Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH chế độ bồi thường trợ cấp chi phí y tế người sử dụng lao động

Số hiệu: 04/2015/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành: 02/02/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn mới về bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động

Theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động (NSDLĐ) sẽ phải bồi thường, trợ cấp cho người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong những trường hợp đặc thù sau:

- NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp... do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường;

- NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, do lỗi người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ vẫn phải trợ cấp;

- Nếu NSDLĐ không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì ngoài việc bồi thường, trợ cấp NSDLĐ sẽ phải trả chế độ BHXH thay cơ quan BHXH.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/03/2015 và bãi bỏ Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP VÀ CHI PHÍ Y TẾ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân có sử dụng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động), bao gồm:

a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

d) Hợp tác xã;

đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.

2. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động (sau đây gọi chung là người lao động).

3. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân được áp dụng các chế độ như đối với người lao động quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng đối tượng này có quy định khác.

Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Đối tượng được bồi thường:

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;

b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:

- Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

2. Nguyên tắc bồi thường:

a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:

- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

3. Mức bồi thường:

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

- Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

- Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương).

Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động

1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;

b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Ví dụ 2:

- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:

Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).

Điều 5. Bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù

1. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.

4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động phải trả chế độ bảo hiểm xã hội thay cơ quan bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Điều 6. Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động, thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

2. Mức tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cụ thể theo từng đối tượng như sau:

a) Đối với công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm cả tiền lương theo công việc, chức danh và phụ cấp lương (nếu có);

c) Đối với người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại địa điểm người lao động làm việc; trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp cho người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận;

d) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc, tập sự thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật lao động hoặc tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 7. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp

1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;

b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;

c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;

d) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường gồm các tài liệu sau:

a) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền;

c) Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:

a) Người sử dụng lao động giữ một bộ;

b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ;

c) Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.

Điều 8. Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp

1. Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.

2. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định.

Điều 9. Chi phí y tế

1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

2. Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, khuyến khích người sử dụng lao động chi trả chi phí y tế cho những trường hợp người lao động bị tai nạn, bệnh tật khác có liên quan đến lao động.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Các mức bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Thông tư này là mức tối thiểu. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức cao hơn mức quy định tại Thông tư này.

2. Chi phí bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, đồng thời là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở sử dụng lao động theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Các đối tượng được bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư này vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ và thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động đúng theo quy định của Thông tư này.

2. Thường xuyên chăm lo sức khỏe đối với người lao động, khám sức khỏe định kỳ (tổ chức khám, đưa đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động); thực hiện bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu có); thực hiện điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu có) bị suy
giảm khả năng lao động.

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan, phổ biến Thông tư này đến các doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương.

2. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động trên địa bàn.

3. Tiếp nhận và lưu giữ hồ sơ chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2015.

2. Bãi bỏ Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có hướng dẫn bổ sung kịp thời./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể và các Hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục ATLĐ (15 b), PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC 30 BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
(Ban hành kèm các Thông tư Liên bộ số 08-TTLB ngày 19-5-1976, Thông tư Liên bộ số 29/TTLB ngày 25-12-1991, Quyết định số 167/BYT ngày 4-2-1997 của Bộ Y tế, Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 và Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2011 và được cập nhật theo công bố mới nhất của Bộ Y tế)

Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản

1.1. Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp;

1.2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng);

1.3. Bệnh bụi phổi bông;

1.4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;

1.5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp;

1.6. Bệnh bụi phổi - Tacl nghề nghiệp;

1.7. Bệnh bụi phổi Than nghề nghiệp.

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì;

2.2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen;

2.3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;

2.4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan;

2.5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen);

2.6. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp;

2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp;

2.8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp;

2.9. Bệnh nhiễm độc Cacbonmonoxit nghề nghiệp;

2.10. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp.

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ;

3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn;

3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp;

3.4. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp;

3.5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp

4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp;

4.2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc;

4.3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;

4.4. Bệnh loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

5.1. Bệnh lao nghề nghiệp;

5.2. Bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp;

5.3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp;

5.4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

PHỤ LỤC 2

BẢNG TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2015 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

STT

Mức suy giảm khả năng lao động (%)

Mức bồi thường ít nhất Tbt(tháng tiền lương)

Mức trợ cấp ít nhất Ttc (tháng tiền lương)

1

Từ 5 đến 10

1,50

0,60

2

11

1,90

0,76

3

12

2,30

0,92

4

13

2,70

1,08

5

14

3,10

1,24

6

15

3,50

1,40

7

16

3,90

1,56

8

17

4,30

1,72

9

18

4,70

1,88

10

19

5,10

2,04

11

20

5,50

2,20

12

21

5,90

2,36

13

22

6,30

2,52

14

23

6,70

2,68

15

24

7,10

2,84

16

25

7,50

3,00

17

26

7,90

3,16

18

27

8,30

3,32

19

28

8,70

3,48

20

29

9,10

3,64

21

30

9,50

3,80

22

31

9,90

3,96

23

32

10,30

4,12

24

33

10,70

4,28

25

34

11,10

4,44

26

35

11,50

4,60

27

36

11,90

4,76

28

37

12,30

4,92

29

38

12,70

5,08

30

39

13,10

5,24

31

40

13,50

5,40

32

41

13,90

5,56

33

42

14,30

5,72

34

43

14,70

5,88

35

44

15,10

6,04

36

45

15,50

6,20

37

46

15,90

6,36

38

47

16,30

6,52

39

48

16,70

6,68

40

49

17,10

6,84

41

50

17,50

7,00

42

51

17,90

7,16

43

52

18,30

7,32

44

53

18,70

7,48

45

54

19,10

7,64

46

55

19,50

7,80

47

56

19,90

7,96

48

57

20,30

8,12

49

58

20,70

8,28

50

59

21,10

8,44

51

60

21,50

8,60

52

61

21,90

8,76

53

62

22,30

8,92

54

63

22,70

9,08

55

64

23,10

9,24

56

65

23,50

9,40

57

66

23,90

9,56

58

67

24,30

9,72

59

68

24,70

9,88

60

69

25,10

10,04

61

70

25,50

10,20

62

71

25,90

10,36

63

72

26,30

10,52

64

73

26,70

10,68

65

74

27,10

10,84

66

75

27,50

11,00

67

76

27,90

11,16

68

77

28,30

11,32

69

78

28,70

11,48

70

79

29,10

11,64

71

80

29,50

11,80

72

81 đến tử vong

30,00

12,00

PHỤ LỤC 3

MẪU QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG (TRỢ CẤP) TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2015 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

Tên cơ sở
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………../

…….., ngày ….. tháng ….. năm ……….

QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG (TRỢ CẤP) TAI NẠN LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2015 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Căn cứ biên bản điều tra tai nạn lao động số…. ngày…. tháng…. năm….;

Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ... ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Biên bản xác định người lao động bị chết do tai nạn lao động của cơ quan pháp y số ... ngày ... tháng ... năm….;

Theo đề nghị của ông, bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ông, bà ………………………………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: ………………………………………………

Cơ quan, đơn vị: ………………………………………………………………………………

Bị tai nạn lao động ngày: …………………………………………………………………….

Mức suy giảm khả năng lao động: ………………………..%

Tổng số tiền bồi thường (hoặc trợ cấp): …………………………………………….. đồng

(Số tiền bằng chữ) ……………………………………………………………………………

Nơi nhận bồi thường (hoặc trợ cấp): ……………………………………………………….

Điều 2: Các ông, bà (trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ) ……………… và Ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

(THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ……)

(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

MẪU QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

Tên cơ sở
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………../

…….., ngày ….. tháng ….. năm ……….

QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2015 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Căn cứ bộ hồ sơ bệnh nghề nghiệp của Ông, Bà …………………………;

Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ... ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Biên bản xác định người lao động bị chết do tai nạn lao động của cơ quan pháp y số ... ngày ... tháng ... năm. ….;

Theo đề nghị của ông, bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)………………..

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ông, bà ………………………………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: ………………………………………………

Cơ quan, đơn vị: ………………………………………………………………………………

Bị bệnh nghề nghiệp (nêu tên loại bệnh nghề nghiệp đã mắc phải) ……………………

…………………………………………………………………………………………………..

Mức suy giảm khả năng lao động: ………………………..%

Tổng số tiền bồi thường ………………..…………………………………………….. đồng

(Số tiền bằng chữ) ……………………………………………………………………………

Được hưởng từ ngày: ………………..………………………………………………………

Nơi nhận bồi thường …………………………………………………………………………

Điều 2: Các Ông, Bà (trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ) ……………… và Ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

(THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ)

(Ký tên đóng dấu)

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 04/2015/TT-BLDTBXH

Hanoi, February 02, 2015

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON COMPENSATION, BENEFITS AND MEDICAL EXPENSES PAID TO EMPLOYEES AS VICTIMS OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND DISEASES

Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013 detailing a number of articles of the Labor Code on working time, break time, labor safety and hygiene;

Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the proposal of General Director of the Department of Labor safety;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgates the Circular providing guidance on compensation, benefits and medical expenses paid by employers to employees as victims of occupational accidents and diseases.

Article 1. Governing scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Regulated entities

1. Agencies, organizations, enterprises, cooperatives and individuals that employ workforce (hereinafter referred to as employers), including:

a) Administrative agencies, public service providers, the people’s armed units;

b) Political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations and other social organizations;

c) Enterprises of all economic sectors;

d) Cooperatives;

dd) Foreign agencies, organizations, individuals, or international organizations with head offices being situated in the territory of the Socialist Republic of Vietnam;

e) Other organizations, individuals that employ labor force.

2. Individuals working under employment contracts, apprentices, and probationary employees working for employers (hereinafter referred to as employees)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Compensation for occupational accidents, diseases

1. Subjects eligible for compensation:

a) Employees as victims of occupational accidents that impair work capability by 5% and over or are fatal except otherwise as defined in Point a, Clause 1, Article 4 hereof;

b) Employees as victims of occupational diseases as concluded by Medical Examination Council or by competent medical authorities shall be compensated in the following cases:

- Be fatal due to occupational diseases while at work or before being moved to other jobs, before resignation, job loss or retirement;

- Work capability impaired by 5% and over due to occupational diseases according to regular assessment of occupational diseases (as regulated by the Ministry of Finance).

2. Principles for compensation:

a) Compensation to employees as victims of occupational accidents shall be settled on each individual case without accrual of previous cases;

a) Compensation per case to employees as victims of occupational accidents shall be done as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- From the second and later check-ups, the increased percentage of impaired work capability shall be based on to determine the compensation for the difference in percentage of impaired work capability between current check-up and previous ones.

3. Compensation level:

Compensation to persons as victims of occupational accidents and diseases as defined in Points a, b, Clause 1 of this Article shall be calculated as follows:

a) At least 30 months of salary for employees losing work capability from 81% and over, or becoming fatal due to occupational accidents and diseases;

b) At least 1.5 times the month pay for employees losing work capability from 5-10%; in case work capability is impaired from 11%-80%, compensation shall be determined in the following formula or in the table laid down in the Appendix 2 enclosed herewith:

Tbt = 1.5 + {(a - 10) x 0,4}

Where:

- Tbt: Compensation level for those who lose work capability from 11% and over (calculation unit: month pay);

- 1.5: Compensation level for those losing work capability from 5%-10%;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- 0.4: Coefficient of compensation when impairment of work capability increases by 1%;

Example 1:

- Mr. A gets an occupational disease and in the first check-up, impairment of his work capability is determined as 15%. Hence, the compensation level for this first check-up is calculated as follows:

Tbt = 1.5 + {(15 - 10) x 0.4} = 3.5 (month pay).

- In the second check-up, impairment of his work capability is determined as 35% (up 20% compared to the first check-up). Compensation level to Mr. A in the second check-up is calculated as follows:

Tbt = 20 x 0.4 = 8.0 (month pay).

Article 4. Benefits for occupational accidents

1. Employees losing work capability from 5% and over, or being fatal shall be entitled to benefits in the following cases:

a) Occupational accident caused by employees themselves; 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Principles: Benefits for employees as victims of occupational accidents shall be provided on each individual case without accrual of previous cases;

3. Benefit level:

a) At least 12 months of pay for employees losing work capability from 81% and over, or becoming fatal due to occupational accidents;

b) At least 0.6 times the month pay for employees losing work capability from 5-10%; in case work capability is impaired from 11%-80%, benefit shall be determined according to the level as laid down in the Appendix 2 enclosed herewith or by the following formula:

Ttc = Tbt x 0.4

Where:

- Tbc: Benefit level for those who lose work capability from 10% and over (calculation unit: month pay);

- Tbt: Compensation level for those who lose work capability from 10% and over (calculation unit: month pay);

Example 2:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In the second time, Mr. B has an accident when traveling from his working place to home (investigated and determined as a case defined in Clause 1 of this Article). In this second medical examination, impairment of his work capability is determined as 20%; Benefit level paid to Mr. B for the second time is:

Tbc = Tbt x 0.4 = 5.5 x 0.4 = 2.2 (month pay).

Article 5. Compensation and benefits in special cases

1. In case employees who have accidents caused by others (not by the employees themselves) while on duty or complying with the employer’s legitimate appointment outside of the domain of agencies, enterprises, organizations, and cooperatives or without any clear cause identified, employers shall make compensation to such employees according to the provisions set out in Article 3 hereof.

2. In case employees who have accidents caused by others (not by the employees themselves) while traveling on a regular route between their working place and home at a legitimate time, or without any clear cause to the accident being identified, employers shall pay benefits to such employees according to the provisions set out in Article 4 hereof.

3. In case an employee has been covered by an accident insurance bought by the employer, such employee shall be entitled to compensation, benefits under the contract signed with the insurer in case of accident at work. If the sum of money paid by the insurer to the insured accident-at-work victim is lower than the limit as laid down in Articles 3, 4 hereof, the employer shall pay at least the remainder of the total amount as a compensation or benefit that the victim (or relatives thereto) shall be entitled to according to the provisions set out in Articles 3, 4 hereof.

4. If the employer fails to pay social insurance premiums for the employee who is a policy-holder under the law on social insurance, in addition to the compensation and benefit as defined in articles 3,4 hereof, employers in the place of the insurer must pay the social benefits to the insured employees who have occupational accidents, diseases as follows:

a) For employees losing work capability from 5%-30%, employers shall make a one-time payment as the benefit for occupational accidents and diseases equal to the limit as defined by the law on social insurance ;

a) For employees losing work capability from 31% and over, employers shall make monthly payments as the benefit for occupational accidents and diseases equal to the limit as defined by the law on social insurance ; Payment may be made once or on a monthly basis depending on agreement between the parties

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Month pay serving as the basis for the calculation of compensation and benefits for occupational accidents and diseases is the average sum of six consecutive pay months before the occupational accident or disease. If employees, apprentices or probationary staff’s working time is less than six months, month pay serving as the basis for the calculation of compensation, benefit is the average sum of consecutive months of pay before an occupational accident or disease take place.

2. Month pay as defined in Clause 1 of this Article shall be determined specifically as follows:

a) For officials and civil servants, persons from the people’s armed units, the people’s public security, month pay serving as the basis for calculation of compensation and benefits for occupational accidents and diseases shall be the total amount of within-grade pay, function allowance, seniority pay and others (if any);

b) For every employee working under an employment contract, month pay serving as the basis for calculation of compensation and benefits for occupational accidents and diseases shall be the month pay specified in the employment contract including pay for performance, pay for position and increment of wage (if any);

c) For every employee as an apprentice working for agencies, organizations or enterprises that have not yet set the pay rate for apprentices, month pay serving as the basis for the calculation of compensation and benefits for occupational accidents and diseases shall be the region-based minimum pay announced by the Government; if those agencies, organizations or enterprises have already set the rate, month pay serving as the basis for the calculation of compensation and benefits paid to employees during the apprenticeship shall be the rate agreed by the two parties;

d) For every employee who is on a probation period, month pay serving as the basis for calculation of compensation and benefits for occupational accidents and diseases shall be the pay rate agreed by the two parties under the Article 28 of the Labor Code or the pay rate decided by competent agencies.

Article 7. Documents for compensation and benefits

1. For employees as victims of occupational accidents and diseases as defined in Clause 1, Article 3, Clause 1, Articles 4, 5 hereof, employers shall be responsible for preparing the documentation for compensation and benefit, including:

a) Accident investigation report, minutes of meeting about announcement of the accident investigation report by the accident investigation squad of grass-roots level, central-affiliated provinces, cities or central level;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Authenticated copy of scene examination report, map of traffic accident site made by traffic police or written confirmation by local police or authorities;

d) Decision on compensation and benefits for occupational accident by employers (See the form provided in the Appendix 3 enclosed herewith).

2. For employees as victims of occupational diseases as defined in Clause 1, Article 3 hereof, employers shall be responsible for preparing documentation for compensation, including:

a) Employee’s records of occupational disease under the applicable law;

b) Occupational disease-related death confirmation note issued by forensic science agency or medical examination report (to determine level of work capability impairment caused by occupational disease) and conclusion by the Medical Examination Council;

c) Decision on compensation for occupational disease by employers (See the form provided in the Appendix 4 enclosed herewith).

3. The documentation shall be made into three sets:

a) One set to be kept by the employer;

b) One set to be kept by the employee as a victim of occupational accident or disease (or relatives thereto)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Time limit for compensation and benefits

1. Decision on compensation and benefits to employees as victims of occupational accidents, diseases by the employer must be completed within five working days since the medical examination report (to determine level of work capability impairment caused by hard labor related accidents) from the Medical Examination Council is issued or since the occupational accident related death confirmation note is issued by the occupational accident investigation squad of provincial or central level.

2. Payment of compensation, benefits must be made once to employers (or their relatives) within five days since the decision is issued by the employer.

Article 9. Medical expenses

1. For employees as medical insurance policy-holders, employers shall pay part of the medical expense and expenses for first-aid, emergency and medical treatment outside of the scope of insurance covered by the insurer.

2. For employees who are not medical insurance policy-holders, employers shall pay once all of the medical expense from first-aid, emergency, normal treatment to being discharged from hospital.

3. In addition to the cases as defined in Clauses 1, 2 of this Article, employers are encouraged to pay medical expenses for employees as victims of other occupation-related accidents and diseases.

Article 10. Implementation

1. Level of compensation and benefit as defined hereof is the minimum. Employers are encouraged by the State to pay more than the limit as defined in this Circular in terms of compensation and benefits for occupational accidents and diseases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Any employee who receives compensation, benefits for occupational accidents, diseases as defined hereof shall be also entitled to benefits of social insurance for occupational accidents, diseases as defined in the Law on Insurance (in case of a social insurance policy-holder)

Article 11. Responsibilities of employer

1. Make documentation and carry out payment of compensation and benefits for employees (or their relatives) in accordance with this Circular.

2. Pay regular attention to employees’ health by organizing regular medical check-ups (to determine level of work capability impairment); carry out compensation for employees as victims of occupational accidents, diseases (if any); help employees with work capability impaired (if any) restore their functions via treatment and support.

Article 12. Responsibilities of the Services of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Cooperate with relevant agencies in making this Circular known to enterprises in the locality.

2. Instruct, investigate and monitor the payment of compensation, benefits and medical expenses for employees as victims of occupational accidents, diseases in the administrative division by the employer.

3. Receive and store the documents about compensation and benefits for occupational accidents, diseases from the employer

Article 13. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Abrogate the Circular No. 10/2003/TT-BLDTBXH dated April 18, 2003 of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs providing guidance on the payment of compensation and benefits for employees as victims of occupational accidents, diseases.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for early instructions and supplements./.

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Doan Mau Diep

 

APPENDIX 1

LIST OF 30 OCCUPATIONAL DISEASES ELIGIBLE FOR COMPENSATION (Enclosed together with the Joint Circular No. 08-TTLB dated May 19, 1976, Joint Circular No. 29/TTLB dated December 25, 1991, the Ministry of Health’s Decision No. 167/BYT dated February 04, 1997, Decision No. 27/QD-BYT dated September 21, 2006 and Circular No. 42/2011/TT-BỴT dated November 30, 2011 updated from the Ministry of Health’s latest public notice)

Group I: Asbestosis and bronchus

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. Asbestoses;

1.3. Byssinosis;

1.4. Chronic bronchitis;

1.5. Bronchial asthma;

1.6. Talc lung disease;

1.7. Black lung;

Group II: Occupational poisoning and toxicity

2.1. Lead poisoning and lead compounds;

2.2. Benzene poisoning and benzene homologues;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4. Manganism and manganese compounds;

2.5. Trinitrotoluene;

2.6. Arsenic poisoning and arsenites;

2.7. Nicotine poisoning;

2.8. Pesticide poisoning;

2.9. Carbon monoxide poisoning;

2.10. Cadmium poisoning.

Group II: Occupational diseases caused by physical factors

3.1. X ray and radioactive substances related diseases;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.3. Occupational diseases caused by vibration;

3.4. Decompression sickness;

3.5. Occupational diseases caused by whole-body vibration;

Group IV: Occupational skin diseases

4.1. Tanned skin disease;

4.2. Skin ulcer, nasal septum ulcer, dermatitis, contact dermatitis;

4.3. Acne vulgaris;

4.4. Paronychia

Group V: Bacterial contamination-related diseases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2. Occupational viral hepatitis;

5.3. Leptospirosis;

5.4. Infection with HIV due to occupational risks.

 

APPENDIX 2

CALCULATION TABLE OF COMPENSATION LEVEL PAID TO EMPLOYEES AS VICTIMS OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS, DISEASES BY THE EMPLOYER (Enclosed together with the Circular No. 04/2015/TT-BLDTBXH dated February 02, 2015 on compensation, benefits and medical expenses paid to employees as victims of occupational accidents, diseases by employers)

NO.

Level of work capability impairment (%)

Minimum compensation level Tbt (month pay)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

From 5-10

1,50

0,60

2

11

1,90

0,76

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2,30

0,92

4

13

2,70

1,08

5

14

3,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6

15

3,50

1,40

7

16

3,90

1,56

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4,30

1,72

9

18

4,70

1,88

10

19

5,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11

20

5,50

2,20

12

21

5,90

2,36

13

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6,30

2,52

14

23

6,70

2,68

15

24

7,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16

25

7,50

3,00

17

26

7,90

3,16

18

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8,30

3,32

19

28

8,70

3,48

20

29

9,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

21

30

9,50

3,80

22

31

9,90

3,96

23

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10,30

4,12

24

33

10,70

4,28

25

34

11,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

26

35

11,50

4,60

27

36

11,90

4,76

28

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12,30

4,92

29

38

12,70

5,08

30

39

13,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

31

40

13,50

5,40

32

41

13,90

5,56

33

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14,30

5,72

34

43

14,70

5,88

35

44

15,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

36

45

15,50

6,20

37

46

15,90

6,36

38

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16,30

6,52

39

48

16,70

6,68

40

49

17,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

41

50

17,50

7,00

42

51

17,90

7,16

43

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

18,30

7,32

44

53

18,70

7,48

45

54

19,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

46

55

19,50

7,80

47

56

19,90

7,96

48

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20,30

8,12

49

58

20,70

8,28

50

59

21,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

51

60

21,50

8,60

52

61

21,90

8,76

53

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

22,30

8,92

54

63

22,70

9,08

55

64

23,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

56

65

23,50

9,40

57

66

23,90

9,56

58

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

24,30

9,72

59

68

24,70

9,88

60

69

25,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

61

70

25,50

10,20

62

71

25,90

10,36

63

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

26,30

10,52

64

73

26,70

10,68

65

74

27,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

66

75

27,50

11,00

67

76

27,90

11,16

68

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

28,30

11,32

69

78

28,70

11,48

70

79

29,10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

71

80

29,50

11,80

72

81 to fatality

30,00

12,00

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SPECIMEN DECISION ON COMPENSATION (BENEFITS) FOR OCCUPATIONAL ACCIDENTS (Enclosed together with the Circular No. 04/2015/TT-BLDTBXH dated February 02, 2015 on compensation, benefits and medical expenses paid to employees as victims of occupational accidents, diseases by employers)

Name of organization
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: ………../

…….., dated ……….

 

DECISION ON COMPENSATION (BENEFITS) FOR OCCUPATIONAL ACCIDENTS

Pursuant to the Government’s Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013 detailing a number of articles of the Labor Code on working time, break time, labor safety and hygiene;

Pursuant to the Circular No. 04/2015/TT-BLDTBXH dated February 02, 2015 on compensation, benefits and medical expenses paid to employees as victims of occupational accidents, diseases by employers);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the medical examination report No...................issued by the Medical Examination Council or the accidental death confirmation No.....issued by the forensic science agency;

At the request of Mr./Ms. Manager (Title)

DECISION

Article 1: Mr., Ms.

Born in..........................................

Title:..............................................................

Agency, organization:

Has had the occupational accident on..................................................

Level of work capability impairment:......................................... (%)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Amount in words).............................................................................................

Recipient of the money:............................................................................................

Article 2: Mr., Ms. (Manager)........................................and Mr, Ms as named above shall be responsible for executing this Decision.

 

 

(HEAD OF ENTERPRISE, AGENCY, ORGANIZATION...)

(Signature, legal seal)

 

APPENDIX 4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Name of organization
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: ………../

…….., dated........ ……….

 

DECISION ON COMPENSATION FOR OCCUPATIONAL DISEASE

Pursuant to the Government’s Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013 detailing a number of articles of the Labor Code on working time, break time, labor safety and hygiene;

Pursuant to the Circular No. 04/2015/TT-BLDTBXH dated February 02, 2015 on compensation, benefits and medical expenses paid to employees as victims of occupational accidents, diseases by employers;

Pursuant to the occupational disease file of Mr., Ms.................................................;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the proposal of Mr./Ms. Manager (Positions)

DECISION

Article 1: Mr., Ms............................................................................................

Born in..........................................

Titles:..............................................................

Agency, organization:

Has the occupational disease (specify name of the occupational disease).....................

…………………………………………………………………………………………………..

Level of work capability impairment:......................................... (%)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Amount in words).............................................................................................

To be paid from ..................................................

Recipient of the money:............................................................................................

Article 2: Mr., Ms. (Manager)........................................and Mr, Ms as named above shall be responsible for executing this Decision.

 

 

(HEAD OF ENTERPRISE, AGENCY, ORGANIZATION...)

(Signature, legal seal)

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


190.318

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!