Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 68/2008/NĐ-CP điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động giải thể cơ sở bảo trợ xã hội

Số hiệu: 07/2009/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Bùi Hồng Lĩnh
Ngày ban hành: 30/03/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 07/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2008/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2008/NĐ-CP), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP như sau:

Điều 1. Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội.

1. Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

a) Các cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội là những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không tự bảo đảm được các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, học tập; những đối tượng gặp các tình huống căng thẳng, khủng hoảng tinh thần, khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh; các gia đình có mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ, có nguy cơ tan vỡ hoặc không duy trì được cuộc sống bình thường cho các thành viên của mình.

b) Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội:

Tiếp nhận, nuôi dưỡng các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP;

Tư vấn, tham vấn để giải quyết sự căng thẳng về quan hệ, tình cảm và trợ giúp tiếp cận các dịch vụ xã hội; tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi để tìm ra khó khăn và cách thức giải quyết khó khăn; trợ giúp về thức ăn, chỗ ở tạm thời; hỗ trợ khám, chữa bệnh và học tập; trợ giúp học nghề; tìm việc làm, nâng cao thu nhập và vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần;

Nâng cao năng lực cho cán bộ liên quan ở cộng đồng, thành viên các gia đình để họ tự giải quyết các vấn đề phát sinh, vượt qua hoàn cảnh khó khăn;

Tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thông qua các chương trình, dự án; tổ chức thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân, người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em, thúc đẩy cộng đồng phát triển.

2. Các đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP là những đối tượng rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt nếu không được tiếp nhận ngay sẽ nguy hiểm đến thân thể, tính mạng, gây khủng hoảng và tổn thương về tinh thần.

3. Các đối tượng khác quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) quyết định tiếp nhận hoặc quyết định tiếp tục nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Cơ sở) bao gồm:

a) Người lang thang xin ăn; người tâm thần có hành vi gây nguy hiểm cho cộng đồng;

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2007/NĐ-CP) đang sống trong Cơ sở từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng đang đi học văn hóa, học nghề;

c) Các đối tượng mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thấy cần thiết.

4. Đối với Cơ sở công lập, số lượng đối tượng được tiếp nhận nuôi dưỡng và mức đóng góp của các đối tượng tự nguyện phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Điều 2. Chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng

Điều 12 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

1. Về dinh dưỡng

Cơ sở bảo đảm chất lượng các bữa ăn hàng ngày cho đối tượng nuôi dưỡng. Ngoài chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP , Cơ sở huy động sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và tổ chức lao động tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho đối tượng.

2. Về chăm sóc sức khỏe

Cơ sở có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết, điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng. Đối với Cơ sở có nhiệm vụ phục hồi chức năng thì phải có cán bộ và trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng.

3. Về học văn hóa, học nghề

Cơ sở bảo đảm cho trẻ em đang nuôi dưỡng được học văn hóa trong các trường phổ thông công lập, dân lập hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tại Cơ sở; việc học nghề thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

4. Về thông tin và vui chơi giải trí

Cơ sở tổ chức hoạt động dạy hát, dạy nhạc hoặc tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí hàng tuần; trang bị tủ sách, phòng đọc; cung cấp sách, báo, tạp chí, đài, ti vi để đáp ứng nhu cầu về giải trí và thông tin cho các đối tượng sống trong Cơ sở. Đối với những người có khả năng hoạt động, ít nhất trong mỗi ngày có một giờ để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe và độ tuổi.

Điều 3. Quy trình tiếp nhận các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp

1. Cơ sở có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:

Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của người phát hiện, đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện Cơ sở. Riêng đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận phải có chữ ký của đối tượng.

Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi của đối tượng để có kế hoạch can thiệp phù hợp

Bước 3. Thực hiện ngay việc đảm bảo an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng thông qua chăm sóc y tế, điều trị hoặc tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý. Riêng trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân trong khu vực, thời hạn 30 ngày.

Bước 4. Tìm hiểu gia đình và nhân dân của đối tượng để đưa ra quyết định chuyển sang nuôi dưỡng dài hạn, trung hạn (từ 1-3 năm) hoặc chuyển về gia đình, cộng đồng dưới sự bảo vệ và trợ giúp của chính quyền cấp xã.

Đối với trẻ em bị bỏ rơi thì tìm cách cho trẻ trở về đoàn tụ với gia đình, người thân hoặc gia đình chăm sóc thay thế hoặc nuôi dài hạn trong Cơ sở;

Đối với các đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động thì tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý trước khi đưa đối tượng trở về với gia đình, cộng đồng.

Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định. Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi thì làm các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Thời điểm tiếp nhận các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở công lập có thể diễn ra ngay sau khi phát hiện, giải quyết nhanh nhất trong ngày. Tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời và hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo các bước nêu trên không quá 30 ngày kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp kéo dài quá 30 ngày phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Cơ sở bảo trợ xã hội

Căn cứ quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP , các Cơ sở tiến hành tổ chức thực hiện các việc sau:

a) Xây dựng phương án tổ chức, sắp xếp cán bộ nhân viên và bố trí nhân lực; cải tạo, hoàn thiện cơ sở vật chất. Đối với Cơ sở công lập trình cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, phê duyệt;

b) Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trợ giúp kinh phí nuôi dưỡng chăm sóc đối tượng; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí huy động theo đúng quy định của pháp luật để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng;

c) Dự toán thu, chi, thanh quyết toán và quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành;

d) Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan quản lý cấp trên và Ủy ban nhân dân cùng cấp về hoạt động của Cơ sở (theo Mẫu số 6) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2.1. Quyết định thành lập hoặc giải thể Cơ sở của tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong phạm vi quản lý.

2.2. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện các công việc sau:

a) Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo cơ sở bảo trợ xã hội thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định số 68/2008/NĐ-CP có hiệu lực đối chiếu các điều kiện quy định tại Chương II, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP để sắp xếp lại trong thời hạn 36 tháng. Đối với Cơ sở thành lập sau ngày Nghị định số 68/2008/NĐ-CP có hiệu lực phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ;

b) Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động của Cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Lập dự toán, cấp và thanh quyết toán kinh phí nuôi dưỡng, sinh hoạt phí cho đối tượng trong các Cơ sở công lập theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ; hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng các đối tượng được cơ quan quản lý có thẩm quyền đồng ý tiếp nhận;

d) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ;

đ) Xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ nhà, đất cho các Cơ sở;

e) Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả hoạt động của Cơ sở thuộc phạm vi quản lý về cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cùng cấp trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm.

3. Các Bộ, ngành

3.1. Quyết định thành lập hoặc giải thể Cơ sở công lập và ngoài công lập hoạt động trong phạm vi quản lý.

3.2. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện các công việc sau:

a) Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo các Cơ sở thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định số 68/2008/NĐ-CP có hiệu lực đối chiếu các điều kiện quy định tại Chương II, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP để sắp xếp lại trong thời hạn 36 tháng. Đối với Cơ sở thành lập sau ngày Nghị định số 68/2008/NĐ-CP có hiệu lực phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động của Cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Dự toán và phân bổ kinh phí bảo đảm hoạt động cho các Cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ;

đ) Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của các Cơ sở thuộc quyền quản lý về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 31/12 hàng năm và các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

5. Bãi bỏ Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ và các quy định trước đây trái với Thông tư này.

6. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, ngành và các Cơ sở phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, hướng dẫn.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- VPTU Đảng, các ban của Đảng;
- VPQH, VP Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- Ngân hàng chính sách xã hội;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc bộ và Website của Bộ;
- Lưu VT, BTXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Hồng Lĩnh

PHỤ LỤC

(Ban hành các mẫu kèm theo Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội).

MẪU SỐ 1

ĐƠN XIN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

……., ngày tháng năm 200…

ĐƠN XIN THÀNH LẬP (tên cơ sở) …………………………………….

Kính gửi: ……………………………………………………………..

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ thông tư số 07 ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

Sau khi xây dựng Đề án thành lập:

(Tên cơ sở) ....................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1) ..................................................................................................................................

2)...................................................................................................................................

3) ..................................................................................................................................

4) ..................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Làm đơn này trình ...........................................................................................................
kèm theo các loại giấy tờ theo quy định, xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi

Khi (Tên cơ sở) …………………………………………….. được thành lập và đi vào hoạt động sẽ góp phần ổn định cuộc sống của các đối tượng bảo trợ xã hội và ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN XIN THÀNH LẬP

Ghi chú: Cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi địa bàn cấp huyện, đơn gửi tới Ủy ban nhân dân huyện qua phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, đơn gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Bộ, ngành, tổ chức gửi đơn tới Bộ, ngành, tổ chức (qua Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức cán bộ hoặc phòng TCCB).

MẪU SỐ 2

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP (tên cơ sở)…………………………………….

1. Tên gọi, địa chỉ, địa bàn hoạt động;

2. Sự cần thiết thành lập (tên cơ sở) …………………………………….

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của (tên cơ sở) ……………………………………

4. Loại hình tổ chức cần thành lập;

5. Đối tượng tiếp nhận;

6. Phương án và kế hoạch hoạt động của (tên cơ sở) ………………….;

7. Tổ chức bộ máy, nhân sự;

8. Trụ sở làm việc (Địa điểm, thiết kế, diện tích nhà làm việc; diện tích nhà ở của đối tượng; diện tích nhà bếp, công trình vệ sinh, khu giải trí, vui chơi, lao động, trị liệu …) và trang thiết bị, phương tiện phục vụ;

9. Kinh phí;

10. Dự kiến hiệu quả;

11. Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập (tên cơ sở) ………………………..

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN XIN THÀNH LẬP

MẪU SỐ 3

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH HỒ SƠ THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH HỒ SƠ

thành lập …………………………….. (tên cơ sở)

Số: /BB-………………….

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm 200 …….. tại ...............................................................

Chúng tôi, gồm:

1) Ông (bà) .......................................... Chức vụ ............................................................

Đại diện (cơ quan, tổ chức) .................................................................... chủ trì thẩm định

2) Ông (bà) .......................................... Chức vụ ............................................................

Đại diện (cơ quan, tổ chức) .............................................................................................

3) Ông (bà) .......................................... Chức vụ ............................................................

Đại diện (cơ quan, tổ chức) .............................................................................................

4) Ông (bà) .......................................... Chức vụ ............................................................

Đại diện (cơ quan, tổ chức) .............................................................................................

5) Ông (bà) .......................................... Chức vụ ............................................................

Đại diện (cơ quan, tổ chức) .............................................................................................

Ông (bà) ............................................. Chức vụ ............................................................

Đại diện (cơ quan, tổ chức) .............................................................................................

đã cùng nhau xem xét hồ sơ xin thành lập (tên cơ sở) .....................................................

.....................................................................................................................................

Hồ sơ gồm có:

1) Tờ trình (hoặc đơn xin) thành lập.

2) Đề án thành lập

3) Quy chế hoạt động của (tên cơ sở) ..............................................................................

4) Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất và phương án tài chính phục vụ cho hoạt động của ...............................
(nếu là cơ sở ngoài công lập).

5. Sơ yếu lý lịch của Giám đốc ................................................................ , có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập ....................................................................... … (nếu là cơ sở ngoài công lập).

6. Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi (tên cơ sở) ………………………………………………………………………………. đặt trụ sở hoạt động.

7. Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh (nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội); sau khi xem xét, trao đổi, chúng tôi thống nhất một số ý kiến sau:

1. Hồ sơ xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội của …………………………………….. đã đầy đủ và hợp lệ (hoặc không đầy đủ, không hợp lệ) theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ.

2. Các văn bản nêu trên đã đảm bảo (hoặc chưa đảm bảo) được các nội dung theo yêu cầu về sự cần thiết, các yếu tố bảo đảm cho hoạt động và tính khả thi của đề án, tác động tốt về mặt xã hội đối với địa phương và đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể:

a) Về Tờ trình hoặc đơn xin thành lập, đã nêu rõ (hoặc chưa nêu rõ):

- Sự cần thiết thành lập ...................................................................................................

- Quá trình xây dựng đề án;

- Nội dung cơ bản của đề án;

- Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

b) Về Đề án thành lập, đã nêu đầy đủ (hay không đầy đủ) các nội dung đề án gồm:

- Mục tiêu và nhiệm vụ của ……………………………………………………….. (tên cơ sở);

- Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động của …………………………….. (tên cơ sở);

- Đối tượng tiếp nhận;

- Tổ chức bộ máy; nhân sự, biên chế;

- Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế) và trang thiết bị, phương tiện cần thiết;

- Kế hoạch kinh phí;

- Dự kiến hiệu quả;

- Kiến nghị của cơ quan, đơn vị trình.

c) Về Dự thảo Quy chế hoạt động của ……………………………………………, đã nêu được (hay chưa nêu được):

- Trách nhiệm của Giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ;

- Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên;

- Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng;

- Cơ chế quản lý tài sản, tài chính;

- Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp (hay chưa phù hợp) với đặc điểm của loại hình (tên cơ sở) ……….........................

d) Về Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội rõ ràng, bảo đảm cơ sở pháp lý (hay chưa rõ ràng, chưa đảm bảo cơ sở pháp lý)

đ) Sơ yếu lý lịch của Người sáng lập hoặc dự kiến Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

e) Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã ……………….. đồng ý (hay không đồng ý) cho đặt trụ sở hoạt động tại địa điểm .............................................................................................

g) Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh (nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

3. Những ý kiến khác nhau (ghi tóm tắt ý kiến của từng thành viên)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

4. Kết luận

- Số thành viên đồng ý đề nghị cho phép thành lập (tên cơ sở) ...........................................

......................................................................................................................................

- Số thành viên không đồng ý đề nghị cho phép thành lập (tên cơ sở) ..................................

......................................................................................................................................

- Số thành viên không biểu quyết: .....................................................................................

5. Kiến nghị của cơ quan chủ trì thẩm định:

Đồng ý hay không đồng ý đề nghị Bộ trưởng; Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện ……..
........................................................... cho phép (hay không cho phép) ...........................
được thành lập ........................................................................................... theo đề nghị.

Biên bản được làm thành … bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi cơ quan, tổ chức có đại diện tham gia thẩm định giữ ….. bản; cơ quan chủ trì giữ …… bản; …… bản gửi (cấp trên trực tiếp của cơ quan chủ trì thẩm định và cấp ban hành quyết định) ...........................................................

TM. cơ quan chủ trì thẩm định
(Ký, đóng dấu)

Đại diện …………..
(ký ghi rõ họ tên)

Đại diện …………..
(ký ghi rõ họ tên)

Đại diện …………..
(ký ghi rõ họ tên)

Đại diện …………..
(ký ghi rõ họ tên)

Đại diện …………..
(ký ghi rõ họ tên)

Đại diện …………..
(ký ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 4

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

TÊN CƠ QUAN
BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ……………../QĐ-………..

…………., ngày tháng năm 200...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập (tên cơ sở) ……………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Biên bản thẩm định ngày …… tháng ………….. năm 200 ….;

Theo đề nghị của (tên cơ quan thẩm định) ……………………………………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập (tên cơ sở) ..........................................................................................
hoạt động trên phạm vi (huyện, tỉnh) .................................................................................

Điều 2. (Tên cơ sở) .................................................................... có chức năng, nhiệm vụ:

1) ..................................................................................................................................

2) ..................................................................................................................................

3) ..................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Điều 3. Kinh phí hoạt động của …………………………. (theo điều 7 Nghị định 68)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành .....................................................................

Điều 5. Thủ trưởng (cơ quan, tổ chức trình văn bản), Giám đốc (tên cơ sở) ........................
………………………….., Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:
- Như điều 5;
- Thủ trưởng cấp trên (để báo cáo);
- Lưu VT, CQ soạn thảo.

THỦ TRƯỞNG
(cơ quan ban hành quyết định ký tên đóng dấu)

MẪU SỐ 5

HỢP ĐỒNG VỚI ĐỐI TƯỢNG TỰ NGUYỆN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
Tên cơ sở bảo trợ xã hội

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ……………../HĐ-………..

…………., ngày tháng năm 200...

HỢP ĐỒNG

Nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng tại …………………………….. (tên cơ sở)

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Hôm nay, ngày tháng năm 200 , tại ………………………………………………………
…………………………….. chúng tôi gồm có:

A) Đại diện (tên Cơ sở), Bên A:

1) Ông/bà ......................................................................................................... Giám đốc

2) Ông/bà .......................................................................................................................

3) Ông/bà .......................................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

B) Đại diện cho đối tượng, Bên B:

1) Ông/bà …………………………………………. là .............................................................

2) Ông/bà …………………………………………. là .............................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Hai bên đã cùng nhau trao đổi thảo luận về việc ký kết hợp đồng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng với những điều khoản sau:

Điều 1. Trách nhiệm của (tên cơ sở) ................................................................................
tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc ông/bà: ..........................................................................

(Có hồ sơ cá nhân, giấy khám sức khỏe, giấy khai sinh kèm theo)

Ông/bà được phân đến ở tại: Phòng ……. nhà ……….. (hoặc tổ, nhóm ……………………..)

Mức sinh hoạt phí ………………….. đ/ngày (hoặc tháng)

Điều 2. Trách nhiệm của đối tượng: Trong thời gian sống tại …………………. ông bà ……. phải tuân thủ các nội quy, quy định của Cơ sở và tích cực hòa nhập, tham gia các hoạt động chung của cơ sở.

Điều 3. Thời hạn hợp đồng và kinh phí:

1) Thời hạn hợp đồng:

Từ ngày ….. tháng …… năm …….. đến ngày ……………. tháng ………. năm .....................

2) Kinh phí:

Bên B có trách nhiệm đóng kinh phí cho bên A theo thỏa thuận giữa hai bên là ……………
…………………….. đồng/tháng. Thời gian đóng …………./lần, lần thứ nhất được thực hiện ngay sau ký Hợp đồng này (chuyển khoản hoặc tiền mặt).

Hợp đồng này được làm thành 04 bản, bên A giữ 03 bản, bên B giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện bên B

Đại diện bên A
Giám đốc cơ sở BTXH
(ký, đóng dấu)

MẪU SỐ 6

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
Tên cơ sở bảo trợ xã hội

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA (tên cơ sở) ..................................

NĂM …………

Kính gửi:

1. Tên gọi của cơ sở bảo trợ xã hội .................................................................................

2. Địa chỉ .......................................................................................................................

3. Điện thoại: ..................................................................................................................

4. Cơ quan chủ quản (nếu có)...........................................................................................

5. Cơ quan, cá nhân tài trợ ..............................................................................................

6. Họ và tên Giám đốc .....................................................................................................

Các Phó Giám đốc + .......................................................................................................

+ .......................................................................................................

+ .......................................................................................................

7. Tổng số cán bộ, nhân viên …….. trong đó Nam ………………. nữ: ..................................

Chia theo trình độ được đào tạo:

- Trên đại học: ................................................................................................................

- Đại học: .......................................................................................................................

- Cao đẳng: ....................................................................................................................

- Trung cấp chuyên nghiệp: ..............................................................................................

- Sơ cấp, công nhân kỹ thuật: ..........................................................................................

- Chưa qua đào tạo: ........................................................................................................

8. Tình hình tiếp nhận, quản lý đối tượng trong năm:

8.1. Số đối tượng có đầu năm: ........................................................................................

8.2. Số tiếp nhận mới trong năm: .....................................................................................

8.3. Số đưa trở về địa phương, gia đình: ...........................................................................

8.4. Số đối tượng chết trong năm: ....................................................................................

8.5. Số cuối năm tại thời điểm báo cáo: ……………………. Chia theo hoàn cảnh:

• Trẻ em mồ côi: .............................................................................................................

• Trẻ em bị bỏ rơi: ...........................................................................................................

• Người cao tuổi: ............................................................................................................

• Người tâm thần: ………………. trong đó: Trẻ em: ............................................................

• Người tàn tật: ………………….. trong đó: Trẻ em: ...........................................................

• Người lang thang: .........................................................................................................

• Đối tượng khác: ...........................................................................................................

• ....................................................................................................................................

9. Kinh phí hoạt động trong năm: ...................................................................... triệu đồng.

9.1. Các mức trợ cấp:

+ Mức ……………..đ/đối tượng/tháng, ……………………………….. đối tượng

+ Mức ……………..đ/đối tượng/tháng, ……………………………….. đối tượng

+ Mức ……………..đ/đối tượng/tháng, ……………………………….. đối tượng

+ Mức ……………..đ/đối tượng/tháng, ……………………………….. đối tượng

9.2. Tổng chi: …………………………………. triệu đồng.

Chia ra:

• Kinh phí chi cho đối tượng: (sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế, vv ……………. triệu đồng).

• Kinh phí chi cho hoạt động hành chính: …………………………….. triệu đồng

• Chi phí tiền lương, tiền công: …………………………………………. triệu đồng

• Các chi phí khác: ……………………………………………………….. triệu đồng

9.3. Tổng thu: ......................................................................................... chia theo nguồn:

- Nguồn tự có của cơ sở bảo trợ xã hội: ........................................................... triệu đồng

- Nguồn trợ giúp từ các cơ quan nhà nước: ....................................................... triệu đồng

- Tổ chức và cá nhân trong nước: ...................................................................... triệu đồng

- Tổ chức và cá nhân ngoài nước: .................................................................... triệu đồng.

- Nguồn đóng góp của gia đình, người thân hoặc người nhận bảo trợ đối tượng

....................................................................................................................... triệu đồng.

- Nguồn thu từ tổ chức lao động, sản xuất, dịch vụ: ............................................ triệu đồng.

- Nguồn khác: ................................................................................................. triệu đồng.

(Ghi rõ nguồn ................................................................................................................. )

10. Đánh giá kết quả hoạt động: .......................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Nơi nhận:
- Như trên
- Sở LĐTBXH …….. (để báo cáo).
- UBND (cùng cấp – để báo cáo)
- Lưu ………………………

GIÁM ĐỐC CƠ CỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(ký tên, đóng dấu)

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 07/2009/TT-BLDTBXH

Hanoi, March 30, 2009

 

CIRCULAR

GUIDELINES FOR SOME ARTICLE OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 68/2008/ND-CP DATED MAY 30, 2008 ON CONDITIONS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, ORGANIZATIONAL STRUCTURE, OPERATION AND DISSOLUTION OF SOCIAL PROTECTION ESTABLISHMENTS

Pursuant to the Government's Decree No. 186/2007/ND-CP dated December 25, 2007 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs;

pursuant to the Government's Decree No. 68/2008/ND-CP dated May 30, 2008 on conditions and procedures for establishment, organizational structure, operation and dissolution of social protection establishments (hereinafter referred to as Decree No. 68/2008/ND-CP;

the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby provide the following guidelines:

Article 1. Provision of community services

1. Guidelines for Clause 5 Article 4 of Decree No. 68/2008/ND-CP:

a) Individuals, families facing social issues are those who face difficulties and cannot fulfill their essential needs for meals, clothing, accommodation, healthcare, education; those who suffer from stress, mental crisis or difficulties in communication with others; troubled families facing dissolution or likely to fail to maintain the normal life of their members.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Accept and provision of care for people in need of urgent protection specified in Clause 2 Article 5 of Decree No. 68/2008/ND-CP;

Provision of consultancy on relationship-related issues and assistance in access to social service; organization of meetings and discussions to identify and resolve difficulties; assistance in terms of meals and temporary accommodation; provision of medical examination and treatment and education; assistance in vocational training, job seeking, income raising, entertainment and spiritual life;

Improvement of local officials’ and family member’s capacity for solving new issues that arise and overcoming difficulties;

Organization of activities aiming to assist the community, improve the ability to identify issues, formulate plans for mobilizing resources via programs and projects; organize implementation of the plans participated by the people, the elderly, the disabled and children to stimulate community development.

2. People in need of urgent protection mentioned in Clause 2 Article 5 of Decree No. 68/2008/ND-CP are those who face extreme difficulties and whose physical health, mental health or life will be threatened if not immediately accepted.

3. The acceptance of or provision of care for other people specified in Clause 4 Article 5 of Decree No. 68/2008/ND-CP in social protection establishments shall be decided by President of the People’s Committee of the province. Such people comprise:

a) Beggars; mentally ill people who threaten the safety of other people;

b) The people specified in Clause 1 Article 4 of the Government's Decree No. 67/2007/ND-CP dated April 13, 2007 on assistance for social protection beneficiaries (hereinafter referred to as Decree No. 67/2007/ND-CP) who are 18 years of age or older, living in social protection establishments and receiving adult education or vocational education;

c) Other people decided by the President of the People’s Committee of the province.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Provision of care

Guidelines for Article 12 of Decree No. 68/2008/ND-CP:

1. Diet

A social protection establishment must provide adequate daily diet for its occupants. Apart from monthly allowance specified in Decree No. 67/2007/ND-CP, a social protection establishment may raise contributions from other organizations, individuals and the community and engage in production to improve its occupants’ life.

2. Health care

A social protection establishment shall have medical workers, medical equipment and medicines to ensure provision of initial healthcare and emergency aid whenever necessary; keep a log, provide treatment and periodic healthcheck every 6 month and every year for every occupant. If the social protection establishment is tasked with rehabilitation, it must have rehabilitation experts and equipment.

3. Compulsory education and vocational training

A social protection establishment must ensure that its minor occupants receive compulsory education at public or private schools, continuing education centers or at the social protection establishment; vocation training shall be provided in accordance with Clause 1 Article 9 of Decree No. 67/2007/ND-CP.

4. Information and entertainment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Procedures for accepting people in need of urgent protection

1. A social protection establishment shall immediately accept people in need of urgent protection as follows:

Step 1. Make out an acceptance note bearing the signatures of the person who found the person or representative of the organization that found the person or the commune government and the establishment’s representative. If the person in need of urgent protection is a victim of domestic violence, sexual abuse, human trafficking or coercive labor, the acceptance note must bear the person’s signature.

Step 2. Assess the accepted person’s injuries and ability to recover to make proper intervention

Step 3. Provide protection and treatment of the person’s physical or mental injuries by means of medical care, treatment, consultancy or psychotherapy.  If the person in need of urgent protection is an abandoned child, a notification shall be posted through the mass media for 30 days.

Step 4. Investigate the accepted person’s family and personal information to decide whether to provide him/her with long-term or midterm care or send him/her back to his/her family or community under the protection and assistance of the commune government.

An abandoned child shall be returned to his/her family, relatives or sent to an alternative family or raised within the social protection establishment;

A victim of domestic violence, sexual abuse, human trafficking or coercive labor, the acceptance note must bear the person’s signature shall be provided with consultancy or psychotherapy before he/she is returned to his/her family or community.

Step 5. Complete the procedures and documents about the accepted person as prescribed. An abandoned child shall be granted a birth certificate in accordance with civil registration laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Implementation

1. Social protection establishments

Pursuant to Decree No. 68/2008/ND-CP, each social protection establishment shall:

a) Formulate a plan for organizational structure and personnel; improvement and completion of infrastructure and equipment. The plan of a public social protection establishment shall be submitted to its supervisory authority for approval;

b) Seek funding from other organizations and individuals; manage the funding in accordance with law to improve the occupants’ physical and spiritual life;

c) Prepare revenue and expenditure estimations and financial statements in accordance with law;

d) Submit periodic and ad hoc reports on its operation to its supervisory authority and the People’s Committee at the same level according to Form No. 6 enclosed herewith.

2. The People’s Committees of districts and provinces shall:

2.1. Decide establishment or dissolution of social protection establishments under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Formulate plans and instruct social protection establishments that are established before the effective date of Decree No. 68/2008/ND-CP to adapt to the conditions specified in Chapter II of Decree No. 68/2008/ND-CP within 36 months. Social protection establishments that are established after the effective date of Decree No. 68/2008/ND-CP shall comply with its provisions;

b) Provide instructions; manage and inspect the social protection establishments under their management;

c) Prepare cost estimates; provide funding for provision of care and subsistence allowance for occupants of public social protection establishments in accordance with Decree No. 68/2008/ND-CP; provide funding for provision of care for people acceptance of whom is approved by competent authorities;

d) Receive and process applications for establishment of social protection establishments in accordance with Decree No. 68/2008/ND-CP;

dd) Consider and request provision of housing and land support for social protection establishments;

e) Submit periodic and ad hoc reports on operation of social protection establishments under their management to the Labor, War Invalids and Social Affairs authorities and the People’s Committee at the same level before June 15 and December 15.

3. Ministries and regulatory bodies shall

3.1. Decide establishment or dissolution of public and non-public social protection establishments under their management.

3.2. Request professional agencies to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide instructions and inspect the social protection establishments under their management;

c) Prepare cost estimates and provide adequate funding for social protection establishments under their management;

d) Receive and process applications for establishment of social protection establishments in accordance with Decree No. 68/2008/ND-GOVERNMENT;

dd) Submit annual reports on operation of social protection establishments under their management to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs before December 31 and submit ad hoc reports on request.

4. This Circular comes into force after 45 days from the day on which it is signed.

5. Circular No. 10/2002/TT-BLDTBXH dated June 12, 2002 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs providing guidelines for the Statute establishment and operation of social protection establishments promulgated together with the Government's Decree No. 25/2001/ND-CP dated May 31, 2001 and provisions that contravene this Circular are abolished.

6. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant Ministries and regulatory bodies for instructions.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/03/2009 hướng dẫn Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.005

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.23.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!