Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH chương trình đào tạo tư vấn điều trị nghiện ma túy

Số hiệu: 04/2016/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
Ngày ban hành: 28/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH năm 2016 Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy quy định chương trình đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy.

 

I. Quy định chung

- Theo Thông tư 04, khung chương trình này quy định về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến thức làm cơ sở giúp Bộ Lao động quản lý chất lượng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy.

- Theo Thông tư số 04/2016 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khung chương trình này là căn cứ để cơ sở đào tạo tổ chức biên soạn giáo án, giáo trình, tài liệu đào tạo và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy.

- Cung cấp kiến thức và kỹ năng về tư vấn điều trị nghiện cho cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ làm việc trong lĩnh vực cai nghiện ma túy để thực hiện mục tiêu cai nghiện ma túy, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác cai nghiện ma túy trong tình hình hiện nay.

II. Nội dung chi tiết khung chương trình đào tạo

- Mục 1: Chương trình đào tạo cơ bản dành cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy;

+ Thời gian đào tạo: 06 ngày;

+ Số lượng mô đun đào tạo: 03 mô đun (bài học).

- Mục 2: Chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác tư vấn điều trị nghiện ma túy;

+ Thông tư 04 năm 2016 Bộ LĐTBXH quy định thời gian đào tạo là 20 ngày;

+ Số lượng mô đun đào tạo: 12 mô đun (bài học).

- Mục 3: Chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác hỗ trợ xã hội trong điều trị và cai nghiện ma túy.

+ Thời gian đào tạo: 14 ngày;

+ Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun (bài học).

III. Hướng dẫn thực hiện khung chương trình đào tạo

Việc công nhận kết quả được Thông tư số 04/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ được đánh giá kết quả, đạt yêu cầu sẽ được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ hoặc Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Theo Thông tư 04/2016/BLĐTBXH, Chứng chỉ và chứng nhận là cơ sở để sắp xếp vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy theo nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và là cơ sở để thực hiện các chế độ chính sách khác.

 

Thông tư 04 có hiệu lực từ ngày 15/06/2016.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016

THÔNG TƯ

BAN HÀNH KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2187/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2016.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT, Vụ PC, Cục PCTNXH (20 b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

VỀ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY
(ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Khung chương trình đào tạo này quy định chương trình đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy.

2. Khung chương trình này áp dụng cho thủ trưởng cơ sở đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hoạt động bồi dưỡng, đào tạo cấp chứng chỉ về tư vấn điều trị nghiện ma túy.

II. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH

1. Khung chương trình này quy định về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến thức làm cơ sở giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý chất lượng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy.

2. Khung chương trình này là căn cứ để cơ sở đào tạo tổ chức biên soạn giáo án, giáo trình, tài liệu đào tạo và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy.

3. Cung cấp kiến thức và kỹ năng về tư vấn điều trị nghiện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực cai nghiện ma túy để thực hiện mục tiêu cai nghiện ma túy, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác cai nghiện ma túy trong tình hình hiện nay.

III. KẾT CẤU KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy gồm 03 mục, cụ thể:

Mục 1: Chương trình đào tạo cơ bản dành cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy;

Mục 2: Chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác tư vấn điều trị nghiện ma túy;

Mục 3: Chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác hỗ trợ xã hội trong điều trị và cai nghiện ma túy.

Chương II

NỘI DUNG CHI TIẾT KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Mục 1: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ BẢN DÀNH CHO TẤT CẢ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC ĐIỀU TRỊ VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY

A. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

Tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy.

B. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp sau:

1. Kiến thức

- Tổng hợp được những kiến thức cơ bản về pháp luật và chính sách của Đảng và Nhà nước với công tác hỗ trợ điều trị nghiện ma túy, đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020;

- Tổng quan về tình hình sản xuất, buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy trên thế giới và Việt Nam;

- Phân tích được những vấn đề liên quan đến nghiện ma túy và các can thiệp với người nghiện ma túy; cách tiếp cận coi nghiện ma túy là một bệnh của não bộ.

2. Kỹ năng

Mô phỏng và thực hiện được những kỹ năng giao tiếp trong chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy.

3. Thái độ

- Hình thành thái độ nghề nghiệp chuyên nghiệp trong quá trình hỗ trợ người sử dụng ma túy và gia đình: tôn trọng, chấp nhận, thấu cảm với người nghiện ma túy và gia đình người nghiện ma túy;

- Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy.

C. MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo: 06 ngày (03 ngày trên lớp và 03 ngày thực hành tại cơ sở)

Số lượng mô đun đào tạo: 03 mô đun (bài học)

Thời gian đào tạo chi tiết:

STT

Tên mô đun/bài học

Thời gian đào tạo

Trên lớp

Thực hành tại cơ sở

1.

Tổng quan về ma túy; chính sách, pháp luật về lĩnh vực điều trị, cai nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

2.

Nghiện ma túy và các can thiệp với người nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

3.

Giao tiếp với người nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

Tổng số ngày

3 ngày

3 ngày

Chi tiết nội dung chương trình đào tạo:

BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ MA TÚY; CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC ĐIỀU TRỊ, CAI NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học có khả năng:

- Mô tả và phân tích những vấn đề chung về ma túy, các tác động của ma túy;

- Tổng hợp được những nội dung cơ bản về chính sách, pháp luật liên quan đến hỗ trợ điều trị và cai nghiện ma túy ở Việt Nam.

II. Nội dung chi tiết

1. Tổng quan về tình hình ma túy trên thế giới và Việt Nam

1.1. Tình hình sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy trên thế giới và Việt Nam

1.2. Tình hình sử dụng ma túy trên thế giới và Việt Nam

2. Ma túy và tác động của ma túy

2.1. Khái niệm ma túy

2.2. Phân loại ma túy theo tác dụng dược lý

2.2.1. Ma túy có tác dụng kích thích

2.2.2. Ma túy có tác dụng ức chế

2.2.3. Ma túy có tác dụng gây ảo giác

2.3. Nguyên nhân sử dụng ma túy

2.3.1. Nguyên nhân từ các yếu tố sinh học

2.3.2. Nguyên nhân từ các yếu tố môi trường

2.3.3. Nguyên nhân liên quan tới ma túy

3. Tổng quan về chính sách, pháp luật hiện hành về điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam

4. Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020

4.1. Quan điểm, định hướng của Đề án

4.2. Mục tiêu Đề án

4.3. Nhiệm vụ Đề án

4.4. Giải pháp thực hiện Đề án.

BÀI 2. NGHIỆN MA TÚY VÀ CÁC CAN THIỆP VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học có thể:

- Mô tả được các mức độ sử dụng ma túy, khái niệm nghiện ma túy, các cơ chế gây nghiện ma túy;

- Liệt kê và hiểu được các vấn đề thường gặp của người nghiện ma túy;

- Hiểu được bản chất của việc điều trị nghiện ma túy và mô hình tổ chức và quy trình cung cấp dịch vụ cho người nghiện ma túy;

- Mô tả được các can thiệp cụ thể trong điều trị nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Các mức độ sử dụng ma túy

2. Nghiện ma túy

2.1. Khái niệm nghiện ma túy

2.2. Chẩn đoán nghiện ma túy

2.3. Cơ chế gây nghiện ma túy

3. Các vấn đề thường gặp của người nghiện ma túy

3.1. Vấn đề về sức khỏe

3.2. Vấn đề về tâm lý

3.3. Vấn đề về các mối quan hệ xã hội

3.4. Vấn đề về việc làm

3.5. Vấn đề liên quan tới pháp luật

4. Một số phương pháp cụ thể

4.1. Điều trị nghiện như một bệnh mãn tính

4.1.1. Giới thiệu về nguyên tắc hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

4.1.2. Mục tiêu và mục đích của Chương trình 12 bước

4.1.3. Nội dung của Chương trình 12 bước

4.2. Giới thiệu mô hình tổ chức và quy trình cung cấp dịch vụ

4.2.1. Mô hình tổ chức của cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị nghiện ma túy

4.2.2. Quy trình cung cấp dịch vụ

- Tiếp nhận khách hàng

- Phân loại khách hàng theo nhu cầu điều trị

- Chuyển giao đến chương trình điều trị phù hợp

- Lập kế hoạch điều trị

- Theo dõi, đánh giá quá trình điều trị

4.3. Các cấp độ can thiệp (theo ASAM)

4.3.1. Giới thiệu công cụ ASAM

4.3.2. Mục đích của công cụ ASAM

4.3.3. Nội dung cơ bản của công cụ ASAM

4.4. Các can thiệp hiệu quả

4.4.1. Giảm tác hại

4.4.2. Can thiệp tâm lý xã hội (bao gồm cả tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình và xã hội)

4.4.3. Trị liệu dùng thuốc

4.4.4. Dự phòng và xử trí sốc thuốc.

BÀI 3. GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học có khả năng:

- Trình bày được các đặc điểm của các giai đoạn thay đổi hành vi và phỏng vấn tạo động lực;

- Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp có hiệu quả với người nghiện ma túy;

- Nhận biết và có kỹ năng giao tiếp trong các tình huống gây căng thẳng khi làm việc với người nghiện ma túy;

- Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm trong lĩnh vực cai nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Các giai đoạn thay đổi hành vi

1.1. Đặc điểm giai đoạn tiền dự định

1.2. Đặc điểm giai đoạn dự định

1.3. Đặc điểm giai đoạn chuẩn bị

1.4. Đặc điểm giai đoạn hành động

1.5. Đặc điểm giai đoạn duy trì

1.6. Đặc điểm giai đoạn tái nghiện ma túy

2. Kỹ năng giao tiếp cơ bản với người nghiện ma túy

2.1. Kỹ năng giao tiếp có lời

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Biểu hiện

2.2. Kỹ năng giao tiếp không lời

2.2.1. Khái niệm

2.2.2. Biểu hiện

2.3. Kỹ năng quan sát

2.3.1. Khái niệm

2.3.2. Biểu hiện

2.4. Kỹ năng đặt câu hỏi

2.4.1. Câu hỏi mở

2.4.2. Câu hỏi đóng

2.4.3. Câu hỏi hướng tới cảm xúc, suy nghĩ, hành vi

2.4.4. Câu hỏi hướng tới khai phá vấn đề

2.4.5. Câu hỏi tập trung vào giải pháp

2.4.6. Câu hỏi “Tại sao/vì sao”

2.4.7. Kỹ năng lắng nghe tích cực

3. Phỏng vấn tạo động lực

3.1. Khái niệm phỏng vấn tạo động lực

3.2. Mục đích của phỏng vấn tạo động lực

3.3. Vai trò của phỏng vấn tạo động lực

4. Đạo đức nghề nghiệp

4.1. Chấp nhận người nghiện ma túy

4.2. Tôn trọng quyền tự quyết của người nghiện ma túy

4.3. Cá biệt hóa

4.4. Giữ bí mật

4.5. Tự ý thức bản thân

4.6. Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp

5. Giao tiếp với người nghiện ma túy trong tình huống căng thẳng

5.1. Khi người nghiện ma túy phê, say

5.2. Khi người nghiện ma túy hung hăng

5.3. Khi người nghiện ma túy chống đối

6. Tự chăm sóc và chăm sóc đội ngũ cán bộ

6.1. Khái niệm căng thẳng và suy kiệt

6.2. Nguyên nhân gây căng thẳng và suy kiệt

6.3. Dấu hiệu của căng thẳng và suy kiệt

6.4. Các hoạt động đối phó với căng thẳng và suy kiệt.

Mục 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

A. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác tư vấn điều trị nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc và các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng.

B. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp sau:

1. Kiến thức

- Phân tích được khái niệm, mục đích, quy trình điều trị nghiện ma túy;

- Liệt kê được các công cụ đánh giá và lập kế hoạch điều trị nghiện ma túy;

- Phân tích được khái niệm, ý nghĩa và mục đích của tư vấn điều trị nghiện ma túy;

- Liệt kê được những kỹ năng và kỹ thuật trong tư vấn điều trị nghiện ma túy;

- Phân tích được quy trình tư vấn cá nhân, nhóm và gia đình trong điều trị nghiện ma túy.

2. Kỹ năng

- Thực hành và ứng dụng các công cụ đánh giá, lập kế hoạch, các kỹ năng tư vấn cơ bản trong điều trị nghiện cho cá nhân, nhóm và gia đình người nghiện ma túy;

- Áp dụng những kỹ thuật trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

3. Thái độ

- Có thái độ nghề nghiệp chuyên nghiệp trong quá trình tư vấn điều trị nghiện ma túy, tôn trọng, chấp nhận, thấu cảm với người nghiện và gia đình họ trong quá trình hỗ trợ;

- Tuân thủ quy định về nguyên tắc, đạo đức của người làm công tác tư vấn điều trị nghiện ma túy.

C. MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo: 20 ngày (10 ngày học tập trên lớp và 10 ngày thực hành tại cơ sở)

Số lượng mô đun đào tạo: 12 mô đun (bài học)

Thời gian đào tạo chi tiết:

STT

Tên mô đun/bài học

Thời gian đào tạo

Trên lớp

Thực hành tại cơ sở

1.

Khái quát chung về điều trị nghiện ma túy

0,5 ngày

2.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong điều trị nghiện ma túy

1,5 ngày

1,5 ngày

3.

Tổng quan về tư vấn điều trị nghiện ma túy

1 ngày

4.

Quy trình tư vấn cá nhân trong điều trị nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

5.

Các kỹ năng trong tư vấn điều trị nghiện ma túy

1,5 ngày

1,5 ngày

6.

Kỹ thuật giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu trong trong tư vấn điều trị nghiện ma túy

0,5 ngày

1 ngày

7.

Liệu pháp nhận thức hành vi trong tư vấn dự phòng tái nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

8.

Phỏng vấn tạo động lực trong tư vấn điều trị nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

9.

Quản lý hành vi tích cực

0,5 ngày

0,5 ngày

10.

Mô hình MATRIX

0,5 ngày

0,5 ngày

11.

Tư vấn gia đình trong điều trị nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

12.

Tư vấn nhóm trong điều trị nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

Tổng số ngày

10 ngày

10 ngày

Chi tiết nội dung chương trình đào tạo:

BÀI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Nêu được khái niệm, các bước và kế hoạch điều trị nghiện ma túy;

- Trình bày được tiêu chuẩn tiếp nhận điều trị nghiện ma túy;

- Phân tích được các bệnh tâm thần và bệnh đồng diễn liên quan đến nghiện ma túy;

- Chỉ ra được cơ chế tác động của ma túy đến cơ thể.

II. Nội dung chi tiết

1. Khái niệm điều trị nghiện ma túy

2. Các bước điều trị nghiện ma túy

3. Kế hoạch điều trị cho người nghiện ma túy

4. Tiêu chuẩn tiếp nhận điều trị nghiện ma túy

5. Sức khỏe tâm thần và bệnh đồng diễn trong điều trị nghiện ma túy

6. Dược học tâm lý về ma túy.

BÀI 2. SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Giải thích được vai trò, cách thức sử dụng các công cụ hỗ trợ trong can thiệp cho người sử dụng ma túy trong điều trị nghiện ma túy;

- Thực hành kỹ năng sử dụng được các bộ công cụ sàng lọc, đánh giá và theo dõi quá trình can thiệp với người sử dụng ma túy trong điều trị nghiện ma túy;

- Đọc và ứng dụng kết quả các công cụ trong sàng lọc, theo dõi can thiệp với người sử dụng ma túy trong điều trị nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Khái quát chung về các công cụ hỗ trợ

1.1. Giới thiệu chung về các công cụ hỗ trợ

1.2. Vai trò và cách thức áp dụng các công cụ hỗ trợ trong can thiệp cho người sử dụng ma túy trong điều trị nghiện ma túy

1.3. Phân biệt giữa sàng lọc và chuẩn đoán

2. Sử dụng công cụ sàng lọc ASSIST

2.1. Tổng quan về ASSIST

2.2. Cách quản lý bộ công cụ

2.3. Cách sử dụng bộ công cụ

2.3.1. Cách sử dụng chung

2.3.2. Cách tính điểm/đọc kết quả khi sử dụng ASSIST

2.4. Sự kết nối giữa sàng lọc nhanh và can thiệp ngắn

2.4.1. Liên kết giữa sàng lọc và can thiệp ngắn (bao gồm khái niệm can thiệp ngắn)

2.4.2. Các bước can thiệp ngắn của ASSIST

3. Sử dụng công cụ phiếu đánh giá mức độ nghiện ma túy (ASI)

3.1. Tổng quan về ASI

3.2. Các hướng dẫn phỏng vấn sử dụng ASI

3.2. Sử dụng kết quả phỏng vấn ASI

4. Sử dụng công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng (SOCRATEs)

4.1. Giới thiệu về công cụ

4.2. Cách thức sử dụng công cụ

5. Sử dụng công cụ sàng lọc sức khỏe tâm thần (MHF III)

5.1. Giới thiệu về công cụ

5.2. Cách thức sử dụng công cụ

6. Bảng đánh giá chức năng tâm lý, xã hội của người nghiện ma túy (MGA F)

6.1. Giới thiệu về công cụ

6.2. Cách thức sử dụng công cụ.

BÀI 3. TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Mô tả và phân tích được khái niệm, mục đích, nguyên tắc và các hình thức của tư vấn điều trị nghiện ma túy;

- Liệt kê và phân tích được yêu cầu đối với người tư vấn điều trị nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Khái niệm tư vấn điều trị nghiện ma túy và các khái niệm liên quan

1.1. Khái niệm tư vấn điều trị nghiện ma túy

1.2. Một số khái niệm liên quan (trị liệu, giáo dục)

2. Mục đích của tư vấn điều trị nghiện ma túy

3. Nguyên tắc tư vấn điều trị nghiện ma túy

3.1. Nguyên tắc tự nguyện

3.2. Nguyên tắc bảo mật

3.3. Nguyên tắc tin cậy

3.4. Nguyên tắc không phán xét

3.5. Nguyên tắc tôn trọng

3.6. Nguyên tắc an toàn

3.7. Nguyên tắc gắn kết với các dịch vụ khác

4. Các hình thức tư vấn điều trị nghiện ma túy

4.1. Tư vấn cá nhân

4.2. Tư vấn gia đình

4.3. Tư vấn nhóm

5. Tư vấn viên

5.1. Khái niệm tư vấn viên

5.2. Vai trò của tư vấn viên

5.3. Quy điều đạo đức của tư vấn viên.

BÀI 4. QUY TRÌNH TƯ VẤN CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Liệt kê được các bước của quy trình tư vấn cá nhân trong điều trị nghiện ma túy;

- Áp dụng được các bước vào phân tích, đánh giá, lập kế hoạch trợ giúp cho người nghiện ma túy;

- Hình thành thái độ tôn trọng, chấp nhận, hợp tác cùng người nghiện ma túy trong toàn bộ quá trình trợ giúp, tuân thủ đúng theo tiến trình trợ giúp.

II. Nội dung chi tiết

1. Tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầu

1.1. Khái niệm

1.2. Mục tiêu

1.3. Nội dung tạo lập mối quan hệ

2. Đánh giá

2.1. Khái niệm về đánh giá

2.2. Mục tiêu của đánh giá

2.3. Những nội dung cốt yếu cần đánh giá

2.4. Đánh giá lâm sàng

3. Xác định vấn đề cần giải quyết và giải pháp tối ưu

3.1. Khái niệm

3.2. Mục tiêu

3.3. Những nội dung cụ thể

4. Lập kế hoạch hành động và triển khai

4.1. Lập kế hoạch

4.2. Điều chỉnh kế hoạch

4.3. Triển khai

5. Kết thúc

5.1. Xác định lý do để kết thúc ca tư vấn

5.2. Lượng giá kết quả, nếu tốt có thể kết thúc, nếu chưa tốt chuyển giao hoặc phân tích, thảo luận kỹ lưỡng về việc đánh giá, xác định vấn đề

5.3. Sử dụng công cụ lượng giá

6. Theo dõi

6.1. Thảo luận kế hoạch tiếp theo trong cuộc đời người nghiện ma túy

6.2. Xây dựng phương thức kết nối

6.2. Thống nhất kế hoạch tiếp theo

7. Một số lưu ý trong quá trình tư vấn

7.1. Lưu ý trong một buổi tư vấn

7.2. Những lưu ý chung trong cả quy trình tư vấn

8. Vận dụng quy trình tư vấn vào hỗ trợ một trường hợp cụ thể.

8.1. Nghiên cứu tình huống

8.2. Vận dụng bằng sắm vai.

BÀI 5. CÁC KỸ NĂNG TRONG TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Mô tả các kỹ năng cơ bản và kỹ năng chuyên sâu trong điều trị nghiện ma túy;

- Thực hành một số kỹ năng cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Nhóm kỹ năng tư vấn điều trị nghiện ma túy cơ bản

1.1. Kỹ năng giao tiếp

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Biểu hiện

1.2. Kỹ năng tạo lập mối quan hệ với người nghiện ma túy

1.2.1. Khái niệm

1.2.2. Biểu hiện

1.3. Kỹ năng lắng nghe (bao gồm cả quan sát và chú ý)

1.3.1. Khái niệm

1.3.2. Biểu hiện

1.4. Kỹ năng hỏi

1.4.1. Khái niệm

1.4.2. Biểu hiện

1.5. Kỹ năng diễn đạt

1.5.1. Khái niệm

1.5.2. Biểu hiện

1.6. Kỹ năng phản hồi cảm xúc

1.6.1. Khái niệm

1.6.2. Biểu hiện

1.7. Kỹ năng tóm tắt (tóm lược)

1.7.1. Khái niệm

1.7.2. Biểu hiện

1.8. Kỹ năng khơi gợi

1.8.1. Khái niệm

1.8.2. Biểu hiện

1.9. Kỹ năng xử lý im lặng

1.9.1. Khái niệm

1.9.2. Biểu hiện

2. Nhóm kỹ năng tư vấn điều trị nghiện chuyên sâu

2.1. Kỹ năng tự tin vào năng lực bản thân

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Biểu hiện

2.2. Kỹ năng khen ngợi

2.2.1. Khái niệm

2.2.2. Biểu hiện

2.3. Kỹ năng chỉnh khung

2.3.1. Khái niệm

2.3.2. Biểu hiện

2.4. Kỹ năng lựa theo sự phản kháng

2.4.1. Khái niệm

2.4.2. Biểu hiện

2.5. Kỹ năng diễn giải

2.5.1. Khái niệm

2.5.2. Biểu hiện

2.6. Kỹ năng giúp người nghiện ma túy trực diện với vấn đề (đối kháng)

2.6.1. Khái niệm

2.6.2. Biểu hiện.

BÀI 6. KỸ THUẬT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ ĐẶT MỤC TIÊU TRONG TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Mô tả được những kỹ thuật cơ bản về giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu trong tư vấn điều trị nghiện ma túy;

- Thực hành một số kỹ thuật cơ bản về giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Kỹ thuật giải quyết vấn đề

1.1. Ý nghĩa của kỹ thuật giải quyết vấn đề

1.2. Quy trình giải quyết vấn đề

1.2.1. Bước 1: Định hướng

1.2.2. Bước 2: Xác định vấn đề

1.2.3. Bước 3: Tìm kiếm các giải pháp

1.2.4. Bước 4: Đưa ra quyết định

1.2.5. Bước 5: Tiến hành giải quyết vấn đề

1.2.6. Một số lưu ý trong quá trình giải quyết vấn đề

2. Kỹ thuật đặt mục tiêu

2.1. Ý nghĩa của kỹ thuật đặt mục tiêu

2.2. Tiêu chí của mục tiêu ngắn hạn

2.3. Phương pháp đặt mục tiêu

2.4. Đo lường sự cam kết của người nghiện ma túy.

BÀI 7. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI TRONG TƯ VẤN DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Mô tả được liệu pháp hành vi trong tư vấn dự phòng tái nghiện ma túy;

- Thực hành được liệu pháp hành vi trong tư vấn dự phòng tái nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Giới thiệu chung về liệu pháp nhận thức hành vi trong dự phòng tái nghiện ma túy

1.1. Cơ sở của liệu pháp nhận thức hành vi trong dự phòng tái nghiện ma túy

1.2. Hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi trong dự phòng tái nghiện ma túy

1.3. Vai trò của tư vấn viên trong thực hiện liệu pháp nhận thức hành vi dự phòng tái nghiện ma túy

2. Các thành phần của liệu pháp nhận thức hành vi

2.1. Phân tích tình huống liên quan đến tái nghiện ma túy

2.2. Hướng dẫn các kỹ năng xử lý tình huống

2.3. Đào tạo kỹ năng ứng phó với các tình huống có nguy cơ tái nghiện ma túy

2.3.1. Từ chối lời mời sử dụng ma túy

2.3.2. Đối phó với cơn thèm nhớ

2.3.3. Suy nghĩ tiêu cực về sử dụng ma túy

2.3.4. Kỹ năng quản lý sự căng thẳng

2.3.5. Quản lý sự chỉ trích hành vi nghiện trong quá khứ

2.3.6. Quyết định nhỏ dường như vô hại

2.3.7. Chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp cho trường hợp dùng lại

2.3.8. Kỹ thuật quản lý thời gian.

BÀI 8. PHỎNG VẤN TẠO ĐỘNG LỰC TRONG TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Phân tích được vai trò, nguyên tắc của phỏng vấn tạo động lực và sử dụng các kỹ năng tư vấn để khuyến khích người nghiện ma túy trong điều trị;

- Mô tả được các bước phỏng vấn tạo động lực;

- Thực hành được gắn kết giữa phỏng vấn tạo động lực vào từng giai đoạn thay đổi hành vi của thân chủ.

II. Nội dung chi tiết

1. Giới thiệu chung về phỏng vấn tạo động lực

2. Các nguyên tắc của phỏng vấn tạo động lực

2.1. Thể hiện sự thấu cảm

2.2. Giảm mơ hồ và nêu ra sự không nhất quán

2.3. Tăng cường sự tự tin của người nghiện ma túy

2.4. Hướng dẫn những lời nói tự động viên

2.5. Lựa theo sự phản kháng

2.6. Sử dụng các kỹ năng tư vấn để khuyến khích người nghiện ma túy thảo luận về sự thay đổi

3. Các bước phỏng vấn tạo động lực

3.1. Đánh giá người nghiện ma túy

3.2. Tìm hiểu những điều tốt của việc sử dụng hay nghiện ma túy

3.3. Tìm hiểu những điều không tốt của việc sử dụng hay nghiện ma túy

3.4. Tóm tắt và hỗ trợ người nghiện ma túy ra quyết định

3.5. Đặt mục tiêu

4. Gắn kết phỏng vấn tạo động lực với chiến lược can thiệp cho các giai đoạn thay đổi hành vi

4.1. Đặc điểm và chiến lược can thiệp trong giai đoạn tiền dự định

4.2. Đặc điểm và chiến lược can thiệp trong giai đoạn dự định

4.3. Đặc điểm và chiến lược can thiệp trong giai đoạn chuẩn bị

4.4. Đặc điểm và chiến lược can thiệp trong giai đoạn hành động

4.5. Đặc điểm và chiến lược can thiệp trong giai đoạn duy trì

4.6. Đặc điểm và chiến lược can thiệp trong giai đoạn tái nghiện.

BÀI 9. QUẢN LÝ HÀNH VI TÍCH CỰC

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học có khả năng:

- Phân tích được ý nghĩa của phương pháp quản lý hành vi tích cực đối với người nghiện ma túy trong quá trình điều trị;

- Vận dụng xây dựng các hình thức thưởng cho người nghiện ma túy khi họ có kết quả điều trị tích cực.

II. Nội dung chi tiết

1. Giới thiệu về phương pháp quản lý hành vi tích cực

1.1. Khái niệm phương pháp quản lý hành vi tích cực

1.2. Ý nghĩa của việc ứng dụng phương pháp quản lý hành vi tích cực vào quá trình điều trị của người nghiện ma túy

2. Áp dụng phương pháp quản lý hành vi tích cực với các giai đoạn điều trị của người nghiện ma túy

2.1. Người nghiện ma túy tuân thủ điều trị tốt

2.2. Người nghiện ma túy dự phòng tái nghiện có hiệu quả

2.3. Người nghiện ma túy có thời gian điều trị duy trì tốt

3. Một số khó khăn/lưu ý khi triển khai phương pháp quản lý hành vi tích cực.

BÀI 10. MÔ HÌNH MATRIX

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Mô tả được các hợp phần điều trị nghiện của mô hình MATRIX;

- Thực hành lồng ghép các liệu pháp tâm lý xã hội trong hỗ trợ điều trị, phục hồi cho người sử dụng ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Tổng quan về điều trị nghiện ma túy theo mô hình MATRIX

1.1. Khái niệm về điều trị theo mô hình MATRIX

1.2. Các nguyên tắc thực hiện của mô hình MATRIX

1.3. Các cấu phần của mô hình MATRIX

1.3.1. Tư vấn cá nhân

1.3.2. Nhóm phục hồi sớm

1.3.3. Nhóm dự phòng tái nghiện

1.3.4. Giáo dục gia đình

1.3.5. Nhóm hỗ trợ xã hội

1.3.6. Xét nghiệm nước tiểu hàng tuần

2. Cách thức lập kế hoạch mô hình MATRIX

3. Một số lưu ý khi triển khai mô hình MATRIX

3.1. Thực tiễn ứng dụng mô hình MATRIX

3.2. Những khó khăn khi thực hiện mô hình MATRIX.

BÀI 11. TƯ VẤN GIA ĐÌNH TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Trình bày và phân tích được vai trò, quy trình và các nguyên tắc của tư vấn gia đình trong điều trị nghiện ma túy;

- Thực hành kỹ năng tư vấn gia đình người nghiện ma túy;

- Hình thành thái độ không kỳ thị và biết chấp nhận hoàn cảnh gia đình khác nhau của người nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Khái niệm tư vấn gia đình trong điều trị nghiện ma túy

1.1. Khái niệm

1.2. Mục đích của tư vấn gia đình trong điều trị nghiện ma túy

1.3. Ý nghĩa của tư vấn gia đình trong điều trị nghiện ma túy

2. Các nguyên tắc tư vấn gia đình người nghiện ma túy

2.1. Bảo mật thông tin

2.2. Bình tĩnh, tôn trọng gia đình người nghiện ma túy

2.3. Huy động sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình người nghiện ma túy

2.4. Tin tưởng gia đình về khả năng giải quyết vấn đề và hỗ trợ người nghiện ma túy

3. Quy trình tư vấn gia đình trong điều trị nghiện ma túy

3.1. Bước 1: Tiếp cận, tạo lập mối quan hệ với gia đình

3.2. Bước 2: Thu thập thông tin, xác định vấn đề của gia đình

3.3. Bước 3: Giúp gia đình tăng cường kiến thức hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

3.4. Bước 4: Giúp gia đình lên kế hoạch hỗ trợ tuân thủ điều trị và dự phòng tái nghiện ma túy

3.5. Bước 5: Kết thúc

4. Một số kỹ năng tư vấn gia đình

4.1. Kỹ năng bình thường hóa vấn đề

4.2. Kỹ năng đặt câu hỏi xoay vòng

4.3. Kỹ năng điều phối

4.4. Kỹ năng giao nhiệm vụ

4.5. Kỹ năng sử dụng mệnh đề tôi

4.6. Kỹ năng làm mẫu

4.7. Kỹ năng làm việc với những thành viên không hợp tác

5. Một số lưu ý khác trong tư vấn gia đình người nghiện ma túy

5.1. Xây dựng các chiến lược giao tiếp hiệu quả

5.2. Đánh giá các giá trị và kiểu cách của gia đình

5.3. Tập trung vào giải pháp tránh công kích, đổ lỗi cho nhau.

BÀI 12. TƯ VẤN NHÓM TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Trình bày được vai trò, các nguyên tắc và quy trình tư vấn/sinh hoạt nhóm trong hỗ trợ điều trị nghiện ma túy;

- Thực hành kỹ năng tư vấn nhóm với người nghiện ma túy;

- Hình thành thái độ không kỳ thị và biết chấp nhận hoàn cảnh khác nhau của các thành viên trong nhóm.

II. Nội dung chi tiết

1. Một số khái niệm tư vấn nhóm trong hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

1.1. Khái niệm nhóm

1.2. Khái niệm tư vấn nhóm

1.3. Mục đích của tư vấn nhóm

2. Vai trò của nhóm trong hỗ trợ người nghiện ma túy

3. Quy trình tư vấn và sinh hoạt nhóm trong điều trị nghiện ma túy

3.1. Chuẩn bị tư vấn nhóm

3.2. Xây dựng kế hoạch

3.3. Triển khai các hoạt động nhóm theo kế hoạch

3.4. Lượng giá

4. Các nguyên tắc tư vấn và làm việc với nhóm người nghiện ma túy

4.1. Tạo sự đồng thuận

4.2. Tôn trọng, không phán xét

4.3. Khuyến khích sự sáng tạo

4.4. Phát sinh những ý kiến mới

4.5. Học cách ủy thác

4.6. Khuyến khích mọi người phát biểu

4.7. Chia sẻ trách nhiệm

4.8. Linh hoạt

5. Một số kỹ năng hỗ trợ trong tư vấn và làm việc với nhóm người nghiện ma túy

5.1. Kỹ năng mở đầu và kết thúc cuộc tư vấn nhóm

5.2. Tạo lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm

5.3. Kỹ năng thiết lập bầu không khí nhóm

5.4. Điều phối

5.5. Kỹ năng lắng nghe và quan sát nhóm

5.6. Định hướng lại

5.7. Làm gương

5.8. Kỹ năng tóm lược các ý kiến

5.9. Giải quyết xung đột

5.10. Lập kế hoạch

6. Một số công cụ, kỹ thuật hỗ trợ trong tư vấn và làm việc với nhóm người nghiện ma túy

6.1. Các kỹ thuật giúp các thành viên vận động, thay đổi không khí, tạo hoạt động vui vẻ cùng nhau trị liệu

6.2. Các kỹ thuật giúp các thành viên nhận biết, thể hiện suy nghĩ, tình cảm, sự sáng tạo

6.3. Các kỹ thuật sử dụng trong việc lấy ý kiến của cả nhóm, giúp các thành viên học kỹ năng mới.

Mục 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG TÁC HỖ TRỢ XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

A. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO:

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác hỗ trợ xã hội trong các cơ sở cai nghiện ma túy và các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng.

B. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp sau:

1. Kiến thức:

- Mô tả và phân tích những kiến thức chung về hỗ trợ xã hội;

- Phân tích được mục đích, nội dung của kế hoạch điều trị nghiện ma túy và các nguyên tắc điều phối xây dựng, quản lý kế hoạch điều trị nghiện ma túy;

- Phân tích được những vấn đề chung về gia đình và nhóm tự lực của người nghiện ma túy;

- Giải thích mục tiêu và cách thức huy động cộng đồng và những khó khăn, giải pháp tiếp cận người nghiện ma túy tại cộng đồng.

2. Kỹ năng:

- Mô tả và thực hành được những kỹ năng trong điều phối xây dựng và quản lý kế hoạch điều trị nghiện ma túy;

- Thực hành sử dụng được bộ công cụ hỗ trợ điều trị nghiện ma túy;

- Áp dụng kỹ năng xây dựng mục tiêu, hiểu các nguyên tắc làm việc với gia đình và hỗ trợ nhóm tự lực trong hỗ trợ người nghiện ma túy;

- Vận dụng các can thiệp giảm kỳ thị và có kỹ năng huy động cộng đồng hỗ trợ quá trình hồi phục cho người nghiện ma túy.

3. Thái độ:

- Tuân thủ quy định về nguyên tắc, đạo đức của người làm công tác hỗ trợ điều trị nghiện ma túy;

- Có thái độ nghề nghiệp chuyên nghiệp trong quá trình hỗ trợ xã hội với người nghiện ma túy: tôn trọng, chấp nhận, thấu cảm với người nghiện và gia đình họ trong quá trình hỗ trợ.

C. MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo: 14 ngày (07 ngày học trên lớp, 07 ngày thực hành tại cơ sở)

Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun (bài học)

Thời gian đào tạo chi tiết:

STT

Tên mô đun/bài học

Thời gian đào tạo

Trên lớp

Thực hành tại cơ sở

1.

Hỗ trợ xã hội với người nghiện ma túy

0,5 ngày

2.

Điều phối xây dựng và quản lý kế hoạch điều trị nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

3.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ

1,5 ngày

1 ngày

4.

Làm việc với gia đình người nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

5.

Hỗ trợ nhóm tự lực của người nghiện ma túy

1 ngày

2 ngày

6.

Huy động cộng đồng trợ giúp người nghiện ma túy

1 ngày

1 ngày

7.

Tiếp cận người nghiện ma túy tại cộng đồng

1 ngày

1 ngày

Tổng số ngày

7 ngày

7 ngày

Chi tiết nội dung chương trình đào tạo:

BÀI 1. HỖ TRỢ XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học có khả năng:

- Mô tả và phân tích được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc và yêu cầu của cán bộ hỗ trợ xã hội;

- Liệt kê được các hoạt động hỗ trợ xã hội với người nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Khái niệm hỗ trợ xã hội và một số khái niệm liên quan

1.1. Khái niệm hỗ trợ xã hội

1.2. Một số khái niệm liên quan

1.2.1. Cán bộ hỗ trợ xã hội

1.2.2. Dịch vụ xã hội

1.2.3. Công tác xã hội

2. Các hỗ trợ xã hội với người nghiện ma túy

2.1. Các hỗ trợ về chính sách

2.2. Hỗ trợ tư vấn pháp luật

2.3. Các dịch vụ chăm sóc xã hội

2.3.1. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

2.3.2. Hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm

2.3.3. Hỗ trợ xã hội khác

2.3.4. Hỗ trợ gia đình người nghiện ma túy

3. Vai trò của cán bộ hỗ trợ xã hội

3.1. Vai trò tạo điều kiện thuận lợi

3.2. Vai trò kết nối

3.3. Vai trò tư vấn

3.4. Vai trò huy động nguồn lực

3.5. Vai trò biện hộ

3.6. Vai trò truyền thông

4. Các nguyên tắc đối với cán bộ hỗ trợ xã hội

4.1. Tôn trọng và chấp nhận

4.2. Đảm bảo tính bí mật

4.3. Khích lệ và không phán xét

4.4. Dành quyền tự quyết định

4.5. Tạo điều kiện để người nghiện ma túy tham gia vào các hoạt động

5. Yêu cầu đối với cán bộ hỗ trợ xã hội

5.1. Yêu cầu về kiến thức

5.2. Yêu cầu về kỹ năng

5.3. Yêu cầu về phẩm chất.

BÀI 2. ĐIỀU PHỐI XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Phân tích được mục đích, các nguyên tắc và nội dung của kế hoạch điều trị nghiện ma túy;

- Mô tả nội dung của kế hoạch điều trị nghiện ma túy;

- Thực hành được những kỹ năng trong điều phối xây dựng và quản lý kế hoạch điều trị nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Mục đích của kế hoạch điều trị nghiện ma túy

2. Các nguyên tắc điều phối xây dựng và quản lý kế hoạch điều trị nghiện ma túy cho người nghiện ma túy

2.1. Đảm bảo tính chuyên nghiệp

2.2. Đảm bảo dịch vụ toàn diện

2.3. Đảm bảo dịch vụ liên tục

2.4. Đảm bảo dịch vụ công bằng

2.5. Đảm bảo dịch vụ chất lượng

2.6. Đảm bảo sự tham gia và đáp ứng nhu cầu của người nghiện ma túy

3. Nội dung kế hoạch điều trị nghiện ma túy

3.1. Xác định mục tiêu điều trị nghiện ma túy

3.2. Xây dựng các hoạt động trong kế hoạch điều trị nghiện ma túy

3.3. Xác định nguồn lực

3.4. Xác định người/tổ chức chịu trách nhiệm

3.5. Xác định kết quả mong muốn

3.6. Xác định phương pháp đánh giá kết quả

4. Kỹ năng cần thiết cho việc điều phối xây dựng và quản lý kế hoạch điều trị nghiện ma túy

4.1. Kỹ năng phỏng vấn tạo động lực

4.2. Kỹ năng điều phối dịch vụ

4.3. Kỹ năng liên kết, điều phối nguồn lực

4.4. Kỹ năng giám sát hỗ trợ người nghiện ma túy.

BÀI 3. SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Giải thích được vai trò, cách thức sử dụng các công cụ hỗ trợ trong can thiệp cho người nghiện ma túy;

- Thực hành kỹ năng sử dụng các công cụ sàng lọc, đánh giá và theo dõi quá trình can thiệp với người nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Khái quát chung về các công cụ hỗ trợ

1.1. Giới thiệu chung về các công cụ hỗ trợ

1.2. Vai trò và cách thức áp dụng các công cụ hỗ trợ trong can thiệp cho người nghiện ma túy

1.3. Phân biệt giữa sàng lọc và chuẩn đoán

2. Sử dụng công cụ sàng lọc ASSIST

2.1. Tổng quan về ASSIST

2.2. Cách quản lý bộ công cụ

2.3. Cách sử dụng bộ công cụ

2.3.1. Cách sử dụng chung

2.3.2. Cách tính điểm/đọc kết quả khi sử dụng ASSIST

2.4. Sự kết nối giữa sàng lọc nhanh và can thiệp ngắn

2.4.1. Liên kết giữa sàng lọc và can thiệp ngắn (bao gồm khái niệm can thiệp ngắn)

2.4.2. Các bước can thiệp ngắn của ASSIST

3. Sử dụng công cụ phiếu đánh giá mức độ nghiện (ASI)

3.1. Tổng quan về ASI

3.2. Các hướng dẫn phỏng vấn sử dụng ASI

3.3. Tiêu chuẩn quốc tế về Phân loại nghề nghiệp

3.4. Hướng dẫn cho phần rượu/thuốc lá

4. Sử dụng công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng (SOCRATEs)

4.1. Giới thiệu về công cụ

4.2. Cách thức sử dụng công cụ.

BÀI 4. LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Khái quát được vai trò, những vấn đề thường gặp của gia đình trong hỗ trợ người nghiện ma túy;

- Xây dựng mục tiêu, hiểu các nguyên tắc làm việc với gia đình trong hỗ trợ người nghiện ma túy;

- Vận dụng tiến trình làm việc với gia đình người nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Vai trò của gia đình trong hỗ trợ người nghiện ma túy

1.1. Vai trò hỗ trợ kinh tế

1.2. Vai trò chăm sóc thể chất

1.3. Vai trò khích lệ, động viên tinh thần/tình cảm

1.4. Vai trò giáo dục/cung cấp thông tin

1.5. Vai trò tạo động lực

2. Các vấn đề thường gặp của gia đình người nghiện ma túy

2.1. Vấn đề về kinh tế/thu nhập

2.2. Vấn đề về tình cảm/mối quan hệ trong gia đình

2.3. Vấn đề về bạo lực, sao nhãng

2.4. Vấn đề nghiện các tiền chất khác

3. Mục tiêu làm việc với gia đình người nghiện ma túy

3.1. Huy động sự tham gia của gia đình vào hỗ trợ người nghiện ma túy (Khích lệ, tạo động lực)

3.2. Hỗ trợ phục hồi cho các thành viên gia đình (tham vấn, tư vấn)

3.3. Kết nối nguồn lực cần thiết cho gia đình

3.4. Hướng dẫn hỗ trợ chăm sóc người nghiện ma túy

4. Nguyên tắc làm việc với gia đình người nghiện ma túy

4.1. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong gia đình

4.2. Tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình đưa ý kiến

4.3. Mọi thành viên đều tham gia vào quá trình hỗ trợ điều trị

4.4. Mọi can thiệp của gia đình đều hướng tới mục đích hỗ trợ người nghiện ma túy điều trị và phục hồi

5. Tiến trình làm việc với gia đình người nghiện ma túy

5.1. Tiếp cận gia đình

5.2. Thu thập thông tin và phân tích thông tin

5.3. Xây dựng kế hoạch và thu hút sự tham gia của gia đình vào hỗ trợ người nghiện ma túy

5.4. Hỗ trợ gia đình triển khai thực hiện kế hoạch điều trị nghiện ma túy.

BÀI 5. HỖ TRỢ NHÓM TỰ LỰC CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Phân tích được những vấn đề chung (khái niệm, mục tiêu nguyên tắc làm việc) về nhóm tự lực của người nghiện ma túy;

- Vận dụng, hỗ trợ hình thành và phát triển nhóm tự lực mới, huy động, hợp tác nhóm có sẵn và các kỹ năng làm việc với nhóm tự lực của người nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Khái niệm nhóm tự lực của người nghiện ma túy

1.1. Khái niệm nhóm

1.2. Khái niệm nhóm tự lực

1.3. Đặc điểm của nhóm tự lực

2. Mục tiêu làm việc với nhóm tự lực của người nghiện ma túy

2.1. Tăng cường hỗ trợ tinh thần, tình cảm

2.2. Cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm

2.3. Tăng cường nguồn lực

3. Các nguyên tắc làm việc với nhóm tự lực của người nghiện ma túy

3.1. Tự nguyện

3.2. Sẵn sàng

3.3. Phù hợp

3.4. Tôn trọng

3.5. Tham gia

3.6. Hợp tác

3.7. Dân chủ

3.8. Trao quyền

3.9. Thúc đẩy động cơ thay đổi

4. Hỗ trợ hình thành và phát triển nhóm tự lực mới

4.1. Tìm hiểu thành viên tiềm năng

4.2. Tạo sự thay đổi tiến tới cam kết tham gia nhóm

4.3. Chuẩn bị kế hoạch và kinh phí

4.4. Hình thành nhóm

4.5. Hỗ trợ nhóm hoạt động

4.6. Hỗ trợ xây dựng năng lực chuyên môn cho nhóm

5. Huy động, hợp tác và trợ giúp nhóm tự lực có sẵn

5.1. Tìm hiểu về nhóm có sẵn

5.2. Xác định khả năng làm việc và hỗ trợ nhóm

5.3. Thống nhất phương pháp hợp tác

5.4. Hỗ trợ thành viên nhóm và các hoạt động của nhóm

5.5. Điều chỉnh những điểm khác biệt

5.6. Hỗ trợ xây dựng năng lực chuyên môn cho nhóm

6. Kỹ năng cơ bản làm việc với nhóm tự lực của người nghiện ma túy

6.1. Kỹ năng điều hành/lãnh đạo nhóm

6.2. Kỹ năng tương tác giữa các cá nhân trong nhóm

6.3. Kỹ năng thấu cảm

6.4. Kỹ năng lắng nghe tích cực

6.5. Kỹ năng làm việc với những thành viên đối kháng.

BÀI 6. HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Nêu và phân tích được các mục tiêu của huy động cộng đồng;

- Vận dụng các can thiệp giảm kỳ thị;

- Thực hành kỹ năng huy động cộng đồng hỗ trợ quá trình hồi phục cho người nghiện ma túy.

II. Nội dung chi tiết

1. Mục tiêu của huy động cộng đồng

1.1. Giảm kỳ thị

1.2. Hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình hồi phục

2. Giảm kỳ thị với người nghiện ma túy

2.1. Khái niệm kỳ thị

2.2. Nguồn gốc của kỳ thị với người nghiện ma túy

2.3. Các can thiệp làm giảm kỳ thị

2.3.1. Các hình thức kỳ thị

2.3.2. Truyền thông, giáo dục cộng đồng

2.3.3. Vận động chính sách

3. Huy động cộng đồng hỗ trợ quá trình hồi phục

3.1. Nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, điều trị nghiện ma túy và quá trình hồi phục của người nghiện ma túy

3.2. Các hỗ trợ hòa nhập cộng đồng

3.2.1. Tổ chức mạng lưới hỗ trợ cộng đồng

3.2.2. Hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm

3.2.3. Hỗ trợ sinh kế bền vững

3.2.4. Tạo cơ hội tham gia của người sử dụng ma túy trong các hoạt động của cộng đồng.

BÀI 7. TIẾP CẬN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG

I. Mục tiêu

Sau khi học xong người học có khả năng:

- Nêu và phân tích được khái niệm, những khó khăn trong tiếp cận người nghiện ma túy tại cộng đồng;

- Đưa ra các giải pháp tiếp cận người nghiện ma túy tại cộng đồng;

- Tuân thủ những nguyên tắc trong tiếp cận người nghiện ma túy;

- Vận dụng kỹ năng tiếp cận người nghiện ma túy tại cộng đồng.

II. Nội dung chi tiết

1. Khái niệm tiếp cận người nghiện ma túy

2. Những khó khăn trong tiếp cận người nghiện ma túy

2.1. Khó khăn từ phía người được tiếp cận

2.2. Khó khăn từ phía cán bộ hỗ trợ xã hội

2.3. Các khó khăn từ các yếu tố khác

3. Các phương pháp tiếp cận người nghiện ma túy

3.1. Tiếp cận thông qua đồng đẳng viên,

3.2. Tiếp cận thông qua mạng lưới người địa phương, hạt giống, quản lý ca, các tổ chức xã hội

4. Các bước tiếp cận người nghiện ma túy

4.1. Bước 1: Chuẩn bị tiếp cận (Lập bản đồ xã hội nhóm người nghiện ma túy, nhóm người sử dụng ma túy, nhóm có nguy cơ cao)

4.2. Bước 2: Làm quen và xây dựng lòng tin

4.3. Bước 3. Khai thác thông tin

4.4. Bước 4. Xác định vấn đề

4.5. Bước 5. Hỗ trợ tìm kiếm giải pháp

5. Một số nguyên tắc khi tiếp cận người nghiện ma túy

5.1. Đảm bảo bí mật thông tin

5.2. An toàn trong tiếp cận

5.2.1. Các tình huống ảnh hưởng đến an toàn

5.2.2. Các dấu hiệu đe dọa sự an toàn

5.2.3. Một số quy tắc an toàn

5.2.4. Các biện pháp phòng ngừa

6. Nội dung tiếp cận người nghiện ma túy

6.1. Cung cấp thông tin về mô hình điều trị nghiện ma túy tự nguyện

6.2. Cung cấp thông tin về các dịch vụ điều trị điều trị nghiện ma túy tự nguyện

6.3. Thực hiện các tư vấn điều trị và dự phòng tái nghiện ma túy theo tình huống

6.4. Lồng ghép với các dịch vụ điều trị HIV, xử lý quá liều, dự phòng các bệnh lao, viêm gan C

7. Các hình thức quảng bá dịch vụ (cá nhân, nhóm, tài liệu...)

8. Những điều nên và không nên khi tiếp cận người nghiện ma túy tại cộng đồng.

Chương III

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

I. HÌNH THỨC THỰC HIỆN VÀ TÀI LIỆU

1. Hình thức thực hiện: tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ.

2. Tài liệu đào tạo: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sử dụng tài liệu bồi dưỡng do cơ sở đào tạo biên soạn hay tài liệu khác phù hợp với nội dung Khung chương trình đào tạo.

II. CÔNG NHẬN KẾT QUẢ

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ được đánh giá kết quả, đạt yêu cầu sẽ được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ hoặc Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ. Chứng chỉ và chứng nhận là cơ sở để sắp xếp vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy theo nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và là cơ sở để thực hiện các chế độ chính sách khác.

III. KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm, từ chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, từ kinh phí hỗ trợ của các chương trình, dự án trong và ngoài nước, từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) hoặc kinh phí do cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tập huấn tự nguyện đóng góp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động m việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy;

b) Chủ trì kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy trong phạm vi toàn quốc;

c) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy trong phạm vi toàn quốc.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Rà soát, đánh giá thực trạng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy trong phạm vi địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện;

b) Chủ trì kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy trong phạm vi địa phương;

c) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy trong phạm vi địa phương.

3. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo đủ điều kiện đào tạo cấp chứng chỉ, chứng nhận cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về tư vấn điều trị nghiện trên cơ sở Khung chương trình này xây dựng giáo trình, giáo án, tài liệu và tổ chức đào tạo. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo và báo cáo cơ quan quản lý theo quy định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/04/2016 Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.500

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.67.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!