Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 04/2024/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Văn Thanh
Ngày ban hành: 06/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

Ngày 06/5/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 04/2024/TT-BLĐTBXH quy định về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

Theo đó, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm: Danh mục Hệ thống chỉ tiêu thống kê và Nội dung chỉ tiêu thống kê quy định chi tiết tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BLĐTBXH .
 
Trong đó, danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:
 
Nhóm 1: Chỉ tiêu thống kê quốc gia giao cho Bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, bao gồm:

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

- Tỷ lệ phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp

Nhóm 2: Chỉ tiêu thống kê do Bộ ban hành, bao gồm:

- Lao động - Việc làm
 
- Giáo dục nghề nghiệp
 
- Người có công
 
- Bảo trợ xã hội - Giảm nghèo
 
- Phòng chống tệ nạn xã hội
 
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em
 
- Bình đẳng giới
 
- Thanh tra và các lĩnh vực khác
 
Tổ chức thực hiện
 
- Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
 
+ Xây dựng và trình Bộ ban hành Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, tổng hợp số liệu thống kê trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
 
+ Hướng dẫn các đơn vị xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, ứng dụng công nghệ thông tin vào thu thập, xây dựng, khai thác và cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác thống kê nhà nước.
 
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức thu thập, tổng hợp báo cáo thông tin thống kê cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xem chi tiết tại Thông tư 04/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 21/6/2024.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2024/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23/11/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12/11/2021;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội gồm tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nhằm phục vụ việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước và của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong từng thời kỳ; đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm: Danh mục Hệ thống chỉ tiêu thống kê và Nội dung chỉ tiêu thống kê quy định chi tiết tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Xây dựng và trình Bộ ban hành Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, tổng hợp số liệu thống kê trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, ứng dụng công nghệ thông tin vào thu thập, xây dựng, khai thác và cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác thống kê nhà nước.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức thu thập, tổng hợp báo cáo thông tin thống kê cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 6 năm 2024.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2018/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp và xử lý.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng các phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, KHTC (20).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2024/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TT

MÃ SỐ

NHÓM, TÊN CHỈ TIÊU

I

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA GIAO CHO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BÌNH VÀ XÃ HỘI CHỊU TRÁCH NHIỆM THU THẬP, TÔNG HỢP

1

203

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

2

1506

Tỷ lệ phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp

II

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DO BỘ BAN HÀNH

01

Lao động - Việc làm

1

101

Số người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề

2

102

Số người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm

3

103

Số người lao động người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam được cấp giấy phép

4

104

Tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm

5

105

Số người lao động được hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quĩ Quốc gia về việc làm

6

106

Số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được cấp phép

7

107

Số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

8

108

Số người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm theo hợp đồng

9

109

Số người lao động làm việc ở nước ngoài về nước

10

110

Số vụ tai nạn lao động

11

111

Số người lao động bị tai nạn lao động

12

112

Số vụ đình công và số người tham gia đình công

13

113

Tiền lương bình quân tháng của lao động trong doanh nghiệp

14

114

Số doanh nghiệp cho thuê lại lao động được cấp phép

15

115

Số lao động cho thuê lại

16

116

Số doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động

17

117

Số thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp

18

118

Số tổ chức đại diện người lao động và số thành viên tổ chức đại diện người lao động

19

119

Số vụ tranh chấp lao động

02

Giáo dục nghề nghiệp

20

201

Số cơ sở giáo dục nghề nghiệp

21

202

Số giáo viên, giảng viên

22

203

Số học viên, học sinh, sinh viên thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp

23

204

Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp

24

205

Số cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

25

206

Số lượt người được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng

03

Người có công

26

301

Số lượt người được hưởng trợ cấp ưu đãi người có công

27

302

Số hộ người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở

28

303

Kinh phí hỗ trợ hộ người có công cải thiện nhà ở

29

304

Tổng quỹ đền ơn đáp nghĩa

04

Bảo trợ xã hội - Giảm nghèo

30

401

Số người được hỗ trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng

31

402

Số người được hỗ trợ xã hội đột xuất

32

403

Số hộ, số nhân khẩu thiếu đói

33

404

Số người được nuôi dưỡng tập trung trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

34

405

Kinh phí trợ giúp xã hội

35

406

Số cơ sở bảo trợ xã hội

36

407

Số hộ nghèo

37

408

Số hộ cận nghèo

38

409

Số hộ thoát nghèo

39

410

Số hộ nghèo phát sinh

40

411

Tổng kinh phí Giảm nghèo

05

Phòng chống tệ nạn xã hội

41

501

Số người bán dâm bị xử phạt hành chính

42

502

Số người bán dâm được hỗ trợ giảm hại và hoà nhập cộng đồng

43

503

Số người nghiện ma tuý được cai nghiện

44

504

Số người sau cai nghiện được quản lý tại nơi cư trú

45

505

Số người sau cai nghiện được quản lý tại nơi cư trú được tạo việc làm và hỗ trợ cho vay vốn

46

506

Số cơ sở cai nghiện ma túy

47

507

Số người làm công tác phòng chống ma tuý, mại dâm

48

508

Nạn nhân bị mua bán trở về được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng

49

509

Số cơ sở kinh doanh dịch vụ được kiểm tra

50

510

Kinh phí Phòng chống Tệ nạn xã hội

06

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em

51

601

Số trẻ em

52

602

Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

53

603

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp

54

604

Tỷ lệ xã/ phường phù hợp với trẻ em

55

605

Số cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

07

Bình đẳng giới

56

701

Số người làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ

57

702

Kinh phí thực hiện công tác bình đẳng giới

08

Thanh tra và các lĩnh vực khác

58

801

Số cuộc thanh tra hành chính

59

802

Số kiến nghị thanh tra hành chính

60

803

Số cuộc thanh tra chuyên ngành

61

804

Số kiến nghị thanh tra chuyên ngành

62

805

Số Lượt tiếp công dân

63

806

Số đơn khiếu nại, tố cáo đã xử lý

64

807

Số vụ khiếu nại, tố cáo đã giải quyết

65

808

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong năm

PHỤ LỤC II

QUY ĐỊNH NỘI DUNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2024/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

I. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA GIAO CHO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BÌNH VÀ XÃ HỘI CHỊU TRÁCH NHIỆM THU THẬP, TÔNG HỢP

203. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính; Phân tổ chủ yếu, Kỳ công bố, nguồn số liệu quy định tại Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Việc làm.

1506. Tỷ lệ phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính; Phân tổ chủ yếu, Kỳ công bố, nguồn số liệu quy định tại Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

II. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DO BỘ BAN HÀNH

01. Lĩnh vực Lao động – Việc làm

101. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề là những người được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ học nghề theo quy định.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

- Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Việc làm.

102. Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm là những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu được tư vấn, giới thiệu việc làm và đã được Trung tâm Giới thiệu việc làm tổ chức thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động ngay khi ng ười lao động đến đăng ký thất nghiệp.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Giới tính

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Việc làm.

103. Số lao động người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam được cấp giấy phép

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Lao động người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam được cấp giấy phép là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lao động.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Quốc tịch

- Vị trí công việc

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Việc làm.

104. Tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm là tỷ lệ phần trăm giữa số người tìm kiếm được việc làm sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm với tổng số người đăng ký và sử dụng dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm.

Phương pháp tính:

Tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm (%)

=

Số người tìm kiếm được việc làm sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm

x 100

Tổng số người đăng ký và sử dụng dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm

2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Việc làm.

105. Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quĩ Quốc gia về việc làm

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quĩ Quốc gia về việc làm trong kỳ báo cáo là số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thông qua các dự án vay vốn từ Quĩ Quốc gia về việc làm.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

- Các tổ chức thực hiện chương trình.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Việc làm.

106. Số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được cấp phép

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hình doanh nghiệp;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Việc làm.

107. Số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình doanh nghiệp

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Sổ theo dõi số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Cục Quản lý lao động ngoài nước.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Quản lý lao động ngoài nước.

108. Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong năm theo hợp đồng

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc theo hợp đồng cá nhân.

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức sau:

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

Hợp đồng cá nhân là sự thoả thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Trình độ chuyên môn

- Ngành nghề

- Khu vực thị trường.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của các Sở Lao động thương binh và xã hội và các đơ n vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Quản lý lao động ngoài nước.

109. Số lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài kết thúc hợp đồng về nước

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài kết thúc hợp đồng về nước là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoàn thành hợp đồng và thời gian làm việc theo hợp đồng, không còn làm việc ở nước ngoài và trở về nước.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Khu vực thị trường.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của các Sở Lao động thương binh và xã hội và các đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Quản lý lao động ngoài nước.

110. Số vụ tai nạn lao động

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Tai nạn lao động được phân loại như sau:

- Tai nạn lao động chết người;

- Tai nạn lao động nặng (bị thương nặng);

- Tai nạn lao động nhẹ (bị thương nhẹ).

Người bị tai nạn lao động là người bị thương hoặc bị chết trong các vụ tai nạn lao động. Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra (theo kết luận tại biên bản khám nghiệm pháp y).

2. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm ngành kinh tế

- Số vụ chết người

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục An toàn lao động.

111. Số người bị tai nạn lao động

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Tai nạn lao động được phân loại như sau:

- Tai nạn lao động chết người;

- Tai nạn lao động nặng (bị thương nặng);

- Tai nạn lao động nhẹ (bị thương nhẹ).

Người bị tai nạn lao động là người bị thương hoặc bị chết trong các vụ tai nạn lao động. Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra (theo kết luận tại biên bản khám nghiệm pháp y).

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Dạng chấn thương

- Số người chết

- Nhóm ngành kinh tế

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục An toàn lao động.

112. Số vụ và số người tham gia đình công

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Số người tham gia đình công là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp đăng ký tham gia đình công để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

2. Phân tổ chủ yếu

- Nguyên nhân

- Thời gian bình quân

- Loại hình doanh nghiệp

- Nhóm ngành kinh tế

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.

113. Tiền lương bình quân tháng của lao động trong doanh nghiệp

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

Tiền lương bình quân tháng của lao động trong doanh nghiệp

=

Tổng tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong khoảng thời gian n tháng

Số lao động được trả lương của doanh nghiệp x n

Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Loại hình kinh tế

- Nhóm ngành kinh tế

- Nghề nghiệp

- Trình độ chuyên môn

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Điều tra thống kê hàng năm về lao động – tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.

02. Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp

201. Số cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

1.1 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp; Trường cao đẳng. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

1.2 Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

- Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp. Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

1.3 Cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

- Cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập là cơ quan, tổ chức được giao quản lý trường cao đẳng theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Trường cao đẳng trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

+ Trường cao đẳng trực thuộc đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

+ Trường cao đẳng trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Cơ quan chủ quản trường trung cấp công lập là cơ quan, tổ chức được giao quản lý trường trung cấp theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Trường trung cấp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

+ Trường trung cấp trực thuộc đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

+ Trường trung cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

+ Trường trung cấp trực thuộc sở;

+ Trường trung cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

- Cơ quan trực tiếp quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ quan, tổ chức được giao quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

+ Các Sở, Ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại cơ sở;

- Loại hình;

- Cơ quan chủ quản;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính về giáo dục nghề nghiệp.

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

202. Số giáo viên, giảng viên

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.

Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.

Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là giáo viên dạy tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại cơ sở;

- Loại hình;

- Cơ quan chủ quản;

- Cơ hữu (Biên chế, Hợp đồng từ 1 năm trở lên);

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ chuyên môn;

- Trình độ ngoại ngữ;

- Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin/tin học;

- Trình độ kỹ năng nghề;

- Nhiệm vụ giảng dạy;

- Ngạch chuyên môn.

- Nghiệp vụ sư phạm;

- Chức danh, học hàm (Giáo sư, Phó Giáo sư), danh hiệu (Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú);

- Nhóm tuổi/Độ tuổi;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính về giáo dục nghề nghiệp.

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

203. Số học viên, học sinh, sinh viên thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

1.1 Người học giáo dục nghề nghiệp là người đang học các chương trình giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng; học sinh của chương trình đào tạo trung cấp và chương trình đào tạo sơ cấp; học viên của chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên:

(1) Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

(2) Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học. Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:

- Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;

- Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;

- Chương trình chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;

- Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.

1.2 Thời gian đào tạo của các trình độ

Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học.

Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo; Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo p hương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.

Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại cơ sở;

- Loại hình;

- Cơ quan chủ quản;

- Hình thức đào tạo (Đào tạo chính quy, Đào tạo thường xuyên);

- Trình độ đào tạo;

- Tuyển mới, Tốt nghiệp;

- Đào tạo chính quy/ đào tạo lại/ đào tạo thường xuyên.

- Giới tính;

- Nhóm tuổi;

- Dân tộc;

- Đối tượng/nhóm đối tượng chính sách;

- Lĩnh vực đào tạo (nông nghiệp, phi nông nghiệp)/nghề đào tạo/nhóm nghề đào tạo;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính về giáo dục nghề nghiệp.

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

204. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Là toàn bộ các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ các nguồn thuộc ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn

- Loại chi

- Bộ/ ngành

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính về giáo dục nghề nghiệp.

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

205. Số cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp là những người làm công tác quản lý trong các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Phân tổ chủ yếu

- Theo cơ quan chủ quản/trực tiếp quản lý: chia làm 2 nhóm: cấp trung ương (Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội) và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Theo đơn vị công tác: chia làm 2 nhóm:

+ Đơn vị chuyên trách/chuyên môn quản lý giáo dục nghề nghiệp;

+ Cơ sở đào tạo nghề nghiệp (cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) được tổ chức theo 3 loại hình: công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ chuyên môn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính về giáo dục nghề nghiệp.

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

206. Số lượt người được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn;

Học nghề là quyền lợi và nghiệp vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lao động nông thôn được học nghề theo chính sách chia thành 3 nhóm đối tượng, gồm:

- Đối tượng 1:

+ Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và con em của họ;

+ Người dân tộc thiểu số;

+ Người thuộc hộ nghèo;

+ Người thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác;

+ Người khuyết tật.

- Đối tượng 2: Người thuộc hộ cận nghèo;

- Đối tượng 3: Người thuộc đối tượng khác.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Nhóm đối tượng chính sách

- Nghề đào tạo

- Lĩnh vực đào tạo (học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp)

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

03. Lĩnh vực người có công

301. Số lượt người được hưởng trợ cấp ưu đãi người có công trong kỳ báo cáo

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng (thường xuyên) bao gồm những người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng sau:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và được kết nạp hoặc kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng 8 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người có một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:

+ Đã tham gia tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến;

+ Đã hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến và khi hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của địa phương là Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư Nông dân cứu quốc, Bí thư Thanh niên cứu quốc, Bí thư Phụ nữ cứu quốc cấp xã hoặc tương đương; đội trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc ở địa phương chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã; người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng; người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 giữ một trong các chức vụ người đứng đầu quy định tại điểm này hoặc tham gia tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

+ Người hoạt động cách mạng quy định tại điểm a và điểm b khoản này không tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe.

- Thương binh là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.

- Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh và cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

- Bệnh binh là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo quy định tại Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, cụ thể:

+ Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;

+ Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;

+ Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ;

+ Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng là:

+ Người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" theo quy định của pháp luật;

+ Người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K và một số địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bị nhiễm chất độc hóa học dẫn đến bị mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên bị sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”.

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày là người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày trong thời gian bị tù, đày không khai báo thông tin có hại cho cách mạng, kháng chiến, không làm tay sai cho địch thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.

- Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

+ Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;

+ Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.

- Thân nhân của Người có công với cách mạng

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sỹ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sỹ, thân nhân của ba liệt sỹ trở lên; Vợ hoặc chồng liệt sỹ.

+ Người hoạt động cách mạng trước 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng).

+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất (Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng).

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa họ c có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất (Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng).

Người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công một lần bao gồm:

- Thân nhân của Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 khi người hoạt động cách mạng chết.

- Người thừa kế theo quy định của pháp luật giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử Liệt sỹ;

- Đại diện người thừa kế theo quy định của pháp luật của thân nhân liệt sĩ được hưởng trợ cấp một lần khi thân nhân liệt sĩ chết (Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sỹ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sỹ, thân nh ân của ba liệt sỹ trở lên; Vợ hoặc chồng liệt sỹ).

- Thân nhân của Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp một lần khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng chết hoặc khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

- Thân nhân của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến từ trần hoặc khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến.

- Thân nhân của Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bệnh binh được hưởng trợ cấp một lần khi Thương binh, bệnh binh khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

- Thân nhân của Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp một lần khi Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

- Thân nhân của con đẻ của Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp một lần khi con đẻ của Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết.

- Thân nhân người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày được hưởng trợ cấp một lần khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ.

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế. Thân nhân người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng trợ cấp một lần khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi.

- Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến. Thân nhân của người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng trợ cấp một lần khi người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi hoặc khi người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

2. Phân tổ chủ yếu

- Thường xuyên/ một lần

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Người có công.

302. Số hộ người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số hộ người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở là số những hộ gia đình người có công được cấp, xây nhà tình nghĩa, được hỗ trợ kinh phí từ quỹ đền ơn đáp nghĩa để xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở hoặc được hỗ trợ cấp đất để xây nhà.

2. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức hỗ trợ

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Người có công.

303. Kinh phí hỗ trợ hộ người có công cải thiện nhà ở

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Toàn bộ các nguồn tài chính chi cho sự nghiệp chăm lo cải thiện nhà ở cho người có công với cách mạng bao gồm: nguồn ngân sách (Trung ương và địa phương); nguồn đóng góp tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Người có công.

304. Tổng quỹ đền ơn đáp nghĩa

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước để cùng nhà nước chăm sóc người có công với cách mạng.

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa không thuộc ngân sách nhà nước và được hạch toán độc lập. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Tổng quỹ đền ơn đáp nghĩa là tổng cộng nguồn kinh phí huy động được ở trung ương và các địa phương.

2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Người có công.

04. Bảo trợ xã hội - Giảm nghèo

401. Số người được hỗ trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đ ồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Nhóm đối tượng

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Bảo trợ xã hội.

402. Số người được hỗ trợ xã hội đột xuất

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội đột xuất bao gồm:

+ Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác;

+ Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác;

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị bị hư hỏng nặng, đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở;

+ Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác;

+ Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng;

2. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm đối tượng

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Bảo trợ xã hội.

403. Số hộ, số nhân khẩu thiếu đói

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

- Hộ thiếu đói là hộ tính đến thời điểm báo cáo có nguồn dự trữ lương thực và dự trữ bằng tiền, trị giá hàng hóa, tài sản có thể bán được để mua lương thực, v.v... bình quân đầu người đạt dưới 13 kg thóc hay 9 kg gạo/1 tháng. Để nhận biết một cách dễ dàng hơn; đó là những hộ gia đình không thể có đủ lương thực để ăn 2 bữa cơm hàng ngày.

- Nhân khẩu thiếu đói là những người trong các hộ thiếu đói.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Số được trợ cấp

- Tổng giá trị hiện vật, tiền mặt trợ cấp

- Nguồn hỗ trợ

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Bảo trợ xã hội.

404. Số người được nuôi dưỡng tập trung trong cơ trở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, gồm:

1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:

a) Đối tượng trẻ em thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng, gồm:

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

- Mồ côi cả cha và mẹ;

- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý v i phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

- Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc điện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

4. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

b) Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Bảo trợ xã hội.

405. Kinh phí trợ giúp xã hội

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Kinh phí cứu trợ thường xuyên là các nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm; ngân sách tỉnh, huyện, xã tự cân đối.

2. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn kinh phí

- Thường xuyên/đột xuất

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Bảo trợ xã hội.

406. Số cơ sở bảo trợ xã hội

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ sở bảo trợ xã hội là các cơ sở xã hội hoạt động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cá nhân thành lập với mục đích nhân đạo, không vì lợi nhuận, tiếp nhận đối tượng là những người thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống, không có điều kiện sống ở gia đình.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại cơ sở

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Bảo trợ xã hội.

407. Số hộ nghèo

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025, gồm:

* Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

* Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025

1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025

a) Tiêu chí thu nhập

- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bả o hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

2. Chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Số hộ nghèo là tổng số những hộ gia đình dưới mức chuẩn hộ nghèo.

2. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn

- Vùng

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo.

408. Số hộ cận nghèo

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

* Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025

1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025

a) Tiêu chí thu nhập

- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

2. Chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022 - 2025

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Số hộ cận nghèo là tổng số những hộ gia đình dưới mức chuẩn hộ cận nghèo.

2. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn

- Vùng

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo.

409. Số hộ thoát nghèo

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số hộ thoát nghèo là số hộ ở kỳ trước được xác nhận là hộ nghèo, nhưng ở kỳ báo cáo các tiêu chí của hộ đã được cải thiện cao hơn mức chuẩn nghèo quy định, được ủy ban nhân dân cấp xã/ phường công nhận, đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo.

2. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn

- Vùng

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo.

410. Số hộ nghèo phát sinh

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số hộ nghèo phát sinh là số hộ nghèo mới tăng thêm trong kỳ báo cáo.

Phương pháp tính:

Số hộ nghèo phát sinh = Số hộ nghèo năm nay – Số hộ nghèo năm trước + Số hộ thoát nghèo

2. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn

- Vùng

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo.

411. Tổng kinh phí giảm nghèo

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Kinh phí giảm nghèo là các nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp xã hội, thực hiện các nhiệm vụ về giảm nghèo từ ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm; ngân sách tỉnh, huyện, xã tự cân đối.

Kinh phí giảm nghèo được phân tổ theo nguồn kinh phí (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn khác), tỉnh/ thành phố.

2. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn kinh phí

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo.

05. Lĩnh vực Phòng chống tệ nạn xã hội

501. Số người bán dâm bị xử phạt hành chính

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số người bán dâm bị xử phạt hành chính là những người bị bắt quả tang có hành vi bán dâm và bị cơ quan chức năng xử phạt hành hính theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

- Ngoại tỉnh

- Dưới 18 tuổi.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội.

502. Số người bán dâm được hỗ trợ giảm hại và hoà nhập cộng đồng

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người bán dâm được hỗ trợ giảm hại và hoà nhập cộng đồng là người bán dâm được tư vấn, tiếp nhận các dịch vụ can thiệp giảm hại về HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs); hỗ trợ y tế, sức khỏe; các hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; hỗ trợ giáo dục, tư vấn trợ giúp pháp lý; được vay vốn do cơ quan chức năng và/ hoặc các tổ chức tham gia có liên quan.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại hỗ trợ (giáo dục, dạy nghề; tư vấn trợ giúp pháp lý; vay vốn, tạo việc làm; hỗ trợ ý tế; khác)

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

503. Số người nghiện ma tuý được cai nghiện

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Để đưa ma tuý vào cơ thể, người nghiện thường dùng nhiều hình thức như hút, tiêm, chích, hít. Do bị lệ thuộc vào ma tuý nên người nghiện ma tuý thường phải tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu nghiện, vì vậy, họ dễ sa vào con đường phạm tội.

Số nghiện ma tuý đã phát hiện và có hồ sơ quản lý là những người nghiện ma túy bị bắt quả tang sử dụng trái phép chất ma túy do công an phát hiện, lập biên bản và làm hồ sơ quản lý hoặc người nghiện ma tuý, gia đình người nghiện ma tuý tự khai báo và được Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ quản lý.

Số người nghiện ma tuý được cai nghiện là tổng số người nghiện ma tuý được áp dụng các biện pháp chữa trị (tự nguyện hoặc bắt buộc) tại gia đình và cộng đồng hoặc tại các trung tâm cai nghiện để từ bỏ ma tuý và hồi phục về sức khoẻ và tinh thần.

Số người được quản lý sau cai nghiện là người đã cai nghiện từ các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trở về và phải chấp hành biện pháp quản lý sau cai nghiện tại trung tâm quản lý sau cai nghiện hoặc tại nơi cư trú.

Số người nghiện ma tuý được dạy nghề, tạo việc làm là số người đã kết thúc thời gian cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và được hỗ trợ dạy nghề tạI các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp; được tạo việc làm, có thu nhập ổn định.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Số được dạy nghề

- Hình thức cai nghiện

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

504. Số người sau cai nghiện được quản lý tại nơi cư trú

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số người quản lý sau cai nghiện là số người nghiện ma túy đã hoàn thành xong chương trình cai nghiện theo quy định và được đưa vào sổ quản lý sau cai nghiện để tiếp tục theo dõi và hỗ trợ.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Trung tâm/cộng đồng

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội.

505. Số người sau cai nghiện được quản lý tại nơi cư trú được tạo việc làm và hỗ trợ cho vay vốn

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số người quản lý sau cai nghiện được giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ khác là số người nghiện ma túy đã hoàn thành xong chương trình cai nghiện theo quy định và được đưa vào sổ quản lý sau cai nghiện được hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ khác.

2. Phân tổ chủ yếu

- Trung tâm/cộng đồng

- Loại hỗ trợ

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

506. Số cơ sở cai nghiện ma túy

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ sở cai nghiện ma túy là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy bị xử lý bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma túy là người chưa thành niên và người nghiện ma túy tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình cơ sở

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội.

507. Số người làm công tác phòng chống ma tuý, phòng chống mại dâm

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số người làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội là những cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội các cấp; cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc tại các cơ sở chữa bệnh giáo dục lao động xã hội, cộng tác viên cấp xã/phường thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chống tệ nạn xã hội.

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Cấp quản lý

- Chuyên trách/ khác

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

508. Nạn nhân bị mua bán trở về được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng gồm:

- Tư vấn hỗ trợ thủ tục pháp lý (cung cấp thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, cấp lại hộ khẩu, chứng minh thư, nếu là trẻ nhỏ có thể cấp giấy khai sinh).

- Dịch vụ hỗ trợ y tế (khám chữa bệnh miễn phí, tư vấn chăm sóc sức khỏe, tâm lý).

- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục (giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm).

- Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu (bố trí chỗ ở tạm thời, hỗ trợ ăn, mặc và các vật dụng cá nhân cần thiết khác).

- Hỗ trợ chi phí tàu xe, tiền ăn ngày đi đường trở về gia đình (riêng đối với trẻ em là nạn nhân được bố trí người đưa về gia đình).

- Hỗ trợ tâm lý (tư vấn tâm lý).

- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề (hỗ trợ tiền mua sách vở, học phí, học nghề).

- Trợ cấp khó khăn ban đầu (trợ cấp khó khăn, vay vốn).

Nạn nhân bị mua bán trở về được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng là nạn nhân được các cơ quan chức năng phát hiện và được hưởng ít nhất một dịch vụ hòa nhập cộng đồng.

Công thức tính:

Tỷ lệ nạn nhân bị mua bán trở về được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng (%)

=

Số nạn nhân bị mua bán trở về được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng trong năm báo cáo

x 100

Tổng số nạn nhân bị mua bán trở về cùng kỳ

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Thành thị/nông thôn

- Nhóm tuổi

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

510. Số cơ sở kinh doanh dịch vụ được kiểm tra

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ sở kinh doanh dịch vụ là cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm như: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê, vũ trường, karaoke, xoa bóp, tắm hơi, tắm nóng lạnh, cắt tóc-gội đầu máy lạnh, cà phê đèn mờ…

Số cơ sở kinh doanh dịch vụ được kiểm tra là số cơ sở được Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm thực hiện kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Số cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm là số cơ sở vi phạm quy định về phòng, chống mại dâm và các quy định có liên quan khác theo quy định của pháp luật (do đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm thực hiện kiểm tra).

2. Phân tổ chủ yếu

- Số cơ sở vi phạm quy định về phòng, chống mại dâm

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

511. Kinh phí Phòng chống Tệ nạn xã hội

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Kinh phí thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội là ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương) nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.

2. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn kinh phí

- Lĩnh vực: ma túy, mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, phòng chống tội phạm

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

06. Lĩnh vực Trẻ em

601. Số trẻ em

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Trẻ em.

602. Số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.

1. Nhóm trẻ em HCĐB theo luật BVCSTE

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:

a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

b) Trẻ em bị bỏ rơi;

c) Trẻ em không nơi nương tựa;

d) Trẻ em khuyết tật;

đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

e) Trẻ em vi phạm pháp luật;

g) Trẻ em nghiện ma túy;

h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

k) Trẻ em bị bóc lột;

l) Trẻ em bị xâm hại tình dục;

m) Trẻ em bị mua bán;

n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải Điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Trẻ em.

603. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các dịch vụ từ Chính phủ và cộng đồng về tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc về vật chất hoặc/ và tinh thần giúp kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của các em, giúp các em phát triển lành mạnh và hòa nhập với xã hội.

Công thức tính:

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc (%)

=

Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc

x 100

Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn

2. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Loại đối tượng

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Trẻ em.

604. Số xã/ phường và tỷ lệ xã/ phường phù hợp với trẻ em

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em là xã, phường có môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em; là xã, phường mà ở đó tất cả trẻ em đều có sự khởi đầu tốt đẹp nhất trong cuộc sống, được hưởng các quyền cơ bản của mình (quyền được sống, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia), có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách.

Việc đánh giá, công nhận xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em được thực hiện hàng năm. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm công nhận xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Trẻ em.

605. Số cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập theo quy định và có các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính phù hợp với các hoạt động trợ giúp trẻ em, gồm:

- Cơ sở trợ giúp trẻ em hoạt động theo nội dung riêng biệt: thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chuyên môn sâu: chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật không có khả năng tham gia giáo dục hòa nhập; giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật; cai nghiện cho trẻ em nghiện ma túy; nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.

- Cơ sở trợ giúp trẻ em hoạt động theo nội dung ngành, lĩnh vực: Cơ sở trợ giúp trẻ em hoạt động theo nội dung ngành, lĩnh vực thuộc các ngành, lĩnh vực sau: khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giáo dục; dạy nghề, tạo việc làm; văn hóa, thể thao.

- Cơ sở trợ giúp trẻ em hoạt động theo nội dung hỗn hợp: hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục thay thế cho nhiều nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tư vấn về kiến thức, kỹ năng cho trẻ em, cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc, giáo dục trẻ em; trợ giúp chữa bệnh; trị liệu tâm lý; giáo dục hòa nhập, dạy nghề, tạo việc làm; tổ chức hoạt động xã hội.

2. Phân tổ chủ yếu

- Công lập/ ngoài công lập

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Cục Trẻ em.

07. Lĩnh vực Bình đẳng giới

701. Số người làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người làm công tác bình đẳng giới là những người được phân công làm các công tác về sự tiến bộ phụ nữ, công tác bình đẳng giới, bao gồm đội ngũ chuyên trách về bình đẳng giới từ Trung ương đến tỉnh, huyện; đội ngũ cộng tác viên về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ ở cấp xã và thôn, bản, cụm dân cư; cả chuyên trách và kiêm nhiệm.

Người được tập huấn nghiệp vụ là những người đã tham dự các khóa đào tạo dành riêng cho những người làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, bao gồm cả kiến thức về giới và kỹ năng hoạt động về bình đẳng giới.

Số người làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ là toàn bộ số cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ trên phạm vi cả nước.

2. Phân tổ chủ yếu

- Chuyên trách/ kiêm nhiệm

- Số được tập huấn nghiệp vụ

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Vụ Bình đẳng giới.

702. Kinh phí thực hiện công tác bình đẳng giới

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Kinh phí thực hiện công tác bình đẳng giới là kinh phí được bố trí từ Ngân sách nhà nước các cấp, nguồn tài trợ và các nguồn hợp pháp khác dành cho công tác bình đẳng giới.

2. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn kinh phí

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Vụ Bình đẳng giới.

08. Thanh tra và các lĩnh vực khác

801. Số cuộc thanh tra hành chính

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, Sở.

Số kiến nghị xử lý sai phạm là số sai phạm được kiến nghị khắc phục.

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Thanh tra Bộ.

802. Số kiến nghị thanh tra hành chính

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, Sở.

Số kiến nghị xử lý sai phạm là số sai phạm được kiến nghị khắc phục.

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính của Thanh tra của Bộ

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Thanh tra Bộ.

803. Số cuộc Thanh tra chuyên ngành

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội là thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực:

1. Lao động - việc làm bao gồm các lĩnh vực: Việc làm, đưa người lao động Việt nam đi làm việc ở nuớc ngoài, giáo dục nghề nghiệp, lao động, tiền lương, an toàn lao động.

2. Người có công với cách mạng.

3. Bảo hiểm xã hội.

4. Bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em và Phòng chống tệ nạn xã hội.

5. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Số kiến nghị xử lý sai phạm là số sai phạm được kiến nghị khắc phục.

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính của Thanh tra của Bộ

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Thanh tra Bộ.

804. Số kiến nghị thanh tra chuyên ngành

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội là thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực:

1. Lao động - việc làm bao gồm các lĩnh vực: Việc làm, đưa người lao động Việt nam đi làm việc ở nuớc ngoài, giáo dục nghề nghiệp, lao động, tiền lương, an toàn lao động.

2. Người có công với cách mạng.

3. Bảo hiểm xã hội.

4. Bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em và Phòng chống tệ nạn xã hội.

5. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Số kiến nghị xử lý sai phạm là số sai phạm được kiến nghị khắc phục.

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính của Thanh tra của Bộ

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Thanh tra Bộ.

805. Số lượt tiếp công dân

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

- Tiếp công dân là việc đón tiếp, lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Kiến nghị là việc công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về biện pháp xử lý hoặc đề xuất sáng kiến nhằm đổi mới công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Phản ánh là việc công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp thông tin, có ý kiến về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Điều 2 Luật Tố cáo số 03/2011/QH13).

- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 2 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13).

Việc tiếp công dân để đón tiếp, lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chia theo các lĩnh vực:

1. Lao động - việc làm bao gồm các lĩnh vực: Việc làm, đưa người lao động Việt nam đi làm việc ở nuớc ngoài, giáo dục nghề nghiệp, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động.

2. Người có công với cách mạng.

3. Bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

4. Phòng chống tệ nạn xã hội.

5. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính của Thanh tra của Bộ

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Thanh tra Bộ.

806. Số đơn thư khiếu nại, tố cáo đã xử lý

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 2 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13).

- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Một đơn thư chỉ được tính là được giải quyết sau khi có quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền về việc giải quyết khiếu nại.

- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Điều 2 Luật Tố cáo số 03/2011/QH13).

- Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Một đơn thư chỉ được tính là được giải quyết sau khi có quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền về việc giải quyết khiếu nại.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được chia theo các lĩnh vực:

1. Lao động - việc làm bao gồm các lĩnh vực: Việc làm, đưa người lao động Việt nam đi làm việc ở nuớc ngoài, giáo dục nghề nghiệp, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động.

2. Người có công với cách mạng.

3. Bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

4. Phòng chống tệ nạn xã hội.

5. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính của Thanh tra của Bộ

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Thanh tra Bộ.

807. Số vụ khiếu nại, tố cáo đã giải quyết

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 2 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13).

- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Một đơn thư chỉ được tính là được giải quyết sau khi có quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền về việc giải quyết khiếu nại.

- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Điều 2 Luật Tố cáo số 03/2011/QH13).

- Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Một đơn thư chỉ được tính là được giải quyết sau khi có quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền về việc giải quyết khiếu nại.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được chia theo các lĩnh vực:

1. Lao động - việc làm bao gồm các lĩnh vực: Việc làm, xuất khẩu lao động, giáo dục nghề nghiệp, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động.

2. Người có công với cách mạng.

3. Bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

4. Phòng chống tệ nạn xã hội.

5. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Cơ sở dữ liệu hành chính của Thanh tra của Bộ

- Báo cáo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Thanh tra Bộ.

808. Tổng số văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong năm

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc tham mưu, trình ban hành, gồm:

1. Luật, Nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

3. Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ trưởng với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Phân tổ chủ yếu: Lĩnh vực.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Cơ sở dữ liệu hành chính của Vụ Pháp chế.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Pháp chế.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2024/TT-BLĐTBXH ngày 06/05/2024 quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.677

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:412::2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!