghi
chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cục hợp tác quốc tế về lao động Ngày....
tháng.... năm 199...
Bộ Lao động - Thương binh Thủ
trưởng đơn vị
và Xã hội xác nhận danh sách (Bộ,
ngành, địa phương)
đối tượng trên thuộc diện được
trợ cấp thôi việc
Hà Nội, ngày.....tháng....năm
199..
CỤC
TRƯỞNG CỤC HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ LĐ
(ký tên và đóng dấu)
BIỂU SỐ 2
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ GIẢI QUYẾT THÔI VIỆC CHO
NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
Cơ quan (xí nghiệp, đơn vị):...........................................
Bộ (tỉnh, thành phố):......................................................
Số
TT
|
Họ
và tên đối tượng
|
Ngày
tháng năm sinh
|
Thời
gian làm việc ở nước ngoài
|
T.gian
làm việc trong nước trước khi đi HTLĐ
|
Tiền
lương cơ bàn cấp bậc hoặc chức vụ
|
Tiền
lương tổng gạch (gồm lương cơ bản, chức vụ phụ cấp thâm niêm, phụ cấp khu vực
(nếu có)
|
Kinh
phí trả trợ cấp
|
Ghi
chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
....tháng....năm 199...
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(ký tên và đóng dấu)